LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ
nhiệt tình của các thầy giáo, cô giáo Học viện Chính trị - Hành
chính khu vực I, các đồng chí lãnh đạo huyện Tuần Giáo – tỉnh Điện
Biên, các đồng chí đồng nghiệp, các đồng chí học viên lớp B114. Tôi
xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy giáo, cô giáo, các đồng
chí lãnh đạo, các đồng chí đồng nghiệp. Đặc biệt là cô giáo, TS Vũ
Thị Kim Xuyến - Giảng viên khoa Tư tưởng Hồ Chí Minh - người đã
tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.
Do trình độ và thời gian có hạn, nên luận văn không tránh khỏi
những hạn chế, thiếu sót. Do vậy, tôi rất mong được sự đóng góp ý
kiến của các thầy cô giáo để luận văn được hoàn thiện, có tính khả
thi hơn khi vận dụng vào thực tiễn địa phương.
TÁC GIẢ
Lò Hồng Nhung
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Khi tổng kết thực tiễn cách mạng thế giới, Lênin đã khẳng định rằng:
"cách mạng là sự nghiệp của quần chúng"
(1)
, trong đó phụ nữ có vai trò rất
quan trọng: "kinh nghiệm đối với tất cả các phong trào giải phóng chứng tỏ
rằng thắng lợi của cách mạng là tuỳ thuộc vào sự tham gia của phụ nữ"
(2)
. Hồ
Chủ Tịch đã từng nói: Nói phụ nữ là nói tới phần nửa xã hội, nếu không giải
phóng phụ nữ là không giải phóng phần nửa loài người"
(3)
.
Từ khi ra đời cho đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn đánh giá cao
vai trò và khả năng cách mạng to lớn của phụ nữ Việt Nam: "Phụ nữ ta rất
xứng đáng là đội ngũ cách mạng hùng hậu, là lực lượng lao động xã hội to
lớn, là người giữ trọng trách trong việc sinh thành và nuôi dạy thế hệ trẻ
tương lai"
(4)
.
Đất nước sau hơn 20 năm đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã
đạt được nhiều thành tựu quan trọng cả về kinh tế - chính trị, văn hoá - xã hội,
an ninh - quốc phòng. Một trong những nhân tố quyết định thắng lợi trên các
mặt đó là hoạt động của Hội phụ nữ các cấp.
Tuy nhiên trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh
tế quốc tế, phụ nữ sẽ phải chịu tác động của sự cạnh tranh gay gắt do thay đổi
về cơ cấu lao động, ngành nghề. Trong khi đó trình độ học vấn, chuyên môn
nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp của phần lớn chị em còn thấp chưa đáp ứng
yêu cầu của công cuộc đổi mới. Hoạt động của các cấp Hội chưa đáp ứng
được nhiều vấn đề phát sinh từ nền kinh tế thị trường như: giáo dục đạo đức,
lối sống, hỗ trợ lao động nữ trong khu công nghiệp tập trung, trong tập hợp tổ
chức hội viên, chưa chú ý một cách toàn diện và có giải pháp phù hợp. Đó là
những thách thức mới trong hoạt động của các cấp Hội. Đây chính là yêu cầu
nhiệm vụ cấp bách của công tác Hội phụ nữ mà Nghị quyết Đại hội X của
(1)
Lênin toàn tập, tập 44, trang 37 - 38, NXB Tiến Bộ, Matxcơva - 1978
(2)
Lênin toàn tập, tập 37, NXB Tiến bộ, Matxcơva, 1975
(3)
Hồ Chí Minh với vấn đề giải phóng PN, trang 33, NXB Phụ nữ, 1970.
(4)
Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, trang 120, NXB Hà nội, 1987.
2
Đảng đã xác định: "Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận, các
đoàn thể nhân dân và các Hội quần chúng, khắc phục tình trạng hành chính
hoá, phô chương, hình thức; làm tốt công tác dân vận theo phong cách trọng
dân, gần dân và có trách nhiệm với dân".
Tuần Giáo là một huyện miền núi thuộc tỉnh Điện Biên, đời sống kinh
tế, văn hoá, xã hội của người dân nói chung và của bản thân người phụ nữ nói
riêng còn nhiều khó khăn. Được sự lãnh đạo sát sao và hiệu quả của Tỉnh Hội,
của Huyện uỷ và sự phối hợp giúp đỡ của các ban ngành đoàn thể trong
huyện, những năm gần đây, hoạt động của Hội Phụ nữ huyện Tuần Giáo có
những đổi mới và những thành tích quan trọng góp phần không nhỏ vào thành
tích chung của huyện. Tuy vậy, so với yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao trong
tình hình mới và với mục tiêu đề ra thì hoạt động của Hội và phong trào Phụ
nữ còn nhiều hạn chế: chưa giải quyết tốt một số vấn đề thực tiễn, nhất là những
vấn đề bức xúc có liên quan đến phụ nữ, phong trào phụ nữ giúp đỡ nhau xoá
đói, giảm nghèo hiệu quả chưa cao, nhiều nơi, bình đẳng nam nữ còn bị hạn chế,
một số phụ nữ còn tự ti an phận chưa chủ động vượt khó vươn lên.
Thực tế đó, đang đòi hỏi bản thân Hội Liên hiệp phụ nữ phải đổi mới
hơn nữa về tổ chức và phương thức hoạt động, nâng cao hơn nữa hiệu quả
hoạt động phong trào, thiết thực góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước.
Xuất phát từ nhiệm vụ, vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác Hội
phụ nữ trong công cuộc xây dựng, đổi mới đất nước. Qua học tập, nghiên cứu
lý luận, kết hợp với thực tiễn kinh nghiệm công tác, tôi chọn vấn đề "Nâng
cao hiệu quả hoạt động của Hội liên hiệp phụ nữ huyện Tuần Giáo tỉnh
Điện Biên” làm luận văn tốt nghiệp Cao cấp lý luận Chính trị – Hành chính.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu, quán triệt chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh và các quan điểm của Đảng ta về vai trò, vị trí của phụ nữ và công
tác Hội phụ nữ, đồng thời khảo sát thực trạng vấn đề này ở huyện Tuần Giáo
3
tỉnh Điện Biên, đề tài nhằm tìm ra những giải pháp có tính khả thi, góp phần
nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội phụ nữ huyện trong thời gian tới.
Để đạt được mục đích nghiên cứu đề ra, nhiệm vụ nghiên cứu trọng tâm
của đề tài là:
- Khái quát một số quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, Tư tưởng Hồ
Chí Minh và của Đảng ta về vấn đề phụ nữ.
- Khảo sát đánh giá thực trạng hoạt động của Hội liên hiệp phụ nữ huyện
Tuần Giáo tỉnh Điện Biên.
- Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của
Hội liên hiệp phụ nữ huyện Tuần Giáo tỉnh Điện Biên trong giai đoạn hiện nay.
3. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu của đề tài.
Nội dung: Đề cập vai trò, vị trí của phụ nữ và Hội phụ nữ, khảo sát tổ
chức, nội dung và phương hướng giải pháp hoạt động của Hội liên hiệp phụ
nữ huyện Tuần Giáo tỉnh Điện Biên.
Thời gian: Nghiên cứu thực trạng hoạt động của Hội liên hiệp phụ nữ
huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên từ năm 2006 đến nay.
Các giải pháp cơ bản nêu ra được thực hiện tập trung trong giai đoạn
(2010-2013) gắn với kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của Đảng bộ huyện
nhiệm kỳ (2010-2015).
