Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Phân tích lợi thế cạnh tranh của tôm VIệt Nam so với Thái Lan khi xuất khảu sang Nhật Bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (462.82 KB, 28 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA THƯƠNG MẠI-DU LỊCH-MARKETING
MÔN: MARKETING TOÀN CẦU
TIỀU LUẬN
Đề tài: Phân tích lợi thế cạnh tranh của
tôm Việt Nam so với Thái Lan khi xuất
khẩu sang Nhật Bản
GVHD: TS Quách Thị Bửu Châu
Nhóm thực hiện:
1.Nguyễn Thị Bích Duyên Mar1
2.Trần Quang Dũng Mar1
3.Phạm Vũ Hòa Mar1
4.Nguyễn Thị Hường Mar1
5.Thi Thị Thu Ngân Mar1
TPHCM, ngày 24 tháng 8 năm 2011
Môn : Marketing toàn c uầ GVHD: TS Quách Th B u Châuị ử Mar K34
1
Phân tích lợi thế cạnh tranh của tôm Việt Nam so với Thái Lan khi xuất khẩu sang Nhật Bản
LỜI MỞ ĐẦU
Đối với một nước nhập siêu như Việt Nam thì những ngành có giá trị xuất khẩu cao như
thủy sản là ngành khá quan trọng, đóng góp của ngành này ngày càng nhiều trong nền kinh tế khi
giá trị xuất khẩu ngày càng tăng qua các năm. Trong đó, tôm là sản phẩm đóng góp nhiều nhất
trong tổng giá trị xuất khẩu của thủy sản trong 10 năm qua và còn tiếp tục trong nhiều năm tới.
Tuy vậy, hiện nay tôm Việt Nam đang phải cạnh tranh rất dữ dội với tôm của Thái Lan, Indonesia,
Ấn Độ…………
Đối thủ cạnh tranh của tôm Việt Nam rất nhiều, nhưng trong bài phân tích này chúng em
tập trung phân tích cạnh tranh với tôm Thái Lan, nhà cung ứng tôm hàng đầu trên thế giới, đặc biệt
hơn khi Việt Nam và Thái Lan cùng có thị trường mục tiêu là Nhật Bản-thị trường tiêu thụ tôm
hàng đầu thế giới-cũng là thị trường phân tích chính trong bài.
Lợi thế cạnh tranh của hai quốc gia khi xuất khẩu cùng một sản phẩm và cùng một thị
trường mục tiêu có nhiều mô hình, cơ sở để so sánh. Trong bài nghiên cứu này chúng em chọn mô


hình kim cương của Michael Porter để làm rõ vấn đề.
Bài phân tích của chúng em gồm 4 phần chính:
Phần I: trình bày về tình hình xuất khẩu thủy sản và tôm của Việt Nam
Phần II: trình bày về tình hình xuất khẩu tôm của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản
Phần III: phân tích lợi thế cạnh tranh của tôm Việt Nam so với Thái Lan khi xuất khẩu
sang thị trường Nhật Bản thông qua mô hình kim cương của Michael Porter
Phần IV: Kết luận
Và để rõ hơn từng phần chúng em có trình bày chi tiết trong phần mục lục (trang tiếp theo)
trước khi vào phần phân tích chính.
Bài viết dùng phương pháp thống kê mô tả, phân tích các số liệu tham khảo từ nhiều nguồn
khác nhau nhưng do số lượng có hạn và để sát với thực trạng hiện nay nên nguồn tham khảo chủ
yếu từ năm 2000 đến 2011.
Mặc dù có nhiều cố gắng, tuy nhiên bài viết này không thể tránh những thiếu sót, rất mong
cô đóng góp và phê bình để bài viết được hoàn chỉnh hơn.
Chân thành cảm ơn cô.
Môn : Marketing toàn c uầ GVHD: TS Quách Th B u Châuị ử Mar K34
2
Phân tích lợi thế cạnh tranh của tôm Việt Nam so với Thái Lan khi xuất khẩu sang Nhật Bản
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
II. XUẤT KHẨU TÔM VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN 6
1. Tình hình nhập khẩu tôm của Nhật 6
2. Tình hình xuất khẩu tôm Việt Nam qua Nhật Bản 8
3. Những đối thủ cạnh tranh của Việt Nam trong việc xuất khẩu tôm sang Nhật 10
III. PHÂN TÍCH LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA TÔM VIỆT NAM SO VỚI THÁI LAN 11
1.Điều kiện về tài nguyên 11
a.Yếu tố vị trí địa lí ,địa hình, khí hậu 11
b. Cơ sở khoa học –kĩ thuật , cơ sở hạ tầng 12
c. Về nhân lực 17
2.Những điều kiện về nhu cầu 18

3. Những ngành công nghiệp phụ trợ và liên quan 18
4. Chiến lược, cấu trúc của các xí nghiệp 20
5. Vai trò về cơ hội vận may rủi 22
a.Điểm tương đồng 22
b. Điểm khác biệt 22
6. Vai trò của chính phủ 24
IV. KẾT LUẬN 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO 27
BẢNG PHÂN CÔNG VÀ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH CỦA CÁC THÀNH VIÊN 28
Môn : Marketing toàn c uầ GVHD: TS Quách Th B u Châuị ử Mar K34
3
Phân tích lợi thế cạnh tranh của tôm Việt Nam so với Thái Lan khi xuất khẩu sang Nhật Bản
I. TỔNG QUAN XUẤT KHẨU THỦY HẢI SẢN & TÔM
VIỆT NAM
Thủy sản là một trong những ngành xuất khẩu chủ chốt của Việt Nam, theo đánh giá
của tổ chức lương thực thế giới FAO, Việt Nam đứng hàng thứ năm trong các quốc gia xuất khẩu
thủy sản (năm 2010), với kim ngạch xuất khẩu đạt trên 2,5 tỷ USD từ năm 2005. Tăng trưởng kim
ngạch xuất khẩu thủy sản trong giai đoạn 2005-2010 bình trung đạt 15% mỗi năm. Trong năm
2010 xuất khẩu thủy sản đạt 4,94 tỉ USD, tăng 17% về giá trị và 8% về sản lượng so với năm
2009, đạt mức cao nhất trong vòng 10 năm qua, đứng thứ ba về xuất khẩu sau dầu thô và dệt may.
GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM 2005-7T/2011
( ĐVT tỷ USD)
2005 2006 2007 2008 2009 2010 7T/2011
0
1
2
3
4
5
6

2.65
2.8
3.75
4.5
4.3
4.94
3.1
Nguồn: tổng cục thống kê
Năm 2010, Việt Nam xuất khẩu thủy sản sang hơn 90 quốc gia trong đó thị trường Mỹ, EU
và Nhật Bản là ba thị trường đứng đầu trong cơ cấu xuất khẩu sản phẩm này. Trong đó thị trường
Mỹ chiếm 19% tổng kim ngạch xuất khẩu với sản phẩm chủ yếu là cá da trơn: cá tra, cá ba sa, thị
trường EU chiếm 22%, đứng hàng thứ ba là Nhật Bản với kim ngạch xuất khẩu thủy hải sản chiếm
17.8% trong kim ngạch xuất khẩu thủy hải sản của Việt Nam.
Các sản phẩm chính trong cơ cấu xuất khẩu thủy hải sản Việt Nam là tôm, cá da trơn - cá
ba sa, cá tra- cá ngừ, và nhuyễn thể trong đó cá da trơn và tôm là hai mặt hàng quan trọng nhất,
giá trị xuất khẩu luôn chiếm khoảng 60-70% trong tổng giá trị thủy sản xuất khẩu.
CƠ CẤU XUẤT KHẨU THEO GIÁ TRỊ NĂM 2010
Môn : Marketing toàn c uầ GVHD: TS Quách Th B u Châuị ử Mar K34
4
Phân tích lợi thế cạnh tranh của tôm Việt Nam so với Thái Lan khi xuất khẩu sang Nhật Bản
0.02
0.42
0.29
0.06
0.11
0.1
Cua, gh và giáp ẹ
xác khác
Tôm
Cá da tr nơ

Cá ngừ
Cá khác
Nhuy n thễ ể
Nguồn VASEP.
Đặc biệt là tôm, trong 10 năm qua tôm luôn là sản phẩm chủ chốt, giá trị tôm xuất khẩu
luôn tăng qua các năm .
Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Tổng giá trị thủy sản
xuất khẩu (tỷ USD)
2.65 2.8 3.75 4.5 4.3 4.94
Giá trị tôm xuất khẩu
(tỷ USD)
1.37 1.46 1.51 1.63 1.67 2.08
Tỷ trọng tôm trong ngành
thủy sản (%)
51.70 52.14 40.27 36.22 38.84 42.11
Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu
tôm (%)
# 6.60 3.42 7.95 2.45 2.46
Nguồn:tổng hợp từ VASEP, cafef.vn
Mỹ, EU, và Nhật Bản vẫn là ba khách hàng hàng đầu của tôm Việt Nam. Trong đó thị
trường Nhật Bản chiếm tỷ lệ ngày càng quan trọng, năm 2010, Nhật Bản đã vượt Mỹ và trở thành
thị trường xuất khẩu lớn nhất của tôm Việt Nam.
CƠ CẤU XUẤT KHẨU TÔM 2010:
Môn : Marketing toàn c uầ GVHD: TS Quách Th B u Châuị ử Mar K34
5
Phân tích lợi thế cạnh tranh của tôm Việt Nam so với Thái Lan khi xuất khẩu sang Nhật Bản
0.29
0.26
0.16

