Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Tiểu luận kinh tế vĩ mô Chính sách tăng mức lương tối thiểu tại Việt Nam năm 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (415.55 KB, 26 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
********
Chính sách tăng mức lương tối thiểu tại Việt Nam năm
2013
Giáo viên hướng dẫn: TS. Hoàng Xuân Bình.
Nhóm 5.
Nguyễn Thành Chung
Trương Thanh Hà
Hoàng Thị Hồng Hạnh
Nguyễn Trung Kiên
Nguyễn Khánh Linh
Quách Thị Quỳnh Nga
Nguyễn Thị Thu Nga
Đoàn Bích Ngọc
Dương Quỳnh Mai
Ngô Văn Thịnh
Đồng Thị Thúy
Phạm Thị Thuần
Hoàng Hiền Trang
1111120107
1111120214
1111120114
1112120169
1111120172
1113120180
1111120129
1111120183
1111120224
1113120136
1211120106
1111120217


1111120205
Hà Nội, 2015
Mở đầu
Tiền lương tối thiểu là một yếu tố quan trọng trong nền kinh tế vĩ mô. Nó là
cột mốc pháp lý để đảm bảo quyền lợi cho người lao động, vốn có ảnh hưởng to
lớn đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Chính vì vậy, những thay đổi đối
với mức tiền lương tối thiểu sẽ tác động đến cả nền kinh tế, mà cụ thể là ba thành
phần Chính phủ, doanh nghiệp và hộ gia đình.
Tại Việt Nam, mặc dù có nhiều thay đổi trong các năm qua nhằm phù hợp
với sự phát triển của mức sống và chất lượng sống, trên thực tế, mức tiền lương mà
NLĐ VN hiện đang được nhận chưa đủ đáp ứng cho đời sống, mức tiền lương hầu
như không dựa trên sự thỏa thuận giữa chủ sử dụng LĐ và NLĐ, mà thường là sự
áp đặt của người sử dụng LĐ dao động quanh mức lương tối thiểu do Nhà nước
quy định. Trong năm 2013, chính phủ tiếp tục đề ra lộ trình tăng mức lương tối
thiểu. Xét trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn hiện tại, việc tăng mức lương tối thiểu
sẽ có những ảnh huởng nhất định, cả tiểu cực lẫn tích cực, lên các thành phần của
nền kinh tế, đến các chính sách của Chính phủ nhằm phục hồi nền kinh tế đang
trong giai đoạn khủng hoảng và mong manh.
Nhận thấy sự cần thiết và tầm quan trọng của vấn đề nay, thông qua tài liệu,
thông tin, sách báo cùng với sự hướng dẫn của thầy Hoàng Xuân Bình, nhóm đã
lựa chọn nghiên cứu đề tài: Chính sách tăng mức lương tối thiểu tại Việt Nam
2013”. Qua đó nhóm sẽ có thêm hiểu biết về vấn đề này, qua đó lý giải được quyết
định của các nhà điều hành kinh tế cùng những khó khăn của họ khi đi ra quyết
định ấy.
I. Khái quát về mức lương tối thiểu
1. Định nghĩa Mức lương tối thiểu
Lương tối thiểu là một mức lương thấp nhất theo quy định của Luật lao động
do Quốc hội Việt Nam ban hành. Theo quy định của Bộ luật Lao Động năm 1994,
Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động năm 2006; Luật Sửa đổi,
bổ sung Điều 73 của Bộ luật Lao động năm 2007: Mức lương tối thiểu chung là số

tiền để trả công cho người lao động làm công việc đơn giản nhất trong xã hội với
điều kiện và cường độ lao động bình thường, lao động chưa qua đào tạo nghề. Số
tiền đó đủ để người lao động tái sản xuất giản đơn sức lao động, đóng bảo hiểm
tuổi già và nuôi gia đình. Mức lương tối thiểu chung được điều chỉnh tùy thuộc vào
mức tăng trưởng kinh tế, chỉ số giá sinh hoạt và cung cầu lao động theo từng thời
kì.
Mức lương tối thiểu này được dùng làm cơ sở để tính các mức lương trong
hệ thống thang lương, bảng lương, mức phụ cấp lương và thực hiện một số chế độ
khác theo quy định của pháp luật. Tùy theo điều kiện và khả năng hoạt động kinh
doanh, Nhà nước cho phép doanh nghiệp, áp dụng mức lương tối thiểu cao hơn
mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định để làm căn cứ trả lương cho người lao
động. Người sử dụng lao động phải có trách nhiệm xây dựng thang bảng lương,
định mức lao động theo các nguyên tắc quy định nói trên và phải đăng ký với cơ
quan quản lý Nhà nước về lao động cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Thang bảng lương của doanh nghiệp áp dụng làm cơ sở để đóng các khoản bảo
hiểm xã hội và bảo hiểm y tế cho người lao động.
Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 103/2012/NĐ-CP quy định mức
lương tối thiểu vùng.theo Nghị định 103/2012/NĐ-CP thì Lương tối thiểu vùng áp
dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang
trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động. Việc tăng
lương tối thiểu vùng sẽ tạo thêm ngân sách cho cơ quan nhà nước. Vì lương vùng
tăng thì các khoản thu BHXH cũng tăng theo, từ đó tăng nguồn thu cho ngân sách
nhà nước.
2. Lộ trình mức lương tối thiểu 15 năm qua từ năm 1997 đến 2011
Thời gian áp dụng Mức tiền lương tối thiểu
Tháng 1/1997 144.000 đồng/tháng
Tháng 1/2000 180.000 đồng/tháng
Tháng 1/2001 210.000 đồng/tháng
Tháng 1/2003 290.000 đồng/tháng
Tháng 10/2005 350.000 đồng/tháng

