PHỊNG GD- ĐT PHÙ MỸ ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
TRƯỜNG THCS MỸ AN NĂM HỌC: 2010-2011
Môn: Lịch sử 9
Thời gian: 150’ (không kể thời gian phát đề)
Câu 1: (4.0 điểm)
Chứng minh rằng: Công xã Pari là nhà nước kiểu mới, nhà nước vô sản, nhà nước do dân, vì dân? Nêu
nguyên nhân thất bại, ý nghĩa lịch sử của công xã Pari?
Câu 2: (3.5 điểm )
Nguyên nhân nào các nước Đế quốc xâm lược các nước Đông Nam Á? Quá trình xâm lược của chủ
nghĩa đế quốc đối với các nước Đông Nam Á?
Cu 3: (4.5 điểm)
Vì sao nói chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã giành được nền độc lập vĩnh viễn? Phân tích nét độc đáo
trong cách đánh giặc của Ngô Quyền?
Cu 4: (3.0 điểm)
Nêu hiểu biết của em về hai lãnh tụ của nghĩa quân trong cuộc kháng chiến chống Pháp từ năm 1858
đến năm 1873 là Nguyễn Hữu Huân và Nguyễn Trung Trực.
Cu 5: (2.0 điểm)
Nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa ra đời trong hoàn cảnh nào? Ý nghĩa của sự ra đời nước Cộng hoà
nhân dân Trung Hoa?
Cu 6: (3.0 điểm)
Những nét biến đổi của các nước Đông Nam Á từ sau năm 1945 đến nay. Trong đó nét biến đổi nào là
lớn nhất.
ĐÁP ÁN -BIỂU ĐIỂM MÔN LỊCH SỬ 9
Câu 1: (4.0 điểm)
* Công xã Pa-ri là nhà nước kiểu mới, nhà nước vô sản do dân, vì dân:
a. Nhà nước kiểu mới: (0.5 điểm )
+ Cơ quan cao nhất của nhà nước là Hội đồng công xã, tập trung trong tay quyền hành pháp và lập pháp.
+ Thành lập các uỷ ban: quân sự, an ninh xã hội, đối ngoại, tư pháp, lương thực, công tác xã hội, giáo dục,
tài chính, công thương nghiệp. Đứng đầu mỗi uỷ ban là một uỷ viên công xã, chịu trách nhiệm trước công
xã, trước nhân dân và có thể bị bãi miễn.
b. Nhà nước vô sản: (0.5 điểm)
+ Lực lượng tham gia trong cuộc cách mạng 18-3-1871 là giai cấp vô sản: công nhân ,thợ thủ công.
+ Lực lượng lãnh đạo: Công nhân tuy không chiếm số đông nhưng là lực lượng cách mạng nhất, lại nắm
được lực lượng vũ trang, lôi cuốn được tiểu tư sản
+ Bầu cử Hội đồng công xã theo lối phổ thông đầu phiếu( 26-3-1871 ), đại biểu trúng cử hầu hết là công
nhân và trí thức tiến bộ đại diện cho nhân dân lao động thủ đô Pa-ri.
+ ngày 28-3-1871, công xã tuyên bố thành lập tại Quảng trường Toà thị chính với khẩu hiệu “ Công xã
muôn năm” được quần chúng hô vang.
c. Nhà nước do dân, vì dân:
Về chính trị: (0.5 điểm )
- Thay nhà nước tư sản bằng nhà nước chuyên chính vô sản.
- Thay quân đội cảnh sát cũ bằng lực lượng vũ trang nhân dân.
- Tách nhà thờ ra khỏi nhà nước.
Về kinh tế: (0.5 điểm )
- Giao cho công nhân quản lí những xí nghiệp văng` chủ.
- Qui định về tiền lương tối thiểu, giảm lao động ban đêm, cấm cúp phạt, đánh đập công nhân.
Chính sách xã hội: (0.5 điểm )
- Giải quyết nạn thất nghiệp.