0.07
0.05
0.17
Nh t B nậ ả
Mỹ
EU
Trung Qu cố
Hàn Qu cố
Th tr ng khácị ườ
Nguồn : VASEP
Năm 2011Nhật Bản phải đối mặt với nhiều thảm họa: động đất, sóng thần. Thay vì lo ngại
việc cắt giảm hợp đồng thì nhiều ngày qua, lượng hợp đồng từ Nhật Bản lại tăng vọt, điều này
chứng tỏ Nhật Bản đang và sẽ là thị trường hấp dẫn hàng đầu đối với tôm Việt Nam.
II. XUẤT KHẨU TÔM VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG
NHẬT BẢN
1. Tình hình nhập khẩu tôm
của Nhật
Theo thống kê của Nhật Bản, hằng
năm nước này nhập khẩu khoảng hơn 15 tỷ
USD các mặt hàng thuỷ sản. Trong đó, tôm
là mặt hàng có giá trị cao nhất (bao gồm cả
tôm và tôm hùm), với tỷ lệ tôm đông lạnh
chiếm tỷ trọng 80% (trong tôm đông lạnh
tôm sú chiếm 30%), đạt 239.935 tấn, giá trị
228,96 tỷ yên (xấp xỉ 1,92 tỷ USD), chiếm
13,72% tổng giá trị nhập khẩu năm 2005
( Biểu đồ 4 ).
Vào năm 1994, tổng khối lượng
nhập khẩu tôm của Nhật Bản đã đạt đỉnh
cao ở mức 302.975 tấn. Trong thập kỷ qua,

nhập khẩu tôm đã biến động nhiều do ảnh
Môn : Marketing toàn c uầ GVHD: TS Quách Th B u Châuị ử Mar K34
6
Phân tích lợi thế cạnh tranh của tôm Việt Nam so với Thái Lan khi xuất khẩu sang Nhật Bản
hưởng một phần của nền kinh tế Nhật Bản, một phần khác do nguồn cung cấp nguyên liệu bị hạn
chế từ các nước sản xuất vì vấn đề dịch bệnh, các rào cản thương mại và vệ sinh thực phẩm.
Bảng 12: Nhập khẩu tôm đông lạnh (tất cả các loại) vào Nhật Bản,1998 & 2001 – 2005
(Đơn vị: tấn)
Các dạng sản phẩm 1998 2001 2002 2003 2004
2005
Sống 364 577 406 293 383
271
Tươi ướp đá 85 99 36 19 33
19
Đông lạnh, nguyên con 238906 245048 248868 233195 241445
232443
Khô/ muối/ngâm nước muối 2349 1704 1875 1977 2351
2008
Luộc, đông lạnh 10338 14045 13936 13927 16745
17051
Luộc & xông khói 376 515 468 453 618
422
Chế biến sẵn/bảo quản (bao
gồm tempura & tôm đóng hộp)
42181
13984 23980 27678 33361 39692
Sushi (với cơm) 50 160 194 92 341
263
Tổng cộng 266038 286128 293461 283318 301608 294658
Nguồn : Infofish Trade New, No4/2005, No.3/2006

Quan hệ đối tác Việt Nam – Nhật Bản đang ngày càng cải thiện : Việt Nam không phải
chịu thuế chống bán phá giá của Nhật, giá xuất khẩu cao . Trong khi đó, nền kinh tế Nhật Bản
vững mạnh, nhu cầu tiêu thụ lớn, ổn định và tỷ giá đồng yên/ USD diễn biến có lợi cho các nhà
nhập khẩu nước này đang giúp Nhật Bản trở thành điểm đến hấp dẫn với nhiều nhà nhập khẩu tôm
Việt Nam.
Năm 2007, Nhật Bản là nhà nhập khẩu lớn thứ 1 thế giới về các sản phẩm tôm – (kí hiệu
HS160520) của Việt Nam. Trong giai đoạn 2003-2007, trung bình xuất khẩu hàng năm sản phẩm
HS160520 của Việt Nam sang Nhật Bản tăng 15% về giá trị và 18% về khối lượng. Năm 2007,
tổng nhập khẩu các sản phẩm này của Nhật Bản từ Việt Nam đạt 12.786 tấn, trị giá 107,013 triệu
USD.
Năm 2008 , cùng với sự suy giảm trong nhập khẩu thủy hải sản , lượng tôm nhập khẩu từ
tháng 1-tháng 6 năm 2008 của Nhật cũng giảm xuống so với cùng kỳ năm trước . Tại Nhật Bản,
việc giá năng lượng và lương thực cao trong khi thu nhập thực tế lại giảm đã ảnh hưởng đến người
tiêu dùng Nhật Bản : từ tháng 1-tháng 6 năm 2008, một hộ gia đình trung bình ở Nhật Bản chỉ tiêu
thụ 4,047 kg tôm , thấp hơn 4,20% so với cùng kỳ năm 2007.
Môn : Marketing toàn c uầ GVHD: TS Quách Th B u Châuị ử Mar K34
7
Phân tích lợi thế cạnh tranh của tôm Việt Nam so với Thái Lan khi xuất khẩu sang Nhật Bản
Nhập khẩu tôm (tất cả các loại) vào Nhật Bản (Đơn vị: tấn)
( Nguồn : Infofish Trade New )
Số liệu thống kê của Hải quan Nhật Bản : năm 2009 , Việt Nam đứng đầu về cung cấp tôm
đông lạnh cho Nhật Bản, chiếm tới 20 % thị phần nhập khẩu tôm đông lạnh của nước này (39925
tấn).
Trong 11 tháng đầu năm 2010, Nhật Bản nhập từ Việt Nam 55,6 nghìn tấn tôm, trị giá 504
triệu USD, tăng 12,8% về khối lượng và 18,3% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.
* Người Nhật Bản luôn đặt ra các tiêu chuẩn cao về hình thức sản phẩm kèm theo những quy định
ngặt nghèo về chất lượng, về kích cỡ, cách đóng gói, hình thức bao bì. Đặc biệt, khách hàng Nhật
Bản rất chú trọng đến độ tươi mới của sản phẩm . Xuất phát từ mức sống có thu nhập cao nên
người Nhật thường đòi hỏi rất khắt khe về chất lượng sản phẩm bao gồm cả vấn đề vệ sinh, hình
thức và dịch vụ hậu mãi. Ở Nhật Bản, người phụ nữ thường đảm nhận công việc nội trợ nên họ rất

hay chú ý đến mẫu mã hàng hoá và sự thay đổi giá cả. Do vậy, muốn thâm nhập thị trường Nhật
Bản, các sản phẩm phải đa dạng về chủng loại, phong phú về màu sắc và có chiến lược giá cả thích
hợp. Ngoài ra, người Nhật quan tâm ngày càng nhiều đến các vấn đề về môi trường như nguồn lợi,
nguồn gốc của sản phẩm.
2. Tình hình xuất khẩu tôm Việt Nam qua Nhật Bản
Trong giai đoạn thập kỷ 60-70, Nhật Bản đã chiếm tới 70 – 75% tổng kim ngạch xuất khẩu
thuỷ sản của Việt Nam. Trong thập kỷ 80 và 90, Việt Nam đã tiến hành từng bước mở rộng thị
trường xuất khẩu, nên thị phần của Nhật Bản bị thu hẹp dần xuống mức 50 – 60%. Cuối thập kỷ
90, tỷ trọng này giảm còn 40-45%.
Bảng 20: Các mặt hàng TS của VN xuất khẩu sang Nhật Bản, 1997-2005
(Đơn vị: 1000 USD)
Môn : Marketing toàn c uầ GVHD: TS Quách Th B u Châuị ử Mar K34
8
Phân tích lợi thế cạnh tranh của tôm Việt Nam so với Thái Lan khi xuất khẩu sang Nhật Bản
1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004
2005
Tôm ĐL 221.390 215.261 240.133 291.035 289.606 345.394 388.541 521.427 517.831
Cá ĐL 53.621
(trừ cá
ngừ) 35.083 24.610 19.868 26.348 25.330 33.575 43.288 50.527
Mực ĐL 45.786 45.350 39.453 41.958 46.368 46.438 35.534 46.173
50.573
Bạch 27.247
tuộc ĐL 22.246 12.151 15.996 12.046 14.667 18.228 20.421 29.295
Mực khô 21.922 17.121 14.997 15.369 13.198 17.326 10.766 20.255
17.225
Cá khô 3.993 3.304 2.415 2.537 2.304 3.526 1.609 4.315
7.537
Ruốc khô 2.684 3.253 2.853 2.893 2.520 2.389 2.005 2.582
1.865

Cá ngừ 13.027
ĐL 2.614 8.345 9.685 11.700 21.258 21.737 10.778 8.630
Mặt hàng 111.842
Khác 27.058 28.142 37.673 65.587 50.650 48.846 69.896 88.991
Tổng 382.776 357.537 383.073 469.473 465.901 537.459 582.838 772.195 785.876
(Nguồn: Trung tâm tin học-Bộ thủy sản)
Năm năm qua, từ 2006-2010, Việt Nam luôn đứng đầu về cung cấp tôm đông lạnh cho thị
trường Nhật Bản và đây cũng là thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam. Nhóm sản phẩm
tôm (chủ yếu là tôm đông lạnh) là nhóm sản phẩm quan trọng nhất trong cơ cấu xuất khẩu thủy
sản của Việt Nam vào Nhật Bản (chiếm 29,76% giá trị xuất khẩu) với doanh thu hàng năm đạt 400
triệu USD.
Mặc dù đến hết năm 2010, Việt Nam vẫn là nhà cung cấp tôm số 1 cho Nhật Bản với kim
ngạch xuất khẩu tôm đạt trên 581 triệu đô la Mỹ, chiếm hơn 23% thị phần nhập khẩu của Nhật
Bản, tuy nhiên cạnh tranh từ phía các nhà cung cấp khác ngày càng gia tăng, đặc biệt là từ Thái
Lan làm cho xuất khẩu tôm của Việt Nam vào Nhật Bản giảm. Trong khi nhập khẩu tôm của Nhật
Bản từ Việt Nam giảm 11%, thì nhập khẩu tôm từ Thái Lan vào Nhật Bản lại tăng 28,7% trong 9
tháng đầu năm 2009.
Sau khi tăng trưởng khá trong quý I/2011, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Nhật Bản bắt đầu
giảm sút. Tháng 4/2011, XK tôm sang thị trường này giảm17,7% về khối lượng và 14,7% về giá
trị. Sang tháng 5, tiếp tục giảm mạnh về khối lượng (31,8%), tuy giá trị chỉ giảm 3,4%. Tháng 6 là
tháng thứ 3 giảm liên tiếp cả về khối lượng (19,1%) lẫn giá trị (12,2%). Bên cạnh đó, các số liệu
về NK tôm vào Nhật Bản 4 tháng đầu năm 2011 cho thấy Thái Lan đã vươn lên vị trí dẫn đầu với
11.700 tấn, trong khi ViệtNam “tụt hạng” xuống vị trí thứ ba với 8.752 tấn, sau cả Inđônêxia
10.580 tấn.
Môn : Marketing toàn c uầ GVHD: TS Quách Th B u Châuị ử Mar K34
9
Phân tích lợi thế cạnh tranh của tôm Việt Nam so với Thái Lan khi xuất khẩu sang Nhật Bản
Theo thống kê của Hải quan Việt Nam, 6 tháng đầu năm 2011, Việt Nam đã xuất khẩu
101.872 tấn tôm các loại, trị giá trên 971 triệu USD. Mỹ sau gần 10 năm đứng sau thị trường Nhật
Bản đã vươn lên vị trí số 1 về nhập khẩu tôm Việt Nam với khối lượng đạt 19.344 tấn, trị giá