Tháng 10/2006 450.000 đồng/tháng
Tháng 1/2008 540.000 đồng/tháng
Tháng 1/2009 650.000 đồng/tháng
Tháng 5/2010 730.000 đồng/tháng
Tháng 5/2012 1.050.000 đồng/tháng
Ghi chú: Ngày 10/10/2008 lương tối thiểu vùng 1 là 800.000đ, lương tối thiểu chung là 650.000đ
Ngày 30/10/2009 lương tối thiểu vùng 1 là 980.000, lương tối thiểu chung tăng lên 730.000đ
Ngày 29/10/2010 lương tối thiểu vùng 1 là 1350.000đ, lương tối thiểu chung tăng lên 830.000đ
Ngày 22/8/2011 lương tối thiểu vùng 1 là 2.000.000đ, lương tối thiểu chung tăng lên 1050.000đ
Ngày 4/12/2012 lương tối thiểu vùng 1 là 2350.000đ, Chính phủ chưa điều chỉnh lương tối thiểu
chung.
Nguồn: Báo cáo về mức lương tối thiểu trong nền kinh tế Việt Nam của Bộ Lao
động, Thương binh, Xã hội
Thực tế việc điều chỉnh lương chưa căn cứ vào mức sống tối thiểu mà chỉ
mới căn cứ vào khả năng đáp ứng của ngân sách. Bên cạnh đó, việc cùng một địa
bàn, cùng công việc và cùng sức lao động, song người lao động tại doanh nghiệp
FDI lại được hưởng lương tối thiểu cao hơn doanh nghiệp trong nước là điều đáng
suy nghĩ. Đó là chưa nói đến lạm phát những năm qua phức tạp hơn nhiều và gây
ra những tác động xấu đáng kể cho đời sống của người lao động.
II. Chính sách tăng mức lương tối thiểu của Chính phủ năm 2013:
Hai mươi năm qua, các cơ quan quản lý, các nhà hoạch định chính sách và
giới nghiên cứu nhiều lần bàn thảo những vấn đề xoay quanh câu chuyện về mức
lương tối thiểu và mức sống tối thiểu của người lao động (NLĐ). Thế nhưng, cho
đến nay, lương tối thiểu chưa bao giờ đáp ứng được mức sống tối thiểu của NLĐ.
Vì vậy, việc tăng lương tối thiểu là vấn đề cần thiết được xem xét.
1. Lý do cần tăng mức lương tối thiểu:
- Đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu của người lao động:
+ Tiền lương người lao động dùng để chi trả cho việc tái tạo sức lao động,
bảo hiểm tuổi già và nuôi gia đình.
+Mức lương tối thiểu luôn phải đuổi theo mức sống tối thiểu.

- Mức lương tối thiểu vẫn còn thấp.
+ Do doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn (biến động giá trên thị trường,
lạm phát, lãi suất ngân hàng cao, khó khăn về vốn)
+ Đến nay lương trong khối hành chính sự nghiệp vẫn chỉ bằng 70% khu
vực doanh nghiệp và lương của khu vực doanh nghiệp chưa đáp ứng được mức
sống tối thiểu của người lao động. Tiền lương tối thiểu và mức sống tối thiểu
dường như không bao giờ đuổi kịp nhau.
+ Theo tổ chức Oxfam - tổ chức liên minh chống nạn đói và nghèo khổ cho
thấy, lương tối thiểu ở Việt Nam đã rơi xuống mức quá thấp.
+ Khi mức lương không đủ sống, người lao động bắt buộc phải làm thêm giờ
để có thể nuôi sống được gia đình, cắt giảm những chi tiêu được xem là tối thiểu
nhất. Bên cạnh đó, lương tối thiểu thấp sẽ tác động đến không chỉ cuộc sống hiện
tại mà cả cuộc sống trong tương lai của người lao động. Đó là việc nhiều người
đang hưởng lương hưu phải sống một cuộc sống nghèo khổ. Và sẽ có ít nhất 9,4
triệu người đang đóng BHXH - chiếm 18% lực lượng lao động năm 2009 sẽ tham
gia vào một lớp người nghèo mới khi họ nghỉ hưu. Trong số họ, những lao động
nghèo sẽ trở thành nhóm người về hưu cực nghèo, sẽ tham gia vào các nhóm bảo
trợ xã hội trong tương lai.
- Nếu tăng mức lương thỏa đáng thì doanh nghiệp giữ được lao động, không tốn
chi phí tuyển dụng và đào tạo lao động mới.
- Tăng lương tối thiểu thì người lao động có động lực làm việc, năng suất doanh
nghiệp cao hơn.
- Tăng lương tối thiểu là công cụ hỗ trợ giảm nghèo, phát triển xã hội, tăng thu
nhập.
2. Nội dung chính sách tăng lương tối thiểu 2013.
Điều 1: Phạm vi điều chỉnh.
1. Doanh nghiệp thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh
nghiệp (kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam không đăng ký
lại theo quy định tại điểm b, khoản2 Điều 170 Luật Doanh nghiệp).
2. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá

nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động.
3. Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước
ngoài tại Việt Nam có thuê mướn lao động (trừ trường hợp điều ước quốc tế mà
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác).
Các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức và cá nhân quy định tại các khoản 1, 2 và 3
điều này sau đây gọi chung là doanh nghiệp.
Điều 2: Đối tượng áp dụng.
1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo quy định của Bộ
luật Lao động.
2. Viên chức quản lý do doanh nghiệp trả lương, bao gồm: thành viên Hội
đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Tổng giám
đốc, Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng, Kiểm soát viên
và những người làm công tác quản lý khác.
Điều 3: Mức lương tối thiểu vùng.
1. Mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở
doanh nghiệp (sau đây gọi tắt là mức lương tối thiểu vùng) như sau:
a) Mức 2.350.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt
động trên địa bàn thuộc vùng I.
b) Mức 2.100.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt
động trên địa bàn thuộc vùng II.
c) Mức 1.800.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt
động trên địa bàn thuộc vùng III.
d) Mức 1.650.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt
động trên các địa bàn thuộc vùng IV.
2. Địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng được quy định tại Phụ lục ban
hành kèm theo Nghị định số 103/2012/NĐ-CP ngày 04 tháng 12 năm 2012 của
Chính phủ.
3. Địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng trong một số trường hợp cụ thể
được quy định như sau:
a) Địa bàn có sự thay đổi tên hoặc chia tách thì tạm thời thực hiện

