Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Cách vẽ biểu đồ Địa lý chính xác, đẹp vừa khổ giấy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (824.08 KB, 14 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CAO BẰNG
TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN THỊ XÃ
CHUYÊN ĐỀ ĐỊA LÝ
CÁCH VẼ BIỂU ĐỒ ĐỊA LÝ
CHÍNH XÁC, ĐẸP VỪA KHỔ GIẤY
HỌ VÀ TÊN : NGUYỄN MẠNH ĐƯỜNG
Đơn vị : Trung tâm giáo dục thường xuyên Thị xã
Năm học 2007 - 2008
CAO BẰNG 05.2008
1
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Biểu đồ là một dạng hình vẽ được xây dựng trên cơ sở toán học, thể hiện
được các đại lượng địa lý qua các mốc thời gian (hay lãnh thổ). Trong giảng
dạy, học tập và nghiên cứu địa lý không thể thiếu được các biểu đồ. Biểu đồ có
thể làm phương tiện minh hoạ cho nội dung cần tìm hiểu, đồng thời có thể dựa
vào biểu đồ rút ra những nhận xét cần thiết để tìm ra nội dung kiến thức mới.
Biểu đồ còn được sử dụng rộng rãi trong các ngành kinh tế và các hoạt động
kinh tế - xã hội khác.
Vì vậy, trong kiểm tra đánh giá bài tập vẽ biểu đồ trong các đề kiểm tra, thi
tốt nghiệp phổ thông hay thi cao đẳng và đại học thường chiếm khoảng 1/3 tổng
điểm của bài làm thi. Hiện nay, để giành được số điểm kĩ năng xây dựng biểu đồ
này, các giáo viên bộ môn rất chú ý rèn luyện kỹ năng xây dựng biểu đồ cho
học sinh. Song, việc nắm vững các dạng biểu đồ, quy trình xây dựng một biểu
đồ, xây dựng được một biểu đồ chính xác, của học sinh còn yếu, dẫn đến hạn
chế phần nào tổng điểm của bài thi và chất lượng của bộ môn cũng chưa được
nâng cao hơn.
Vậy, hướng dẫn học sinh xây dựng một biểu đồ như thế nào?, làm thế nào để
học sinh nắm được các dạng biểu đồ, nắm được quy trình (các bước) xây dựng
một biểu đồ bất kỳ? hơn nữa cần hướng dẫn cho học sinh biết vẽ được biểu đồ
một cách chính xác về mặt khoa học của bộ môn, đẹp về mặt mĩ quan và có thể
vẽ trên mọi khổ giấy đó là vấn đề mà tôi lựa chọn để trình bày cùng các bạn


đồng nghiệp trong bài viết này.

2
II. GIẢI QUYÊT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở :
a. Cơ sở lý luận :
Để giải quyết một vấn đề bao giờ cũng cần phải có được hướng và cách giải
quyết, đó là điều kiện cần và đủ để giải quyết vấn đề. Để có được hướng giải
quyết cần phải có được vốn hiểu biết nào đó về vấn đề, nếu không có được vốn
kiến thức đó sẽ không thể có được phương hướng giải quyết và không có được
biện pháp cụ thể để giải quyết vấn đề đặt ra. Nếu như khi trả lời các câu hỏi lý
thuyết (câu hỏi tự luận) không những phải nắm vững được những kiến thức cơ
bản, mà còn biết huy động một lượng kiến thức vừa đủ để trả lời, biết xắp xếp
các nội dung kiến thức một cách lôgic Tức là hiểu và lập được đề cương cho
câu hỏi; thì khi thực hiện bài tập vẽ biểu đồ cũng vậy không những cần phải nắm
được các dạng biểu đồ cơ bản, mà còn phải nắm được quy trình vẽ một biểu đồ
từ A  Z, biết cách vẽ biểu đồ chính xác và đẹp về mặt mĩ quan Tóm lại, mức
độ hoàn thành bài tập xây dựng (vẽ) biểu đồ phụ thuộc vào vốn kiến thức về
biểu đồ và kĩ năng vẽ biểu đồ của học sinh.
b) Cơ sở thực tiến:
Mặc dù các giáo viên bộ môn đã rất cố gắng rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ
cho học sinh trong quá trình giảng dạy, thực hành, ôn tập. Nhưng kết quả về kĩ
năng vẽ biểu đồ của học sinh đạt được còn nhiều hạn chế, thể hiện rất rõ trong
các bài kiểm tra hàng ngày, bài thi TN THPT, kể cả bài thi tuyển đội học sinh
giỏi quốc gia lớp 12. Thường học sinh mắc không ít những lỗi sau đây trong tất
cả các dạng biểu đồ thường gặp:
+ Không ghi đầy đủ các đơn vị, các số liệu lên trên biểu đồ.
+ Chia tỷ lệ % thiếu chính xác, hoặc sai, hoặc không biết chia % như thế
nào.
+ Không chú ý đến khoảng cách các cột, nếu biểu đồ thể hiện các đại lượng