4. Phương pháp nghiên cứu.
Cơ sở lý luận của đề tài là chủ nghĩa Mác- Lênin, Tư tưởng Hồ Chí
Minh và các quan điểm của Đảng ta về vai trò vị trí của phụ nữ và công tác
Hội phụ nữ.
Phương pháp nghiên cứu:
Để hoàn thành được nhiệm vụ nghiên cứu luận văn chủ yếu sử dụng
phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác -
Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước.
4
+ Phương pháp lịch sử nghiên cứu vấn đề theo trình tự thời gian.
+ Phương pháp logíc nghiên cứu các vấn đề có hệ thống.
+ Phương pháp điều tra.
+ Phương pháp thống kê.
+ Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp, . . . .
5. Kết cấu của đề tài.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị và danh mục tài liệu tham khảo,
nội dung đề tài được trình bày thành 3 chương:
Chương 1: Quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh,
Đảng Cộng sản Việt Nam về vai trò phụ nữ và công tác Hội phụ nữ.
Chương 2: Thực trạng hoạt động của Hội liên hiệp phụ nữ huyện Tuần
Giáo, tỉnh Điện Biên.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội
liên hiệp phụ nữ huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên.
5
CHƯƠNG 1
QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊ NIN,
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH, ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
VỀ VAI TRÒ PHỤ NỮ VÀ CÔNG TÁC HỘI PHỤ NỮ
1.1. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊ NIN VỀ VỊ TRÍ
VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ TRONG CÁCH MẠNG VÔ SẢN.
Cách mạng vô sản là cuộc cách mạng xoá bỏ tận gốc chế độ người bóc
lột người, xây dựng chế độ xã hội mới tự do, bình đẳng. Một cuộc cách mạng
to lớn và triệt để như vậy không thể thiếu lực lượng phụ nữ tham gia với hơn
một nửa dân số phụ nữ đã đóng góp một phần không nhỏ vào sự nghiệp cách
mạng ở mỗi nước và trên thế giới. Theo các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác -
Lênin thì trong lịch sử nhân loại không có một phong trào to lớn nào của những
người bị áp bức mà lại không có phụ nữ lao động tham gia; phụ nữ không bao
giờ đứng ngoài và không thể đứng ngoài các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc,
đặc biệt là đối với cách mạng vô sản. Chủ nghĩa Mác - Lê nin chỉ rõ: Sự nghiệp
giải phóng phụ nữ là một bộ phận khăng khít gắn liền với sự nghiệp giải phóng
giai cấp, với cuộc đấu tranh cách mạng để xây dựng chủ nghĩa xã hội, tiến lên
cộng sản chủ nghĩa.
Ph.Ăngghen khẳng định: "Sự nghiệp giải phóng phụ nữ, quyền bình
đẳng giữa nam và nữ đều không thể có được, chừng nào mà phụ nữ vẫn còn
bị gạt ra ngoài lao động sản xuất xã hội và còn phải bị bó hẹp trong việc
riêng tư của gia đình”
(5)
Các nhà sáng lập ra chủ nghĩa xã hội khoa học cũng chỉ ra những điều
kiện, biện pháp để giải phóng phụ nữ nhằm động viên lực lượng lao động nữ
tham gia vào sự nghiệp cách mạng, lãnh đạo và quản lý xã hội. Vai trò to lớn
của phụ nữ còn được nhấn mạnh: Muốn giải phóng xoá bỏ chế độ bóc lột, xây
dựng chủ nghĩa xã hội thắng lợi thì giai cấp vô sản phải tạo điều kiện giải
(5)
Mác - Ăngghen tuyển tập, tập 2, NXB Sự thật Hà Nội 1982, tr302.
6
phóng phụ nữ, vì: không giải phóng phụ nữ, không huy động được phụ nữ
tham gia cách mạng thì cách mạng không thể thắng lợi.
Là người bảo vệ và phát triển học thuyết cách mạng của Mác - Ăngghen,
Lênin đánh giá cao vai trò của phụ nữ đối với sự nghiệp cách mạng, đặc biệt
quan tâm việc lôi cuốn đông đảo phụ nữ tham gia các sinh hoạt chính trị và
công tác xã hội để chuẩn bị cho cách mạng tháng Mười. Người chỉ ra rằng:
“Không thể nào xây dựng được ngay cả chế độ dân chủ, chứ đừng nói đến chủ
nghĩa xã hội nữa, nếu không lôi cuốn phụ nữ tham gia công tác xã hội, tham
gia đội dân cảnh, tham gia sinh hoạt chính trị”
(6)
.
Trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và con người, vấn
đề giải phóng phụ nữ, thực hiện quyền bình đẳng nam nữ là trách nhiệm của
toàn xã hội, song không thể thiếu vai trò của phụ nữ. Hơn ai hết, phụ nữ là
người trực tiếp đấu tranh bảo vệ quyền lợi cho mình, đòi quyền bình đẳng,
tiến bộ, hạnh phúc cho mình. Chính lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin là
ngọn đèn pha, là vũ khí sắc bén cho toàn nhân loại nói chung và phụ nữ nói
riêng đấu tranh cách mạng thắng lợi.
1.2. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ VAI TRÒ
PHỤ NỮ VÀ CÔNG TÁC HỘI PHỤ NỮ.
1.2.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những nhà lãnh đạo đầu tiên ở nước
ta hiểu và đặc biệt quan tâm đến vai trò, vị thế của phụ nữ trong phong trào
cách mạng thế giới nói chung và sự nghiệp cách mạng Việt Nam nói riêng.
Người cho rằng, sự nghiệp giải phóng loài người, giải phóng xã hội, giải
phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội phải gắn liền
với sự nghiệp giải phóng phụ nữ. Người viết: "Nói phụ nữ là nói phần nửa xã
hội. Nếu không giải phóng phụ nữ thì không giải phóng một nửa loài người.
(6)
Lênin toàn tập, tập 21, NXB Sự thật, Hà Nội 1970, tr73 - 74
7
Nếu không giải phóng phụ nữ là xây dựng chủ nghĩa xã hội mới chỉ một
nửa"
(7)
.
Trong tác phẩm "Đường cách mệnh” viết năm 1927 Người đã dẫn quan
điểm của C.Mác cho rằng: "Ai đã biết lịch sử thì biết rằng muốn sửa sang xã
hội mà không có phụ nữ giúp vào, thì chắc chắn không làm nổi. Xem tư tưởng
và việc làm của đàn bà, con gái thì biết xã hội tiến bộ ra sao”
(8)
.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về sự nghiệp giải phóng phụ nữ sớm có được
như vậy là do xuất phát từ nhận thức, hiểu biết sâu sắc của Người về chủ
nghĩa Mác-Lênin, về vai trò của phụ nữ trong lịch sử thế giới, đặc biệt là vai
trò của phụ nữ Việt Nam trong lịch sử dựng nước và giữ nước.
Hồ Chí Minh còn cho chúng ta thấy những nhà kinh điển của chủ nghĩa
xã hội khoa học đánh giá cao vai trò của phụ nữ trong xã hội. Trong ý tưởng
của họ, việc giải phóng phụ nữ, thực hiện nam nữ bình quyền là một mục tiêu
lớn của cách mạng do Đảng cách mạng lãnh đạo. Điều này có thể giải thích
tại sao từ năm 1920 thế giới tiến bộ lấy ngày 8/3 là “Ngày đàn bà con gái”,
sau đổi là ngày quốc tế phụ nữ nhằm đoàn kết phụ nữ các nước đấu tranh để
giải phóng giới mình, giành quyền bình đẳng về kinh tế, chính trị và xã hội
cho họ.