- Hoãn trả tiền thuê nhà, hoãn trả nợ, qui định giá bán bánh mì…
Về văn hoá-giáo dục: (0.5 điểm )
- Đề ra chế độ giáo dục bắt buột, miễn học phí.
- Thảo kế hoạch lập vườn trẻ…
Với cơ cấu tổ chức và hoạt động thực tế chứng tỏ công xã Pa-ri là một nhà nước kiểu mới khác hẳn với
các kiểu nhà nước của những giai cấp bóc lột trước kia. Đây là một nhà nước kiểu mới, nhà nước vô sản,
nhà nước do dân vì dân.
* Nguyên nhân thất bại: (0.5 điểm )
- Công xã thất bại vì:Giai cấp vô sản Pháp chưa đủ lớn mạnh để lãnh đạo thành công cuộc cách mạng vô
sản. Công xã không kiên quyết trấn áp kẻ thù ngay từ đầu , không tước đoạt, tịch thu triệt để tài sản của
bọn phản động. Chưa thực hiện tốt liên minh công nông, giai cấp tư sản pháp còn mạnh, lại nhận được sự
giúp đỡ của thế lực quân phiệt Phổ.
* Ý nghĩa lịch sử của công xã Pa-ri: (0.5 điểm )
Tuy chỉ tồn tại 72 ngày nhưng công xã Pa-ri là hình ảnh của một chế độ mới , một xã hội mới . Nó cổ vũ
nhân dân lao động thế giới trong sự nghiệp đấu tranh cho một tương lai tốt đẹp. Công xã còn để lại nhiều
bài học kinh nghiệm quý báu cho giai cấp vô sản thế giới.
Câu 2: (3.5 điểm )
* Quá trình xâm lược
Nguyên nhân: (0.75 điểm )
- Từ giữa TK XIX, khi các nước châu Âu và Bắc Mĩ căn bản đã hoàn thành cách mạng TS và phát triển
đến giai đoạn CNĐQ đua nhau bành trướng thế lực, xâm chiếm thuộc địa.
- Đông Nam Á là 1 khu vực rộng lớn, đông dân , giàu tài nguyên, có vị trí chiến lược quan trọng. Song từ
giữa TK XIX, chế độ PK lâm vào khủng hoảng triền miên, cho nên Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm
lược của các nước ĐQ
Quá trình xâm lược của CNĐQ: (1.0 điểm )
- In-đô-nê-xi-a bị thực dân Hà Lan xâm chiếm và thống trị cuối thế kỉ XIX.
- Phi-lip-pin bị thực dân Tây Ban Nha thống trị từ giữa thế kỉ XVI. Năm 1898, Mỹ hất cẳng TBN, Phi-lip-
pin trở thành thuộc địa cũa Mỹ.
-Năm 1885, Anh thôn tính Miến Điện.
- Cuối TK XIX, Anh chiếm Mãlai.
- Ba nước Đông Dương( VN-L-CPC), bị TDP xâm lược vào cuối TK XIX.
* Nguyên nhân:
- Nguyên nhân sâu xa: (0.75 điểm )
Từ giữa thế kỉ XIX, TDP cùng với các nước TB phương Tây đang trên đà phát triển cho nên rất cần thị
trường và thuộc địa. Vì thế TDP và các nước TB phương Tây đã chạy đua và giành giật thị trường ở khu
vực Đông và Đông Nam châu Á trong đo có Việt Nam vì: VN có vị trí chiến lược quan trọng, giàu tài
nguyên thiên nhiên có nguồn nhân công rẻ mạt, tất nhiên không tránh khỏi bị chúng nhòm ngó, thèm
thuồng.
Nguyên cớ trực tiếp: (1.0 điểm )
+ TB Pháp có âm mưu xâm lược nước ta từ rất sớm, tàu chiến Pháp đã nhiều lần cập bến Đà Nẵng xin đặt
quan hệ thông thương với ta nhưng bị cự tuyệt, tàu chiến Pháp trắng trợn nổ súng khiêu khích.
