Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ của Trung Quốc năm 2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (336.58 KB, 21 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

TIỂU LUẬN KINH TẾ VĨ MÔ 2
Đề tài:
CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA TRUNG
QUỐC NĂM 2008
Sinh viên thực hiện : Nhóm 10
Khóa : 50
Giảng viên hướng dẫn : TS. Hoàng Xuân Bình
Tên thành viên
1.Đinh Hồng Ngọc
2. Trần Thị Hà
3. Lê Thị Bảo Ngọc
4.Nguyễn Ngọc Hà
5. Nguyễn Thị Sáng Sáng
6. Trịnh Thị Hoài Thanh
7. Bùi Thị Hằng
8. Nguyễn Thị Thu Phương
9. Lưu Hoàng Phương
10.Phan Huyền Trang
11.Trần Minh Trang
12.Trần Thị Ngọc Anh
Hà Nội, ngày 28 tháng 5 năm 2014
1
Mục lục Trang
2
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, nền kinh tế thế giới có khá nhiều biến động có liên
quan nhiều tới vấn đề tài chính - tiền tệ. Gần đây nhất chính là cuộc khủng hoảng tài
chính toàn cầu năm 2008 đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng và đã đặt ra những


dấu hỏi lớn trong việc điều hành, quản lý các chính sách của các quốc gia, đặc biệt là
chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Lý do là bởi đây là hai công cụ ổn định kinh
tế vĩ mô quan trọng và có có tính ảnh hưởng lớn đến mục tiêu kinh tế trong dài hạn và
ngắn hạn. Vào thời kỳ này, mỗi quốc gia đều có những chính sách riêng nhằm thoát
khỏi khủng hoảng và phát triển nền kinh tế. Một trong những quốc gia đã có những
bước thoát khỏi cuộc khủng hoảng trên sớm nhất, chính là một trong ba nền kinh tế
lớn nhất toàn cầu - Trung Quốc. Đó là kết quả của việc tiến hành đúng đắn nhiều chính
sách kinh tế của chính phủ nước này và đặc biệt cần nhắc tới là cơ chế điều hành quản
lý chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Với các nhà chính sách nhiều nước và
ngay cả với Việt Nam thì bài học từ Trung Quốc trong việc áp dụng chính sách tài
chính - tiền tệ mang nhiều ý nghĩa quan trọng và thiết thực.
Với mục đích tìm hiểu cơ sở lý thuyết của các chính sách tài khóa tiền tệ cũng
như thực trạng áp dụng và tác động của các chính sách này tới nền kinh tế Trung Quốc
trong năm 2008, trong khuôn khổ bài tiểu luận này, nhóm chúng em xin trình bày một
số tìm hiểu của mình về các vấn đề xung quanh đề tài: “Chính sách tài khóa và chính
sách tiền tệ của Trung Quốc năm 2008”.
3
NỘI DUNG
A. LÍ THUYẾT CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH
SÁCH TIỀN TỆ
I.CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
1.Chính sách tài khóa
a.Khái niệm
Chính sách tài khóa là các chính sách của chính phủ nhằm tác động lên định
hướng phát triển của nền kinh tế thông qua những thay đổi trong chi tiêu chính phủ và
thuế khóa.
b. Công cụ
Công cụ của chính sách tài khóa là chi tiêu chính phủ và thuế. Cụ thể khi chi tiêu
chính phủ tăng hoặc thuế giảm dẫn đến tổng cầu sẽ tăng kéo theo sản lượng tăng.
c. Điều kiện áp dụng

