Tải bản đầy đủ (.doc) (133 trang)

Đời sống văn hóa ở huyện yên mỹ, tỉnh hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (528.21 KB, 133 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
MỞ ĐẦU 6
1. Tính cấp thiết của đề tài 6
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 8
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 11
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 11
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 11
6. Đóng góp của đề tài 12
7. Kết cấu của luận văn 12
Chương 1 13
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG 13
VỀ ĐỜI SỐNG VĂN HÓA 13
1.1. Quan niệm về văn hóa, đời sống văn hóa 13
1.1.1. Quan niệm văn hóa 13
1.1.2. Đời sống văn hóa 19
1.2. Cấu trúc của đời sống văn hóa 25
1.2.1. Chủ thể văn hóa 27
1.2.2. Các giá trị văn hóa 28
1.2.3. Hệ thống các thiết chế và cảnh quan văn hóa 31
1.2.4. Các hoạt động văn hóa 33
1.3. Vai trò của đời sống văn hóa với phát triển kinh tế- xã hội 34
1.3.1. Đời sống văn hóa góp phần ổn định chính trị và phát triển kinh tế
34
1.3.2 Đời sống văn hóa góp phần tích cực vào giao lưu hội nhập 36
Chương 2 39
THỰC TRẠNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA 39
Ở HUYỆN YÊN MỸ 39
1
2.1. Các yếu tố tác động đến đời sống văn hóa ở huyện Yên Mỹ giai


đoạn hiện nay 39
2.1.1. Tác động của yếu tố lịch sử, địa lý tự nhiên 39
2.1.2. Tác động của yếu tố chính trị 44
2.1.3. Tác động của yếu tố kinh tế, văn hóa xã hội 47
2.2. Diện mạo đời sống văn hóa ở huyện Yên Mỹ 51
Cấu trúc của đời sống văn hóa gồm 4 yếu tố: Chủ thể văn hóa, các giá trị
văn hóa, hệ thống các thiết chế và cảnh quan văn hóa, các hoạt động văn
hóa. Những yếu tố này có mối quan hệ chặt chẽ, gắn bó với nhau, tác
động lẫn nhau. Trong đó, yếu tố giá trị văn hóa là yếu tố trung tâm, ẩn
tàng trong các yếu tố còn lại. Vì vậy luận văn chỉ tập trung tìm hiểu diện
mạo đời sống văn hóa ở huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên ở các mặt: Chủ
thể văn hóa, hệ thống các thiết chế và cảnh quan văn hóa, các hoạt động
văn hóa 51
2.2.1. Chủ thể văn hóa 52
2.2.2. Hệ thống các thiết chế và cảnh quan văn hóa 69
2.2.3. Các hoạt động văn hóa 78
2.3. Đánh giá chung 89
2.3.1. Những thành tựu 89
2.3.2 Những hạn chế 95
Chương 3 99
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO 99
ĐỜI SỐNG VĂN HÓA Ở HUYỆN YÊN MỸ 99
3.1. Phương hướng 99
3.1.1 Dự báo xu hướng vận động của đời sống văn hóa huyện 99
3.1.2 Phương hướng, mục tiêu 101
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng đời sống văn hóa ở huyện Yên Mỹ
106
3.2.1. Nhóm giải pháp đối với chủ thể văn hóa 106
3.2.2. Nhóm giải pháp đối với hệ thống các thiết chế và cảnh quan văn
hóa 113

3.3. Một số kiến nghị, đề xuất 116
3.3.1. Đối với các ban ngành chức năng 116
3.3.2. Đối với huyện Yên Mỹ 117
2
119
TÀI LIỆU THAM KHẢO 122
ĐỜI SỐNG VĂN HÓA 129
Ở HUYỆN YÊN MỸ, TỈNH HƯNG YÊN 129
ĐỜI SỐNG VĂN HÓA 130
Ở HUYỆN YÊN MỸ, TỈNH HƯNG YÊN 130
ĐỜI SỐNG VĂN HÓA 131
Ở HUYỆN YÊN MỸ, TỈNH HƯNG YÊN 131
PHỤ LỤC
3
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNH- HĐH Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa
MTTQ Mặt trận Tổ quốc
NXB Nhà xuất bản
TDTT Thể dục thể thao
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
TNCS HCM Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
UBMTTQ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
UBND Ủy ban nhân dân
VHNT Văn học nghệ thuật
VH&TT Văn hóa và thông tin
4
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang

Bảng 2.1 Bảng chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ năm 2010- 2012 54
Bảng 2.2 Tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân đầu
người qua các năm 2010- 2012
55
Bảng 2.3
Bảng so sánh tỷ lệ phòng học kiên cố giai đoạn 2001-
2005 và 2006- 2010
69
5
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Văn hóa Việt Nam là một nền văn hóa có lịch sử lâu đời, nhiều thành
tựu, nội dung phong phú và giá trị nhân văn sâu sắc. Suốt trong tiến trình lịch
sử, nền văn hóa đó đã trở thành nền tảng tinh thần, động lực đưa dân tộc Việt
Nam vượt qua tất cả những khó khăn, thử thách khắc nghiệt của thiên nhiên,
của các thế lực ngoại xâm để tồn tại, phát triển và có vị trí xứng đáng ở khu
vực và trên thế giới.
Trong thời kỳ đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng
và Nhà nước ta rất quan tâm tới lĩnh vực văn hóa, xây dựng và phát triển văn
hóa. Trong công cuộc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc, nhiệm vụ và hoạt động xây dựng đời sống văn hóa
luôn được Đảng và Nhà nước ta chú trọng.
Từ Đại hội VII (1991) của Đảng, văn hóa được xác định là nền tảng
tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển
kinh tế- xã hội. "Nhiệm vụ trung tâm của văn hóa, văn nghệ nước ta là góp
phần xây dựng con người Việt Nam về trí tuệ, đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối
sống, có nhân cách tốt đẹp, có bản lĩnh vững vàng, ngang tầm sự nghiệp đổi
mới, vì dân giàu, nước mạnh, xã hội văn minh" [11, tr. 53].
Xây dựng và phát triển văn hóa là xây dựng nền tảng tinh thần của
xã hội. "Chăm lo văn hóa là chăm lo củng cố nền tảng tinh thần của xã hội.