theo mức lương tối thiểu vùng đối với địa bàn trước khi thay đổi tên hoặc chia
tách; trường hợp địa bàn được thành lập mới từ các địa bàn có mức lương tối thiểu
vùng khác nhau thì thực hiện mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn có mức lương
tối thiểu vùng cao nhất; trường hợp thành lập thành phố trực thuộc tỉnh từ một địa
bàn hoặc nhiều địa bàn thuộc vùng IV thì thực hiện mức lương tối thiểu vùng áp
dụng đối với địa bàn thuộc vùng III.
b) Doanh nghiệp hoạt động trên các địa bàn liền nhau có mức lương
tối thiểu vùng khác nhau thì thực hiện mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn có
mức lương tối thiểu vùng cao nhất; doanh nghiệp có đơn vị, chi nhánh hoạt động
trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt
động ở địa bàn nào, thực hiện mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn đó.
c) Khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trên các địa bàn có mức lương
tối thiểu vùng khác nhau thì doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp, khu
chế xuất đó thực hiện mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn có mức lương tối
thiểu vùng cao nhất; trường hợp khu công nghiệp, khu chế xuất có các phân khu
nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì doanh nghiệp hoạt
động trong phân khu nằm trên địa bàn nào, thực hiện mức lương tối thiểu vùng
theo địa bàn đó.
Điều 4: Áp dụng mức lương tối thiểu vùng.
1. Mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định là mức lương thấp nhất
làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận tiền lương trả cho người
lao động, nhưng phải bảo đảm mức lương tính theo tháng trả cho người lao động
chưa qua đào tạo làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình
thường, bảo đảm đủ số ngày làm việc tiêu chuẩn trong tháng và hoàn thành định
mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận, không được thấp hơn mức lương tối
thiểu vùng do Chính phủ quy định.
2. Mức lương thấp nhất trả cho người lao động đã qua học nghề (kể cả lao
động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối
thiểu vùng do Chính phủ quy định.
3. Mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định dùng làm căn cứ để xác

định và điều chỉnh các mức lương của người lao động làm việc trong doanh nghiệp
xây dựng và ban hành thang lương, bảng lương theo quy định của pháp luật lao
động như sau:
a) Đối với doanh nghiệp đã xây dựng và ban hành thang lương, bảng
lương thì căn cứ vào mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định để xem xét,
điều chỉnh các mức lương trong thang lương, bảng lương nhưng phải bảo đảm các
nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương theo đúng quy định của pháp luật
lao động; xác định, điều chỉnh các mức lương, phụ cấp lương trong hợp đồng lao
động và các chế độ khác đối với người lao động cho phù hợp.
b) Đối với doanh nghiệp chưa xây dựng thang lương, bảng lương thì
căn cứ mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định để xác định các mức
lương khi xây dựng thang lương, bảng lương của doanh nghiệp và phải bảo đảm
các nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương theo đúng quy định của pháp
luật lao động; xác định, điều chỉnh các mức lương, phụ cấp lương trong hợp đồng
lao động và các chế độ khác đối với người lao động cho phù hợp.
c) Việc điều chỉnh các mức lương trong thang lương, bảng lương hoặc
xác định các mức lương khi xây dựng thang lương, bảng lương, mức lương, phụ
cấp lương trong hợp đồng lao động và các chế độ khác đối với người lao động theo
quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều này, do doanh nghiệp, Ban chấp hành
công đoàn cơ sở và người lao động thỏa thuận, nhưng phải bảo đảm cân đối hợp lý
về tiền lương giữa lao động chưa qua đào tạo với lao động đã qua đào tạo và lao
động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao; giữa lao động mới được tuyển dụng
với lao động có thâm niên làm việc tại doanh nghiệp.
4. Khi áp dụng các quy định tại Thông tư này, doanh nghiệp không được xoá
bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc
vào ban đêm, tiền lương hoặc phụ cấp làm việc trong điều kiện lao động nặng
nhọc, độc hại, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với các chức danh nghề nặng
nhọc, độc hại và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động. Các khoản
phụ cấp, trợ cấp, tiền thưởng do doanh nghiệp quy định thì thực hiện theo thỏa
thuận trong hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao động tập thể hoặc trong quy chế

