Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Đề và đáp án thi học sinh giỏi môn Ngữ văn 9- THCS Mỹ Lộc 2010-2011.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.47 KB, 4 trang )

PHÒNG GD-ĐT PHÙ MỸ ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP HUYỆN
TRƯỜNG THCS MỸ LỘC Năm học: 2010-2011
MÔN: NGỮ VĂN
ĐỀ ĐỀ XUẤT Thời gian làm bài: 150 phút ( Không tính thời gian phát đề)

Câu 1: ( 6,0 điểm) Trình bày cảm nhận của em qua đoạn thơ sau:
… “Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển động bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang sang ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội ,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để chiếm lấy riêng phần bí mật?
- Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu?
( “Nhớ rừng”- Thế Lữ)
Câu 2: (14,0 điểm) Trong “Truyện Kiều” Nguyễn Du có viết:
“ Đau đớn thay phận đàn bà!
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.”
Em hiểu như thế nào về ý thơ trên ? Bằng hiểu biết của em về người phụ nữ trong xã hội
phong kiến qua các tác phẩm đã học và đọc thêm , hãy làm sáng tỏ nhận định trên.


PHÒNG GD-ĐT PHÙ MỸ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HSG LỚP 9 CẤP HUYỆN
TRƯỜNG THCS MỸ LỘC NĂM HỌC: 2010-2011
MÔN: NGỮ VĂN

CâuI :(6,0 điểm) Yêu cầu học sinh trình bày được cảm nhận của mình về đoạn thơ trích trong bài
thơ “Nhớ rừng”của Thế Lữ.
I-Về kiến thức :(4,5 điểm)


Cảm nhận được nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ :
-Đây là đoạn thơ đặc sắc nhất trong bài thơ “ Nhớ rừng “của Thế Lữ; vừa giàu tính tạo hình , vừa
giàu màu sắc , lại vừa giàu nhạc điệu .(0,5điểm)
+ Đoạn thơ như một bộ tranh tứ bình độc đáo mà hình ảnh trung tâm là chúa sơn lâm oai linh,
dữ dội và đầy lãng mạn - Đúng là “ thi trung hữu hoạ”.(0,5 điểm)
Búc tranh thứ nhất là một bức tranh đầy thơ mộng :đêm vàng bên bờ suối, hổ như một
chàng trai, một thi sĩ đang thưởng thưc vẻ đẹp của đêm trăng rừng bên dòng suối “đứng uống ánh
trăng tan”.Thật mơ màng, lãng mạn và huyền diệu. (0,5 điểm)
Bức thứ hai là cảnh ngày mưa chuyển bốn phương ngàn, vị chúa tể sơn lâm như một bậc
hiền triết thâm trầm đứng lặng ngắm giang sơn đổi mới .(0,5điểm)
Bức thứ ba là cảnh huy hoàng buổi bình minh “cây xanh nắng gội”, hổ như bậc đế vương
đang ru mình trong giấc ngủ với bao tiếng chim ca rộn rã. (0,5điểm)
Bức thứ tư là cảnh hoàng hôn rực lửa, hổ như một bạo chúa đang khao khát chờ đợi bóng
đêm để mặc sức tung hoành nơi vương quốc rộng lớn đầy bí ẩn của mình. (0,5 điểm)
+ Các màu vàng, xanh, đỏ hoà điệu và nối tiếp nhau tạo cho bộ tứ bình càng thêm lộng lẫy,
mạnh mẽ, đầy ấn tượng. (0.5 điểm).
+ Giọng thơ đầy hào hứng, bay bỗng với những kỉ niệm đẹp đẽ của thời vàng son, oanh liệt
trong khoá khứ. Nhưng khi trở về với thực tại giọng thơ bỗng vụt chuyển sang buồn thương nhớ
tiếc, não ruột như một tiếng thở dài ai oán với những câu hỏi tu từ và câu thơ cảm thán: “Than ôi!
Thời oanh liệt nay còn đâu !” tuy giọng điệu thay đổi đột ngột nhưng vẫn rất tự nhiên, logic. (1,0
điểm).
II- Về kĩ năng:(1,5 điểm)
Yêu cầu bố cục chặt chẽ, biết dựng đoạn có luận điểm, luận cứ rõ ràng; văn viết có hình ảnh,
cảm xúc, diễn đạt lưu loát, không sai sót về dùng từ, cú pháp, chính tả, chữ viết rõ ràng sạch sẽ.
Câu 2:(14.0 điểm)
A-Yêu cầu chung:
1-Thể loại:Giải thích và chứng minh
2-Nội dungvăn học: Người phụ nữ trong xã hội phong kiến là những con người phải chịu
nhiều nỗi khổ đau và bất hạnh: “Hồng nhan bạc mệnh”.
B- Yêu cầu cụ thể :

