Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Đáp án đề thi, học thuyết giá trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (841.79 KB, 10 trang )

CHUYÊN ĐỀ 1
HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ
CẤU 1:
• So sánh điểm khác nhau cơ bản giữa chất và lượng của giá trị hàng hóa? (sách ôn tập
trang 16)
• Lượng của giá trị hàng hóa được đo lường như thế nào?
Lượng giá trị của hàng hóa: là một khái niệm trong kinh tế chính trị Marx-Lenin chỉ về một đại
lượng được đo bằng lượng lao động tiêu hao để sản xuất ra hàng hóa đó, lượng lao động tiêu hao
đó được tính bằng thời gian lao động, cụ thể là thời gian lao động xã hội cần thiết. Lượng lao
động xã hội cần thiết, hay thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra một hàng hóa, mới
quyết định đại lượng giá trị của hàng hóa.
• Phân biệt thời gian lao động xã hội cần thiết và thời gian lao động cần thiết?
 THỜI GIAN LAO ĐỘNG CẦN THIẾT:
thời gian lao động sản xuất của cải vật chất cần thiết để duy trì đời sống của bản thân người lao động và
gia đình họ. ( Là time lđ mà người công nhân tạo ra một lượng giá trị bằng với các giá trị tư liệu sinh hoạt
cần thiết cho mình) Lao động hao phí trong thời gian đó là lao động cần thiết. Bộ phận thời gian đó bằng
thời gian người lao động tái sản xuất ra giá trị sức lao động của mình. Ngoài TGLĐCT, số còn lại là thời
gian lao động thặng dư tạo ra sản phẩm thặng dư cho nhà tư bản (dưới chế độ tư bản chủ nghĩa) hoặc cho
toàn xã hội (dưới chế độ xã hội chủ nghĩa). TGLĐCT có xu hướng rút ngắn lại do năng suất lao động xã
hội không ngừng tăng lên.
 THỜI GIAN LAO ĐỘNG XÃ HỘI CẦN THIẾT:
thời gian lao động đòi hỏi để sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó trong những điều kiện sản xuất bình
thường của xã hội, với một trình độ thành thạo trung bình và một cường độ lao động trung bình, do đó có
một năng suất trung bình. TGLĐXHCT quyết định lượng giá trị hàng hoá; thông thường, nó phù hợp với
giá trị cá biệt của người cung cấp đại bộ phận loại hàng hoá đó trên thị trường.
TGLĐXHCT sẽ thay đổi nếu kĩ thuật phát triển, điều kiện lao động trung bình của xã hội thay đổi. Trong
nền sản xuất dựa trên cơ sở chế độ tư hữu, thời gian ấy được xác định một cách tự phát trên thị trường
thông qua cạnh tranh đi đến hình thành giá trị thị trường và giá cả sản xuất. Trong chủ nghĩa xã hội, nó
cũng được hình thành trên thị trường nhưng có sự quản lí của nhà nước. Phấn đấu giảm TGLĐXHCT
trong từng sản phẩm của từng loại hàng hoá là mối quan tâm thường xuyên của mọi chủ thể, mọi người
sản xuất hàng hoá; đó cũng là vấn đề bức thiết của Việt Nam hiện nay.


Thời gian lao động xã hội cần thiết là một đại lượng không cố định vì rằng trình độ thành thạo trung
bình, cường độ lao động trung bình, điều kiện trang bị kỹ thuật trung bình của xã hội ở mỗi nước khác
nhau là khác nhau (có nước phát triển, có nước chậm phát triển) và thay đổi theo sự phát triển của lực
lượng sản xuất. Khi thời gian lao động xã hội cần thiết thay đổi (cao hay thấp) thì lượng giá trị của hàng
hóa cũng sẽ thay đổi.
Chính vì vậy, Các Mác mới đưa ra khái niệm Lao động xã hội cần thiết để giải thích cụ thể, theo đó lao
động tạo thành thực thể của giá trị là thứ lao động giống nhau của con người và là chi phí của cùng một
sức lao động của con người cho nên nó có tính chất của một sức lao động xã hội trung bình. Do đó, để
sản xuất ra một hàng hóa nhất định, chỉ cần dùng một thời gian lao động trung bình cần thiết hoặc "thời
gian lao động xã hội cần thiết".