+ Bọn đội lốt giáo sĩ phương tây lấy cớ truyền đạo Gia Tô không ngừng hoạt động do thám gây chia rẽ
lương giáo rồi phá hoại đoàn kết dân tộc ta.
+Trước tình hình đó, nhà Nguyễn đã bị động đối phó bằng cách cấm đạo giết đạo và đóng cữa không
cho thương nhân Pháp vào buôn bán.
+Tdp lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô đã đem quân xâm lược nước ta.
Câu 3: (4.5 điểm)
* Chiến thắng Bạch Đằng giành được nền độc lập vĩnh viễn.
a.Khách quan: (0.5 điểm )
Vào cuối thế kỉ IX, triều đình nhà Đường đổ nát , phong trào nông dân khởi nghĩa khắp nơi mà đỉnh cao
là khởi nghĩa Hoàng sào đã làm lung lay đến tận gốc rễ nền thống trị của nhà Đường . Nội tình TQ bị
phân liệt thành cục diện “ Ngũ đại thập quốc”( 5 đời 10 nước) đây chính là những điều kiện khách quan
thuận lợi cho công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta.
b Trong nước: (1.0 điểm )
Chính quyền đô hộ nhà Đường suy sụp như rắn mất đầu , nhân dân ta kiên quyết đứng dậy tự quyết định
lấy vận mệnh của đất nước. Ý thức giành độc lập tự chủ của dân tộc ta lên cao . Họ Khúc, họ Dương đã
đặc nền móng cho công cuộc xây dựng nền độc lập tự chủ của dân tộc ta. Với chiến thắng Bạch Đằng lịch
sử đã giáng cho PK phương Bắc những đòn sấm sét làm tan nát mộng tưởng xâm lăng của chúng .
Chiến thắng Bạch Đằng đã rửa sạch nổi nhục mất nước cùng những tanh nhơ của ngàn năm Bắc thuộc và
từ chiến thắng đó như 1 cái móc lịch sử , 1 thời kì đau thương của đất nước đã chấm dứt. Một kỉ nguyên
độc lập lâu dài và phục hưng rực rỡ của dân tộc bắt đầu mở ra.
* Nét độc đáo trong cách đánh giặc của Ngô Quyền:
Ngô Quyền là 1 vị tướng tài, thể hiện nền móng nghệ thuật nước ta. Ông đã thực hiện tốt kế sách trước
trừ nội phản sau diệt ngoại xâm.
-Cách đánh giặc của Ngô Quyền tài tình ở chỗ ông đã dùng “quân mới nhóm họp của nước Việt ta mà
đánh tan hàng trăm vạn quân của Lưu Hoằng Tháo mở nước xưng vương…” (0.75 điểm )
- Nghệ thuật quân sự của Ngô Quyền tài tình ở trong trận đánh kì diệu trên sông bạch Đằng, 1 trận thuỷ
chiến bằng thế trận kết hợp với trận địa cọc với lợi dụng nước thuỷ triều lên xuống. (0.75 điểm )
-Nghệ thuật quân sự đó còn thể hiện ở cách đánh giá phán đoán tình hình địch, bày thế trận dùng mưu
nghi binh dụ địch, kết hợp thuỷ bộ tấn công mãnh liệt làm cho địch không kịp trở tay nhấn chìm đạo quân
thuỷ của giặc xuống dòng sông Bạch Đằng(0.75 điểm )
- Ngô Quyền bày thế trận có mưu cao, có tính toán chính xác và chu đáo . Đem cọc đẽo nhọn đầu bịt sắt,
đóng ngầm dưới biển để khi thuyền địch vào bên trong bãi cọc thì quân ta dễ bề chế ngự.
Ngô Quyền đã hạ quyết tâm chọn cách đánh thuỷ chiến , đây là trận quyết chiến chiến lược để tiêu diệt
toàn bộ quân xâm lược. (0.75 điểm )
Câu 4: (3.0 điểm )
.* Vài nét về Nguyễn Hữu Huân: (1.0điểm)
Nguyễn Hữu Huân sinh năm 1813,đỗ đầu kì thi hương ( 1852) nên gọi là thủ khoa Huân.Ông người huyện
Kiến Hưng tỉnh Định Tường ( nay thuộc tỉnh Tiền Giang).Đã 2 lần bị giặc bắt, được thả ra, ông lại tiếp
tục chống Pháp. Khi bị giặc đưa đi hành hình, ông vẫn ung dung làm thơ.
