Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

báo cáo thực tập tại CÔNG TY cổ PHẦN CHỨNG KHOÁN ARTEX (ART)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.76 KB, 17 trang )

Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Lê Thanh Huyền
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNTT Công nghệ thông tin
CP Cổ phần
DVCK Dịch vụ chứng khoán
SVTH: Đoàn Thanh Nhàn Lớp: K47H4
1
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Lê Thanh Huyền
HĐQT Hội đồng quản trị
HCNS Hành chính nhân sự
NV
Nguồn vốn
PTĐT
Phân tích đầu tư
QTRR Quản trị rủi ro
TS Tài sản
TVĐT Tư vấn đầu tư
SVTH: Đoàn Thanh Nhàn Lớp: K47H4
2
3
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Lê Thanh Huyền
PHẦN I. GIỚI THIỆU VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP:
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của đơn vị thực tập:
 Tên công ty:
• Tên tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN ARTEX (ART)
• Tên tiếng Anh: ARTEX SECURITIES JOINT STOCK COMPANY
 Trụ sở: Tầng 5, Tòa nhà FLC Landmark Tower, đường Lê Đức Thọ, Phường Mỹ
Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.
 Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh: Số 86-88 Nguyễn Công Trứ, phường Nguyến Thái


Bình, quận 1, TP.Hồ Chí Minh.
 Loại hình: Công ty cổ phần.
 Vốn điều lệ: 135.000.000.000 đồng (Một trăm ba lăm tỷ đồng chẵn)
 Ngày thành lập : Công ty Cổ phần chứng khoán Artex được thành lập theo Giấy
phép số 85/UBCK-GP do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày 03/03/2008.
 Đôi nét về quá trình hình thành và phát triển của đơn vị thực tập:
 Công ty CP chứng khoán ARTEX được thành lập theo Giấy phép số 85/UBCK-GP
do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày 03/03/2008.
ARTEX cũng đã chính thức giao dịch thông sàn ở Sở GDCK TPHCM
(HOSE) từ ngày 12/01/2009. Riêng HNX bắt đầu triển khai giao dịch thông sàn với
các công ty chứng khoán thành viên từ ngày 08/02.
27/6/2011, Đại hội cổ đông của công ty cổ phần chứng khoán ARTEX đã
thông qua việc đổi tên công ty thành Công ty cổ phần chứng khoán FLC (FLCS).
Căn cứ Giấy phép điều chỉnh số 39/GPĐC-UBCK ngày 04/9/2013 và Quyết định
số 536/QĐ-UBCK ngày 04/9/2013 của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Công ty cổ
phần chứng khoán FLC (FLCS) thành “Công ty cổ phần chứng khoán ARTEX”
(tên viết tắt là ART).
 Từ khi thành lập đến nay, công ty chưa có sự thay đổi về vốn điều lệ qua các năm,
số vốn điều lệ vẫn giữ nguyên là 135 tỷ đồng.
 Khi mới thành lập vào năm 2008, công ty có 10 nhân viên bao gồm: 1 giám đốc, 2
thành viên ban kiểm soát, 1 kế toán, 1 nhân viên HC-NS, 1 nhân viên CNTT, 2
nhân viên phụ trách môi giới - tư vấn - quản trị rủi ro, 1 nhân viên giao dịch chăm
sóc khách hàng, 1 nhân viên chi nhánh TP Hồ Chí Minh. Đến năm 2010, quy mô
công ty mở rộng thêm mảng phân tích đầu tư và lưu ký chứng khoán đồng thời
tuyển thêm 6 nhân viên và sắp xếp lại các phòng ban. Năm 2013, là một dấu mốc
trong quá trình phát triển của công ty khi thu hẹp quy mô, tính đến nay công ty có
SVTH: Đoàn Thanh Nhàn Lớp: K47H4
4
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Lê Thanh Huyền
13 nhân viên: 1 tổng giám đốc – trưởng ban kiểm soát, 3 thành viên ban kiểm soát,

2 nhân viên HC-NS, 2 nhân viên kế toán, 2 nhân viên CNTT, 2 nhân viên QTRR, 1
nhân viên chi nhánh.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của đơn vị thực tập:
1.2.1. Chức năng:
Môi giới chứng khoán: ARTEX là cầu nối giữa những người mua và những người
bán: đem đến cho khách hàng tất cả các loại sản phẩm và dịch vụ tài chính; cung
cấp cho khách hàng những thông tin, báo cáo phân tích cũng như khuyến nghị đầu
tư; đáp ứng nhu cầu tâm lý của khách hàng khi cần thiết: trở thành người bạn, người
sẻ chia lo âu căng thẳng và đưa ra những lời động viên kịp thời.
Tự doanh chứng khoán: : Nhằm đảm bảo doanh thu bù đắp chi phí và kinh doanh
có lãi, ARTEX tự kiếm lời cho chính mình bằng việc thực hiện mua và bán chứng
khoán cho chính mình nên song hành với đó là mức độ rủi ro khá cao. Đồng thời
các nhân viên này cần có yêu cầu về trình độ chuyên môn nhất định.
Tư vấn đầu tư: ARTEX với đội ngũ nhân viên có chuyên môn, nghiệp vụ sẽ phân
tích, dự báo các dữ liệu về chứng khoán để đưa ra các khuyến nghị cho khách hàng.
Sản phẩm tư vấn bao gồm: tư vấn cổ phiếu, trái phiếu, tư vấn đầu tư danh mục.
Nghiệp vụ này đòi hỏi trình độ, chuyên môn mà không yêu cầu nhiều vốn. Đồng
thời tính trung thực của các thông tin trong báo cáo luôn được đề cao nhằm cung
cấp đến nhà đầu tư những sản phẩm chất lượng nhất.
Lưu ký chứng khoán: ARTEX nhận chứng khoán do khách hàng gửi, bảo quản
chứng khoán cho khách hàng thông qua các tài khoản lưu ký chứng khoán. Khi
thực hiện dịch vụ lưu ký công ty chứng khoán sẽ nhận được phí lưu ký chứng khoán
từ khách hàng, phí gửi và phí chuyển nhượng chứng khoán.
1.2.2. Nhiệm vụ:
 ARTEX cung cấp đầy đủ tất cả các dịch vụ tài chính chứng khoán cho các nhà đầu
tư riêng lẻ cũng như các tổ chức, định chế tài chính chuyên nghiệp. ARTEX cung
cấp đến các khách hàng và các đối tác những dịch vụ chuyên nghiệp, đa dạng cùng
với các giải pháp tài chính toàn diện và hiệu quả.
 ARTEX luôn không ngừng đổi mới, hoàn thiện và đa dạng hóa các dịch vụ của
mình.

