Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG HỖ TRỢ RA ĐỀ VÀ CHẤM THI TRẮC NGHIỆM TẠI TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ TIN HỌC TỈNH YÊN BÁI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.78 MB, 88 trang )



HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG









LÊ THỊ MINH HẰNG



PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG HỖ TRỢ RA ĐỀ VÀ CHẤM THI
TRẮC NGHIỆM TẠI TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ - TIN HỌC
TỈNH YÊN BÁI



LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT









HÀ NỘI, THÁNG 10 NĂM 2012


2


































HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG







LÊ THỊ MINH HẰNG


TÊN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SỸ
PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG HỖ TRỢ RA ĐỀ VÀ CHẤM THI
TRẮC NGHIỆM TẠI TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ - TIN HỌC
TỈNH YÊN BÁI

CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÁY TÍNH
MÃ SỐ: 60.48.15


LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. TRẦN ĐÌNH QUẾ




HÀ NỘI, THÁNG 10 NĂM 2012



i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, những gì mà tôi viết trong luận văn này là do sự tìm hiểu
và nghiên cứu của bản thân. Mọi kết quả nghiên cứu cũng như ý tưởng của các tác
giả khác nếu có đều được trích dẫn từ nguồn gốc cụ thể.
Luận văn này cho đến nay chưa được bảo vệ tại bất kỳ hội đồng bảo vệ luận
văn thạc sỹ nào và chưa được công bố trên bất kỳ một phương tiện thông tin nào.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với những gì mà tôi đã cam đoan ở trên.
Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2012
Tác giả



Lê Thị Minh Hằng


ii
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN I

MỤC LỤC II
DANH MỤC CÁC HÌNH VIII
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 1
3. Đối tượng nghiên cứu Error! Bookmark not defined.
4. Phạm vi nghiên cứu: Error! Bookmark not defined.
5. Phương pháp nghiên cứu Error! Bookmark not defined.
6. Kết quả dự kiến sau khi hoàn thành nghiên cứu: Error! Bookmark not defined.
7. Cấu trúc nội dung của luận văn 2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THI TRẮC NGHIỆM 3
1.1. Đo lường, kiểm tra và đánh giá trong giáo dục 3
1.2. Các phương pháp kiểm tra đánh giá 4
1.2.1. Phương pháp quan sát 5
1.2.2. Phương pháp vấn đáp 5
1.2.3. Phương pháp kiểm tra viết 5
1.2.3.1. Trắc nghiệm tự luận 6
1.2.3.2.Trắc nghiệm khách quan 6


iii
1.3. Tổng quan về đào tạo trực tuyến 8
1.3.1. Đào tạo trực tuyến là gì? 8
1.3.2. Sự khác biệt giữa đào tạo truyền thống với đào tạo trực tuyến 8
1.3.2.1 Phương pháp đào tạo truyền thống 8
1.3.2.2 Phương pháp đào tạo trực tuyến 9
1.4 . Hệ thống trắc nghiệm kiến thức trực tuyến 9
1.4.1. Các khái niệm 9
1.4.1.1 Trắc nghiệm là gì ? 9
1.4.1.2 Định nghĩa hệ thống trắc nghiệm trực tuyến 10

1.4.1.3 Các phương pháp trắc nghiệm thông thường 11
1.4.1.4 Ưu và nhược điểm của phương pháp trắc nghiệm trực tuyến 12
1.4.2. Các loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan 14
1.4.2.1 Câu hỏi đúng – sai (Yes/No Questions) 14
1.4.2.2 Câu hỏi lựa chọn có nhiều phương án (Multiple choise questions) 14
1.4.2.4 Câu hỏi ghép đôi (Matching items) 18
1.4.2.5 Câu hỏi tự vào bằng tay 19
1.5. Kỹ thuật thiết kế đề thi trắc nghiệm khách quan 19
1.5.1. Quy trình xây dựng hình thức trắc nghiệm khách quan 20
1.5.2. Cơ sở kỹ thuật 20
1.5.2.1. Câu hỏi trắc nghiệm điền khuyết 20
1.5.2.2. Câu hỏi trắc nghiệm đúng/sai. 21
1.5.2.3. Câu hỏi trắc nghiệm ghép đôi 22
1.5.2.4. Câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn 23
1.5.2.5. Câu hỏi trắc nghiệm tình huống (diễn giải) 24
1.6. Đặc trưng của các câu trắc nghiệm và của đề thi trắc nghiệm 25
1.6.1. Các đặc trưng của câu trắc nghiệm và của đề thi trắc nghiệm 25
1.6.1.1. Độ tin cậy 25
1.6.1.2. Độ giá trị 26


iv
1.6.2. Phân tích, đánh giá câu trắc nghiệm và đề thi trắc nghiệm 27
1.7. Các phương pháp tính điểm trong hệ thống trắc nghiệm 27
1.7.1. Phương pháp tính điểm đối với dạng câu hỏi dạng N đáp án trong đó có K
đáp án đúng 27
1.7.2. Phương pháp tính điểm đối với dạng câu hỏi dạng sắp xếp các thành phần
bên trái vào vị trí tương ứng với các thành phần bên phải 29
1.7.3. Phương pháp tính điểm đối với dạng câu hỏi dạng sắp xếp theo thứ tự 30
1.8. Kết luận chương 31

