Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đề và đáp án thi học sinh giỏi môn Ngữ văn 9- THCS Mỹ Hòa 2010-2011.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (38.57 KB, 3 trang )

TRƯỜNG THCS MỸ HOÀ ĐỀ THI HSG LỚP 9 – NĂM HỌC: 2010-2011
Môn thi: Ngữ văn - Thời gian làm bài: 150 phút
***********************
Câu 1: (6điểm) Cảm nhận về bài thơ:” Cánh cửa nhớ bà”của Đoàn Thò Lam Luyến
Ngày cháu còn thấp bé,
Cánh cửa có hai then.
Cháu chỉ cài then dưới,
Nhờ bà cài then trên.
Mỗi năm cháu lớn lên,
Bà lưng còng cắm cúi.
Cháu cài được then trên,
Bà chỉ cài then dưới.
Nay cháu về nhà mới,
Bao cánh cửa ô trời,
Mỗi lần tay mở cửa,
Lại nhớ bà khôn nguôi.
Câu 2: (14điểm) “Niềm hoài cổ trong thơ bà Huyện Thanh Quan chính là nỗi nhớ nước thương
nhà được biểu hiện bằng nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc”.
Em hãy phân tích bài thơ : “ Qua Đèo Ngang” để làm rõ nhận đònh trên.
Hết
TRƯỜNG THCS MỸ HOÀ

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ THI HSG LỚP 9
NĂM HỌC: 2010-2011
Môn thi: Ngữ văn - Thời gian: 150 phút
Câu 1: (6điểm) Yêu cầu HS trình bày dược một số ý sau :
- Bài thơ có ba khổ tương ứng với những lần đón, mở cửa; đánh dấu ba mốc thời gian gắn
liền với những thay đổi của đời người.
- Kết cấu đối lập của hai khổ thơ đầu có ý nghóa như một sự thay đổi tất yếu không ai
cưỡng được. Vẫn biết thế nhưng cháu vẫn thấy xót xa, thương bà.
- Trật tự câu ba và câu bốn trong hai khổ thơ đầu thay đổi song kết cấu ngữ pháp trong


từng câu không thay đổi. Cụm từ: “chỉ cài then” được giữ lại như một dụng ý nghệ thuật, tác giả
khéo léo cài vào tình bà cháu gắn bó, thể hiện tình yêu bà, làm rung động lòng người.
- Khổ cuối bất ngờ mở ra là sự thăng hoa của cảm xúc. Không gian vừa thay đổi vừa
không thay đổi. Sự việc vừa đổi khác vừa thân quen. Vẫn là chuyện then cửa nhưng bây giờ mình
cháu mở cả hai then. Sự thiếu vắng bà làm cho lòng người chợt lặng lại, ngậm ngùi, bâng
khuâng, xao xuyến đến bàng hoàng.
Câu 2 : (14điểm)
- Yêu cầu chung :
HS biết làm một bài văn nghò luận văn học, kết hợp tốt các phép lập luận.
Bài viết có văn phong trong sáng, cảm thụ sâu sắc.
Phân tích được bài thơ Qua Đèo Ngang và kết hợp giải quyết được vấn đề nêu ra ở đề bài( về
hoàn cảnh lòch sử, về tác giả, về nghệ thuật tả cảnh ngụ tình).
- Yêu cầu cụ thể:
a. Mở bài (2 điểm) :
Nêu vài nét về tác giả và tác phẩm.
Nêu nhận đònh.
b. Thân bài (10 điểm ): HS cần đảm bảo các ý sau :
-Phân tích được nội dung và nghệ thuật bài thơ Qua Đèo Ngang( 6 điểm ):
* Hai câu đề: câu một vừa giới thiệu thời gian, không gian đã gợi buồn.
Câu hai tả khái quát cảnh với nghệ thuật nhân hoá , điệp ngữ: cảnh um tùm, rợn ngợp, hoang
vắng, thật xa lạ với người phụ nữ chốn thành đô
* Hai câu thực: sử dụng tài tình từ láy tượng hình, đảo ngữ, phép đối
Cảnh có người nhưng vẫn buồn tẻ, heo hút, hoang sơ, phù hợp với lòng bà.
* Hai câu luận: nghệ thuật chơi chữ , phép đối đặc sắc, mượn cảnh tả tình
Cảm nhận tiếng kêu da diết, khắc khoải của chim cuốc và chim đa đa ứng với
tâm trạng bà: nhớ tiếc một triều đại vua Lê đã mất, nhớ quê hương nghìn trùng dòu vợi.
* Hai câu kết: chọn lọc hệ thống từ ngữ làm rõ sự đối lâïp giữa tình và cảnh
Thiên nhiên vô tận, vô cùng; con người càng bé nhỏ,cô đơn.
- Niềm hoài cổ trong thơ bà là nỗi nhớ nước thương nhà:(2 điểm )
Đây là nỗi buồn triền miên luôn hiện hữu trong lòng bà nên bài thơ nào của bà cùng đậm tình

hoài cổ ( tâm trạng u hoài, đau đớn trước những biến thiên lớn lao của cuộc đời, thể hiện trong
hai câu kết của mỗi bài thơ)
- Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc (2 điểm)
* Thơ bà đề vònh nhưng không chú tâm tả cảnh mà chỉ mượn cảnh để gởi tình, linh hồn của
cảnh vật thực chất là tâm trạng, nỗi lòng của con người :
Cảnh trong thơ bà đều là cảnh chiều tà bóng xế, buồn tẻ hiu hắt , được chọn lọc qua vài nét
cảnh tinh tế, đơn sơ ( liên hệ hai bài thơ “ Thăng Long thành hoài cổ” và “ Chiều hôm nhớ nhà”
Ngoại cảnh phù hợp với tâm cảnh: đó là nỗi buồn cô đơn ,nhớ thương về quá vãng.
c. Kết bài (2 điểm ):
Cảm nhân, cảm xúc chung.

×