Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Đề và đáp án thi học sinh giỏi môn Lịch sử 9- THCS Mỹ Chánh 2010-2011.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.4 KB, 4 trang )

PHÒNG GD – ĐT PHÙ MỸ
TRƯỜNG THCS MỸ CHÁNH
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
Năm học: 2010 – 2011
Môn: Lịch Sử -Lớp 9
Thời gian làm bài: 150 phút.
( Không kể thời gian phát đề)
Ngày thi: 07 tháng 10 năm 2010
Câu 1: ( 4điểm)
Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã diễn ra và thắng lợi như thế nào? Phân tích nét
độc đáo trong cách đánh giặc của Ngô Quyền ?
Câu 2: ( 3điểm)
Cách đánh giặc của quân dân ta trong hai lần kháng chiến chống quân xâm lược
Mông – Nguyên được thể hiện như thế nào ?
Câu 3: ( 8 điểm)
Nêu diễn biến và cách đánh giá của bản thân về cuộc cách mạng tư sản Anh ( 1642
– 1688 )?
Câu 4: ( 5 điểm)
Nguyên nhân dẫn đến sự khủng hoảng và sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô và
Đông Âu? Sự sụp đổ có ảnh hưởng gì đến sự phát triển chung của loài người trên thế giới
và nó để lại những bài học lịch sử gì?
ĐÁP ÁN LỊCH SỬ 9
Câu 1:
Diễn biến chiến thắng Bạch Đằng năm 938 ( 1,5đ )
Cuối năm 938 đoàn quân xâm lược của Lưu Hoằng Tháo kéo vào cửa biển nước ta.
Ngô Quyền cho một toán nghĩa quân dùng thuyền nhẹ ra khiêu chiến nhử địch tiến sâu
vào trong bãi cọc ( lúc đó nước thủy triều lên bãi cọc bị ngập; quân Nam Hán không nhìn
thấy )
Khi nước triều bắt đầu rút, Ngô Quyền dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại.
Kết quả: Quân Nam Hán thua to, vua Nam Hán nghe tin bại trận, đã hoảng hốt ra lệnh thu
quân về nước: Trận Bạch Đằng của Ngô Quyền kết thúc hoàn toàn thắng lợi.


Phân tích nét độc đáo trong cách đánh giặc của Ngô Quyền ( 2,5đ)
Thế trận của Ngô Quyền là thế trận triệt để lợi dụng địa hình thiên nhiên phức tạp ( sông
nước, cồn gò; giải chắn, bãi bồi, rừng sú vẹt, đầm lầy, kênh rạch chằn chịt và các làng xã
ven sông ) kết hợp với bãi cọc là bãi chướng ngại nhân tạo làm tăng thêm sức mạnh chiến
đấu của quân dân ta và dồn quân dịch vào thế bất ngờ bị động. Trận Bạch Đằng chỉ diễn
ra trong vòng một ngày (dựa vào nhật triều ) cho nên phải tính toán rất khoa học, bãi cọc
ngầm ở chỗ nào khi nhữ địch vào trong bãi cọc thì nước triều lên ( bãi cọc bị dấu kín )
khi nước triều bắt đầu xuống, nghĩa quân đánh quật trở lại và phục kích hai bên bờ, nhử
địch vào bãi cọc ( lúc đó cọc đã nhô ra), nước sông chảy xiết, thuyền địch lớn không thể
tránh cọc được, cho tới lúc đó địch không tránh khỏi nguy cơ bị tiêu diệt.
Nghệ thuật là ở chỗ: bãi cọc ngầm ở chỗ nào là hợp lý nhất để tiêu diệt địch. Đây cũng là
thế trận tiệu diệt chiến qui mô lớn, chặt chẽ, tiêu biểu cho ý chí của cả dân tộc, không chỉ
đánh bại kẻ địch mà còn chặn đường rút lui, tiêu diệt và phá tan mưu đồ xâm lược của
chúng.
Câu 2: ( 3đ) Cách đánh giặc của quân và dân ta qua hai cuộc kháng chiến chống quân
xâm lược Mông - Nguyên.
( 1,5 đ) – Cách đánh giặc Mông Cổ: khi thế giặc mạnh ta chủ trương không dốc ngay lực
lượng để đối phó mà khôn khéo giữ lực lượng nhử chúng vào sâu trận địa đánh lâu dài.
Khi giặc gặp khó khăn ta mới phản công lại, đó là kế: “ lấy yếu đánh mạnh, lấy ít đánh
nhiều “.
( 1,5đ) – Cánh đánh giặc Nguyên trong cuộc kháng chiến lần hai : lúc đầu khi giặc mạnh
nhà Trần không dốc toàn lực lượng để đối phó với chúng mà khôn khéo biết rút lui để bảo
toàn lực lượng và chờ thời cơ giành thắng lợi.
Với kế hoạch “ vườn không, nhà trống” gây khó khăn cho giặc làm cho lực lượng của
chúng suy yếu ta mới tấn công.
Câu 3 : ( 8đ)
* Diễn biến cách mạng tư sản Anh ( 1642 – 1688) ( 5đ)
Cách mạng tư sản Anh trải qua hai giai đoạn:
( 2đ) - Giai đoạn thứ nhất ( 1642 – 1649): là giai đoạn giai cấp tư sản đấu tranh thành lập
nền cộng hòa.