CHƯƠNG 2: KIẾN TRÚC HỆ THỐNG THI TRẮC NGHIỆM 32
2.1. Kiến trúc hệ thống 32
2.1.1. Mô tả yêu cầu bài toán 32
2.1.2 Mô hình tổng thể hệ thống 33
2.1.3 Quy trình nghiệp vụ hệ thống thi trắc nghiệm 33
2.1.3.1 Quy trình tạo đề thi 33
2.1.3.2. Quy trình thêm mới, cập nhật một đề thi 34
2.1.3.3 Quy trình phê duyệt một đề thi 35
2.1.3.4 Quy trình tạo đợt thi 36
2.1.3.5 Quy trình chấm điểm đợt thi 37
2.1.3.6 Quy trình cập nhật người thi 37
2.2. Xây dựng biểu đồ Use case 38
2.2.1 Xây dựng các tác nhân và Use case của hệ thống 38
2.2.1.1. Nhận diện các Tác nhân 38
2.2.1.2 Xác định các Use case của hệ thống 39
2.2.2 Xây dựng các biểu đồ Use Case 40
2.2.2.1 Biểu đồ Use Case của tác nhân Administrator 40
2.2.2.2 Biểu đồ Use Case của tác nhân Candidate 43
2.2.2.3 Biểu đồ Use case của tác nhân Marker 45


v
2.2.2.4. Biểu đồ Use Case của tác nhân QuestionCreator 47
2.3. Biểu đồ trình tự 48
2.3.1 Biểu đồ trình tự của tác nhân Administrator 48
2.3.1.1 Quản lý loại hình thi( ManageExamType) 48
2.3.1.2 Quản trị User( ManagerUser) 49
2.3.1.3 Quản trị Môn thi( ManageSubject) 50
2.3.1.4 Quản trị thí sinh( ManageCandidate) 50
2.3.2 Biểu đồ trình tự Làm bài thi(TakeExam) 51

2.3.2.1 Xem điểm(ViewMark) 51
2.3.4 Biểu đồ trình tự của tác nhân QuestionCreator 52
2.3.5 Biểu đồ trình tự của tác nhân Marker 52
2.3.6 Biểu đồ trình tự tạo đợt thi(WaveCreator) 53
2.3.7. Biểu đồ trình tự SheetCreator 54
2.4 Biểu đồ lớp 55
2.4.1 Biểu đồ các lớp Biên 55
2.4.2 Biểu đồ lớp thực thể 55
2.4.3 Biểu đồ các lớp Điều khiển 56
2.4.4 Biểu đồ lớp chi tiết 56
2.4.4.1 Biểu đồ lớp cho chức năng quản lý User 56
2.4.4.2 Biểu đồ lớp chức năng Quản lý candidate 57
2.4.4.3 Biểu đồ lớp cho chức năng Quản lý câu hỏi 57
2.4.4.4 Biểu đồ lớp cho chức năng Quản lý đợt thi 58
2.4.4.5 Biểu đồ cho chức năng Quản lý đề thi 58
2.5. Biểu đồ hoạt động 59
2.5.1. Biểu đồ hoạt động của QuestionCreator 59
2.5.2 Biểu đồ hoạt động Tạo đề thi 59
2.5.3 Biểu đồ hoạt động tạo Đợt thi 60
2.5.4. Biểu đồ hoạt động của Thí sinh 60


vi
2.5.5 Biểu đồ hoạt động phê duyệt đề thi 61
2.5.6 Biểu đồ hoạt động của Marker 61
2.6. Mô hình dữ liệu quan hệ 63
2.6.1 Mô hình quan hệ dữ liệu phân quyền 63
2.6.2 Mô hình quan hệ dữ liệu eXam 63
2.7. Kết luận chương 63
CHƯƠNG 3: CÀI ĐẶT VÀ THỬ NGHIỆM 64

3.1. Cài đặt hệ thống 64
3.2. Thử nghiệm. 64
3.3. Một số giao diện chương trình 65
3.4. Đánh giá 70
3.5. Kết luận chương 70
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 71
1. Kết luận 71
2. Kiến nghị 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO 72
PHỤ LỤC 723



vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TT
TỪ VIẾT TẮT
NGHĨA CỦA TỪ VIẾT TẮT
1
KTĐG
Kiểm tra đánh giá
2
HS
Học sinh
3
GV
Giáo viên
4
TN
Trắc nghiệm

5
THPT
Trung học phổ thông
6
GS
Giáo sư
7
TS
Tiến sĩ
8
CNTT
Công nghệ thông tin


viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu bảng
Tên bảng
Trang
Bảng 1.1
Kiểm tra/ Lượng giá trong giáo dục
4
Bảng 1.2
So sánh giữa luận đề và trắc nghiệm
8
Bảng 2.1
Danh sách các Use case
46
Bảng 2.2
Luồng sự kiện chính của chức năng quản lý thí sinh

