Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

một số vấn đề vấn đề về môi trường và những cơ hội cho giáo dục đại học liên quan đến việc sử dụng nguồn nước từ các trang trại nuôi cá tra ở đồng bằng sông cửu long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (585.72 KB, 12 trang )

512
* Thạc sĩ
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ MÔI TRƯỜNG & NHỮNG CƠ HỘI
CHO GIÁO DỤC ĐẠI HỌC LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG
NGUỒN NƯỚC TỪ CÁC TRANG TRẠI NUÔI CÁ TRA (PANGASIUS
HYPOPTHLAMUS) Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, VIỆT NAM


Chau Thi Đa*, Ken Phillips, Thái Huỳnh Phương Lan
Khoa Nông Nghiệp và Tài Nguyên Thiên Nhiên, Trường Đại Học An Giang


Tóm tắt
Trước những áp lực ngày càng lớn đối với việc sử dụng nguồn tài nguyên nước,
cần phải tăng khối lượng nước để phục vụ cho nền nông nghiệp và thủy sản ở Đồng Bằng
Sông Cửu Long (ĐBSCL) cho sản xuất nông nghiệp, bài báo này tìm hiểu tầm quan trọng
của việc sử dụng nguồn tài nguyên nước ngọt và việc quản lý chất lượng nước phục vụ
cho hệ thống trang trại thủy sản cá tra và basa bền vững. Các nhà khoa học cũng đã
nhận thấy rằng việc nuôi trồng thủy sản ảnh hưởng đến chất lượng nước không chỉ xảy
ra tại một vùng nuôi mà còn ảnh hưởng đến các vùng lân cận khác của ĐBSCL. Các nhà
khoa học cũng đã chỉ ra rằng một số cơ hội thiết thực cho giáo dục bậc cao liên quan
đến việc sử dụng nguồn tài nguyên nước để trả lời một câu hỏi rất quan trọng đó là còn
bao lâu nữa nghề nuôi cá tra và basa có thể được bền vững. Các mô hình nuôi cá tra ở
ĐBSCL bao gồm mô hình nuôi cá trong ao đất, nuôi trong bè (trên sông), hoặc nuôi đăng
quầng (dọc theo vùng bãi bồi ven sông và các cù lao). Lịch sử phát triển nghề nuôi cá tra
cho thấy mô hình nuôi cá tra trong ao đất được xem là thành công nhất trong nền công
nghiệp ngành thủy sản của Việt Nam. Ao nuôi cá tra được đào sâu và chiều cao mực
nước đạt khoảng từ 3,5 - 4,0 m (thậm chí có thể lên đến trên 6 m). Điều này nhằm phục
vụ cho mục đích lấy được nguồn nước dồi dào và để có thể thả cá ở mật độ cao trên đơn
vị diện tích mặt nước, và nhằm giúp ngăn chặn cá thất thoát ra ngoài trong mùa lũ. Hầu
hết các trang trại nuôi cá tra ở các tỉnh ĐBSCL có mật độ thả rất dày, trung bình khoảng


40 con m
-2
, có một vài trường hợp lên đến 70 con m
-2
.
Hầu hết những người nuôi cá tra ở ĐBSCL chưa có nhận thức tốt về tình trạng ô
nhiễm môi trường. Các luật lệ về môi trường cũng chưa được nông dân tuân thủ hoặc
chưa được áp dụng một cách tốt nhất. Để việc nuôi cá tra bền vững thì cần đẩy mạnh và
áp dụng cách thực hành quản lý tốt nhất (BMPs), ứng dụng cách thực hành nông nghiệp
(thủy sản) tốt (GAP), khuyến khích cả nông dân, các nhà máy chế biến thủy sản và các
công ty áp dụng tốt các tiêu chuẩn quốc tế trong việc quản lý chất lượng như SQF-1000
và HACCAP.



513
I. Giới thiệu
Khủng hoảng về nguồn tài nguyên
nước trên thế giới ngày nay càng được
nhận thấy trong thập niên qua và cần phải
có hành động phối hợp để sử dụng nguồn
tài nguyên này một cách hiệu quả hơn
trong phục vụ nông nghiệp, nuôi trồng
thủy sản và cả cho con người sử dụng.
Chúng ta biết rằng ở phần lớn các vùng
Châu Phi, Châu Á và Châu Mỹ Latinh,
nguồn tài nguyên nước ngọt và thủy sản
là nguồn tài nguyên rất quan trọng cho
các hộ nghèo ở nông thôn (Dugan và ctv.,
2006). Trong những năm gần đây, sản

lượng thủy sản đã gia tăng trên khắp thế
giới, chủ yếu do nhu cầu tiêu thụ các sản
phẩm thủy sản tăng, và nhu cầu có nguồn
thức ăn mới. Hệ thống trang trại công
nghiệp cá nước ngọt Catfish (Pangasius
hypophthalmus), còn được gọi là cá Tra ở
Việt Nam đã phát triển rất mạnh trong
những năm gần đây và đã trở thành ngành
công nghiệp thủy sản quan trọng ở Đồng
Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) của Việt
Nam.
Hệ thống trang trại công nghiệp
nuôi loài cá nước ngọt này đã chứng minh
là một nghề quan trọng giúp tăng mức
sống của người dân ở ĐBSCL bởi vì nó là
một nguồn prôtein, giải quyết công ăn
việc làm, thu nhập, trao đổi ngoại tệ, và
có giá trị thương mại cao và được cả thị
trường trong và ngoài nước ưa chuộng.
Tuy nhiên, ngành công nghiệp nuôi trồng
thủy sản đã không còn đáp ứng được
mong đợi như ban đầu bởi vì trong một
vài khía cạnh nó đã dẫn đến những thảm
họa về môi trường (Pullin, 1993). Sự mở
rộng và phát triển nhanh nuôi thâm canh
thủy sản đã tạo ra các vấn đề kinh tế xã
hội và môi trường nghiêm trọng. Mặc dù
sự phát triển này tạo ra lợi nhuận và thu
nhập, nó cũng gây ra những mối nguy hại
và tác động xấu đến môi trường, như ô