Cũng như Mác và Lênin, Hồ Chí Minh thấy rõ vai trò của phụ nữ thế
giới nói chung, phụ nữ Việt Nam nói riêng. Người nhận định rằng: “Nong
sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà
thêm tốt đẹp, rực rỡ”
(9)
.
Người cũng rút ra kết luận: “Xem trong lịch sử cách mệnh chẳng có lần
nào là không có đàn bà, con gái tham gia”, rồi khẳng định: “An Nam cách
mệnh cũng phải có nữ giới tham gia mới thành công”
(10)
. Hồ Chí Minh nhấn
mạnh rằng phụ nữ chiếm một nửa nhân loại: “Nói đến phụ nữ là nói đến một
(7)
Hồ Chí Minh, Toàn tập, NXB CTQG, Hà Nội 2002. tr277
(8)
Hồ Chí Minh, Toàn tập, NXB CTQG, Hà Nội 2002, tr288
(9)
Hồ Chí Minh: đd, t6, tr432
(10)
Hồ Chí Minh: đd, t2, tr288,
8
nửa xã hội”, cũng như vậy, “Phụ nữ Việt Nam chiếm một nửa tổng số nhân
dân ta”. Người chỉ rõ: “Phụ nữ là một lực lượng lao động rất quan trọng”.
Vì vậy, theo Người, “Nếu không giải phóng phụ nữ thì không giải
phóng một nửa loài người”; “Nếu phụ nữ chưa được giải phóng thì xã hội
chưa được giải phóng”; “Nếu không giải phóng phụ nữ là xây dựng chủ nghĩa
xã hội chỉ một nửa”. Hồ Chí Minh còn nhấn mạnh rằng: Muốn xây dựng chủ
nghĩa xã hội, “nhất định phải sản xuất cho thật nhiều. Muốn sản xuất nhiều thì
phải có nhiều sức lao động. Muốn nhiều sức lao động thì phải giải phóng lao
động của phụ nữ”
(11)
.
Trong những năm bôn ba tìm đường cứu nước, Người đã có dịp tìm hiểu
nhiều cuộc cách mạng diễn ra trên thế giới. Người rút ra kết luận chỉ có cách
mạng Tháng Mười là cuộc cách mạng “đến nơi” hay còn gọi là cuộc cách
mạng triệt để, nghĩa là đem lại quyền làm chủ xã hội thực sự cho người dân.
“Chính nhờ cuộc cách mạng này mà cơ sở của quyền tự do chân chính và
quyền bình đẳng thực sự đã được đặt ra cho loài người. Chính nhờ cuộc cách
mạng này mà sự giải phóng phụ nữ sẽ có giá trị và có những ý nghĩa đầy đủ,
trọn vẹn”
(12)
. Vì vậy, Hồ Chí Minh đã lựa chọn con đường cách mạng vô sản,
nhằm giành lại độc lập hoàn toàn cho dân tộc, ấm no tự do hạnh phúc thực sự
cho nhân dân và để thực sự giải phóng phụ nữ thoát khỏi cả ách áp bức dân tộc
lẫn ách áp bức xã hội.
Hồ Chí Minh chỉ rõ “dưới chế độ phong kiến và thực dân, phụ nữ bị áp
bức tàn tệ. Ngoài xã hội thì phụ nữ xem khinh là nô lệ. Ở gia đình thì họ bị
kìm hãm trong xiềng xích “tam tòng”. Người còn nhấn mạnh rằng: “dưới chế
độ thực dân, phong kiến, nhân dân ta bị áp bức, bóc lột thì phụ nữ ta bị áp
bức, bóc lột nặng nề hơn”. “Điều đó chứng tỏ rằng vì quyền lợi của đàn bà,
con gái An Nam mà chúng ta làm cách mạng”
(13)
.
(11)
Hồ Chí Minh: đd, t9, tr523; t10, tr225; t11, tr194; t12, tr195; t9, tr523
(12)
Hồ Chí Minh: đd, t2, tr.6
(13)
Hồ Chí Minh: đd, t11, tr.256; t2; tr.443
9
Quan điểm của Người cho thấy, giải phóng phụ nữ thực sự là một trong
những mục tiêu lớn của cách mạng.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, giải phóng phụ nữ luôn gắn với sự nghiệp
giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp. Vì vậy, trong văn kiện thành lập Đảng
cộng sản Việt Nam năm 1930, Hồ Chí Minh chỉ rõ nhiệm vụ của cách mạng
không chỉ giành lại độc lập cho dân tộc, ruộng đất cho nông dân nghèo, các
sản nghiệp lớn cho công nhân, các quyền dân chủ tự do cho nhân dân, mà còn
nhằm “thực hiện nam nữ bình quyền”.
Nam nữ bình quyền, mục tiêu này được Hồ Chí Minh đưa vào chương trình
của Mặt trận Việt Minh. Năm 1945, Cách mạng Tháng tám thành công, nước
Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời. Từ đó, chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần
tuyên bố với thế giới và quốc dân rằng “Phụ nữ Việt Nam đã được đứng ngang
với đàn ông để được hưởng chung mọi quyền tự do của một công dân”.
Đánh giá cao vai trò của phụ nữ, khi nhìn nhận phụ nữ là một lực lượng
lao động đông đảo của xã hội, Người còn thấy rõ khả năng làm việc không
thua kém nam giới của phụ nữ. Người nêu những tấm gương tiêu biểu của
phụ nữ như: hai bà Trưng, bà Triệu, Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Thị
Định … Người nói: “Trên thế giới chưa có nơi nào phụ nữ là phó Tổng Tư
lệnh như ở miền Nam nước ta”.
Rõ ràng, nhận thấy vai trò và khả năng cống hiến cho dân tộc, cho xã hội
của phụ nữ Việt Nam, Hồ Chí Minh nhận định: “Dân tộc Việt Nam là dân tộc
anh hùng”. Vì vậy, theo Người “phải kính trọng phụ nữ”, “phải thật sự đảm
bảo quyền lợi của phụ nữ”. Người còn nhấn mạnh: “để xây dựng được chủ
nghĩa xã hội thì phải thực sự giải phóng phụ nữ và tôn trọng quyền lợi của
phụ nữ”; “phải thực sự đảm bảo quyền lợi của phụ nữ”; và Người còn chỉ rõ
rằng, “Chúng ta làm cách mạng để tranh lấy quyền bình đẳng, trái gái đều
ngang quyền như nhau”
(14)
. Trong quan niệm của Hồ Chí Minh, kính trọng
phụ nữ, thực hiện quyền bình đẳng nam nữ, đảm bảo quyền lợi của phụ nữ là
(14)
Hồ Chí Minh: đd, t11, tr.621; t10, tr.225, 661; t12, tr195
10
bản chất của chế độ ta; trong đó, vị trí xã hội của chị em được Người đặc biệt
quan tâm.
Hồ Chí Minh chỉ rõ: “dưới chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản, người
phụ nữ dũng cảm có thể hoàn thành mọi nhiệm vụ của người đàn ông dũng
cảm có thể làm, dù nhiệm vụ ấy đòi hỏi rất nhiều tài năng và nghị lực”
(15)
.
