Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

seminar phương pháp dạy học tích cực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.31 KB, 4 trang )

Le Sy Giang GV Toan THPT Nguyen Thi Bich Chau Ha Tinh
Semirna: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC (PPDHTC)
I. Quy trình lập kế hoạch dạy học theo PPDHTC
*Quy trình soạn bài
- Chọn các đơn vị cơ bản để áp dụng PPDHTC. Thông qua việc tổ chức dẫn dắt học sinh tự đi đến
kiến thức đó bằng những hoạt động cụ thể tùy theo đối tượng học sinh để xây dựng hệ thống câu
hỏi
- Cần xác định rõ công việc của giáo viên và công việc của học sinh khi lên lớp:
* Công việc của giáo viên là tổ chức cho học sinh tìm kiếm những kiến thức cơ bản cụ thể của tiết
học cụ thể như sau: Đưa ra câu hỏi, bài tập nhằm định hướng cho học sinh, sử dụng phiếu học tập
phù hợp với từng đối tượng học sinh ,tổ chức cho học sinh trả lời cá nhân nếu cần thiết.
* Hoạt động của học sinh là hoạt động tự giác, chủ động tích cực học tập theo yêu cầu của giáo viên
và thực hiện các công việc trả lời câu hỏi bài tập được giao trong phiếu học tập.
* Học sinh đặt câu hỏi khi gặp khó khăn, quên kiến thức không xác định được phương pháp giải.
*Học sinh báo cáo kết quả tự giác hoặc kết quả làm việc của nhóm mình, tự kiểm tra điều chỉnh kết
quả theo gợi ý của bạn trong nhóm hoặc theo gợi ý của giáo viên.
*Những chú ý của giáo viên khi lập kế hoạch bài học :
Thứ nhất:
Cần thay đổi thói quen viết mục tiêu giảng dạy bằng cách viết mục tiêu học tập. Tức là khi soạn
bài giáo viên phải hình dung được sau khi học xong bài đó học sinh phải nắm được kiến thức, kỹ
năng gì, hình thành thái độ nào thay cho thói quen suy nghĩ tập trung vào những điều giáo viên
phải đạt được trong bài đó .
Thứ hai:
Khi xác định mục tiêu bài học, giáo viên phải lấy trình độ chung của cả lớp làm căn cứ.Trong
PPDHTC, giáo viên phải hình dung được mức độ yêu cầu khác nhau đối với từng loại nhóm học
sinh, có trình độ kiến thức và tư duy khác nhau, để mỗi học sinh đề được làm việc với một trí tuệ nỗ
lực vượt sức. Cần tính toán độ khó phù hợp với mỗi nhóm học sinh giỏi và nhóm học sinh yếu để
học sinh có thể huy động kiến thức hiểu biết của mình nhằm hoàn thành nhiệm vụ.
Thứ ba:
Cần chấm dứt cách viết mục tiêu một cách chung chung, chiếu lệ, hình thức. Ngay sau khi xác
định mục tiêu phải nghĩ đến việc đánh giá mục tiêu không đơn giản là chủ đề của bài học mà là cái


