Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Vốn điều lệ và góp vốn điều lệ của công ty TNHH có từ hai thành viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.75 KB, 4 trang )

Công ti trách nhiệm hữu hạn (TNHH) là loại hình doanh nghiệp phù hợp với
qui mô vừa và nhỏ nên được nhiều nhà đầu tư lựa chọn khi thành lập doanh
nghiệp. Vì vậy, “vốn điều lệ và góp vốn điều lệ của công ty TNHH có từ hai
thành viên” là vấn đề đang rất được quan tâm.
Nội dung
I.Một số khái niệm
Theo điều 38, Luật doanh nghiệp, Công ti TNHH có từ hai thành viên trở lên
là doanh nghiệp, mang những đặc trưng như : gồm không quá 50 thành viên
góp vốn thành lập (có thể là tổ chức, cá nhân); công ti chỉ chịu trách nhiệm về
các khoản nợ của công ti bằng tài sản của mình. Thành viên chịu trách nhiệm
về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số
vốn cam kết góp vào doanh nghiệp; có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; không được quyền phát hành cổ phần.
Về khái niệm vốn điều lệ, góp vốn Điều 4 Luật doanh nghiệp đưa ra các định
nghĩa như sau:
“4. Góp vốn là việc đưa tài sản vào công ty để trở thành chủ sở hữu hoặc các
chủ sở hữu chung của công ty…
5. Phần vốn góp là tỷ lệ vốn mà chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu chung của công ty
góp vào vốn điều lệ.
6. Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong
một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty.”
II. Vốn điều lệ và góp vốn điều lệ của công ty TNHH có từ hai thành viên.
1.Về vốn điều lệ
, căn cứ vào luật doanh nghiệp thì không quy định cụ thể vốn
điều lệ nhất định để thành lập một công ty TNHH trừ một số ngành nghề đặc
biệt như kinh doanh chứng khoán, ngân hàng..., Nhà nước có quy định cụ thể
riêng về vốn điều lệ. Công ty TNHH phù hợp với việc kinh doanh có qui mô
vừa và nhỏ. việc chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên cho người không
phải là thành viên của công ty bị hạn chế, việc phát hành cổ phần cũng không
được phép.Chính vì thế vốn điều lệ của công ty TNHH được đặc trưng bởi:
Thứ nhất: vốn điều lệ được xác định bởi con số mà các thành viên công ty góp


hoặc cam kết góp vốn. Số vốn do các thành viên góp trở thành vốn của công ty
và được ghi nhận vào điều lệ của công ty. Việc hoàn thành hành vi góp vốn
theo cam kết góp vốn được thực hiện tại một thời điểm trong tương lai. Theo
điều 41 Luật Doanh nghiệp, nghĩa vụ của thành viên là phải thực hiện đúng
cam kết góp vốn.
Thứ hai: mặc dù công ty TNHH có vốn là một con số xác định và người ta có
thể xác định được dễ dàng phần vốn góp của mỗi thành viên công ty là bao
nhiêu nhưng luật cũng cho phép tình trạng “nợ” vốn trong công ty TNHH.

2.Góp vốn điều lệ
, là việc thành viên công ty chuyển tài sản vào công ty để
trở thành chủ sở hữu hoặc các đồng sở hữu công ty. Khi thành lập công ti
TNHH, các thành viên phải cam kết góp vốn vào công ti với giá trị vốn góp và
thời hạn góp vốn cụ thể, Thành viên phải góp vốn đầy đủ và đúng hạn như đã
cam kết. Khi góp đủ giá trị phần vốn góp, thành viên được công ti cấp giấy
chứng nhận phần vốn góp.. Trường hợp có thành viên không góp vốn đầy đủ và
đúng hạn số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp được coi là nợ của thành viên
đó đối với công ti và thành viên đó phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại
phát sinh do không góp đủ và đúng hạn số vốn cam kết. Người đại diện theo
pháp luật của công ti, nếu không thực hiện đúng nghĩa vụ thông báo cho cơ
quan đăng kí kinh doanh (khoản 1 Điều 93 Luật doanh nghiệp) thì phải cùng
với thành viên chưa góp vốn đủ vốn liên đới chịu trách nhiệm đối công ti về
phần vốn chưa góp và các thiệt hại phát sinh do không góp đủ và đúng hạn số
vốn đã cam kết.
Theo qui định của Luật Doanh nghiệp, nghĩa vụ góp vốn của thành viên công ty
được xác định theo cam kết góp vốn. Nhưng, Luật Doanh nghiệp không hề có
một giới hạn về mặt thời gian nào cho việc hoàn thành nghĩa vụ góp vốn. Nói
cách khác, thời hạn để thành viên góp vốn vào công ty là không hạn chế mà
thời hạn này dài hay ngắn phụ thuộc vào thỏa thuận góp vốn giữa các thành
viên công ty.

Tuy vậy, theo qui định của Nghị định 102/2010/NĐ-CP, thời hạn để thành viên
hoàn thành nghĩa vụ góp vốn là 36 tháng kể từ ngày công ty được cấp giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
6
. Đây là hướng dẫn hợp lý. Kết quả là với
hướng dẫn này, Nghị định 102/2010/NĐ-CP đã tạo cơ sở cho việc chấm dứt
tình trạng nợ vốn không thời hạn của thành viên công ty TNHH.
Nhưng có một tồn tại chưa được giải quyết trong Nghị định 139/2007/NĐ-CP
thì đến 102/2010/NĐ-CP vẫn còn đang bỏ ngỏ. Đó là việc giảm vốn điều lệ của
công ty TNHH có được đặt ra hay không khi thành viên không hoàn thành
nghĩa vụ góp vốn theo cam kết?
Việc một thành viên không hoàn thành nghĩa vụ góp vốn được nhìn nhận ở hai
hành vi: Thành viên không hề tiến hành việc góp vốn hoặc có thể chỉ góp một
phần theo cam kết góp vốn. Theo đó, giải pháp của Luật Doanh nghiệp, theo
khoản 3 Điều 39 Nhưng trong trường hợp không xử lý theo cả ba đã nêu trong
khoản 3 Điều 39, nói cách khác không huy động đủ số vốn điều lệ thì luật bỏ
ngỏ.
Kết luận
Luật Doanh nghiệp 2005 và các nghị định hướng dẫn thi hành ra đời tạo nên
một bước chuyển mới cho nền thương nghiệp nước nhà. Tuy vậy, trên thực tế,
vấn đề tài chính của công ty - mà chủ yếu là vốn của công ty- được hướng dẫn
bởi cần phải được xem xét, hướng dẫn trên cả hai phương diện lý luận và thực
tiễn.
Tài liệu tham khảo
1.Trường Đại học luật Hà Nội, Giáo trình Luật thương mại, tập 1.
2. Luật doanh nghiệp 2005
3. Nghị định 102/2010/NĐ-CP
4. Các trang web:




×