+ Khi nền kinh tế đang ở tình trạng suy thoái, nhà nước có thể giảm thuế, tăng chi tiêu
(đầu tư công cộng) để chống lại. Chính sách tài chính như thế gọi là chính sách tài
chính nới lỏng.
+ Ngược lại, khi nền kinh tế ở tình trạng lạm phát và có hiện tượng nóng, thì nhà nước
có thể tăng thuế và giảm chi tiêu của mình để ngăn cho nền kinh tế khỏi rơi vào tình
trạng quá nóng dẫn tới đổ vỡ. Chính sách tài khóa như thế này gọi là chính sách tài
khóa thắt chặt.
2. Chính sách tiền tệ
a. Khái niệm.
Chính sách tiền tệ là việc thực hiện tổng thể các biện pháp, sử dụng các công cụ
của Ngân hàng Trung ương nhằm góp phần đạt được các mục tiêu của chính sách kinh
tế vĩ mô thông qua việc chi phối dòng chu chuyển tiền và khối lượng tiền như lãi suất
chiết khấu, lãi suất tái chiết khấu, dự trữ bắt buộc
b. Công cụ
4
- Công cụ tái cấp vốn: là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng Trung ương đối với
các Ngân hàng thương mại. Khi cấp 1 khoản tín dụng cho Ngân hàng thương mại,
Ngân hàng Trung ương đã tăng lượng tiền cung ứng đồng thời tạo cơ sở cho Ngân
hàng thương mại tạo bút tệ và khai thông khả năng thanh toán của họ.
- Công cụ tỷ lệ dự trữ bắt buộc: là tỷ lệ giữa số lượng phương tiện cần vô hiệu hóa trên
tổng số tiền gửi huy động, nhằm điều chỉnh khả năng thanh toán (cho vay) của các
Ngân hàng thương mại.
- Công cụ nghiệp vụ thị trường mở: là hoạt động Ngân hàng Trung ương mua bán giấy
tờ có giá ngắn hạn trên thị trường tiền tệ, điều hòa cung cầu về giấy tờ có giá, gây ảnh
hưởng đến khối lượng dự trữ của các Ngân hàng thương mại, từ đó tác động đến khả
năng cung ứng tín dụng của các Ngân hàng thương mại dẫn đến làm tăng hay giảm
khối lượng tiền tệ.
- Công cụ lãi suất tín dụng: đây được xem là công cụ gián tiếp trong thực hiện chính
sách tiền tệ bởi vì sự thay đổi lãi suất không trực tiếp làm tăng thêm hay giảm bớt
lượng tiền trong lưu thông, mà có thể làm kích thích hay kìm hãm sản xuất. Nó là 1

công cụ rất lợi hại.
- Công cụ hạn mức tín dụng: là 1 công cụ can thiệp trực tiếp mang tính hành chính của
Ngân hàng Trung ương để khống chế mức tăng khối lượng tín dụng của các tổ chức tín
dụng. Hạn mức tín dụng là mức dư nợ tối đa mà Ngân hàng Trung ương buộc các
Ngân hàng thương mại phai chấp hành khi cấp tín dụng cho nền kinh tế.
- Tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái là tương quan sức mua giữa đồng nội tệ và đồng
ngoại tệ. Nó vừa phản ánh sức mua của đồng nội tệ, vừa là biểu hiên quan hệ cung cầu
ngoại hối. Tỷ giá hối đoái là công cụ, là đòn bẩy điều tiết cung cầu ngoại tệ, tác động
mạnh đến xuất nhập khẩu và hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước. Về thực chất
tỷ giá không phải là công cụ của chính sách tiền tệ vì tỷ giá không làm thay đổi lượng
tiền tệ trong lưu thông. Tuy nhiên ở nhiều nước, đặc biệt là các nước có nền kinh tế
đang chuyển đổi coi tỷ giá là công cụ hỗ trợ quan trọng cho chính sách tiền tệ.
c. Điều kiện áp dụng
+ Chính sách tiền tệ mở rộng còn gọi là chính sách tiền tệ nới lỏng là chính sách tăng
cung ứng tiền vào lưu thông .Khi mà nền kinh tế có dấu hiệu suy thoái thì ngân hàng
5
trung ương sẽ hoạch định chính sách này để khuyến khích đầu tư, mở rộng sản xuất,
tạo công ăn việc làm.
+ Chính sách tiền tệ thắt chặt là chính sách tiền tệ thu hẹp lượng tiền cung ứng,dẫn
đến trong lưu thông khan hiếm tiền.Chính sách này được áp dụng khi nền kinh tế có
lạm phát gia tăng.Tuy nhiên nếu áp dụng chính sách này trong thời gian dài sẽ làm cho
trong lưu thông khan hiếm tiền>lãi suất tăng>hạn chế đầu tư>sản xuất giảm>việc làm
giảm>thu nhập giảm>kinh tế suy thoái
II) M Ô HÌNH IS - LM TRONG NỀN KINH TẾ MỞ
1 ) Khái niệm chung
- Đường IS: là tập hợp các cách kết hợp khác nhau của thu nhập và lãi suất để thị
trường hàng hóa cân bằng.
- Đường LM: là tập hợp các cách kết hợp khác nhau của thu nhập và lãi suất để
thị trường tiền tệ cân bằng.
- Tỷ giá hối đoái: là giá trao đổi giữa hai đồng tiền của hai quốc gia.