I-Mở bài:
Giới thiệu được những nét đặc trưng cơ bản của xã hội Việt Nam thời phong kiến.
-Nhiều bất công ngang trái “Nam tôn nữ ti”, chế độ nam quyền, đa thê; các hủ tục phong
kiến trói buộc quyền sống của con người nhất là người phụ nữ trong chữ “tam tòng”.
-Thế lực đồng tiền tác oai, tác quái trong xã hội. Những kẻ có tiền, có quyền ngang nhiên
chà đạp lên quyền sống, nhân phẩm của con người.
-Chiến tranh tàn khốc giữa các tập đoàn phong kiến gieo biết bao đau thương, tang tóc làm
tan vỡ hạnh phúc của biết bao gia đình.
Trước nỗi đau của con người cuộc đời và đặc biệt là nỗi đau của người phụ nữ Nguyễn
Du đã khái quát lên thành những câu thơ mang tính triết lí sâu sắc:
“Đau đớn thay phận đàn bà!
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”.
II- Thân bài:
1.Giải thích ý nghĩa hai câu thơ:
-Hai câu thơ là lời nói của Kiều đối với Đạm Tiên , với chính mình. Và đó cũng là lời của
Nguyễn Du nói về những người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
-Câu thơ có ý nghĩa khái quát chung về số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến:
Đã mang lấy phận đàn bà thì số phận chung không kể riêng ai là đau khổ, bất hạnh và bi
thảm “Hồng nhan bạc mệnh”.
2- Chứng minh nhận định của Nguyễn Du:
a/-Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ là một người phụ nữ
hoàn hảo: thuỳ mị nết na, tư dung tốt đẹp, một người vợ dịu dàng , đảm đang , chung thuỷ ; một
nàng dâu hiếu thảo, người mẹ hết mực thương con, nhân hậu vị tha (dẫn chứng, phân tích).
Số phận của Vũ Nương hết sức bi thương . Nàng bị chồng là Trương Sinh con trai một hào phú
trong làng, vốn thất học, đa nghi chỉ vì nghe lời ngây ngô dại khờ của con trẻ mắng nhiếc ,đánh
đập, đuổi đi vì chàng nghi ngờ nàng thất tiết. Đau khổ tuyện vọng Vũ Nương đành phải chọn lấy
cái chết tự vẫn ở sông Hoàng Giang để minh oan cho tấm lòng trong trắng của mình.
b/Thuý Kiều trong “Truyện Kiều” của NguyễN Du là một người phụ nữ có sắc, tài, tình trọn
vẹn
-Sắc: Sắc đẹp của nàng đến nổi “Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”.

-Tài :Thông minh, thông thạo cả cầm, kì, thi, họa.
-Tình : Hiếu thảo, thuỷ chung , giàu đức hi sinh và vị tha.
Nhưng số phận của nàng cũng hết sức bi thảm phải sống kiếp “Thanh y hai lượt , thanh lâu
hai lần”. Mười lăm năm lưu lạc, ngụp lặn trong vũng bùn nhơ nhớt nhất của xã hội, có lúc đau
khổ tột cùng nàng cũng mượn cái chết để kết thúc cuộc đời đầy oan nghiệt: gieo mình xuống
sông Tiền Đường tự vẫn. Tuy được cứu sống trở về đoàn tụ với gia đình nhưng quãng đời còn
lại của nàng cũng nhạt nhẽo, vô vị.
c/ Hồ Xuân Hương một nữ sĩ tài sắc – “Bà chúa thơ Nôm” cũng ôm sầu nuốt hận cho kiếp má
hồng trong cái thân phận làm vợ lẽ:
“Chém cha cái kiếp lấy chồng chung
Kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng
Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm.
Cầm bằng làm mướn, mướn không công”.
(Lấy lẽ)
Nhiều đêm xót xa bẻ bàng cho duyên phận Xuân Hương mượn rượu để giải sầu:
“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
Vầng trăng bõng xế khuyết chưa tròn”
(Tự Tình)
Cuối cùng cũng phó thác cuộc đời của mình cho số phận: “Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn, mà em
vẫn giữ tấm lòng son” (Bánh trôi nước)
D /Nàng cung nữ trong ”Cung oán ngâm khúc” của Nguyễn Gia Thiều đẹp đến mức chim sa,
cá lặn được tuyển vào cung vua, phủ chuá . Ngày ngày cung nữ mong chờ được Đức Vua, Chúa
quan tâm ,sủng ái nhưng biết bao cung phi phải sống trong cảnh khắc khoải , đợi chờ để rồi tuổi
xuân qua đi họ trở thành những gái già trong cung cấm.
e/Chinh phụ trong”Chinh phụ ngâm” của Đoàn Thị Điểm phải ôm lấy nỗi sầu cô lẻ, quạnh
quẻ nhớ mong người chồng nơi chiến trận;…
III/Kết bài:
-Khẳng định giá trị của hai câu thơ trong “Truyện Kiều ” của Nguyễn Du và số phận bi thảm
của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
-Liên hệ thực tế về người phụ nữ trong thời kì hiện đại.

BIỂU ĐIỂM
Điểm 12 – 14:
- Bố cục hình thức bài viết tốt, dựng đoạn liên kết đoạn chặt chẽ.
- Nội dung đủ, chính xác, triển khai mạch lạc, có phân tích làm rõ vấn đề, diễn đạt tốt, văn giàu
cảm xúc, nhiều đoạn hay.
Điểm 8 – 11 :
- Bố cục đủ, biết dựng và liên kết đoạn đúng yêu cầu, hình thức rõ ràng.
- Nội dung đủ, đúng, triển khai vấn đề hợp lí, có phân tích diễn đạt trôi chảy, có vài đoạn hay.
Điểm 5 – 7 :
-Bố cục đủ , biết dựng và liên kết đoạn đúng yêu cầu.
-Nội dung đủ, đúng, tỏ ra biết cách dẫn dắt trình bày vấn đề, có phân tích nhưng chưa rõ, diễn đạt
trôi chảy, mắc từ 2-4 lỗi thông thường.
Điểm 2 – 4 :
-Bố cục đủ, có dựng và liên kết đoạn văn đúng yêu cầu.
-Nội dung sơ sài, thiếu dẫn chứng.
Điểm 1:
- Bài viết chỉ nêu vài ý.
Điểm 0:
- Sai phương pháp hoặc không làm bài.

×