Phòng GD – ĐT Phù Mỹ ĐỀ THI HSG CẤP HUYỆN LỚP 9 NĂM HỌC 2010 – 2011)
Trường THCS Mỹ An MÔN: ĐẠI LÝ
Thời gian:150’
Câu 1: (3đ) Hãy cho biết : Nếu Trái Đất vẫn chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời nhưng
không chuyển động quanh trục thì sẽ có hiện tượng gì xảy ra?
Câu 2: (4đ) Dựa vào Atlát đại lí Việt Nam và các kiến thức đã học em hãy:
- Trình bày đặc điểm chung của khí hậu nước ta là gì? Nét độc đáo của khí hậu nước ta thể hiện ở
những mặt nào?
Câu 3: (5 đ) Cho số liệu sau:
Miền Diện tích (Km
2
) Dân số (triệu người)
Đồng bằng 85.000 60
Núi – Cao Nguyên 240.000 16.3
a. Vẽ biểu đồ so sánh diện tích, dân số giữa đồng bằng và miền núi cao nguyên nước ta.
b. Nhận xét sự phân bố dân cư hai miền địa hình.
c. Giải thích nguyên nhân tại sao?
d. Nêu biện pháp khắc phục.
Câu 4: (5đ) Phân tích các điều kiện để phát triển ngành thủy sản nước ta. Giải thích tại sao sản
lượng thủy sản nước ta chưa cao? Phải làm gì để nâng cao sản lượng?
Câu5: (3đ) Dựa vào Atlát địa lí Việt Nam em hãy
a. Xác định các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta.
b. Nêu tình hình phát triển và phân bố các ngành đó?
ĐÁP ÁN:
Câu 1: (3đ)
- Nếu Trái Đất vẫn chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời nhưng không chuyển động quanh
trục thì lúc đó trên Trái Đất vẫn có ngày đêm. Nhưng một năm chỉ có một ngày đêm, ngày dài 6
tháng và đêm dài 6 tháng đối với tat cả mọi nơi trên trái đất. (1đ)
- Ban ngày dài 6 tháng Mặt Đất tích ra một lượng nhiệt rất lớn và nóng lên dữ dội
- Ban đêm dài 6 tháng Mặt Đất tỏa ra một lượng nhiệt rất lớn, là cho nhiệt độ hạ xuống thấp. Trong
điều kiện nhiệt độ chênh lệch như vậy, sự sống trên trái đất không thể tồn tại (1đ)
- Sự chênh lệch về nhiệt độ gây ra sự chênh lệch về khí áp giữa hai nữa cầu ngày và đêm dẫn đến
hình thành những luồng gió mạnh không sao tưởng nổi. (1đ)
a. Đặc điểm chung của khí hậu nước ta (3đ)
- Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm (1đ)
+ Nhiệt độ cao trung bình 21
0
C, số gio nắng đạt từ 1400 – 3000 giờ/năm. Nhiệt độ tăng dần từ
Bắc vào Nam do ảnh hưởng của vĩ độ (0.5đ)
+ Khí hậu chia hai mùa rõ rệt phù hợp với hai mùa gió: mùa đông lạnh và khô có gió mùa Đông
Bắc, mùa hạ nóng và ẩm có gió mùa Tây Nam (0.25đ)
+ Ảnh hưởng của gió mùa lượng mưa lớn và độ ẩm không khí cao. Độ ẩm tương đối trên 80%
và lượng mưa đạt 1500 – 2000 mm/năm. (0.25đ)
- Tính chất phân hóa, đa dạng và thất thường (2.0đ)
+ Khí nhiệt đới gió mùa ẩm nước ta không thuần nhất trên toàn quốc mà phân hóa mạnh mẽ
theo không gian, thời gian hình thành các vùng khí hậu khác nhau. (0.5đ)
+ Từ Hoành Sơn (Vĩ tuyến 18
0
B) trở ra, có mùa đông lạnh, tương đối ít mưa, nữa cuối mùa đông
rất ẩm ướt, mùa hè mưa nhiều. (0.25đ)
+ Đông Trường Sơn gồm phần Trung Bộ phía Đông dãy Trường Sơn từ Hoành Sơn Mũi
Dinh (vĩ tuyến 11
0
B) có mùa mưa lệch hẳn về mùa đông (0.25đ)
+ Nam Bộ và Tây Nguyên có khí hậu nhiệt đới, cận xích đạo, nhiệt độ cao quanh năm, với một
mùa mưa và một mùa khô tương phản sâu sắc (0.25đ)
+ Khí hậu biển Đông Việt Nam mang tính chất gió mùa nhiệt đới Hải Dương (0.25đ)
+ Sự đa dạng của địa hình nước ta nhất là độ cao và hướng núi cũng tạo nên nhiều vùng khí hậu,
nhiều kiểu khí hậu khác nhau. (0.25đ)
+ Khí hậu Việt Nam thất thường, biến động mạnh: năm mưa nhiều, năm hạn hán, năm rét sớm,
năm rét muộn, hoặc có nhiều loại khí hậu như Enninô, Lanina ….( 0.25đ)
b. Nét độc đáo khí hậu Việt Nam (1.0đ)
Do ảnh hưởng của vị trí + gió mùa khí hậu nước ta nóng ẩm quanh năm, hai mùa mưa rõ rệt,
ảnh hưởng của biển vào sâu đất liền Việt Nam là nước có nhiệt độ trung bình thấp nhất,
lượng mưa và độ ẩm cao nhất, không bị hoang mạc hóa như một số nước cùng vĩ độ (Tây Nam
Á, Bắc Phi )
Câu 3: (5đ)
a. Vẽ biểu đồ (1.5đ)
- Xử lí số liệu
-
Miền Diện tích (Km
2
) Dân số (triệu người)
Đồng bằng 26.2% 78.8%
Núi – Cao Nguyên 73.8% 21.2%
- Học sinh vẽ đúng – đẹp, ghi chú đày đủ, ghi tên biểu đồ(nếu thiếu một trong những chi tiết trên
xem như không có điểm)
b. Nhận xét: (0.5đ)
- Diện tích đồng bằng chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng dân số lại chiến tỉ lệ lớn.