49
Bảng 2.3
Luồng rẽ nhánh 1 của chức năng quản lý thí sinh
49
Bảng 2.3
Luồng rẽ nhánh 1 của chức năng quản lý thí sinh
49
Bảng 2.4
Luồng rẽ nhánh chính của chức năng đăng nhập
51
Bảng 2.5
Luồng rẽ nhánh 1 của chức năng đăng nhập
51
Bảng 2.6
Luồng rẽ nhánh 2 của chức năng đăng nhập
51
Bảng 2.7
Luồng rẽ nhánh 3 của chức năng đăng nhập
52
Bảng 2.8
Luồng rẽ nhánh chính của chức năng xem điểm
52
Bảng 2.9
Luồng rẽ nhánh chính của tác nhân Marker
53
Bảng 2.10
Luồng rẽ nhánh 1 của tác nhân Marker
53
Bảng 2.11
Luồng rẽ nhánh 2 của tác nhân Marker

53
Bảng 2.12
Luồng rẽ nhánh 3 của tác nhân Marker
54
Bảng 2.13
Luồng rẽ nhánh chính của tác nhân quản lý câu hỏi
55
Bảng 2.14
Luồng rẽ nhánh 1 của tác nhân quản lý câu hỏi
55
Bảng 2.15
Luồng rẽ nhánh 2 của tác nhân quản lý câu hỏi
55


ix
DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu
hình
Tên bảng
Trang
Hình 1.1
Sơ đồ tóm tắt các phương pháp Kiểm tra
5
Hình 1.2
Sơ đồ tóm tắt các phương pháp Kiểm tra
5
Hình 1.3
Các chức năng của giáo viên
10

Hình 2.1
Mô hình tổng thể hệ thống
34
Hình 2.2
Quy trình nghiệp vụ quản lý câu hỏi
35
Hình 2.3
Quy trình quản lý đề thi
36
Hình 2.4
Quy trình phê duyệt đề thi
37
Hình 2.5
Quy trình tạo đợt thi
38
Hình 2.6
Danh sách các tác nhân của hệ thống
39
Hình 2.7
Biểu đồ Use Case tổng quan của tác nhân
Administrator
41
Hình 2.8
Use case quản lý danh sách thí sinh
41
Hình 2.9
Use case quản lý đợt thi
42
Hình 2.10
Use case Quản lý loại hình thi

(ManageExamDomain)
42
Hình 2.11
Use case quản lý Quyền truy cập
42
Hình 2.12
Biểu đồ Use Case tổng quan cho tác nhân Candidate
44
Hình 2.13
Biểu đồ UseCase TakeExam (làm bài thi)
44
Hình 2.14
Biểu đồ Use case Marker (Chấm thi)
46
Hình 2.16
Biểu đồ trình tự loại hình thi( ManageExamType)
50
Hình 2.17
Biểu đồ trình tự quản lý User
50
Hình 2.18
Biểu đồ trình tự quản lý môn thi
51
Hình 2.19
Biểu đồ trình tự quản lý thí sinh
51
Hình 2.20
Biểu đồ trình tự Làm bài thi
52
Hình 2.21

Biểu đồ trình tự Xem điểm của Thí sinh
52


x
Hình 2.22
Biểu đồ trình tự quản lý câu hỏi
53
Hình 2.23
Biều đồ trình tự Chấm điểm
53
Hình 2.24
Biểu đồ trình tự quản lý đợt thi
54
Hình 2.25
Biểu đồ trình tự quản lý đề thi( SheetCreator )
55
Hình 2.26
Biểu đồ lớp Biên
56
Hình 2.27
Biểu đồ lớp thực thể
56
Hình 2.28
Biểu đồ lớp điều khiển
57
Hình 2.29
Biều đồ lớp chức năng ManagerUser
57
Hình 2.30

Biểu đồ lớp cho chức năng Quản lý Candidate
58
Hình 2.31
Biểu đồ lớp cho chức năng Quản lý câu hỏi
58
Hình 2.32
Biểu đồ lớp cho chức năng Quản lý đợt thi
59
Hình 2.33
Biểu đồ cho chức năng Quản lý đề thi
59
Hình 2.34
Biểu đồ hoạt động của cán bộ tạo câu hỏi
60
Hình 2.35
Biểu đồ hoạt động của Cán bộ tạo đề thi
60
Hình 2.36
Biểu đồ hoạt động của cán bộ tạo đợt thi
61
Hình 2.37
Biểu đồ hoạt động của thí sinh dự thi
61
Hình 2.38
Biểu đồ hoạt động phê duyệt đề thi
62
Hình 2.39
Biểu đồ hoạt động của Cán bộ chấm thi
62
Hình 2.40

Mô hình dữ liệu phân quyền
63
Hình 2.41
Mô hình eXam
63
Hình 3.1
Thí sinh đăng nhập vào đề thi
65
Hình 3.2
Giao diện bắt đầu lựa chọn hình thức thi
65
Hình 3.3
Giao diện thí sinh lựa chọn đề thi
66
Hình 3.4
Giao diện làm bài thi
66
Hình 3.5
Kết quả Thi
67
Hình 3.6
Giáo viên đăng nhập
67
Hình 3.7
Giao diện giáo viên quản lý việc ra đề
67
Hình 3.8
Giao diện giáo viên tạo câu hỏi
68



xi
Hình 3.9
Giao diện quản lý đề thi
68
Hình 3.10
Giao diện quản lý điểm thi
68
Hình 3.11
Giao diện quản lý người dùng
69
Hình 3.12
Giao diện quản lý môn học
69
Hình 3.13
Giao diện quản lý đối tượng
69