Thiếu nền tảng tinh thần tiến bộ và lành mạnh, không quan tâm giải quyết tốt
mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội thì không
thể có sự phát triển kinh tế- xã hội bền vững" [12, tr.55].
Đảng nhấn mạnh tư tưởng chỉ đạo về xây dựng đời sống văn hóa:
6
Làm cho văn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã
hội, vào từng người, từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng,
từng địa bàn dân cư, vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con
người, tạo ra trên đất nước ta đời sống tinh thần cao đẹp, trình độ
dân trí cao, khoa học phát triển, phục vụ đắc lực sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng văn minh, từng bước vững chắc lên chủ nghĩa xã hội
[12, tr. 54,55].
Sơ kết 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII,
Kết luận Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương khóa IX (2004)
của Đảng chỉ rõ: trong xây dựng và phát triển văn hóa có nhiều nhiệm vụ, trong
đó có 3 nhiệm vụ trọng tâm: Xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống và đời sống
văn hóa; nâng cao chất lượng, hiệu quả nhiệm vụ xây dựng con người Việt
Nam theo 5 đức tính như Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII đã nêu; Xây
dựng đời sống văn hóa, nhất là đời sống văn hóa ở cộng đồng dân cư Văn
kiện Đại hội XI (2011) của Đảng khẳng định: "Tăng trưởng kinh tế phải kết
hợp hài hòa với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội,
không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân." [13, tr.98- 99].
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 -2020 được thông qua tại Đại hội
XI của Đảng nêu 12 định hướng lớn, trong đó có định hướng: "Phát triển toàn
diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, vừa phát huy những giá trị tốt đẹp của dân
tộc, vừa tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, xử lý tốt mối quan hệ giữa
kinh tế và văn hóa để văn hóa thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội, là một
động lực phát triển kinh tế- xã hội và hội nhập quốc tế." [13, tr.126].
Đời sống văn hóa là một thành tố của văn hóa. Đó là nơi khơi nguồn

sáng tạo, đồng thời là nơi hưởng thụ các giá trị văn hóa của nhân dân. Đời
sống văn hóa là nơi bảo tồn và phát huy mạnh mẽ tính đa dạng, phong phú
7
của văn hóa các dân tộc Đời sống văn hóa vững mạnh là nền tảng, bước đi
ban đầu để thực hiện thành công đường lối văn hóa của Đảng, là một trong
những cơ sở, điều kiện, nguồn lực phát triển kinh tế- xã hội.
Là một huyện của tỉnh Hưng Yên, Yên Mỹ có phong trào xây dựng đời
sống văn hóa, làng văn hóa, gia đình văn hóa từ khá sớm. Qua hơn mười năm
(huyện được tái lập năm 1999) xây dựng và phát triển văn hóa theo tinh thần
Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII, Kết luận Hội nghị lần thứ mười Ban
Chấp hành Trung ương khóa IX, Nghị quyết Đại hội X, XI của Đảng, đời
sống văn hóa trên địa bàn huyện có nhiều đổi mới, góp phần tích cực vào sự
phát triển kinh tế- xã hội của huyện. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt
được, đời sống văn hóa ở huyện Yên Mỹ tỉnh Hưng Yên cũng còn bộc lộ
những hạn chế, tồn tại cần phải có sự đánh giá khách quan, có hướng và giải
pháp tiếp tục phát triển, nâng cao chất lượng.
Từ những lý do trên học viên đã lựa chọn đề tài luận văn Cao học là :
"Đời sống văn hóa ở huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên". Đây là một vấn đề
vừa có ý nghĩa lý luận vừa có ý nghĩa thực tiễn.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đã có nhiều công trình nghiên cứu và tài liệu liên quan đến đề tài luận
văn, có thể chia thành các nhóm sau:
Một là, những công trình nghiên cứu lý luận chung về văn hóa, nổi
bật là các tác giả, tác phẩm: Phạm Quang Nghị (chủ biên), Một số vấn đề lý
luận văn hóa thời kỳ đổi mới, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996;
Hoàng Vinh, Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng văn hóa ở nước ta,
NXB Văn hóa thông tin Hà Nội, 1999; Đỗ Huy, Văn hóa và phát triển,
NXB Chính trị quốc gia, Hà nội, 2005; PGS.TS Nguyễn Tri Nguyên, Văn
hóa- tiếp cận lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006;
8