nhiễm hoặc thay đổi sự đa dạng sinh học
(Tovar và ctv., 2000). Những tác động về
môi trường của ngành nuôi công nghiệp
thủy sản này cũng tương tự như tác hại
của các chất thải từ các ngành công
nghiệp khác; chúng cũng gây ra những
ảnh hưởng nghiêm trọng như sự phú
dưỡng, sự thiếu oxygen và gây ra sự ô
nhiễm nguồn nước xung quanh, ảnh
hưởng đến môi trường sống của các sinh
vật khác, làm thay đổi hay gây bất lợi cho
các hệ sinh thái môi trường và thậm chí
không thể sử dụng nguồn nước này cho
các mục đích khác, bao gồm nuôi và thu
hoạch các loài thủy sinh tự nhiên khác
(Folke & Kautsky, 1992).
Nguồn cung cấp đầu vào trong hầu
hết các hệ thống nuôi cá tra thâm canh ở
ĐBSCL là thức ăn dưới dạng thức ăn tự
chế và thức ăn viên (hay còn gọi là thức
ăn công nghiệp). Các loại thức ăn này
phần nào được chuyển hóa thành sinh
khối của cá và phần còn lại bị thải vào
nước ở dạng chất rắn lơ lững hoặc vật
chất đã hòa tan như carbon, nitrogen và
phosphorous. Những chất thải này bắt
nguồn từ thức ăn dư thừa, cặn và phân,
chất bài tiết qua mang và thận của cá
nuôi. Các chất gây ô nhiễm khác là phần
còn lại của thuốc và hóa chất dùng để xử

lý nước, phòng ngừa và điều trị bệnh (Da
& Berg, 2009). Ngoài ra theo Lin & Yi

514
(2003) một phần chất thải trong quá trình
nuôi lắng dưới đáy ao đã được nạo quét
và bơm ra sông trong lúc thu hoạch và
sau khi thu hoạch (Lin & Yi, 2003). Vì
vậy việc nuôi cá tra đã trở thành một vấn
đề môi trường nghiêm trọng, khi mà thức
ăn thừa và các cặn bã khác của cá cùng
với các chất rắn lơ lửng và các chất dinh
dưỡng vô cơ đã làm gia tăng nhu cầu oxy
hóa sinh (BOD) và sự phú dưỡng trong
nước (Muir, 1982).
Bài viết này cung cấp số liệu cơ
bản về tình hình nuôi hiện tại, chi tiết đầu
vào và đầu ra của các trang trại nuôi cá
tra, đồng thời cũng phân tích tổng quan
về những ảnh hưởng môi trường đến việc
sử dụng nguồn tài nguyên nước trong các
hệ thống nuôi cá tra thâm canh. Bài báo
này chỉ ra ảnh hưởng của việc nuôi trồng
thủy sản lên chất lượng nước ở các vùng
lân cận của Đồng bằng Sông Cửu Long
và cũng đã nhận ra những cơ hội hiện tại
cho sự giáo dục bậc cao liên quan đến
việc sử dụng nguồn tài nguyên nước để
trả lời câu hỏi còn bao lâu nữa việc nuôi
cá tra có thể được bền vững.

II. Sơ lược về Đồng bằng Sông Cửu
Long, Việt Nam
Sông Mêkông (được gọi là Sông
Cửu Long ở Việt Nam), với lượng dòng
chảy trung bình là 15.000m
3
s
-1
(là dòng
sông cao nhất thứ 10 của thế giới), chảy
qua 4.880 km qua sáu nước, và chia thành
bảy nhánh quan trọng khi chảy vào Đồng
Bằng Sông Cửu Long (Zalinge et al.,
2004). Sông Mêkông tách ra thành Sông
Tiền và Sông Hậu, và đã hình thành các
đường thủy đan chéo với nhau, và các hệ
thống thủy lợi tạo môi trường thuận lợi
cho ngành nông nghiệp và thủy sản. Vùng
này nằm ở miền Nam Việt Nam giữa vĩ
độ 9
0
42’ 43.92
"
Bắc và 10
0
19’ 27.87
"

Bắc và kinh độ 106
0

10’ 12.35
"
Đông và
106
0
51’ 12.71
"
Đông. Khí hậu có 2 mùa:
mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 và mùa
mưa từ tháng 5 đến tháng 9. ĐBSCL sản
xuất 90% lúa, 60% hải sản, 70% cây ăn
quả và hoa màu xuất khẩu của cả nước
Việt Nam. Diện tích mặt nước chiếm
khoảng 67,2%. Vùng này có nhiều hoạt
động nuôi trồng thủy sản và là nơi có
tiềm năng sản xuất thủy sản rất cao (Sub-
Institute of Water Resources Planning,
2003). Các tỉnh An Giang, Đồng Tháp và
Cần Thơ là trung tâm sản xuất cá tra
chính ở ĐBSCL và nằm ở lưu vực thấp
của sông Mêkông, đầu nguồn ĐBSCL ở
Việt Nam.
III. Tình trạng nuôi cá tra ở Đồng
Bằng Sông Cửu Long
Kỹ thuật nuôi (phương pháp nuôi)
rất đa dạng, từ dạng nuôi ao qui mô nhỏ
đến các qui mô lớn (qui mô công nghiệp).
Các hệ thống nuôi cá tra chính ở ĐBSCL
là: ao đất, bè nổi và nuôi đăng quầng ở
vùng nước tự nhiên. Sự phát triển của hệ

thống nuôi bè và nuôi đăng quầng đã
giảm dần theo thời gian dựa trên sự kém
hiệu quả kinh tế của mô hình này như cá
nuôi chậm lớn, tỉ lệ sống thấp, sự bùng
phát dịch bệnh thường xuyên và sự ô
nhiễm nước. (Phuong & Oanh, 2009). Vì
vậy, nuôi cá tra trong bè và đăng quầng
phát triển chỉ trong khoảng thời gian ngắn
từ năm 2000 đến 2004 khi so với nuôi
trong ao. Các phương pháp nuôi này đã