1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thi trắc nghiệm hiện nay đang trở thành một vấn đề được các nhà nghiên cứu
và xã hội quan tâm vì chất lượng thi, sự tin cậy và tính chất chính xác của nó.
Trắc nghiệm còn bảo đảm tính khách quan. Khi cho điểm trong kiểm tra
truyền thống, cùng một bài làm có thể được đánh giá khác nhau, có điểm số chệnh
lệch trong những lần chấm khác nhau điểm số cũng khác nhau. Chấm bài trắc
nghiệm sẽ bảo đảm được tính công bằng trong đánh giá kết quả kiểm tra hoặc bài
thi. Đồng thời, trắc nghiệm gây được hứng thú và tính tích cực học tập cho học sinh

bởi vì đây là một hình thức kiểm tra mới so với hình thức kiểm tra truyền thống.
Với hình thức trắc nghiệm, giáo viên sẽ tốn ít thời gian thực hiện, đặc biệt là khâu tổ
chức kiểm tra và chấm bài.
Trung tâm Ngoại ngữ-Tin học tỉnh Yên Bái được thành lập tại quyết định số
879/QĐ-UB ngày 23/06/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học tỉnh Yên Bái:
Tổ chức thực hiện hoạt động đào tạo:Chương trình ngoại ngữ; Chương trình
tin học ứng dụng; Chương trình giáo dục thường xuyên ứng dụng công nghệ thông
tin - truyền thông; Các chương trình bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học khác đáp ứng nhu
cầu của người học.
Nhằm giúp Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Yên Bái nói chung và Trung tâm
Ngoại ngữ - Tin học tỉnh Yên Bái nói riêng có thể kiểm tra đánh giá được chất
lượng học của học viên, học sinh qua các khoá bồi dưỡng kiến thức và các đợt kiểm
tra chất lượng định kỳ hàng năm, tác giả đã chọn đề tài “Phát triển hệ thống hỗ trợ
ra đề và chấm thi trắc nghiệm tại trung tâm ngoại ngữ - tin học tỉnh yên bái” giúp
hỗ trợ việc khởi tạo, quản lý và sử dụng các ngân hàng câu hỏi, để kiểm tra đánh giá
giúp cho Trung tâm giảm tải về mặt thời gian, chi phí cho việc tổ chức thi đồng thời
đảm bảo tính khoa học, chính xác.
2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về trắc nghiệm trên web.


2
- Nghiên cứu các phương pháp hỗ trợ ra đề và chấm thi tốt nhất đối với nhiều
dạng câu hỏi và các loại câu trả lời khác nhau trong hệ thống trắc nghiệm.
- Tiến hành phân tích, thiết kế các thành phần chức năng và dữ liệu của hệ
thống thi trắc nghiệm và đưa vào ứng dụng thử nghiệm.
3. Cấu trúc nội dung của luận văn
Luận văn gồm 3 chương
Chương 1: Tổng quan về hệ thống thi trắc nghiệm

Chương này tập trung tìm hiểu các vấn đề chính liên quan việc kiểm tra đánh
giá bằng hình thức thi trắc nghiệm như: Khái niệm, đặc điểm và phân loại câu hỏi
trắc nghiệm, câu hỏi trắc nghiệm khách quan; đặc trưng của các câu trắc nghiệm và
của đề thi trắc nghiệm.
Chương 2: Kiến trúc hệ thống thi trắc nghiệm
Chương này tập chung giới thiệu về kiến trúc của hệ thống và xây dựng các sơ
đồ user case.
Chương 3: Cài đặt và thử nghiệm
Thử nghiệm hệ thống trong thực tế và đưa ra một số hình ảnh của hệ thống khi
hoạt động.


3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THI TRẮC NGHIỆM
1.1. Đo lường, kiểm tra và đánh giá trong giáo dục
1.1.1. Đo lường (Measurement) trong giáo dục
Đo lường là quá trình thu thập thông tin một cách định lựợng (số đo) về các
đại lượng đặc trưng của đào tạo năng lực (nhận thức, tư duy, kỹ năng và phẩm chất
nhân văn) trong quá trình giáo dục [5]
1.1.2. Kiểm tra/ Lượng giá (Assessment) trong giáo dục
Căn cứ vào các thông tin định tính và định lượng (số đo) để đánh giá năng lực
hoặc phẩm chất của sản phẩm đào tạo trong quá trình giáo dục. T. Kubiszyn và
G.Borich (Educational Testing and Measurement (classroom application and
practice) – 6th Ed, J.Wiley & Sons,Inc, 2000) đã phân biệt giữa tiến hành trắc
nghiệm (testing) và kiểm tra/lượng giá (assessment) như sau:
Bảng 1.1. Kiểm tra/ Lượng giá trong giáo dục
Tiến hành Trắc nghiệm (testing)
Kiểm tra/Lượng giá (assessment)
1. Các trắc nghiệm được thực hiện
ở lớp học và cho điểm số.