Nguyễn Phú Trọng (chủ biên), Đổi mới và phát triển ở Việt Nam- một số
vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006; Phạm
Duy Đức (chủ biên), Quan điểm của Chủ nghĩa Mác- Lênin về văn hóa,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008
Hai là, những công trình nghiên cứu về đời sống văn hóa trong thời kỳ
đổi mới, nổi bật là các tác giả tác phẩm sau: Phạm Việt Long (chủ biên), Một
số giá trị văn hóa truyền thống và đời sống văn hóa ở cơ sở nông thôn hiện
nay, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 1998; Phạm Minh Hạc- Nguyễn Khoa
Điềm (chủ biên), Về phát triển văn hóa và xây dựng con người thời kỳ Công
nghiệp hóa hiện đại hóa, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003; TS. Đình
Quang, Đời sống văn hóa đô thị và khu công nghiệp Việt Nam, Nxb Văn hóa
thông tin, Hà Nội, 2005; Trần Văn Bính (Chủ biên), Văn hóa các dân tộc Tây
bắc- Thực trạng và những vấn đề đặt ra, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2004; Trần Văn Bính (Chủ biên), Văn hóa các dân tộc Tây Nguyên- Thực
trạng và những vấn đề đặt ra, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005; Trần
Văn Bính (Chủ biên), Văn hóa các dân tộc Tây Nam bộ- Thực trạng và
những vấn đề đặt ra, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005
Một số luận văn cao học nghiên cứu đời sống văn hóa ở một số địa
phương, đơn vị, tộc người lưu tại Đại học Văn hóa Hà Nội, Học viện Chính
trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh như: Nguyễn Thị Thu Lan, Đời sống
văn hóa của sinh viên trường Đại học Lao động– xã hội trong giai đoạn hiện
nay, ĐH Văn Hóa Hà Nội, 2011; Đỗ Thị Minh Khuê, Đời sống văn hoá của
cộng đồng dân cư ở huyện Thọ Xuân– Thanh Hoá, ĐH Văn Hóa Hà Nội,
2012; Vũ Thị Hòa, Đời sống văn hóa của dân tộc Mông ở tỉnh Hà Giang hiện
nay, Học viện Chính trị- Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2008;
Nguyễn Tuệ Sơn, Đời sống văn hóa ở huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội
hiện nay, Học viện Chính trị- Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội,
9
2012; Trương Ngọc Lan, Đời sống văn hóa ở nông thôn huyện Sóc Sơn,
thành phố Hà Nội hiện nay, Học viện Chính trị- Hành chính quốc gia Hồ Chí

Minh, Hà Nội, 2012; Lê Thị Thanh Nhàn, Đời sống văn hóa ở nông thôn
huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội hiện nay, Học viện Chính trị - Hành
chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2012
Những công trình nghiên cứu ở hai nhóm trên đã đề cập tới những vấn
đề lý luận chung về văn hóa, đời sống văn hóa, vai trò của đời sống văn hóa
trong phát triển kinh tế- xã hội, thực trạng đời sống văn hóa ở nước ta nói
chung, một số địa phương nói riêng trong thời kỳ đổi mới, công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước. Tác giả luận văn đã kế thừa được những nội dung lý
luận chung về văn hóa, đời sống văn hóa trong những công trình trên.
Ba là, các công trình nghiên cứu về văn hóa ở Hưng Yên như: Hưng
Yên 170 năm, NXB Hưng Yên, 2001; Hưng Yên thế và lực trong thế kỉ XXI ,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005; Sở Văn hóa- Thông tin, Hưng Yên
Phố Hiến lịch sử văn hóa, Nxb.Hưng Yên, 1998; Bảo tàng Hưng Yên, Di tích
lịch sử văn hóa Hưng Yên, 2008; Nguyễn Phúc Lai (chủ biên), Hưng Yên
vùng phù sa văn hóa, Nxb. Hưng Yên, 2009 Một số luận văn cao học
nghiên cứu về văn hóa Hưng Yên, đời sống văn hóa ở Hưng Yên như: Lê
Đình Dương, Đảng bộ Hưng Yên lãnh đạo xây dựng và phát triển văn hóa từ
năm 1997 đến năm 2010, Học viện Chính trị- Hành chính quốc gia Hồ Chí
Minh, Hà Nội, 2011; Lê Thị Hiền, Văn hóa gia đình trong việc giáo dục trẻ
em trước tuổi đến trường (Khảo sát ở Hưng Yên hiện nay), Học viện Chính
trị- Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2012 ; Đỗ Văn Sơn, Đời
sống văn hóa tinh thần của sinh viên trên địa bàn tỉnh Hưng Yên hiện nay,
Học viện Chính trị- Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2012
Những công trình trên đã đề cập tới những nét cơ bản văn hóa truyền
thống của Hưng Yên, văn hóa Hưng Yên trong thời kỳ đổi mới, đời sống văn
10
hóa Hưng Yên trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 5
khóa VIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội X, XI của Đảng.
Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập một
cách có hệ thống và cụ thể về đời sống văn hóa ở Hưng Yên, nhất là đời sống

