Tải bản đầy đủ (.doc) (106 trang)

Một số giải pháp quản lý chống thất thoát nước thành phố phủ lý – tỉnh hà nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.08 MB, 106 trang )

1
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Nước sạch là một phần không thể thiếu đối với đời sống con người, các
nguồn nước ngày càng bị ô nhiễm trầm trọng nên vấn đề quản lý và vận hành
mạng lưới cấp nước sạch hiệu quả, giảm thất thoát nước đang là vấn đề khiến
nhiều đô thị Việt Nam đau đầu. Nguyên nhân: hạ tầng cấp nước của các đô thị
chủ yếu là cũ đã được sử dụng nhiều năm nên xuống cấp, quản lý mạng lưới
còn nhiều bất cập, ý thức của người dân trong việc sử dụng nguồn nước.
TP.Phủ Lý cũng là một trong số 63 tỉnh thành có mức độ thất thoát nước cao
chiếm 33%.
TP.Phủ Lý là một Thành phố trẻ mới được thành lập từ ngày 09 tháng 06
năm 2008 theo nghị định 72/2008/NĐ-CP. Bao gồm 6 phường (Trần Hưng
Đạo, Lê Hồng Phong, Minh Khai, Quang Trung, Hai Bà Trưng, Lương Khánh
Thiện), 6 xã (Thanh Châu, Liêm Chính, Phù Vân, Châu Sơn, Lam Hạ, Liêm
Trung).
Cùng hòa chung với sự phát triển của cả nước TP.Phủ Lý cũng đang từng
bước thay da đổi thịt để xứng đáng là trung tâm hành chính, chính trị của Tỉnh
Hà Nam.
Đối lập sự phát triển một cách nhanh chóng của đô thị là cơ sở hạ tầng chưa
theo kịp với tốc độ phát triển, trong đó có hệ thống cấp nước chưa đáp ứng
được nhu cầu dùng nước của dân Thành phố, mạng lưới cấp nước thì lạc hậu
chưa được nâng cấp.
Theo điều chỉnh quy hoạch chung đến năm 2030 của TP.Phủ Lý, hệ thống
cấp nước trong khu nội thị sẽ đáp ứng 95% nhu cầu người dân, khu vực ngoại
thị sẽ là 80% nhu cầu người dân, tỷ lệ thất thoát nước giảm xuống dưới 15%.
2
Do đó cần “ Một số giải pháp quản lý chống thất thoát nước Thành phố
Phủ Lý – Tỉnh Hà Nam”
Đó cũng chính là đề tài mà tác giả đã lựa chọn để góp phần giúp cho
TP.Phủ Lý nói riêng, đất nước nói chung giảm tỷ lệ thất thoát nước, làm giảm


chi phí vận hành, tiết kiệm cho ngân sách nhà nước.
2. Mục tiêu
- Đánh giá thực trạng hệ thống cấp nước, quản lý mạng lưới cấp nước của
TP.Phủ Lý để tìm ra nguyên nhân gây ra thất thoát nước.
- Đề xuất một số giải pháp hữu hiệu khắc phục tình trạng thất thoát nước.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu: chống thất thoát nước TP. Phủ Lý.
- Phạm vi nghiên cứu: TP.Phủ Lý – Tỉnh Hà Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Khảo sát hiện trạng.
- Phương pháp so sánh đối chiếu, vận dụng có tính kế thừa, sáng tạo các kinh
nghiệm ở một số đô thị trong và ngoài nước.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp phương án, từ đó đề xuất các giải pháp
quản lý hữu hiệu nhằm giảm thất thoát nước.
- Phương pháp thống kê các giải pháp chống thất thoát nước.
5. Nội dung nghiên cứu
- Thực trạng công tác vận hành, quản lý mạng lưới cấp nước TP. Phủ Lý.
- Những cơ sở pháp lý cho công tác quản lý chống thất thoát nước.
6. Kết quả nghiên cứu
- Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp quản lý chống thất thoát nước.
- Đem lại lợi ích sử dụng, lợi ích kinh tế của người dân đô thị.
- Kiểm soát giảm thiểu thất thoát nước sinh hoạt.
3
PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHỐNG THẤT
THOÁT NƯỚC THÀNH PHỐ PHỦ LÝ- TỈNH HÀ NAM
1.1. Khái niệm cấp nước an toàn, thất thoát nước
Chống thất thoát nước đang là vấn đề hầu hết các tỉnh thành phấn đấu.
Trước khi đề cập đến vấn đề chống thất thoát nước tác giả muốn nêu ra mục
tiêu của các nhà máy nước hiện nay cần phải hướng tới đó là vấn đề “Cấp