Lúc đầu quyền lãnh đạo cách mạng nắm trong tay tầng lớp đại tư sản.
Tính chất thỏa hiệp của phái trưởng lão trong việc không kiên quyết thủ tiêu sự tồn tại của
nhà vua Sác Lơ 1 đã dẫn đến sự sụp đổ của phái trưởng lão và sự lên nắm quyền của phái
độc lập đại diện quyền lợi cho tầng lớp quý tộc mới và tấng lớp tư sản vừa và nhỏ.
Lãnh đạo phái độc lập và Ô li vơ Crôm en xuất thân từ tầng lớp quý tộc tư sản hóa là
người đã thực thi các chính sách kiên quyết trong việc lật đổ sự thống trị của giai cấp
phong kiến nên đã đưa cách mạng đến thắng lợi.
Sự kiện xử tử nhà vua Sác Lơ 1 vào ngày 30/01/1649 và tuyên bố thành lập nền cộng hòa
được coi là sự kiện đánh dấu kết thúc giao đoạn 1 trong cách mạng tư sản Anh.
(1 đ ) - Giai đoạn hai ( 1649- 1688) là giai đoạn giai cấp tư sản cũng cố địa vị thống trị
của mình tiến tới thành lập nhà nước quân chủ lập hiến. Đây là giai đoạn cách mạng tư
sản Anh diễn biến hết sức phức tạp.
Giai đoạn từ năm 1649 – 1658 là giai đoạn Ô li vơ Crôm en thực thi các chính sách củng
cố và bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản và tầng lớp quý tộc mới bao gồm các chính
sách về công thương nghiệp và ruộng đất cùng với việc tiến hành cuộc chiến tranh xâm
lược của Xích cốt len và Cư len.
( 1đ ) Giai đoạn (1653 – 1660 ) Ô li vơ Crôm en xóa bỏ nền cộng hòa và thiết lập nền độc
tài sau khi Crôm en chết, nền độc tài bị lung lay đưa đến sự phục hồi của giai cấp của giai
cấp phong kiến vào năm 1660.
( 1đ ) Giai đoạn từ năm 1660 – 1688 giai cấp phong kiến trở lại nắm quyền và cản trở quá
trình phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Anh. Nguy cơ phục hồi chế độ phong kiến đã
được giai cấp tư sản tiến hành cuộc chuyển biến vào tháng 12/1688. Đến đây cách mạng
tư sản Anh kết thúc với sự ra đời nhà nước quân chủ lập hiến.
* Đánh giá về cách mạng tư sản Anh ( 3đ)
( 1đ) Cách mạng tư sản Anh là một sự kiện quan trọng trong lịch sử thế giới, nó đã đạp
tan nền quân chủ phong kiến thiết lập tư bản chủ nghĩa, mở đường cho sản xuất phát triển
trong cuộc đấu tranh với giai cấp phong kiến, giai cấp tư sản đã giành thắng lợi.
( 1đ) Cách mạng tư sản Anh có 3 đặc điểm sau :
Được tiến hành dưới sự lãnh đạo của một liên minh giai cấp giữa giai cấp tư sản và giai
cấp quý tộc mới giữa hai giai cấp này có mối liên hệ về kinh tế.

( 1đ) Cách mạng tư sản Anh là một cuộc cách mạng thể hiện tính chất bảo thủ một cách rõ
nét: trên lĩnh vực chính trị duy trì sự thống trị giữa nhà vua, còn trên lĩnh vực kinh tế thì
không giả quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
Cách mạng tư sản Anh diễn ra dưới hình thức tôn giáo “ cuộc đấu trang giữa thanh giáo
và anh giáo” tuy nhiên thực chất của cuộc đấu tranh trên là cuộc đấu tranh giữa tư sản và
phong kiến.
Câu 4 : ( 5đ)
( 2,5đ) Nguyên nhân dẫn đến sự khủng hoảng và sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô và
Đông Âu.
- Do thiếu chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết và thiếu một đường lối chiến lược đúng
đắn, công cuộc cải tổ nhanh chóng lâm vào tình trạng bị động khó khăn và bế tắc, đất
nước càng lún sâu vào khủng hoảng và rối loạn: bãi công, nhiều nước cộng hòa đòi ly
khai, tệ nạn xã hội gia tăng.
- Xây dựng một mô hình CNXH chưa phù hợp chứa đựng nhiều thiếu sót sai lầm.
- Chậm sửa đổi trước những biến động lớn của tình hình thế giới.
- Khi sữa đổi lại mắc những sai lầm nghiêm trọng về đường lối và biện pháp.
- Những người lãnh đạo Đảng, nhà nước chủ quan duy ý chí, chậm sửa đổi không xuất
phát từ thay đổi khách quan của thời đại dẫn đến tách rời lý luận với thực tế .
- Hoạt động chống phá XHCN của kẻ thù trong và ngoài nước.
Sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông âu có ảnh hưởng đến sự phát triển chung
của loài người. ( 1,5 đ)
- Làm cho hệ thống XHCN trên thế giới không còn tồn tại.
- Một số nước kiên định con đường đi lên CNXH như Việt Nam , CuBa, Cộng hòa dân
chủ nhân dân Triều Tiên… gặp nhiều khó khăn.
- Trên thế giới mất đi những nước làm đối trọng với Mỹ; vì vậy, Mỹ âm mưu thiết lập
một trật tự thế giới mới đơn cực do Mỹ đứng đầu.
( 1đ) Bài học lịch sử:
- Tôn trọng quy luật khách quan, không làm việc một cách duy ý chí.
- Làm trong sạch đội ngũ lãnh đạo để tạo sức mạnh tổng hợp trong quá trình xây dựng đất
nước, dựa vào quần chúng nhân dân.

×