- Diện tích miền núi chiếm tỉ lệ lớn nhưng dân số lại chiếm một tỉ lệ nhỏ.
Sự phân bố dân cư không đồng đều: dân cư tập trung đông ở đồng bằng, thưa thớt ở miền núi
và Cao Nguyên.
c. Giải thích: (1.5đ)
- Việt Nam là nước nông nghiệp có lịch sử định cư lâu đời với nghề trồng lúa nước, đồng bằng là
nơi có đủ điều kiện thuận lợi để trồng lúa, đất đai mùa mỡ, khí hậu thuận lợi, nước tưới phong phú
nên dẫn đến dân cư tập trung đông (0.5đ)
- Đồng bằng có điều kiện dễ lại, sinh hoạt, sản xuất thuận lợi hơn Miền Núi và Cao Nguyên. (0.5đ)
- Miền núi – Cao nguyên điều kiện tự nhiên còn trắc trở, giao thông còn khó khăn, điều kiện sinh
họat còn thiếu thốn nên dẫn đến dân cư thưa thớt (0.5đ)
d. Biện pháp (1.5đ) (mỗi ý 0.25đ)
- Phân bố lại dân cư và lao động cho hợp lí giữa các vùng bằng cách:
+ Chuyển một bộ phận lao động và dân cư từ đồng bằng lên miều núi nhất là những người chưa có
việc làm để xây dựng vùng kinh tế mới.
+ Miền núi – Cao nguyên : Khảo sát qui hoạch trên cơ sở đầu tư xây dựng các cơ sở công nghiệp
nông nghiệp, theo hàng chuyên môn hóa .
+ Phát triển mở rộng mạng lưới giao thông vân tải, giáo dục, y tế miền núi, xây dựng cơ sở hạ tầng.
+ Xây dựng các ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm được sản xuất ở miền núi, cao nguyên
nhằm thu hút dân cư lao động ở những vùng đông dân đến.
+ Ở đồng bằng tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật, thâm canh tăng năng suất trong nông nghiệp,
phát triển nhiều ngành kinh tế khác.
+ Giảm nhanh sự tăng dân số bằng cách kế hoạch hóa gia đình.
Câu 4: (5.0đ)
a. Các điều kiện để phát triển ngành thủy sản.
* Thuận lợi về tự nhiên:
- Nhiều sông ngòi, ao hồ thuận lợi cho khai thác nuôi trồng thủy sản nước ngọt (0.25đ)
- Vùng biển rộng hàng triệu km
2
với nhiều bãi tôm, bãi cá và 4 ngư trường lớn: Cà mau –
Kiêng giang, Ninh thuận – Bình thuận – Bà rịa – vũng tàu; Hải phòng – Quảng Ninh; quần
đảo Hoàng sa – Trường sa thuận lợi cho khai thác thủy sản nước mặn. (0.25đ)
- Bờ biển dài 3260 km, dọc bờ biển có các đầm phá, bãi triều, rừng ngập mặn thuận lợi cho
nuôi trồng thủy sản nước lợ. (0.25đ)
- Nhiều vùng biển ven các đảo, vũng, vịnh có điều kiện để nuôi trồng thủy sản nước mặn.
(0.25đ)
* Về kinh tế xã hội: (0.5đ)
- Nhân dân có truyền thống và kinh nghiệm trong nuôi trồng, khai thác thủy sản.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật, các dịch vụ phục vụ, cơ sở chế biến thủy sản ngày càng phát triển mạnh.
Thị trường trong nước và thế giới ngày càng mở rộng.
* Khó khăn: (1.0đ)
- Bão, ấp thấp nhiệt đới, lũ lụt và những tai biến thiên nhiên phá hoại hoặc làm giảm năng suất
đánh bắt nuôi trồng thủy sản.