nước an toàn”, để đảm bảo cho đời sống người dân.
Cấp nước an toàn là:
- Đảm bảo lưu lượng trên toàn mạng lưới cấp nước kể cả vị trí bất lợi nhất.
- Đảm bảo áp lực tại mọi vị trí trên mạng lưới.
- Đảm bảo chất lượng nước theo yêu cầu của Bộ y tế.
Lâu nay vấn đề cấp nước an toàn tại các nhà máy dường như chưa được
quan tâm nhiều, nếu có quan tâm thì còn sơ sài chủ yếu làm cho có. Hầu hết
các tỉnh đều chỉ đạt được tiêu chí chất lượng nước còn vấn đề lưu lượng và áp
lực hầu như không đạt. TP.Phủ Lý cũng không phải ngoại lệ, các vị trí cuối
nguồn của Phủ Lý nước gần như không có áp lực.
Chính vấn đề cấp nước không an toàn là một trong các nguyên nhân gây nên
thất thoát nước.
Rò rỉ, thất thoát xảy ra trong tất cả các mạng lưới phân phối nước. Tuy nhiên
mức độ rò rỉ, lượng nước thất thoát trong các mạng lưới khác nhau rất nhiều.
Phân biệt 2 khái niệm Lượng nước thất thoát và Lượng nước rò rỉ:
- Khái niệm lượng nước thất thoát: được hiểu là chênh lệch giữa lượng nước
sản xuất được và lượng nước tiêu thụ được thu phí.
- Lượng nước rò rỉ: là một phần của lượng nước thất thoát, bao gồm thất thoát
thực thể qua các chỗ rò, vỡ đường ống và các chỗ nối, cũng như nước tràn từ
các bể chứa. Lượng nước rò rỉ có thể rất nhiều và phụ thuộc chủ yếu vào áp
4
lực trong mạng lưới và thời gian khắc phục (bao gồm thời gian phát hiện, xác
định vị trí và sửa chữa).
Thất thoát nước là vấn đề luôn đi liền với mọi hệ thống cấp nước, gắn liền
với quá trình sản xuất và kinh doanh nước sạch. Cũng có thể hiểu rằng thất
thoát nước là một tất yếu, vì không thể có một hệ thống đường ống tuyệt đối
kín để đảm bảo không mất một giọt nước nào, cũng như toàn bộ lượng nước
đã được sản xuất ra đều sẽ phải thu được tiền
Cả thế giới đều đã phải chấp nhận điều này và luôn phấn đấu để đạt được
một tỉ lệ thất thoát nước thấp nhất. Tỉ lệ thất thoát nước cũng là chỉ số để đánh

giá mức độ của hệ thống cấp nước, trình độ của dịch vụ Nước bị thất thoát
nhiều là sự thiệt hại lớn cho sản xuất kinh doanh, là mối quan tâm lớn của tất
cả mọi người. Chính vì vậy tỉ lệ thất thoát nước luôn được quan tâm và khống
chế. [18]
Ở các nước đã phát triển, lượng nước rò rỉ là thành phần chính trong lượng
nước thất thoát. Tuy nhiên, ở các nước đang phát triển như Việt Nam, song
song với thất thoát do rò rỉ, có một lượng lớn thất thoát không rò rỉ mà do: các
đấu nối không phép, không qua đồng hồ; lãng phí nước do sử dụng nước theo
chế độ khoán …
Ở TP.Phủ Lý, lượng nước rò rỉ được ước tính chiếm khoảng 60% lượng
nước thất thoát, còn lại là thất thoát không do rò rỉ.
1.2. Hiện trạng thất thoát nước ở các đô thị Việt Nam và trên thế giới.
Lượng nước thất thoát bao gồm nước rò rỉ (thất thoát cơ học) và nước thất
thu (không thu được tiền của khách hàng). Trên thế giới bất kỳ một hệ thống
cấp nước nào cũng đều bị thất thoát một lượng nuớc nhất định. Tuy nhiên do
mức độ đầu tư, điều kiện về phương tiện và trang thiết bị kỹ thuật, điều kiện
và thời gian làm việc, sự hợp lý trong quy hoạch đô thị, chất lượng thiết kế và
5
thi công công trình, trình độ quản lý duy tu ở mỗi hệ thống của mỗi nước là
khác nhau nên lượng nước thất thoát cũng vì thế mà khác nhau.
1.2.1. Hiện trạng thất thoát nước ở các đô thị Việt Nam
Theo các số liệu tổng kết, hiện nay tỉ lệ nước thất thoát ở Việt Nam khoảng
30%. Đây có thể là con số chưa thật chính xác, vì đó mới chỉ là số trung bình
của các tỉ lệ thất thoát của tất cả các đơn vị cấp nước, tổng khối lượng nước
thất thoát thực tế của cả nước còn có thể lớn hơn. Tuy nhiên, lượng thất thoát
nước với tỉ lệ lớn như vậy cũng là một tất yếu, là một thực tế hoàn toàn tương
ứng với hiện trạng kỹ thuật của các hệ thống cấp nước của chúng ta đang có,
trong đó phần lớn là nước thất thoát do nguyên nhân kỹ thuật (do rò rỉ trên
mạng lưới đường ống).[18]
Xin được làm rõ điều này: Hơn 15 năm qua, thông qua rất nhiều các dự án

đầu tư phát triển, ngành cấp nước ở Việt Nam thật sự đã có được những bước
tiến đáng kể khiến chúng ta hết sức phấn khích và tự hào. Một khối lượng
công trình, vật chất rất lớn đã được hình thành: các nhà máy nước được xây
dựng hoàn chỉnh, công nghệ tiên tiến, trang bị hiện đại cung cấp hàng triệu
m
3
nước hàng ngày cho các đô thị với nhiều hiệu quả xã hội to lớn. Bộ máy tổ
chức của các doanh nghiệp cấp nước đã được hoàn chỉnh đáng kể, trình độ kỹ
thuật, trình độ quản lý vận hành được nâng lên một bước mới, nhạy bén hơn
và khả năng tự chủ kinh doanh Sự trưởng thành của các doanh nghiệp cấp
nước trong thời gian qua đã khắc phục được đáng kể lượng nước thất thoát do
quản lý.
Tuy nhiên, thực sự các hệ thống công trình cấp nước của chúng ta vẫn còn
nhiều khiếm khuyết và chưa cân đối để đáp ứng yêu cầu. Ngoài những đô thị
mới được thành lập, gần như ở tất cả những đô thị còn lại các hệ thống cấp
nước đều đã hình thành hàng từ chục, hàng trăm năm trước đây. Qua nhiều
thời kỳ bắt đầu từ công suất nhỏ, công nghệ lạc hậu, không đảm bảo chất
6
lượng với những mạng lưới đường ống dẫn nước đơn giản, đủ các chủng
loại, được xây dựng bổ sung một cách bị động chắp vá phục vụ theo yêu cầu
cấp bách, không có quy hoạch và cũng không theo dõi quản lý được. Vấn đề
của “lịch sử để lại” cứ kéo dài mãi đến tận bây giờ, vì ngay cả ở thời điểm
này khi chúng ta thực hiện các dự án đầu tư cải tạo phát triển cấp nước một
cách quy mô, bài bản… do nhiều nguyên nhân việc đầu tư cũng chỉ tập trung
chủ yếu vào xây dựng nhà máy, phát triển nguồn, tăng công suất cấp nước,
phần mạng lưới đường ống, phần tiêu dùng… hầu như không được ưu tiên,
quan tâm đầu tư một cách thích đáng, đồng bộ… Các đô thị càng lớn thì sự
mất cân đối đó càng nặng nề và khi mạng lưới đường ống không được củng
cố thì thất thoát nước do các nguyên nhân “kỹ thuật” (rò rỉ) sẽ càng lớn và
ngày càng khó chữa. Đó là lý do chính khiến cho tỉ lệ nước thất thoát cao và