văn hóa ở huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên từ năm 2000 đến nay.
Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc, đề tài mà tác giả lựa chọn và thực hiện ,
không trùng với các công trình nghiên cứu đã được công bố.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống một số vấn đề lý luận cơ bản về văn hóa, đời sống văn hóa.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng đời sống văn hóa tại huyện Yên Mỹ,
tỉnh Hưng Yên từ năm 2000 đến nay.
- Phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng đời
sống văn hóa ở huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên giai đoạn hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Khảo sát đời sống văn hóa gắn với các hoạt động văn hóa của chủ
thể văn hóa trong sản xuất, xây dựng và phát triển văn hóa theo tinh thần
Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII của Đảng về xây dựng và phát triển
nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, Nghị quyết Đại
hội XI của Đảng.
- Địa bàn nghiên cứu: huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên
- Thời gian nghiên cứu: từ năm 2000 đến nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Dựa trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về văn hóa kết hợp
với việc sử dụng các phương pháp điền dã, điều tra xã hội học, thống kê, hệ
thống, so sánh, phân tích, tổng hợp để giải quyết các nội dung của đề tài.
11
6. Đóng góp của đề tài
- Khảo sát, đánh giá thực trạng đời sống văn hóa tại huyện Yên Mỹ,
tỉnh Hưng Yên hiện nay, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nâng cao chất
lượng đời sống văn hóa trên địa bàn huyện thời gian tới.
- Một số giải pháp luận văn đề xuất, nếu được áp dụng sẽ góp phần nâng
cao chất lượng, hiệu quả xây dựng và phát triển đời sống văn hóa của huyện.
7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung
của luận văn được thể hiện trong 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về đời sống văn hóa
Chương 2: Thực trạng đời sống văn hóa ở huyện Yên Mỹ
Chương 3: Phương hướng và giải pháp nâng cao đời sống văn hóa
ở huyện Yên Mỹ
12
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
VỀ ĐỜI SỐNG VĂN HÓA
1.1. Quan niệm về văn hóa, đời sống văn hóa
1.1.1. Quan niệm văn hóa
Lịch sử phát triển của văn hóa gắn với lịch sử phát triển lâu dài của loài
người. Khi con người xuất hiện, tự khẳng định mình là người, phân biệt với
động vật, thì lịch sử văn hóa cũng bắt đầu từ đó. Tuy vậy, so với lịch sử hình
thành và phát triển của văn hóa, thời điểm từ "văn hóa" và quan niệm về văn
hóa lúc mới xuất hiện đến khi văn hóa trở thành một thuật ngữ khoa học
muộn hơn rất nhiều.
Từ "văn hóa" mới xuất hiện trong các thư tịch cổ chỉ cách đây mấy
ngàn năm. Ở Trung Quốc, từ thời nhà Chu (thế kỷ XI- VIII trước Công
nguyên), trong sách Chu dịch đã thấy có từ "văn" và từ "hóa" (hai từ chưa
được xếp liền với nhau). Chu dịch chép: Quan sát thiên văn để thấy sự thay
đổi thời tiết của bốn mùa; xem xét văn vẻ của người để giáo hóa thiên hạ.
Lưu Hướng- một người trong tầng lớp quan lại và là một học giả, sống ở
thời Tây Hán (năm 206 trước Công nguyên - năm 25 sau Công nguyên),
trong bài Chỉ vũ của sách Thuyết uyển có viết: “Bậc thánh nhân trị thiên hạ,
trước dùng văn đức, sau mới dùng vũ lực. Phàm dùng đến võ để đối phó với
kẻ không phục tùng, giáo hóa bằng văn mà không chịu thay đổi thì sau mới
trừng phạt” [31, tr. 7,8].
Văn và hóa trong hai đoạn thư tịch cổ trên được hiểu là văn, văn trị,

giáo dục, giáo hóa, đối lập với võ, vũ lực.
Quan niệm văn hóa là văn trị, giáo hóa, lễ nhạc, điển chương, chế độ
của người Trung Quốc (và những nước ở phương Đông có mối quan hệ với
13
Trung Quốc, văn hóa Trung Hoa) được duy trì mãi đến thời Cận đại, về sau
có sự bổ sung khi tiếp nhận nghĩa của từ văn hóa ở phương Tây du nhập sang.
Theo Vunđơ (W.Wundt), nhà ngôn ngữ học người Đức, văn hóa
(culture trong ngôn ngữ Anh và Pháp, kultur trong ngôn ngữ Đức) với tư cách
là một từ, đã xuất hiện trong ngôn ngữ Latinh từ trước Công nguyên, gốc là
colère (nghĩa là khai khẩn, vỡ hoang đất đai ), sau trở thành cultura (nghĩa là
cày cấy, gieo trồng, vun trồng, chăm sóc gắn với nghề nông). Xã hội phát
triển, theo quy luật ngôn ngữ, cultura dần dần thêm những nghĩa mới, trong
đó có nghĩa là vun trồng tinh thần. Trong ngôn ngữ của người Hy Lạp và La
Mã cổ đại, văn hóa có hai nghĩa: sự gieo trồng, chăm sóc cây cối, hoa mầu và
sự phát triển năng lực tinh thần của con người.
Thời kỳ Phục Hưng (thế kỷ XV-XVI), ở phương Tây, trong quá trình
khôi phục lại những giá trị của nền văn minh Hy Lạp- La Mã cổ đại, từ văn
hóa có thêm nghĩa chỉ năng lực sáng tạo của con người. Khác với giai đoạn
đầu của thời kỳ Trung cổ trước đó đề cao quyền lực của các đấng siêu nhiêu
nhiên, thời Phục Hưng đề cao con người, năng lực của con người, trong đó có
năng lực sáng tạo trong xây dựng thể chế, cải tạo xã hội, sáng tạo ra nhiều
công trình nghệ thuật, kiến trúc kỳ vĩ , nhiều sản phẩm thể hiện một trình độ
thẩm mỹ cao.
Như vậy, đến trước thời Cận đại, ở cả phương Đông và phương Tây,
chữ văn hóa, khái niệm văn hóa đều có chung nghĩa để chỉ các lĩnh vực hoạt
động của con người, trong đó lĩnh vực hoạt động tinh thần, đáp ứng nhu cầu
của con người và xã hội Con người muốn phát triển, hoàn thiện phải được
giáo dục, giáo hóa (văn hóa hóa) theo những chuẩn mực nhân văn.
Năm 1774, từ văn hóa được đưa vào từ điển ở Đức. Người đầu tiên sử
dụng từ văn hóa như một thuật ngữ khoa học là nhà nghiên cứu pháp luật

