Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Đề và đáp án thi học sinh giỏi môn Địa lý 9- THCS TT Bình Dương 2010-2011.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.45 KB, 4 trang )

PHÒNG GD- ĐT PHÙ MỸ ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN (2010-2011)
TRƯỜNG THCS TT BÌNH DƯƠNG MÔN : ĐỊA LÍ 9
ĐỀ ĐỀ XUẤT Thời gian làm bài: 150 phút ( không kể thời gian phát đề)
Câu 1: ( 4.0 điểm)
Cho biết những mặt mạnh và những mặt tồn tại của nguồn lao động nước ta. Vì sao việc
làm đang là một vấn đề kinh tế- xã hội gay gắt ở nước ta? Hướng giải quyết?
Câu 2: ( 3.0 điểm)
Nếu trục Trái Đất thẳng góc với mặt phẳng xích đạo thì có sự thay đổi mùa như hiện nay
không? Khí hậu ở các vùng nhiệt đới, ôn đới , hàn đới như thế nào?
Câu 3: ( 4.0 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, em hãy cho biết :
a. Địa hình có tác động tới khí hậu như thế nào?
b. Trình bày và giải thích tác động của dãy núi Trường Sơn ở nước ta tới khí hậu khu vực
lân cận?
Câu 4: ( 3.0 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, em hãy trình bày những đặc điểm của hệ thống sông ngòi
ở Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ ( Hình dạng và chế độ nước)
Câu 5: ( 6.0 điểm)
Cho bảng số liệu sau:
Sản lượng thuỷ sản ở nước ta:
Đơn vị: nghìn tấn
Năm 1990 1994 1998 2002
Sản lượng
khai thác
728,5 1120,9 1357,0 1802,6
Sản lượng
nuôi trồng
162,1 344,1 425,0 844,8
Tổng số 890,6 1465,0 1782,4 2647,4
a. Căn cứ vào bảng , hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu sản lượng
thuỷ sản thời kì 1990-2002.


b. Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu sản lượng thuỷ sản thời kì 1990-2002.
c. Cần có những giải pháp nào để đẩy mạnh ngành thuỷ thuỷ sản của Việt Nam.
ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM
CÂU NỘI DUNG ĐIỂM
Câu 1
(4.0điểm)
* Những mặt mạnh và mặt hạn chế của nguồn lao động nước ta:
a. Mặt mạnh:
- Có nguồn lao động dồi dào. Mỗi năm tăng thêm 1,1 triệu lao động
- Người lao động Việt Nam cần cù, khéo tay, có kinh nghiệm trong sản xuất
nông – lâm – ngư nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.
- Khả năng tiếp nhận trình độ KHKT nhanh.
- Đội ngũ lao động kĩ thuật ngày càng tăng: hiện nay lao động kĩ thuật có
khoảng 5 triệu người ( chiếm 13% tổng số lao động), trong đó số lao động có
trình độ Cao đẳng, Đại học là 23%.
b. Mặt tồn tại:
- Thiếu tác phong công nghiệp, kĩ thuật lao động chưa cao.
- Đội ngũ cán bộ KHKT và công nhân có tay nghề còn ít.
- Lực lượng lao động phân bố không đều tập trung ở đồng bằng. Đặc biệt lao
động kĩ thuật tập trung ở các thành phố lớn, dần đến tình trạng thiếu việc làm
ở đồng bằng, thất nghiệp ở các thành phố trong khi Trung du và miền núi
thiếu lao động.
- Năng suất lao động thấp. Cơ cấu lao động chuyển dịch chậm, lao động
nông nghiệp chiếm ưu thế.
* Việc làm đang là vấn đề kinh tế- xã hội gay gắt ở nước ta, vì:
- Nguồn lao động dồi dào trong điều kiện nền kinh tế chưa phát triển, chất
lượng của nguồn lao động thấp tạo sức ép đối với vấn đề giải quyết việc làm
ở nước ta.
- Ở nông thôn : Do đặc điểm mùa vụ của sản xuất nông nghiệp và sự phát
triển các ngành nghề ở nông thôn còn hạn chế nên tỉ lệ thiếu việc làm ở nông