chắc chắn tình trạng này sẽ còn duy trì trong thời gian lâu nữa. [18]
Không có các con số thống kê chính xác để so sánh tương quan của lượng
nước bị mất đi giữa 2 nguyên nhân, bởi điều này sẽ tùy thộc vào nhiều yếu tố:
điều kiện cụ thể, hoạt động của từng đơn vị, đặc điểm riêng của hệ thống cấp
nước nhưng thông thường thất thoát nước do kỹ thuật (rò rỉ) thường chiếm
phần lớn trong tổng lượng nước thất thoát. Các nghiên cứu của Công ty cổ
phần nước sạch Hà Nam cho thấy: tại Hà Nam thất thu do kỹ thuật (rò rỉ) là
70% thất thu do quản lý chỉ khoảng 30%.
Theo kết quả nghiên cứu Benchmarking giai đoạn 2004 – 2007 tỷ lệ thất
thoát nước được thể hiện bảng sau:[18]
7
Sơ đồ 1.1: Tỷ lệ thất thoát nước hàng năm ( 2003-2007)
Bảng 1.2: Kết quả phân tích tỷ lệ thất thoát theo nhóm
Nhóm Năm
2004
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
Nhóm A 41% 43% 42% 40%
Nhóm B 27% 27% 27% 27%
Nhóm C 28% 28% 27% 27%
Bình
Quân Q.G
33% 35% 34% 33%
Căn cứ vào chỉ số này, các công ty cấp nước đô thị có hiệu quả hoạt động
khác nhau, cụ thể:
- Có 3 công ty mức thấp nhất (14%), bao gồm: Cty Cấp nước Thừa Thiên

Huế, Quảng Ngãi, Bắc Ninh.
- Có 3 công ty mức thất thoát (15%), bao gồm: Bà Rịa – Vũng Tàu, Hải
Dương, Hà Nội II.
8
Trong tổng số 68 công ty cấp nước, có 15 công ty có tỷ lệ thất thoát dưới
hoặc bằng 20%. Đây là những công ty hoạt động hiệu quả, là ví dụ điển hình
cho các công ty khác. [18]
Năm 2007-2009, theo kết quả Nghiên cứu Benchmarking thì tỷ lệ thất thu,
thất thoát là :
Sơ đồ 1.3: Tỷ lệ thất thoát nước hàng năm ( 2007-2009)
Bảng 1.4: Kết quả phân tích tỷ lệ thất thoát theo nhóm
Nhóm Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Nhóm đặc
biệt
40% 40% 38%
Nhóm A
25% 24% 21%
Nhóm B
26% 24% 23%
Nhóm C
26% 27% 26%
Bình Quân
Q.G
32% 31% 30%
Để giải quyết vấn đề trên, nhiều công ty cấp nước đã tiến hành khảo sát, đo
đếm đánh giá thực trạng thất thoát. Kết quả điều tra về lượng nước thất thoát
năm 2009 của một số công ty cấp nước được giới thiệu trong bảng 1.4.
9
Qua số liệu bảng 1.4 cho thấy lượng nước thất thoát là rất lớn. Muốn mở
rộng công suất cấp nước các công ty cấp nước chỉ đề cập theo hướng tìm

nguồn mới, mở rộng quy mô hệ thống là bất lợi mà mục tiêu trước hết là phải
nghiên cứu các biện pháp chống thất thoát nước. Có như vậy mới nâng cao
hiệu quả cấp nước và hạ giá thành cho người dùng nước. Ngoài ra từ công tác
chống thất thoát nước sẽ có nhiều kinh nghiệm quý bổ sung cho công tác quy
hoạch và thiết kế hệ thống mới.
Bảng 1.5: Lượng nước thất thoát trong các đô thị Việt Nam
Nhóm và tên công ty Thất thoát nước (%) Năm khảo sát
TP. Phủ Lý 33 2009
TP. Nam Định 29 2009
TP. Hồ Chí Minh 41 2009
Hải Phòng 17 2009
Hà Nội 33 2009
Đà Lạt 18 “
Kiên Giang 21 “
Đà Nẵng 32 “
Đồng Nai 26 “
Huế 14 “
Ví dụ: Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước xây dựng và cấp nước Thừa
Thiên Huế (Huế WACO) là đơn vị đầu tiên của Việt Nam được Cơ quan hợp
tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và một số đơn vị cấp nước hỗ trợ giảm thất thoát
nước và đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực này. Từ năm 2003, đã có 57
chuyên gia của Cục nước Yokohama được cử sang Việt Nam để hỗ trợ về
hoạt động cấp nước. Trong vòng chưa đến 10 năm, tỷ lệ thất thoát nước Thừa
10
Thiên Huế đã giảm rất nhanh, từ khoảng 35% xuống còn mức 14% như hiện
nay.[18]
Những thông tin về lượng nước thất thoát cao thường rất thời sự, khiến cả xã
hội phải quan tâm, bức xúc Báo chí của Trung ương và các tỉnh thường
xuyên đưa tin, đặc biệt phân tích phê phán nhiều mỗi khi Người sản xuất xin
được tăng giá bán nước. Sự bức xúc này đã tạo sức ép nặng nề lên những