515
giảm đáng kể và không còn quan trọng
trong việc nuôi cá tra và cá tra được thay
thế bởi các loài cá khác như cá rô phi
(Oreochromis), cá chim trắng
(Colossoma macropomum) và cá chình
(Anguillidae). Cho đến nay, phương pháp
nuôi cá tra trong ao đang được xem là
thành công trong hệ thống nuôi thủy sản ở
Việt Nam.
Quy mô nuôi của hầu hết ao cá tra
hiện nay ở ĐBSCL thường là quy mô
nuôi nhỏ. Tuy nhiên, việc nuôi cá tra
trong ao đã cung cấp 200.000 việc làm
trong hơn 80 công ty chế biến thủy sản và
các trại nuôi cá, chủ yếu là phụ nữ.
(VASEP, 2009). Diện tích nuôi cá tra
được dự kiến sẽ tăng đạt 8.600 ha với sản
lượng là 1,5 triệu tấn/năm, tạo công ăn

việc làm cho khoảng 20.000 đến 23.000
lao động trong năm 2010 và sản lượng sẽ
tiếp tục tăng từ 11.000 ha năm 2015 lên
13.000 ha năm 2020 (MARD, 2009).
IV. Các nhân tố chính trong việc
nuôi cá tra
Các nhân tố kỹ thuật chính ở các
ao nuôi cá trong vùng khảo sát là hầu hết
các nông dân nuôi cá tra trong ao qui mô
nhỏ phát triển và ứng dụng các kỹ thuật
do tự học hoặc học từ những người láng
giềng. Ao được thiết kế sâu, mực nước
cao từ 3,5 đến 4m (hoặc thậm chí 6 m ở
một vài trường hợp). Đào ao sâu để có
được nguồn nước dồi dào và có thể thả cá
ở mật độ dày và ngăn ngừa cá thoát ra
ngoài trong mùa lũ. Điều này khác xa với
thiết kế ao để nuôi cá tra Châu Phi, tôm
và các loài khác ở Việt Nam, cũng như ở
các nước Châu á khác. Nghiên cứu này
cũng ghi nhận mật độ trung bình thả cá
cũng rất cao (35-40 con m
-2
), nhưng có
một vài nghiên cứu khác đã báo cáo mật
độ cá thả cao hơn 52,8 con m
-2
(Phuong
& Oanh, 2009) và thậm chí cao hơn 75
con m

-2
(Liem et al., 2009) ở các trại nuôi
công nghiệp.
Mật độ cá thả này cao so với mật
độ khuyến cáo 20,5 con m
-2
, được báo
cáo bởi Phương (Phuong và ctv., 2004).
Do đặc điểm sinh học của loài này có hô
hấp bằng khí trời, chế độ trao đổi nước
cao và kèm theo việc cải tiến các kỹ thuật
nuôi, loài cá này có khả năng phát triển
tốt trong điều kiện mật độ thả dày. Tuy
nhiên, xét về những khía cạnh quan trọng
nhất để tăng hiệu quả sản xuất đó là cần
nghiên cứu về mối quan hệ giữa mật độ
thả, chất lượng nước, chất lượng thức ăn
và cách cho ăn. Xu hướng thả cá với mật
độ cao trong ao nuôi khiến cho những
người nuôi trồng thủy sản hướng tới việc
sử dụng thức có ăn chất lượng cao đầy đủ
các chất dưỡng thiết yếu (Hardy, 2008).
4.1. Nước thải và quản lý chất lượng
nước
Một vài hộ nuôi cá tra không thay
nước trong suốt quá trình nuôi (5-6
tháng). Tuy nhiên, hầu hết các hộ nuôi
luôn cấp thêm nước mỗi ngày hoặc định
kỳ để bù đắp lượng nước rò rỉ, bay hơi và
để duy trì ổn định mực nước. Ngoài ra,

vài hộ nuôi cũng bơm hút các chất thải
rắn và những chất cặn bã tích tụ ở dưới
đáy ao mỗi tháng. Vào lúc thu hoạch, các
chất cặn ở đáy ao và nước thải trong ao
được bơm ra ngoài và phơi khô đáy ao
trong vòng 1 đến 2 tháng trước khi bắt

516
đầu mùa vụ nuôi mới. Hầu hết người
nuôi cá khoảng (45–60%) ở 3 tỉnh An
Giang, Đồng Tháp và Cần Thơ bơm nước
thải của ao trực tiếp ra sông và kênh rạch.
Khoảng 55% các hộ nuôi ở An Giang thải
nước thải trực tiếp vào ruộng lúa, so với
khoảng 45% ở Đong Tháp và 28% ở Cần
Thơ.
4.2. Sử dụng thuốc và hóa chất
Hầu hết nông dân đều xử lý ao
nuôi của họ giữa các kỳ nuôi (vụ nuôi).
Các chất cặn tích tụ ở đáy ao thì thường
được xử lý bằng cách rãi vôi, nạo quét
bùn, xử lý muối và sau đó phơi khô 15-30
ngày trước khi cho nước mới vào ao.
Ngoài ra, cũng có một vài hộ nuôi khác
dùng vôi, muối và chlorine để xử lý đáy
ao trước khi phơi khô và cấp nước mới
vào. Các hộ nuôi ở Đồng Tháp sử dụng
khoảng 500 kg vôi ha
-1
, cao hơn so với

300 kg vôi ha
-1
ở An Giang and 400 kg
vôi ha
-1
ở Cần Thơ. Trong khi đó các hộ
nuôi cá ở Cần Thơ sử dụng khoảng 350
kg NaCl ha
-1
, cao hơn so với 300 kg NaCl
ha
-1
ở Đồng Tháp và 300 kg NaCl ha
-1