* Vài nét về Nguyễn Trung Trực:
-Nguyễn Trung Trực tên thật là Nguyễn văn Lịch sinh năm 1838 là người xã Bình Đức, tỉnh Định tường
( nay thuộc tỉnh Long An) ( quê ngoại ở Vĩnh Lợi-Mỹ Thành-Phù Mỹ-BĐ). (1.0 điểm)
- Ông thông hiểu chữ Hán, từng tham gia kháng chiến ở miền Đông, là người chỉ huy đốt cháy tàu Et-pê-
răng của Pháp trên sông vàm Cỏ Đông; sau sang miền Tây lập căn cứ ở Hòn Chông ( Rạch Giá).Ông là
người yêu nước, có chí khí. Bị giặc bắt đem ra chém, ông đã khảng khái nói: “ Bao giờ người Tây nhổ hết
cỏ nứoc Nam thì mới hết người Nam đánhTây” (1.0điểm)
Câu 5: (2.0 điểm)
Sự ra đời của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa( 1-10-1949)
a. Hoàn cảnh ra đời:
- Sau thắng lợicủa cuộc kháng chiến chống Nhật, TQ đã diễn ra cuộc nội chiến kéo dài từ 1946-1949 giữa
Quốc dân đảng và Đảng cộng sản TQ. Cuối cùng tập đoàn Tưởng Giới Thạch cầm đầu Quốc dân Đảng đã
thua trận và chạy ra bán đảo Đài Loan. (0.5điểm)
- Chiều ngày 1-10-1949, tại Quảng trường Thiên An Môn, chủ tịch mao Trạch Đông tuyên bố trước toàn
thể thế giới sự ra đời của nước CHND Trung Hoa. (0.5điểm)
b. Ý nghĩa sự ra đời nước CHND Trung Hoa ( 1-10-1949)
* Trong nước: Đây là thắng lợi lớn của nhân dân TQ trong cuộc đấu tranh chống ách nô dịch của đế quốc
kéo dài hơn 100 năm và hàng nghìn năm của chế độ PK, đưa đất nước Trung Hoa bước vào kỉ nguyên độc
lập tự do. (0.5điểm)
* Thế giới: Hệ thống XHCN thế giới được nối liền từ châu Au sang châu Á. (0.5điểm)
Câu 6: (3.0 điểm)
* Những nét biến đổi của Đông Nam Á từ sau năm 1945 đến nay :
- Hầu hết các nước Đông Nam Á đều giành được độc lập. (0.5điểm)
- Từ khi giành được độc lập, các nước Đông Nam Á đều ra sức xây dựng kinh tế- xã hội và đạt được
nhiều thành tựu to lớn như Sin-ga-po, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a… Đặc biệt sin-ga-po là nước có nền kinh
tế phát triển nhất trong khu vực và trở thành một trong những con rồng của châu Á. (0.75điểm)
-Đến những năm 90 của thế kỉ XX hầu hết các nước Đông Nam Á đều gia nhập ASEAN, đây là một tổ
chức Liên minh kinh tế- chính trị lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á, mục đích xây dựng những mối
quan hệ hoà bình hữu nghị và hợp tác giữa các nước trong khu vực. (0.75 điểm)
* Nét biến đổi lớn nhất là : từ năm 1945 đến nay hầu hết các nước Đông Nam Á đều giành được độc
lập. Vì :
+ Từ các nước thuộc địa , nửa thuộc địa-lệ thuộc đã trở thành những nước độc lập. (0.5 điểm)
+ Nhờ giành được độc lập mà các nước Đông nam Á mới có điều kiện thuận lợi để xây dựng và phát
triển nền kinh tế- xã hội của mình ngày càng phồn vinh. (0.5 điểm)