SVTH: Đoàn Thanh Nhàn Lớp: K47H4
BAN KIỂM SOÁT
KIỂM SOÁT NỘI BỘ
Phòng HCNS
5
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Lê Thanh Huyền
 Đội ngũ cán bộ nhân viên của ARTEX luôn trau dồi kiến thức, nghiệp vụ, đạo đức
của bản thân để đáp ứng được những yêu cầu của khách hàng, thị trường.
 Tạo được môi trường làm việc thân thiện, chuyên nghiệp, năng động cho cán bộ
nhân viên để họ phát huy tối đa năng lực, sáng tạo trong công việc.
 Hoàn thiện cơ cấu bộ máy quản trị nhằm phù hợp với xu hướng chung của nền kinh
tế.
1.3. Mô hình tổ chức:
1.3.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức công ty CP chứng khoán ARTEX:
Sơ đồ1: Sơ đồ bộ máy tổ chức công ty CP chứng khoán ARTEX:
1.3.2. Chức năng và nhiệm vụ cụ thể của các phòng ban:
 Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý cao nhất có toàn quyền
nhân danh công ty để quyết định thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty
không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Qua đó, thực hiện chức năng
quản lý và kiểm tra giám sát hoạt động của công ty.
 Ban kiểm soát: Ban kiểm soát là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt
động kinh doanh quản lý và điều hành của công ty. Hoạt động của Ban kiểm soát
phải đảm bảo khách quan, trung thực, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, chế độ
chính sách nhà nước, điều lệ, quy chế của công ty và các nghị quyết, quyết định của
hội đồng quản trị.
 Tổng giám đốc: Điều hành và có quyết định cao nhất về các hoạt động hằng ngày
của công ty, chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về quyền và nhiệm vụ được
giao. Xây dựng chiến lược phát triển lâu dài và hằng năm cho công ty.
SVTH: Đoàn Thanh Nhàn Lớp: K47H4
Phòng

KTTC
6
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Lê Thanh Huyền
 Kiểm soát nội bộ: Là bộ phận chức năng tham mưu cho ban điều hành công ty,
hoạt động của phòng nhằm dự báo, phát hiện, ngăn ngừa và chống tất cả những hiện
tượng vi phạm hoặc pháp luật, quy định, quy chế và quy trình nghiệp vụ dẫn đến rủi
ro trong hoạt động của công ty.
 Bộ phận quản trị rủi ro: Có trách nhiệm gia xây dựng các quy trình về quản trị rủi
ro trong công ty, đánh giá mức độ rủi ro, mức độ bảo đảm an toàn tài chính trong
các hoạt động của công ty.
 Phòng dịch vụ chứng khoán: Thực hiện các hoạt động liên quan đến nghiệp vụ
môi giới chứng khoán như đặt lệnh, chăm sóc và tư vấn đầu tư chứng khoán cho
khách hàng. Quản lý và duy trì hệ thống khách hàng của công ty. Xây dựng kế
hoạch kinh doanh, kế hoạch hoạt động của và lập báo cáo thường kỳ
 Phòng tư vấn - phân tích đầu tư: Thu thập và xử lý các thông tin thị trường, đưa
ra các báo cáo phân tích về thị trường, về nền kinh tế, về ngành kinh tế, về nhóm cổ
phiếu (cổ phiếu riêng lẻ) và một số phân tích đặc biệt khác phục vụ cho việc cung
cấp dịch vụ tư vấn đầu tư cho các khách hàng cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước.
 Phòng tư vấn tài chính doanh nghiệp: Xây dựng quan hệ với các doanh nghiệp và
định chế tài chính, qua đó xây dựng năng lực cung cấp dịch vụ tư vấn về hoạt động
tài chính, tư vấn điều hành quản trị và tư vấn quan hệ nhà đầu tư cho đối tượng là
các doanh nghiệp.
 Phòng kế toán tài chính: Có trách nhiệm cân đối kiểm soát sổ sách, lập báo cáo
quản trị, báo cáo cho các cơ quan chức năng, theo dõi việc thực hiện kế hoạch của
các bộ phận kinh doanh và hoạch chi phí của các bộ phận nghiệp vụ, xây dựng ngân
sách cũng như theo dõi việc thực hiện ngân sách.
 Phòng công nghệ thông tin: Đảm nhận chức năng thực hiện công tác quản trị
mạng cho toàn hệ thống hoạt động của công ty, xây dựng và phát triển hạ tầng công
nghệ thông tin trong toàn công ty, vận hành các hệ thống phần mềm, đảm bảo hoạt
động thông suốt của các hệ thống, thực hiện việc đảm bảo an toàn và an ninh thông