thôn là 22,3 % ( năm 2003)
- Ở thành thị: tỉ lệ thất nghiệp cao khoảng 6 %, trong khi thiếu lao động có
trình độ kĩ thuật ở các ngành công nghiệp, dịch vụ, KHKT.
* Hướng giải quyết:
- Đẩy mạnh công tác kế hoạch hoá gia đình.
- Phân bố lại dân cư và lao động. Chuyển từ ĐBSH , DHMT đến Tây Bắc và
Tây Nguyên.
- Đa dạng hoá các hoạt động kinh tế ở nông thôn, phát triển công nghiệp,
dịch vụ ở thành thị. Chú ý các hoạt động công nghiệp vừa và nhỏ để thu hút
lao động.
- Đa dạng hoá các loại hình đào tạo và hướng nghiệp, dạy nghề.
- Có chính sách xuất khẩu lao động hợp lí.
2.0
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
1.0
0,25
0,25
0,25
1.0
0,25
0,25
0,25
0,25

0,25
Câu 2
(3.0điểm)
-Trái Đất có 2 chuyển động đồng thời là tự quay quanh trục và quay xung
quanh mặt trời, trục của Trái Đất nghiêng trên mặt phẳng quỹ đạo 1 góc
66
0
33’. Trong khi chuyển động hướng và độ nghiêng của trục Trái Đất
không thay đổi do đó Trấi Đất lần lượt ngả nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam về
phía Mặt Trời và sinh ra các mùa.
- Nếu trục Trái Đất không nghiêng như hiện nay mà thẳng góc với mặt phẳng
quỹ đạo thì góc chiếu từ mặt trời đến từng vùng trên Trái Đất trong 1 năm sẽ
không thay đổi, do đó sẽ không có các mùa khác nhau như hiện nay ở từng
vùng.
+ Vùng ôn đới lúc đó quanh năm có khí hậu như mùa xuân , ngày và đêm lúc
nào cũng dài bằng nhau.
+ Vùng nhiệt đới: khí hậu không thay đổi gì so với khí hậu hiện nay( luôn
luôn nóng)
+ Vùng cực: quanh năm có ánh sáng và khí hậu đỡ khắc nghiệt, dịu đi nhiều.
1.5
0.75
0,25
0,25
0,25

Câu 3
(4.0điểm)
a. Địa hình có tác động tới khí hậu
- Cùng một vĩ độ, càng lên cao nhiệt độ càng giảm.
- Cùng một dãy núi, sườn đón gió ẩm thổi lên thường mưa nhiều, sang sườn

bên kia độ ẩm giảm, nhiệt độ tăng và sinh ra khô nóng.
- Ở sâu trong lục địa có khí hậu khắc nghiệt hơn gần biển và đại dương.
- Hướng núi và độ cao làm thay đổi hướng gió và tính chất của khối khí mà
gió mang theo như nhiệt, ẩm, mây , mưa…
b. Tác động của dãy Trường Sơn ở nước ta tới khu vực khí hậu lân cận.
- Dãy Trường Sơn chạy theo hướng TB-ĐN tác động làm cho chế độ nhiệt
ẩm, gió, mây, mưa ở hai bên sườn núi này và khu vực lân cận có sự trái
ngược nhau theo mùa.
+ Mùa hạ: Gió mùa Tây và Tây Nam từ Ấn Độ Dương qua vịnh Thái Lan
mang theo nhiều hơi nước gặp dãy Trường sơn ngăn lại gây mưa nhiều ở
sườn Tây. Vượt qua Trường sơn sang sườn Đông trở nên khô, nóng ( còn gọi
là gió Lào).
+ Mùa Thu và Đông: gió mùa thổi theo hướng ngược lại, gió Đông và ĐB
qua biển gặp sườn Đông Trường Sơn đón gió ngưng tụ gây mưa nhiều vào
mùa thu, mùa đông, đến khi vượt Trường Sơn sang sườn Tây lại trở nên khô
hạn.
2.0
0.5
0.5
0.5
0.5
2.0
0.5
0.75
0.75
Câu 4
(3.0điểm)
* Sông ngòi Bắc Bộ:
Gồm các hệ thống sông Hồng, Thái Bình, Kì Cùng- Bằng Giang, Mã
- Sông ngòi Bắc Bộ có chế độ nước rất thất thường. Mùa lũ kéo dài 5 tháng,