Điều đó cũng có nghĩa là, trong thực tế, có nhiều người cùng sản xuất một loại hàng hóa, nhưng điều
kiện sản xuất, trình độ tay nghề, năng suất lao động khác nhau, do đó thời gian lao động hao phí để sản
xuất ra hàng hóa đó là khác nhau, tức là có mức hao phí lao động cá biệt khác nhau. Thế nhưng lượng
giá trị của hàng hóa không phải do mức hao phí lao động cá biệt hay thời gian lao động cá biệt quy định,
mà nó được đo bởi thời gian lao động xã hội cần thiết.
Cụ thể là khi mua bán, mặc cả một loại hàng hóa thì yếu tố thời gian lao động hao phí tạo ra là một trong
những yếu tố quyết định đến giá trị của hàng hóa, tuy nhiên thời gian này không phụ thuộc vào định giá
của người bán (căn cứ vào thời gian mà họ hao phí để sản xuất) mà sẽ do người mua (cùng người bán)
đánh giá giá trị thực dựa trên căn cứ chung trong toàn xã hội (giá thị trường) để trả giá. Và nếu người
sản xuất muốn càng nhiều lợi nhuận thì họ phải rút ngắn thời giao lao động của họ xuống càng thấp với
thời gian lao động cần thiết (tính theo mặt bằng chung của xã hội hay vùng miền) để dồi ra phần giá trị
chênh lệch giữa thời gian lao động xã hội cần thiết đó với thời gian lao động thực tế của họ (đã rút
ngắn).
Câu2: So sánh giá trị sử dụng và giá trị?
Trước tiên ta cần hiểu thế nào là giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa, trên cơ sở đó làm căn cứ
để so sánh.
 Giá trị sử dụng của hàng hóa:
- Tính chất có ích, công dụng của vật thể đó có thể thoả mãn một nhu cầu nào đó cho việc sản
xuất hoặc cho sự tiêu dùng cá nhân.
- Một vật thể có thể có nhiều giá trị sử dụng.

- Ví dụ một con dao dùng để cắt nên giá trị sử dụng của nó là để cắt. Tuy nhiên, ở những tình
huống nhất định nó có thể dùng vào những việc khác như làm một vũ khí để chiến đấu, khi
đó giá trị sử dụng của nó là loại vũ khí để chiến đấu.
- Giá trị sử dụng được quyết định bởi những thuộc tính tự nhiên và những thuộc tính mà con
người hoạt động tạo ra cho nó.
- Giá trị sử dụng mang tính chất xã hội.
- Giá trị sử dụng không làm cơ sở trao đổi dc.
 Giá trị của hàng hóa:
- Giá trị của hàng hóa là hao phí lđ của người sx hàng hóa kết tinh vào trong hàng hóa.
- Hao phí lđ đó là cơ sở chung của việc trao đổi hàng hóa và tạo nên giá trị của hàng hóa.
Giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa là hoàn toàn khác nhau, nhưng chúng lại có mối quan hệ không
thể tách rời nhau.
 Chúng không có sự giống nhau nhưng lại có mối quan hệ thống nhất. Bởi lẽ chúng là 2 thuộc
tính của hàng hóa, nếu thiếu 1 trong 2 thì vật phẩm không thể là hàng hóa được.
Chẳng hạn 1 vật có ích ( có giá trị sử dụng) nhưng không do lao động tạo ra (không có giá trị do
không có kết tinh lđ) thì không gọi là hàng hóa: không khí, ánh sáng…
 Tính khác nhau của chúng thể hiện ở quan hệ mâu thuẫn:
- Nếu xét ở góc độ giá trị sử dụng thì các hàng hóa không đồng nhất về chất. Nhưng nếu xét ở
góc độ giá trị thì các hàng hóa lại đồng nhất vè chất, vì chúng đều là sự kết tinh của lđ. Do đó
gtsd ko làm cơ sở trao đổi dc trong khi hao phí lđ yếu tố tạo nên giá trị của hàng hóa lại là cơ
sở chugn của việc trao đổi hàng hóa.
- Giá trị của hàng hóa được thực hiện trước – trong lĩnh vực lưu thông, còn gtsd được thực
hiện sau – trong lĩnh vực tiêu dùng. Nếu giá trị hàng hóa không thực hiện dc, thì gtsd cũng ko
thực hiện dc.
- Giá trị sử dụng mang tính chất xã hội (vì sx hàng hóa là sx ra sp để bán nên gtsd không phải
cho người sx mà cho ngườ khác và xh). Còn giá trị của hàng hóa là một phạm trù lịch sử, chỉ
tồn tại trong kinh tế hàng hóa.
- Lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng của hàng hóa có quan hệ cùng chiều với năng suất lao
động, năng suất lao động càng tăng thì lđ cụ thể càn tăng, càng tạo ra nhiều giá trị sử dụng
với chất lượng càng cao. Trong khi lđ trừu tượng tạo ra giá trị của hàng hóa lại có quan hệ

ngược chiều với năng suất lao động.
CHUYÊN ĐỀ 2
GIA TRỊ THẶNG DƯ
LỢP NHUẬN TB…
Cấu 1: Lợi nhuận làm sai lệch mối quan hệ giữa tư sản và vô sản?( sách ôn tập trang 74)
CHUYÊN ĐỀ 4
CNTBĐQ – CNTBĐQNN
Câu 1: Vì sao trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước, có sự can thiệp của
nhà nước tư sản vào quá trình kinh tế? Biểu hiện của sự can thiệp này là gì?
Cơ chế thị trường tự do cạnh tranh và cơ chế độc quyền tư nhân đều có những tác động tích cực và tiêu
cực. Bởi vậy, khi nào và ở đâu mà trính độ xã hội hóa lực lượng sản xuất đã vượt quá giới hạn điều tiết
của cơ chế thị trường và độc quyền tư nhân thỉ tất yếu đòi hỏi bổ sung bằng sự điều tiết của nhà nước.
Bản thân sự điều tiết của nhà nước cũng có những mặt tích cực và tiêu cực. Vì thế hệ thống điều tiết
kinh tế của nhà nước đã dung hợp cả ba cơ chế: thị trường, độc quyền tư nhân và điều tiết của nhà nước
nhằm phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của từng cơ chế
Sự điều tiết kinh tế của nhà nước được thực hiện dưới nhiều hình thức: hướng dẫn, kiểm soát, uốn nắn
những lệch lạc, bằng các công cụ kinh tế và các công cụ hành chánh - pháp lý , bằng cả ưu đãi và trừng
phạt; bằng những giải pháp chiến lược dài hạn như lập chương trình, kế hoạch tổng thể phát triển kinh
tế, khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường …và bằng những giải pháp ngắn hạn như chống khủng
hoảng tài chính, tiền tệ, lạm phát …
Sách giáo khoa: trang 129
CHUYÊN ĐỀ 5
SỨ MỆNH LS GCCN & CMXHCN
CÂU 1: Trình bày Tính tất yếu,quy luật hình thành và vai trò của ĐCS,liên hệ với tính tất yếu
,quy luật ra đời của đảng cộng sản việt nam(theo tư tưởng hồ chí minh)
Tự bản than mình,giai cấp công nhân không thể thực hiện được sứ mệnh lịch sử cảu giai cấp công
nhân là khách quan,song để biến khà năng khách quan thành hiện thực thì phải thông qua những nhân tố
chủ quan.Trong những nhân tố ấy việc thành lập đảng cộng sản với lý luận tiên phong,trung thành với sự
nghiệp lợi ích giai cấp là nhân tố quyết định đảm bảo cho việc thực hiện sứ mệnh lịch sử thủ tiêu chủ
nghĩa tư bản,xây dựng CNXH,chủ nghĩa cộng sản.

1. khái niệm đảng cộng sản:
Đảng cộng sản là chính đảng của giai cấp công nhân.Nó là đội tiên phong,bộ tham mưu chiến đấu,lãnh
tụ chính trị của giai cấp công nhân,đại biểu trung thành cho lợi ích giai cấp công nhân,của nhân dân lao
động và của cả dân tộc.ĐCS bao gồm những bộ phận tiên tiến của giai cấp công nhân và các tầng lớp
nhân dân lao động.Đảng cộng sản lấy chủ nghĩa mác leenin làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho
hành động,lấy nguyên tắc tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản của mình.
2. tính tất yếu ra đời của đảng cộng sản:
ĐCS ra đời là tất yếu lịch sử của phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân. Bởi vì, khi chưa có
ĐCS lãnh đạo, g/c công nhân chỉ có thể đấu tranh tự phát, đấu tranh vì mục đích kinh tế, vì cơm ăn áo
mặc, cải thiện sinh hoạt, chứ không phải đấu tranh với tư cách là một giai cấp nhằm thực hiện sứ mệnh
lịch sử của mình. Chỉ khi nào g/c công nhân đạt tới trình độ tự giác bằng việc tiếp thu lý luận khoa học
và cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin thì mới đưa cuộc đấu tranh tự phát lên cuộc đấu tranh tự giác,
đấu tranh chính trị, đấu tranh với tư cách là một g/c có thể thực hiện sứ mệnh của mình. Muốn vậy, điều
kiện quan trọng trược tiên là g/c công nhân phải tự xây dựng lên chính Đảng chính trị của mình, đó là
ĐCS.
