Tải bản đầy đủ (.ppt) (27 trang)

chương trình địa phương (phần TLV) : giới thiệu về Củ Chi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.55 MB, 27 trang )


CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
DI TÍCH ĐỊA ĐẠO CỦ CHI

Giới thiệu sơ lược

Địa đạo Củ Chi là một hệ thống phòng thủ trong lòng đất ở huyện
Củ Chi

70 km phía tây bắc TP Hồ Chí Minh.

được Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam đào trong
thời kỳ Chiến tranh Đông Dương và Chiến tranh Việt Nam.

Hệ thống địa đạo bao gồm:+ bệnh xá
+ nhiều phòng ở
+ nhà bếp
+ kho chứa
+ phòng làm việc
+ hệ thống đường ngầm dưới lòng đất.
Hệ thống địa đạo dài khoảng 200 km và có các hệ thống thông hơi
vào các vị trí các bụi cây.
Địa đạo Củ Chi được xây dựng trên vùng đất được mệnh danh là "đất
thép", nằm ở điểm cuối Đường mòn Hồ Chí Minh.
Trong Chiến dịch Tết Mậu Thân 1968, Mặt trận Dân tộc Giải phóng
miền Nam Việt Nam đã sử dụng hệ thống địa đạo này để tấn công
Sài Gòn.

Mô hình địa đạo Củ Chi


phòng làm việc

nhà bếp

bệnh xá

Lịch sử

Địa đạo Củ Chi là cách gọi chung của các hệ
thống địa đạo khác nhau, được hình thành từ
khoảng thời gian 1946-1948, trong thời kỳ kháng
chiến chống thực dân Pháp.

Cư dân khu vực đã đào các hầm, địa đạo riêng
lẻ để tránh các cuộc bố ráp càn quét của quân
đội Pháp và để cung cấp nơi trú ẩn cho quân
Việt Minh. Mỗi làng xây một địa đạo riêng, sau
đó do nhu cầu đi lại giữa địa đạo các làng xã, hệ
thống địa đạo đã được nối liền nhau tạo thanh
một hệ thống địa đạo liên hoàn, phức tạp


Trong thời gian 1961–1965, các xã phía Bắc Củ
Chi đã hoàn thành tuyến địa đạo trục gọi là
"xương sống", sau đó các đoàn thể, cơ quan,
đơn vị phát triển địa đạo nhánh ăn thông với
tuyến trục hình thành những địa đạo liên hoàn
giữa các ấp, các xã và các vùng.

Bên trên mặt đất, quân dân Củ Chi còn đào cả

một vành đai giao thông hào chằng chịt nối kết
với địa đạo, lúc này địa đạo chiến đấu cũng
được đào chia thành nhiều tầng, nhiều ngõ
ngách.


Đến năm 1965, có khoảng 200 km địa đạo
đã được đào. Về quy mô, hệ thống địa
đạo có tổng chiều dài toàn tuyến là trên
200 km, với 3 tầng sâu khác nhau, tầng
trên cách mặt đất khoảng 3 m, tầng giữa
cách mặt đất khoảng 6 m, tầng dưới cùng
sâu hơn 12 m. Lúc này, địa đạo không chỉ
còn là nơi trú ẩn mà đã trở thành nơi sinh
sống, cứu thương, hội họp, kho chứa vũ
khí

Đặc điểm

Địa đạo được đào trên một khu vực đất
sét pha đá ong nên có độ bền cao, ít bị sụt
lở. Hệ thống địa đạo nằm sâu dưới lòng
đất, có thể chịu được sức công phá của
các loại bom tấn lớn nhất của quân đội
Mỹ. Không khí được lấy vào địa đạo thông
qua các lỗ thông hơi. Các khu vực khác
nhau của địa đạo có thể được cô lập khi
cần (bị hơi ngạt, bơm nước).



chui lên từ địa đạo
Hình ảnh sử dụng địa đạo
của du kích Củ Chi
Lấp hầm lại.
Biến mất dưới lòng đất.


Một vài kiểu bẩy của du kích Củ Chi - Chông cánh cửa


Cuộc sống dưới địa đạo

Cuộc sống dưới địa đạo thiếu ánh sáng,
ẩm ướt và nóng bức và điều kiện vệ sinh
kém nên hầu như đa số những người
sống ở địa đạo đều bị ký sinh trùng, bạc
da và các bệnh về xương. Ngoài ra, việc
thiếu thốn lương thực, thực phẩm và nhu
yếu phẩm cũng là vấn đề lớn nhất của cư
dân địa đạo.


×