người làm công tác cấp nước của tất cả các tỉnh, lên ngành cấp nước Tuy
nhiên, có một điều mà không phải ai cũng biết tường tận là từ nhiều năm nay
Cơ quan quản lý ngành, Hội Cấp thoát nước Việt Nam, các Chi hội Cấp nước,
các Công ty cấp nước của các tỉnh thành phố, các Nhà chuyên môn, các Chính
quyền và cả cộng đồng… đã rất quan tâm, tiến hành nhiều hoạt động nhằm
giảm thất thoát nước và đã đạt được nhiều kết quả tốt. Điểm nhấn rõ nhất của
hoạt động này là “Hội nghị giảm thất thoát nước toàn quốc” do Hội Cấp thoát
nước Việt Nam, Công ty cấp nước Đà Nẵng, ADB và Công ty Vitens-Evides
Hà Lan tổ chức tại Đà Nẵng tháng 3/2010. Hội nghị được tổ chức khá công
phu, chu đáo và đặc biệt ấn tượng về lòng nhiệt tình hiếu khách của chủ nhà
là Công ty cấp nước Đà Nẵng. Thông qua các bài trình bày kinh nghiệm thành
công từ các công ty bạn, các kinh nghiệm quốc tế, đánh giá về “Thành tựu
chống thất thoát thất thu nước ở Việt Nam” và nội dung “Chương trình quốc
gia chống thất thoát, thất thu nước sạch đến năm 2025” của bộ Xây dựng trình
thủ tướng phê duyệt. Ngày 24/11/2010 thủ tướng ra Quyết định 2147/ QĐ -
TTg “Phê duyệt Chương trình quốc gia chống thất thoát, thất thu nước sạch
đến năm 2025”
Mục tiêu : Huy động và tập trung các nguồn lực cho hoạt động chống thất
thoát, thất thu nước sạch, giảm tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch bình quân
từ 30% năm 2009 xuống dưới 15% vào năm 2025, mục tiêu cụ thể cho từng
giai đoạn như sau:
11
- Đến năm 2015: tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch bình quân là 25%.
- Đến năm 2020: tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch bình quân là 18%.
- Đến năm 2025: tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch bình quân là 15%.
1.2.2. Hiện trạng thất thoát nước ở các đô thị thế giới.
Các nước trên thế giới ngay cả những nước công nghiệp phát triển, lượng
nước thất thoát trong các hệ thống cấp nước đô thị cũng không phải là ít.
Nhiều nước từ lâu đã đặt vấn đề nghiên cứu chống thất thoát nước và có
những dự án cụ thể như Anh, Pháp, Đức, Italia, Triều Tiên, Nhật Bản,

Malaysia… Có những nước như Nhật Bản, Malaysia đã coi nghiên cứu
chống thất thoát nước là một chiến lược quốc gia và đã nghiên cứu dự án tổng
thể cho toàn quốc.
Chính vì vậy tỉ lệ thất thoát nước luôn được quan tâm và khống chế. Ở các
nước tiên tiến tỉ lệ thất thoát nước thường khá thấp (Đức 7%, Đan Mạch 10%
và trung bình là khoảng 15% )
Ví dụ: Ở nhật bản trong vòng hơn 50 năm qua, Cục nước Yokohama đã
giảm tỷ lệ thất thoát nước do rò rỉ xuống mức đáng kể, từ hơn 50% của năm
1967 xuống chỉ còn vào khoảng 5% của năm 2009. Tương tự , tại thành phố
Nagoya của Nhật Bản, trong vòng khoảng 60 năm qua, tỷ lệ thất thoát nước
do rò rỉ đã giảm từ 30% xuống còn 3%.
Tại hội thảo ở Singapore tháng 2/1995 những nguyên nhân chính và tỷ lệ
lượng nước thất thoát trong mạng lưới cấp nước đô thị được công bố trình bày
trong bảng 1.6 sau đây:[4]
Bảng 1.6: Nguyên nhân chính và tỷ lệ lượng nước thất thoát trong mạng
lưới cấp nước đô thị
TT Nguyên nhân chính Tỷ lệ LNTT
12
So với lượng
nước sản xuất
(%)
So với lượng
nước thất thoát
(%)
1 Dò rỉ từ các đường ống 10,75 34,5
2 Khách hàng sử dụng lãng phí 6,55 20,7
3 Sai sót của đồng hồ 3,35 13,6
4 Đầu nối trái phép 2,4 12,3
5 Vòi nước công cộng 4,31 9,2
6 Sử dụng công cộng 0,15 7,9

Tổng 21,51 98,2

Qua số liệu trên khẳng định tình trạng thất thoát nước là phổ biến. Sở dĩ như
vậy bởi vì có những nguyên nhân dẫn đến thất thoát nước rất khách quan
không thể tránh được, mặt khác lượng nước cấp cho các mục đích phúc lợi
công cộng là bình thường đối với mọi đô thị trên thế giới. Việc chấp nhận một
tỷ lệ thất thoát nước là không thể khác được đối với mọi đô thị trên toàn cầu ,
song làm thế nào để hạn chế lượng nước thất thoát luôn là mục tiêu của mọi
công ty cấp nước, của mọi đô thị và của mọi quốc gia.
1.3. Hiện trạng thất thoát nước của hệ thống cấp nước TP.Phủ Lý- T. Hà Nam
1.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ở TP Phủ Lý
* Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý:
- TP.Phủ Lý nằm trên quốc lộ 1A; bên bờ phải sông Đáy, nơi hợp lưu với
sông Châu Giang và nằm ở trung tâm của tỉnh Hà Nam, cách thủ đô Hà Nội
60 km về phía Nam, thành phố Ninh Bình 34 km về phía Bắc, cách thành phố
Hưng Yên 22 km về phía Tây Nam, cách thành phố Nam Định 30 km về phía
Tây Bắc, cách thành phố Hoà Bình khoảng 80 km về phía Đông theo QL 21.
13
- TP.Phủ Lý có tọa độ địa lý khoảng 20
o
21’-21
0
45 vĩ độ Bắc, 105
o
45’-106
0
10’
kinh độ Đông:
+ Phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Kim Bảng