3. Quy luật ra đời của ĐCS:
Sự thâm nhập của CN Mác vào phong trào công nhân dẫn đến sự hình thành chính Đảng của g/c công
nhân. V.I. Leenin chỉ ra rằng, ĐCS là sản phẩm của sự kết hợp CN Mác với phong trào công nhân.
Nhưng trong mỗi nước, sự kết hợp ấy là sản phẩm của lịch sử lại được thực hiện bằng những con đường
đặc biệt, tùy theo điều kiện không gian và thời gian. Ở nhiều nước thuộc địa thì ĐCS ra đời là kết quả
của sự kết hợp CN Mác-Leenin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.
ĐCS ra đời đánh dấu sự phát triển nhảy vọt của phong trào công nhân từ tự phát lên tự giác, cuộc đấu
tranh vì lợi ích kinh tế trong giới hạn của CNTB cho phép chuyển sang cuộc đấu tranh chính trị nhằm lật
đổ g/c tư sản, xóa bỏ CNTB, xây dựng CNXH, CN cộng sản.
4. Vai trò của ĐCS: đảng cộng sản là nhân tố quyết định trong việc thực
hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
Trong lịch sử không có giai cấp nào giành được địa vị thống trị,giữ vai trò lãnh đạo xã hội mà khong
tạo ra được trong hang ngũ của mình một đảng chính trị,lực lượng tiên phong đểlãnh đạo toàn bộ cuộc
đấu tranh.Trong cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản,chừng nào và chỉ khi nào giai cấp công nhân tự tổ
chức ra chính đảng cảu mình để lãnh đạo cuộc đấu tranh thì mới đảm bảo giành được thắng lợi trọn

vẹn,hoàn thành được sứ mệnh lịch sử của mình.Nếu không có chính đảng lãnh đạo,giai capas công nhân
chỉ có thể đấu tranh tự phát,đấu tranh vì mục đích kinh tế,chứ không phải là cuộc đấu tranh tự giác,vì
mục đích chính trị.Chính vì vậy,đảng cộng sản là nhân tố quyết định hàng đầu đảm bảo cho giai cấp
công nhân hoàn thàng sứ mệnh lịch sử của mình.
Với 1 đảng cộng sản chân chính thì sự lãnh đạo của đảng chính là sự lãnh đạo của giai cấp công
nhân.Đảng với giai cấp thống nhất.,nhưng đảng có độ lý luận và tổ chức cao nhất để lãnh đạo giai cấp
công nhân và toàn thể dân tộc thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.Để làm tròn vai trò
đó,đảng cộng sản phải là 1 đảng kiểu mới,một đảng macsxit-lêninnít .
5. tính tất yếu và quy luật ra đời của đảng cộng sản việt nam:
Đảng cộng sản việt nam ra đời ngày 03/02/1930.Do hoàn cảnh của việt nam là 1 nước thuộc địa nửa
phong kiến.ĐCS VN ra đời là sản phẩm cảu sự kết hợp của chủ nghĩa mác lênin với phong trào công
nhân và phong trào yêu nước của ở nước ta.ĐCS việt nam đã đem lại yếu tố tự giác vào phong trào công
nhân,làm cho phong trào cách mạng nước ta có 1 bước nhảy vọt về chất,lên 1 tầng cao mới.
ĐCS việt nam là một đội tiên phong của giai cấp công nhân việt nam.đại biểu trung thành của lợi ích
của giai cấp công nhân,nhân dân lao động và của dân tộc việt nam.ĐCS VN lấy chủ nghĩa mác leenin và
tư tưởng hồ chí minh làm nền tảng tư tưởng,kim chỉ nam cho hành động,lây nguyên tắc tập trung dân
chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản,lấy sựu nghiệp giải phóng dân tộc,giải phóng giai cấp cong nhân và
nhân dân lao động làm mục đích tối cao của mình.