An Giang. Ngoài ra còn có rất nhiều loại
thuốc và hóa chất khác đã và đang sử
dụng để xử lý nước, phòng ngừa và trị
bệnh và cá chất bổ sung vào thức ăn
(mineral premix, vitamin C).
4.3. Quản lý dịch bệnh
Các hộ nuôi cá cho rằng có nhiều
loại bệnh khác nhau thường xảy ra và gây
bệnh ở trên cá tra như bệnh kí sinh trùng,
bệnh xuất huyết, bệnh trắng mang, bệnh
đốm trắng, vàng da và nhiều loại bệnh
khác. Hầu hết các bệnh thường xuất hiện
ở 3 tỉnh thường xuất hiện nhiều nhất vào
đầu mùa mưa (tháng 6 và 7) và cuối mùa
lũ (tháng 12 và 1)

V. Việc sử dụng và quản lý nguồn
tài nguyên nước ở Việt Nam
Nước là một nguồn tài nguyên
quan trọng cho đời sống của hơn 1 tỉ
người đang sống với thu nhập dưới 1 đôla
trên ngày, đặc biệt đối với 850 triệu người
nghèo nông thôn làm nghề nông và nuôi
trồng thủy sản. Ở các nước đang phát
triển, nước là một yếu tố quan trọng ảnh
hưởng đến năng suất nông nghiệp và thu
nhập của người dân nông thôn nghèo trên
thế giới (Namara và ctv., 2010). Trong sự
đánh giá toàn diện về ảnh hưởng xã hội
của những đầu tư trong quản lý nước
trong nông nghiệp, các yếu tố cần để xem
xét toàn bộ lợi ích (bao gồm các yếu tố đa
ảnh hưởng) và toàn bộ chi phí tương
đương (bao gồm các chi phí về sức khỏe,
môi trường và xã hội ) chưa được nghiên
cứu đến (J. M. Faures và ctv., 2007). Việt
nam có hệ thống sông ngòi, kênh rạch và
hồ chứa với diện tích 1.700.000 ha với
tiềm năng rất lớn về thủy sản: nó bao gồm
các ao nhỏ, hồ, kênh, mương vườn
(120,000 ha); hồ chứa nước lớn (340,000
ha); cánh đồng lúa có thể nuôi trồng thủy
sản (580,000 ha), và các vùng thủy triều
(660,000 ha) (Sub-Institute of Water
Resources Planning, 2003). Tuy nhiên,
theo đánh giá của thế giới thì Việt Nam

cũng đang nằm trong số các nước đang
phát triển thiếu nước sạch.
Ngày nay, ở Việt nam, và đặc biệt
ở các tỉnh Tây Nam vùng ĐBSCL, sự
bùng nổ dân số và các ảnh hưởng từ các

517
quá trình phát triển kinh tế khác không
chỉ ảnh hưởng đến số lượng mà còn ảnh
hưởng đến chất lượng nguồn nước. Theo
báo cáo Khoa Môi Trường, Trường Đại
Học Bách Khoa (2010) chất lượng nước
bề mặt ở ĐBSCL trở nên tệ nhất so với
trước đây bởi vì sự thu hẹp dòng chảy đã
làm cho nước biển xâm nhập vào đất liền
ngày càng gia tăng nhiều hơn. Ngoài ra,
chất lượng nước mặt bị xấu hơn do bởi
các hoạt động của con người, nền công
nghiệp nông nghiệp và thủy sản, sự thay
đổi khí hậu và các ngành công nghiệp
khác. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng
nước bề mặt ở ĐBSCL có độ đục, nhiễm
khuẩn coliforms và hàm lượng N-NH
3

cao. Chất lượng bề mặt nước đang xuống
cấp dần do kế hoạch quản lý nước của ba
cấp chính quyền (tỉnh, huyện và xã) và
thái độ của người dân địa phương đối với
việc bảo vệ môi trường chưa phù hợp.

Tuy nhiên, chất lượng nước ngầm ở
ĐBSCL thì tương đối tốt, và có tiềm năng
là nguồn cung cấp nước chính cho hầu hết
các vùng ở nông thôn (Anh và ctv.,
2010). Để ngành nuôi trồng thủy sản bền
vững, chính phủ cần có chính sách quản
lý chất thải và bảo vệ giá trị tài nguyên
nước sẵn có.
VI. Các vấn đề ảnh hưởng đến môi
trường nước trong mô hình nuôi cá tra
Việc nuôi cá tra thâm canh phụ
thuộc vào hệ sinh thái khổng lồ để tạo ra
sản lượng thức ăn và vì vậy việc tìm ra
các mối liên kết này để tránh những mâu
thuẩn về tài nguyên trong tương lai là cần
thiết (Folke & Kautsky, 1992). Việc nuôi
cá tra ở ĐBSCL dựa vào thuận lợi về
nguồn nước cấp dồi dào sẵn có và vì vậy
nuôi cá tra có cả những mặt thuận lợi và
bất lợi ảnh đến môi trường và có rất nhiều
vấn đề quan trọng cần phải giải quyết.
Vấn đề cần quan tâm nhất đó là tác động
nguồn nước từ nuôi trồng thủy sản ảnh
hưởng đến môi trường xung quanh. Việc
sử dụng thức ăn quá mức làm tăng ô
nhiễm nguồn nước. Sự bùng phát dịch
bệnh và sử dụng quá mức thuốc kháng
sinh trong nuôi cá cũng là vấn một đề
quan trọng ảnh hưởng đến người dân
đang sống trong vùng này (Da & Berg,

2009). Giang và ctv. (2008) đã báo cáo
rằng môi trường ao nuôi cá tra có hàm
lượng ammonia nitrogen (TAN), nitrite
(NO
2

