PHÒNG GD - ĐT PHÙ MỸ Đ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP HUYỆN
TRƯNG THCS MỸ LỘC NĂM HỌC: 2010-2011
ĐỀ ĐỀ XUẤT Môn: LỊCH SỬ
Thời gian: 150 phút(không kể phát đề)
Câu 1: ( 3,0 điểm)
Em hãy phân tích sự khác nhau giữa 2 cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý và chống
Mông – Nguyên thời Trần?
Câu 2: (3.0 điểm)
Em biết gì về Nguyễn Huệ - Quang Trung và đánh giá vai trò của ông trong các cuộc
kháng chiến?
Câu 3: (4.0 điểm)
Trình bày những nét chính của cuộc khởi nghĩa Hương Khê. Tại sao nói cuộc khởi nghĩa
Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?
Câu 4: (4.0 điểm)
Hãy cho biết nội dung của những đề nghị cải cách ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX? Vì sao
những đề nghị cải cách đó không thực hiện được? Nêu ý nghĩa của các đề nghị cải cách?
Câu 5: (3.0điểm)
Bằng những sự kiện lịch sử đã học, hãy chứng minh vào giữa thế kỉ XIX chủ nghĩa tư bản
đã được xác lập trên phạm vi toàn thế giới?
Câu 6: (3.0 điểm)
Nêu những thành tựu chủ yếu của Liên Xô trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội
từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 1970? Đồng thời nêu những sai lầm, thiếu sót trong
thời kì này?
PHÒNG GD - ĐT PHÙ MỸ ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Trường THCS Mỹ Lộc Môn: LỊCH SỬ 9
Câu hỏi Đáp án Điểm
Câu 1:
(3,0điểm)
Cuộc kháng chiến
chống Tống thời Lý
Cuộc kháng chiến
chống Mông-Nguyên thời Trần
- Người chỉ huy không phải là vua
mà là Thái uý Lý Thường Kiệt.
- Sử dụng nghệ thuật “Tiên phát chế
nhân” đánh ngay vào âm mưu xâm
lược của kẻ thù chứ không ngồi yên
đợi giặc đến mới đánh.
- Lý Thường Kiệt sử dụng cách
đánh cả về tinh thần làm cho địch
hoang mang rồi đánh phủ đầu để
giành thắng lợi quyết định
- Người chỉ huy gắn liền với tên tuổi
của các vị vua: Trần Thái Tông,
Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông
cùng các tướng tài khác.
- Các vua tôi nhà Trần lúc đầu thực
hiện “vườn không nhà trống” gây
cho địch nhiều khó khăn rồi mới
đánh.
- Do kẻ thù rất mạnh nên các vua tôi
nhà Trần sử dụng cách đánh lâu dài
làm cho địch ngày càng suy yếu, sau
đó đánh đòn quyết định giành thắng
lợi cuối cùng.
1.0 đ
1.0 đ
1.0 đ
Câu 2:
(3.0 điểm)
* Nguyễn Huệ - Quang Trung:
- Nguyễn Huệ tên thật là Hồ Thơm, sinh năm Quý Dậu (1753) là trụ cột
của nghĩa quân Tây Sơn, đã đóng góp công lao to lớn trong sự nghiệp thống
nhất đất nước và giải phóng dân tộc.
- Ngày 22/12/1788 Nguyễn Huệ xuất quân tiến ra Bắc để tiêu diệt quân
xâm lược Thanh. Chiều ý các tướng và để sáng tỏ danh nghĩa với cả nước,
Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế với niên hiệu Quang Trung.
* Đánh giá vai trò của Nguyễn Huệ - Quang Trung:
- Có công to lớn trong cuộc đập tan chúa Nguyễn ở Đàng Trong và đánh
bại quân xâm lược Xiêm.
- Có công to lớn trong việc đem quân ra Bắc, lật nhào chúa Trịnh chuyên
quyền, tôn phò nhà Lê và đánh bại quân xâm lược nhà Thanh.
Như vậy, Nguyễn Huệ - Quang Trung vừa có công lao to lớn trong việc
đánh bại các thế lực phong kiến Đàng Trong, Đàng Ngoài để thống nhất đất
nước, vừa có công trong việc đánh bại quân xâm lược Xiêm, Thanh để bảo
vệ nền độc lập dân tộc. Từ một thủ lĩnh nông dân kiệt xuất, Quang Trung trở
thành vị anh hùng dân tộc vĩ đại, một vị tướng trẻ trăm trận trăm thắng.