tin.
 Phòng Hành chính Nhân sự: Chịu trách nhiệm tuyển dụng, đào tạo, phát triển,
phân bổ nguồn nhân lực cho các phòng ban, xây dựng các chế độ nhân sự và quản
lý tài sản, hỗ trợ các phòng ban khác trong công tác hành chính. Số lượng nhân viên
của ARTEX tính đến hiện nay là 13 người.
SVTH: Đoàn Thanh Nhàn Lớp: K47H4
7
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Lê Thanh Huyền
PHẦN II. TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ MỘT SỐ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG:
2.1. Bảng cân đối kế toán của đơn vị thực tập:
Bảng 2.1: Bảng cân đối kế toán (rút gọn) của Công ty cổ phần chứng khoán
Artex giai đoạn 2012 – 2014:
Đơn vị tính : Triệu VNĐ
Chỉ tiêu
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Chênh lệch
2013/2012
Chênh lệch
2014/2013
Số tiền
Tỉ
trọng
(%)
Số tiền
Tỉ trọng
(%)
Số tiền
Tỉ trọng
(%)
Số tiền

Tỉ lệ
(%)
Số tiền
Tỉ lệ
(%)
TÀI SẢN
NGẮN HẠN
219.761 98,69 140.673 98,19 191.703 97,31 (79.088) (56,22) 51.030 26,62
I. Tiền và các khoản
tương đương tiền
3.357 1,51 12.348 8,62 60.387 30,65 8.991 72,81 48.039 79,55
II. Các khoản đầu tư tài
chính ngắn hạn
213.176 95,74 121.95 85,12 127.008 64,47 (91.226) (74,81) 5.058 4,15
III. Các khoản phải thu
ngắn hạn
2.865 1,29 6.349 4,43 4.111 2,09 3.484 54,87 (2.238) (35,25)
IV. Hàng tồn kho
V. Tài sản ngắn hạn
khác
363 0,16 25 0,02 197 0,10 (338) (93,11) 172 688,00
TÀI SẢN
DÀI HẠN
2.912 1,31 2.59 1,81 5.295 2,69 (0.322) (12,43) 2.705 104,44
I. Tài sản cố định 438 0,20 144 0,10 2.904 1,47 (294) (204,17) 2.760 1916,67
II. Các tài sản dài hạn
khác
2.474 2,90 2.446 1,71 2.391 1,21 (0.028) (1,14) (55) (2,25)
TỔNG CỘNG
TÀI SẢN

222.672 100,00 143.263 100 196.998 100,00 (79.409) (55,43) 53.735 37,51
NỢ PHẢI TRẢ 85.252 38,29 61.638 43,02 89.267 45,31 (23.614) (38,31) 27.629 30,95
I. Nợ ngắn hạn 85.252 38,29 61.638 43,02 89.267 45,31 (23.614) (38,31) 27.629 30,95
II. Nợ dài hạn
VỐN
CHỦ SỞ HỮU
137.42 61,71 81.625 56,98 107.731 54,69 (55.795) (68,36) 26.106 31,98
I. Vốn chủ sở hữu 137.42 61,71 81.625 56,98 107.731 54,69 (55.795) (68,36) 26.106 31,98
SVTH: Đoàn Thanh Nhàn Lớp: K47H4
8
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Lê Thanh Huyền
II. Nguồn kinh phí và
quỹ khác

TỔNG CỘNG
NGUỒN VỐN
222.672 100,00 143.263 100,00 196.998 100,00 (79.409) (55,43) 53.735 37,51
Nguồn: Báo cáo tài chính công ty CP chứng khoán Artex.
Trong năm 2012, nền kinh tế thế giới đầy biến động với tiêu điểm là khủng
hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công ở Châu Âu, kinh tế - xã hội nước ta tiếp
tục bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn của kinh tế thế giới. Lĩnh vực tài chính - Ngân hàng
bắt đầu lộ ra những điểm yếu, nợ xấu gia tăng khiến thanh khoản của toàn hệ thống
gia tăng. Nhóm ngành Chứng khoán cũng đứng trước những thách thức về tài
chính, ARTEX cũng không tránh khỏi tác động tiêu cực từ biến cố của nền kinh tế
vĩ mô cũng như các chính sách thắt chặt. Các dấu hiệu từ giữa năm 2013 cho thấy,
kinh tế toàn cầu đã có đà phục hồi vững chắc hơn, dù không đồng đều nhưng các
điều kiện kinh tế vĩ mô đã ổn định hơn trước. Điều này thể hiện rõ khi nhìn vào
Bảng cân đối kế toán bên trên khi quy mô sử dụng vốn có xu hướng tăng qua các
năm. Hoạt động kinh doanh của ARTEX năm 2014 cũng khởi sắc hơn so với năm
2012 và 2013.