), và phosphorus (PO
4
3−
), BOD và
H
2
S cao hơn mức cho phép do mật độ cá
thả rất dày và cho ăn quá mức. Tuy nhiên,
để hạn chế việc các chỉ này thì tỉ lệ hay
chế độ thay nước cao và thường xuyên là
biện pháp chính đã và đang được áp dụng
để cải thiện chất lượng nước ao nuôi.
Về mặt lý thuyết, việc xử lý nước
mang tính bắt buộc cho cả đầu vào và đầu
ra đã được tính toán trước, nhưng điều
này đã không thể thực hiện trong thực tế
(Phuong & Oanh, 2009). Kết quả khảo sát
của Da và Berg (2009) cho thấy rằng hầu
hết người nuôi cá (45 – 60%) ở tỉnh An
Giang, Đồng Tháp và Cần Thơ bơm nước
thải từ ao nuôi ra sông và kênh rạch một
cách trực tiếp. Khoảng 55% các hộ nuôi
cá ở An Giang thải nước thải vào ruộng
lúa so với 45% Đồng Tháp và 28% ở Cần

Thơ (Da & Berg, 2009). Một số kết quả
khác cho thấy hàm lượng dinh dưỡng
trong chất thải từ ao, bè nuôi cá tra thâm

518
canh thì cao (Veerina, 1989) và hơn 64%
tổng N and 77% tổng P trong lượng thức
ăn đầu vào bị khuếch tán trong nước
(Udomkam, 1989).
Theo Yi và ctv. (2002), tổng lượng
chất thải từ các bè cá tra ở tỉnh Đồng
Tháp lên đến 5.784 tấn nitrogen, 1.470
tấn phosphorus, 171.176 tấn vật chất hữu
cơ, và 215.255 tấn chất rắn lơ lững hằng
năm. Kết quả này đã chứng minh có
khoảng 41 mg N m
-3
, 10 mg P m
-3
, 1,210
mg/m
3
vật chất hữu cơ, và 1,522 mg/m
3

chất rắn lơ lững thải vào dòng sông. Dựa
vào số liệu này, có thể ước tính rằng nếu
số bè tăng lên khoản 4.000-5000 bè, số ao
lên 6.000 ao và 2.000 đăng quầng ở
ĐBSCL thì tổng lượng các chất thải này

sẽ tăng gấp 40-50 lần so với lượng chất
thải hiện nay.
Trong những năm gần đây các nhà
khoa học ngày càng quan tâm đến tác
động của sự ô nhiễm dưỡng chất từ nuôi
trồng thủy sản. Nhiều cách xử lý đã được
sử dụng cho những nguồn nước thải thủy
sản ở nhiều quốc gia khác nhau
(Kristiamsen & Crispps, 1996). Tuy
nhiên, cách thiết lập các hệ thống xử lý
này không phù hợp cho các trang trại nuôi
tôm, cá do chi phí cao. Nước thải từ việc
nuôi cá được tái sử dụng cho các hoạt
động nông nghiệp, cho các hệ thống kết
hợp giữa thủy sản và nông nghiệp đã tỏ ra
thực tế hơn về mặt kỹ thuật, về mặt xã hội
như cũng như bền vững môi trường (Huat
& Tan, 1980). Các phương pháp đơn
giản và hiệu quả nhất để giảm chất thải từ
ao thủy sản là lưu trữ lượng nước tập
trung trong ao và không tháo nước ao ra
giữa các vụ các vụ nuôi (Lin & Yi, 2003).
Ví dụ, như Tucker và ctv (1996) chỉ ra
rằng giữ nước ở độ sâu tối thiểu là 7,5 cm
từ đáy ao lên khi bơm nước trong lúc thu
hoạch có thể làm giảm 70% of nitrogen,
phosphorus cùng vật chất hữu cơ, và có
thể giảm 60% bằng cách không tháo nước
ao giữa các vụ. Hơn nữa, vùng đất ngập
nước được xây dựng để xử lý nước thải từ

ao nuôi mang lại kết quả đáng kể
(Schwartz & Boyd, 1995).
Tuy nhiên, việc sử dụng thảm cỏ ở
tầng mặt để lọc từ nước thải ao cá tra tỏ ra
kém hiệu quả (Ghate và ctv., 1997). Từ
các khía cạnh về kinh tế của việc xử lý
dòng chảy từ ao cá tra ra môi trường, có
thể kết luận rằng sử dụng nước thải của
để tưới tiêu cho lúa mang lại hiệu quả
kinh tế cao (Kouka & Engle, 1996).
VII. Đảm bảo tính bền vững
môi trường nước trong việc nuôi cá tra
Việc nuôi cá tra công nghiệp đã
cho thấy được một vài nhân tố có thể tác
động đến tính bền vững của việc nuôi
này, đó là sự ô nhiễm tiềm tàng từ nước
thải và chất thải, dịch bệnh bùng phát và
con giống kém chất lượng. Sự bền vững
của việc nuôi cá tra liên quan rất nhiều
đến môi trường nước bên ngoài. Hàm
lượng chất thải cao từ các ao nuôi cá tra
không được xử lý được xem như là một
nguồn nguyên nhân của sự ô nhiễm làm
xấu đi chất lượng nước trên sông, kênh
rạch nói chung (Phuong & Oanh, 2009).
Cần có kế hoạch định hướng tốt cho sự
phát triển các hệ thống nuôi thủy sản
trong vùng để giảm bớt những trợ ngại và
thiệt hại lớn cho người nuôi về sau.