Từ khi ra đời cho đến nay,ĐCS VN đã thể hiện vai trò lãnh đạo,tinh thần phụ trách trước giai cấp và
dân tộc trong tiến trình cách mạng việt nam.Trong từng giai đoạn cách mạng,đảng cộng sản việt nam đã
đề ra đường lối chiến lược ,sách lược,phương pháp cách mạng và lãnh đạo nhân dân việt nam hoàn
thành từng mục tiêu của sứ nghiệp cách mạng,hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
trong cả nước và đưa cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủn nghĩa.ĐCS VN đã
đề xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới đất nước nhằm tạo ra bước ngoặt lịch sử,đưa đất nước thoát
khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế xã hội,xây dựng nước ta theo mục tiêu” dân giàu nước mạnh xã hội
công bằng dân chủ văn minh”
Để đưa sự nghiệp đổi mới đến thắng lợi để đảm đương được vai trò lãnh đạo,đảng cộng sản việt nam
coi việc tự đổi mới,tự chỉnh đốn đảng và nâng cao năng lực lãnh đạo là yêu cầu quan trọng hàng
đầu,đảm bảo cho đảng luôn luôn ngang tầm nhiệm vụ cách mạng.”Đảng phải vững mạnh về chính trị tư
tưởng và tổ chức phải thường xuyên tự đổi mới,tự chỉnh đốn,ra sức nâng cao trình độ trí tuệ,năng lực

lánh đạo.Giữ vững truyền thống đàon kết,thống nhất trong đảng,đảm bảo đầy đủ dân chủ và kỉ luật trong
sinh hoạt đảng.Thường xuyên phê bình và tự phê bình,đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân,chủ nghĩa cơ
hội và mọi hành vi chia rẽ bè phái.Đảng chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ,đảng viên trong sạch có phẩm
chất,có năng lực,có sức chiến đấu cao.Đảng quan tâm bồi dướng,đào tạo lớp người kế tục sự nghiệp
cách mạng của đảng và nhân dân”
CÂU 2: Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
Sứ mệnh lịch sử của một giai cấp là toàn bộ những nhiệm vụ lịch sử giao phó cho một giai cấp để nó
thực hiện bước chuyển cách mạng từ một hình thái kinh tế - xã hội đã lỗi thời sang một hình thái kinh tế
- xã hội mới cao hơn, tiến bộ hơn.
Phân tích một cách khách quan địa vị kinh tế, xã hội của giai cấp công nhân, các nhà sáng lập ra chủ
nghĩa xã hội khoa học đã nêu một cách khái quát nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là:
xoá bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa, xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa, không có người bóc lột người trên
cơ sở công hữu về tư liệu sản xuất, giải phóng giai cấp mình và giải phóng toàn xã hội khỏi mọi áp bức,
bóc lột, bất công.
Cụ thể có 3 nội dung cơ bản sau đây:
1/ Thông qua Đảng tiên phong của mình, giai cấp công nhân lãnh đạo và tổ chức để nhân dân lao động
giành chính quyền về tay mình, xoá bỏ chính quyền của các chế độ tư hữu, áp bức, bóc lột, xoá bỏ giai
cấp tư sản (và mọi giai cấp áp bức bóc lột khác); giải tán chính quyền Nhà nước của các chế độ cũ, xây
dựng chính quyền của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Nội dung này có thể thực hiện bằng
biện pháp bạo lực là chủ yếu, tuy nhiên tranh thủ tối đa biện pháp hoà bình khi có điều kiện để tránh đổ
máu không cần thiết.
2/ Thông qua Đảng tiên phong của mình lãnh đạo, tổ chức nhân dân lao động xây dựng và bảo vệ chính
quyền, bảo vệ đất nước và đồng thời tổ chức xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa trên
mọi lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, con người..., để từng bước hình thành xã hội xã hội chủ
nghĩa và cộng sản chủ nghĩa trên thực tiễn ở mỗi nước và trên toàn thế giới.
Đây là nội dung cơ bản quyết định cuối cùng của sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và cũng là nội
dung rất khó khăn, phức tạp vì nó rất mới mẻ và là quá trình cải biến cách mạng căn bản, toàn diện, triệt
để trên phạm vi quốc gia, quốc tế. Do đó cần phải trải qua từng bước, lâu dài với yêu cầu ngày càng cao
đối với giai cấp công nhân, nhân dân lao động, nhất là đối với Đảng cộng sản với Nhà nước cả về trí tuệ

×