theo chuỗi thời gian.
3
+ Không chú ý đến độ lớn đường tròn, nếu biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị sản
lượng qua các mốc thời gian của một ngành kinh tế nào đó
+ Chú dẫn sai.
+ Hệ trục toạ độ không thích hợp, thậm chí chia tỷ lệ không đảm bảo chính
xác về mặt toán học  Biểu đồ không thể hiện rõ; hoặc thiếu chính xác; hoặc
không cân đối, không đẹp.
+ Biểu đồ quá nhỏ hoặc quá lớn, có bài biểu đồ phải kéo dài sang trang bên
cạnh (một biểu đồ vẽ trên hai trang của tờ giấy làm bài).
+ Thậm chí không có tên biểu đồ.v.v
Thực trạng trên chính là biểu hiện của học sinh chưa nắm được các dạng
biểu đồ cơ bản, nhất là các bước (quy trình) tiến hành vẽ một biểu đồ hoặc nắm
chưa vững chắc, dẫn đến biểu đồ chưa hoàn chỉnh hoặc vec sai
Nguyên nhân của thực trạng trên:
- Một là giáo viên chưa giành thời gian thoả đáng cho việc hình thành kĩ
năng vẽ biểu đồ cho học sinh.
- Học sinh chưa thật sự cố gắng nắm vững các dạng biểu đồ và tự rèn luyện
cho bản thân những kĩ năng xây dựng các biểu đồ.
2. Nội dung triển khai:
Trong chương trình địa lý THPT, trên cơ sở kiên thức và kĩ năng nhất định
có được ở PTCS , bài tập vẽ biểu đồ chỉ được hình thành qua các bài thực hành,
bài tập ở cuối bài học, không có bài dạy riêng cho kĩ năng vẽ biểu đồ. Vì vậy
giáo viên cần thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn giúp đỡ học sinh hoàn thành
các bài tập này. Tập cho học sinh làm quen với các dạng biểu đồ, để dần dần có
được kĩ năng vẽ biểu đồ một cách thành thạo.
a. Các dạng biểu đồ thường gặp trong chương trình địa lý THPT:
a1. Biểu đồ hình cột:
4
+ Biểu đồ hình cột đơn: Thường thể hiện sự phát triển của một đại lượng địa