Về Tài sản:
Tổng tài sản năm 2013 đạt 143.263 triệu đồng giảm 55,43% so với năm 2012
là 222.372 triệu đồng. Năm 2014, tổng tài sản có mức tăng mạnh, đạt 196.998 triệu
đồng, tăng so với cùng kỳ 37,05%. Tài sản tăng lên chủ yếu do sự biến động của
các khoản mục: Đầu tư tài chính ngăn hạn, các khoản tiền và tương đương tiền, tài
sản cố định.
Tiền và các khoản tương đương tiền: Đây là khoản mục chiếm tỷ trọng
không khá cao trong cơ cấu tài sản của ARTEX nhưng có sự tăng mạnh qua các
năm . Khoản mục này đạt 12.348 triệu đồng (chiếm 8.62% tổng TS) vào năm 2013,
tăng 72,81% so với năm 2012 (đạt 3.357 triệu đồng – chiếm 1,51% tổng TS). Nối
tiếp những thành công đã đạt được trong năm 2013, khoản mục này tiếp tục tăng mạnh
trong năm 2014 đạt 60.387 triệu đồng (chiếm 30,65% tổng TS), tăng 48.039 triệu
(tương ứng tăng 79,55%) so với năm 2013. Việc nắm giữ nhiều tiền mặt sẽ đảm bảo
SVTH: Đoàn Thanh Nhàn Lớp: K47H4
9
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Lê Thanh Huyền
khả năng thanh toán cho công ty. Tuy nhiên, đây là khoản mục sinh lời rất ít, vì vậy
việc nắm giữ nhiều tiền mặt có thể sẽ làm giảm khả năng sinh lời của công ty.
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: Đây là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn
trong cơ cấu tài sản của ARTEX và biến động qua các năm. Cụ thể, khoản mục này
giảm 91.226 triệu đồng từ năm 2012 đến năm 2013, tương ứng với giảm 74,81%
nhưng lại tăng 5.058 triệu đồng, tương ứng tăng 4,15% vào năm 2014. Đầu tư tài
chính ngắn hạn giảm từ năm 2012 đến năm 2013 do trong năm chứng khoán thương
mại và các khoản đầu tư ngắn hạn khác của công ty giảm.
Các khoản phải thu ngắn hạn tăng mạnh từ năm 2012 đến năm 2013 3.484
triệu đồng (tương đương tăng 53,47%) do trong kỳ công ty đã thực hiện tốt công tác
thu khách hàng từ cung cấp dịch vụ môi giới, tư vấn cho nhà đầu tư, thu về ủy thác
quản lý vốn, các khoản thu về dịch vụ khác. Nhưng chỉ tiêu này lại giảm vào năm
2014 (giảm 6.349 triệu đồng tương đương tăng 53,47%). Nguyên nhân có sự biến
động này chủ yếu là do khoản phải thu từ hoạt động giao dịch chứng khoán qua 3

năm lần lượt đạt 30.131 triệu đồng; 29.815 triệu đồng và 31.689 triệu đồng. Bên
cạnh đó còn có khoản phải thu khách hàng, trả trước cho người bán và dự phòng
các khoản phải thu ngắn hạn khó đòi. Trong đó, dự phòng các khoản phải thu ngắn
hạn khó đòi qua 3 năm lần lượt là: (35.577) triệu đồng, (24.598) triệu đồng và
(29.025) triệu đồng.
Tài sản ngắn hạn khác và tài sản dài hạn có cùng xu thế biến động: giảm trong
năm 2013 và tăng trong năm 2014. Tài sản ngắn hạn khác giảm 93,11% vào năm
2013 và tăng 688,00% trong năm 2014 do chi phí trả trước ngắn hạn khác và tài sản
ngắn hạn khác biến động qua trong các năm.
Tài sản dài hạn: Chiếm tỷ trọng không đáng kể trong cơ cấu tổng TS nhưng
có sự tăng nhẹ qua các năm. Tỷ trọng TS dài hạn trong giai đoạn 2012-2014 lần
lượt chiếm 1,31%; 1,81% và 2,69% tổng TS. TS dài hạn giảm 12,43% trong năm
2013 và tăng 104,44% trong năm 2014. Đây là một khoản mục không sinh lời
nhưng đóng một vai trò rất quan trọng đối với hoạt động của công ty. Nguyên nhân
của sự sụt giảm khoản mục này là do công ty đã thu hẹp các khoản đầu tư tài chính
SVTH: Đoàn Thanh Nhàn Lớp: K47H4
10
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Lê Thanh Huyền
dài hạn và bán bớt các tài sản cố định nhằm thích ứng với điều kiện kinh tế có nhiều
khó khăn như hiện nay.
Nguyên nhân của sự biến động các khoản mục trong giai đoạn 2012 - 2014 có
thể giải thích do tác động của nền kinh tế tới các thành phần kinh tế. Thị trường
chứng khoán Việt Nam năm 2014 đã có những diễn biến khả quan nhờ vào những
tín hiệu ổn định kinh tế vĩ mô; các giải pháp vĩ mô đã dần phát huy tác dụng và các
giải pháp tích cực trong lĩnh vực chứng khoán, do vậy tổng tài sản cũng tăng lên.
Về Nguồn vốn:
 Bên cạnh đó, dưới tác động của nền kinh tế vĩ mô, chính sách phát triển cũng như
tình hình thực tế của công ty, tổng nguồn vốn ARTEX cũng có những biến động
nhất định. Tổng nguồn vốn đạt 143.263 triệu đồng giảm 55,43% vào năm 2013
(tương ứng giảm 79.409 triệu đồng); và đạt 196.998 triệu đồng tăng 37,51% trong