216,5 triệu USD, tăng 28,7% về khối lượng và 40,8% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
3. Những đối thủ cạnh tranh của Việt Nam trong việc xuất khẩu tôm
sang Nhật
Nhật Bản là thị trường nhập khẩu thủy sản hàng đầu thế giới. Do đó, việc xuất khẩu tôm
của Việt Nam sang Nhật luôn gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt từ nhiều nước khác : Trong năm
2003 thị phần tôm nhập khẩu của Indonesia dẫn đầu ở thị trường Nhật với gần 25%, VN đứng thứ
nhì với 19,7% thị phần. Nhưng đến năm 2005, Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ nhất, với kim
ngạch khoảng 500 triệu USD/năm, chiếm khoảng 23% thị phần nhập khẩu của Nhật, vượt qua đối
thủ mạnh là Ấn Độ và Indonesia.
Năm 2006, Thái Lan mới chỉ là nhà cung cấp tôm lớn thứ 5 cho Nhật Bản sau Việt Nam,
Inđônêxia, Ấn Độ và Trung Quốc. Năm 2007, Thái Lan vươn lên xếp thứ 4, trước Trung Quốc. 2
năm sau đó, 2008 và 2009, Thái Lan giữ vị trí thứ 3 sau Việt Nam, Inđônêxia và đến năm 2010,
nước này nhanh chóng chiếm lĩnh vị trí thứ 2 - chỉ sau Việt Nam. Điều này cho thấy rõ mục tiêu
của Thái Lan là lấy Nhật Bản làm thị trường trọng tâm xuất khẩu tôm của nước này.
Hiện nay, tôm chân trắng chiếm tới 90% sản lượng tôm nuôi của Thái Lan. Trận lụt đầu
tháng 4 năm 2011 gây thiệt hại ước khoảng 50.000 tấn tôm nguyên liệu của nước này. Tuy nhiên,
nhiều thông tin từ Thái Lan cho rằng thiệt hại về sản lượng nuôi không ảnh hưởng nhiều đến XK
tôm của nước này vì người nuôi nhanh chóng thả nuôi trở lại và sản lượng sẽ sớm được khôi phục
Môn : Marketing toàn c uầ GVHD: TS Quách Th B u Châuị ử Mar K34
10
Phân tích lợi thế cạnh tranh của tôm Việt Nam so với Thái Lan khi xuất khẩu sang Nhật Bản
do thời gian nuôi tôm chân trắng chỉ mất 3 tháng. Sản lượng tôm chân trắng hàng năm của Thái
Lan đạt khoảng 550.000 tấn, tuy nhiên khoảng 10% các cơ sở nuôi đã bị tàn phá do lũ lụt trong
tháng 3.
Thêm vào đó, Êquađo hiện nay đã trở thành một nước nuôi tôm chân trắng lớn. Thông
thường, mức giá tôm chân trắng Êquađo cao hơn tôm Thái, nhưng năm nay, giá xuất sang Mỹ chỉ
đạt 7,2USD/kg, thấp hơn tôm chân trắng của Thái tới 10%. Thực tế này đã khiến một số nhà nhập
khẩu Nhật chuyển sang mua tôm Êquađo. Tuy nhiên, Êquađo chỉ tập trung vào tôm thịt hoặc tôm
vỏ, vì vậy một số thương gia Nhật những người mua tôm chất lượng cao để chế biến vẫn phải phụ
thuộc vào tôm Thái giống như những năm trước.

Hiện nay, tôm chân trắng Ấn Độ cũng đang được chú ý trên thị trường. Các thương nhân
tin rằng tôm chân trắng nuôi trong nước biển ở miền nam Ấn Độ có chất lượng đáp ứng được yêu
cầu của Nhật. Mức giá tôm chân trắng Ấn Độ cỡ 16-20 con/pao là 12,5USD/kg, đây là mức giá tốt
khi so sánh với tôm sú cùng cỡ.
III. PHÂN TÍCH LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA TÔM
VIỆT NAM SO VỚI THÁI LAN
1.Điều kiện về tài nguyên:
a.Yếu tố vị trí địa lí ,địa hình, khí hậu :
Việt Nam nằm trong bán đảo Đông Dương, thuộc vùng Đông Nam Á, châu Á. Lãnh thổ
Việt Nam chạy dọc bờ biển phía đông của bán đảo này. Việt Nam có vùng đồng bằng rộng lớn
chạy dọc theo bờ biển , với tổng chiều dài đường bờ biển Việt Nam có chiều dài là 3.444 km (CIA
World Factbook). Biển Việt Nam tiếp giáp với vịnh Bắc Bộ, biển Đông và vịnh Thái Lan.
Vương quốc Thái Lan cũng là một quốc gia nằm ở vùng Đông Nam Á. Lãnh hải Thái
Lan phía Đông Nam giáp với lãnh hải Việt Nam ở vịnh Thái Lan, phía Tây Nam giáp với lãnh
hải Indonesia và Ấn Độ ở biển Andaman. Thái lan cũng có đường bờ biển dài với chiều dài lên
đến 3.219 km (theo CIA World Factbook).
Nếu chỉ xét về vị trí địa lí và địa hình thì thấy Việt Nam có nhiều thuận lợi hơn so với
Thái Lan. Việt Nam có bờ biển dài hơn với nhiều bãi tôm tiềm năng lớn trong đánh bắt, nuôi tôm
nước mặn và lợ . Hơn thế nữa Việt Nam còn có lợi thế về diện tích nước mặt. Nếu xét chung cho
cả nước, thì tài nguyên nước mặt của nước ta tương đối phong phú, chiếm khoảng 2% tổng lượng
dòng chảy của các sông trên thế giới, trong khi đó diện tích đất liền nước ta chỉ chiếm khoảng
1,35% của thế giới. Diện tích nước mặt lớn là nhờ hai hệ thống sông rất lớn là sông Hồng ở phía
Bắc và sông Cửu Long ở phía Nam và lượng lớn hồ đầm khác. Các sông có đăc điềm đều có
hướng chảy ra biển đông với cửa sông lớn nên tại cửa ngõ các sông có thể phát triển đánh bắt và
nuôi tôm nước lợ.
Môn : Marketing toàn c uầ GVHD: TS Quách Th B u Châuị ử Mar K34
11
Phân tích lợi thế cạnh tranh của tôm Việt Nam so với Thái Lan khi xuất khẩu sang Nhật Bản
Một thuận lợi khác của Việt Nam đó là việc đồng bằng nằm ven biền có diện tích rộng lớn
giúp phát triển ngành nuôi tôm đồng thời thuận lợi cho việc xây dựng những nhà máy chế biến và

thuận tiện cho việc vận chuyển tôm đi tiêu thụ. Ngoài ra Việt Nam còn nằm ở vị trí thuận lợi khi ở
gần Nhật Bản hơn, và giao thông cũng rất thuận lợi cho việc chuyển hàng sang Nhật.
Về khí hậu : Vì cùng năm trong vành đai nhiệt đới gió mùa cận xích đạo nên khí hậu Thái Lan
có nhiều điềm tương đống với Việt Nam : Khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết nóng, mưa nhiều.
Nhưng Việt Nam vẫn có lợi thế vì nhiệt độ trung bình của thời tiết Thái Lan cao hơn Việt Nam,
có những thời điểm nhiệt độ cao nhất của Việt Nam lên đến 37-39⁰C thì nhiệt độ ở Thái lan lên
đến trên 40⁰C. Mức độ giao động nhiệt độ của Việt Nam cũng ít hơn (Việt Nam nhiệt độ từ 5 °C
đến 37 °C, Thái Lan : nhiệt độ từ 2 °C đến 39 °C). Nhiệt độ của Việt Nam có sự khác biệt là nhờ
tác đông từ biển Đông và lượng nước mưa lớn hơn. Hằng năm, lượng mưa ở Việt Nam từ 1.200
đến 3.000 mm. Còn ở Thái Lan cho đến nay lượng mưa nhiều nhất với khoảng 2.400 mm mỗi
năm. Nhiệt độ ít dao động và mức nhiệt độ trung bình không quá cao được xem là tốt cho sự phát
triển của tôm. Nhiệt đô phù hợp với con tôm là 23 °C đến 30 °C . Nhiệt độ cao giúp tôm nhanh lột
xác từ đó tôm lớn nhanh hơn nhưng ngược lại tôm cũng dễ mắc phải nhiều loại bệnh nghiêm
trọng. Còn nếu nhiệt độ xuống quá thấp sẽ vượt qua giới hạn chịu đựng của tôm.
Vấn đề về nhiệt độ cũng là vấn đề gây trở ngại cho ngành tôm ở phía Bắc Việt nam. Phía
Bắc Việt Nam có những điều kiện khí hậu khắc nghiệt đối với nuôi tôm sú: mùa đông lạnh làm
cho nhiệt độ của nước thấp nằm ngoài khoảng thích nghi của tôm. Nhiệt độ giữa các mùa lại có sự
biến động khá lớn. Nên miền bắc không nuôi tôm vào giai đoạn mùa đông. Bù lại thì miền Trung
và miền Nam lại có điều kiện thời tiết khí hậu và thỗ nhưỡng thuận tiện cho phát triển nuôi tôm.
b. Cơ sở khoa học –kĩ thuật , cơ sở hạ tầng :
Việt nam có những thuận lợi về điều kiện nhiên nhưng lại có phần kém hơn về khoa
học kĩ thuật và cơ sở hạ tầng . Việt Nam đã đưa mô hình nuôi tôm của Thái Lan vào áp dụng.
Tuy là nước đi sau về mô hình nuôi tôm công nghiệp khép kín (thâm canh) nhưng Việt Nam đã có
những thành công với mô hình này. Ngoài mô hình trên còn có mô hình quảng canh , quảng canh
cải tiến và bán thâm canh.
1. Nuôi quảng canh 2. Quảng canh cải tiến 3. Bán thâm canh và
thâm canh
Môn : Marketing toàn c uầ GVHD: TS Quách Th B u Châuị ử Mar K34
12
Phân tích lợi thế cạnh tranh của tôm Việt Nam so với Thái Lan khi xuất khẩu sang Nhật Bản

Diện tích đầm tôm: 3-5 ha
Tỉ lệ rừng ngập mặn và diện tích
đầm tôm: 50-70%/ 50-30 %
Con giống: tự nhiên có thả bổ
sung
Mật độ: 5-7 con/ mét vuông (đợt
đầu)/ 1-1.5 con/ mét vuông (đợt
2)
Thời gian nuôi: 2 chu kỳ mỗi
năm, từ tháng 1-5/ tháng 6-12,
hoặc thả con liên tục
Không dùng thức ăn viên
Không xử lý hồ bằng vôi CaCO2
Thời gian vét đáy ao nuôi: tháng
5-6
Năng suất: 285 kg/ha/năm
Diện tích đầm nuôi: 1-3 ha
Diện tích nước: 60-70 %
Con giống: tự nhiên có thả bổ
sung
Mật độ thả: 6-6 con/ mét vuông
(lần đầu)/ kỳ nuôi sau: 1-2
con/mét vuông
Thời gian nuôi: Hai chu trình
nuôi từ tháng 1-5/6-12
Có sử dụng một ít thức ăn
viên hay tự chế
Ao có xử lý vôi và bón phân
Thời gian vét bùn đáy ao: tháng
5-6