người Đức- Puphenđoóc (Pufendorf). Theo ông, văn hóa là toàn bộ những gì
14
con người tạo ra do hoạt động xã hội, văn hóa khác với tự nhiên, khu biệt với
tự nhiên [31, tr.9].
Cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX, văn hóa trở thành đối tượng
nghiên cứu của một số ngành khoa học xã hội và nhân văn. Cuối thế kỷ XIX,
văn hóa trở thành đối tượng nghiên cứu của một chuyên ngành độc lập, ngành
Khoa học văn hóa, hay Văn hóa học. Trong các công trình nghiên cứu của
mình, các nhà nghiên cứu văn hóa và liên quan đến văn hóa ở nhiều nước trên
thế giới đã đưa ra quan niệm, cao hơn là đưa ra các định nghĩa văn hóa của
riêng mình, xác định phạm vi, vận dụng các định nghĩa văn hóa vào việc
nghiên cứu các lĩnh vực cụ thể của xã hội và con người. Cho đến nay, số
lượng các quan niệm, định nghĩa văn hóa lên đến vài trăm và chắc chắn còn
tăng lên. Tuy vậy, có thể nói một cách khái quát:
Theo nghĩa rộng, văn hóa là toàn bộ hệ thống giá trị vật chất và tinh
thần do con người sáng tạo ra trong hoạt động thực tiễn lịch sử- xã hội,
mang tính chân, thiện, mỹ, phục vụ cho sự sinh tồn và phát triển của con
người và xã hội loài người.
Văn hóa có đặc trưng khu biệt con người với động vật, sản phẩm nhân
tạo với những gì có sẵn trong tự nhiên, văn hóa là kết quả của sự thích nghi
có ý thức và chủ động của con người với tự nhiên và xã hội.
Văn hóa thể hiện đặc điểm đặc trưng của mỗi xã hội, mỗi cộng đồng,
văn hóa là thước đo trình độ phát triển và đặc tính riêng của mỗi cộng đồng,
dân tộc.
Theo nghĩa hẹp, văn hóa là toàn bộ các giá trị tinh thần do con người
sáng tạo, tích lũy trong quá trình lịch sử- xã hội.
Một số định nghĩa văn hóa, theo nghĩa rộng và theo nghĩa hẹp, còn
nhấn mạnh một số phương diện cụ thể của văn hóa.
15
Có thể nêu một số quan niệm, định nghĩa phổ biến:

Ví dụ, định nghĩa văn hóa của E.Taylo (E.B.Taylor) trong tác phẩm
Văn hóa nguyên thủy, xuất bản ở Anh năm 1871, được nhiều nhà nghiên
cứu văn hóa coi là định nghĩa văn hóa đầu tiên. Ông viết: "Văn hóa hiểu
theo nghĩa rộng nhất của nó, là toàn bộ phức thể bao gồm hiểu biết, tín
ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục cùng với những khả
năng và tập quán khác mà con người có được với tư cách là một thành
viên của xã hội" [31, tr.11].
Trong định nghĩa này, E.Taylo nhấn mạnh văn hóa là những di sản tinh
thần và phong tục tập quán của con người.
Năm 1982, tại Mêhicô, Hội nghị thế giới về chính sách văn hóa vì sự
phát triển đưa ra định nghĩa:
Theo nghĩa rộng, ngày nay văn hóa có thể được coi là toàn bộ các
đặc tính đặc biệt về tâm hồn, vật chất, trí tuệ và tình cảm đặc trưng
cho một xã hội hay một nhóm xã hội. Nó không chỉ bao gồm nghệ
thuật và văn học, mà cả lối sống, các quyền cơ bản của nhân loại,
các hệ thống giá trị truyền thống và tín ngưỡng [61, tr.23].
Trong định nghĩa này, văn hóa được quan niệm là toàn bộ các giá trị
tinh thần đặc trưng cho một xã hội hay một cộng đồng người.
Về quan niệm văn hóa của các nhà văn hóa Việt Nam: Từ năm 1943,
trong thời gian viết những bài thơ sau này được tập hợp trong tác phẩm Nhật
ký trong tù, Hồ Chí Minh viết về "ý nghĩa của văn hóa":
Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới
sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật,
khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh
hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ
16
những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng
hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà
loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống
và đòi hỏi của sự sinh tồn [28, tr.431].

Như vậy, văn hóa được Hồ Chí Minh quan niệm theo nghĩa rộng, bao
gồm toàn bộ những giá trị vật chất, tinh thần, phương thức sử dụng các giá trị
và phương thức sinh hoạt của con người. Hoạt động sáng tạo văn hóa là hoạt
động có ý thức, có mục đích của con người.
Nhà văn hóa Phạm Văn Đồng viết:
Văn hóa là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử của dân tộc, nó làm
nên sức sống mãnh liệt, giúp cộng đồng dân tộc Việt nam vượt qua
biết bao sóng gió và thác ghềnh tưởng chừng không thể vượt qua
được, để không ngừng phát triển và lớn mạnh, viết nên những trang
sử lạ lùng bởi tính kiên cường trong hoạn nạn, bởi khí phách hào
hùng trong giữ nước và dựng nước Cốt lõi của văn hóa với ý
nghĩa bao quát và cao đẹp nhất của nó, bao gồm cả một hệ thống
giá trị: tư tưởng và tình cảm, đạo đức và phẩm chất, trí tuệ và tài
năng, sức nhạy cảm tiếp thụ cái mới từ bên ngoài, ý thức bảo vệ bản
lĩnh và bản sắc của cộng đồng dân tộc, sức đề kháng và sức chiến
đấu để tự bảo vệ mình và không ngừng lớn mạnh [18, tr.632].
Trong quan niệm trên, văn hóa được nhấn mạnh là sức sống, phẩm
chất, bản lĩnh của một dân tộc.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa
VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam Về xây dựng và phát triển nền văn hóa
Việt nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc (ban hành năm 1998) khẳng định:
Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực
17
thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội. Nghị quyết xác định những bộ phận cơ
bản nhất cấu thành nền tảng tinh thần của xã hội là: tư tưởng, đạo đức, lối
sống, giáo dục- đào tạo và khoa học- công nghệ, văn học nghệ thuật, thông tin
đại chúng, giao lưu văn hóa, thể chế và thiết chế văn hóa Nghị quyết cũng
nhấn mạnh: "Tiên tiến là yêu nước và tiến bộ mà nội dung cốt lõi là lý tưởng
độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội theo Chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, mục tiêu tất cả vì con người, vì hạnh phúc và sự phát triển phong