Như vậy, theo Hồ Chí Minh, cũng như nam giới, phụ nữ có thể đảm nhận và
hoàn thành tốt những công việc lớn của đất nước, của cách mạng. Quan niệm
như vậy, Người luôn quan tâm đến vị trí của phụ nữ trong các tổ chức của hệ
thống chính trị, mong muốn ngày càng có nhiều chị em tham gia công tác
trong các cấp ủy đảng, chính quyền cũng như trong các tổ chức quần chúng
nhân dân do Đảng tổ chức, lãnh đạo. Chẳng hạn:
Tháng 8 năm 1949, viết thư gửi đồng bào Nghệ An, Hồ Chí Minh nhấn
mạnh: “Tôi rất vui lòng rằng xã nào cũng có phụ nữ tham gia Hội đồng nhân
dân, Phụ nữ phải tham gia chính quyền nhiều hơn và thiết thực hơn”
(16)
.
Ngày 30/04/1964, phát biểu tại Đại hội liên hoan phụ nữ “5 tốt”, Hồ Chí
Minh rất vui mừng khi thấy đại biểu quốc hội là phụ nữ ngày càng nhiều.
Người nêu cụ thể: "Quốc hội khóa II, trong 362 đại biểu miền Bắc thì có 49
đại biểu phụ nữ. Quốc hội khóa III, có 447 người được giới thiệu ra ửng cử thì
85 người là phụ nữ. Kết quả đầu tiên ở Hà Nội, 36 đơn vị được bầu vào Quốc
Hội thì có 5 đại biểu phụ nữ"
(17)
.
Ngày 30/12/1968 nói chuyện với Đoàn cán bộ Ban Thường vụ tỉnh
Thanh Hóa ra Hà Nội làm việc với Ban Bí thư Trung ương Đảng, Hồ Chí
Minh hỏi anh em trong đoàn: “trong Tỉnh ủy có bao nhiêu ủy viên gái ? Gái
làm nhiều nhưng đi gặp trung ương lại không có ai là gái ! Điều đó chứng tỏ
các đồng chí còn trọng trai, khinh gái, cần tích cực sửa chữa”
(18)
.
Một lần nói chuyện với cán bộ và đồng bào xã Đại Nghĩa (Hà Đông), Hồ
Chí Minh không hài lòng khi thấy xã này đảng viên nữ quá ít, rồi Người nói:
(15)
Hồ Chí Minh: đd, t11, tr.97.
(16)
Hồ Chí Minh: đd, t5, tr.673
(17)
Hồ Chí Minh: đd, t11, tr.256
(18)
Hồ Chí Minh: đd, t10, tr.419
11
“Vai trò của phụ nữ trong sản xuất rất quan tọng. Các chú không dìu dắt, giúp
đỡ chị em, tổ chức chị em vào Đảng là không đúng”
(19)
.
Quan tâm tới vị thế của phụ nữ trong xã hội, đồng thời Hồ Chí Minh
cũng luôn nhắc nhở cán bộ, đảng viên rằng: một trong những nhiệm vụ của
phụ nữ dưới chế độ ta là phải “hăng hái tham gia chính quyền”
(20)
. Người còn
nói, nếu cán bộ lãnh đạo là nữ mà ít, đấy cũng là một thiếu sót của Đảng. Về
nguyên nhân của tình trạng phụ nữ ít được tham gia lãnh đạo quản lý, theo Hồ
Chí Minh đó là vì “Nhiều người còn đánh giá không đúng khả năng của phụ
nữ, hay thành kiến, hẹp hòi. Như vậy là rất sai”
13
.
Thực hiện “Nam nữ bình quyền”, theo Hồ Chí Minh, “đó là một cuộc
cách mạng khá to và khó”. “Vì trọng trai, khinh gái” là một thói quen lịch sử
mấy nghìn năm để lại. Vì nó ăn sâu trong đầu óc của mọi người, mọi gia đình,
mọi tầng lớp xã hội”
14
. Để “Thực hiện 100% bình quyền, bình đẳng nam nữ”,
Hồ Chí Minh nhắc nhở chị em “phải nâng cao tinh thần làm chủ, cố gắng học
tập và phấn đấu; phải xóa bỏ tư tưởng bảo thủ, tự ti; phải phát triển chí khí tự
cường, tự lập”, đồng thời Người củng chỉ rõ các cấp ủy Đảng và Chính quyền
“phải có phương pháp đào tạo và giúp đỡ để nâng cao hơn nữa địa vị của phụ
nữ”
15
.
Đặc biệt, quan tâm đến vấn đề giải phóng phụ nữ, Hồ Chí Minh cũng
đồng thời chỉ rõ phụ nữ không thể chỉ trông chờ vào Đảng, mà chính bản thân
tổ chức Hội phải tìm ra phương thức hoạt động thích hợp của mình để quần
chúng tự nguyện đi sinh hoạt Hội, gắn bó với tổ chức Hội, làm công tác vận
động phụ nữ ngày càng có hiệu quả thiết thực. Người yêu cầu: “về phần mình,
chị em phụ nữ không nên ngồi chờ Chính phủ, chờ Đảng ra chỉ thị giải phóng
cho mình mà tự mình phải tự cường, phải đấu tranh”
16
.
1.2.2. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam.
(19)
Hồ Chí Minh: đd, t10, tr.403.
(20)
Hồ Chí Minh: đd, t6, tr.432.
13
Hồ Chí Minh: đd, t6, tr.432; t12, tr.208.
14
Hồ Chí Minh: đd, t6, tr.433.
15
Hồ Chí Minh: đd, t11, tr.259; t10, tr.451.
16
Hồ Chủ tịch với vấn đề giải phóng phụ nữ, tr34, NXB Phụ Nữ, Hà Nội - 1970
12
Quán triệt những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư
tưởng Hồ Chí Minh, ngay từ khi mới thành lập, Đảng đã coi trọng công tác
vận động phụ nữ, tháng 10-1930 nghị quyết về vận động phụ nữ của Đảng đã
nêu rõ: “Nếu quảng đại quần chúng phụ nữ không tham gia vào những cuộc
đấu tranh cách mạng thì cách mạng không thể thắng lợi được”
17
. Đảng Cộng
sản Việt Nam luôn đánh giá cao vai trò và khả năng cách mạng to lớn của phụ
nữ: “Đảng, Nhà nước và nhân dân ta rất tự hào về người phụ nữ Việt Nam
“anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”. Những người mẹ đã sản sinh ra
và nuôi dưỡng lớp lớp thế hệ trẻ anh hùng Việt Nam. Nhưng chúng ta còn
phải phấn đấu nhiều hơn nữa để thực hiện triệt để quyền làm chủ tập thể đầy
đủ nhất. Xã hội ta, nhà nước ta có trách nhiệm lớn trong vấn đề này
18
. “Phụ nữ
nước ta rất xứng đáng là đội ngũ quần chúng cách mạng hùng hậu, là lực
lượng lao động xã hội to lớn, là những người giữ trọng trách trong việc sinh
thành và nuôi dạy thế hệ trẻ tương lai. Phong trào “Người phụ nữ mới xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc” đã giáo dục, động viên phụ nữ cả nước làm tốt
nghĩa vụ công dân và trách nhiệm làm mẹ, đồng thời bồi dưỡng cho chị em ý
thức phấn đấu và thực hiện nam nữ bình đẳng, đưa sự nghiệp giải phóng phụ
nữ tiến lên một bước quan trọng”
19
Trong giai đoạn hiện nay, đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng
đối với công tác phụ nữ là một yêu cầu quan trọng của sự nghiệp phát triển
kinh tế xã hội và phát triển toàn diện của người phụ nữ. Từ sự nhận thức đó,
quan điểm của Đảng hết sức rõ ràng: “Phụ nữ Việt Nam có truyền thống lịch
sử vẻ vang, có những tiềm năng to lớn, là một động lực quan trọng của công
cuộc đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội… Vì vậy, phải xem giải phóng phụ
nữ là một mục tiêu và nội dung quan trọng của công cuộc đổi mới và sự
nghiệp xã hội CNXH ở nước ta… Sự nghiệp giải phóng phụ nữ và công tác
17
Sơ thảo lịch sử công tác dân vận của Đảng cộng sản Việt Nam; trang 38; NXB Chính trị Quốc gia, H;1999
18
Báo cáo chính trị BCHTW Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, tr.159, Sự thật, Hà Nội - 1987.