lý (chỉ một đại lượng), như tình hình phát triển dân số, hay sản lượng của một
ngành kinh tế nào đó qua các năm Bảng số liệu đã cho thường là số liệu tuyệt
đối.
+ Biểu đồ cột nhóm : Cùng một mốc thời gian hay không gian (vùng lãnh
thổ) thể hiện nhiều đại lượng địa lý khác nhau. Khi đó các cột được đặt cạnh
nhau (liền sát nhau thành từng nhóm), mỗi cột thể hiện một đại lượng, mỗi
nhóm thể hiện một mốc thời gian (hay lãnh thổ). Ví dụ : Sản lượng lúa các vụ
chiêm xuân, hè thu, vụ mùa qua các năm Bảng số liệu thương là giá trị tuyệt
đối.
+ Biểu đồ cột chồng:
- Chồng nối tiếp: Thể hiện được quy mô và cơ cấu của các đại lượng. Ví dụ :
Sản lượng lúa hè thu chồng lên sản lượng lúa chiêm xuân, sản lượng lúa mùa lại
chồng lên sản lượng lúa hè thu. Vậy chiều cao của cột là sản lượng lúa cả năm.
Quan sát biểu đồ ta thấy được sản lượng các vụ lúa và cơ cấu sản lượng lúa
trong năm.
- Chồng từ gốc toạ độ: Giá trị các đại lượng đều được tính từ gốc toạ độ. Ví
du: Cột tỷ suất sinh chồng lên cột tỷ suất tử, phần chênh lệch giữa hai cột là tỷ
suất gia tăng tự nhiên. Biểu đồ cột chồng có thể vẽ theo số liệu tuyệt đối hay số
liêu tương đối
a2. Biểu đồ hình tròn (biểu đồ bánh):
Thường thể hiện cơ cấu của một tổng thể như giá trị đóng góp của các ngành
kinh tế trong GDP, cơ cấu thành phần dân tộc, cơ cấu các loại đất dạng biểu đồ
này chỉ vẽ theo số liệu tương đối, nếu bảng số liệu đã cho là giá trị tuyệt đối thì
cần phải chuyển sang giá trị tương đối.
a3. Đồ thị (đường biểu diễn) :
Dùng để thể hiện tiến trình, động thái phát triển của một hiện tượng theo thời
gian, nếu thể hiện hai đại lượng thì cần có thêm một trục tỷ lệ thứ hai. Chú ý
5
chia tỷ lệ ở hai trục sao cho các đường biểu diễn không trùng lên nhau, hoặc quá
cách xa nhau.

Trường hợp thể hiện động lực phát triển của nhiều đại lượng khác nhau, mà
xuất phát từ một mốc thời gian (thường lấy mốc thời gian đó bằng 100%) thì cần
chuyển số liệu và vẽ đường biểu diễn theo số liệu tương đối.
a4. Biểu đồ kết hợp :
Thường kết hợp giữa biểu đồ đường và biểu đồ cột thể hiện động lực phát
triển và tương quan độ lớn giữa các đại lượng, hoặc kết hợp giữa biểu đồ cột với
biểu đồ hình tròn
a5. Biểu đồ miền :
Là dạng biểu đồ thể hiện cơ cấu theo miền, bảng số liệu thường có nhiều
mốc thời gian.
Ngoài ra còn có nhiều dạng biểu đồ khác như biểu đồ thanh ngang, biểu đồ
rơi, tháp tuổi
b. Quy trình vẽ một biểu đồ (Các bước vẽ biểu đồ) :
b1. Nghiên cứu đầu bài:
Nếu đầu bài không cho biết vẽ dạng biểu đồ nào ( hãy vẽ biểu đồ thích hợp),
thì cần phải nghiên cứu đầu bài và lựa chọn biểu đồ thích hợp, để chọn được
biểu đồ thích hợp thường cần trả lời được cần trả lời các câu hỏi sau:
+ Bảng số liệu có mấy đại lượng?
+ Bảng số liệu có mấy mốc thời gian hay lãnh thổ?
+ Đơn vị của các đại lượng là đơn vị tuyệt đối hay tương đối?
+ Quan hệ giữa các đại lượng là quan hệ so sánh hay cơ cấu ?
+ Đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện giá trị, hay thể hiện tình hình phát triển
của các đại lượng
Từ đó rút ra:
6
- Nếu bảng số liệu cho biết cơ cấu giá trị sản lượng có dưới 03 mốc thời gian
mà đơn vị là giá trị tương đối (%), thì vẽ biểu đồ hình tròn là phù hợp, thường
đường tròn năm sau có bán kính lớn hơn đường tròn của năm trước dù chỉ mang
tính chất định tính (chưa mang tính chất định lượng).
- Nếu bảng số liệu cho biết cơ cấu giá trị mà có nhiều mốc thời gian (trên 4),