+ Phía Bắc và Đông Bắc giáp huyện Duy Tiên
+ Phía Nam và Đông Nam giáp huyện Thanh Liêm
b. Địa hình:
TP.Phủ Lý nằm ở vùng đồng bằng ven sông, địa hình bị chia cắt bởi các
sông và khu vực thấp trũng, hướng dốc chung của địa hình Thành phố từ Tây
sang Đông; có các đặc trưng địa hình khu vực như sau:
- Khu vực Thành phố cũ ở phía Đông sông Đáy và khu đô thị mới ở phía Tây
sông Đáy nền địa hình đã được tôn đắp có cao độ 3,0m÷6,8m.
- Khu vực dân cư ở khu vực Bắc Phù Vân và Bắc sông Châu nền cũng đã
được tôn đắp cao độ 3,0 ÷ 4,5m.
- Các khu vực ruộng lúa, ruộng màu có cao độ 1,8÷ 2,2m.
- Khu vực các ao trũng, đầm lầy có cao độ từ - 0,8m đến + 0,4m, bao gồm các
khu trũng Bắc sông Châu, Đông sông Đáy, hệ thống ao hồ ruộng trũng nối
liền nhau, thường xuyên bị ngập nước.
c. Khí hậu:
- TP.Phủ Lý nằm trong vùng khí hậu của đồng bằng Bắc Bộ, mang đặc trưng
của khí hậu nhiệt đới gió Mùa
- Nhiệt độ:
+ Không khí trung bình năm là: 23,3
o
C
+ Nhiệt độ không khí trung bình mùa Hè: 27,4
o
C
+ Nhiệt độ không khí trung bình mùa Đông: 19,2
o
C
- Mưa:
+ Lượng mưa trung bình năm: 1889,0mm
14

+ Lượng mưa ngày lớn nhất: 333,1mm
- Độ ẩm:
+ Độ ẩm tương đối trung bình: 84%
+ Độ ẩm tương đối thấp nhất : 11%
- Gió:
+Tốc độ lớn nhất: 36m/s
+ Tốc độ trung bình: 2m/s
+ Hướng gió chính: Mùa hè hướng Đông- Nam
Mùa đông hướng Đông- Bắc
d. Thủy văn:
Thành phố nằm ở ngã 3 sông Đáy, sông Nhuệ, sông Châu được bao bọc bởi
hệ thống đê bảo vệ. Các cửa xả nước ra sông chịu ảnh hưởng của chế độ thủy
văn sông Đáy. Theo số liệu của trạm thủy văn Phủ Lý, quy đổi ra hệ cao độ
quốc gia như sau:
- Mực nước cao nhất : H
Max
= + 4,46m
- Mực nước trung bình: H
Tb
= + 0,84m
- Mực nước thấp nhất: H
Max
= - 0,74m
- Mực nước báo động cấp III: + 3,84m
- Vận tốc dòng chảy lớn nhất thực đo V
Max
= 2,81m/s
- Vận tốc trung bình mùa kiệt V
Max
= 0,6 m/s

- Lưu lượng trung bình mùa kiệt Q = 130 ÷150 m
3
/s
- Lưu lượng trung bình nhiều năm Q = 450 m
3
/s
- Lưu lượng lũ lớn nhất thực đo 1971 là : Q = 2500 m
3
/s
e. Địa chất công trình:
Qua tài liệu thăm dò của một số lỗ khoan cho thấy:
15
- Lớp đất sét hoặc á sét trạng thái dẻo mềm bề dày khoảng 1,3m
- Lớp đất sét hoặc á sét trạng thái dẻo nhão có bề dày khoảng 1m
- Lớp bùn á sét, bề dày > 3m, chủ yếu ở các khu vực ao hồ đầm lầy là lớp bùn
nhão tàn tích thực vật.
- Khu vực bờ Tây: Lớp cát mịn, đồng nhất có lẫn mi ca và tàn tích thực vật,
chiều dày 10 ÷12m. Cường độ chịu tải khu vực này > 1,25Kg/cm
2

- Khu vực giáp Bút Sơn ven núi cao độ nền > 3,5m có cường độ chịu tải
>2Kg/cm
2
f. Địa chất thủy văn:
Mực nước ngầm trong khu vực phụ thuộc mực nước sông, thay đổi theo
mùa. Theo tài liệu địa chất thủy văn vùng Phủ Lý - Kim Bảng có nước ngầm
phong phú, nhưng chất lượng nước ngầm không tốt nên không sử dụng nước
ngầm cho dân sinh
g. Địa chất vật lý :
TP.Phủ Lý nằm trong vùng dự báo có động đất cấp 8 (theo tài liệu dự báo