đích bài học cần đạt tới. Mục tiêu phải chỉ rõ đầu ra của bài học chứ không phải tóm tắt nội dung
bài học. Mục tiêu phải xác định rõ mức độ hoàn thành công việc của học sinh làm căn cứ để đánh
giá chất lượng hiệu quả bài học.
Le Sy Giang GV Toan THPT Nguyen Thi Bich Chau Ha Tinh
Thứ tư:
Khi soạn bài theo phương pháp dạy học thụ động( PPDHTĐ), giáo viên dự kiến những hoạt
động trên lớp của chính mình như: thuyết trình giảng giải, đặt câu hỏi vv…và cố hình dung chút ít
về sự hưởng ứng của học sinh, dự kiến câu trả lời nhận xét của học sinh. Khi soạn bài theo
PPDHTĐ, những dự kiến của giáo viên phải tập trung chủ yếu vào các hoạt động của học sinh, trên
cơ sở đó giáo viên hình dung sẽ phải tổ chức các hoạt động của học sinh như thế nào. Khi soạn bài
theo PPDHTC, giáo viên phải trình bày kỹ trình tự triển khai những hoạt động trên lớp của chính
mình, sao cho hợp lý tiết kiệm thời gian để tiến hành tiết học đúng giờ. Còn khi soạn bài theo
PPDHTC giáo viên phải suy nghĩ một cách công phu về khả năng diễn biến các hoạt động đề ra cho
học sinh, dự kiến điều chỉnh để không bị cháy giáo án.
Thứ năm
Khi dạy học theo PPDHTĐ thông tin đi theo một chiều chủ yếu là từ thầy đến trò
nên giáo viên hoàn toàn kiểm soát được.Vì vậy, giáo viên hoàn toàn có thể vận dụng kiến
thức và kinh nghiệm của mình để làm cho học sinh hiểu nhớ nội dung quy định trong SGK.
Trong dạy học theo PPDHTC sẽ có sự giao tiếp giữa thầy và trò, giữa trò và trò, bài học được
xây dựng từ những đóng góp của học sinh thông qua những hoạt động do giáo viên tổ
chức.Vì vậy giáo viên phải có kinh nghiệm sư phạm thì mới làm chủ được diễn biến của tiết
học. Để tổ chức các hoạt động cho học sinh, người ta thường dùng các phiếu học tập( phiếu
giao việc). Mỗi phiếu học tập cần có mục đích rõ ràng nội dung ngắn gọn diễn đạt chính xác
khối lượng công việc trong mỗi phiếu học tập phải phù hợp với từng đối tượng học sinh, vì
đa số học sinh phải được hoàn thành công việc trong thời gian quy định, đồng thời giáo viên
phải có những chỉ dẫn thực hiện nhiệm vụ ở mỗi phiếu học tập một cách rõ ràng .
II. Các dấu hiệu của đặc trưng cơ bản của PPDHTC:
Trước hết chúng ta tìm hiểu khái niệm PPDHTC:
PPDHTC bao gồm một nhóm PPDH theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của người
học . Thuật ngữ “tích cực” trong PPDHTC được dùng với nghĩa chủ động hoạt động, trái với

nghĩa thụ động, không hoạt động chứ không dùng với nghĩa trái với tiêu cực. Vì vậy PPDHTC
thực chất là cách dạy học hướng tới việc học tập chủ động chống lại thói quen học tập thụ
động
*Một số dấu hiệu đặc trưng cơ bản của PPDHTC:
Thứ nhất:
Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động của học sinh ; trong PPDHTC, người học với
tư cách là chủ thể của hoạt động học, được cuốn hút vào các hoạt động học tập do giáo viên
tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó học sinh được tự lực khám phá những điều mà mình chưa
biết chứ không phỉ thụ động tiếp thu những kiếng thức đã được sắp đặt sẵn. Người học phải
nắm được kiến thức, kỹ năng vừa nắm được cách tìm ra các kiến thức đó, không nhất thiết
Le Sy Giang GV Toan THPT Nguyen Thi Bich Chau Ha Tinh
phải rập khuông theo mẫu sẵn có mà cần phát huy tính độc lập sáng tạo. Dạy theo cách này
vừa cung cấp tri thức và vùa hướng dẫn hành động
Thứ hai:
Dạy học chú trọng phương pháp tự học cho học sinh. PPDHTC coi việc rèn luyện
phương pháp học tập cho học sinh không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả mà còn là
mục tiêu của dạy học.Trong phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự học, đó cũng là
cầu nối gữa học tập và nghiên cứu khoa học. Nên rèn luyện cho người học có được kỹ năng
tự học, biết vận dụng linh hoạt những điều đã học vào trong những tình huống mới, biết tự
lực phát hiện những vấn đề đặt ra thì sẽ tạo cho lòng ham học, khơi dậy tiềm năng vốn có
trong mỗi người, từ đó tạo ra những chuyển biến mới từ học thụ đông sang học tập tích cực.
Thứ ba:
Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học hợp tác, PPDHTC đòi hỏi sự cố gắng trí tuệ
và nỗ lực cao của mỗi học sinh, trong quá trình tự lực dành lấy những tri thức mới. Tuy
nhiên ý chí và năng lực của học sinh trong một lớp nhìn chung là không đồng nhất vì vậy
trong dạy học cần áp dụng PPDH phân hóa. Và khi bài học được thiết kế thành chuỗi các
hoạt động độc lập, áp dụng PPHTTC ở trình độ càng cao thì độ phân hóa càng lớn. Tuy
nhiên trong quá trình học tập không phải mọi kiến thức đều được hình thành thông qua
hoạt động cá nhân mà lớp học là nơi diễn ra các hoạt động học tập và giao lưu giữa cá nhân
và tập thể. Mà ở đó mỗi cá nhân trau dồi những hiểu biết và kinh nghiệm của mình thông