Sản lượng: 195 kg/ha/chu kỳ
nuôi
Diện tích ao nuôi: 1-4 ha
Diện tích nước: 70-75%
Con giống: thả con giống
đẻ nhân tạo
Mật độ: 15-45 pc/ mét
vuông
Thời gian nuôi: Hai
đợt/năm từ tháng 1-5/ 6-11
100% thức ăn viên
Xử lý ao bằng vôi, có bón
phân
Có dùng hóa chất và
enzymes
Năng suất: 1 - 3 tấn (bán
thâm canh) và 5-7 tấn (thâm
canh)

Miền Bắc: Tôm sú được nuôi thử nghiệm đầu tiên vào năm 1989 tại Hải Phòng nhưng hiệu
quả đạt rất thấp. Hiện nay nuôi quảng canh cải tiến và bán thâm canh đã làm cho năng suất tăng
lên.
Miền Trung : Miền Trung là khu vực đi đầu trong lĩnh vực phát triển công nghệ nuôi tôm ở
nước ta. Năm 1995 năng suất tôm nuôi trung bình mới đạt 415 đến 1144kg/ha/năm. Năm 1996,
một số mô hình nuôi công nghiệp ở Ninh Hòa, Nha Trang và Cam Ranh theo công nghệ của CP
(Thái Lan) đã đạt được năng suất trên 5 tấn/ha/vụ. Năm 1997, mô hình nuôi công nghiệp của Thái
Lan cũng đã được thử nghiệm thành công taị Ninh Thuận, Bình Thuận và đang có xu hướng nhân
rộng ở khu vực miền Trung.Nuôi tôm sú bán công nghiệp đã được hầu hết các hộ nuôi tôm áp
dụng. Năm 1997 ở huyện Tuy An tỉnh Phú Yên, đạt năng suất bình quân toàn huyện là 1128kg/ha,
năng suất dao động từ 520kg/ha đến 2500kg/ha, cá biệt có hộ đạt >3000kg/ha.

Miền Nam: Cà Mau và Bạc Liêu (tỉnh Minh Hải cũ) có diện tích nuôi lớn nhất cả nước
150.000 ha.Bắt đầu từ năm 1980, hình thức nuôi chủ yếu là quảng canh, quảnh canh cải tiến. Nuôi
tôm quảng canh, quảng canh cải tiến trong rừng ngập mặn: Cà Mau, Bạc Liêu, Trà Vinh, Bến Tre,
Tiền Giang, Kiên Giang.
Từ năm 1997, VN đã phát triển những mô hình nuôi tôm công nghiệp (thâm canh) đưa
năng suất lên trung bình 5 tấn/ha/vụ.
Trong khi đó ở Thái Lan nghề nuôi tôm bắt đầu sớm hơn vào năm 1973, khi một quan chức
của Tổng cục Thủy sản (DOF) nuôi tôm sú thành công. Năm sau đó, nhận các khoản tài trợ từ
Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), DOF đã trợ cấp cho nông dân nuôi tôm quảng canh ở vùng
khó làm nông nghiệp. Năm 1982, các chuyên gia Đài Loan phát hiện ra khu vực gần cửa sông
Chaopraya có điều kiện phù hợp với việc nuôi tôm bán thâm canh. Thái Lan bắt đầu mở rộng
Môn : Marketing toàn c uầ GVHD: TS Quách Th B u Châuị ử Mar K34
13
Phân tích lợi thế cạnh tranh của tôm Việt Nam so với Thái Lan khi xuất khẩu sang Nhật Bản
nuôi tôm ở 3 tỉnh gần thủ đô Bangkok là Samutsongkhram, Samutsakhon và Samutprakarn. Các
trang trại tôm phát triển dọc bờ biển của Thái Lan. Tuy nhiên, sau đó, công nghệ nuôi tôm Đài
Loan bắt đầu bộc lộ yếu kém. Ngày nay, tàn dư của công nghệ này là các cống nước xi măng,
những vùng đất với các ao nhỏ bị bỏ trống chơ vơ ở các khu vực hiện không còn nuôi tôm.
Mười năm sau, kỹ thuật nuôi tôm kiểu Đài Loan được thay bằng công nghệ nuôi tôm
kiểu Thái với hệ thống xây dựng và sục khí ao với kỹ thuật nuôi và thu hoạch độc đáo. GS
Chalor lại là người đề xuất giải pháp phòng chống là xử lý nước hoàn toàn trước khi thả nuôi
theo hệ thống tuần hoàn khép kín không cần thay nước, chỉ bổ sung nước để bù lượng nước
bốc hơi. Kể từ đó không còn một dịch bệnh lớn nào xảy ra nữa.
Rõ ràng việc ngành tôm Thái Lan phát triển sớm hơn Việt Nam đem lại cho Thái Lan
nhiều thuận lợi. Người nuôi tôm ở Thái Lan chắc chắn có kinh nghiệm hơn trong việc nuôi và
chăm sóc con tôm. Hơn thế nữa họ là người đi tiên phong trong việc phát triển nuôi tôm thâm canh
nên chắc chắn họ có lợi thế hơn về vấn đề kĩ thuật , công nghệ.
- Câu chuyện về nuôi tôm thẻ chân trắng:
Không chỉ thua kém về mặt kĩ thuật công nghệ mà Việt Nam còn thua về khả năng nắm bắt
thông tin và quản lí chưa tốt.

Trong khi Thái Lan nhanh chóng phát triển mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng từ lâu thì Việt
Nam đến năm 2002 mới bắt đầu đi vào thử nghiệm. Nói đến tôm thẻ chân trăng lí do khiến giống
tôm này đang được phát triển vì: 1) chúng dễ sinh sản và thuần dưỡng, 2) dễ nuôi ở mật độ cao, 3)
đòi hỏi hàm lượng protein trong thức ăn thấp hơn so với tôm sú, 4) chịu được nhiệt độ thấp và 5)
chịu được nước có chất lượng kém hơn, 6) thời gian nuôi ngắn hơn so với tôm sú. Hơn nữa tuy
giống tôm này có kích thước nhỏ hơn tôm sú nhưng bù lại yếu tố chi phí thấp khiến chúng dễ dàng
cạnh tranh với tôm sú loại nhỏ dưới 25gram/con. Nhưng sự phát triển nào cũng phải nằm trong kế
hoạch cụ thể chứ không nên theo kiểu phát triển ồ ạt. Đó chính là khuyêt điểm lớn nhất của Việt
Nam . Khi nhận thấy lợi ích từ tôm thẻ chân trắng là bắt đầu thi nhau nuôi khiến diện tích nuôi thẻ
chân trắng gia tăng một cách nhanh bất kiểm soát.
Việc nuôi tôm thẻ chân trắng hiện nay còn gây ra rất nhiều tranh cãi. Không thể phủ nhận
lợi ích trước mắt từ loài tôm này khi mà nhu cầu thế giới đang cao và tăng nhanh. Nhưng nuôi tôm
thẻ chân trắng như thế nào thì không hề đơn giản khi con tôm này không phải là không gây hại.
Theo Bộ TN&MT(tài nguyên và môi trường) , tại một số nước trên thế giới, tôm thẻ chân trắng
được ghi nhận là đã thoát ra khỏi khu vực nuôi trồng có kiểm soát, rồi tồn tại ngoài tự nhiên. Ngay
cả tổ chức nông lương quốc tế (FAO) cũng cảnh báo, loài tôm này nếu thiết lập được quần thể
trong tự nhiên sẽ cạnh tranh với các loài bản địa, gây ra các tác động lâu dài đối với đa dạng sinh
học, nên hết sức thận trọng. Bộ này cũng cho biết, loài tôm thẻ chân trắng còn là vật chủ chính
mang virus gây hội chứng Taura (bệnh đỏ đuôi). Hiện loại bệnh này đã gây hại ở những nước nuôi
diện tích lớn như Trung Quốc, Thái Lan, Ecuador. Một số nước như Indonesia, Srilanca, Úc
khoanh nuôi hạn chế; Philippines, Malaysia đã thông báo cấm nuôi.
Bên cạnh đó, theo Bộ TN&MT, ngoài việc mang virus gây bệnh Taura, tôm thẻ chân trắng
còn mang nhiều loại virus khác như WSSV, BP, IHNV, REO, LOVV và TSV là những bệnh có
thể và đã lan truyên sang các loài tôm bản địa như tôm sú. Vì thế, thế giới đã khuyến cáo cần có
Môn : Marketing toàn c uầ GVHD: TS Quách Th B u Châuị ử Mar K34
14
Phân tích lợi thế cạnh tranh của tôm Việt Nam so với Thái Lan khi xuất khẩu sang Nhật Bản
những biện pháp cẩn trọng trong nuôi trồng loài tôm thẻ chân trắng và đưa loài này vào danh mục
tiềm năng ưu tiên quản lý đối với loại ngoại lai xâm hại.
Trong khi vân để tôm thẻ chân trắng còn đang gây ra nhiều tranh cãi thì mô hình nuôi tôm