năm 2014 (tương ứng tăng 53.735 triệu đồng). Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu đều
có xu hướng giảm trong năm 2013 và tăng trong năm 2014.
Cụ thể: Tổng các khoản nợ phải trả của ARTEX năm 2012 là 85.252 triệu
đồng vào năm 2012 (chiếm 38,29 tổng NV); vào năm 2013 đạt 61.638 triệu đồng
(giảm 38,31%) so với cùng kì và trong năm 2014 là 89.267 triệu đồng, chiếm
45,31% tổng NV. Do đặc thù của công ty, các khoản nợ chủ yếu là nợ ngắn hạn,
trong đó chủ yếu là các khoản phải trả hoạt động giao dịch chứng khoán lần lượt là:
15.312 triệu đồng; 24.826 triệu đồng và 54.063 triệu đồng tương ứng chiếm
17,96%; 40,27% và 60,56% tổng nợ ngắn hạn. Đây là những khoản tiền mà công ty
ít có khả năng được dùng tới do tính luân chuyển thường xuyên bắt nguồn từ các
giao dịch thường xuyên của khách hàng.
Trái lại với nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng lớn trong cơ
cấu nguồn vốn của ARTEX. Vốn chủ sỡ hữu cũng có chiều hướng tương tự: giảm
68,36% vào năm 2013; tăng 31,98% vào năm 2014. Năm 2013, nguồn vốn chủ sở
hữu đạt 81.625 triệu đồng (chiếm 56,98% tổng NV), và tăng lên đạt 107.731 triệu
đồng (tăng 31,08%) vào năm 2014 cho thấy công ty có sự mở rộng về quy mô qua
các năm. Có thể thấy rằng, nguyên nhân dẫn đến vốn chủ sở hữu tăng lên là do
SVTH: Đoàn Thanh Nhàn Lớp: K47H4
11
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Lê Thanh Huyền
giảm khoản lỗ lũy kế của công ty. Đây là tín hiệu tốt phản ánh tình hình tài chính
lành mạnh cũng như hoạt động kinh doanh có lãi.
2.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị thực tập:
Bảng 2.2: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh rút gọn của của Công ty cổ phần
chứng khoán Artex giai đoạn 2012 – 2014:
Đơn vị tính: Triệu VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Chênh lệch 2013/2012 Chênh lệch 2014/2013
Số tiền Tỉ lệ (%) Số tiền Tỉ lệ (%)
DOANH THU 20.529

41.959
46.143 21.430 104,39 4.184 9,07
Môi giới chứng khoán 1.675
1.403
12.517 (272) (16,24) 11.114 88,79
Tự doanh chứng khoán 174
1
645 (173) (99,43) 644 99,84
Tư vấn 2.006
273
195 (1.733) (86,39) (78) (40,00)
Doanh thu lưu ký
chứng khoán
213
221
287 8 3,76 66 23,00
Doanh thu khác 16.461
40.063
32.499 23.602 143,38 (7.564) (23,27)
Chi phí
hoạt động kinh doanh
16.127
11.297
7.754 (4.830) (29,95) (3.543) (45,69)
Lợi nhuận gộp của
hoạt động kinh doanh
4.402
30.663
38.389 26.261 596,57 7.726 20,13
Chi phí

quản lý doanh nghiệp
13.856
52
12.331 (13.804) (99,62) 12.279 99,58
Lợi nhuận thuần từ
hoạt động kinh doanh
(9.454)
30.610
26.058 40.064 (423,78) (4.552) (17,47)
Lợi nhuận khác 10.024
(86.406)
69 (96.430) (961,99) 86.475 125326,09
Tổng lợi nhuận kế toán
trước thuế
387
(55.795)
26.106 (26.176) (6763,82) 81.901 313,72
Chi phí thuế TNDN
hiện hành
183
-
21 (183) (100,00) 21 100,00
Lợi nhuận sau thuế TNDN 387
(55.795)
26.106 (26.176) (6763,82) 81.901 313,72
Nguồn: Báo cáo tài chính công ty CP chứng khoán Artex.
Về doanh thu:
Theo dõi bản báo cáo kết quả kinh doanh trong giai đoạn 2012-2014, ta nhận
thấy được rằng doanh thu từ hoạt động kinh doanh của công ty, bao gồm doanh thu
từ hoạt động môi giới, lưu ký, doanh thu khác có xu hướng tăng qua các năm; ngoại

trừ tư vấn chứng khoán. Cụ thể: doanh thu từ năm 2012 đến 2013 tăng 21.430 triệu
đồng (tăng 104,39%), từ năm 2013 đến 2014 tăng 4.184 triệu đồng (tăng 9,07%);
chứng tỏ công ty đang tiếp tục mở rộng sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh của mình
trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Kết quả này có được chủ yếu là nhờ vào
doanh thu từ hoạt động môi giới và doanh thu khác.
Doanh thu từ hoạt động môi giới đạt 1.675 triệu đồng trong năm 2012; sang
đến năm 2013, chứng kiến sự sụt giảm 16,24% so với năm 2012. Trong năm 2014,
SVTH: Đoàn Thanh Nhàn Lớp: K47H4
12
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Lê Thanh Huyền
hoạt động môi giới chứng khoán tăng trưởng nhanh chóng đạt 12.517 triệu đồng,
tăng 88,79% so với cùng kỳ năm 2013. Kết quả này đạt được là nhờ vào các tín
hiệu tốt hơn từ thị trường chứng khoán và sự hỗ trợ của các chính sách vi mô và vĩ
mô … đã làm tăng doanh thu và lợi nhuận của công ty, làm tăng hiệu quả hoạt
động môi giới của công ty. Từ số liệu trên ta thấy hoạt động môi giới trong những
năm qua cho dù có biến động tăng giảm cùng với thị trường nhưng nhìn chung hoạt
động khá hiệu quả, doanh thu tạo ra nhiều lợi nhuận, chi phí môi giới thấp, điều đó
chứng tỏ năng lực của ban giám đốc cũng như nhân viên công ty đặc biệt là bộ phận
môi giới khá là tốt.
Doanh thu từ hoạt động lưu ký chứng khoán tăng liên tục qua các năm, tuy
không nhiều nhưng ổn định. Cụ thể, tăng từ 213 triệu đồng lên 221 triệu đồng (tăng
3,76%) trong năm 2013, và tăng đến 287 triệu đồng trong năm 2014 (tăng 23%).
Doanh thu từ hoạt động tự doanh giảm mạnh trong 2013 từ 174 triệu đồng
vào năm 2012 xuống còn 1 triệu đồng (giảm 99,43%) và tăng mạnh lên 645 triệu
đồng trong năm 2014 (tăng 99,84%). Qua đó, ta thấy được hoạt động tự doanh
chứng khoán của ARTEX là chưa hiệu quả. Công ty mới chỉ tập trung vào tự doanh
cổ phiếu, nhưng vẫn chưa thu được nhiều lợi nhuận từ hoạt động hưởng chênh lệch
giá khi mua cổ phiếu cũng như trái phiếu - loại chứng khoán có mức rủi ro thấp.
Doanh thu của hoạt động tự doanh chủ yếu đến từ cổ tức và hoạt động đầu tư góp
vốn của công ty.