519
Có thể đề xuất một vài kiến nghị
có thể thực hiện được để làm giảm bớt
các vấn đề có liên quan đến nuôi trồng
thủy sản nêu trên mà những người nuôi
đang đối mặt. Cần thực hiện nghiên cứu
về quản lý chất lượng nước trong mùa
khô (từ tháng 01 đến tháng 5) để nhận ra
các tác động về môi trường từ việc nuôi
cá. Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Các cấp chính quyền địa phương cần nổ
lực để để đánh giá lại những công việc đã
làm để làm giảm thiểu ô nhiễm môi
trường trong qua trình quản lý, như bắt
buột đăng ký nuôi, cấp giấy phép cho các
hộ nuôi mới, chỉ định và khuyến khích
ứng dụng các cách nuôi tốt (GAPs). Cần
thả cá với mật độ thả phù hợp để tăng tỉ lệ
sống, mang lại hiệu quả nuôi và để giảm
thiểu ô nhiễm môi trường và để giúp
người nuôi tránh được một số rủi ro có
liên quan. Hiện tại, để nuôi cá tra bền
vững, cần phải đề xuất với chính phủ và
ngành công nghiệp ứng dụng và đánh giá
tốt trong những thực hành quản lý tốt nhất
(BMPs), những thực hành nông nghiệp
tốt (GAPs) và SQF-1000 (Safe & Quality
Food)
VIII. Cơ hội và vị trí của các
trường đại học

Bài báo này nhận thấy rằng ngành
nuôi trồng thủy sản tác động đến chất
lượng nước trên sông Mêkông. Luận
điểm của chúng tôi là cần phải làm giảm
sự ảnh hưởng này bất cứ ở nơi đâu có thể,
các trường Đại học là một chìa khóa
chính trong việc phát triển cho cả hoạch
định nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật để
cải thiện tác động này. Các bài báo trước
đã chỉ ra rằng ngành nuôi trồng thủy sản
sử dụng thuốc và hóa chất để duy trì sức
khỏe của cá. Hàm lượng (mức độ) sử
dụng này thì cao hơn tiêu chuẩn của
phương tây mặc dù một vài trường hợp
những loại thực phẩm ở nước ngoài có
thể được cho phép xử lý bằng nhiều thuốc
và hóa chất. Tuy nhiên, giai đoạn cuối
của sản phẩm thì không được kiểm soát
một cách nghiêm khắc ở ngành công
nghiệp thủy sản ở ĐBSCL. Vì vậy tác giả
đề nghị rằng các trường đại học cần phải
tham gia phát triển và đưa ra những
phương pháp quản lý sạch hơn để giảm
thiểu sự lệ thuộc này. Đặc biệt sự ảnh
hưởng của việc sử dụng thuốc cho những
mục đích chăm sóc sức khỏe cá chưa
được nghiên cứu vì vậy nó cũng có khả
năng còn lưu lại trong chuỗi thức ăn của
con người và vì vậy ảnh hưởng đến sức
khỏe con người. Các trường đại học có

thể hoặc nên chủ trì việc đo lường các ảnh
hưởng này.
Nước thải là một vấn đề cấp bách
và nó rất khó thực hiện trong thực tế. Bài
báo này chỉ rằng mật độ cá cao ở ĐBSCL
nhưng nó có khả năng tăng lên một đáng
đáng kể. Tăng mật độ cá quá cao sẽ làm
ảnh hưởng cá như cá dễ bị sốc, dễ bị bệnh
và thậm chí ảnh hưởng cả sức khỏe người
nuôi cá và mật độ cá quá cao cũng sẽ làm
tăng hàm lượng chất thải và chất ô nhiễm
đổ vào các con sông và kênh rạch. Tuy
nhiên, những khía cạnh xã hội về việc
chất lượng nước sông rạch thay đổi đến
nay chưa được tìm ra và có một biện pháp
hành động thực hiện một cách cụ thể. Các
trường đại học cần phải tìm ra câu trả lời

520
cho những câu hỏi về tính thuyết phục
cho người nuôi chọn phương pháp nuôi
mới và thích hợp, như cũng như làm sao
để chỉ dẫn phương pháp nuôi này và tại
sao người nuôi nên thay đổi một số
trường hợp bất lợi cần mà họ thường gặp
phải được kiến nghị bởi các trường đại
học. Người ta sẽ rất khó tìm ra những
động lực và lý do của người nuôi và khi
đó để có thể thuyết phục họ cả cách cần
thiết cần phải thay đổi hay cứ để cho mọi

việc cứ diễn ra. Tác giả tin chắc rằng
nghiên cứu xã hội này là một chức năng
chính của các trường đại học. Cái đó thì
các trường Đại học cần nhận ra các động
lực và các rào cản để chọn kỹ thuật mới
và nó không chỉ mong đợi một cách đơn
giản là kỹ thuật mới này sẽ dẫn đến
những thay đổi đáng kể. Xử lý nước là
một ngành khoa học mới ở ĐBSCL.
Giảm thiểu dòng chảy của nước sông
(hoặc kênh rạch) sẽ có những ảnh hưởng
nào đó như nhiều người cũng đã tranh
luận rằng dòng chảy yếu sẽ làm giảm khả
năng pha loãng chất thải. Các trường Đại
học cần bắt đầu nghiên cứu để giúp các cá
nhân và cộng đồng xử lý nước và loại bỏ
những chất gây ô nhiễm do các hoạt động
thủy sản gây ra một cách thích hợp.
8.1. Giáo dục
Chắc chắn các nhà nghiên cứu sẽ
mang kiến thức mới đến cho chúng ta. Ở
nhiều quốc gia, người ta đã chỉ ra rằng kỹ
thuật có sẵn thì lỗi thời ít nhất 10 năm
tuổi so với các phương pháp mà nông dân
đang ứng dụng và sau nhiều năm, khoảng
cách giữa kiến thức và ứng dụng đã gây
khó khăn cho các tổ chức tài trợ. Nước
Úc là một ví dụ, các dự án nghiên cứu đã
bị trì hoãn trong khi các nghiên cứu nhận
ra những nhu cầu thiết thực của người