của doanh nghiệp.
5. Khuyến khích các doanh nghiệp thỏa thuận áp dụng mức lương tối thiểu
cao hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định để làm căn cứ thực hiện
các chế độ quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư này; trả lương cho người lao
động cao hơn so với quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Thông tư này.
Điều 5: Hiệu lực thi hành.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 01 năm 2013. Mức
lương tối thiểu vùng tại Điều 3 và các chế độ quy định tại Thông tư này được áp
dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.
3. Tác động của tăng mức lương tối thiểu
3.1. Tác động đến Chính Phủ
3.1.1. Tác động chung
Đưa ra chủ trương điều chỉnh lương tối thiểu trong giai đoạn này Chính phủ
cũng gặp áp lực rất lớn, khi một bên là đời sống người lao động, một bên là khó
khăn của doanh nghiệp. Chủ trương nâng mức sống tối thiểu của người lao động
lên khi lạm phát tăng là đúng. Tuy nhiên, tăng lương tối thiểu thì phải tính đến
nhiều yếu tố khác như tốc độ tăng năng suất lao động, tăng trưởng kinh tế chứ
không chỉ tính đến lạm phát. Nếu xem việc điều chỉnh tiền lương chỉ mang ý nghĩa
bù trượt giá thì thực tế sẽ không cải thiện được mấy tình hình.
a. Tác động tích cực:
- Tăng lương là xu hướng cần thiết để đảm bảo mức sống của công chức
cũng như bộ máy chính trị. Hiện nay mức sống nói chung của cán bộ công chức là
chưa bảo đảm. Nếu không điều chỉnh lương thì sẽ không giải quyết được nhu cầu
cần thiết của một bộ phận lớn người dân. Chưa kể lạm phát những năm gần đây
luôn ở mức cao thì tình hình càng khó khăn hơn. Việc tăng lương và ổn định tâm
lý, tạo niềm tin trong nhân dân là hết sức quan trọng để Chính phủ và nhân dân
đồng thuận vượt qua khó khăn
- Việc điều chỉnh tăng lương tối thiểu góp phần quan trọng trong kích thích
tổng cầu của nền kinh tế, tạo điều kiện thúc đẩy tiêu thụ hàng hoá và mở rộng sản
xuất, kinh doanh. Tiền lương tăng làm cho MPC tăng dẫn đến trong ngắn hạn thì

tiêu dùng và tổng cầu tăng. Tiền lương là một trong những công cụ kinh tế quan
trọng nhất trong quản lý lao động, người ta dùng công cụ này để kích thích thái độ
quan tâm đến lao động do đó tiền lương là một nhân tố mạnh mẽ để tăng năng suất
lao động (NSLĐ), hay nói cách khác, đối với người lao động,tiền lương là khoản
thu nhập chính. Vì vậy, để tăng tiền lương họ phải tăng NSLĐ.
- Giảm trợ cấp
- Trong giai đoạn chống tham nhũng, việc tiền lương tăng với lộ trình phù
hợp, phục vụ tốt nhu cầu sống của người dân là một yếu tố rất quan trọng. Chỉ khi
CBCNV có thể đảm bảo mức sống của mình, họ mới có thể toàn tâm vào công việc
mà không bị “cám dỗ” bởi những phần lợi ích mang tính tiêu cực từ bên ngoài
- Khắc phục tình trạng “chạy theo” lộ trình điều chỉnh tiền lương tối thiểu
của mức giá trong suốt thời gian qua.
b. Tác động tiêu cực
- Khi mức lương tối thiểu tăng “nhỏ giọt”, quá ít thì có thể dẫn tới hệ lụy
như việc các cán bộ, công chức không còn muốn gắn bó trong nhà nước, tạo điều
kiện cho tỷ lệ tham nhũng, tham ô hối lộ ngày càng tăng cao.
- Tạo làn sóng gây tăng giá trên thị trường theo áp lực tâm lý.
- Việc tăng lương tổi thiểu có thể làm tăng cung ứng tiền tệ trong lưu thông
và do đó có nguy cơ làm tăng lạm phát.
3.1.2. Tác động đến Việc làm và Thất nghiệp
Khi Chính phủ áp đặt mức lương tối thiểu, các Doanh nghiệp không được
phép trả lương ít hơn mức ấy. Mức lương tối thiểu sẽ cao hơn mức lương cân bằng
giữa cầu và cung lao động. Ở mức lương tối thiểu, cung lao động sẽ không cân
bằng với cầu, gây ra dư thừa lao động hay thất nghiệp.
Mức lương tối thiểu có tác động lớn nhất đối với đối tượng lao động giản
đơn,chưa có trình độ tay nghề cao. Biểu đồ dưới đây chỉ ra tác động của tiền lương
tối thiểu, sử dụng lý thuyết về thặng dư của nhà sản xuất và người mua.
Trong thị trường lao động, Doanh nghiệp là người mua và công nhân là
người bán. Tổng thặng dư của người mua là phần dưới đường cầu,trên đường
lương tối thiểu. Thặng dư chính là lợi ích thu được từ công nhân bán thời gian lao

động của họ. Thặng dư của người bán (công nhân) là phần dưới đường lương, trên
đường cung.
Như đã biết, tăng mức lương tối thiểu gây ra giảm lao động có việc làm. Ở
hình (b) có tổng thặng dư giảm, các nhà kinh tế gọi đó là phần mất không từ chính
sách tiền lương tối thiểu.
Chính vì quỹ lương tăng, các doanh nghiệp có thể có những "gian lận" đối
với người lao động.Ví dụ doanh nghiệp sẽ tăng giờ làm hoặc tăng khối lượng việc
làm cho công nhân, sử dụng các lao động ngoài vùng áp dụng lương tối thiểu như
bán thời gian, lao động tuổi dưới 18,…
Về tác động đến việc làm, độ co dãn của đường cầu lao động sẽ quyết định
mức thay đổi lớn hay nhỏ.
Khi đường cầu lao động co dãn, một sự thay đổi nhỏ về lương sẽ gây ra một
sự thay đổi lớn trong việc làm. Nếu đường cầu không co dãn, có sự thay đổi nhỏ
của tiền lương tối thiểu dẫn đến một thay đổi nhỏ việc làm. Bởi vì độ co dãn của
cầu lao động cho ta biết quyết định thuê nhân công của các doanh nghiệp đối với
việc thay đổi mức lương. Cầu co dãn tức là doanh nghiệp sẽ thuê nhiều nhân công
khi lương thay đổi, nên sự tác động lớn. Độ co dãn của cung lao động không liên
quan nếu chỉ quan tâm đến tác động việc làm.
Tác động đến Việc làm
Cầu co dãn Thay đổi lớn
Cầu không co dãn Thay đổi nhỏ
Tuy nhiên nếu quan tâm đến tác động thất nghiệp phải chú ý cả đường cung
và đường cầu.
Tác động đến thất nghiệp
Cung co dãn Cung không co dãn
Cầu co dãn Rất lớn Lớn
Cầu không co dãn Lớn Nhỏ
Cầu lao động giảm do tăng chi phí doanh nghiệp.
Khi điều chỉnh mức lương tối thiểu tăng cao quá, ảnh hưởng đến hoạt động
của doanh nghiệp, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến việc làm của người lao động.