- Cán cân thanh toán (BP): Cán cân thanh toán, hay cán cân thanh toán quốc tế,
ghi chép những giao dịch kinh tế của một quốc gia với phần còn lại của thế giới
trong một thời kỳ nhất định.
- Đầu tư nước ngoài ròng (NFI): là số tiền mà các nhà đầu tư trong nước cho
nước ngoài vay trừ số tiền mà các nhà đầu tư nước ngoài cho vay trong nước.
+ Chính sách tài khoá mở rộng làm đường IS dịch phải, chính sách tài khoá thắt
chặt làm đường IS dịch trái.
+ Chính sách tiền tệ thắt chặt làm đường LM dịch trái, chính sách tiền tệ mở
rộng làm đường LM dịch phải
2) Mô hình Mundell-fleming trong nền kinh tế nhỏ mở cửa, tỷ giá thả nổi
+ Chính sách tài khoá mở rộng làm IS dịch phải, lãi
suất trong nước tăng i>i*, dòng vốn chảy vào trong
nước, đồng nội tệ lên giá, xuất khẩu ròng giảm, IS
dịch trái trở về vị trí cũ , Y không thay đổi.
6
Hình 1. Mô hình chính sách tài khóa mở
rộng trong nền kinh tế nhỏ, mở cửa
Trong điều kiện tỷ giá thả nổi, chính sách tài khoá mở rộng không có hiệu quả.
+ Chính sách tiền tệ mở rộng làm tăng cung tiền,
LM dịch phải, lãi suất trong nước giảm, luồng tiền
chảy ra nước ngoài, đồng nội tệ giảm giá, cán cân
thương mại có lợi. Việc giảm giá đồng nội tệ làm
cho xuất khẩu ròng tăng tương ứng với Ms tăng ban
đầu, IS dịch phải, thu nhập tăng từ Y1 lên Y2, lãi
suất tăng từ i1 lên i*.
Trong điều kiện tỷ giá thả nổi,chính sách tiền
tệ rất hiệu quả.
3)Mô hình ngắn hạn về nền kinh tế quy mô lớn và mở cửa, tỷ giá thả nổi
Trung Quốc là một nền kinh tế lớn mở cửa. Nền kinh tế lớn và mở cửa khác với
nền kinh tế nhỏ mở cửa vì lãi suất của nó không bị cố định bởi thị trường tài chính thế

giới. Trong nền kinh tế lớn và mở cửa, chúng ta phải xem xét mối quan hệ giữa lãi suất
và đầu tư nước ngoài ròng (NFI). Khi lãi suất trong nước giảm xuống, các nhà đầu tư
trong nước phát hiện ra rằng cho vay ở nước ngoài hấp dẫn hơn. Như vậy NFI có quan
hệ tỉ lệ nghịch với lãi suất. Nếu tính trên bình diện cả nền kinh tế thì NFI=NX. Khi đó
mô hình IS-LM trở thành:
Y = C(Y-T) + I(r) + G + NFI(r) IS
M/P = L(r,Y) LM
7
Hình 2. Mô hình chính sách tiền tệ mở
rộng trong nền kinh tế nhỏ, mở cửa
NFI
NFI
NX
e
e1
YY1
IS
LM
r
r1
NFI1
r
Mô hình IS-LM
Xuất khẩu ròng
Hình 3. Mô hình ngắn hạn về nền kinh tế lớn, mở cửa
3.1. Chính sách tài khoá
Hình 4.
Chính
sách tài
khoá mở

rộng
trong
nền kinh
tế lớn,
mở cửa
8
r
1
NX
Hình trên cho thấy chính sách tài khoá mở rộng làm tăng thu nhập trong nền
kinh tế lớn và mở cửa, khác với nền kinh tế nhỏ mở cửa với tỷ giá thả nổi. Tuy nhiên,
tác động đối với thu nhập nhỏ hơn so với nền kinh tế đóng. Trong nền kinh tế mở quy
mô lớn: khi lãi suất tăng, NFI giảm, tỷ giá hối đoái lên giá và NX giảm xuống.
3.2. Chính sách tiền tệ
Hình 5. Chính sách tiền tệ mở rộng trong nền kinh tế lớn, mở cửa
Mô hình này cho thấy chính sách tiền tệ mở rộng làm thu nhập tăng và lãi suất
giảm, lãi suất thấp dẫn đến đầu tư nước ngoài ròng cao hơn. Sự gia tăng của NFI làm
tỷ giá hối đoái giảm. Vì hàng nội tệ trở nên rẻ hơn so với hàng ngoại, xuất khẩu ròng
tăng.
B) CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA TRUNG
QUỐC NĂM 2008
I) T ÌNH HÌNH T RUNG Q UỐC NĂM 2008
Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã nổi lên như một cường quốc kinh tế
và thương mại toàn cầu lớn và hiện đang là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, là
nước xuất khẩu hàng hóa lớn nhất, và nước nhập khẩu hàng hóa lớn thứ hai, điểm đến
9
lớn thứ hai của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), là nhà sản xuất lớn nhất, quốc gia
nắm giữ lượng dự trữ ngoại hối lớn nhất, và chủ nợ lớn nhất thế giới
(1)
.