thẻ chân trắng của Việt Nam lại phát triển rất nhanh. Chỉ là nước theo sau trong nuôi tôm thẻ chân
trắng nhưng khi nuôi thì Việt Nam lại nuôi ồ ạt không có sự kiểm soát. Và giờ đây theo Bộ
NN&PTNT, loài tôm này chiếm khoảng 30% sản lượng tôm cả nước, với hơn 100.000 tấn mỗi
năm. Sản lượng này một tăng theo nhu cầu nhưng vấn để kiểm soát thì lại không theo kịp. Diên
tích nuôi thì không được quy hoạch thành khu riêng biệt, con giống thì vẫn có hiện tượng nhập
tôm giống thải loại từ Trung Quốc.
Về phần mình, với 90% tôm nuôi là tôm thẻ chân trắng thì Thái Lan không thẻ bỏ con tôm
này được nhưng họ luôn có những biện pháp quản lí chặt chẽ. Họ đã sản xuất được tôm bố mẹ thẻ
chân trắng sạch bệnh. Với tôm bố mẹ sạch bệnh thì sẽ tạo ra được tôm thẻ chân trắng giống không
có mầm bệnh. Tại Thái Lan việc nhập khẩu tôm giống đã cấm hoàn toàn,thay vào đó giống tôm
thẻ chân trắng chỉ được sản xuất tại 7 cơ sở đạt tiêu chuẩn nhập tôm bố mẹ sạch bệnh về nhân
giống.
Nhưng đó là câu chuyện của Thái Lan còn trở lại với Việt Nam cứ tình trạng nuôi không có
sự quản lí như vậy ai sẽ đảm bảo dịch bệnh không sảy ra, ai sẽ đảm bảo đây sẽ không phải là câu
chuyện ốc bươu vàng thứ 2 nếu một khi những con tôm kia thoát ra môi trường tự nhiên.
Quay trở lại với việc phân tích mô hình nuôi tôm nói chung, Thái Lan không chỉ chặt chẽ về
vấn đề con giống mà trong quá trình nuôi rất nhiều tiêu chuẩn kĩ thuật đã được đạt ra để đảm bảo
chất lượng tôm nuôi. Tổng cục nghề cá Thái Lan ( DOF) đã khẩn trương áp dụng biện pháp
kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng hóa chất. Đây chính là cách Thái lan hướng nuôi tôm trở
thành một ngành sản xuất kinh doanh bền vững. Để thực hiện điều đó DOF đã áp dụng 2 hệ thống
kiểm tra chất lượng đối với nghề nuôi tôm xuất khẩu. Đó là Hệ thống chất lượng GAP (Good
Agricultural Practices) là tiêu chuần chất lượng cho các trại sản xuất giống và nuôi trồng thủy sản;
và hệ thống chất lượng COC (Chain of Costudy ) là tiêu chuẩn chất lượng dùng cho toàn bộ hệ
thống sản xuất tôm nuôi , từ nuôi đến chế biến. Các sản phẩm của Thái Lan phải thân thiện với
môi trường và không có dư lượng thuốc kháng sinh, đồng thời đảm bảo các tiêu chuẩn quốc tế
khác.
Ở Thái Lan đã hình thành lên một quan niệm mới trong nuôi tôm . Với quan niệm nuôi tôm
“Thân thiện với môi trường” xung quanh các trang trại là rừng ngập mặn. Người nuôi tôm phải
trồng rừng ngập mặn, trái ngược với quan niệm trước đây cho rằng nuôi tôm phá rừng. Trong
6 năm qua, người nuôi tôm đã trồng hơn 10.000 ha rừng ngập mặn, ngoài ra việc trồng

rừng còn có sự tham gia của những thành phần khác trong ngành nuôi tôm. Họ làm điều
này không phải để tạo ra một hình ảnh đẹp mà là tạo tương lai bền vững cho chính họ.Nông
dân không xả bùn ra khỏi trang trại vì bùn rất hữu ích do có lượng chất lắng hữu cơ lớn. Nhiều
trang trại sử dụng bùn để trồng rau hoặc trồng cọ dầu, cây ăn trái và cao su. Bùn cũng có thể được
giữ lại trong ao, sau đó bổ sung vi sinh trở thành phân hữu cơ rất có ích cho việc gây màu nước
cho vụ sau.
Thế còn Việt Nam vấn đề chất lượng tôm được quan tâm đến mức độ nào? Thật đáng buồn
khi Việt Nam luôn bị dính vào những vụ kiện cáo liên quan đến nguồn gốc xuất xứ và dư lượng
Môn : Marketing toàn c uầ GVHD: TS Quách Th B u Châuị ử Mar K34
15
Phân tích lợi thế cạnh tranh của tôm Việt Nam so với Thái Lan khi xuất khẩu sang Nhật Bản
hóa chất .Bắt đầu từ năm 2007 Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản áp dụng lệnh kiểm tra
( kiểm tra chất chloramphenicol )100% đối với sản phẩm tôm thiên nhiên có xuất xứ từ VN. Theo
đó, mặt hàng tôm, không phân biệt tôm nuôi hay tôm thiên nhiên; tôm chưa sơ chế hay đã sơ chế,
khi xuất sang Nhật Bản sẽ đều bị kiểm tra. Mới đây nhất bắt đầu 9/2011 Nhật sẽ áp dụng kiểm tra
enrofloxacin đối với 100% tôm nhập từ VN . Lệnh kiểm tra được đưa ra sau khi một số công ty
xuất khẩu thủy sản của Việt Nam liên tục vi vi phạm Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm Nhật Bản.
Quá chú trọng vào sản lượng mà Việt Nam đã bỏ qua các yếu tố về chất lượng. Từ những
câu chuyện thực tế đáng buồn hang xuất sang bi trả lại uy tín giảm sút Việt Nam đã phải chú trọng
hơn về vấn đề chất lượng an toàn thực phẩm. Các tiêu chuẩn GAP, COC, BMP bắt đầu được triển
khai ở Việt Nam từ 2003 nhưng thực sự năm 2008 các tiêu chuẩn này mới được áp dụng chặt chẽ
ví dụ từ ngày 25/1/2008, tôm chân trắng được phép nuôi tại các ao thâm canh trong các vùng nuôi
an toàn đã được chính quyền địa phương phê duyệt làm sản lượng tôm chân trắng tăng và đáp ứng
được các tiêu chuẩn đặt ra. Ngoài ra việc thúc đẩy áp dụng GAP ở nước ta thông qua các hoạt
động nghiên cửu thử nghiệm, tập huấn và khuyến ngư. GAP được áp dụng rộng rãi ở nhiều địa
phương . Thêm vào đó ngày 29/2008, Bộ NNPTNT đã ban hành Quy chế quản lý số 56/2008QĐ-
BNN về “Quy chế Kiểm tra, Chứng nhận nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững”. Văn bản này
đã quy định hệ thống kiểm tra, chứng nhận nuôi trồng thuỷ sản. Hiện tại có tổng số 75 Tiêu chuẩn
ngành về nuôi trồng thủy sản. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có kế hoạch bãi bỏ 27 trong
số các Tiêu chuẩn ngành hiện hành, rà soát và chỉnh sửa 39 Tiêu chuẩn ngành còn lại để chuyển

thành tiêu chuẩn quốc gia. Ngoài ra, Cục Nuôi trồng thủy sản sẽ rà soát và chỉnh sửa 9 Tiêu
chuẩn ngành để ban hành dưới hình thức quy chuẩn kỹ thuật. Trong số này, 5 tiêu chuẩn ngành về
nuôi tôm nước mặn và nước lợ được liệt kê dưới đây sẽ được BộNNPTNT ban hành dưới hình
thức các quy chuẩn kỹ thuật bắt buộc áp dụng:
1. 28 TCN 92:2005 – Cơ sở sản xuất giống tôm biển - Yêu cầu kỹ thuật và vệ sinh.
2. 28 TCN 99-1996- Tôm biển – Tôm sú bố mẹ – Yêu cầu kỹ thuật .
3. 28 TCN 100-1996 – Tôm biển – Tôm he bố mẹ – Yêu cầu kỹ thuật.
4. 28 TCN 190- 2004 – Cơ sở nuôi tôm – Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
5. 28 TCN 191:2004 Vùng nuôi tôm- Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ngoài việc chuyển đổi (không phải sửa đổi) các tiêu chuẩn ngành và tiêu chuẩn kỹ thuật,
Bộ NN&PTNT đã đưa ra những Quy chế kiểm tra, chứng nhận nuôi trồng thuỷ sản theo hướng
bền vững (sửa đổi) và một số quy định điều kiện nuôi các đối tượng thủy sản để chứng nhận, bao
gồm 3 cấp – BMP, GAP và CoC7. Đến ngày 06/04/2011 Bộ NN&PTNN đã ban hành thông tư
thông tư sừa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định (được ban hành năm 2008 và 2010) về thủ tục
hành chính trong lĩnh vực thủy sản nhằm làm giảm bớt thời gian làm thủ tục nhưng vẫn đảm bảo
được sự chặt chẽ trong mọi hoạt động kiễm tra và chứng nhận.
Ngoài ra Việt Nam còn đưa ra những định hướng rất cụ thể . Theo đó tất cả các đơn vị có
liên quan của Bộ NNPTNT bao gồm Cục Nuôi trồng thuỷ sản (DAQ), Cục Chế biến và Thương
mại nông lâm thuỷ sản và nghề muối (DPT), Cục Thú y (DAH), NAFIQAD và Trung tâm Khuyến
nông - Khuyến ngư Quốc gia (NCAFE) cần tổ chức các cuộc họp để thống nhất và xây dựng
chiến lược tổng thể triển khai áp dụng GAP, BMP và COC, nhằm cuối cùng sẽ dẫn đến các tiêu
chuẩn GLOBALGAP và ACC cho thị trường EU và Mỹ.
Môn : Marketing toàn c uầ GVHD: TS Quách Th B u Châuị ử Mar K34
16
Phân tích lợi thế cạnh tranh của tôm Việt Nam so với Thái Lan khi xuất khẩu sang Nhật Bản
Việt Nam là nước theo sau về công nghệ thậm chí là phải học hỏi từ Thái Lan. Nhưng Việt
Nam hoàn toàn có thể tin tưởng vào tương lai ngành nuôi tôm nếu có những bước đi đúng đắn
ngay từ bây giờ. Hơn nữa Việt Nam vẫn còn có lợi thế con tôm sú luôn là hướng đi chủ lực trong
khi Thái Lan lại nuôi rất ít. Mà với tình trạng hiện nay của con tôm thẻ chân trắng thì tôm sú chắc
chắn sẽ không thể đánh mất vị thế. Kinh nghiệm nuôi tôm sú trước kia cộng với kĩ thuật nuôi hiện