19
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, tr 116, Sự thật, Hà Nội, 1987
13
phụ nữ là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, các đoàn thể nhân dân, của toàn
xã hội và từng gia đình”
20
.
“Mục tiêu giải phóng phụ nữ hiện nay là thiết thực cải thiện đời sống vật
chất và tinh thần của chị em, nâng cao vị trí xã hội của phụ nữ, thực hiện tốt
nam - nữ bình đẳng - xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc
- xây dựng người phụ nữ Việt Nam có sức khỏe, có kiến thức, năng động,
sáng tạo, biết làm giàu chính đáng, quan tâm đến lợi ích xã hội và cộng
đồng”
21
.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của sự nghiệp cách mạng trong thời kỳ
mới, Đảng ta luôn khẳng định phong trào phụ nữ là một bộ phận khăng khít
của phong trào cách mạng của mọi giai cấp, tầng lớp trong xã hội. Báo cáo
chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII tại Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ VIII của Đảng có ghi: “Đối với phụ nữ, xây dựng và thực
hiện “Chiến lược phát triển vì sự tiến bộ của phụ nữ đến năm 2000”. Năm
1993, Bộ Chính trị đã cho ra đời Nghị quyết số 04 về đổi mới và tăng cường
công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới trong đó ghi rõ: “Đặc biệt coi
trọng việc đào tạo nghề nghiệp, giúp đỡ chị em có việc làm, phát triển kinh tế
gia đình, cải thiện đời sống, bảo vệ sức khỏe phụ nữ và trẻ em. Quan tâm đến
phát triển Đảng và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ, tăng tỷ lệ cán bộ nữ trong cơ
quan lãnh đạo Đảng và Nhà nước ở các cấp, các ngành”
(22)
.
Nghị định 19/3/2003/NĐ-CP ngày 07/03/2003 của Chính phủ quy định
trách nhiệm của cơ quan hành chính Nhà nước các cấp trong việc đảm bảo
cho các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tham gia quản lý Nhà nước. Hiến
pháp năm 1992 đã nêu rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác giải phóng
phụ nữ và việc phát huy vai trò của phụ nữ đối với sự nghiệp đổi mới như
sau: “Công dân nam nữ có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế,
20
Báo cáo chính trị của BCHTW Đảng khóa VII tại ĐH đại biểu lần thứ VIII, tr.76, tháng 6/1996
21
Trích NQ 04 của Bộ CT ngày 12/7/1993 về đổi mới và tăng cường CT vận động PN trong tình hình mới.
(22)
NQ Hội nghị lần thứ 8 - BCHTW khóa VI; tr12, Sự thật ; Hà Nội 1990
văn hóa xã hội, gia đình… Nhà nước tạo mọi điều kiện để phụ nữ nâng cao
tác dụng mọi mặt, không ngừng phát huy vai trò của mình trong xã hội”.
Gắn với nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ mới, Nghị quyết Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ X và lần XI đã nêu: Phụ nữ Việt Nam đã đóng vai trò
quan trọng vào những thắng lợi to lớn của đất nước trong chiến tranh cách
mạng và trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Hiện nay, trong nhiều
lĩnh vực kinh tế - xã hội, phụ nữ chiếm đại đa số lực lượng lao động. Phát huy
vai trò và truyền thống của phụ nữ Việt Nam “Trung hậu đảm đang”, “Giỏi
việc nước, đảm việc nhà” là phát huy truyền thống của dân tộc và thực hiện
chính sách bình đẳng nam nữ của Đảng ta, đồng thời, Nghị quyết còn chỉ rõ:
“Thực hiện tốt luật pháp và chính sách bình đẳng giới, bồi dưỡng, đào tạo
nghề nghiệp, nâng cao học vấn, có cơ chế chính sách để phụ nữ tham gia
ngày càng nhiều vào các cơ quan lãnh đạo và quản lý ở các cấp, các ngành,
chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ bà mẹ và trẻ em, tạo điều kiện để phụ nữ thực
hiện tốt chức người mẹ, xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh
phúc”
(23)
.
Ngày 27/4/2007, Bộ Chính trị cho ra đời Nghị quyết số 11 - NQ/TW
ngày 27/04/2007 về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước đã cụ thể hóa quan điểm của Đảng về tính cần thiết
phải phát huy vai trò của phụ nữ trong sự nghiệp cách mạng mới của đất
nước. Đây là Nghị quyết hướng tới việc tạo điều kiện cho các tầng lớp
phụ nữ Việt Nam tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang của mình, phấn
đấu vươn lên xứng đáng là lực lượng cách mạng, lực lượng lao động quan
trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Cùng với việc nhấn
mạnh tính cấp thiết phải phát huy vai trò của phụ nữ và phong trào phụ nữ
trong thời kỳ đổi mới, Đảng ta luôn nhấn mạnh tới nhiệm vụ giải phóng
phụ nữ, tạo ra sự bình đẳng về giới.
(23)
ĐCSVN, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. CTQG, H2006,tr176
1.3. NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ
CẤP HUYỆN LÀ YÊU CẦU CẤP THIẾT CỦA THỜI KỲ ĐỔI MỚI.
1.3.1. Xuất phát từ yêu cầu của sự nghiệp đổi mới.
Mỗi tổ chức muốn phát triển đều phải không ngừng đổi mới. Nhận thức
rõ vai trò sứ mệnh lịch sử của mình trong giai đoạn mới, Đại hội VI (1986)
Đảng Cộng sản Việt Nam đã kịp thời đề ra chủ trương đường lối đổi mới.
Công cuộc đổi mới toàn diện của Đảng được thực hiện sâu rộng, mạnh mẽ
vào những năm 90 của thế kỷ XX. Năm 1993 Bộ Chính trị Ban chấp hành
Trung ương Đảng ra Nghị quyết số 04/NQ.TW về đổi mới và tăng cường
công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới, trong đó một trong sáu công
tác lớn của Đảng được xác định là: “Đổi mới nội dung tổ chức và phương
thức hoạt động của Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam”.
Cùng với thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Chính phủ
đã tiến hành đổi mới quản lý Nhà nước, quán triệt quan điểm lấy dân làm gốc,
tăng cường vai trò tham gia quản lý Nhà nước của các tổ chức chính trị - xã
hội. Hội Liên hiệp phụ Việt Nam là một tổ chức chính trị - xã hội trong hệ
thống chính trị cũng phải đổi mới để làm tốt chức năng tham gia quản lý Nhà
nước, tham gia xây dựng, kiểm tra giám sát việc thực hiện chính sách có liên
quan đến phụ nữ, đem lại quyền lợi, nghĩa vụ cho phụ nữ.