Nửa cuối năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ Mỹ đã lan ra khắp thế
giới, nhanh chóng trở thành cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu có ảnh hưởng nghiêm
trọng tới nhiều nền kinh tế lớn và Trung Quốc, nơi được coi là “công xưởng của thế
giới” cũng không thể là ngoại lệ. Bên cạnh đó, cũng trong năm này, Trung Quốc phải
hứng chịu nhiều thiên tai lớn, những trận động đất kinh hoàng, những trận mưa bão, lũ
lụt lịch sử gây thiệt hại vô cùng lớn về cả người và của. Có thể nói, nền kinh tế Trung
Quốc đã gặp phải rất nhiều khó khăn và thách thức.
Đà tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã xuống tới mức thấp nhất trong vòng 5
năm (2004-2008). Theo hạch toán sơ bộ
(2)
, GDP cả năm đạt 30.067 tỷ NDT, tăng 9,0%
so vối năm trước. Đây là mức thấp nhất trong suốt 5 năm qua, sau khi tăng trưởng
nhiều năm liên tục và đạt mức 13,0% năm 2007 thì năm 2008 là năm nền kinh tế quốc
dân Trung Quốc đã bắt đầu bước vào giai đoạn suy giảm tăng trưởng.
Giá tiêu dùng dân cư tăng 5,9% so với năm trước và cũng là mức cao nhất trong
vòng năm năm, khi mà nó đột ngột tăng từ 1,5% (2006) lên mức 4,8% ngay năm tiếp
theo (2007)
(2)
.
10
Tính đến cuối năm 2008, trong cả nước có 774,8 triệu người đang làm việc, tăng
thêm 4,9 triệu người so với cuối năm trước
(2)
. Tuy nhiên, đến cuối tháng 9-2008, tỷ lệ
đăng ký thất nghiệp ở đô thị lên tới 4 %, khoảng hơn 8 triệu người thất nghiệp
(4)
. Đó là
chưa kể số thất nghiệp tiềm ẩn, công nhân bị cho nghỉ việc lâu dài, số người này đều
chưa nằm trong diện thống kê thất nghiệp. Như vậy, vấn đề việc làm bị ảnh hưởng rất
nghiêm trọng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

Tổng kim ngạch bán lẻ hàng tiêu dùng toàn xã hội đạt 10.848,8 tỷ NDT, tăng
21,6% so với năm 2007 và là cao nhất trong 5 năm
(2)
.
11
Theo Cục Thống kê Nhà nước Trung Quốc, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 6 tháng
đầu năm 2008 của Trung Quốc đã tăng 7,9%, trong đó giá lương thực tăng đến 20,4%.
Trong 6 tháng đầu năm, giá cả trong nước tăng ở với tốc độ chóng mặt. Tính đến cuối
năm 2008, dự trữ ngoại tệ quốc gia là 1.946 tỉ USD, tăng 417,8 tỉ USD so với cuối
năm trước, ở mức cao nhất trong 5 năm liên tiếp và tiếp tục đứng đầu thế giới về dự
trữ ngoại tệ. Trong số 1.946 tỷ USD dự trữ ngoại tệ, thì có khoảng 1.000 tỷ USD đã
được dùng để mua các khoản nợ của chính phủ và các cơ quan chính phủ của Mỹ và
các nước phát triển phương Tây
(7)
. Cuối năm 2008, tỉ giá hối đoái đồng NDT là 1 USD
đổi được 6,8346 NDT, tăng 6,9% giá trị so với cuối năm 2007
(2)
.
12
Thu nhập từ thuế trong cả năm là 5.786,2 tỉ NDT (không bao gồm thuế xuất nhập
khẩu, thuế chiếm dụng ruộng đất và thuế trước bạ), tăng 841,3 tỉ NDT so với năm
trước. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng so với năm trước đó là 17%, giảm gần một nửa so
với năm 2007 (31.4%)
(2)
.
Một sự kiện lớn đối với Trung Quốc trong năm 2008 là nước này được đăng cai
trở tổ chức Thế vận hội mùa hè lần thứ 29 (Olympic Bắc Kinh). Nhiều chuyên gia dự
đoán rằng việc tổ chức Thế vận hội có thể đem đến những cơ hội phát triển lớn cho
Trung Quốc ở nhiều lĩnh vực như du lịch, tài chính, văn hoá, triển lãm và thể thao…
Đây là kì Thế vận hội được tổ chức hoành tráng nhất và cũng tốn kém nhất trong lịch