cao nhất tháng 8. Lũ tập trung nhanh và kéo dài do các sông ở đây có dạng
nan quạt . một số sông nhánh chảy giữa các cánh cung núi qui tụ về đỉnh tam
giác sông Hồng.
- Tiêu biểu là hệ thống sông Hồng gồm 3 sông chính: sông Hồng, sông Lô,
sông Đà hợp lưu ở gần Việt Trì và chảy theo hướng TB- ĐN.
* Sông ngòi Trung Bộ:
Gồm các hệ thống sông cả, sông Thu Bồn, sông Ba.
- Sông ngòi Trung Bộ thường ngắn và dốc, lưu lượng nhỏ, ít phù sa, phân
thành nhiều lưu vực nhỏ đối lập. Lũ lên rất nhanh và đột ngột là khi gặp mưa
và bão lớn. Mùa lũ tập trung vào cuối năm từ tháng 9 đến tháng 12. Ngoài ra
các sông ở đây còn có lũ tiểu mãn vào tháng 5,6,7. Tiêu biểu là sông Cả.
* Sông ngòi Nam Bộ:
Gồm hai hệ thống sông Đồng Nai và sông Mê Công.
- Sông có lượng nước chảy lớn ,chế độ nước theo mùa nhưng điều hoà hơn
sông ngòi Bắc Bộ và Trung Bộ. Mùa lũ từ tháng 7 đến tháng 11, lũ cao nhất
là vào tháng 10.
- Tiêu biểu là sông Mê Công, thuỷ chế đơn giản và điều hoà. Nước sông lên
từ từ trong mùa lũ dài từ 5-6 tháng( T7-T11). Vì dòng sông dài có dạng lông
chim, lưu vực lớn, chịu tác động mạnh của thuỷ triều.
1.0
1.0
1.0
Câu 5
(6.0điểm)
a. Vẽ biểu đồ
- Vẽ biểu đồ miền, yêu cầu:
+ Xử lí số liệu.
Tỉ trọng ngành khai thác và nuôi trồng thuỷ sản nước ta:(%)
Năm 1990 1994 1998 2002
Khai thác 81,8 76,5 76,2 68,1

Nuôi trồng 18,2 23,5 23,8 31,9
+ Vẽ chính xác, đẹp.
+ Có bảng chú giải, tên biểu đồ…
+ Khoảng cách năm chính xác.
2.0
0.5
1.0
0.25
0.25
b.* Nhân xét:
- Giảm tỉ trọng ngành khai thác( dẫn chứng ).
- Tăng tỉ trọng ngành nuôi trồng. ( dẫn chứng ).
* Giải thích: Ngành nuôi trồng được tăng cường đầu tư, phát triển mạnh;
thức ăn được đảm bảo đặc biệt là thức ăn công nghiệp, thị trường tiêu thụ mở
rộng … với các sản phẩm như cá tra, cá ba sa, tôm hùm….
c. Những giải pháp:
- Có vốn đầu tư huy động từ nhân dân , vốn vay nhà nước và vốn vay nước
ngoài để tăng cường và hiện đại hoá các cơ sở vật chất –kĩ thuật.
- Chú trọng giống con nuôi và nguồn thức ăn, phòng trừ dịch bệnh.
- Cải tạo các cảng cá đổi mới công nghệ chế biến, nâng cao chất lượng thuỷ
sản chế biến.
- Điều tra nguồn lợi thuỷ sản xây dựng kế hoạch khai thác chế biến và thu
mua.
- Quy định số kượng tàu bè khai thác gần bờ, nghiêm cấm hành vi khai thác
mang tính huỷ diệt, đẩy mạnh việc khai thác xa bờ gắn liền với bảo vệ an
ninh quốc phòng trên biển.
- Bảo vệ môi trường chống ô nhiễm mặt nước.
0.5
1.0
2.5

0,5
0.5
0.25
0.5
0.5
0.25

Bình Dương, ngày 20 tháng 09 năm 2010


Lê Thị Thu Thảo

×