Từ khi thành lập đến nay, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam luôn kiên
cường đấu tranh phục vụ sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và
giải phóng phụ nữ. Hoạt động của Hội những năm qua đã thực sự mang lại lợi
ích thiết thực cho phụ nữ và trẻ em. Tuy vậy, nhìn lại những năm qua cho
thấy một số chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước triển khai còn chậm,
thiếu đồng bộ. Công tác kiểm tra, giám sát việc thực thi chính sách liên quan
đến phụ nữ chậm tổng kết, rút kinh nghiệm. Đặc biệt là quá trình thực hiện
Nghị quyết 04 năm 1993 của Bộ chính trị, Chỉ thị 37 năm 1994 của Ban Bí
thư Trung ương Đảng về công tác phụ nữ, Nghị quyết 8b về công tác dân
vận…Việc chỉ đạo công tác cán bộ nữ, quy hoạch đào tạo chưa được coi trọng
đúng mức…
Bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đòi hỏi công
tác Hội và phong trào phụ nữ đang đứng trước những thách thức lớn, đó là:
Đội ngũ cán bộ nữ đang bị giảm sút, nguồn cán bộ nữ bị hẫng hụt. Một
số cấp ủy Đảng, Chính quyền còn buông lỏng, coi nhẹ công tác phụ nữ, coi
công tác phụ nữ là việc riêng của Hội. Vấn đề lao động việc làm đang là vấn
đề gay gắt, bức xúc đối với lao động nữ. Tỷ lệ lao động nữ ở các ngành tương
đối cao nhưng do ít được đào tạo về trình độ văn hóa, chuyên môn, tay nghề
còn thấp cho nên đa số phụ nữ thường tập trung vào những việc có chuyên
môn thấp, lao động giản đơn do đó thu nhập thấp hơn nam giới. Sự chuyển
đổi từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý
của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa tạo ra những thay đổi căn bản
trên đất nước ta. Song, cơ chế thị trường cũng có những hạn chế, những mặt
trái của nó. Đó là sự xuống cấp về văn hóa, đạo đức (lối sống thực dụng, tất
cả vì tiền, coi thường đạo lý, thầy trò, anh em…) đã làm xói mòn những nét
đẹp văn hóa truyền thống của ông cha ta, điều này đã tác động đến mọi gia
đình, cả xã hội. Hậu quả nặng nề nhất vẫn là phụ nữ. Cơ chế thị trường cũng
tạo điều kiện cho người phụ nữ tham gia nhiều hơn vào lĩnh vực kinh tế, xã
hội, nên trọng trách của họ ngày càng lớn hơn đối với gia đình, với công việc
và với xã hội. Muốn bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc đỏi hỏi phải có quyết tâm,
có ý chí, nghị lực để phấn đấu tích cực thì mới đạt danh hiệu “Giỏi việc nước,
đảm việc nhà”. Đây cũng là một thách thức lớn đối với phụ nữ Việt Nam.
Mặc dù, Đảng và Nhà nước có nhiều cố gắng trong chỉ đạo và thực thi
nhiều chủ trương, chính sách lớn đảm bảo quyền bình đẳng của phụ nữ, tôn
trọng và đánh giá cao vai trò vị thế của phụ nữ, song quá trình thay đổi những
quan niệm, định kiến về giới còn nhiều vấn đề đặt ra nhất là ở địa bàn nông
thôn, miền núi. Với thiên chức là vợ, là mẹ, những lo toan đối với gia đình đã
chi phối, ảnh hưởng rất lớn đối với phụ nữ khi tham gia lao động sản xuất và
phải đảm trách các công việc xã hội trong khi khối lượng và yêu cầu chất
lượng của công việc ngày càng gia tăng.
Việc chăm lo sức khỏe của phụ nữ chưa được gia đình và xã hội tuy đã
được cải thiện, song nhìn chung chưa đạt được mức cần thiết so với sức lực
mà chị em bỏ ra, nhất là lực lượng phụ nữ ở nông thôn. Tất cả những vấn đề
đó là những vấn tố cản trở phụ nữ thực hiện công cuộc đổi mới. Vì vậy, việc
khắc phục, thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò
của phụ nữ trong gia đình cũng như ngoài xã hội là yêu cầu của chính sự
nghiệp đổi mới và cuộc sống hiện nay.
1.3.2. Xuất phát từ thực tiễn phong trào phụ nữ trên thế giới, trong nước và
đặc biệt ở huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên.
Được sự quan tâm lãnh đạo của Đảng, Chính phủ, sự chăm lo bồi dưỡng
của các cấp, các ngành cùng với sự nỗ lực phấn đấu của bản thân lực lượng phụ
nữ. Đội ngũ cán bộ nữ các cấp đã có sự phát triển cả về bề rộng lẫn chiều sâu.
Trong lĩnh vực quản lý kinh doanh, phụ nữ thật sự đã bộc lộ tài năng là những
nhà lãnh đạo quản lý giỏi, có sáng tạo, thận trọng, mềm dẻo và tiết kiệm.
Trên lĩnh vực chính trị, xã hội, phụ nữ luôn cố gắng vượt lên mọi khó
khăn hạn chế để tham gia công tác Đảng, quản lý Nhà nước và hoàn thành
trọng trách mà Đảng và Nhà nước giao cho. Chị em làm công tác nghiên cứu
khoa học thông minh, sáng tạo, nhiệt tình đã có nhiều công trình nghiên cứu
được đưa vào ứng dụng có hiệu quả.
Trên sản xuất nông nghiệp, phụ nữ là lực lượng lao động hùng hậu, tham gia
tích cực vào chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế, mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học
kỹ thuật vào sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh đó, phụ nữ còn tham
gia tích cực vào việc giữ gìn nếp sống văn hóa, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Trong gia đình, phụ nữ bao giờ cũng giữ vai trò trung tâm ảnh hưởng
trực tiếp đến đời sống kinh tế, tinh thần, tình cảm, lối sống, nếp sống văn hóa
của mọi thành viên khác. Họ là người vợ thủy chung và hết sức dịu hiền,
người con hiếu thảo, người mẹ nhân hậu đảm đang. Họ nâng đỡ tình cảm, tạo
điều kiện cho chồng công tác lao động và cống hiến, Cũng chính phụ nữ chăm
sóc tuổi già cho cha mẹ với bàn tay dịu dàng và lòng biết ơn sâu sắc. Họ còn
là người dìu dắt từng bước đi đầu tiên của con trẻ, chăm chút từ dòng sữa đến
bát cơm cho con - những thế hệ tương lai của đất nước… Vì vậy, khi đúc kết
vai trò của phụ nữ với gia đình và xã hội, nhân loại luôn chiêm nghiệm rằng:
“Giáo dục một người đàn ông chỉ được một người, còn giáo dục một người
phụ nữ được cả một gia đình”. Nhiều gia đình tốt thì có xã hội tốt.
Là một bộ phận trong hệ thống chính trị, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam
đã cùng với các đoàn thể khác đại diện quyền làm chủ của nhân dân lao động,
tham gia quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế, đại diện bảo vệ quyền lợi ích hợp
pháp và chính đáng của phụ nữ và trẻ em. Hội còn tham gia nghiên cứu,
chuẩn bị các đề án về công tác vận động phụ nữ của Đảng. Là thành viên của
mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội còn đoàn kết, thu hút rộng rãi các tầng lớp
phụ nữ thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hội
Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam là thành viên của Liên đoàn phụ nữ dân chủ quốc
tế đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng và phát triển toàn diện của phụ nữ trên
toàn thế giới.