Doanh nghiệp sẽ phải cân nhắc có tuyển mới lao động hay không, do đó cơ hội tìm
việc làm mới sẽ giảm đi. Chưa kể đến việc trong tình hình khó khăn, doanh nghiệp
sẽ cắt giảm nhân sự.
3.1.3. Tác động đến tăng trưởng kinh tế
a. Tích cực:
Việc điều chỉnh tăng lương tối thiểu góp phần quan trọng trong kích thích
tổng cầu của nền kinh tế, làm tiền đề cho việc thúc đẩy tiêu thụ hàng hoá và mở
rộng sản xuất, kinh doanh, từ đó tạo điều kiện cho việc thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế.
Tiền lương tăng làm cho MPC (khuynh hướng tiêu dùng cận biên) tăng dẫn
đến trong ngắn hạn thì tiêu dùng và tổng cầu tăng. Tiền lương là một trong những
công cụ kinh tế quan trọng nhất trong quản lý lao động, người ta dùng công cụ này
để kích thích thái độ quan tâm đến lao động do đó tiền lương là một nhân tố mạnh
mẽ để tăng năng suất lao động (NSLĐ)
b. Tiêu cực
Đánh đổi giữa việc tăng lương và tăng trưởng kinh tế. Theo mô hình tăng
trưởng Solow, tăng trưởng phụ thuộc vào tích lũy tư bản, nói cách khác, tăng
trưởng phụ thuộc nhiều vào vốn. Khi thực hiện chính sách tăng lương tối thiểu,
chính phủ phải đưa vốn phục vụ cho khoản lương tăng thêm. Việc này dẫn đến việc
giảm vốn đầu tư cho việc tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, giảm tăng trưởng là một ảnh
hưởng từ việc tăng lương tối thiểu.
3.1.4. Tác động tới lạm phát và tiêu dùng
Rất nhiều ý kiến cho rằng tăng mức lương tối thiểu gây ra lạm phát. Phần
này sẽ nghiên cứu về ảnh hưởng của tăng mức lương tối thiểu tới lạm phát của Việt
Nam trong giai đoạn từ 1993 – 2012.
Lạm phát được đo bởi Chỉ số Giá tiêu dùng (Consumer Price Index – CPI)
của tổng thể và thực phẩm theo tháng. Trong lý thuyết kinh tế truyền thống, hãng
sẽ đối phó bằng việc giảm cầu lao động hoặc tăng giá sản phẩm đầu ra
(Hamermesh, 1986; Brown, 1999). Kết quả là thất nghiệp và lạm phát có thể tăng.
Tuy vậy, lượng tăng giá cả phụ thuộc vào một số nhân tố như độ co dãn của cầu và

mức độ cạnh tranh (Aaronson, 2001)
Nghiên cứu này sử dụng cả chỉ số giá tiêu dùng tổng thể và thực phẩm từ
tháng 1/1994 đến 12/2012 để đo mức lạm phát (Số liệu được lấy từ Tổng cục thống
kê Việt Nam GSO). Ngoài ra còn một số số liệu khác tính theo tỉ giá trung bình của
đồng đô la Mỹ và chỉ số tính theo năm của nền kinh tế Việt Nam như GDP, dân số,
mức cung tiền,…
a. Mức độ tăng tiền lương các năm từ 1993 – 2012
Trong giai đoạn 1993 – 2012, đã có 12 lần điều chỉnh mức lương tối thiểu,
tất cả đều là tăng. Cần lưu ý Việt Nam chỉ có mức lương tối thiểu theo tháng chứ
không phải theo ngày hay theo giờ. Mức lương được điều chỉnh theo Bảng 1.
Ngoài tiền lương tối thiểu danh nghĩa, bảng còn chỉ ra tiền lương tối thiểu thực tế
(được giảm trừ bởi CPI).
Nguồn: số liệu lấy từ Tổng cục thống kê Việt Nam
Có thể thấy rằng tiền lương danh nghĩa tăng 875% từ 120 đến 1050 nghìn
đồng từ 1994 – 2011. Nhưng tiền lương thực tế chỉ tăng 263% từ 120 đến 316
nghìn đồng. Mức tăng tiền lương thực tế chỉ dao động trong khoảng 5% thấp hơn
mức tăng trưởng GDP trung bình là 7.5%/năm . Nhìn chung, tiền lương tối thiểu
thực tế có xu hướng tăng, trừ giai đoạn 2008 – 2009 có giảm từ 270 xuống 262
nghìn đồng do lạm phát cao năm 2008.
Nhìn lại các đợt tăng lương tối thiểu 10 năm qua thì chế độ tiền lương đã
hoàn toàn bị bỏ xa trong cuộc chạy đua với lạm phát. Cụ thể, lương tối thiểu dù
được điều chỉnh tăng từ 180.000 đồng/tháng lên 1.050.000 đồng/tháng, song đã
hoàn toàn trở nên lạc hậu so với tốc độ tăng GDP (khoảng từ hơn 6% - hơn 8% mỗi
năm) và CPI (có ba năm dưới 5%, bốn năm từ hơn 6 - 9,5%, hai năm trên dưới
12%, một năm là 19,9%).
Có hai điểm cần lưu ý: một là, mức lương tối thiểu trong biểu đồ là được áp
dụng cho khu vực nhà nước và doanh nghiệp trong nước. Mức lương tối thiểu áp
dụng cho khu vực nước ngoài bao gồm cả liên doanh, đầu tư nước ngoài, các công
ty quốc tế, các tổ chức quốc tế,… thì cao hơn; hai là, trước năm 2008 chỉ có một
mức lương áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp trên cả nước. Từ 1/2008, có nhiều