qua hoạt động tập thể.
Thứ tư:
Kết hợp đáng giá của thầy với đánh giá của trò.Trong học tập việc đánh giá học sinh của
thầy không chỉ nhằm mục đích nhìn nhận thực trạng và điều chỉnh hoạt động của trò mà còn tạo
điều kiện nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động của thầy.Trong dạy học phát huy tính tích
cực chủ động sáng tạo của người học, giáo viên là người giúp học sinh phát huy năng lực tự đánh
giá tự điều chỉnh hành vi học tập của mình.Các phương pháp và phương tiện đánh giá mới sẽ tạo
điều kiện tăng nhịp độ tự kiểm tra, tự đánh giá thường xuyên.
Thứ năm: Vai trò của giáo viên khi chuyển từ dạy học truyền thống sang dạy học theo PPDHTC.
Theo phương pháp này giáo viên không còn đơn thuần là người truyền đạt kiến thức mà
còn là người tổ chức thiết kế hướng dẫn các hoạt động để học sinh tự lực trong việc chiếm
lĩnh tri thức mới, hình thành các kỹ năng, thái độ theo yêu cầu của chương trình. Ở trên lớp
học sinh hoạt động là chính nhưng không có nghĩa là giáo viên ít hoạt động hơn mà trái lại
giáo viên càng phải đầu tư thời gian, công sức trong việc soạn giáo án ở nhà để thực hiện
bài dạy trên lớp của mình với vai trò là người gợi mở cố vấn trọng tài trong các hoạt động
tìm tòi của học sinh. Như vậy dạy học theo PPDHTC vai trò của giáo viên không hề bị hạ
thấp mà trái lại có yêu cầu cao hơn: giáo viên phải trình độ chuyên môn sâu rộng, trình độ
Le Sy Giang GV Toan THPT Nguyen Thi Bich Chau Ha Tinh
sư phạm lành nghề mới có thể tổ chức hướng dẫn học tập của học sinh mà nhiều khi ngoài
dự kiến của giáo viên
III. Phân tích mối quan hệ giữa cách dạy và cách học trong việc phát huy tính tích cực học tập của
học sinh.
Quan điểm lấy học sinh làm trung tâm đã coi trọng vị trí hoạt động học và vai trò của
người học thì đương nhiên phải phát huy tính tích cực của người học
Cách dạy chỉ đạo cách học nhưng ngược lại thói quen học tập của học sinh cũng ảnh hưởng
đến cách dạy của giáo viên. Có trường hợp học sinh đòi hỏi ở giáo viên cách dạy tích cực
nhưng giáo viên chưa đáp ứng được, có trường hợp giáo viên áp dụng PPDHTC nhưng học
sinh chưa thích nghi vẫn quen với PPDHTĐ nên dẫn đến thất bại .Giáo viên phải kiên trì
dùng cách dạy hoạt động để dần dần hình thành cho học sinh phương pháp học tập chủ
động một cách vừa sức từ thấp đến cao từ đơn giản đến phức tạp. Cần phất huy tính tích

cực học tập ở cả 3 khâu: Nghiên cứu tài liệu mới; hoàn thiện củng cố kiến thức; kiểm tra
đánh giá cần phát huy tính tích cực của học sinh trong các bài học chính khóa và bài học
ngoại khóa.
Quan điểm dạy học lấy học sinh làm trung tâm đề cao vai trò tích cực của chủ thể người học
nhưng không coi nhẹ vai trò chỉ đạo của người dạy. Giáo dục nhà trường là quá trình có
mục đích, có kế hoạch để tiến hành dưới sự chỉ dạo của người giáo viên. Nếu giáo viên biết
cách phát huy nội lực từ phía người học thì sẽ nâng cao được chất lượng hiệu quả của quá
trình dạy học.
Quan điểm dạy học lấy học sinh làm trung tâm thực chất là chuyển trọng tâm chú ý từ
hoạt động dạy của giáo viên sang hoạt động học của học sinh. Chuyển từ chức năng truyền
đạt của giáo viên là chủ yếu sang dạy PPH tạo điều kiện thuận cho việc tự học.
Quá trình dạy học gồm 2 mặt gắn bó khăng khít là hoạt động dạy và hoạt động học. Khi
nhấn mạnh mặt này thì không gạt bỏ mặt kia. Trong quá trình dạy học không được thiếu
một trong 2 nhân vật là giáo viên và học sinh nếu thiếu 1 trong 2 thì sẽ không diễn ra quá
trình dạy học, mà nó đòi hỏi sự hợp tác tích cực cả từ 2 phía giáo viên và học sinh.
Copyright Lê Sỹ Giảng
GV Toán THPT Nguyễn Thị Bích Châu Hà Tĩnh

×