của Thái Lan sẽ giúp việt nam phát triển nuôi con tôm chủ lực.
c. Về nhân lực :
Nguồn nhân lực dồi dào chịu khó cần mẫn luôn là niềm tự hào của Việt Nam nhưng đúng
trước tình hình cạnh tranh mang tính toàn cầu hiện nay từng đó là chưa đủ. Nguồn nhân ngày nay
không thể bỏ qua việc đáng giá trình độ nhận thức. Ở Thái Lan khái niệm lao động thực sự đã
thay đổi. Khi nghề nuôi tôm trở thành ngành kinh doanh, đội ngũ những người nuôi tôm
trở thành công nhân. Lao động lành nghề rất quý, và nhờ phát huy sáng kiến để có năng suất
cao, họ thậm chí có thể có thu nhập còn cao hơn những người có học, chuyển sang nuôi tôm chân
trắng từ năm 2002 .Hiện nay, tổng số có khoảng 10.000 đến 13.000 trang trại nuôi tôm. Vào
thời kỳ đỉnh cao của ngành nuôi tôm, khoảng 5 năm trước, con số này là hơn 30.000. Mặc dù
số trại nuôi giảm nhưng các trại nuôi hiện nay có diện tích lớn hơn. Đồng thời, thế hệ người nuôi
tôm thứ 2, tiếp quản công việc từ cha mẹ của họ đang phát triển. Nhóm này đại diện cho thế hệ
những nông dân có học, hầu hết được đào tạo bài bản. Họ bắt đầu áp dụng các phương pháp
hiện đại trong quản lý nông trại và đang chuyển nuôi tôm thành ngành kinh doanh lâu dài. Hiện
nay, hầu hết trang trại đều áp dụng các kỹ thuật cải tiến để sản xuất, như cung cấp ôxy cải tiến,
quản lý dữ liệu bằng máy tính, sử dụng hệ thống cho ăn tự động, áp dụng kỹ thuật nuôi phù hợp
với điều kiện của khu vực, phát triển các thiết bị phù hợp với yêu cầu của mỗi trang trại.
Xét vể mặt bằng chung thì trình độ người nuôi tôm của Việt Nam là thấp hơn Thái Lan
xong hiện nay tại nhiều tỉnh thành trên cả nước phát triển lên hình thức liên kết các hộ gia đình
nhỏ lại với nhau. Hình thức này giúp người dân học hỏi trao đổi kinh nghiệm từ đó nâng cao nhận
thức hơn thế nữa hình thức này còn giúp việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế được dễ dàng hơn.
2.Những điều kiện về nhu cầu
Thái Lan hiện đang nằm trong danh sách những nước công nghiệp mới chính vì vậy nếu
đem so sánh với Việt Nam thì rõ ràng mức sống của người Thái cao hơn của Việt Nam- một nước
chỉ mới vừa vượt qua ngưỡng những nước có thu nhập thấp. Mức sống cao hơn ảnh hưởng rõ rệt
tới nhu cầu trong nước. Người Thái Lan có những đòi hỏi tương đối cao về chất lượng sản phẩm
chính vì vậy trong quá trình sản xuất họ khá coi trọng viêc đảm bản chất lượng lâu dài. Điều này
được minh chứng ngay trong việc nuôi tôm. Như đã trình bày ở phần trên, mô hình nuôi tôm hiện
nay của Thái Lan rất chú trọng đến vấn để môi trường, vấn đề dư lượng hóa chất,…Có nhu cầu về
Môn : Marketing toàn c uầ GVHD: TS Quách Th B u Châuị ử Mar K34

17
Phân tích lợi thế cạnh tranh của tôm Việt Nam so với Thái Lan khi xuất khẩu sang Nhật Bản
sản phẩm tôm đạt chuẩn chất lượng quốc tế thì đương nhiên sẽ có quá trình sản xuất để tạo ra sản
phẩm đáp ứng nhu cầu đó. Xét Việt Nam, nhu cầu về tôm chất lượng nhưng không cần phải cao và
đôi khi tôm chất lượng thấp vẫn được chấp nhận. Hầu hết những người Việt có nhu cầu về tôm
hãy còn chưa đặt ra những yêu cầu khắt khe về chất lượng hoặc họ còn chưa thực sự quan tâm tới
vấn đề về chất lượng. Chính vì không có nhu cầu nên vấn để chất lượng chưa được coi trọng cho
tới khi sảy ra những vụ kiện dư lượng chất hóa chất từ tôm Việt Nam xuất khẩu sang các nước.
Ở Việt Nam, tuy không đòi hỏi quá cao về chất lượng nhưng nhu cầu về sử dụng tôm của
người dân lại khá cao . Tuy nhiên nhu cầu trong nước lại không ổn định nên các nhà đầu tư đã bỏ
qua thị trường trong nước mà quá tâp trung vào thì trường quốc tế như Mỹ và Nhật, EU khiến cho
ngành nuôi tôm của Việt Nam khá phụ thuộc vào những thị trường này. Và cuối cũng chính những
người nuôi tôm lại phải chịu thiệt thòi mỗi khi có những sự việc như hàng xuất đi bị trả lại do một
sai xót nào đó.
3. Những ngành công nghiệp phụ trợ và liên quan
Sau hơn một thập kỉ xâm nhập vào thị trường tôm thế giới, ngành tôm Việt Nam đã có
những tiến bộ vượt bậc, nằm trong hàng ngũ các nước xuất khẩu tôm lớn nhất thế giới, đem về
nguồn ngoại tệ ngày càng lớn cho đất nước. Cùng với đó là hàng loạt các doanh nghiệp thu gom,
chế biến tôm ra đời. Công nghệ chế biến tôm cũng ngày một hoàn thiện và nâng cao hiệu quả, đáp
ứng được các quy trình kiểm tra nghiêm khắc nhất ở các nước, đặt biệt là Nhật Bản. Nhờ có các
công ty tham gia vào lĩnh vực chế biến thức ăn, nghiên cứu con giống, thu gom….mà sản lượng
cũng như chất lượng tôm xuất khẩu của chúng ta ngày một tăng cao. Ví như về khâu giống, trước
đây chúng ta đã nghiên cứu và nuôi trồng rất thành công giống tôm sú, một trong những giống tôm
có nhu cầu tiêu thụ cao nhất trên thế giới, thống lĩnh cả thị trường đông lạnh. Và cho đến nay
chúng ta cũng đã nghiên cứu thành công giống tôm thẻ chân trắng, một giống tôm được một tổ
chức quốc tế đã thông kê và cho rằng nó đã chiếm 2/3 lượng tôm tiêu thụ trên thế giới. Chúng ta
hiện đang cải thiện rất nhiều về năng suất và chất lượng của giống tôm thẻ chân trắng và nâng sản
lượng năm 2010 lên 150.000 tấn. Nhưng bên cạnh đó thì ngành tôm còn gặp phải một vài thực
trạng từ phía các ngành phụ trợ:
Ngành cung cấp nguyên liệu đầu vào: Giá tôm ở Việt Nam đang cao hơn so các nước

trong khu vực từ 1,0-1,5USD/kg, gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất khẩu, và khả năng cạnh
tranh của tôm Việt Nam trên thế giới. Nhưng một nghịch lý là tuy giá nguyên liệu cao nhưng
người dân nuôi trồng lại hưởng mức lợi không hề cao từ mức giá này. Nguyên do chủ yếu là do
chất lượng tôm giống thấp, sản xuất tôm manh mún, không tập trung nên không có kĩ thuật nuôi
trồng tốt.
Nghiên cứu và sản xuất tôm giống: Mọi người nuôi tôm đều hiểu, chất lượng tôm giống
là một trong những yếu tố quyết định hiệu quả của tôm, và việc nghiên cứu nên giống tôm đạt chất
lượng luôn là mục tiêu quan trọng nhất mà ngành thủy sản Việt Nam cần hướng đến. Thế nhưng ở
Việt Nam hiện chưa thực sự có tổ chức nào được đầu tư đúng mức để nghiên cứu gia hóa, chọn
lọc đối tượng và sản suất tôm giống bố mẹ đạt chất lượng cao, sạch bệnh(SPF) phục vụ cho sản
Môn : Marketing toàn c uầ GVHD: TS Quách Th B u Châuị ử Mar K34
18
Phân tích lợi thế cạnh tranh của tôm Việt Nam so với Thái Lan khi xuất khẩu sang Nhật Bản
xuất. Việc kiểm soát nhập khẩu tôm bố mẹ, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng chưa chặt chẽ nên rất
nhiều tôm bố mẹ chất lượng thấp giá rẻ được đưa vào Việt Nam để sản xuất giống.
Thậm chí, một số trại còn sử dụng tôm từ ao nuôi thương phẩm để làm tôm bố mẹ, nhằm
giảm giá thành mà không hề quan tâm đến sự nhiệm bệnh và sự sinh sản cận huyết của quần đàn
tôm. Kết quả là thị trường tôm giống trở nên hỗn loạn, một lượng tôm giống chất lượng kém
không sạch bệnh được tung ra thị trường với giá rất rẻ so với tôm sản xuất từ nguồn tôm bố mẹ
SPF, chất lượng cao nhập từ các công ty chuyên sản xuất tôm bố mẹ nổi tiếng của thế giới. Chính
nguồn tôm chất lượng kém này là nguyên nhân dẫn đến bất ổn cho nghề nuôi tôm Việt Nam, tôm
nuôi chậm lớn, dịch bệnh tràn lan.
Thức ăn nuôi tôm: Hiện nay ở Việt Nam có rất ít doanh nghiệp sản xuất với công suất lớn
và chất lượng cao. Một vài công ty có năng lực sản xuất lớn và đạt tiêu chuẩn lại là các doanh
nghiệp nước ngoài, còn lại các doanh nghiệp nhỏ thì phần lớn là nhập khẩu để phân phối. Một vài
doanh nghiệp lớn còn liên kết để khống chế thị trường, tăng giá nhằm trục lợi làm giá thức ăn nuôi
tôm luôn tăng và không được kiểm soát. Đây chính là yếu tố chính làm tăng giá thành tôm nuôi ở
Việt Nam, giá thức ăn nuôi tôm ở Việt Nam cao hơn hầu hết các nước trong khu vực mà vẫn chưa
có biện pháp quản lý nào hiệu quả để bảo vệ người nuôi tôm.
Cạnh trang không lành mạnh trong thu mua chế biến:Do tìm nguồn nguyên liệu tốt rất

khó nên các nhà máy phải cạnh tranh rất khốc liệt, đồng thời còn phải không ngừng cải tiến kĩ
thuật chế biến để có thể tồn tại và phát triển. Tuy vậy có một số nhà máy có hành vi cạnh tranh
không lành mạnh, bơm chích tạp chất hoặc xuất hàng kém chất lượng để giảm giá tôm, làm ảnh
hưởng đến uy tín của thị trường việt nam trên thị trường thế giới.
Trong khi đó, Thái Lan, một thị trường dẫn đầu về xuât khẩu tôm trên thế giới. Để đạt
đến điều này Thái Lan đã phải trải qua không ít trở ngại trên đường ra thế giới. Chẳng hạn,năm
1988-1989, sản lượng tôm vượt qua công suất chế biến, dẫn đến giá tôm giảm; năm 1991 bệnh
dịch đầu vàng bùng phát trên toàn quốc đã khiến nhiều nông dân trắng tay; tiếp đến là virus gây
triệu chứng đốm trắng, dư lượng các hóa chất bị phát hiện trong tôm xuất khẩu. Và mới đây nhất
là đầu tháng 4/2011, lũ lụt ở các tỉnh miền Nam Thái Lan đã gây thiệt hại 15% sản lượng tôm,
tương đương 50.000-60.000 tấn, trị giá 5 tỉ Bath (116tr USD). Bên cạnh đó sự cạnh tranh mạnh mẽ
từ các nước, các chính sách thương mại và phi thương mại, các chính sách của các nước nhập
khẩu… cũng không ít lần khiến ngành tôm Thái “chao đảo”. Tuy nhiên, ngành tôm nước này vẫn
vững vàng đi qua khó khăn và giữ vững được vị trí của mình với con số sản lượng tôm đạt khoảng
600.000 tấn mỗi năm – sản lượng mà không một quốc gia nào kể cả Indonesia hay Việt Nam đạt
được. Và đâu là chìa khóa cho sự thành công đó của ngành tôm Thái Lan:
Ngành cung cấp nguyên vật liệu đầu vào: Thái Lan nhờ chủ động xây dựng mô hình
khép kín, cùng với việc thành lập các hợp tác xã nuôi tôm để có thể đưa con tôm đến trực tiếp tới
các doanh nghiệp chế biến, đỡ phải tốn qua khâu trung gian, lái buôn, vì thế mà giá tôm đầu vào
tương đối thấp hơn so với Việt Nam, tạo lợi thế cạnh tranh rất lớn về giá cả, chi phí.
Ngành sản xuất tôm giống: Giá nguyên liệu tôm đầu vào cho doanh nghiệp xuất khẩu
thấp một phần là nhờ chất lượng con giống ở Thái Lan đạt được chất lượng cao nhờ chính sách
quản lý gắt gao trong vấn đề sản xuất tôm giống, cũng như trong vấn đề quản lý giá tôm giống.
Các công ty sản xuất tôm giống ở Thái rất lớn, không những đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn
Môn : Marketing toàn c uầ GVHD: TS Quách Th B u Châuị ử Mar K34
19
Phân tích lợi thế cạnh tranh của tôm Việt Nam so với Thái Lan khi xuất khẩu sang Nhật Bản
xuất khẩu ra các nước khác kể cả Việt Nam. Chính nhờ những giống tôm đạt chất lượng và người
dân được tiếp cận với công nghệ kỹ thuật bằng việc nuôi tôm theo hợp tác xã mà chất lượng tôm
của Thái Lan đạt yêu cầu cao, ít dịch bệnh, năng suất lớn, đem lại lợi nhuận cao cho người dân và