2. Các kết quả trắc nghiệm được
sử dụng để đề ra các quyết định về
người học, về giảng dạy và về
chương trình hoặc các vấn đề giáo
dục khác.
1. Thông tin được thu thập từ các bài trắc
nghiệm và các công cụ đo khác.
2. Các thông tin này đƣợc đánh giá một cách
có phê phán và được phối hợp với các thông
tin khác của quá trình đào tạo và bối cảnh
3. Sự phối hợp các kết quả trắc nghiệm và
các thông tin khác đã phân tích một cách có
phê phán dùng để đề ra các quyết định về
người học, về giảng dạy, về chương trình
hoặc các vấn đề giáo dục khác.
1.1.3. Đánh giá (Evaluation) trong giáo dục
Căn cứ vào các số đo và các tiêu chí xác định, việc đánh giá năng lực và phẩm
chất của sản phẩm đào tạo là để nhận định, phán đoán và đề xuất các quyết định
nhằm nâng cao không ngừng chất lượng đào tạo [5]
Trong giáo dục, có 6 loại đánh giá chính:


4

Hình 1.1. Sơ đồ đánh giá trong giáo dục
Trong quá trình dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập là một khâu quan
trọng nhằm xác định thành tích học tập và mức độ chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng, thái
độ của người học. Kiểm tra, đánh giá là hai công việc có nội dung khác nhau, nhưng
liên quan mật thiết với nhau.
1.2. Các phương pháp kiểm tra đánh giá

Trong giáo dục, trắc nghiệm được tiến hành thường xuyên ở các kì thi, kiểm tra
để đánh giá kết quả học tập, đối với một phần của môn học, toàn bộ môn học, đối với
cả một cấp học, hoặc để tuyển chọn một số người có năng lực nhất vào một khoá học.
Người ta có thể phân chia các phương pháp trắc nghiệm ra làm ba loại: Quan
sát, Vấn đáp và Viết được thể hiện qua sơ đồ sau:

Hình 1.1. Sơ đồ tóm tắt các phương pháp Kiểm tra
KTĐG
Quan sát
Viết
Vấn đáp
Trắc nghiệm
Tự luận
Trắc nghiệm
Khách quan
Tiểu
luận
Cung
cấp
Ghép
đôi
Điền
khuyết
Đúng
Sai
Diễn
giải


5

1.2.1. Phương pháp quan sát
Phương pháp quan sát giúp GV xác định các kĩ năng thực hành, một số kĩ
năng về nhận thức và thái độ của HS, chẳng hạn cách giải quyết vấn đề trong một
tình huống đang được nghiên cứu.
1.2.2. Phương pháp vấn đáp
Phương pháp này do GV trực tiếp hỏi trong phiếu thi và có thể đặt thêm câu
hỏi khi cần, do vậy có thể đánh giá đúng mức, thực chất kiến thức của HS.
Phương pháp vấn đáp được sử dụng trong kiểm tra từng phần cũng như trong
kiểm tra cuối học kì, cuối khóa học.
Ưu điểm:
Có điểm ngay nên kết quả có thể được công bố sớm.
Dò hỏi và trả lời trực tiếp nên giúp GV thu được tín hiệu ngược nhau nhanh
chóng từ các đối tượng HS làm cơ sở để điều chỉnh hoạt động dạy học.
Góp phần thúc đẩy HS học tập thường xuyên có hệ thống và có điều kiện rèn
luyện lỹ năng diễn đạt bằng ngôn ngữ nói đối với vấn đề học tập.
Nhược điểm:
Mức độ khó dễ trong các phiếu kiểm tra khó có thể tương đương.
Khi lớp đông HS đòi hỏi phải bố trí nhiều thời gian hỏi thi, do vậy buộc thí
sinh phải chờ đợi lâu nên dễ gây tâm lý nặng nề, căng thẳng, còn GV do phải hỏi
thi nhiều nên làm ảnh hưởng đến tính khách quan của việc chấm điểm.
Nếu có nhiều GV hỏi thì việc cho điểm cũng khó thống nhất vì thực tế có
nhiều cách hỏi và mức độ yêu cầu có thể khác nhau.
1.2.3. Phương pháp kiểm tra viết
Thường được sử dụng nhiều nhất vì nó có những ưu điểm sau:
Cho phép kiểm tra cùng lúc nhiều học sinh.
Cho phép học sinh cân nhắc nhiều hơn khi trả lời.
Đánh giá được một vài loại tư duy ở mức độ cao.
Cung bản ghi rõ ràng các câu trả lời của học sinh để dùng khi chấm.
Dễ quản lý hơn vì bản thân người chấm không tham gia vào bối cảnh kiểm tra.



6
Trắc nghiệm viết thường được chia thành hai nhóm: Trắc nghiệm tự luận
(Essay) và trắc nghiệm khách quan (Objective test).
1.2.3.1. Trắc nghiệm tự luận
Phương pháp này có từ một đến nhiều đề để cho các HS ngồi gần nhau
không sao chép được của nhau. Các đề thi do GV trực tiếp dạy ra nên thường sát
với nội dung thi. Phương pháp thi viết cũng được sử dụng rộng rãi trong các kỳ thi.
Các bài kiểm tra, bài thi HS phải viết gồm có hai loại: Loại tự luận và khách quan.
Cả hai loại đều được gọi là trắc nghiệm, tuy nhiên giữa chúng có các điểm khác biệt.
1.2.3.2.Trắc nghiệm khách quan
- Trắc nghiệm khách quan là phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
của học sinh bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
Dưới đây là chín điểm khác biệt và bốn điểm tương đồng giữa luận đề và trắc
nghiệm.
Khác biệt:
Bảng 1.2. So sánh giữa luận đề và trắc nghiệm
Luận đề
Trắc nghiệm
- Một câu hỏi thuộc loại luận đề đòi hỏi thí
sinh phải tự mình soạn câu trả lời và diễn tả
câu trả lời bằng ngôn ngữ của chính mình.
- Một câu hỏi trắc nghiệm buộc thí
sinh phải lựa chọn câu trả lời đúng
nhất trong một số câu đã cho sẵn.
- Một bài luận đề gồm số câu hỏi tương
đối ít và có tính cách tổng quát, đòi hỏi thí
sinh phải triển khai câu trả lời bằng lời lẽ
dài dòng.
- Một bài trắc nghiệm thường gồm