đơn vị các đại lượng là giá trị tương đối (hoặc có thể là giá trị tuyệt đối  cần
phải chuyển số liệu sang giá trị tương đối %), thì vẽ biểu đồ miền mới thích hợp.
- Nếu bảng số liệu có hai hay ba đại lượng, quan hệ giữa các đại lượng này
là so sánh, đơn vị là giá trị tương đối, thì vẽ biểu đồ hình tròn là thích hợp,
trường hợp này bán kính của các đường tròn là bằng nhau.
- Nếu bảng số liệu chỉ có một đại lượng, có nhiều mốc thời gian, đơn vị các
đại lượng là giá trị tuyệt đối, thì vẽ biểu đồ hình cột, các cột cách đều nhau là
thích hợp (trường hợp chỉ cần thể hiện được các đại lượng theo giá trị tương
ứng); vẽ biểu đồ hình cột, các cột không cách đều nhau (trường hợp thể hiện các
đại lượng qua các mốc thời gian - thể hiện tình hình phát triển).v.v
- Khi đã chọn được biểu đồ thích hợp, nếu cần thiết phải chuyển số liệu để
vẽ thì phải chuyển số liệu (thường chuyển từ giá trị tuyệt đối sang giá trị tương
đối tương ứng)
b2. Lựa chọn tỷ lệ thích hợp cho biểu đồ:
+ Xem xét các giá trị MAX và MIN của các đại lượng, để chọn đơn vị ở trục
tung, trục hoành cho phù hợp, vừa khổ giấy để biểu đồ đẹp, bố cục cân đối.
+ Nên chia đơn vị ở trục tung theo dòng kẻ của tờ giấy thi, không nên chia
theo đơn vị thước kẻ (cm), chia như vậy rất dễ vẽ và vẽ chính xác, dễ quan sát so
sánh các đại lượng , người chấm cũng rất dễ dàng chấm chính xác.
+ Chú ý khoảng cách giữa các cột, nếu là biểu đồ cột đơn thể hiện tình hình
phát triển của đại lượng hoặc bán kính đường tròn nếu đường tròn thể hiện giá
trị sản lượng hay qui mô của các đại lượng.v.v
7
b3. Tiến hành vẽ:
+ Vẽ hệ toạ độ hay đường tròn có bán kính thích hợp đã chọn
+ Chia đơn vị thích hợp theo đơn vị đã chọn.
+ Tiến hành vẽ đúng giá trị của các đại lượng theo các mốc thời gian (lãnh
thổ) đối biểu đồ hình cột Nếu là biểu đồ hình tròn thì dùng thước đo độ để
chia tỷ lệ % cho các đại lượng như sau: Vì
1% = 360

0
ữ 100 = 3,6
0
Muốn tìm hình quạt (góc và cung bị chẵn của đường tròn) thể hiện tỷ lệ %
của một đại lượng nào đó, ta lấy giá trị % của đại lượng ấy nhân với 3,6
0
được
góc và cung bị chẵn, sau đó chỉ việc dùng thước đo độ đo lấy cung độ đó. Cách
chia này là chính xác tuyệt đối.
+ Ghi đầy đủ các đơn vị ở trục tung và trục hoành, các mốc thời gian (lãnh
thổ), các số liệu của các đại lượng lên biểu đồ.
+ Đánh kí hiệu và lập chú dẫn chính xác cho các đại lượng (nếu biểu đồ có
hai đại lượng trở lên), nên đánh kí hiệu cho các đại lượng có diện tích hình quạt
nhỏ (đôí với hình tròn), các cột thấp (đối với biểu đồ hình cột), các hình quạt và
các cột có diện tích lớn thì để trống để tiết kiệm thời gian trong khi làm bài.
+ Cuối cùng đặt tên cho biểu đồ, nên ghi tên ở phía dưới biểu đồ với nét chữ
lớn hơn và cân đối.
Ví dụ 1 : Cho bảng số liêu dưới đây về sản lượng cà phê nước ta.
(Ngìn tấn)
Năm 1980 1985 1990 1995 1998 2000
Sản lượng cà phê nhân 8,4 12,3 92,0 218,0 409,3 698,2

Hãy vẽ biểu đồ thể hiện tình hình sản xuất cà phê ở nước ta trong thời gian
trên.
8
Giải
1. Tìm hiểu đầu bài :
+ Bảng số liệu có một đại lượng là sản lượng cà phê nhân.
+ Bảng số liệu có 6 mốc thời gian.
+ Bảng số liệu có đơn vị là giá trị tuyệt đối.