Trong giai đoạn hiện nay, công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước
đang đặt ra nhiều thời cơ và không ít khó khăn, thách thức đối với sự phát
triển của phụ nữ và phong trào phụ nữ. Trong đó, vấn đề việc làm, phân hóa
giàu nghèo, trình độ học vấn thấp… đã ảnh hưởng tới sự phấn đấu vươn lên
của phụ nữ trong cuộc đấu tranh cho sự bình đẳng, phát triển và tiến bộ. Vì
vậy, tạo cơ hội và động lực cho phụ nữ vươn lên, bình đẳng và phát triển,
ngoài sự quan tâm lãnh đạo tạo điều kiện của Đảng, Nhà nước đó còn là
nhiệm vụ của các cấp Hội, sự cố gắng vươn lên của chính mỗi chị em phụ nữ
là điều cần thiết và hết sức quan trọng. Để động viên và phát huy khả năng
của các tầng lớp phụ nữ đóng góp tích cực và có hiệu quả vào việc thực hiện
các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và từng địa
phương nói riêng, thì công tác phụ nữ phải được đổi mới, bao gồm cả nội dung
và hình thức hoạt động. Trong đó, nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội Liên
hiệp phụ nữ các cấp, đặc biệt là cấp huyện là yêu cầu cấp thiết, gắn liền với
19
nhiệm vụ hướng về cơ sở, đẩy mạnh phong trào phụ nữ, thực hiện bình đẳng
giới cho phụ nữ trên mọi phương diện, như: văn hóa, chính trị, xã hội, kinh
tế… Đặc biệt ở huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên một vùng quê giàu truyền
thống cách mạng, truyền thống văn hóa đang từng bước có những đổi thay tích
cực trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hoá.
Vì vậy, trong điều kiện hiện nay việc nâng cao hiệu quả hoạt động
của Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên là một yêu cầu tất
yếu khách quan và cần thiết.
20
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ
HUYỆN TUẦN GIÁO TỈNH ĐIỆN BIÊN
2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - CHÍNH TRỊ, VĂN HOÁ - XÃ HỘI
HUYỆN TUẦN GIÁO TỈNH ĐIỆN BIÊN.
Điều kiện địa lý, tự nhiên.
Huyện Tuần Giáo nằm ở phía tây bắc của Tổ quốc, 1à huyện cửa ngõ
phía nam của tỉnh Điện Biên, cách trung tâm kinh tế chính trị của tỉnh 80km.
Phía đông giáp các huyện Thuận Châu, Quỳnh Nhai (Sơn La); Phía tây giáp
huyện Điện Biên, Mường Chà; Phía nam giáp huyện Điện Biên Đông; phía
bắc giáp huyện Tủa Chùa. Diện tích tự nhiên là 113.482 ha; Trong đó diện
tích đất nông nghiệp là 98.574 ha; Diện tích đất sản xuất nông nghiệp 1à
26.711 ha; Diện tích trong lúa 9.181,4 ha, còn lại là diện tích trồng các cây
hoa màu, ngô, khai, sắn, lạc, đỗ tương.
Dân số 73.913 người, dân số ở độ tuổi lao động 45.087 người. Tuần
Giáo gồm nhiều thành phần dân tộc cùng sinh sống trên địa bàn huyện, trong
đó dân tộc Thái chiếm 58,28%; dân tộc Mông chiếm 17,68%; dân tộc Kinh
7,88%; dân tộc Khơ Mú 2,92%; dân tộc Kháng 2,65%; dân tộc Phù Lá 0, 1%,
các dân tộc khác 10,58%.
Tổ chức hành chính gồm: 13 xã và 01 thị trấn; số xã vùng cao 05 xã, xã
đặc biệt khó khăn 09 xã.
Tình hình kinh tế.
Cơ cấu kinh tế phát triển theo hướng Nông - Lâm nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp và thương mại dịch vụ. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) trong 5 năm
gần đây bình quân đạt 4%.
Năm 2010 độ tăng trưởng kinh tế (GDP) đạt khá, tăng 15% so với năm
2006, cơ cấu kinh tế đảm bảo theo hướng đã xác định: ngành nông – lâm
nghiệp chiếm 38,5%; công nghiệp - xây dựng chiếm 36,5%; dịch vụ chiếm
21
25%; GDP bình quân đầu người 300 USD/người/năm đạt 100% kế hoạch.
Sản xuất nông - lâm - thuỷ sản có bước tiếp tục phát triển, tăng trưởng khá,
2010 tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 29.800 tấn, đạt 103,13% kế hoạch,
tăng 18,9% so với cùng kỳ năm trước. Đi đôi với việc trồng trọt, chăn nuôi
gia súc, gia cầm được chú trọng và chủ động phòng chống kịp thời các ở dịch
bệnh phát sinh trên địa bàn. Tổng đàn gia súc trên toàn huyện 66.5256 con.
Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản được duy trì, hiện có 185ha, sản lượng 265 tấn,
đạt 84% kế hoạch, tăng 39 tấn so với năm 2007.
Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng: chủ yếu 1à sản xuất,
khai thác vật liệu xây dựng, hình thành các cụm công nghiệp nhỏ ở xã Quài
Cang, gồm các nhà máy: nhà máy xi măng, sản lượng 25.000 tấn/năm, nhà
máy gạch tuy nen, sản lượng 7.000.000 viên/năm; nhà máy nước sản xuất
198.500m3/năm; cơ sở huyện chì, kẽm; các khu vực khai thác quạng ở các xã
Mùn Chung, Phình Sáng, Quài Nưa; nhìn chung các nhà máy qui mô hoạt
động nhỏ nhưng sản xuất ổn định, Sản xuất vật liệu xây dựng đáp ứng phần
lớn nhu cầu xây dựng trên địa bàn. Các ngành khai thác và sản xuất vật liệu
dựng như đá, cát sỏi. Chế biến gỗ xây dựng, sản xuất gạch ngói phát triển.
Một số nghề truyền thống như rèn, đúc, đan lát dệt thổ cẩm được duy trì.
Ngành chế biến nông - lâm sản bước đầu được hình thành.
Dịch vụ thương mại: Đẩy mạnh phát triển thương mại, dịch vụ, mở
rộng thị trường nhằm cung ứng cho nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của nhân dân,
thúc đẩy sự phát triển kinh tế, khuyến khích và tạo điều kiện cho các thành
phần kinh tế tham gia hoạt động dịch vụ. Hiện toàn huyện có 274 hộ kinh
doanh (trong năm 2010, có 61 hộ đăng ký mới) ước tính doanh thu đạt 18,2 tỷ
đồng (thương mại quốc doanh 6,2 tỷ đồng, thương mại ngoài quốc doanh 12
tỷ đồng).
Được sự quan tâm của nhà nước trong năm qua thông qua các vốn đầu
tư của Nhà nước, các chương trình 135, 134 cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội
của huyện đã có nhiều thay đổi. Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển kế hoạch
22
giao năm 2010 là 64.666 triệu đồng ước giá giá trị khối lương thực hiện 1à
58. 174 triệu đồng, đạt 89,6% kế hoạch. Huyện đã chú trọng đầu tư đúng
hướng, có hiệu quả về xây dựng kết cấu hạ tầng như điện, đường, trường,
trạm, thuỷ lợi, nước sạch sinh hoạt, công trình văn hoá, y tế, giáo dục. Đến
nay 13/13 xã đã có điện lưới quốc gia;13/13 xã có đường ô tô đến trung tâm
xã; 100% xã có trạm xá được xây dựng cơ bản.