của Viện Vật lý Địa cầu). Vì vậy khi thiết kế các công trình xây dựng cần
đảm bảo an toàn cho công trình trong vùng có dự báo với cấp động đất trên.
* Điều kiện kinh tế xã hội
a. Cơ cấu kinh tế
Tốc độ tăng trưởng của thành phố luôn ở mức 17,6%. Tổng thu nhập (GDP)
của thành phố năm 2010 là 1.364,81 tỷ đồng (giá cố định năm 1994); trong đó
nông nghiệp 42,67 tỷ đồng, công nghiệp xây dựng 747,1 tỷ đồng, thương mại
dịch vụ 575,04 tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế: Nông nghiệp 3,13%, công nghiệp-xây
dựng 54,74%, thương mại dịch vụ 42,13%.
b. Công nghiệp - TTCN
16
TP.Phủ Lý có Khu công nghiệp Châu Sơn diện tích 169 Ha, hiện nay Khu
công nghiệp Châu Sơn có trạm cấp nước sạch 3.000 m
3
/ngày đêm và trạm xử
lý nước thải 1.000 m
3
/ngày đêm, hiện đã có 12 doanh nghiệp đăng ký đầu tư
(quy mô dự kiến 300 Ha; bố trí các ngành công nghiệp hậu xi măng và dịch
vụ cho xi măng như: sản xuất bao bì dệt may, sản xuất vật liệu xây dựng từ xi
măng và vật liệu xây dựng cao cấp) và Dự án Cụm công nghiệp Tây Nam
Thành phố diện tích 155 Ha, bố trí các ngành công nghiệp như: may mặc, đồ
gia dụng. chế biến thực phẩm, cơ khí, chế tạo và cơ khí phục vụ giao thông
Phía Tây Thành phố tại xã Thanh Sơn (H. Kim Bảng) có nhà máy xi măng
Bút Sơn có công suất 3 triệu tấn/năm (Bút Sơn 1: 4.000 tấn clinker/ ngđ, 1,4
triệu tấn/năm; Bút Sơn 2: 1,6 triệu tấn/năm); sản xuất XM Poóc lăng PC 40,
PC 50, XM Poóc lăng hỗn hợp PCB 30, PCB 40 và các loại XM đặc biệt.
Ngoài ra bên cạnh nhà máy xi măng Bút Sơn đã có dự án xây dựng nhà máy
xi măng Tân Tạo với diện tích 45,6 Ha. Đây là khu sản xuất xi măng của
Vùng thủ đô Hà Nội và của tỉnh Hà Nam.

Tiểu thủ công nghiệp: Thành phố có Khu TTCN Nam Châu Sơn 9,86 Ha.
Khu TTCN Kim Bình diện tích 32,3 Ha
Ngoài ra trên địa bàn Thành phố còn có các công ty nằm rải rác như Công ty
Naria Vina diện tích 6,6 Ha, Công ty may Thăng Long, Công ty bia Sài Gòn-
Phủ Lý, Công ty xi măng Hoà Phát.
c. Thương mại, dịch vụ
Hiện nay Phủ Lý có hai trung tâm thương mại lớn là trung tâm thương mại
Hải Đăng và trung tâm thương mại Minh Khôi Plaza; trung tâm thương mại
Phủ Lý, siêu thị nội thất Tùng Dương; các khu thương mại dịch vụ dọc đường
Lê Hoàn và dọc đường Lê Công Thanh.
17
Chợ Chấn và chợ Bầu Phủ Lý đã được nâng cấp mở rộng; các chợ đang
được đầu tư quản lý khai thác sử dụng gồm chợ Nam Thanh Châu, chợ Quy
Lưu, chợ Bắc Sơn, chợ Nam Sơn, chợ Phù Vân. Thành phố cũng đã hình
thành các tuyến phố thương mại như đường Biên Hoà, đường Nguyễn Văn
Trỗi, đường Lê Lợi, đường Lê Hoàn
Ngoài ra Phủ Lý đang triển khai dự án Khu thương mại dịch vụ cao tầng
hiện đại nằm giữa sông Đáy và QL1A, cao nhất là dự án chung cư và văn
phòng cho thuê 25 tầng.
d. Dịch vụ du lịch
TP.Phủ Lý nằm ở trung tâm của tỉnh Hà Nam nơi có tài nguyên du lịch khá
phong phú, bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân
văn. Mặc dù các khu vực du lịch không thuộc địa bàn thành phố nhưng đều
cách thành phố không xa, giao thông đi lại thuận tiện nên thành phố Phủ Lý
có điều kiện tốt và tiềm năng để phát triển dịch vụ du lịch; đặc biệt như:
- Khu du lịch sinh thái Tam Chúc-Ba Sao nằm tại xã Ba Sao, huyện Kim
Bảng cách thành phố Phủ Lý 12 km trên tuyến QL 21A với diện tích khoảng
1.042 Ha (trong đó hồ Tam Chúc có diện tích khoảng 720 Ha)
- Tuyến đường thủy dọc sông Đáy từ Phủ Lý đi chùa Hương (đây là tuyến du
lịch sinh thái trên sông có nhiều triển vọng)

- Khu du lịch núi Cấm-Ngũ Động Sơn, Động Cô Đôi (Kim Bảng); khu vực
núi Kẽm Trống (Thanh Liêm); Núi Đọ (Duy Tiên) và nhiều di tích lịch sử gắn
với các lễ hội khác
18
1.3.2. Sơ đồ mạng lưới cấp nước TP. Phủ Lý.
Hình 1.7: Sơ đồ hiện trạng mạng lưới cấp nước TP.Phủ Lý- T.Hà Nam
1.3.3. Hiện trạng mạng lưới cấp nước TP. Phủ Lý.
* Công trình đầu mối và mạng lưới cấp nước
a. Nhà máy nước số 1:
- Công suất nhà máy nước là 10.000m
3
/ngđ.
- Trạm bơm nước thô từ sông Đáy được đặt tại Phù Vân tả ngạn sông Đáy.
Kích thước họng hút 2 D400mm. Trạm được xây dựng bằng bê tông cốt thép,
diện tích 7,5m x 3,5m. Bơm hút có lưu lượng Q
b
= 520m
3
/h, H
b
= 25m.
19
- Nhà máy nước đặt sau Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Nam. Cốt xây dựng nhà
máy +5,1m. Nước thô được dẫn đến nhà máy qua cầu Phù Vân bằng
2D250mm - L800m. Diện tích nhà máy là 4.900m
2
. Trạm bơm cấp 2 gồm 4
máy bơm công tác, mỗi máy có Q
b
= 210m