phú, tự do toàn diện của con người trong mối quan hệ hài hòa giữa cá nhân
và cộng đồng" [12, tr.55- 56].
Bản sắc dân tộc là sự tổng hòa các giá trị bền vững, những tinh hoa
văn hóa vật chất và tinh thần làm nên những sắc thái riêng của một dân tộc
trong lịch sử và trong quá trình phát triển. Xét trên bình diện giá trị, bản sắc
dân tộc của văn hóa Việt Nam:
Bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các
dân tộc Việt Nam được vun đắp nên qua lịch sử hàng ngàn năm đấu
tranh dựng nước và giữ nước. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí
tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá
nhân- gia đình- làng xã- Tổ quốc; lòng nhân ái, khoan dung, trọng
nghĩa tình, đạo lý, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động; sự tinh
tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống Bản sắc văn hóa dân
tộc còn đậm nét cả trong các hình thức biểu hiện mang tính dân tộc
độc đáo [12, tr.56].
Như vậy, theo quan điểm khoa học, biện chứng, văn hóa xuất hiện và là
kết quả lao động sáng tạo của con người, vì con người. Sáng tạo văn hóa là
hoạt động của con người. Đó là quá trình khách thể hóa sức mạnh bản chất
người (C.Mác gọi là lực lượng bản chất người) để tạo ra những giá trị, chuẩn
18
mực, cao nhất là chân- thiện- mỹ tạo thành "thiên nhiên thứ hai" (ngoài "đại
tự nhiên" đã có sẵn trước khi con người được sinh ra), đáp ứng nhu cầu vật
chất và tinh thần của con người, đồng thời là môi trường văn hóa để phát triển
con người và phát triển xã hội.
Đời sống văn hóa là một thành tố của văn hóa.
1.1.2. Đời sống văn hóa
"Đời sống văn hóa" được sử dụng như một thuật ngữ khoa học ở nước
ta vào những năm 60 của thế kỷ XX, hiện nay được sử dụng khá phổ biến trên
văn kiện, nghị quyết của Đảng, văn bản của Nhà nước, sách, báo và các
phương tiện truyền thông. Tuy nhiên, cho tới nay, cũng giống như nhiều khái

niệm khoa học khác, trong đó có khái niệm văn hóa, có nhiều cách hiểu vừa
có nội dung tương đồng, lại vừa có điểm khác nhau về "đời sống văn hóa".
Trong Đại từ điển tiếng Việt do Nguyễn Như Ý làm chủ biên, khái
niệm "đời sống" được hiểu là" hoạt động của con người về một lĩnh vực nào
đó" [64, tr. 670].
Theo Nguyễn Lân, đời sống là "sinh hoạt của người ta trong từng lĩnh
vực: đời sống vật chất, đời sống tinh thần, đời sống nghệ thuật" [35, tr.678].
Đời sống con người bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó đời
sống văn hóa là một lĩnh vực quan trọng của đời sống con người.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: Trong công cuộc kiến thiết nước nhà, bốn
vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa phải coi trọng ngang nhau. Người chỉ
rõ, kinh tế thuộc về cơ sở hạ tầng, là nền tảng để xây dựng kiến trúc thượng
tầng, xây dựng văn hóa. Do đó, phải xây dựng kinh tế- xây dựng cơ sở hạ
tầng để có điều kiện xây dựng và phát triển văn hóa. Người khẳng định:
"Muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội thì phải phát triển kinh tế và văn hóa. Vì
sao không nói phát triển văn hóa và kinh tế? Tục ngữ ta có câu: Có thực
19
mới vực được đạo; vì thế kinh tế phải đi trước. Nhưng phát triển để làm gì?
Phát triển kinh tế và văn hóa để nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của
nhân dân ta" [29, tr.59].
Như vậy, trong quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đời sống văn
hóa được hiểu là đời sống tinh thần.
Trong Giáo trình lý luận văn hóa và đường lối văn hóa của Đảng,
các nhà khoa học của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đưa ra
quan niệm:
Đời sống văn hóa là một bộ phận của đời sống xã hội, mà đời sống
xã hội là một phức thể các hoạt động sống của con người, nhằm đáp
ứng các nhu cầu vật chất và tinh thần của nó. Nhu cầu vật chất được
đáp ứng làm cho con người tồn tại như một sinh thể, còn nhu cầu
tinh thần thì giúp cho con người tồn tại như một sinh thể xã hội, tức

là một nhân cách văn hóa [27, tr. 434].
Báo cáo Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở của Viện Văn hóa và phát
triển, Học viện Chính trị- Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh nêu định nghĩa:
Đời sống văn hóa nói chung là một tổng hợp những yếu tố vật thể
văn hóa nằm trong những cảnh quan văn hóa, những yếu tố hoạt
động văn hóa của con người, những sự tác động lẫn nhau trong đời
sống xã hội để tạo ra những quan hệ có văn hóa trong cộng đồng
người, trực tiếp làm hình thành lối sống của con người trong xã
hội [26, tr. 28].
Xét theo nghĩa hẹp thì:
Đời sống văn hóa chính là sự hoạt động của các quá trình sản
xuất, phân phối, lưu giữ và tiêu thụ những tác phẩm văn hóa (sản
phẩm văn hóa). Quá trình này biến các giá trị văn hóa tiềm tàng
20
thành những giá trị văn hóa hiện thực sao cho những giá trị văn
hóa đó đi vào đời sống hàng ngày của mọi người trở thành một
bộ phận hợp thành không thể tách rời, một thành tố thiết yếu của
cuộc sống [26, tr.21].
Trong Tập bài giảng Một số chuyên đề văn hóa và phát triển, các nhà
khoa học ở Khoa Văn hóa và phát triển, Học viện Chính trị - Hành chính khu
vực I quan niệm:
Đời sống văn hóa là một bộ phận của đời sống xã hội, bao gồm
tổng thể những yếu tố hoạt động văn hóa vật chất và tinh thần,
những tác động qua lại lẫn nhau trong đời sống xã hội để tao ra
những quan hệ có văn hóa trong cộng đồng, trực tiếp hình thành
nhân cách và lối sống của con người. Đời sống văn hóa bao gồm
những nội dung không tách rời các lĩnh vực của đời sống xã hội và
các yếu tố cơ bản tạo nên văn hóa [31, tr.253- 254].
Điểm chung trong các quan niệm trên là, để làm rõ khái niệm đời sống
văn hóa, các nhà khoa học thường tiếp cận từ phương diện bản chất của văn