0.5 đ
0.5 đ
0.5 đ
0.5 đ
1.0 đ
Câu 3:
(4.0 điểm)
* Những nét chính về cuộc khởi nghĩa Hương Khê:
- Lãnh đạo cao nhất của cuộc khởi nghĩa là Phan Đình Phùng. Ông từng
làm quan Ngự sử trong triều đình Huế. Do cương trực, thẳng thắng, dám
phản đối việc phế lập của phe chủ chiến nên ông bị cách chức đuổi về quê.
Tuy vậy, năm 1885 ông hăng hái hưởng ứng lời kêu gọi của vua Hàm Nghi
và Tôn Thất Thuyết đứng ra mộ quân khởi nghĩa và trở thành thủ lĩnh có uy
tín nhất trong phong trào Cần Vương ở Nghệ Tĩnh. Bên cạnh Phan Đình
Phùng còn có nhiều tướng lĩnh tài ba khác, tiêu biểu là Cao Thắng.
- Từ 1885-1888: Nghĩa quân lo tổ chức, huấn luyện, xây dựng công sự,
rèn đúc khí giới, tích trữ lương thảo,… Lực lượng nghĩa quân được chia làm
15 quân thứ (đơn vị). Mỗi quân thứ từ 100-500 người, phân bố trên địa bàn 4
1.0 đ
tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Họ tự chế tạo súng trường
theo mẫu của Pháp. Từ năm 1888-1895 là thời kì chiến đấu của nghĩa quân.
Dựa vào rừng núi hiểm trở, có sự chỉ huy thống nhất và phối hợp chặt chẽ,
nghĩa quân đã đẩy lùi nhiều cuộc hành quân càng quét của địch.
- Để đối phó, thực dân Pháp tập trung binh lực và xây dựng một hệ thống
đồn bốt dày đặc nhằm bao vây, cô lập nghĩa quân. Đồng thời chúng mở cuộc
tấn công vào Ngàn Trươi là căn cứ chính của cuộc khởi nghĩa. Nghĩa quân
phải chiến đấu trong điều kiện ngày càng gian khổ hơn, lực lượng suy yếu
dần. Sau khi chủ tướng Phan Đình Phùng hi sinh ngày 28/12/1895, cuộc khởi
nghĩa được duy trì thêm một thời gian nữa rồi tan rã.
* Khởi nghĩa Hương Khê tiêu biểu trong phong trào Cần Vương vì:
- Đây là cuộc khởi nghĩa có quy mô lớn, địa bàn rộng.
- Trình độ tổ chức cao: Nghĩa quân chia thành 15 quân thứ (đơn vị). Mỗi
quân thứ có vài trăm người, tự chế tạo súng trường theo mẫu của Pháp.
- Có sự chỉ huy thống nhất và phối hợp tương đối chặt chẽ.
- Thời gian tồn tại lâu hơn các cuộc khởi nghĩa nổ ra trước đây (10 năm) và
đẩy lùi được nhiều cuộc hành quân càn quét của địch.
1.0 đ
1.0 đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
Câu 4:
(4.0 điểm)
a) Những đề nghị cải cách:
- 1868: Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tế xin mở cửa biển Trà Lý (Nam
Định). Đinh Văn Điền xin đẩy mạnh khai hoang và khai mỏ, phát triển buôn
bán, chấn chỉnh quốc phòng.
- 1872: Viện Thương bạc xin mở 3 cửa biển ở miền Bắc và miền Trung để
thông thương với bên ngoài.
- Đặc biệt từ năm 1863-1871 Nguyễn Trường Tộ đã kiên trì gởi lên triều
đình 30 bản điều trần, đề cập đến một loạt vấn đề như chấn chỉnh bộ máy
quan lại, phát triển công thương nghiệp và tài chính, chỉnh đốn võ bị, mở
rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục,…
- Ngoài ra vào các năm 1877-1882 Nguyễn Lộ Trạch còn dâng 2 bản “Thời
vụ sách” lên vua Tự Đức đề nghị chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo
vệ đất nước.
b) Lí do những đề nghị cải cách không thực hiện được:
- Các đề nghị cải cách trên không thực hiện được vì mang tính chất lẻ tẻ,
rời rạc, chưa xuất phát từ những cơ sở bên trong, chưa động chạm tới những
vấn đề cơ bản của xã hội lúc bấy giờ như chưa giải quyết được 2 mâu thuẫn
chủ yếu của xã hội Việt Nam là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân
Pháp xâm lược và giữa nông dân với địa chủ, phong kiến.