13
sử. Để chuẩn bị cho Olympic 2008, Bắc Kinh cũng đã chi rất mạnh tay cho việc xây
dựng các công trình phục vụ cho sự kiện trọng đại này từ năm 2001 đi kèm với nó là
những chi phí tốn kém nhằm duy trì bảo dưỡng các công trình nhàn rỗi hậu Olympic.
Điều này khiến nhiều người lo ngại rằng, kinh tế Trung Quốc liệu có suy giảm sau
Olympic như thường thấy, giống như người dân Athens mất vài chục năm để trả cho
các khoản chi tiêu khoảng 9 tỷ euro cho Olympic?
Về kinh tế đối ngoại: bước vào năm 2008, mức tăng trưởng xuất nhập khẩu của
Trung Quốc có dấu hiệu suy giảm. Đặc biệt là nửa cuối năm 2008, cuộc khủng hoảng
tài chính toàn cầu đã tác động ngày càng gay gắt đến lĩnh vực ngoại thương, tăng
trưởng xuất khẩu hàng hóa của Trung Quốc ra thế giới giảm liên tục, từ mức 21,5%
trong tháng 9 giảm xuống còn 2,2% trong tháng 11
(9)
. Cả năm tổng kim ngạch xuất
nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc đạt 2.561,6 tỷ USD, tăng trưởng 17,8%, giảm
5,2% so vối năm trước.
Chú thích:
1. Wayne M. Morrison: “China’s Economic Rise: History, Trends,
Challenges, and Implications for the United States”, March 4
th
, 2013
2. “Công báo thống kê phát triển kinh tế quốc dân và xã hội năm 2008 nước CHND
Trung Hoa”, Cục Thống kê Nhà nước nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, ngày
26/02/2009 (National Statistics Bureau of China, 2008 Annual Report), (bản dịch của
Viện nghiên cứu Trung Quốc)
4. PGS. TS. Đỗ Tiến Sâm: “Trung Quốc với khủng hoảng tài chính toàn cầu: Tác
động và đối sách”, Nghiên cứu Trung Quốc số 8(87), 2008
5. “Kinh tế Trung Quốc trong nửa đầu năm 2008 tăng trưởng 10,4%”, Asset.vn, ngày
22/07/2008
6. THS. Đỗ Ngọc Toàn – THS. Hà Thị Hồng Vân – NCV. Nguyễn Thị Thu Hiền:

“Tình hình kinh tế Trung Quốc năm 2008 và dự báo năm 2009”, Nghiên cứu Trung
Quốc số 4(92), 2009
14
7. Lưu Đức Tiêu - “Trung Quốc còn chưa có năng lực cứu thế giới”, Thương báo
Quốc tế (Bộ Thương mại Trung Quổc), ngày 16-10-2008, dẫn theo TLTKĐB, 5-11-
2008, tr.7
8. “Xung quanh mô hình xã hội - kinh tế hiện nay của Trung Quốc”, Tin kinh tế
TTXVN, 27-12-2008, tr.4
9. “Trung Quốc nỗ lực ứng phó với khủng hoảng tài chính”, Tin kinh tế TTXVN,
26/12/2008, tr.5
10. Các biểu đồ trong bài được trích từ “Công báo thống kê phát triển kinh tế quốc
dân và xã hội năm 2008 nước CHND Trung Hoa”, Cục Thống kê Nhà nước nước
Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, ngày 26/02/2009
II) CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA TRUNG
QUỐC NĂM 2008
Để đối phó với tình hình khủng hoảng, chính phủ Trung Quốc đã đặt ra những
mục tiêu cho từng giai đoạn và từ đó có những chính sách thích hợp để giải quyết vấn
đề. Theo các nhà khoa học Trung Quốc, kinh tế vĩ mô nhìn chung bao gồm 4 mục tiêu:
tăng trưởng kinh tế; mức độ giá cả; tình trạng việc làm và thu chi quốc tế cân bằng.
Vào thời điểm cuối năm 2007 đầu năm 2008, vấn đề đặt ra với Trung Quốc lúc
đó là kinh tế quá nóng, GDP tăng trưởng 11,9%, ngoài ra còn vấn đề lạm phát tương
đối cao (4,8%). Vì vậy, vấn đề đặt ra với Chính phủ Trung Quốc lúc đó là phải coi
trọng thực hiện hai mục tiêu đồng thời đề phòng quá nóng và đề phòng lạm phát.
Nhưng đến khoảng giữa năm, do nhiều nguyên nhân, chỉ số tăng giá tương đối cao,
trong hai tháng 5 và 6 năm 2008, CPI đạt tới 8,6%. Ngoài ra, do chịu ảnh hưởng của
khủng hoảng tài chính ở Mỹ, tốc độ tăng trưởng tuy giảm, nên Chính phủ Trung Quốc
đã phải chuyển sang mục tiêu khác là “duy trì tăng trưởng kinh tế và khống chế lạm
phát. Đến mùa thu năm 2008, tốc độ tăng trưởng kinh tế tiếp tục suy giảm, giá cả của
hàng loạt sản phẩm trên thị trường đều giảm mạnh thì Trung Quốc lại phải đặt ra mục
tiêu duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Theo đó, chính phủ Trung Quốc đã đưa ra chính sách tài khóa tích cực thận trọng
và chính sách tiền tệ thích hợp để linh hoạt ứng phó với cơn bão khủng hoảng mà đất
nước đang phải trải qua. Để khắc phục tình trạng trì trệ của nền kinh tế, nhằm duy trì
tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định, tạo điều kiên tạo đủ việc làm, đảm bảo ổn định xã
15
hội, Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra các biện pháp chấn chỉnh kinh tế hết sức quy mô
và linh hoạt.
* Về chính sách tài khóa, Chính phủ Trung Quốc đã đề ra chính sách tài khóa
tích cực thận trọng tức là vẫn sẽ đầu tư công để kích cầu nhưng chỉ đầu tư vào những
lĩnh vực xét thấy cần thiết và tập trung đầu tư, không dàn trải và cũng là để thay thế
cho cán cân thương mại đang giảm sút do xuất khẩu sang Mỹ và châu Âu giảm. Cụ thể
là Chính phủ Trung Quốc đã có kế hoạch kích cầu trị giá khoảng 4.000 tỷ NDT (586 tỷ
USD). Số tiền 4.000 tỷ NDT được phân bổ vào các lĩnh vực như sau: đầu tư cho các
công trình an cư mang tính an sinh,cơ sở hạ tầng ở nông thôn ;xây dựng đường sắt,
đường bộ, sân bay, mạng lưới điện ở thành thị và nông thôn ;dự án về y tế, văn hóa và
giáo dục ; bảo vệ môi trường …
Ngoài ra, chính phủ Trung Quốc còn tiến hành miễn giảm thuế trong thời kỳ
khủng hoảng này. Bên cạnh đó, Chính phủ Trung Quốc còn tiến hành cải cách chuyển
đổi mô hình thu thuế giá trị gia tăng ở các ngành nghề và khu vực trong cả nước,
khuyến khích cải tạo kỹ thuật doanh nghiệp, giảm nhẹ gánh nặng cho doanh nghiệp.
Những chính sách thuế này đã tác động tích cực, giảm nhẹ gánh nặng tài chính cho
người dân cũng củng cố sự sinh tồn cho các công ty mô hình vừa và nhỏ có mô hình
hướng ngoại.
Với những kế hoạch này, chính phủ Trung Quốc hi vọng sẽ thúc đẩy được kinh
tế tăng trưởng, thúc đẩy nhu cầu trong nước thay thế cho việc xuất khẩu sang các nước
như Mỹ, EU giảm đi trong bối cảnh khủng hoảng.
* Về chính sách tiền tệ, Chính phủ Trung Quốc đã thực hiện chính sách tiền tệ
nới lỏng thích hợp để có thể linh hoạt ứng biến trong từng biến động của nền kinh tế.
Trong thời gian cuối năm 2008, ngân hàng trung ương Trung Quốc đã bắt đầu hạ lãi
suất và mức độ hạ rất mạnh. Trong khi quý 4 của năm 2008 lãi suất cho vay là 3,34%

thì sang đến quý 1 của năm 2009 chỉ còn 2,4% . Đây cũng là sự tính toán trước để thực
hiện hợp lý chính sách tiền tệ với chính sách tài khóa nhằm đối phó với nguy cơ thiểu
phát.
Ngoài ra, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc còn hạ thấp tỷ lệ dự trữ bắt buộc
bằng đồng NDT của các cơ quan tài chính tiền tệ cũng như lãi suất tái cấp vốn của
Ngân hàng Trung ương. Việc này đã làm tăng nguồn vốn có thể cho vay của các ngân
16
hàng thương mại, góp phần làm giảm vấn đề khó khăn trong vay vốn của doanh
nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Tiếp theo, ngày 2-12-2008, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã quyết định hạ
thấp tỷ giá hối đoái đồng Nhân dân tệ, giảm từ 6,85 NDT đổi 1USD mấy ngày đầu
tháng 12 xuống chỉ còn 6,88 NDT đổi 1USD trong ngày 3-12-2008.
Chú thích
1. Số liệu công bố của Ngân hàng Trung Ương Trung Quốc
/>2. PGS.TS. Tôn Lập Hành, “Ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính Mỹ với Trung Quốc
và đối sách”, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc số 6(94) - 2009
3. Ths. Đỗ Ngọc Toàn, Ths. Hà Thị Hồng Vân, Ncv. Nguyễn Thị Thu Hiền, “Tình hình
kinh tế Trung Quốc năm 2008 và dự báo năm 2009”, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc
số 4 (92) – 2009
4. PGS.TS. Đỗ Tiến Sâm, “Trung Quốc với khủng hoảng tài chính toàn cầu: tác động và
đối sách”, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc số 8(87) – (2008)
III) Đ ÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH
Năm 2008, tỉ giá hối đoái của TQ theo cơ chế thả nổi có điều tiết. Ta phân tích
ba giai đoạn của năm 2008: đầu năm, giữa năm và cuối năm.
* Vào thời điểm cuối năm 2007 đầu năm 2008, Trung Quốc có nền tăng trưởng
kinh tế quá nóng, GDP tăng trưởng 11,9% và chỉ số CPI tương đối cao 4,8%.
* Giai đoạn đầu năm, chính phủ Trung Quốc đề ra hai mục tiêu là: giảm tốc độ
tăng trưởng và bình ổn giá cả. Theo đó, chính phủ Trung Quốc đưa ra các chính sách
tài khóa thắt chặt và chính sách tiền tệ thắt chặt. Các giải pháp được đưa ra một cách
đồng bộ, linh hoạt và hợp lý.