hóa. Đời sống văn hóa là sự thể hiện tập trung nhất các mặt của văn hóa. Đời
sống văn hóa là một lĩnh vực của đời sống xã hội, là một phức thể bao gồm
những hoạt động sống của con người, nhằm đáp ứng nhu cầu của con người.
Trong đó, các hoạt động văn hóa đáp ứng nhu cầu tinh thần của con người,
làm cho con người tồn tại với tư cách là một sinh thể xã hội, tức là con người
tồn tại như một nhân cách văn hóa. Xã hội càng phát triển, nhu cầu văn hóa
và sự đáp ứng nhu cầu văn hóa ngày càng cao, "trình độ phát triển người"
ngày càng được hoàn thiện. Đời sống văn hóa chính là tổng thể sống động các
hoạt động văn hóa trong quá trình sáng tạo (sản xuất), bảo quản, lưu giữ, phổ
biến, tiêu dùng các sản phẩm văn hóa và sự giao lưu văn hóa, nhằm thỏa mãn
nhu cầu văn hóa của con người và cộng đồng.
21
Hoàng Vinh quan niệm:
Đời sống văn hóa là một bộ phận của đời sống xã hội, bao gồm các
yếu tố văn hóa tĩnh tại (các sản phẩm văn hóa vật thể, các thiết chế
văn hóa) cũng như các yếu tố văn hóa động thái (con người và các
dạng hoạt động văn hóa của nó). Xét trên phương diện khác, đời
sống văn hóa bao gồm các hình thức văn hóa hiện thực và cả các
hình thức sinh hoạt văn hóa tâm linh [63, tr.268].
Trong quan niệm này, đời sống văn hóa là một bộ phận của đời sống xã
hội, bao gồm nhiều yếu tố, nhưng chưa phản ánh được mối quan hệ giữa các
yếu tố, đặc biệt là chưa đề cập đến các giá trị văn hóa trong đời sống văn hóa
ở góc độ tạo ra những quan hệ có văn hóa trong cộng đồng, nhất là trong hình
thành lối sống và nhân cách của con người.
Nguyễn Hữu Thức quan niệm: "Đời sống văn hóa có thể hiểu đó là tất
cả những hoạt động của con người tác động vào đời sống vật chất, đời sống
tinh thần, đời sống xã hội để hướng con người vươn lên theo quy luật của cái
đẹp, của chuẩn mực giá trị Chân, Thiện, Mỹ, đào thải những biểu hiện tiêu
cực tha hóa của con người" [43, tr.19].
Nguyễn Hữu Thức còn có một quan niệm đời sống văn hóa có nội dung

khá tương đồng với quan niệm trên:
Đời sống văn hóa được hiểu một cách khái quát là hiện thực sinh
động các hoạt động của con người trong môi trường sống để duy trì,
đồng thời tái tạo sản phẩm văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần theo
những giá trị và chuẩn mực xã hội nhất định nhằm không ngừng tác
động, biến đổi tự nhiên, xã hội và đáp ứng nhu cầu đổi mới, nâng
cao chất lượng sống của chính con người [44, tr.35].
22
Theo quan niệm này thì đời sống văn hóa là nơi diễn ra quá trình tác
động, trao đổi thông qua các hoạt động văn hóa nhằm nâng cao chất lượng
sống của con người. Đó là quá trình các giá trị văn hóa mà con người tiếp thu
được tác động vào đời sống vật chất để con người thích nghi, tận dụng, biến
đổi môi trường tự nhiên, tạo lập môi trường nhân văn, làm ra nhiều sản phẩm
vật chất cho xã hội; tác động vào đời sống tinh thần để con người thỏa mãn
nhu cầu về tư tưởng, tình cảm, đạo đức, lối sống; tác động vào chính bản thân
đời sống cá nhân con người, điều chỉnh hành vi, ứng xử của cá nhân và giúp
cá nhân lựa chọn hướng đi tốt nhất cho cuộc đời; tác động vào xã hội để xây
dựng một hệ thống các giá trị, chuẩn mực làm cho xã hội ngày càng phát triển
lành mạnh và ổn định Tuy vậy, đời sống văn hóa theo quan niệm này có
phạm vi khá rộng nên có nhiều khó khăn trong khảo sát và đánh giá thực
trạng đời sống văn hóa
Để đi đến một quan niệm hoàn chỉnh về đời sống văn hóa, chúng ta
phải tiếp cận văn hóa như là một lĩnh vực trọng yếu của toàn bộ đời sống xã
hội bao gồm rất nhiều lĩnh vực khác nhau hoặc có liên quan với nhau: đời
sống chính trị, kinh tế, văn hóa
Đời sống văn hóa về cơ bản chính là đời sống tinh thần của con người.
Cụ thể hơn, đời sống văn hóa là sự hiện diện, tồn tại và phát triển của đời
sống tinh thần trong toàn bộ hoạt động thực tiễn xã hội. Giữa các hoạt động
của đời sống văn hóa tinh thần với các hoạt động của đời sống chính trị, đời
sống kinh tế có vai trò, vị trí riêng nhưng lại có quan hệ mật thiết với nhau