giảm được giá thành tôm nguyên liệu.
Thức ăn cho tôm : Thái Lan có nhiều doanh nghiệp sản xuất và chế biến thức ăn cho tôm
quy mô lớn, chất lượng cao và có sự quản lý chặt chẽ của nhà nước nên giá thức ăn được ổn định
Một điều quan trọng đáng nói ở đây chính là tinh thần sáng tạo tập thể của nông dân Thái
Lan cũng như mối quan hệ mật thiết giữa họ và các hiệp hội. Họ cùng nhau chia sẻ những kinh
nghiệm cũng như tìm những biện pháp tháo gỡ để vượt qua khó khăn. Chính điều này làm cho
việc hợp tác giữa người dân với doanh nghiệp cũng trở nên dễ dàng hơn. Sau nữa là đội ngũ
chuyên gia hàng đầu luôn tận tình lắng nghe, hỗ trỡ, và gắn kết với người nuôi tôm nhằm cập nhật
cho họ những kiến thức kỹ thuật mới và cùng nhau đổi mới để phát triển ngành tôm Thái Lan trên
thị trường thế giới.
4. Chiến lược, cấu trúc của các xí nghiệp
Nhận định tôm sẽ là mặt hàng chủ đạo khi mà lượng thủy sản đánh bắt ngoài biển ngày
càng lớn, mức độ cạn kiệt sẽ càng ngày càng tăng cao mà các công ty thủy sản của nước ta đã đầu
tư rất lớn vào ngành tôm.
Ví dụ: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu tôm của Công ty cổ phần thủy hải sản Minh Phú
ngày càng tăng. Xuất khẩu 11.630 tấn tôm, kim ngạch đạt 132,965 triệu USD vào năm 2006 và
đạt sản lượng xuất khẩu tôm lớn nhất cả nước, đến năm 2007 tổng sản lượng tôm xuất khẩu của
công ty 11.679. tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 114,99 triệu USD. Đến năm 2008, Minh Phú xuất
khẩu 13.877 tấn, đạt kim ngạch 156,10 triệu USD. Năm 2009, xuất khẩu đạt sản lượng 16.906 tấn,
kim ngạch xuất khẩu đạt 158,67 triệu USD. Và cuối cùng, tổng kết năm 2010 sản lượng tôm xuất
khẩu công ty đạt 23.119 tấn , kim ngạch xuất khẩu là 247,636 triệu USD.
Nhật là một thị trường khó tính trong khâu kiểm tra chất lượng sản phẩm, do vậy nhiều
công ty lớn của nước ta đã ứng dụng những công nghệ thông tin mới nhất vào việc truy xuất nguồn
gốc thực phẩm: công nghệ truy xuất nguồn gốc thực phẩm bằng sóng radio với các cảm biến và
phần mềm truy xuất giúp các doanh nghiệp chế biến xuất nhập khẩu thủy sản có thể nắm rõ thông
tin về lô hàng sản phẩm như nguồn gốc, thời gian đánh bắt, và nhiệt độ vận chuyển… Hệ thống
truy xuất không chỉ đơn thuần giúp các quốc gia có thể vượt qua rào cản kĩ thuật của các nước
nhập khẩu mà nó còn giúp các doanh nghiệp thủy sản tiết kiệm được chi phí sản xuất và chủ
động theo dõi, quản lý tốt chất lượng sản phẩm, dễ dàng phát hiện và xử lý sự cố xảy ra khi chế
biến thủy sản để nhanh chóng thu hồi.

Bên cạnh đó, nhiều công ty VN đã cạnh tranh nhau, đi trước một bước bằng cách áp dụng
quy trình công nghệ khép kín từ khâu sản xuất tôm giống, nuôi tôm thương phẩm đến chế biến
xuất khẩu nhằm đáp ứng những đòi hỏi khắt khe của các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật, EU…
Nhờ áp dụng quy trình công nghệ khép kín này mà các công ty VN đảm bảo được đầu vào
nguyên liệu, đảm bảo dây chuyền chế biến xuất khẩu không bị gián đoạn. Trong khi giá tôm
Môn : Marketing toàn c uầ GVHD: TS Quách Th B u Châuị ử Mar K34
20
Phân tích lợi thế cạnh tranh của tôm Việt Nam so với Thái Lan khi xuất khẩu sang Nhật Bản
nguyên liệu đang cao, và chất lượng không đồng đều khi thu mua thì đây chính là nước đi rất
không ngoan của một vài công ty có lịch sử lâu đời nhu Minh Phú.
Đa phần tôm VN đi ra thị trường thế giới chủ yếu dưới dạng nguyên liệu và sơ chế, chưa
có sản phẩm thực sự mang thương hiệu Việt Nam, mang nét đặc trưng để khách hàng biết đến.
Trong khi đó, Thái Lan đã tạo dựng thương hiệu riêng cho mình bằng việc tạo ra các sản phẩm
thủy sản dưới dạng đóng hộ[ đã qua chế biến rất nhiều khâu, mang dấu ấn riêng của người Thái.
Chúng ta chỉ chú trọng xuất khẩu qua các trung gian, các nhà nhập khẩu, bán buôn chứ
chưa thực sự đưa con tôm đến tận tay người tiêu dùng ở các nước.
Hiện nay, một phần các doanh nghiệp VN đang tích cực phát triển thêm một số thị trường
mới, đồng thời củng cố thị trường nội địa để phòng ngừa rủi ro, khi mà có một số thị trường trên
thế giới biến động.
Còn về phần Thái Lan
Chiến lược của Thái Lan là xác định, tập trung vào một số mặt hàng thủy sản có thế mạnh
như tôm, cá ngừ…xác định tốt thị trường trọng điểm, tạo lập vị thế lớn trong phân phối một số
mặt hàng và ổn định giá tại các thị trường xuất khẩu.
Về quy mô thì các công ty chế biến thủy sản của chúng ta có quy mô còn rất nhỏ so với
Thái Lan. Năm 2010, công ty chế biến và xuất nhập khẩu hàng đầu Thái Lan-Thai Union Frozen
Product PCL (TUF)- có doanh thu gấp 7,6 lần và lợi nhuận ròng gấp 5 lần Minh Phú Corp, 13 lần
doanh thu và 5 lần lợi nhuận ròng của Vĩnh Hoàn Corp, hai công ty chế biến thủy sản hàng đầu
Việt Nam.
Trong khi chúng ta thực hiện mô hình khép kín trong khâu thả nuôi và chế biến thì các
công ty lớn ở Thái đang thực hiện chiến lược mở rộng thị trường, tiến sâu vào thị trường nội địa

của các quốc gia tạo dựng kênh phân phối bán lẻ ở ngay các quốc gia thay vì chỉ chế biến để xuất
khẩu. Họ đang thực hiện mở rộng kinh doanh bằng hình thức tái đầu tư, mua bán- sát nhập, hoặc
thâu tóm các nhà sản xuất khác (7/2010 TUF đã thành công trong việc mua lại MW Brands); tăng
cường tính liên kết dọc trong sản xuất giữa quản trị chi phí vốn, thức ăn cho tôm, con giống, liên
kết với người nuôi và cả nhà phân phối.
5. Vai trò về cơ hội vận may rủi
a.Điểm tương đồng
Khó khăn
Sóng thần và động đất ở Nhật Bản vào đầu năm 2011 đã làm ảnh hưởng nặng nề đến nền
kinh tế của Nhật Bản, tập trung vào tái thiết lại đất nước, các nguồn tài trợ vốn ODA, FDI của
Nhật vào Việt Nam có thể bị ảnh hưởng. Điều này ảnh hưởng khá lớn cho các nguồn vốn tài trợ
cho những người nuôi tôm ở nước ta.
Môn : Marketing toàn c uầ GVHD: TS Quách Th B u Châuị ử Mar K34
21
Phân tích lợi thế cạnh tranh của tôm Việt Nam so với Thái Lan khi xuất khẩu sang Nhật Bản
Sau sóng thần, động đất, thị trường chưa kịp hồi phục dẫn đến xuất khẩu vào Nhật nói
chung và mặt hàng tôm nói riêng cũng suy giảm. Tuy nhiên, về yếu tố lâu dài đây là một môi
trường tiềm năng vì nhu cầu đang dần khôi phục và tăng cao.
Điều này không chỉ ảnh hưởng đến ngành tôm Việt Nam mà cũng ảnh hưởng lớn đến Thái
Lan vì Nhật Bản là thị trường tiêu thụ lớn của cả 2 nước.
Tiếp đó, dịch bệnh trên con tôm luôn là nỗi ám ảnh của người nuôi tôm, hàng nghìn hecta
thả nuôi bị chết chỉ trong vài ngày, thiệt hại lên đến hàng chục tỉ đồng. Chỉ tính từ tháng 3- tháng
7/2011 đồng bằng sông Cửu Long thiệt hại khoảng 50 nghìn ha do dịch bệnh.
Thiên tai, mưa lớn, ngập lụt dẫn đến tình trạng thiếu con giống làm thiệt hại nặng nề cho
người dân, ví dụ như chỉ tính ở Bạc Liêu- tỉnh có diện tích thả nuôi tôm nhiều nhất nước ta, riêng
tháng 6-2010 thiếu tôm giống dẫn đến thiệt hại 320 tỉ đồng,
Còn ở Thái Lan, lũ lụt vào tháng 4 đặc trưng cũng gây tổn thất năng nề cho các tỉnh ở miền
Nam Thái Lan, theo ước tính số lượng thiệt hại khoảng 50.000-60.000 tấn tôm
Thuận lợi:
Hiệp hội chế biến và thủy sản Việt Nam; Hiệp hội tôm Thái Lan; Hiệp hội chế biến và tiếp

