Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đề và đáp án thi học sinh giỏi môn Ngữ văn 9- THCS TT Bình Dương 2010-2011.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.17 KB, 3 trang )

PHÒNG GD – ĐT PHÙ MỸ ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 – NĂM HỌC 2010-2011
TRƯỜNG THCS TT BÌNH DƯƠNG MÔN: NGỮ VĂN
ĐỀ ĐỀ XUẤT Thời gian làm bài: ( không kể thời gian phát đề)

Câu 1:(4điểm) Gọi tên và phân tích hiệu quả thẩm mĩ của các biện pháp tu từ về từ trong
đoạn thơ sau:
Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng.
(Nhớ con sông quê hương-Tế Hanh)
Câu 2: (6điểm) “Sống trong đời sống
Cần có một tấm lòng
Để làm gì em biết không?
Để gió cuốn đi!”
(Trịnh Công Sơn)
Từ ý tưởng trong lời bài hát của Trịnh Công Sơn, em hãy viết một bài nghị luận có nhan
đề “Tấm lòng”.
Câu 3:(10điểm) Kể lại chuyện Người con gái Nam Xương, tác giả Nguyễn Dữ muốn để
người đọc suy nghĩ những duyên cớ sâu xa khiến một con người dung hạnh như Vũ Nương bị
dẫn tới chỗ không thể sống được nữa.
Hãy làm rõ những duyên cớ sâu xa ấy qua việc phân tích tác phẩm nói trên.
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
– NĂM HỌC 2010-2011 MÔN: NGỮ VĂN
Câu 1-(4điểm)
*Nhà thơ đã sử dụng biện pháp ẩn dụ ,so sánh và nhân hoá.(2điểm)
- So sánh : tâm hồn tôi là một buổi trưa hè.
- Ẩn dụ: nước gương trong
- Nhân hoá : soi , tóc (hàng tre)
*Phân tích giá trị đặc sắc của các biện pháp tu từ ( con sông , hàng tre những sự vật ấy được
thổi vào hình bóng con người, trờ nên thân thiết. và tâm hồn nhà thơ, nỗi nhớ của ông làm cho


con sông ấy như lung linh, huyền diệu. nó không còn là dòng sông thực mà trở thành dòng
sông tâm hồn, gợi ước mơ trở về tuổi nhỏ, trở về những kỉ niệm mộng mơ) (2điểm)
Câu 2-(6 điểm)
* Giải thích ý tưởng trong lời bài hát của Trịnh Công Sơn (3điểm)
+ Trong đời sống, mỗi con người cần có “một tấm lòng” (lòng yêu thương, sự cảm thông,
sự đồng cảm, lòng vị tha, cao thượng, nhân ái,…) không phải mong được người khác ghi
nhận, không phải để được trả ơn, để phô trương hay trang sức cho bản thân mà để … “gió
cuốn đi”.
+ “Gió cuốn đi” là cách diễn đạt hình ảnh để nói thứ tình cảm thuần khiết, không vụ lợi.
Đơn giản đó chỉ là lòng tốt để được là “Người”.
* Bày tỏ suy nghĩ, quan điểm của bản thân về đề tài “Tấm lòng” (3điểm)
Có thể giả định một sự việc, một câu chuyện về một lối ứng xử thế nhân ái trong mối quan
hệ giữa con người với con người, từ đó bộc lộ quan điểm của người viết…
Câu 3-(10 điểm)
1 -Yêu cầu chung
-Thể loại: Nghị luận văn học
- Nội dung: Làm rõ duyên cớ sâu xa bi kịch Vũ Nương
- Hình thức : Trình bày sạch đẹp; bố cục mạch lạc, diễn đạt lưu loát, lời văn trong sáng giàu
cảm xúc, các ý được phân tích sâu sắc , dẫn chứng sát hợp, không mắc lỗi các loại.
2- Yêu cầu cụ thể:
A-Mở bài : (1điểm)
- Biết cách dẫn dắt vấn đề.
- Trích dẫn nhận định.
B-Thân bài (8 điểm)
Phân tích dẫn chứng làm rõ nguyên nhân khiến một con người dung hạnh như Vũ
Nương bị dẫn tới chỗ không thể sống được nữa. (6điểm)
- Bi kịch của Vũ Nương bắt đầu từ chiến tranh
- Nguyên nhân trực tiếp từ người chồng Trương Sinh-một kẻ thất học…
- Nguyên nhân sâu xa là từ những bất công, thối nát của xã hội phong kiến
*Liên hệ và bình thêm với các nhân vật nữ khác trong Truyện Kiều , Bánh trôi nước… để

thấy rõ hơn nữa số phận bi đát cuả người phụ nữ dưới chế độ xã hội phong kiến, họ bị chà
đạp và đầy bất hạnh… (1điểm)
*Nêu thái độ của tác giả (1điểm)
C- Kết bài: (1điểm)
- Khẳng định lại vấn đề
- Liên hệ người phụ nữ trong xã hội ta ngày nay.

×