3
/h, H
b
= 36m
- Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước:
- Trạm bơm I - Bể trộn - Bể lắng đứng kết hợp ngăn phản ứng xoáy - Bể lọc
nhanh - Khử trùng Clo - Bể chứa nước sạch - Trạm bơm II - Mạng lưới cấp
nước.
- Do tình trạng ô nhiễm của nước sông Nhuệ lan sang sông Đáy nên chất
lượng nước sông Đáy tại điểm thu nước của nhà máy nước số 1 bị ảnh hưởng.
Công ty cấp nước đã có dự án đề xuất di chuyển công trình thu nước về phía
thượng nguồn sông Đáy cách điểm lấy nước cũ 3.000m
b. Nhà máy nước số 2:
- Công suất nhà máy nước 15.000 m
3
/ngđ
- Nhà máy nước được xây dựng cạnh quốc lộ 21 thuộc thôn Thanh Nội, xã
Thanh Sơn, huyện Kim Bảng. Nhà máy nước có diện tích 2,7ha. Trạm bơm II
có 3 bơm với công suất Q=390m
3
/h; H
b
= 50m; 2 máy Q=700m
3
/h; H
b
= 50m
- Trạm bơm cấp I và công trình thu đặt tại bờ sông Đáy. Trong trạm bố trí 2
máy bơm Q
b

= 720m
3
/h; H
b
= 20m (1 làm việc, 1 dự phòng). Nước thô từ sông
Đáy được dẫn có áp đến trạm xử lý bằng D400mm - L600m.
- Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước:
- Nước sông Đáy - Trạm bơm I - Bể trộn + phản ứng - Bể lắng la men - Bể
lọc nhanh - Khử trùng Clo - Bể chứa nước sạch - Trạm bơm II - Mạng lưới
cấp nước.
c. Mạng lưới cấp nước
20
Mạng lưới cấp nước gồm các tuyến ống cấp nước D100-D500mm với tổng
chiều dài
Bảng 1.8: Tổng hợp khối lượng mạng lưới cấp nước
TT Đường kính ống (mm) Chiều dài (m)
1 D110 14.000
2 D150 11.000
3 D200 9.800
4 D250 3.400
5 D300 3.700
6 D400 300
7 D500 2.500
Tổng cộng 44.700
* Hiện trạng sử dụng nước
- Nước từ 2 nhà máy nước cấp cho 6 phường nội thị và cấp cho một phần dân
cư của 3 xã ngoại thành Thanh Châu, Phù Vân và Châu Sơn. Tỷ lệ cấp nước
sạch tại 6 phường nội thị đạt trên 90%. Trong đó Phường Minh Khai, Hai Bà
Trưng, Lương Khánh Thiện, Trần Hưng Đạo, Lê Hồng Phong đạt tỷ lệ số hộ
đươc cấp nước 100%, phường Quang Trung đạt tỷ lệ số hộ được cấp nước

trên 50% do khu vực Ba Đa chưa được cấp nước.
- Theo số liệu thống kê tháng 12/2010 của công ty cấp nước, nước sinh hoạt
chiếm tỷ lệ lớn 60% tổng lượng nước, lượng nước sản xuất, nước cơ quan và
dịch vụ chiếm tỷ lệ 25,4% và nước công nghiệp chiếm tỷ lệ 14,8%. Tỷ lệ thất
thoát nước 33%
- Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt trung bình đạt 110l/ng.ngđ.
Bảng 1.9: Thống kê hiện trạng sử dụng nước của các phường xã từ nhà máy
nước TP.Phủ Lý
21
TT Tên phường/xã Số hộ được cấp nước sạch
I 6 phường
1 P. Minh Khai 1865
2 P. Hai Bà Trưng 2022
3 P.Lương Khánh Thiện 1428
4 P.Trần Hưng Đạo 2767
5 P. Quang Trung 948
6 P. Lê Hồng Phong 2489
Tổng cộng nội thành 11.519
I 6 xã ngoại thành + xã Thanh Sơn
1 Xã Thanh Châu 271
2 Xã Liêm Chính
3 Xã Lam Hạ
4 Xã Phù Vân 559
5 Xã Liêm Chung
6 Xã Châu Sơn 535
7 Xã Thanh Sơn 3.155
Tổng cộng 6 phường, 7 xã 16.039
Bảng 1.10: Thống kê sử dụng nước theo từng loại hình
TT Loại hình Lượng nước sử dụng
tháng 12/2010 (m

3
)
Q
(m
3
/ngđ)
Tỷ lệ
(%)
1 Sinh hoạt 175.535 5.851 59,8
2 Nhà máy bia 43.478 1.450 14,8
3 Cơ quan, dịch vụ 74.614 2.487 25,4
Tổng cộng 9788 100
* Hiện trạng cấp nước 13 xã ven đô
22
Theo số liệu thống kê trên địa bàn tỉnh đã xây dựng 52 trạm cấp nước tập
trung đạt tỷ lệ cấp nước 25% dân số nông thôn, 151.322 công trình cấp nước
phân tán với 320.180 người dân nông thôn đang sử dụng với tỷ lệ 48,2% dân
số nông thôn. Trong đó :
- Giếng đào 34.197 giếng, tỷ lệ dân sử dụng nước hợp vệ sinh 9,31%
- Giếng khoan 98.677 giếng tỷ lệ dân sử dụng nước hợp vệ sinh 61,8%
- Bể, lu: 18.448 bể lu, tỷ lệ dân sử dụng nước hợp vệ sinh 3,46%
- Sông hồ : số hộ sử dụng 348 hộ tỷ lệ dân dùng nước hợp vệ sinh 0,32%
Hiện nay 13 xã ven đô dân cư phần lớn sử dụng nước giếng đào, nước giếng
khoan hoặc nước mặt tư nhiên, nước mưa cho nhu cầu sinh hoạt. Chỉ có dân
cư xã Thanh Sơn được cấp nước từ NMN Phủ Lý 2, 13 xã ven đô đã có những
dự án cấp nước từ các chương trình cấp nước nông thôn:
- Huyện Duy Tiên (Tiên Tân, Tiên Hiệp, Tiên Hải): Xã Tiên Hiệp sẽ được cấp
nước từ NMN Đọi Sơn công suất 2.400 m
3
/ngđ nguồn nước sông Châu thuộc