- Triều đình phong kiến bảo thủ, bất lực trong việc thích ứng với hoàn
cảnh nên không chấp nhận những thay đổi và từ chối mọi cải cách, kể cả
những cải cách hoàn toàn có khả năng thực hiện được, gây trở ngại cho việc
phát triển những nhân tố mới của xã hội, vì vậy làm cho đất nước luẩn quẩn
trong vòng lạc hậu, bế tắc của chế độ phong kiến.
c) Ý nghĩa của những đề nghị cải cách:
- Tuy không được thực hiện nhưng đã gây được tiếng vang lớn – dám tấn
công vào những tư tưởng phong kiến bảo thủ, lỗi thời, đồng thời nó cũng
phản ảnh nhận thức mới của những người Việt Nam yêu nước có tri thức và
thức thời.
- Góp phần vào việc chuẩn bị cho sự ra đời của phong trào Duy tân ở Việt
Nam vào đầu thế kỉ XX.
0.5 đ
0.5 đ
0.5 đ
0.5 đ
0.5 đ
0.5 đ
0.5 đ
0.5 đ
Câu 5:
(3.0điểm)
Sang thế kỉ XIX, do sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế tư bản chủ nghĩa,
phong trào dân tộc dân chủ ở các nước châu Âu và châu Mỹ ngày càng dâng
cao, tấn công mạnh mẽ vào thành trì của chế độ phong kiến.
- Do tác động của chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mỹ và cách mạng tư sản
Pháp, nhân lúc thực dân Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha suy yếu các thuộc địa
của 2 nước này đã nổi dậy đấu tranh giành độc lập dẫn đến sự ra đời hàng
loạt quốc gia tư sản mới.
- Ở châu Âu, tháng 7/1830 phong trào cách mạng tư sản lại nổ ra ở Pháp,
lật đổ nền thống trị của triều đại Buốc-bông. Sau đó cách mạng lan nhanh
sang các nước Bỉ, Đức, I-ta-li-a, Ba Lan, Hy Lạp.
- Trong những năm 1848-1849 cuộc cách mạng tư sản diễn ra sôi nổi ở
nhiều nước châu Âu. Những cuộc cách mạng này đã củng cố sự thắng lợi của
chủ nghĩa tư bản ở Pháp, làm rung chuyển chế độ phong kiến ở Đức, I-ta-li-a
và đế quốc Áo – Hung.
- Từ 1864-1871 nước Đức được thống nhất bằng các cuộc chiến tranh
chinh phục dưới sự lãnh đạo của quí tộc quân phiệt Phổ, đứng đầu là thủ
tướng Bi-xmác.
- Ở Nga, dưới áp lực các cuộc bạo động của nông nô, diễn ra dồn dập trong
những năm 1858-1860, tháng 2/1860 Nga hoàng ban bố “Sắc lệnh giải phóng
nông nô” đã mở đường cho nước Nga chuyển sang chủ nghĩa tư bản.
- Sau thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản, chủ nghĩa tư bản bành
trướng thế lực, tranh giành thị trường, xâm chiếm thuộc địa. Kết quả vào nửa
sau thế kỉ XIX, hầu hết các nước châu Á, Phi đã trở thành thuộc địa hoặc phụ
thuộc vào các nước tư bản phương Tây.
0.5 đ
0.5 đ
0.5 đ
0.5 đ
0.25đ
0.25đ
0.5 đ
Câu 6:
(3.0 điểm)
a) Những thành tựu chủ yếu của Liên Xô trong công cuộc xây dựng chủ
nghĩa xã hội từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 1970:
Từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 1970, Liên Xô thực hiện nhiều kế
hoạch dài hạn nhằm xây dựng cơ sở vật chất- kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội
và đạt nhiều thành tựu quan trọng:
- Về kinh tế:
+ Công nghiệp: Bình quân tăng hàng năm 9.6%, Liên Xô trở thành
cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới sau Mỹ, chiếm khoảng 20%
sản lượng công nghiệp của toàn thế giới
+ Nông nghiệp: Năm 1970 đạt 186 triệu tấn, năng suất trung bình
15.6 tạ/ha.
- Về khoa học – kĩ thuật:
+ Năm 1957, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân
tạo bay vào quỹ đạo của Trái Đất, mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ.
+ Năm 1961, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công con tàu vũ trụ
“Phương Đông” đưa nhà du hành vũ trụ Ga-ga-rin lần đầu tiên bay vòng
quanh Trái Đất và cũng là nước dẫn đầu thế giới về những chuyến bay dài
ngày trong vũ trụ…
- Về quân sự: Liên Xô đạt được thế cân bằng chiến lược về sức mạnh quân
sự nói chung và vũ khí hạt nhân nói riêng so với Mỹ và đồng minh của Mỹ.
b) Những sai lầm, thiếu sót:
Chủ quan, nóng vội, đốt cháy giai đoạn, xây dựng Nhà nước bao cấp, phủ
nhận quy luật khách quan về kinh tế, thiếu công bằng dân chủ.
0.5đ
0.25đ
0.25đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