Văn hoá xã hội.
Hoạt đồng văn hoá, thông tin, tuyên truyền, thể thao đạt được những
tiến bộ mới, các chương trình đưa thông tin về cơ sở, mở rộng phạm vi phủ
sóng truyền thanh 95%, truyền hình 75% tổng số hộ dân cư. Phong trào toàn
dân xây dựng đời sống văn hoá mới phát triển sâu rộng, năm 2010 số hộ đạt
tiêu chuẩn gia đình văn hoá là 10.915 hộ đạt 78%. Số làng, bản và cơ quan đạt
danh hiệu văn hoá ngày càng tăng. Công tác đấu tranh ngăn chặn, bài trừ các
tệ nạn văn hoá, xấu, độc hại được thực hiện chặt chẽ, thường xuyên, tạo nên
không khí vui tươi lành mạnh, nâng cao mức hưởng thụ văn hoá tinh thần cho
nhân dân, ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu phục vụ nhiệm vụ chính trị ở
địa phương.
Mạng lưới trường học được củng cố, duy trì và phát triển đến các thôn,
bản vùng cao, vùng xa, tạo điều kiện cho các em học sinh đến trường thuận
tiện. Quy mô trường ướp tăng, hiện toàn huyện có 55 cơ sở giáo dục (tăng 12
cơ sở so với năm 2006) 14/14 xã, thị trấn được công nhận phổ cập THCS.
Chất lượng dạy và học của thầy và trờ từng bước được nâng lên, cơ sở vật
chất, trang thiết bị đay học được đầu tư, nâng cấp, có 8 trường được công nhận
trường chuẩn quốc gia (trong đó 02 trường Mần non, 06 trường Tiểu học). Chất
lượng chuyển lớp năm 2010: Tiểu học 92%; THCS 91,30%; THPT 85%.
Công tác chăm sóc sức khoẻ, khám chữa bệnh cho nhân dân được quan
tâm chỉ đạo và đạt kết quả tốt, hiện có 18 cơ sở khám chữa 'bệnh, trong đó 4
cơ sở 1à bệnh viện, phòng khám khu vực. Bệnh viện trung tâm huyện được
đầu tư xây dựng khang trang, sạch đẹp với qui mô lớn 100 giường bệnh và
23
được đầu tư trang thiết bị hiện đại. Hiện 100% các xã, thị trấn có trung tâm y
tế, 100% thôn, bản có y tá. Các cơ sở y tế từ tuyến huyện đến xã đều thực
hiện tốt công tác khám, chữa bệnh và phòng chống địch bệnh, đảm bảo thuốc
thiết yếu cho khám chữa bệnh và cấp phát thuốc theo chương trình 139/CP
cho nhân dân và trẻ em dưới 6 tuổi. Công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn,
nghiệp vụ được quan tâm kịp thời. Chương trình dân số kế hoạch hoá gia
đình, thường xuyên được quan tâm và thực hiện tốt, tỷ lệ tăng dận số tự nhiên
1,6 1%, tỷ lệ phát triển dân số l,27%.
Các chính sách xã hội đều được chăm lo, thực hiện có hiệu quả, đã có
nhiều giải pháp tại việc làm cho một số lao động ở nông thôn, trên cơ sở phát
triển các ngành nghề sản xuất kinh doanh và dịch vụ ngay tại địa phương. Số
người trung độ tuổi lao động có việc làm chiếm 87,4%. Chương trình xoá đói
giảm nghèo thực hiện tích cực, theo hướng đồng ghép nhiều dự án, hiện tại tỷ
lệ hộ nghèo 1à 39% (giảm 7% so với năm 2006). Đã có nhiều cố gắng thực
hiện tốt chính sách cho người có công, chính sách thương binh, gia đình liệt
sỹ, hoạt động nhân đạo, từ thiện góp phần tích cực vào việc thực hiện đường
lối, chính sách của Đảng, đồng thời phát huy các truyền thống tốt đẹp của dân
tộc ta. Năm 2010 đã phối hợp với Sở LĐ - TBXH xuất khẩu 04 lao động
thuộc diện chính sách, xây dựng quỹ ''Đền ơn đáp nghĩa'' với tổng số tiền là
78, 035 triệu đồng.
An ninh - Quốc phòng.
Chỉ đạo, thực hiện nghiêm chỉnh Chỉ thị của cấp trên về công tác quân
sự, quốc phòng, duy trì các chế đợ sẵn sàng chiến đấu, nề nếp chính quy, xây
dựng cơ quan quân sự vững mạnh toàn diện. Củng cố thế trận quốc phòng toàn
dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc.
Công tác huấn luyện dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên luôn
được quan tâm, công tác tuyển quân, giao nhận quân hành năm đều đạt kế
hoạch, đảm bản chất lượng và số lượng.
24
Coi trọng công tác bảo vệ an ninh chính trị nội bộ, chủ động phòng
ngừa, tích cực đấu tranh, kiểm tra xử lý các vụ việc về an ninh trật tự đúng
pháp luật do vậy kiềm chế và làm giảm tội phạm, tệ nạn xã hội, giữ vững trật
tự an toàn xã hội ( tội phạm ma tuý giảm 25% tai nạn xã hội giảm 27% so với
năm 2006).
Tăng cường cán bộ xuống cơ sở nắm bắt, xử lý kịp thời những vấn đề
nổi cộm, mặt khác tăng cường các biện pháp kiểm soát, tình hình an ninh
chính trị an ninh trật tự xã hội trên địa bàn huyện được giữ vững và ổn định.
Tóm lại: phát huy truyền thống anh hùng cách mạng, trong những năm
qua Đảng bộ và nhân dân huyện Tuần Giáo đã đoàn kết, phấn đấu vượt qua
nhiều khó khăn thử thách, thực hiện công cuộc đổi mới giành được nhiều kết
quả quan trọng, nền kinh tế của huyện đã có bước tăng trưởng, cơ cấu kinh tế
chuyển dịch theo hướng tích cực. Cơ sở vật chất kỹ thuật tiếp tục được tăng
cường, sự nghiệp văn hoá, y tế, giáo dục được giữ vững, phát triển và có
nhiều tiến bộ. Tình hình huyện được ổn định, niềm tin của nhân dân với Đảng
được củng cố, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân tiếp tục được cải
thiện và nâng cao, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới.
Tuy vậy, trong những năm qua, việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh
tế xã hội của huyện vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém. Kinh tế đã có bước tăng
trưởng, song chưa đồng đều. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, tỷ trọng
ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ còn thấp, giá
trị sản xuất bình quân trên / ha canh tác thấp, nhiều cơ sở xã còn lúng túng
trong việc tìm ra các chủ trương, giải pháp mang tính đột phá phát triển kinh
tế. Vẫn còn một số vi phạm trong quản lý kinh tế, dịch vụ nông nghiệp, quản
lý sử dụng đất đai, tài chính ngân sách còn khó khăn, kết quả truy thu nợ đóng
thuế sử dụng đất nông nghiệp, còn chậm. Tội phạm ma tuý, trộm cắp, tai nạn
giao thông còn xảy ra. Tình hình chính trị trong huyện ổn định, song vẫn còn
nhiều vấn đề phải tiếp tục tập trung giải quyết
25