trong toàn bộ đời sống xã hội. Vì vậy, khi nghiên cứu đời sống văn hóa cần
thiết phải đặt trong toàn bộ đời sống xã hội và hoạt động của đời sống xã hội.
Nghiên cứu đời sống văn hóa có thể được giới hạn ở phạm vi các hoạt động
sáng tạo tinh thần theo nghĩa rộng (hoạt động sáng tạo giá trị vật chất, cả giá
trị tinh thần), theo nghĩa hẹp (riêng hoạt động sáng tạo giá trị văn hóa tinh
23
thần), tùy theo góc độ tiếp cận, phạm vi (không gian, thời gian) khảo sát và
mục tiêu xây dựng đời sống văn hóa đề ra ở mỗi giai đoạn cụ thể. Trên
thực tế, đời sống văn hóa là một phức thể phản ánh mối quan hệ biện chứng
giữa chủ thể sáng tạo văn hóa và các dạng hoạt động văn hóa, cũng như các
sản phẩm văn hóa trong những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể nhằm đáp ứng
nhu cầu văn hóa, nâng cao chất lượng của đời sống con người, đời sống
cộng đồng xã hội.
Ở một góc độ khác, đời sống văn hóa cũng chính là môi trường văn
hóa, môi trường hoạt động sống của con người. Đây là nơi diễn ra các hoạt
động văn hóa, có sự hòa quyện giữa văn hóa cá nhân và văn hóa cộng đồng,
tổng thể của những yếu tố văn hóa vật thể và phi vật thể với sự tác động lẫn
nhau, trực tiếp hình thành phẩm giá và lối sống của con người và xã hội. Văn
hóa chính là đời sống. Ban đầu, nó là cái phân biệt giữa con người và động
vật. Về sau, nó lại là môi trường để nuôi dưỡng, giáo dục, rèn luyện, hoàn
thiện con người. Tuy nhiên, giữa môi trường văn hóa và đời sống văn hóa
cũng không hoàn toàn đồng nhất. Sự khác nhau giữa môi trường văn hóa và
đời sống văn hóa được thể hiện ở chỗ: Môi trường văn hóa là môi trường
chứa đựng những giá trị văn hóa, nơi diễn ra các quan hệ văn hóa, các hoạt
động văn hóa của con người. Còn, đời sống văn hóa là tổng thể sống động các
hoạt động sáng tạo của con người nhằm thỏa mãn các nhu cầu văn hóa (nhu
cầu vật chất, cả nhu cầu tinh thần), hướng tới các giá trị chân, thiện, mỹ,
hướng con người và xã hội phát triển theo tinh thần nhân bản, nhân văn.
Đời sống con người có hai lĩnh vực cơ bản là đời sống vật chất và đời
sống tinh thần. Đời sống vật chất bao gồm toàn bộ hoạt động nhằm thỏa mãn

các nhu cầu vật chất, làm nên sự tồn tại sinh vật của con người. Đời sống tinh
thần bao gồm toàn bộ những hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần để
nâng cái tồn tại sinh vật của con người (con người sinh vật) lên tầm xã hội
24
(con người xã hội). Tiếp sau việc thỏa mãn những nhu cầu vật chất và tinh
thần, con người (con người xã hội) còn vươn tới việc được thỏa mãn một nhu
cầu khác cao hơn là hướng tới các giá trị nhân văn: cái chân (cái đúng) trong
nhận thức, cái thiện (cái tốt)trong hành động và cái mỹ (cái đẹp) trong cảm
xúc để hoàn thiện bản thân. Đời sống văn hóa xuyên thấm trong tất cả các
lĩnh vực của đời sống vật chất và đời sống tinh thần, là cơ sở, điều kiện không
thể thiếu để làm nên "sự thăng hoa", nâng cao và hoàn thiện "năng lực bản
chất người" trong tồn tại xã hội.
Nhập thân đời sống văn hóa về bản chất là mặt tự giác của con người.
Nội dung, biểu hiện của mặt tự giác ấy là các giá trị văn hóa được con người
sáng tạo, vận động trong các hoạt động sống, các quan hệ, nhằm tạo ra sự hài
hòa giữa cá nhân và cộng đồng, giữa xã hội và tự nhiên. Khi mặt tự giác ấy bị
"nhòe", mất đi, đời sống con người sẽ đơn thuần chỉ là một chuỗi hoạt động
bản năng.
Sau khi tổng hợp, nghiên cứu, kế thừa kết quả của các nhà nghiên cứu
về đời sống văn hóa như đã giới thiệu ở trên, tác giả luận văn quan niệm:
Đời sống văn hóa là một phức thể sống động bao gồm những hoạt
động của con người trong lĩnh vực sáng tạo, lưu giữ và hưởng thụ các giá trị
văn hóa, thỏa mãn các nhu cầu văn hóa, nhằm nâng cao chất lượng sống của
con người và cộng đồng xã hội theo các chuẩn mực Chân- Thiện- Mỹ, thúc
đẩy quá trình vận động, phát triển lịch sử xã hội loài người.
1.2. Cấu trúc của đời sống văn hóa
Tùy theo cách hiểu cũng như quan niệm về đời sống văn hóa nên có
những quan niệm khác nhau về cấu trúc của đời sống văn hóa.
Trong Giáo trình Lý luận văn hóa và đường lối văn hóa của Đảng, hệ
cử nhân chính trị, Học viện Chính trị- Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, cấu

25

×