nhiều câu hỏi có tính cách chuyên biệt
chỉ đòi hỏi những câu trả lời ngắn gọn.
- Trong khi làm một bài luận đề, thí sinh
phải bỏ ra phần lớn thời gian để suy nghĩ
và viết.
- Trong khi làm một bài trắc nghiệm,
thí sinh dùng nhiều thời gian để đọc và
suy nghĩ.
- Chất lượng của một bài luận đề tùy thuộc
chủ yếu vào kỹ năng của người chấm bài.
- Chất lượng của một bài trắc nghiệm
được xác định một phần lớn do kỹ năng
của người soạn thảo bài trắc nghiệm.


7
- Một bài thi theo lối luận đề tương đối dễ
soạn, nhưng khó chấm và khó cho điểm
chính xác.
- Một bài thi trắc nghiệm khó soạn,
nhưng việc chấm và cho điểm tương
đối dễ dàng và chính xác.
- Thí sinh có nhiều tự do bộc lộ cá tính của
mình trong câu trả lời, và người chấm bài
cũng có tự do cho điểm các câu trả lời theo
xu hướng riêng của mình.
- Người soạn thảo trắc nghiệm có
nhiều tự do bộc lộ kiến thức và các giá
trị của mình qua việc đặt các câu hỏi,
nhưng chỉ cho thí sinh quyền tự

do
chứng tỏ mức độ hiểu biết của
mình qua tỉ lệ câu trả lời đúng.
- Trong các câu hỏi luận đề, nhiệm vụ học
tập của người học và trên cơ sở đó giám
khảo thẩm định mức độ hoàn thành các
nhiệm vụ ấy không được phát biểu một
cách rõ ràng.
- Trong các câu hỏi trắc nghiệm,
nhiệm vụ học tập của người học và
trên cơ sở đó giám khảo thẩm định
mức độ hoàn thành các nhiệm vụ ấy
được phát biểu một cách rõ ràng.
- Một bài luận đề cho phép và đôi khi
khuyến khích sự “lừa phỉnh” (chẳng hạn
như bằng những ngôn từ hoa mỹ hay bằng
cách đưa ra những bằng chứng khó có thể
xác định được).
- Một bài trắc nghiệm cho phép và đôi
khi khuyến khích sự phỏng đoán.
- Sự phân bố điểm số của một bài thi luận đề
có thể được kiểm soát một phần lớn do người
chấm (ấn định điểm tối đa và tối thiểu).
- Phân bố điểm số của thí sinh hầu như
hoàn toàn được quyết định do bài trắc
nghiệm.
Các đặc trưng của một bài trắc nghiệm tốt:
- Tính giá trị : Đo luờng và đánh giá được đúng điều cần đo.
- Tính tin cậy: Kết quả lặp lại trong cùng điều kiện.
- Tính khả thi: Thực thi được trong điều kiện đã cho.

- Tính định lượng : Kết quả biểu diễn được bằng các số đo.
- Tính lí giải : Kết quả như thế nào phải giải thích được.
- Tính kinh tế : Tốn kém ít nhất .


8
1.3. Tổng quan về đào tạo trực tuyến
1.3.1. Đào tạo trực tuyến là gì?
Đào tạo trực tuyến là ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), internet vào việc
dạy và học nhằm làm cho công việc đào tạo trở nên dễ dàng, rộng rãi và hiệu quả
hơn. Đào tạo trực tuyến phù hợp với mọi đối tượng và lứa tuổi .
Đào tạo trực tuyến là tập hợp đa dạng các phương tiện, công nghệ kỹ thuật cho
việc đào tạo như văn bản, âm thanh, hình ảnh, mô phỏng, thư điện tử, diễn đàn thảo luận.
Đào tạo trực tuyến tạo ra giao tiếp hai chiều giữa học viên với giáo viên “ảo”
và trao đổi với các bạn học “ảo” qua mạng máy tính hoặc internet.
1.3.2. Sự khác biệt giữa đào tạo truyền thống với đào tạo trực tuyến
1.3.2.1 Phương pháp đào tạo truyền thống
Với phương pháp đào tạo truyền thống, công việc dạy và học hoàn toàn phụ
thuộc vào việc giảng dạy trực tiếp từ thầy và trò. Với hình thức học tập này, nội
dung giảng dạy là những kiến thức cơ sở hoặc có trong sách vở hoặc do giáo viên
truyền đạt từ kinh nghiệm bản thân. Phương pháp dạy học ở đây tập trung vào giáo
viên, người giáo viên trở thành trung tâm trực tiếp truyền đạt kiến thức cho học
sinh. Như vậy để kiểm tra mức độ hiểu biết của học trò thì giáo viên phải trực tiếp
hỏi bài và trao đổi với học trò một cách trực tiếp.
Việc quản lý lớp học cũng là do giáo viên đảm nhiệm trực tiếp, tất cả mọi
hoạt động có liên quan đến lớp học đều do giáo viên chủ trì. Do vậy phương pháp
học tập của học sinh cũng hết sức thụ động, học sinh nghe giảng và làm bài tập dưới
sự hướng dẫn của giáo viên .
Các chức năng của giáo viên trong mô hình giảng dạy và học tập truyền thống
như sau:



9

Hình 1.2 Các chức năng của giáo viên
1.3.2.2 Phương pháp đào tạo trực tuyến
Với phương pháp đào tạo trực tuyến, học viên chỉ cần ngồi trước màn hình
máy tính tự thao tác học tập, thực hành và làm bài tập theo ý muốn. Các chức năng
như tổ chức biểu diễn tri thức, sau đó thể hiện tri thức đó trên máy tính và việc tổ
chức quản lý học tập đều do học viên tự điều chỉnh và thao tác.
Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay, đào tạo trực tuyến chưa được triển khai nhiều,
chưa đáp ứng được nhu cầu học tập qua hình thức đào tạo từ xa. Muốn mở rộng hệ
thống đào tạo trực tuyến, cần phải có sự thay đổi dần quan niệm học tập theo phương
pháp dạy và học truyền thống và cần phải có sự quan tâm đúng mức của các tổ chức
và nhà nước. Nếu làm được như vậy, trong tương lai chắc chắn đào tạo trực tuyến sẽ
được sử dụng trong việc giảng dạy và học tập theo đúng nghĩa của nó.
1.4 . Hệ thống trắc nghiệm kiến thức trực tuyến
1.4.1. Các khái niệm
1.4.1.1 Trắc nghiệm là gì ?
Trắc nghiệm là một hoạt động để đo lường năng lực của đối tượng nào đó
nhằm những mục đích xác định. Thi trắc nghiệp là hình thức thi mà một đề thi
thường gồm rất nhiều câu hỏi, mỗi câu nên ra một vấn đề cùng với những thông tin
cần thiết sao cho học viên chỉ phải trả lời vắn tắt cho từng câu.
Soạn
bài
giảng
Giáo Viên
Truyền đạt kiến thức
Quản lý học sinh
Giảng

dạy
Kiểm
Tra
Giải
đáp
Quản

học
Quản
lý lớp
học


10
Trắc nghiệm là một phương pháp đánh giá kết quả học tập của học viên, trong
đó ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan đã được giảm thiểu đến mức tối ưu. Điểm
nổi bật của phương pháp này là số lượng câu hỏi trong mỗi đề thi lớn. Số câu hỏi
càng lớn, độ chính xác của việc đánh giá càng cao. Câu hỏi trắc nghiệm sẽ gồm một
khái niệm, một nội dung đã có trong chương trình, kèm theo gợi ý để học viên trả
lời. Từ cách gợi ý trả lời, ta sẽ có nhiều câu hỏi trắc nghiệm khác nhau. Đồng thời
trắc nghiệm khách quan cũng được áp dụng cho nhiều mục đích đánh giá:
- Trắc nghiệm về khả năng riêng biệt của học viên nhằm mục đích phân nhóm
học viên theo sở trường riêng của họ.
- Trắc nghiệm xếp hạng: Nhằm mục đích phân loại học viên theo mức thành
tích học tập (khá, giỏi, trung bình )
- Trắc nghiệm chuẩn đoán: Nhằm mục đích chuẩn đoán những khâu yếu của
quá trình đào tạo.
- Trắc nghiệm kiến thức: Để đánh giá kết quả học tập của học viên.
1.4.1.2 Định nghĩa hệ thống trắc nghiệm trực tuyến
Một hệ thống sát hạch trực tuyến luôn gồm hai thành phần quan trọng là

CSDL ngân hàng câu hỏi và các chức năng quản lý, phân phát bài thi thông qua
mạng nội bộ hoặc Internet.
Ngân hàng câu hỏi được xem là phần nội dung của hệ thống, trong đó các câu
hỏi được phân loại theo môn học hoặc theo chủ đề, rồi được tập hợp lại trong CSDL
đặt ở máy chủ.
Các chức năng quản lý ngoài nhiệm vụ quản lý toàn bộ các đối tượng tham gia
hệ thống như thí sinh, giáo viên còn có nhiệm vụ tổ chức những câu hỏi được rút
ra từ ngân hàng thành bài thi và phân phối cho thí sinh thông qua trình duyệt web,
đồng thời phân tích các phương án trả lời và hiển thị kết quả bài thi của thí sinh đó.
Trong một số hệ thống sát hạch trực tuyến, các thành phần của hệ thống có thể
được sử dụng như những phân hệ độc lập như phân hệ tạo câu hỏi (Authoring
Tool), phân hệ quản lý câu hỏi (Questions Bank), phân hệ tổ chức và phân phối bài
trắc nghiệm (Delivery System).