Tuy nhiên, hoạt động tư vấn thu hẹp quy mô trong giai đoạn 2012 – 2014,
đây là chính sách mà công ty đã áp dụng. Kết quả dẫn đến, doanh thu năm 2012 là
2.006 triệu đồng còn 273 triệu đồng vào năm 2013 và 195 triệu đồng trong năm
2014.
Năm 2014, ARTEX tiếp tục hoạt động ổn định, có những giải pháp điều hành
kịp thời, linh hoạt, đồng bộ, thích ứng với tình hình thực tế của nền kinh tế thị
trường; song song là công tác quản lý, thắt chặt chi tiêu. Kết quả đạt được là tổng
doanh thu tăng (tăng 9,07%), doanh thu từ hoạt động môi giới (tăng 88,79%), hoạt
động tự doanh (tăng 99,84%) so với cùng kỳ. Hoạt động lưu ký phát triển ổn định,
vững chắc. Qua đó, ta có thể thấy được hoạt động kinh doanh của công ty về cơ bản
SVTH: Đoàn Thanh Nhàn Lớp: K47H4
13
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Lê Thanh Huyền
đã phục hồi một cách nhanh chóng và đem lại nguồn thu lớn. Do những khó khăn
khách quan của thị trường nên công ty còn dè dặt trong đầu tư, chưa thực sự chủ
động, việc đầu tư khá thận trọng đảm bảo nguyên tắc an toàn và có hiệu quả.
Về chi phí:
Chi phí cho hoạt động kinh doanh của ARTEX giảm qua các năm, từ 16.127
triệu đồng vào năm 2012, còn 11.297 triệu đồng trong năm 2013 (giảm 29,95%) và
7.754 triệu đồng (giảm 45,69%) trong năm 2014. Chi phí quản lý doanh nghiệp
trong 3 năm có sự thay đổi, từ 13.856 triệu đồng vào năm 2012 giảm xuống còn 52
triệu đồng trong năm 2013 (giảm 99,62%), và tăng lên 12.331 triệu đồng vào năm
2014 (tăng 99,58). Chi phí quản lý doanh nghiệp gia tăng cũng có thể là dấu hiệu
cho thấy công ty đang đầu tư, chuẩn bị cho những kế hoạch dài hơi. Điều này có thể
lý giải bởi trong năm 2013, công ty có sự đổi mới mạnh mẽ trong cơ cấu.
Năm 2012, tổng chi phí của công ty cao hơn so với tổng doanh thu; nhưng
trong 2 năm tiếp theo 2013 – 2014, công ty đã có những chính sách thay đổi nên
doanh thu đã cao hơn tổng chi phí.
Giai đoạn 2012 - 2014, ARTEX đã có nhiều bước chuyển biến rất lớn, tình
hình kinh doanh không ổn định qua các năm, năm 2012, lợi nhuận sau thuế chỉ đạt

387 triệu đồng – rất thấp; năm 2013 công ty có lợi nhuận sau thuế bị âm gần 55,7 tỷ
đồng, cho thấy tình hình kinh doanh năm 2013 bị thua lỗ; nhưng đến năm 2014, lợi
nhuận sau thuế tăng trưởng ổn định đạt 26,1 tỷ đồng mặc dù có nhiều yếu tố kinh tế
vĩ mô bất lợi ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường chứng khoán như tình hình
Biển Đông, giá dầu quốc tế giảm mạnh và một số điều chỉnh của chính sách tiền tệ.
Tuy nhiên, công ty CP chứng khoán ARTEX đã đạt được những kết quả nhất định
cho thấy chiến lược đề ra đã phát huy hiệu quả.
2.3. Đánh giá khái quát về tình hình kinh doanh của đơn vị thực tập:
Bảng 2.3: Bảng doanh thu từng mảng dịch vụ của Công ty cổ phần chứng
khoán Artex giai đoạn 2012 - 2014:
Đơn vị tính: Triệu VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch Chênh lệch
SVTH: Đoàn Thanh Nhàn Lớp: K47H4
14
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Lê Thanh Huyền
2013/2012 2014/2013
Số tiền
Tỉ trọng
(%)
Số tiền
Tỉ trọng
(%)
Số tiền
Tỉ trọng
(%)
Số tiền
Tỉ lệ
(%)
Số tiền
Tỉ lệ