mức chia theo từng vùng.
b. Lạm phát
Ở Việt Nam, chỉ số CPI theo tháng được định nghĩa là một chỉ số được đo
bằng tỷ lệ phần trăm của giá các hàng hóa và dịch vụ tiêu biểu cho cơ cấu tiêu
dùng xã hội, thay đổi tương đối giữa tháng nghiên cứu và tháng cơ sở. Đây là chỉ
tiêu được sử dụng phổ biến nhất để đo lường mức giá và sự thay đổi của mức giá .
Trong số giỏ hàng hóa được sử dụng để tính CPI , thực phẩm chiếm một tỷ lệ lớn.
Bảng 2. CPI theo tháng (%) giai đoạn 1994 – 2008 và các tháng tăng tiền lương
tối thiểu
Nguồn: dữ liệu từ Tổng cục thống kê Việt Nam.
Từ bảng 2, dường như các chỉ số CPI có xu hướng tăng sau khi tiền lương
tối thiểu tăng. Tuy nhiên, vì việc tăng lương thường diễn ra trong tháng 1, thời
điểm gần với ngày lễ Tết ở Việt Nam (người dân thường chi tiêu nhiều) nên giá cả
có thể tăng thời điểm này. Sau đó, các chỉ số CPI có giảm.
Bảng 3.CPI trung bình tháng từ 1994 – 2008 (%)
Nguồn: dữ liệu từ Tổng cục thống kê Việt Nam.
Bảng 3 biểu diễn trung bình các chỉ số CPI theo các tháng giai đoạn 1994 –
2008. Như dự đoán, CPI tổng thể cao nhất trong tháng 1 và 2 lần lượt với 101.3%
và 102.4%, CPI thực phẩm lần lượt là 101.6% và 103.6% trong tháng 1 và 2. Sau
ngày Tết, giá cả tổng thể lẫn thực phẩm đều giảm ở mức thấp nhất 99.9% trong
tháng 3.
Do vậy, CPI có thể có xu hướng tăng giảm theo mùa vụ, thời kì. Như vậy,
không có minh chứng xác đáng cho việc CPI tăng vì mức tiền lương tối thiểu tăng,
cũng như lạm phát tăng vì chính sách này.
3.2. Tác động đến Doanh nghiệp:
3.2.1 Thực trạng của các doanh nghiệp và vấn đề trả lương cho công
nhân
a. Thực trạng:
Kết quả đạt được: Trong bối cảnh nền kinh tế khủng hoảng, các doanh
nghiệp (DN) vẫn cố gắng duy trì hoạt động và từng bước ổn định. Nhiều DN đã

thực hiện tái cấu trúc để đạt hiệu quả hoạt động cao, áp dụng các biện pháp như
giảm giá thành, tăng năng suất lao động, mở rộng thị trường, tăng chất lượng sản
phẩm.
Khó khăn: Năm 2012, Việt Nam tiếp tục chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh
tế toàn cầu và trong nước từ những năm 2010, 2011. Sức tiêu thụ nguyên liệu, sản
phẩm của DN cũng như của người tiêu dùng vẫn giữ xu hướng giảm. Lạm phát có
nguy cơ cao. Niềm tin kinh doanh bị giảm sút. Thị trường bất động sản vẫn đóng
băng. Thị trường chứng khoán chưa hồi phục. Nợ xấu trong hệ thống ngân hàng và
DN, đặc biệt là các DN liên quan đến bất động sản đã làm tắc nghẽn nền kinh tế.
Tình hình triển khai thực hiện chính sách tháo gỡ khó khăn cho DN còn chậm,
những vướng mắc có tính cố hữu vẫn chậm được khắc phục (vấn đề thế chấp trong
vay vốn, miễn giảm thuế, thuê mặt bằng sản xuất, giải quyết hàng tồn kho, giải
quyết nợ xấu…)
Một trong những khó khăn chung của DN xuất phát từ chính những hạn chế
nội tại của các DN, đặc biệt là Doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nhiều DN hoạt động
mang tính tự phát, theo phong trào và mang tính chất gia đình, thiếu kế hoạch và
chiến lược kinh doanh cụ thể, sản xuất kinh doanh chưa gắn với ngành hàng hoặc
chuỗi giá trị sản phẩm, lại yếu trong khâu tiếp thị mở rộng thị trường nên khả năng
chống đỡ trước suy thoái, biến động của nền kinh tế vĩ mô là kém. Kiến thức quản
trị kinh doanh, ý thức tuân thủ các quy định pháp luật còn hạn chế. Nhiều chủ DN
còn có tâm lý chạy theo lợi nhuận trước mắt, không lo đến giữ gìn thương hiệu,
chất lượng sản phẩm, khách hàng… Hơn nữa, sự cạnh tranh khốc liệt của các DN
nước ngoài ngay tại Việt Nam cũng là một trong những khó khăn mà DN phải
đương đầu trong giai đoạn hiện nay.
Đặc biệt, trong bối cảnh năm 2012 các DN đang gặp rất nhiều khó khăn,
khảo sát cho thấy 54% ở mức bình thường, 24% gặp khó khăn, 22% đang làm ăn
tốt. Xét về quy mô các Cty cỡ nhỏ gặp khó khăn nhất, xét về sở hữu, DN nhà nước
ít gặp khó khăn nhất.
Vấn đề trả lương cho công nhân:
Một kết quả nghiên cứu mới nhất của phòng thương mại và dịch vụ VCCI