Ưu điểm và hiệu quả của chính sách:
- Tiêu thụ thị trường trong nước tăng trưởng nhanh: nửa đầu năm, tổng kim
ngạch bán lẻ hàng tiêu dùng toàn xã hội là 5104,3 tỷ NDT, tăng trưởng 21,4%
(tháng 6 tăng 23%), tăng nhanh hơn cùng kì năm ngoái 6 điểm bách phân.
- Biên độ tiêu dùng giá cả giảm: nửa đầu năm, tổng mức giá cả tiêu dùng của cơ
dân tăng 7,9%, tháo hơn từ tháng 1-5 là 0,2 điểm bách phân.
- Việc làm ở thành thị ổn định, thu nhập của cư dân thành thị và nông thôn tiếp
tục nâng cao: số người có việc làm mới ở thành thị trong cả nước là 6,4 triệu
17
người, hoàn thành 64% nhiệm vụ mục tiêu của cả năm; 770.000 nhân viên khó
khăn về việc làm đã tìm được việc. Ngoài ra, thu nhập khả dụng bình quân đầu
người của cư dân thành thị là 8065 NDT, tăng trưởng 14,4%, khẩu trừ nhân tố
giá cả, tăng trưởng thực tế là 6,3%; thu nhập tiền mặt bình quân đầu người của
cư dân nông thôn là 2528 tỷ NDT, tăng trưởng thực tế là 10,3 % .
- Đầu tư tài sản cố định tăng trưởng nhanh ổn định, kết cầu đầu tư có cải thiện,
được biểu hiện ở chỗ: nửa đầu năm, đầu tư tài sản cố định toàn xã hội là 6840,2
tỉ NDT, tăng trưởng 26,3% nhanh hơn cùng kì năm ngoái 0,4 điểm bách phân.
Nhược điểm của chính sách:
- Xuất khẩu giảm: xuất khẩu là 666,6 tỷ USD, tăng trưởng 21,9%, giảm 5,7 điểm
bách phân.
( Trích “tình hình kinh tế Trung Quốc 6 tháng đầu năm 2008” trong bài “ Nghiên
cứu Trung Quốc số 5 (84)- 2008”).
Bình ổn giá cả => giảm lượng cung tiền (tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc) => LM dịch
sang trái => dùng chính sách tiền tệ thắt chặt => r tăng => CF giảm => cung của đồng
USD giảm=> tỉ giá hối đoái tăng và lượng xuất khẩu ròng giảm
18
r
r
LM2
e

2
e
NXNX
2
NX
1
NFI
2
NFI
2
r
2
Y
2
r
2
LM1
LM2
NX
(
e
)
IS
NFI
(
r
)
r
1
r

1
NFI
NFI
1
Y
Y
1
NFI
1
e
1
Hình 1
*Giai đoạn giữa năm, chỉ số tăng giá CPI tương đối cao (tháng 5 và 6 năm
2008, CPI đạt 8,6%. Và cũng chịu sự khủng hoảng tài chính ở Mỹ, nên tốc độ tăng
trưởng bị suy giảm. Mục tiêu lúc này là: “ Duy trì tăng trưởng kinh tế và khống chế
lạm phát”. Để giảm bớt áp lực lạm phát thì chính phủ Trung Quốc đưa ra tỉ giá hối
đoái thả nổi cho một khung rộng hơn.
*Giai đoạn cuối năm, CPI không còn là mối lo ngại, chỉ còn 4-5 %. Do vậy,
mục tiêu đề ra là: “Duy trì tăng trưởng kinh tế”
Lúc này, chính phủ Trung Quốc sử dụng chính sách tiền tệ lỏng bằng cách hạ lãi
suất 5 lần và chính sách tài khóa tích cực thận trọng. Đây là biện pháp đồng bộ của
chính sách tài chính nhằm đối phó với cơn bão táp tài chính do cuộc khủng hoảng gây
ra.
- Ưu điểm của chính sách
Việc chính phủ Trung Quốc áp dụng mười nhóm giải pháp kích cầu và đầu tư là
một sự tập hợp trí tuệ của nhiều người và nhận được sự đồng tình của nhiều người.Nhà
nước đã can thiệp và điều tiết nền kinh tế thị trường một cách có hiệu quả.
Nhờ sự áp dụng các chính sách linh hoạt và phù hợp, Trung Quốc đã trở thành
một trong những nước đầu tiên thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới.
19

