Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đề và đáp án thi học sinh giỏi môn Ngữ văn 9- THCS TT Phù Mỹ 2010-2011.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.84 KB, 3 trang )

PHÒNG GD – ĐT PHÙ MỸ
TRƯỜNG THCS TT PHÙ MỸ
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC: 2010 – 201
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian : 150 phút ( không kể thời gian phát đề )
Câu 1 (6,0 điểm) Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn sau:
“Đang vào mùa rừng dầu trút lá. Tàu lá dầu liệng xuống như cánh diều, phủ vàng
mặt đất. Mỗi khi có con hoẵng chạy qua, thảm lá khô vang động như có ai đang bẻ
chiếc bánh đa. Những cây dầu con mới lớn, phiến lá đã to gần bằng lá già rụng
xuống. Lá như cái quạt nan che lấp cả thân cây.”
( Rừng miền Đông” – Chu Lai)
Câu 2: ( 14,0 điểm) Có ý kiến cho rằng: “ Truyện Lục Vân Tiên phản ánh cuộc đấu
tranh giữa cái thiện và cái ác trong một xã hội phong kiến suy tàn”. Qua một số tác
phẩm văn học trung đại đã học và đọc thêm, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

Hết


ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
MOÂN : NGỮ VĂN – Lớp 9
Câu ĐÁP ÁN B.điểm
1
Về hình thức:
Trình bày dưới dạng một bài văn ngắn, có bố cục ba phần; chữ viết rõ
ràng, sạch đẹp; văn phong lưu loát; không mắc lỗi.
Về nội dung:
Cần đảm bảo các ý sau:
-Cảm nhận được cảnh sắc thiên nhiên của một khu rừng vào mùa rụng lá
qua một số hình ảnh: lá vàng, thảm lá khô.
-Cảm nhận được cái hay trong cách sử dụng từ ngữ giàu sức gợi của tác
giả.


-Đoạn văn có sự kết hợp hài hòa giữa các biện pháp: so sánh, nhân hóa,
liên tưởng, đã vẽ nên một bức tranh về khu rừng thơ mộng có màu sắc,
âm thanh, hình ảnh đặc trưng.
*Tóm lại: Đoạn văn là sự cảm nhận tinh tế của tác giả khi khu rừng vào
mùa rụng lá.
(6.0 )

( 1.0 )
(5.0)

0.5
2.0
2.0
0,5
2 Bài làm cần đạt những yêu cầu định hướng sau:

Về hình thức:
-Viết đúng thể loại văn nghị luận.
-Bố cục rõ ràng, diễn đạt rõ ý, hành văn lưu loát.
-Văn viết có cảm xúc, có những phát hiện riêng, tỏ ra có năng lực văn
chương.

Về nội dung:
A-Mở bài:
-Biết cách dẫn dắt.
-Trích dẫn ý kiến.
B-Thân bài:
1-Giải thích: Cái thiện, cái ác trong truyện Lục Vân Tiên:
- Cái thiện: được thể hiện qua những nhân vật như: Lục Vân Tiên, Hớn
Minh, Tử Trực, ông Ngư, Kiều Nguyệt Nga… Họ là những người hiền

lành, tốt bụng, hiếu thảo, thủy chung, trong sạch, sống nhân nghĩa.
- Cái ác: được thể hiện qua những nhân vật như: Trịnh Hâm, Bùi Kiệm,
Đặng Sinh, Thái sư,…đều là những kẻ xấu xa: ích kỉ, độc ác, nham hiểm,
vong ơn bội nghĩa, ỷ quyền thế ức hiếp dân lành.
 Trong XH phong kiến, cái ác luôn tồn tại và làm hại dân lành => XH
PK suy tàn.
Thiện và ác trong tác phẩm chính là sự tương phản về hành động, việc
làm, suy nghĩ giữa hai tuyến nhân vật trên và cuối cùng cái thiện bao giờ
cũng chiến thắng cái ác.
2- Chứng minh:
- “Chuyện người con Nam Xương”: Vũ Nương ( thiện)- Trương Sinh ( ác).
- Truyện Kiều: tiêu biểu là Thúy Kiều, Từ Hải (thiện), - thằng bán tơ, Mã
(14)

( 2,0 )
(12.0 )
1.5
3.0
5,0
Giám Sinh, Tú Bà, Hồ Tôn Hiến …( ác)
- Trong XHPK: tồn tại tư tưởng trọng nam khinh nữ, người phụ nữ bị rẻ
rúng, bị coi thường, chỉ là trò mua vui cho bọn vua chúa, cho những kẻ
có quyền chức xấu xa ( trong “ Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc,
thơ Hồ Xuân Hương).
*Càng bị kẻ ác chèn ép, bị đối xử bất công thì họ càng tìm mọi cách vươn
lên, càng sống đẹp hơn, luôn muốn khẳng định mình có lúc để bảo vệ
danh dự, họ sẵn sàng chọn “chết trong còn hơn sống đục”.
* Qua những cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa chính nghĩa và
phi nghĩa, Nguyễn Đình Chiểu như muốn nói với mọi người: sống ở trên
đời, con người cần phải có đạo đức, nhân ái, trung hậu, thủy chung, biết

xả thân vì việc nghĩa như vậy mới là sống đẹp.
3- Liên hệ: những tấm gương sống đẹp trong XH hiện nay:
C-Kết bài:
- Ý nghĩa cơ bản rút ra từ cuộc giao tranh: con người phải biết sống đẹp.
Đó cũng là bài học quí về đạo lí làm người cho thế hệ trẻ chúng ta hôm
nay.
2.0
1,5

×