(%)
Môi giới chứng khoán
1.675
8,159
1.403
3,344 12.517 27,127 (272) (16,24) 11.114 88,79
Tự doanh chứng
khoán 174
0,848 1 0,002 645 1,398 (173) (99,43) 644 99,84
Tư vấn
2.006
9,772 273 0,651 195 0,423 (1.733) (86,39) (78) (40,00)
Doanh thu lưu ký
chứng khoán 213
1,038 221 0,527 287 0,622 8 3,76 66 23,00
Doanh thu khác
16.461
80,184
40.063
95,481 32.499 70,431 23.602 143,38 (7.564) (23,27)
DOANH THU 20.529 100,000 41.959 100,000 46.143 100,000 21.430 104,39 4.184 9,07
Nguồn: Báo cáo tài chính công ty CP chứng khoán Artex.
Về hoạt động môi giới chứng khoán:
Qua bảng phân tích trên, ta thấy được doanh thu từ hoạt động môi giới chiếm
8,159% trong năm 2012 và chiếm 3,344% tổng doanh thu trong năm 2013. Trong
năm 2014, hoạt động môi giới chứng khoán tăng trưởng nhanh chóng, chiếm
27,127% tổng doanh thu, tăng 88,79% so với cùng kỳ năm 2013. Tính đến thời
điểm 31/12/2014, số tài khoản giao dịch mở tại ARTEX là 14.256 tài khoản (tăng
1,93% so với năm 2013). Doanh thu hoạt động môi giới trong năm 2013 giảm
không đáng kể so với năm 2012 và năm 2014, hoạt động môi giới của công ty khởi

sắc mạnh mẽ, đem về doanh thu trên 12 tỷ đồng (chiếm 27,127 tổng doanh thu)
Tuy nhiên, mức doanh thu này là chưa đáng kể khi so với những công ty chứng
khoán chiếm thị phần môi giới lớn như SSI, HSC, ACBS, VNDS
Về hoạt động tự doanh chứng khoán:
Hoạt động tự doanh là một hoạt động quan trọng liên quan trực tiếp đến việc
huy động vốn của doanh nghiệp trên TTCK. Theo dõi số liệu 3 năm gần đây, ta thấy
được doanh thu từ hoạt động tự doanh chiếm 0,848% tổng doanh thu vào năm 2012,
chiếm 0,002% tổng doanh thu năm 2013 tương ứng giảm 99,43% so với cùng kỳ.
Con số này đã tăng mạnh đồng trong năm 2014 đạt 645 triệu (chiếm 1,398% tổng
doanh thu) tương ứng tăng 99,84% so với năm 2013. Nguyên nhân là do tính chính
xác trong công tác dự báo của công ty chưa cao. Công ty còn chưa thực sự chủ động
và có những phản ứng kịp thời trước sự biến động khó lường của thị trường .
Về hoạt động tư vấn chứng khoán:
SVTH: Đoàn Thanh Nhàn Lớp: K47H4
15
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Lê Thanh Huyền
Nhìn vào bảng, ta thấy được doanh thu hoạt động tư vấn giảm 1.733 triệu
đồng từ năm 2012 đến năm 2013, tương ứng với mức giảm là 99.43%. Năm 2014
so với năm 2013 doanh thu hoạt động này đạt 287 triệu đồng (chiếm 0,622% tổng
doanh thu) giảm 78 triệu đồng, tương ứng với mức giảm là 40%. Nguyên nhân của
sự giảm sút này là do chính sách của công ty nhằm thu hẹp quy mô hoạt động vào
năm 2013 và dưới tác động chung của thị trường chứng khoán.
Về hoạt động môi giới lưu ký chứng khoán:
Doanh thu từ hoạt động lưu ký chứng khoán ổn định qua các năm với mức
tăng không nhiều. Doanh thu từ lưu ký đạt lần lượt 213 triệu đồng (chiếm 1,038%
tổng doanh thu), 221 triệu đồng (chiếm 0,527% tổng doanh thu) tương ứng tăng
3,76% so với cùng kỳ. Nối tiếp thành công đó, năm 2014 công ty thu được 287 triệu
đồng trong tăng 23% so với cùng kỳ; chiếm 0,622% tổng doanh thu. Qua những
phân tích trên, ta thấy được tuy doanh thu từ lưu ký chỉ chiếm một tỷ lệ tương đối
nhỏ trong tổng doanh thu nhưng cho thấy đây là một hoạt động tiềm năng trong