KẾT LUẬN
Kinh tế phát triển nóng và lạm phát cao là thực trạng không thể tránh khỏi đối
với những quốc gia đang phát triển. Tuy nhiên, cách thức đối mặt với thực trạng này
của mỗi nước lại khác nhau. Với một quốc gia lớn như Trung Quốc, chính sách điều
tiết của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Trung Quốc không chỉ có tác động quan
trọng đối với nền kinh tế Trung Quốc mà còn làm ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế
thế giới. Trong giai đoạn 1996 tới nay, Trung Quốc đã thực hiện nhiều chính sách
mang lại hiệu quả tích cực đối với nền kinh tế, đáng kể là năm 2008. Bằng việc kết
hợp linh hoạt và hợp lý chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ, Trung Quốc đã mau
chóng thoát khỏi ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 và
để lại một bài học kinh nghiệm quý báu cho nhiều quốc gia trong việc duy trì và điều
hành một nền kinh tế đang phát triển cao độ.
Đối với tình hình thực tế của Việt Nam trong những năm gần đây, đặc biệt là sau
khi gia nhập WTO và chịu ảnh hưởng xấu từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới
2008, việc tìm hiểu và phân tích Chính sách tài khóa và tiền tệ của Trung Quốc từ năm
1996 đến nay có những ý nghĩa rất quan trọng. Trên tinh thần học hỏi và rút kinh
nghiệm từ các quốc gia như Trung Quốc, Việt Nam cần xác định mục tiêu cụ thể trong
mỗi thời kỳ và thực hiện chính sách hiệu quả trong quản lý điều hành, đồng thời đưa ra
được những giải pháp và chính sách có hiệu quả hơn, để đạt được mục tiêu cơ bản là
chống lạm phát và kiềm chế lạm phát, để tăng trưởng ổn định, phát triển kinh tế xã hội,
hướng tới thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong thời gian tới.
20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. “Công báo thống kê phát triển kinh tế quốc dân và xã hội năm 2008 nước CHND
Trung Hoa”, Cục Thống kê Nhà nước nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, ngày
26/02/2009 (National Statistics Bureau of China, 2008 Annual Report), (bản dịch của
Viện nghiên cứu Trung Quốc)
2. Wayne M. Morrison: “China’s Economic Rise: History, Trends,
Challenges, and Implications for the United States”, March 4
th

, 2013
3.“Trung Quốc với khủng hoảng tài chính toàn cầu: Tác động và đối sách”, Nghiên
cứu Trung Quốc số 8(87), 2008
4. “Kinh tế Trung Quốc trong nửa đầu năm 2008 tăng trưởng 10,4%”, Asset.vn, ngày
22/07/2008
5.“Tình hình kinh tế Trung Quốc năm 2008 và dự báo năm 2009”, Nghiên cứu Trung
Quốc số 4(92), 2009
6. Lưu Đức Tiêu - “Trung Quốc còn chưa có năng lực cứu thế giới”, Thương báo
Quốc tế (Bộ Thương mại Trung Quổc), ngày 16-10-2008, dẫn theo TLTKĐB, 5-11-
2008, tr.7
7. “Xung quanh mô hình xã hội - kinh tế hiện nay của Trung Quốc”, Tin kinh tế
TTXVN, 27-12-2008, tr.4
8. “Trung Quốc nỗ lực ứng phó với khủng hoảng tài chính”, Tin kinh tế TTXVN,
26/12/2008, tr.5
9.“Công báo thống kê phát triển kinh tế quốc dân và xã hội năm 2008 nước CHND
Trung Hoa”, Cục Thống kê Nhà nước nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, ngày
26/02/2009
10. Macroeconomics second edition Gregory Mankiw
11. Số liệu công bố của Ngân hàng Trung Ương Trung Quốc
/>12. Giáo trình Bài giảng và thực hành lý thuyết kinh tế vĩ mô- PGSTS Nguyễn Văn
Công
21

×