thị sản phẩm Thủy sản Trung Quốc; Uỷ ban tôm của Hiệp hội thủy sản Indonesia đã có cuộc họp
tại Trung Quốc để cùng nhau ký một thỏa thuận hợp tác với mục đích đảm bảo duy trì tình trạng
tốt và sự phát triển ổn định của ngành công nghiệp tôm.
b. Điểm khác biệt
Thảm họa động đất tại Nhật Bản hôm 11-3 đã gây thiệt hại cho các cảng quanh khu vực
Tokyo – nơi phần lớn thủy sản xuất khẩu của Việt Nam cập bến và từ đây phân phối sang các nơi
khác
Cơ cấu nuôi tôm đang dần thay đổi, lợi thế về giá trị kinh tế của tôm sú đã được khẳng
định song tôm thẻ chân trắng đang dần dần chiếm thị phần do có lợi thế nhất định như ít bệnh,
sạch, mau lớn. Về phần tôm thẻ chân trắng, Thái Lan đang là cường quốc về vấn đề này với hơn 6
năm kinh nghiệm nuôi, đội ngũ nhân viên máy móc hơn hẳn Việt Nam .
Thế mạnh của Thái Lan là kinh nghiệm nuôi tôm thẻ chân trắng trước Việt Nam đến 6-7
năm, và chu trình nuôi tôm ở Thái Lan là chu trình khép kín với những tiêu chuẩn gắt gao về chất
lượng theo GAP. Thêm một thế mạnh của ngành nuôi tôm Thái Lan là tinh thần sáng tạo tập thể
của người nuôi tôm Thái Lan và sự liên kết chặt chẽ giữa họ với các hiệp hội. Một yếu tố quan
trọng đối với người nuôi tôm Thái Lan là việc phê chuẩn các tiêu chuẩn nuôi trồng thủy sản toàn
cầu mà Tổ Chức Nông lương Liên Hiệp quốc đã thông qua ngày 1/2/2011 giúp Thái Lan có thể
cạnh tranh có hiệu quả. Mới đây, DOC đã giảm mức thuế chống bán phá giá của Thái Lan xuống
còn 0.73% làm cho vị thế của Thái Lan trên thị trường thế giới càng được củng cố.
Ở VN chưa có cơ sở nào được đầu tư đúng mức để nghiên cứu hóa, sản xuất tôm bố mẹ
chất lượng cao, sạch bệnh (SDF). Mặt dù ở Việt Nam cũng thành lập các hiệp hội như Mỹ Thanh
nhưng mức độ liên kết với người nuôi tôm chưa chặt chẽ.
Môn : Marketing toàn c uầ GVHD: TS Quách Th B u Châuị ử Mar K34
22
Phân tích lợi thế cạnh tranh của tôm Việt Nam so với Thái Lan khi xuất khẩu sang Nhật Bản
Cơ quan chuyên ngành tỏ ra thiếu chuyên nghiệp, khá lúng túng trong việc quản lí nguồn
tôm giống dẫn đến việc không đồng bộ giữa các tỉnh, thả nuôi tràn lan, không quy hoạch.
Hệ thống xét nghiệm bệnh tôm chưa được chuẩn hóa, kết quả xét nghiệm không chính xác,
trong khi phía Nhật Bản thì ngày càng gay gắt trong việc kiểm định chất lượng, dư lượng
Trifluralin và Enroflixalin trong tôm còn vượt ngưỡng cho phép.

Chỉ tiêu Việt Nam Thái Lan
Chính sách ưu
đãi của các
nước nhập khẩu
Hiệp định đối tác
kinh tế Việt Nam-
Nhật Bản giúp giảm
thuế nhập khẩu tôm
Việt Nam vào Nhật
bằng 0, thấp nhất
trong các nước
ASEAN
Kĩ thuật nuôi
tôm mới
Nuôi tôm trên ruộng
muối, trên cát
Phát triển kĩ thuật nuôi tôm thân thiện với
môi trường
Hỗ trợ của nước
nhập khẩu
Nhật Bản cho nhân
viên sang Việt Nam
kiểm soát toàn bộ
dây chuyền nuôi tôm
và sản xuất. Nhật hỗ
trợ kĩ thuật nuôi tôm
cho người nuôi tôm
Việt Nam
EU đặt ra những tiêu chuẩn gắt gao đối với
tôm Thái Lan, điều này giúp ngành tôm

Thái Lan dễ tiếp cận các thị trường thế giới
Chi phí Giá tôm và chi phí
nhân công rẻ hơn
Thái Lan
Chi phí giá thức ăn
tăng mạnh gấp 3-4
lần
Nguồn cung nguyên
vật liệu thiếu hụt
6. Vai trò của chính phủ
Chỉ tiêu Việt Nam Thái Lan
Quản lí ngành tôm -Bộ nông nghiệp và phát triển - Bộ nông nghiệp và hợp tác xã
Môn : Marketing toàn c uầ GVHD: TS Quách Th B u Châuị ử Mar K34
23
Phân tích lợi thế cạnh tranh của tôm Việt Nam so với Thái Lan khi xuất khẩu sang Nhật Bản
Chỉ tiêu Việt Nam Thái Lan
nông thôn
-Hiệp hội thủy hải sản Việt
Nam Vasep
-Các hiệp hội tôm ở các tỉnh
(MOAC) quảng bá sản xuất
tôm
- Sở thủy sản Thái Lan (trực
thuộc MOAC
- Hiệp hội thực phẩm đông
lạnh Thái Lan (TFFA) đảm
nhận việc chế biến và xuất
khẩu thực phẩm đông lạnh
- Ban quản lý nuôi tôm ở các
vùng ven biển

Chính sách hỗ trợ ngành
tôm của chính phủ
- Hỗ trợ thiệt hại mất mùa do
thiên tai cho người nuôi tôm tập
huấn GAP cho nông dân và cán
bộ địa phương hỗ trợ trang thiết
bị cho các đơn vị như cung cấp
thiết bị PCR và ELISA
- Bảo vệ doanh nghiệp khỏi các
vụ kiện chống bán phá giá của
Hoa Kỳ
- Hỗ trợ kĩ thuật nuôi tôm, phát
triển kĩ thuật mới, con giống
mới, vốn cho người dân
- Chính phủ khuyến khích
người nuôi tôm mua bảo hiểm
cho ruộng tôm của mình
- Phổ biến thông tin về kĩ thuật
nuôi tôm trên khắp đất nước
thông qua báo chí
- Mở rộng các thủy lợi giúp
người nuôi tôm
Tiêu chuẩn nuôi tôm - Việc nuôi tôm ở Việt Nam là
tự phát, nuôi theo phong trào,
quản lí kém
- Dư lượng kháng sinh
Trifluralin và Enroflixalin trong
tôm khá cao làm Nhật Bản vừa
đánh 100% kiểm định vào các
lô hàng của Việt Nam nhập vào

Nhật.
- Trong khi đó, ở Thái Lan từ
năm 1998, người nuôi tôm phải
được cấp giấy phép và có
những tiêu chuẩn nhất định.
- Tiêu chuẩn GAP mới được
cục thủy sản Thái Lan sửa đổi
năm 2003 nhằm nâng cấp các
tiêu chuẩn nuôi tôm của Thái
Lan nhằm tăng lợi thế cạnh
tranh với các nước như Việt
Nam, Indonexia……
IV. KẾT LUẬN
Từ bài phân tích trên chúng em rút ra một số kết luận sau:
- Tôm là mặt hàng chủ chốt trong cơ cấu xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Môn : Marketing toàn c uầ GVHD: TS Quách Th B u Châuị ử Mar K34
24
Phân tích lợi thế cạnh tranh của tôm Việt Nam so với Thái Lan khi xuất khẩu sang Nhật Bản
- Nhật Bản là một thị trường khó tính, chất lượng sản phẩm luôn là sự lựa chọn
ưu tiên số 1 của người dân Nhật
- Tôm xuất khẩu Việt Nam đang phải cạnh tranh rất khốc liệt trên thị trường thế
giới
- Đối thủ cạnh tranh mạnh nhất của Việt Nam hiện nay là Thái Lan-nhà cung ứng
tôm hàng đầu trên thế giới- đã vượt qua Việt Nam trong việc xuất khẩu tôm qua
Nhật Bản
- Việt Nam đã từng là quốc gia cung cấp tôm hàng đầu cho Nhật Bản, nhưng
hiện nay (2011) Việt Nam đã tụt hạn còn vị trí thứ 3
- Việt Nam có nhiều điểm tương đồng về điều kiện tự nhiên với Thái Lan, tuy
nhiên nhìn chung Việt Nam vẫn có lợi thế về địa lý hơn so với Thái Lan
- Thái Lan có nhiều lợi thế hơn Việt Nam về kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi tôm và

chất lượng nuôi tôm của Thái Lan cũng tốt hơn
- Ở Thái Lan, người nuôi tôm được tổ chức chuyên nghiệp và có liên kết với
nhau trong khi đó ở Việt Nam người nuôi tôm manh mún, thiếu liên kết
- Lợi thế của Việt Nam là tôm sú, Thái Lan là tôm thẻ chân trắng
- Tôm thẻ chân trắng đang chiếm ưu thế với sản lượng khoảng 80% thị trường
thế giới
- Các ngành phụ trợ như thức ăn nuôi tôm, thu mua chế biến tôm, sản xuất tôm
giống,….ở Việt Nam nhìn chung chưa đồng bộ, kém hơn Thái Lan
- Quy mô của những công ty thu mua, chế biến tôm xuất khẩu ở Việt Nam còn
rất nhỏ so với Thái Lan
- Việt Nam có lợi thế hơn Thái Lan về phần đánh thuế của Nhật Bản cho sản
phẩm tôm nhập khẩu: thuế cho sản phẩm tôm của Việt Nam là 0% trong khi đó
Thái Lan là 0.73%
- Ngành tôm mỗi nước đều có sự hỗ trợ và quản lý bởi những cơ quan khác
nhau .Tuy nhiên, mục đích chung của chính phủ 2 nước vẫn là giúp cho ngành
tôm ngày càng phát triển và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới
Môn : Marketing toàn c uầ GVHD: TS Quách Th B u Châuị ử Mar K34
25
Phân tích lợi thế cạnh tranh của tôm Việt Nam so với Thái Lan khi xuất khẩu sang Nhật Bản

×