dân và trả lời câu hỏi “tại sao nông dân
không thể ứng dụng kết quả nghiên cứu
ngay lập tức?” Câu trả lời một cách có ý
nghĩa thường là nông dân không biết
được kết quả nghiên cứu hoặc họ không
tin kết quả nghiên cứu đó bởi vì các
nghiên cứu được thực hiện ở một nơi rất
xa, hoặc kết quả nghiên cứu không có
hiệu quả kinh tế. Các trường đại học đóng
vai trò quan trọng trong việc nêu ra các
vấn đề khoa học xã hội liên quan đến
những thay đổi ở ĐBSCL. Dĩ nhiên chính
phủ có thể ban hành luật và sắc lệnh
nhưng có thể người dân phớt lờ các luật
và dĩ nhiên chính phủ sẽ rất khó soạn thảo
các sắc lệnh này một cách có hiệu lực cho
các vùng như ĐBSCL nơi thường có một
địa hình và tổ chức rộng lớn. Chính phủ
không thể lúc nào cũng ở mọi nơi.
8.2. Chúng tôi cho rằng vai trò của
các trường Đại học rất quan trọng
trong giáo dục môi trường.
Vai trò thứ nhất là các trường Đại
học đào tạo ra những người có kiến thức
về các vấn đề môi trường ở ĐBSCL và
biết được nhiều giải pháp. Điều này có
thể bao gồm việc đưa thêm các môn học
về khoa học môi trường để đảm bảo rằng
sinh viên hiểu biết về những cản trở mà
họ sẽ gặp phải khi ứng dụng khoa học kỹ

thuật mới. Vai trò thứ hai là vai trò giáo
dục cộng đồng vì hiện tại rõ ràng là chính
phủ đang đóng vai trò trong giáo dục
cộng đồng. Ở vài quốc gia, đây là vài trò
của Bộ Nông Nghiệp hoặc các ngành

521
công nghiệp hàng đầu. Tuy nhiên, chúng
tôi nhận thấy rằng các quốc gia khác đã
thấy cần phải thành lập các chuyên gia
khuyến nông trong các trường Đại học
của họ để có được mối liên hệ trực tiếp
hơn giữa Bộ Nông Nghiệp, cộng đồng và
các nhà nghiên cứu. Các chuyên gia
khuyến nông có thể am hiểu rõ các vấn đề
để giúp các nhà nghiên cứu thì tốt hơn là
thảo luận trên các diễn đàn.
IX. Kết luận
Hệ thống ao nuôi cá tra là một mô
hình đang đóng vai trò rất quan trọng
trong ngành nuôi trồng thủy sản ở
ĐBSCL. Nó là hệ thống nuôi lớn nhất,
phát triển nhanh nhất về cả vùng nuôi và
sản lượng. Năng suất cá tra được cải thiện
bằng cách thực hành những phương pháp
nuôi trồng thủy sản tốt (GAPs). Vì vậy
cần có kế hoạch, quản lý tốt tài nguyên
nước, quản lý nước thải để giảm ảnh
hưởng đến môi trường trong vùng nuôi và
các vùng lân cận. Nguyên nhân chính gây

ảnh hưởng môi trường từ các hệ thống
nuôi cá tra là do thức ăn (thức ăn thừa và
phân cá) vì vậy chúng ta cần đẩy nhanh
việc cải thiện chất lượng thức ăn. Tổng
hàm lượng dưỡng chất tính được trong
chất thải từ ao, bè cá tra thâm canh thì rất
cao. Mặc dù đã áp dụng nhiều biện pháp
xử lý chất thải và nước thải nói chung
nhưng hầu hết các biện pháp xử lý này
không phù hợp bởi vì chi phí cao. Bosma
và ctv (2009) cho rằng chất lượng nước ở
Sông Mêkông giữa năm 2005 và 2008
thay đổi nhiều so với thời gian trước khi
việc nuôi cá tra phát triển (Bosma và ctv.,
2009).
Triển vọng cho sự bền vững, nếu
giá trị xã hội của sự cải thiện môi trường
sống không được nhận ra sẽ là mối nguy
nghiêm trọng khi ngành thủy sản phát
triển mạnh, dựa vào sự tàn phá hệ sinh
thái mạnh, sẽ gây ra những mâu thuẫn về
kinh tế, xã hội, sinh thái và sẽ phá vỡ
truyền thống về tầm quan trọng của việc
sử dụng nguồn tài nguyên bền vững. Việc
quản lý ngành nuôi trồng thủy sản chỉ
quan tâm lợi ích trước mắt thì không thể
nhận ra hết mối tương quan giữa việc sử
dụng nguồn tài nguyên, những ảnh hưởng
môi trường và các hoạt động của các hệ
sinh thái (Folke & Kautsky, 1992). Hầu

hết người nuôi cá chưa có ý thức về môi
trường và kiểm soát môi trường nước một
cách hợp lý cho việc nuôi cá tra. Xây
dựng và ứng dụng những thực hành quản
lý tốt nhất (BMPs), những thực hành
nông nghiệp tốt (GAP) thì rất cần thiết và
nên khuyến khích cả người nuôi và doanh
nghiệp áp dụng tiêu chuẩn quản lý chất
lượng quốc tế. Vì vậy, các trường Đại học
cần phải thực hiện vai trò quan trọng
trong việc xây dựng nền công nghiệp bền
vững cả về măt kinh tế và môi trường bền
vững.