- Môi trường bị suy thoái, ô nhiễm tài nguyên cạn kiệt suy giảm khá nhanh.
- Vốn đầu tư còn thiếu hiệu quả, trang thiết bị còn thô sơ nên chỉ đánh bắt gần bờ gây cạn kiệt
nguồn thủy sản.
Do nuôi trồng thiếu quy hoạch nên nhiều nơi đã phá hủy môi trường sinh thái.
- Phần lớn ngư dân còn nghèo không có vốn để đóng tàu công suất lớn.
b. Giải thích: (0.5đ)
Sản lượng thủy sản nước ta chưa cao là do phương tiện đánh bắt còn thô sơ chưa có điều kiện để
đánh bắt xa bờ. Ngoài ra còn chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường, thời tiết, khí hậu.
c. Giải pháp để nâng cao sản lượng:
- Phải có vốn đầu tư huy động từ nhân dân, từ vốn vay nước ngoài để tằng cường hiện đại hóa các
cơ sở vật chất kỹ thuật. (0.25đ)
- Chủ động con giống nuôi dự trữ , nguồn thức ăn và phòng trừ dịch bệnh trong thủy sản nuôi.
(0.25đ)
- Cải tạo cảng cá, đổi mới công nghệ chế biến nâng cao chất lượng thủy sản chế biến. (0.25đ)
- Điều tra nguồn lợi thủy sản, xây dựng kế hoạch khai thác, chế biến, tiêu thụ. (0.25đ)
- Qui định số tàu thuyền khai thác gần bờ để bảo vệ ổn định nguồn lợi thủy sản (0.25đ)
- Chống ô nhiễm nuôi trồng biển, sông ngoi, ao hồ.
- Nghiêm cấm việc khác thác mang tính chất hủy diệt.
- Đẩy mạnh việc khai tác xa bờ gắn với bảo vệ an ninh quốc phòng trên biển (0.25đ)
- Đa dạng hóa các mặt hàng thủy sản chế biến đểđay mạnh xuất khẩu (0.25đ)
Câu 5: (3.0đ)
a. Các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta (0.5đ)
+ Công nghiệp chế biến LTTP
+ Công nghiệp điện
+ Công nghiệp khai thác nguyên liệu
+ Vật liệu xây dựng
+ Dệt may
+ Hóa chất
b. Tình hình phát triển và phân bố các ngành công nghiệp trọng điểm
- Chế biến lương thực thực phẩm (0.5đ)
Chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp nước ta (22.4%) năm 2002 bao
gồm:
+ Chế biến sản phẩm trồng trọt
+ Chế biến sản phẩm chăn nuôi
+ Chế biến thủy sản – hải sản
Phân bố rộng khắp cả nước, tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng Sông Hồng, Đông Nam Bộ, Đồng
Bằng Sông Cửu Long.
Nguyên nhân: Do các vùng này đông dân, nguồn nguyên liệu, nguồn lao động và tiện đường xuất
khẩu.
- Cơ khí – điện tử :Chiếm 12.3% có cơ cấu sản phẩm đa dạng như máy công cụ, động cơ điện,
phương tiện giao thông, thiết bị điện tử… phân bố nhiều nơi trong nước nhưng tập trung chủ yếu ở
Đồng Bằng Sông Hồng, Đông Nam Bộ, Hà Nội, Đà Nẵng, TP HCM. (0.5đ)
- Khai thác nhiên liệu (10.3%) khai thác than, dầu thô, khí đốt:
Than tập trung ở Quảng Ninh chiếm 90% sản lượng than cả nước .Dầu ở thềm lục địa ngoài khơi
tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, sản lượng khai thác hàng trăm triệu tấn dầu/ năm. (0.5đ)
- Vật liệu xây dựng: (9.9%) Có cơ cấu khá đa dạng sản xuất xi măng , gạch ngói, bêtông đúc sẳn …
các vật liệu xây dựng cao cấp, phân bố tập trung ở đồng bằng Sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Đông
Nam Bộ, Đồng Bằng Sông Cửu Long. (0.25đ)
- Hóa chất: (9.5%) cơ cấu sản phẩm được sử dụng rộng rãi trong sản xuất và sinh hoạt. Tập trung ở
thành phố HCM, Biên Hòa, Hải Phòng, Việt Trì …. (025đ)
- Dệt may (7.9%) là ngành sản xuất hàng tiêu dùng quang trọng dựa trên nguồn lao động dồi dào
vàrẻ, sản phẩm chủ yếu là để xuất khẩu. Tập trung các trung tâm sản xuất lớn Hà Nội, Hải Phòng,
TP HCM, Nam Định ……(0.25đ)
Công nghiệp điện: (6.0%) gồm có nhiệt điện và thủy điện. Sản lượng khoảng 40 tỉ kwh/ năm đáp
ứng đủ nhu cầu sản xuất và đời sống (0.25đ)
ooo