Tải bản đầy đủ (.ppt) (12 trang)

Chương Trình Địa Phương TÌM HIỂU VỀ ĐÀ LẠT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 12 trang )





Đầu năm 1945, phong trào cách mạng trong
nước lên cao, tổ chức Mặt trận Việt Minh phát
triển rộng rãi. Tháng 4 năm 1945, tù nhân ở nhà
lao Buôn Ma Thuột đấu tranh thắng lợi, Nhật
buộc phải thả hết tù chính trị. Tổ chức Đảng
trong nhà lao phân công ông Ngô Huy Diễn và
ông Nguyễn Thế Tính về Đà Lạt xây dựng cơ sở,
chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền. Chỉ trong
một thời gian ngắn, Uỷ ban Mặt trận Việt Minh Đà
Lạt, Tỉnh bộ Việt Minh lâm thời tỉnh Lâm Viên và
các đoàn thể cứu quốc lâm thời tỉnh Lâm Viên
được thành lập tập hợp đông đảo quần chúng
tham gia.


Sau khi Uỷ ban khởi nghĩa toàn quốc ra
mệnh lệnh Tổng khởi nghĩa trong cả nước và
một số địa phương khởi nghĩa thắng lợi đã
có ảnh hưởng rất lớn đối với các tầng lớp
nhân dân Đà Lạt.
Được sự giúp đỡ của Uỷ ban khởi nghĩa tỉnh
Khánh Hoà, đêm 21-8-1945, Hội nghị bàn kế
hoạch khởi nghĩa được tổ chức tại Đà Lạt.
Hội nghị thông qua chủ trương, phương pháp
vận động, tổ chức nhân dân tiến hành khởi
nghĩa, thành lập Uỷ ban khởi nghĩa và quyết
định khởi nghĩa giành chính quyền vào ngày


23-8-1945.

- Công việc chuẩn bị khởi nghĩa được tiến hành
hết sức khẩn trương, từ việc phổ biến kế hoạch,
tổ chức đội ngũ đến việc
may cờ, viết khẩu hiệu đều chạy
đua với thời gian. Lực lượng
quần chúng được tổ chức theo các
phường, ấp gồm các đoàn thể công
nhân, thanh niên, phụ nữ, phụ lão và
các đội tự vệ, mỗi người tự trang bị
cho mình một loại vũ khí thô sơ.
a) Chuẩn bị:

b) Diễn biến:
-Theo đúng kế hoạch đã định, sáng sớm ngày 23
tháng 8, hàng ngàn nhân dân mang theo cờ, biểu
ngữ kéo về tập trung tại khu vực chợ Đà Lạt (nay
là khu Hoà Bình).
Nay là khu Hòa Bình
Chợ cây năm 1945

- Từng đoàn công nhân, thanh niên, phụ nữ, phụ lão
tay cầm dao kiếm, cuốc, nỉa, gậy gộc; các đội tự vệ
mặc đồng phục và được trang bị dao găm, mã tấu,
lựu đạn. Sau khi tổ chức mít tinh, đoàn biểu tình kéo
đến bao vây dinh Tỉnh trưởng Lâm Viên (nay là nhà
số 4 đường Thủ Khoa Huân) và hô vang khẩu hiệu
“đả đảo đế quốc chủ nghĩa”, “đả đảo chính phủ Trần
Trọng Kim”, “Mặt trận Việt Minh muôn năm”.

-Trước sức mạnh của quần chúng, Tỉnh trưởng Ưng
An hoảng sợ đem nộp ấn tín, giấy tờ sổ sách cho Uỷ
ban khởi nghĩa. Sau đó, đoàn biểu tình kéo đến
lấy đồn bảo an, phá cửa nhà lao đón những đồng
chí, đồng bào đang bị giam trong xà lim.

Nay là Đài truyền- Truyền hình
Đà Lạt
Dinh Tỉnh trưởng Lâm Viên

-
Ngày 24 tháng 8, nhân dân Đà Lạt tiếp tục biểu tình
kéo đến dinh Tổng đốc Lâm - Đồng - Bình - Ninh buộc
Tổng đốc Trần Văn Lý nộp ấn tín, giấy tờ cho cách
mạng. Sau đó Uỷ ban khởi nghĩa cử các đoàn cán bộ
đến tiếp quản các công sở.
- Tối ngày 24 tháng 8, Uỷ ban khởi nghĩa và những cán
bộ tham gia khởi nghĩa họp đánh giá tình hình, đề ra một
số công tác trước mắt và thành lập Uỷ ban nhân dân
cách mạng lâm thời tỉnh Lâm Viên gồm 7 thành viên do
ông Phan Đức Huy làm Chủ tịch. Những ngày sau đó, Uỷ
ban Việt Minh tỉnh, các đoàn thể quần chúng như: Công
nhân cứu quốc, Thanh niên cứu quốc, Phụ nữ cứu quốc
và chính quyền cách mạng ở cơ sở được thành lập.

c) Kết quả, ý nghĩa:
- Cùng với nhân dân cả nước, cuộc khởi
nghĩa giành chính quyền ở Đà Lạt thắng lợi là
một sự kiện có ý nghĩa lịch sử quan trọng,
nhân dân ta từ người nô lệ trở thành người

chủ đất nước có quyền quyết định tương lai
và vận mệnh của mình.
-Cách mạng tháng Tám bước đầu đã đem
lại những quyền lợi thiết thực mà giai cấp
công nhân và nhân dân lao động hằng mơ
ước: xoá bỏ áp bức bóc lột, bình đẳng dân
tộc, bình đẳng nam nữ, ngày làm 8 giờ,…


CẢM ƠN CÔ
&
CÁC BẠN ĐÃ ĐÓN XEM

×