522
Tài liệu tham khảo
Anh LNV, Trinh VTM, Toan HQ, Van PTH, Thanh BX, Van NP, Matsui Y (2010) Evaluation
of water quality and water management models of Mekong Delta province, Vietnam. VNU-HCMC
Publisher, No: 191-2010/CXB/0208/VNUHCM, Global environmental issues for sustainable
development in the Asian region
Bosma RH, Hanh CTT, Potting J (2009) Environmental Impact Assessment of the Pangasius
Sector in the Mekong Delta. Delta. Wageningen University, 50pp.
Da CT, Berg H (2009) Catfish (Pangasius hypothalamus) Farming Systems, Vietnam, LAP
LAMBERT Academic Publishing AG&Co. KG (Book), Germany.
Dugan P, Dey MM, Sugunan VV (2006) Fisheries and water productivity in tropical river
basins: Enhancing food security and livelihoods by managing water for fish. Agricultural Water

Management, 80, 262-275.
Folke C, Kautsky N (1992) Aquaculture with its environment: prospects for sustainability.
Ocean Coastal Manage, 17, 5-24pp.
Ghate SR, Burtle GJ, Vellidis G, Newton GL (1997) Effectiveness of grass strips to filter catfish
(Ictalurus punctatus) pond effluent. Aquacult. Eng., 16, 149-159pp.
Giang HT, Ut VN, Phuong. NT (2008) Study on water quality of intensive catfish culture
(Pangasianodon hypophthalmus) ponds in An Giang Province. Province. Scientific Journal of Can
Tho University (Special Issue on Aquaculture and Fisheries), 1, 1-9pp (in Vietnamese).
Hardy RW (2008) Farmed fish diet requirements for the next decade and implications for
Global availability of nutrients. Alternative Protein Sources in Aquaculture Diets and Editors:
Chhorn Lim, Carl D. Webster, Cheng-Sheng Lee. United State and Cana (Book), pp:2-15.
Huat KK, Tan SEP (1980) Review of rice-fish culture in Southeast Asia, In: integrated
agriculture - aquaculture farming systems, R. S. V, Pullin and Z. H. Shehadeh (Eds). International
Centre for Living Aquatic Resources Management, Manila, Phillipines.
J. M. Faures, Svendsen M, Turral H (2007) Reinventing irrigation. Chapter 4. In: Molden, D.
(Ed.), Water for Food, Water for Life: A Comprehensive Assessment of Water Management in
Agriculture. Earthscan/International Water Management Institute, London/Colombo.
Kouka RJ, Engle CR (1996) Economic implications of treating effluents from catfish
production. Aquacult. Eng., 15, 273-290pp.
Kristiamsen R, Crispps SJ (1996) Treatment of fish farm wastewater using and filtration.
Environmental Quality, 25, 545-551pp.
Liem PT, Phong NV, Phuong NT (2009) The use of drugs and chemicals in catfish farming in
the Mekong River Delta, Vietnam. A review. Scientific Journal of Can Tho University , Viet Nam,
(in Vietnamese).
Lin CK, Yi Y (2003) Minimizing environmental impacts of freshwater aquaculture and reuse of
pond effluents and mud. Aquaculture - Elsevier Science Publishers, 226, pp.57-68.

523
MARD (2009) Annual Reports of the Ministry of Agriculture and Rural Development, Vietnam
Unpublished documents (in Vietnamese).

Muir JF (1982) Economic aspects of waste treatment in fish culture. In: report of the EIFAC
Workshop on fish farm Effluents, J. S. Alabater (Ed), EIFAC Technical Paper, 41, 123-135pp.
Namara RE, Hanjra MA, Castillo GE, Ravnborg HM (2010) Agricultural water management
and poverty linkages. Agricultural Water Management, 97, 520-527.
Phuong NT, Duc PM, Son VN, Bui TV, Nguyet ATA (2004) A review of the application of
bio-technologies for quality improvement and production cost reduction of giant freshwater prawn
(Macrobrachium rosenbergii), catfish (Pangasius bocourti and Pagasius hypothalamus), and
tilapia (Oreochromic niloticus) farming in An Giang province. Report submitted to the Department
of Science and Technology of An Giang Province, 24, (in Vietnamese).
Phuong NT, Oanh DTH (2009) Striped Catfish (Pangasianodon hypothalmus) Aquaculture in
Viet Nam: An Unprecedent Development within a Decade In: De Silva, S.S., Davy, F.B. (Eds),
Success Stories in Asian Aquaculture. Springer, NACA and IDRC, Dordrecht, Bangkok and Ottwa,
pp. 133-149.
Pullin RSV (1993) An overview of environmental issues in developing-country aquaculture.In:
R.S.V. Pullin, H. Rosenthal and J.L. Maclean (Editors). Ecological & Environment, Environment
and Aquaculture in Developing Countries, 31, 1-19.
Schwartz MF, Boyd CE (1995) Constructed wetlands for treatment of channel catfish pond
effluents. Prog. Fish-Cult, 57, 255-266pp.
Sub-Institute of Water Resources Planning (2003) Analysis of sub-area 10 V basin development
plan. Viet Nam National Mekong Committee, Ho Chi Minh City, 87pp.
Tovar A, Moreno C, Manuel-Vez MP, Garcia-Vargas M (2000) Environmental impacts of
intensive aquaculture in marine waters. Water Resources, 34, 334-342.
Udomkam C (1989) Integrated of catfish (Clarias macrocephalus) cage culture with tilapia.
Master Science Thesis - Asian Institute of Technology, Bangkok, Thailand.
VASEP (2009) The Status and Some Solution of Pangasius Exporters and Producers in the
Mekong Delta Vietnam Vietnam Association of Seafood Exporters and Producers (VASEP) in
Vietnamese.
Veerina SS (1989) Intensive culture of walking catfish (Charias macrocephalus) in an outdoor
recirculating systems integrated with tilapia Master Science Thesis - Asian Institute of Technology,
Bangkok, Thailand

Yi Y, Yuan DR, Phuong NT, Phu TQ, Lin CK, Diana JS (2002) Enviornmental impacts of cage
culture for catfish in Hong Ngu, Dong Thap province, Vietnam. Aquaculture CRSP 21th Unnual
Technical Report, Tenth Work Plan, Effluents and Pollution Research 3 (10ER3) Final Reports.
Zalinge NPv, Degen P, Pongsiri P, Nuov S, Jensen JG, Nguyen VH, Choulamany X (2004) The
Mekong River System. In:welcomme, R.L., Petr, T. (Eds.), proceedings of the second international
symposium on the management of large rivers for fisheries. RAP Publication 2004/16. FAO
Regional Office for Asia and the Pacific, Bangkok, Thailand,1, 335-357.

×