cho thấy, mức lương trung bình của DN hiện nay cao hơn mức lương tối thiểu
vùng, cao hơn nhiều so với dự án tăng lương tối thiểu 2013 (2,7 triệu đồng). Thực
tế, mức lương tối thiểu hiện hành chỉ có tác dụng làm căn cứ để tính toán đóng bảo
hiểm.
Ngày 8/5/2013, VCCI (phòng thương mại và dịch vụ) tổ chức Hội nghị
người sử dụng lao động với chủ đề: “Tác động của chính sách pháp luật lao động
mới tới vấn đề quản trị DN 2013”. Cũng theo khảo sát này, về chế độ thưởng ngoài
lương, hiện 95,7% DN có thưởng, hình thức áp dụng hiện nay; 57,4% DN áp dụng
hình thức thưởng, 47,8% có lương tháng 13. Còn lại, 10,9% DN có tháng lương
thứ 14. Hiện nay, có tới 60% DN tăng quỹ lương, trong đó DN tư nhân tăng nhiều
nhất, DN FDI tăng ít nhất, xét về quy mô, DN cỡ nhỏ tăng nhiều hơn cả, DN cỡ
vừa tăng ít nhất.
b. Tác động tích cực
Tăng lương làm tăng mức tiền lương danh nghĩa, góp phần ổn định đời sống
vật chất và tinh thần cho người lao động, ảnh hưởng tích cực đến việc tái sử dụng
sức lao động.
Tạo động lực cho người lao động hăng say làm việc hơn, những người trong
diện cắt giảm nhân sự có động lực để cải thiện tay nghề nâng cao trình độ để đáp
ứng nhu cầu việc làm.
Để đối phó với khó khăn, DN sẽ năng động hơn, mở rộng kinh doanh, cải
thiện dịch vụ tới khách hàng đồng thời đặt mục tiêu nâng cao năng suất, hiệu suất
lao động.
Để đảm bảo quỹ lương, DN buộc phải tiết kiệm lao động,vấn đề kỹ thuật
công nghệ được chú ý hơn, được phát triển hơn và có vai trò cao hơn trong sản
xuất.
c. Tác động tiêu cực
Tác động tới hoạt động sản xuất và kinh doanh. Việc tăng lương tối thiểu dẫn
tới nhiều hệ quả kèm theo ảnh hưởng rất lớn tới sản xuất của các doanh nghiệp đặc
biệt là các doanh nghiệp sản xuất. Sự tăng giá chung của nguyên, nhiên liệu
đầu vào như điện, than, dầu mỏ; các chi phí cho người lao động như đóng bảo

hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, tai nạn theo quy định của pháp
luật, cùng các chế độ khác như chế độ tiền lương, tiền thưởng, nhà ở cho công
nhân, chăm sóc khi ốm đau, thai sản… khiến chi phí lao động gia tăng, năng lực
cạnh tranh quốc gia giảm.
Song song với đó, doanh nghiệp còn phải chịu thêm chi phí công đoàn, chi
phí ngân hàng, phí bảo lãnh, phí thủ tục…, các khoản đầu tư cho máy móc, thiết bị
hiện đại để tăng năng suất lao động, tăng thu nhập cho người lao động… đã tạo
thêm gánh nặng doanh nghiệp. Điều này gây nhiều khó khăn cho việc phân phối và
tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
Tăng lương cũng dẫn tới sự điều chỉnh nhân sự để tiết kiệm chi phí cho
lương và bảo hiểm xã hội. Các doanh nghiệp buộc phải giảm số biên chế làm việc,
gây khó khăn cho việc điều tiết, phân bổ nhân lực, cũng như việc lên kế hoạch cho
các kì kinh doanh tới.Tất cả những hệ quả này gây ảnh hưởng rất lớn tới tiến độ và
chất lượng sản xuất của các doanh nghiệp sản xuất nói riêng và doanh nghiệp trong
nước nói chung.
Tác động tới hoạt động tài chính mà chủ yếu dòng bảo hiểm xã hội liên quan
tới vốn. Khi lương tối thiểu tăng, các doanh nghiệp đều phải tăng quỹ lương, chi
phí đóng bảo hiểm cho nhân công tăng, dẫn đến một dòng tiền (vốn) lớn sẽ phải
huy động để trả lương cho công nhân và đóng bảo hiểm thay vì đầu tư vào sản xuất
xây dựng cơ sở hạ tầng.
Gây ra tình trạng nợ đọng bảo hiểm. Một là do cơ chế phạt chậm trả bảo
hiểm xã hội còn thấp so với lãi vay ngân hàng, dẫn đến hiện tượng doanh nghiệp
có điều kiện đóng nhưng không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động vì tiền
phạt vẫn thấp hơn lãi vay. Hai là doanh nghiệp không có khả năng đóng bảo hiểm
xã hội do khó khăn trong kinh doanh. Ba là doanh nghiệp đã thu của người lao
động nhưng cố tình không đóng.
Tác động tới chính sách trả lương cho người lao động. Vì mức lương các
doanh nghiệp trả thực tế cao hơn mức lương tối thiểu vùng.
3.3. Tác động đến hộ gia đình
a. Tác động tích cực:

Theo lộ trình điều chỉnh mức lương tối thiểu của nhà nước, đến năm 2017
mức lương tối thiểu sẽ phải đáp ứng được mức sống tối thiểu của NLĐ, khi đó sẽ
mang lại những mặt tích cực sau:
Đảm bảo mức sống cần thiết cho người lao động, đặc biệt là những lao động
thu nhập thấp, thu nhập chủ yếu chỉ dựa vào tiền lương, ngăn ngừa việc bóc lột lao
động.
Tăng thu nhập thực tế của người dân. Lượng hàng tồn kho trong các doanh
nghiệp còn rất lớn, trong khi nhu cầu và sức mua chưa được cải thiện, cho nên khả
năng tăng giá sẽ rất khó khăn nếu không tính đến các yếu tố khác. Gắn với chính
sách điều chỉnh mức lương tối thiểu, việc tăng mức thu nhập cá nhân chịu thuế lên
trên 9 triệu đồng/tháng cũng là cách thức cải thiện thu nhập cho người lao động.
Với mức giá không biến động hoặc biến động không đáng kể việc tăng lương tối
thiểu gắn với việc nâng mức chịu thuế góp phần tăng thu nhập thực tế của người
dân.
Đối tượng hưởng lợi là những người lao động đang nhận các trợ cấp xã hội
(như nghỉ hưu, thất nghiệp, thai sản…) và người lao động trong việc hưởng bảo
hiểm xã hội: khoản trợ cấp những đối tượng này nhận được phụ thuộc vào mức
lương cơ bản nên khi mức lương tăng thì số tiền trợ cấp tăng.
Người lao động phải tự điều chỉnh năng suất lao động của bản thân sao cho
đáp ứng được với nhu cầu cạnh tranh, áp lực cắt giảm nhân sự từ doanh nghiệp
Ảnh hưởng tích cực đến đội ngũ thanh niên: Tiền lương tối thiểu thường bị
coi là ảnh hưởng lớn nhất đối với tình trạng thất nghiệp của thanh niên. Mức lương
của thanh niên thường có xu hướng thấp, chỉ dựa vào tiền lương cơ bản, vì lí do
trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp thấp nhất của lực lượng lao
động, họ thường tạo ra năng suất cận biên thấp hơn các lực lượng ở độ tuổi khác.
b. Tác động tiêu cực
Lương chạy theo lạm phát và trượt giá, theo quyết định của chính phủ, tháng
7 tới, mức lương tối thiểu sẽ tăng lên 1,15tr đồng, tăng khoảng 10% so với mức
lương cũ, với mức lạm phát năm nay được dự đoán sẽ ở mức dưới 7% thì đời sống
người dân có được cải thiện đôi chút, song trên thực tế thì có phải như vây không?

Lương tăng kéo theo các chi phí sinh hoạt, giá thành lương thực,thực phẩm
cũng tăng theo, các doanh nghiệp tiến hanh tăng lương theo quy đinh nhưng đó chỉ
là hình thức. Thay vào đó một số doanh nghiệp thực hiện cắt giảm các khoản phụ
cấp cho người lao động như: nhà ở,chi phí đi lại, trợ cấp đau ốm, để bù vào lương
và chi phí bảo hiểm,sản xuất leo thang. Vậy nên mức lương danh nghĩa có tăng
nhưng đời sống người lao động lại không tăng khó khăn thêm khó khăn.
Các doanh nghiệp tiến hành cắt giảm nhân sự, tăng đầu việc cho công nhân,
ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý và đời sống người lao động.
Làm giảm tổng thu nhập của NLĐ: Lương cơ bản tăng, các khoản đóng bảo
hiểm, phí công đoàn…cũng dựa vào đó mà tăng theo. Các doanh nghiệp cắt giảm
trợ cấp ngoài lương ngoài lương để bù váo các khoản phí bảo hiểm phát sinh tăng
khiến cho tổng thu nhập giảm.
Gây khó khăn trong tiêu dùng: Lương tối thiểu của khối DN chỉ mới đáp
ứng được 62-69% mức sống tối thiểu của NLĐ (Hội thảo “Mức sống tối thiểu và
cơ sở xác định mức lương tối thiểu và lương đủ sống” - Ủy ban về các vấn đề xã
hội của Quốc hội ngày 12/04/2013) trong khi đó, việc tăng lương tối thiểu khiến
giá cả thực phẩm, xăng dầu, điện nước, gas… đều tăng. Việc tăng lương luôn phải
chạy theo việc tăng giá cả trên thị trường, lương chưa tăng giá đã tăng, lương tăng
không đuổi kịp theo giá, chưa thể bù được với mức trượt giá.
Gia tăng tình trạng thất nghiệp của người lao động (NLĐ): Mức lương tối
thiểu tăng khiến cho nhiều DN gặp khó khăn dẫn đến cắt giảm nhân công, thậm chí
DN có thể phá sản, khi đó NLĐ sẽ mất việc làm.
KẾT LUẬN
Tiền lương tối thiểu là một vấn đề có ảnh hưởng vô cùng lớn đến việc ổn
định tình hình kinh tế - xã hội. Việc điều chỉnh tăng lương tối thiểu góp phần quan
trọng trong kích thích tổng cầu của nền kinh tế, tạo điều kiện thúc đẩy tiêu thụ
hàng hoá và mở rộng sản xuất, kinh doanh song nhưng nếu không được tiến hành
cẩn trong, có kế hoạch lâu dài sẽ có ảnh hương vô cùng tiêu cực , gây áp lực nặng
nề lên các thành phần của nền kinh tế mà cụ thể là: Doanh nghiệp, hộ gia đình và
Nhà nước. Một chính sách tiền lương tối thiểu đúng đắn sẽ đảm bảo đời sống của

người lao động, đảm bảo tính bền vững của các doanh nghiệp và cả nền kinh tế.
Chính sách tăng lương tối thiểu năm 2013 là đúng đắn và cần thiết. Nó thể
hiện khát vong chính đáng là nâng đời sống của nười lao động, từ đó ổn định nền
kinh tế - xã hội. Tuy nhiên xét trong bối cảnh tình hình kinh tế suy thoái hiện nay,
chính sách này cũng cần phải song song đảm bảo quyền lợi của các doanh nghiệp,
hiện dang chìm trong muôn vàn khó khăn. Để làm được điều này, cần phải có sự
kết hợp song song giữa các cơ quan chức năng với doanh nghiệp và người lao
động. Trong tương lai, bất kỳ luật nào hoặc quy định nào làm gia tăng (hoặc chỉ có
thể làm gia tăng) chi phí lao động - cả chi phí gián tiếp lẫn chi phí trực tiếp - đều
cần chỉ rõ lộ trình thực hiện và cần được thông báo trước để DN lập kế hoạch tài
chính phù hợp.

×