 Biểu đồ thích hợp nhất sẽ là hình cột đơn, các cột cách không đều nhau,
mà các cột cách đúng theo khoảng cách của các năm tương ứng.
2. Chọn tỷ lệ thích hợp:
+ Giá trị nhỏ nhất là 8,4 và cao nhất là 698,2, vậy ở trục tung chia tối đa đến
700 đơn vị ( nên chia đơn vị theo dòng kẻ của tờ giấy thi).
+ Còn ở trục hoành có sáu cột, mỗi cột rộng 1 cm (chiều rộng thích hợp và
đẹp nhất cho biểu đồ hình cột), vậy 6 cột đã chiếm chiều rộng là 6 cm. Giả sử
chiều rộng của tờ giấy thi tính từ lề bên trái (cách mép giấy bên phải 1,5 cm) đến
mép bên phải (cách mép 1,5cm) rộng 16 cm, thì khoảng cách giữa các cột còn
10cm cho 20 năm, vậy khoảng cách mỗi năm sẽ là 10 ữ 20 = 0,5cm. Từ đó dễ
dàng tính khoảng cách cho các cột như sau:
- Cột năm 1985 cách cột 1980 (vẽ sát trục tung) là 5 năm x 0,5 = 2,5 cm.
- Cột năm 1990 cách cột năm 1985 là 2,5cm.
- Cột năm 1995 cách cột năm 1990 là 2,5cm.
- Cột năm 1998 cách cột năm 1995 bằng 3 năm x 0,5 = 1,5 cm.
- Cột năm 2000 cách cột năm 1998 bằng 2 năm x 0,2 = 1 cm.
3. Tiến hành vẽ:
Chia khoảng cách các cột ở trục hoành, đơn vị ở trục tung và tiến hành vẽ ta
được biểu đồ mà các cột có khoảng cách các cột theo tỷ lệ đã chia.
9
Biểu đồ thể hiện tình hình sản xuất ca fê nước ta thời kỳ 1980 -
2000.
Cũng với bảng số liệu trên, nếu như đầu bài yêu cầu hãy vẽ biểu đồ thể hiện
sản lượng cafê nước ta trong thời gian 1980 - 2000, thì trường hợp này các cột
cách đều nhau, miễn làm sao thể hiện rõ sản lượng ca fê trong từng năm. Với
yêu cầu này ta có được biểu đồ như sau:
Biểu đồ thể hiện sản lượng ca fê nước ta thời kỳ 1980 - 2000.
10
Ví dụ 2: Cho bảng số liệu : Cơ cấu sử dụng lao động theo ngành nước ta
Năm

Ngành
1989 2003
Nông- Lâm- Ngư nghiệp 71,5 59,6
Công nghiệp - xây dựng 11,2 16,4
Dịch vụ 17,3 24,0
Hãy vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu sử dụng lao động theo ngành kinh
tế năm 1989-2003.
Giải
1. Tìm hiểu đề:
+ Bảng số liệu có 03 đại lượng, 02 mốc thời gian trong việc sử dụng lao
động theo ngành kinh tế.
+ Trường hợp này đường tròn của năm 2003 lớn hơn đường tròn của năm
1989, vì số lượng lao động nước ta năm 2003 đông hơn số lượng lao động năm
1989, mặc dù độ lớn hơn của đường chỉ mang tính chất định tính.
2. Chọn tỷ lệ thích hợp:
Chọn độ lớn bán kính của hai đường tròn sao cho cân đối với khổ giấy,
không nhỏ quá hoặc không lớn quá.
3. Tiến hành vẽ:
Vẽ hai đường tròn phù hợp, dùng thước đo độ chia tỷ lệ % và lập chú dẫn
chính xác cho các đại lượng, ghi đầy đủ các số liệu lên biểu đồ.
11

