Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tin 11-cau truc re nhanh(Tiét)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.86 KB, 2 trang )

Giáo án Tin 11 Chương III: CẤU TRÚC RẼ NHÁNH VÀ LẶP
Tiết 11: CẤU TRÚC RẼ NHÁNH
Ngày soạn: 22/10/2009
Lớp dạy: 11/3,4,5,7,9,10
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Hiểu nhu cầu của cấu trúc rẽ nhánh trong biểu diễn thuật toán.
- Mô tả được câu lệnh rẽ nhánh (dạng thiếu và dạng đủ).
- Mô tả được câu lệnh ghép.
2. Kĩ năng:
- Sử dụng cấu trúc rẽ nhánh trong mô tả thuật toán của một số bài toán đơn giản.
- Viết được các lệnh rẽ nhánh và áp dụng để thực hiện được thuật toán của các bài toán đơn giản.
3. Thái độ:
- Rèn luyện tính logic trong tư duy.
II. Phương tiện hỗ trợ:
- Sử dụng bảng phụ để vẽ các sơ đồ trong SGK
III. Phương pháp: Gợi mở, vấn đáp
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Thông qua
3. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung trọng tâm
- Nêu ví dụ thực tiễn minh
họa cho cấu trúc rẽ nhánh.
(SGK).
Yêu cầu học sinh tìm thêm
một số ví dụ tương tự.
Từ các ví dụ đó ta có thể thấy
được một số mệnh đề có


dạng:
- Nếu thì
- Nếu thì ngược
lại thì
- Yêu cầu học sinh nêu các
bước để giải bài toán trên.
Qua cách giải trên thì bài
toán này có xuất hiện cấu trúc
rẽ nhánh (xét giá trị ∆)
Gv hướng dẫn cho học sinh
hình dung rõ hơn qua sơ đồ
hình 4.
Mọi NNLT đều có các câu
lệnh để mô tả cấu trúc rẽ
nhánh, Pascal dùng câu lệnh
If-then
Hs: theo dõi và tìm
ví dụ tương tự.
Trả lời
1. Rẽ nhánh
Cấu trúc dùng để mô tả các mệnh đề
- Nếu thì
- Nếu thì ngược lại thì
được gọi là cấu trúc rẽ nhánh thiếu và đủ.
Ví dụ: Giải phương trình bậc hai:
ax
2
+ bx + c =0 (a = 0)
Để giải phương trình bậc 2, ta phải:
Tính ∆ = b² - 4ac;

Xét giá trị ∆
- Nếu ∆ < 0 thì phương trình vô nghiệm
- Nếu ∆ ≥ 0 thì phương trình có nghiệm
(Nếu ∆<0 thì phương trình vô nghiệm ngược
lại thì phương trình có nghiệm)
2. Câu lệnh If- then
Tương ứng với hai loại mệnh đề rẽ nhánh
câu lệnh If- then có 2 dạng sau:
- Dạng thiếu:
If <điều kiện> Then <câu lệnh>;
- Dạng đầy đủ:
If <điều kiện> Then <câu lệnh 1> Else
<câu lệnh 2>;
Trong đó:
- Điều kiện: là biểu thức quan hệ hoặc biểu
thức Logic.
- Câu lệnh, câu lệnh 1, câu lệnh 2 là một câu
lệnh nào đó của Pascal.
GV: Nguyễn Thị Anh Thư Trường THPT Phạm Phú Thứ
Giáo án Tin 11 Chương III: CẤU TRÚC RẼ NHÁNH VÀ LẶP
- Yêu cầu HS nghiên cứu
SGK đưa ra ý nghĩa của các
câu lệnh.
GV dùng bảng phụ vẽ sơ đồ
hình 5 + hình 6 diễn giải ý
nghĩa 2 dạng trên.

**Lưu ý các em sau Then và
sau Else chỉ có một lệnh
chương trình.

- Trong câu lệnh IF - THEN
muốn thực hiện nhiều lệnh
sau Then hay nhiều lệnh sau
Else làm thế nào?
 Khi đó ta cần gộp nhiều
lệnh đó lại và coi đó là một
câu lệnh trong chương trình.
Các ngôn ngữ lập trình
thường có cấu trúc để giúp ta
thực hiện điều này.
 Chỉ rõ đâu là lệnh ghép
trong câu chuỗi lệnh này.
Trả lời
Phát biểu ý kiến
của mình
Trả lời
Ý nghĩa các câu lệnh:
- Dạng thiếu: nếu điều kiện đúng thì câu lệnh
được thực hiện, nếu điều kiện sai thì không
thực hiện gì.
- Dạng đủ: Nếu điều kiện đúng thì thực hiện
câu lệnh 1, nếu điều kiện sai thì thì thực hiện
câu lệnh .
Ví dụ 1: nếu

<0 thì phương trình vô
nghiệm.:
If DELTA <0 Then Write('PT vo nghiem')
Ví dụ 2:
If (a mod 3) =0 then write(a,' chia het cho 3')

Else write(a,' khong chia het cho 3);
3. Câu lệnh ghép:
- Trong ngôn ngữ Pascal, câu lệnh ghép có
dạng:
Begin
<Các câu lệnh>
End;
Chú ý:
- Sau End phải có dấu chấm phẩy (;) và trước
Else không chứa dấu chấm phẩy (;)
- Từ nay nói đến câu lệnh thì đó có thể là câu
lệnh đơn hoặc là câu lệnh ghép.
Ví dụ: Đoạn chương trình sau trong ngôn ngữ
Pascal có sử dụng câu lệnh ghép
If delta <0 then writeln(' phương trình vô
nghiệm')
Else
Begin
x1:= (-b -sqrt(b*b-4*a*c))/(2*a);
x2:= -b/a-x1;
writeln('x1= ',x1:6:3, 'x2=',x2:6:3);
End;
4. Củng cố, dặn dò
- Nhắc lại cấu trúc câu lệnh If- then, If- then - Else, câu lệnh ghép.
- Xem trước mục 4.
- Trả lời các câu hỏi trong SGK 1,2,4/51.
V. Rút kinh nghiệm
GV: Nguyễn Thị Anh Thư Trường THPT Phạm Phú Thứ

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×