tương lai; vì vậy ARTEX cũng cần phải mở rộng quy mô hoạt động này.
PHẦN III. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN GIẢI QUYẾT:
Vấn đề 1: Hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty CP chứng khoán
ARTEX gặp nhiều khó khăn:
Mặc dù hoạt động môi giới luôn là một trong những hoạt động chính mang lại
doanh thu cho công ty. Song qua các kết quả phân tích ở trên, ta nhận thấy được
rằng kết quả hoạt động môi giới chứng khoán của công ty cổ phần chứng khoán
ARTEX trong giai đoạn 2012-2014 không đem lại nguồn doanh thu chính cho
công ty. Doanh thu từ hoạt động môi giới chứng khoán chiếm 8,16% tổng doanh
thu trong năm 2012. chiếm 3,34% tổng doanh thu năm 2013 và chiếm 27,17% tổng
doanh thu năm 2014, tăng 88,79% so với cùng kỳ năm 2013. Qua đó cho thấy tỷ
trọng doanh thu từ môi giới chứng khoán trong tổng doanh thu không cao; nhưng
tốc độ tăng trưởng cũng khá cao, đây chính là cơ hội cho công ty. Có rất nhiều
nguyên nhân để giải thích cho vấn đề này là do: Những khó khăn gặp phải từ thị
trường chứng khoán 2012, ảnh hưởng đến năm 2013 và 2014, việc công ty chưa có
được một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, chưa thu hút được khách hàng; hay
SVTH: Đoàn Thanh Nhàn Lớp: K47H4
16
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Lê Thanh Huyền
việc ít doanh nghiệp có kế hoạch niêm yết, là do không có thị phần khiến doanh thu
môi giới thấp hoặc không đáng kể, dịch vụ tư vấn tài chính vì vậy cũng khó triển
khai và doanh thu dịch vụ tư vấn giảm, đồng thời lãi suất tiền gửi tại các ngân hàng
giảm mạnh ảnh hưởng tới lãi tiền gửi của công ty tại các ngân hàng, Mặt khác
doanh thu của công ty chưa thực sự cao, vì vậy cần phải có các biện pháp đồng bộ
để nâng cao doanh thu từ hoạt động môi giới.
Vấn đề 2: Hoạt động tự doanh chứng khoán tại công ty CP chứng khoán
ARTEX chưa hiệu quả:
Một công ty chứng khoán muốn phát triển bền vững thì doanh thu từ hoạt
động môi giới và hoạt động tự doanh phải chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu
từ hoạt động kinh doanh chứng khoán. Như ở phần trên, chúng ta đã đề cập đến

thực trạng doanh thu từ hoạt động môi giới, thì tiếp theo đây sẽ là doanh thu từ hoạt
động tự doanh chứng khoán. Từ năm 2012 đến nay, tỷ trọng doanh thu khác của
ARTEX luôn ở mức cao (năm 2012: 80,18%; năm 2013: 95,48%: năm 2014:
70,43%;), mặt khác doanh thu từ hoạt động tự doanh chứng khoán lại chiếm tỷ
trọng thấp trong tổng doanh thu (năm 2012: 0,848%; năm 2013: 0,002; năm 2014:
1,398%). Qua đó, cho thấy hoạt động tự doanh chứng khoán của ARTEX là chưa
hiệu quả. Theo cá nhân tôi thì có 2 nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thực trạng này:
Vốn điều lệ của công ty còn ít: Với số vốn 135 tỷ đồng, công ty sẽ gặp khó khăn
trong việc mở rộng quy mô đầu tư cũng như đa dạng hóa danh mục đầu tư của
mình; thiếu nhân lực: Do chưa có nhân viên chuyên về hoạt động tự doanh chứng
khoán, các nhân viên sẽ kiêm nhiệm những công việc khác nhau. Công ty cần tăng
cường đầu tư cho hoạt động tự doanh nhằm tăng lợi nhuận. Để giải quyết tình trạng
này, ARTEX cần lên kế hoạch tăng vốn điều lệ trong tương lai, có nhân viên
chuyên sâu về tự doanh chứng khoán.
Vấn đề 3: Chi phí kinh doanh và quản lý doanh nghiệp tại công ty CP
chứng khoán ARTEX còn chưa thực sự phù hợp:
Vấn đề tiếp theo là hiện nay, việc tiết kiệm và giảm thiểu chi phí là rất cần
thiết để có thể cạnh tranh, tiếp cận thị trường. Như ta đã biết, tổng chi phí của công
ty trong 3 năm 2012, 2013 và 2014 là rất cao và thậm chí còn vượt qua tổng doanh
SVTH: Đoàn Thanh Nhàn Lớp: K47H4
17
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Lê Thanh Huyền
thu (năm 2012). Chi phí hoạt động kinh doanh trong 3 năm là: 16,127 tỷ, 11297 tỷ
và 7.754 tỷ đồng. Chi phí quản lý doanh nghiệp lần lượt là: 13.856 tỷ và 52 tỷ và
12.231 tỷ đồng. Trong khi tổng doanh thu trong 3 năm là: 20.529 tỷ, 41.959 tỷ và
46.143 tỷ đồng. Tỷ lệ tổng chi phí/tổng doanh thu là: 146,05%; 27,05% và 43,53%.
Chi phí tăng cao bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân: do khó khăn chung từ thị trường,
việc cạnh tranh gay gắt giữa các công ty chứng khoán khiến doanh thu giảm. Ngoài
ra, còn bắt nguồn từ nội bộ bên trong công ty, như việc kiểm soát tài sản trong công
ty chưa tốt dẫn đến tình trạng sử dụng lãng phí, sai mục đích, việc phổ biến cho cán

bộ nhân viên về ý thức tiết kiệm chưa thực sự tốt. Để hoạt động của công ty trở nên
hiệu quả hơn sau những suy thoái trên thị trường những năm vừa qua, thì giảm thiểu
chi phí sẽ giúp công ty có thể tăng hiệu quả kinh doanh, bảo toàn vốn và tăng tích
lũy cho doanh nghiệp.
PHẦN IV. ĐỀ XUẤT HƯỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN:
Hướng 1: Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của nghiệp vụ môi giới
chứng khoán của công ty cổ phần chứng khoán ARTEX.
Hướng 2: Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của nghiệp vụ tự doanh
chứng khoán của công ty cổ phần chứng khoán ARTEX.
Hướng 3: Giải pháp nhằm tiết kiệm chi phí kinh doanh và quản lý doanh
nghiệp của công ty cổ phần Chứng khoán ARTEX.
SVTH: Đoàn Thanh Nhàn Lớp: K47H4

×