1989 2003
Biểu đồ thể hiện cơ cấu sử dụng lao động theo ngành kinh tế nước
ta năm 1989 và 2003
Ví dụ 3 : Vẽ hai biểu đồ hình tròn thể hiện tỷ lệ diện tích và sản lượng lúa
trong sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Hồng theo các số liệu sau đây: Diện
tích lúa chiếm 88,1% diện tích trồng cây lương thực; sản lượng lúa chiếm 93%
sản lượng lương thực.
Giải

1. Tìm hiểu đề:
+ Bảng số liệu của bài tập này đã được diễn đạt bằng lời (lời hoá), nếu thí
sinh không nắm vững kiến thức thì không thể hiểu đề, vì đề bài đã không cho
biết về hoa màu (dấu đi). Ta biết rằng trong cơ cấu lương thực có lúa và hoa
màu, vậy ta dễ dàng lập lại bảng số liệu như sau:
(%)
Diện tích Sản lượng
Lúa 88,1 93,0
Hoa màu 11,9 07
+ Trong trường hợp này, bảng số liệu yêu cầu so sánh diện tích và sản lượng
lúa trong sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Hồng. Như vậy hai đường tròn
thể hiện diện tích và sản lượng có bán kính bằng nhau, miễn là so sánh được tỷ
lệ diện tích và sản lượng của lúa trong cơ cấu sản xuất lương thực.
12
2. Chọn tỷ lệ thích hợp: Chọn bán kính của hai đường tròn phù hợp với khổ
giấy.
3. Tiến hành vẽ:
DIỆN TÍCH SẢN LƯỢNG
Biểu đồ tỷ lệ diện tích và sản lượng lúa trong sản xuất lương thực
ở đồng bằng sông Hồng.
3. Kiểm chứng (so sánh) :
Thời gian gần đây, đối với bộ môn mình phụ trách, hàng năm bản thân tôi tự
triển khai vấn đề này đến các lớp học sinh trong đơn vị mình. Kết quả cho thấy
kĩ năng vẽ biểu đồ của học sinh ở những lớp được triển khai kết quả tốt hơn
những lớp chưa được triển khai, lớp được củng cố lại nắm vững cách vẽ biểu đồ
tốt hơn lớp mới triển khai lần đầu, lớp sau hơn hẳn lớp đầu cấp.
4. Hiệu quả đạt được :
Sau khi triển khai vấn đề này vào thực tế, tôi thấy kết quả đạt được rất khả
quan có tác dụng nâng cao được kết quả học tập của học sinh, ở những lớp đã
được triển khai so với những lớp chưa triển khai thì kết quả đạt được tốt hơn,

đặc biệt ở những lớp được ôn luyện, củng cố nắm vững kĩ năng vẽ biểu đồ thì
kết quả càng tốt hơn. Cụ thể số học sinh đạt được điểm khá, điểm tốt đối với
phần bài tập vẽ biểu đồ tăng rõ rệt, giảm thiểu được số học sinh bị điểm yếu. Kết
quả của môn học có được nâng lên đáng kể.
III. KẾT LUẬN :
13
88.1
11.9
Lóa
Hoa mµu
Sau khi triển khai vấn đề Cách vẽ biểu đồ địa lý chính xác, đẹp, vừa
khổ giấy vào thực tế của đơn vị mình đang công tác, tôi thấy vấn đề này có
tính khả thi, có tác dụng nâng cao được kết quả môn học, có thể phổ biến cho
nhiều đối tượng học sinh phổ thông. Vậy, tôi viết bài này cùng các bạn đồng
nghiệp tham khảo; bài viết này chắc chắn chưa thể hoàn chỉnh, không tránh khỏi
những sai sót, khiếm khuyết, rất mong đựơc các bạn đồng nghiệp góp ý kiến cho
bài viết được tốt hơn. Tôi chân thành cám ơn !./.
Cao Bằng ngày 30 tháng 05 năm 2008

N
gười viết
Nhận xét của Thủ trưởng đơn vị : Nguyễn Mạnh Đường
(Ký và đóng dấu)



14

×