11
Các phân hệ này có thể hoạt động độc lập, đặc biệt là phân hệ tạo câu hỏi (do
cần huy động nhiều tài nguyên trên máy tính đơn nên thường được cài đặt vào máy
tính đơn thay vì hoạt động trên nền web) hoặc có thể kết nối với nhau thành một hệ
thống nhất khi tổ chức kỳ thi.
1.4.1.3. Các phương pháp trắc nghiệm thông thường
- Tự luận: Trong một khoảng thời gian quy định, học viên trả lời câu hỏi bằng
cách viết ra tờ giấy thi nội dung trả lời cho các yêu cầu đề bài tương ứng. Hình thức
thi này chủ yếu áp dụng cho thi lý thuyết, ví dụ như phân tích thiết kế đánh giá thuật
toán, xây dựng và mô tả hệ thống…
- Sát hạch trắc nghiệm lý thuyết dùng giấy thi: Học viên được phát đề thi gồm
các câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết trên tờ giấy thi. Học viên làm bài bằng cách đánh
dấu chọn hoặc điền phương án trả lời của mình vào các ô trả lời in sẵn tương ứng
với từng câu hỏi trên giấy thi. Hình thức thi này có khả năng áp dụng cho nhiều
môn học CNTT, tuy nhiên cũng chỉ kiểm tra được kiến thức lý thuyết của học viên.

- Thực hành trên máy chấm điểm tại chỗ: Học viên được phát phiếu thi với đề
thi là các bài thực hành và được chuẩn bị trong một khoảng thời gian quy định. Sau
khi hết thời gian, giáo viên xem kết quả thực hành và kiểm tra quy trình và cách
thức làm bài trên máy của học viên. Giáo viên có thể ra thêm câu hỏi vấn đáp để
kiểm tra kiến thức, sau đó cho điểm tại chỗ và ký vào phiếu thi. Hình thức thi này
chú trọng kỹ năng thực hành, thường được áp dụng khi kiểm tra kỹ năng lập trình
thực hiện bài toán của học viên.
- Thực hành trên máy chấm điểm sau: Học viên được phát phiếu thi với đề thi
là các bài thực hành và làm bài trong một khoảng thời gian quy định. Kết quả làm
bài của thí sinh phải để trong một thư mục đặt tên bằng số báo danh của thí sinh và
ghi lưu vào nơi quy định. Các bài thi sẽ được đánh số lại và chuyển ra thiết bị lưu
trữ chỉ đọc (read-only) trước khi chuyển cho giáo viên chấm thi. Hình thức này
cũng tương tự như hình thức 3, chỉ khác là giáo viên chấm điểm dựa trên kết quả
làm bài của học sinh, không dựa trên quá trình hỏi đáp trực tiếp.


12
Trong số các hình thức sát hạch CNTT truyền thống nêu trên, kết quả của các
hình thức 1, 3 và 4 phụ thuộc nhiều vào người chấm, khó có sự khách quan và
thống nhất tuyệt đối, chưa kể thời gian tổ chức sát hạch lâu, lại đòi hỏi nhiều giáo
viên tham gia nếu số thí sinh lớn.
Hình thức 2 không phụ thuộc vào giáo viên chấm bài nhưng lại phụ thuộc vào
phương tiện làm bài (trên giấy) nên khó có thể kiểm tra được kiến thức về kỹ năng thực
hành. Hình thức trắc nghiệm trực tuyến có thể khắc phục được những bất lợi này.
1.4.1.4 Ưu và nhược điểm của phương pháp trắc nghiệm trực tuyến
Ưu điểm:
Tùy thuộc vào cách đặt vấn đề và cách ra câu hỏi của người ra đề mà mỗi câu
hỏi trắc nghiệm đều có khả năng đánh giá trình độ kiến thức và mức độ hiểu biết
khác nhau của thí sinh. Một câu hỏi có thể chỉ từ đơn giản như kiểm tra khả năng
nhớ bài của thí sinh đến phức tạp hơn như kiểm tra khả năng ứng dụng kiến thức

vào thực tế với một tình huống cho sẵn, và ở mức độ cao hơn, là đánh giá một thông
tin giả định nào đó.
Trắc nghiệm là hình thức thi khách quan. Thí sinh chỉ cần chọn một câu trả lời
trong số các phương án đề xuất và người chấm sẽ không phải cân nhắc theo chủ
quan của mình về những lỗi của thí sinh như trong thi tự luận (như lỗi chính tả, cách
hành văn nghèo nàn, hoặc những kiểu trả lời vòng vo, chung chung ). Do việc
chấm thi khách quan, không phụ thuộc vào cá nhân nào nên kết quả của thi trắc
nghiệm ít có sai sót. Thí sinh ít khi phải khiếu nại, hoặc nếu có thì việc phúc tra
cũng nhanh chóng và dễ dàng.
Việc chấm điểm trong hình thức thi này được tiến hành rất nhanh. Bất kể dùng
phương tiện gì để triển khai thì một kỳ thi trắc nghiệm cũng được tiến hành nhanh hơn
so với các kỳ thitheo hình thức truyền thống. Ngoài ra, chúng ta còn có thể thống kê
các số liệu của kỳ thi một cách nhanh chóng và dễ dàng. Đặc biệt là với ngân hàng đề
thi và công cụ máy tính, việc tiến hành thi có thể tổ chức vào bất kỳ thời gian và địa
điểm nào, và kết quả thi có thể được công bố ngay sau khi kết thúc bài thi.

×