vốn chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2012-2014. NMN Đọi Sơn sẽ
cấp cho 3 xã Đọi Sơn, Tiên Hiệp, Yên Nam
- Huyện Bình Lục (Đinh xá, Trịnh xá): Xã Đinh Xá, Trịnh xá được cấp nước
từ dự án WB giai đoạn 2 (2011-2015) từ NMN công suất 1800 – 2000 m
3
/ngđ
nguồn nước sông Châu đặt tại xã Đinh Xá.
- Huyện Thanh Liêm (Liêm Tuyền, Liêm Tiết, Liêm Phong, Liêm Cần, Thanh
Hà, Thanh Tuyền)
+ Thanh Tuyền và Thanh Hà được cấp nước từ dự án NMN 5.000 m
3
/ngđ
đang được thi công đặt tại xã Thanh Phong. NMN dự kiến cấp cho 5 xã
Thanh Hà, Thanh Phong, Thanh Bình, Thanh Tuyền, Thanh Hương
23
+ Liêm Tuyền và Liêm Tiết dự kiến được cấp nước từ trạm cấp nước tập
trung liên xã đặt tại Liêm Tuyền lấy nguồn nước mặt sông Châu giai đoạn
2010-2013
+ Liêm Phong và Liêm Cần sẽ được cấp nước theo dự án cấp nước WB giai
đoạn 2014-2015 từ NMN liên xã đặt tại xã Liêm Tuyền nguồn nước sông
Châu công suất 3.200 m
3
/ngđ
- Huyện Kim Bảng (Kim Bình, Thanh Sơn)
+ Xã Kim Bình dự kiến được cấp nước theo dự án cấp nước cho 13 xã ven
sông Nhuệ với công suất trạm cấp nước 8.000 m
3
/ngđ đặt tại xã Kim Bình
nguồn nước sông Đáy
* Đánh giá hiện trạng

- Nước ngầm tỉnh Hà Nam bị nhiễm bẩn Asen do vậy nước ngầm được xem
xét hạn chế sử dụng cho nhu cầu sinh hoạt
- Nước mặt sông Hồng, sông Đáy và sông Châu là 3 nguồn nước mặt chính
của tỉnh Hà Nam. Hiện nay nước sông Đáy là nguồn cấp nước chính cho
thành phố Phủ Lý, nước sông Châu sông Hồng đang là nguồn nước chính cấp
cho khu vực nông thôn.
- Tuy nhiên nguồn nước cấp từ sông Đáy tại điểm lấy nước của nhà máy nước
số 1 có chất lượng nước không đảm bảo do ảnh hưởng của nước sông Nhuệ bị
ô nhiễm do vậy cần có biện pháp di dời điểm lấy nước lên phía thượng nguồn
sông Đáy
- Mạng lưới cấp nước chính D110mm-D500mm có tổng chiều dài 44.700m.
Thất thoát nước cao với tỷ lệ 33%
- Khu vực nội thị đạt tỷ lệ cấp nước sạch trên 90% với tiêu chuẩn cấp nước
sinh hoạt 110l/ng.ngđ.
24
- Khu vực ven đô thị hiện nay dân cư phần lớn sử dụng nước giếng khoan
hoặc giếng đào. Nhiều dự án cấp nước sạch nông thôn đang được tỉnh lập dự
án và triển khai xây dựng.
1.3.4. Hiện trạng thất thoát nước trong mạng lưới cấp nước TP. Phủ Lý
Theo quyết định số 1128/QĐ-UBND, ngày 17 tháng 12 năm 2009 của
UBND Tỉnh Hà Nam phê duyệt phương án và chuyển Công ty TNHH một
thành viên Cấp nước Hà Nam thành Công ty Cổ phần nước sạch Hà Nam.
Văn kiện đề án của Công ty Cổ phần nước sạch Hà Nam đã đặt mục tiêu cho
Công ty cấp nước là trở thành một công ty tự trang trải về tài chính vào cuối
năm 2009. Vậy thất thoát nước là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt trong sản
xuất kinh doanh.
Như trên đã trình bày, lượng nước thất thoát ở TP.Phủ Lý năm 2011 chiếm
khoảng 33% tổng lượng nước sản xuất ra trong năm. Tình hình thất thoát
nước rất nghiêm trọng và ngày càng xấu đi.
Những tổ chức tài trợ quốc tế lớn thường đòi hỏi sự giảm đáng kể lượng

nước thất thoát trước khi đầu tư tài chính cho những nguồn nước mới trong hệ
thống cấp nước ở những nước đang phát triển. Theo số liệu báo cáo của
Phòng kế hoạch kỹ thuật tỷ lệ nước thất thoát trong những năm vừa qua bảng
1.11 như sau:
Bảng 1.11: Lượng nước thất thoát hàng năm TP. Phủ Lý
(Nguồn: Công ty Cổ phần Nước sạch Hà Nam)
Năm Lượng nước thất thoát (%)
2008 33
2009 33
2010 33
2011 33
25
Lượng nước thất thoát được phân thành thất thoát thực sự và thất thoát
không thực sự. Việc phân chia tỷ lệ lượng nước thất thoát ở mạng cũ và mạng
mới chưa thể tiến hành được. Ngoài ra việc phân chia tổng lượng nuớc thất
thoát thành những thất thoát thực sự và không thực sự đối với TP.Phủ Lý là
khó khăn và một phần được ước tính theo số liệu hiện có.
Ở TP.Phủ Lý lượng nước thất thoát không thực sự là một nhóm cần được
quan tâm. Những thất thoát là kết quả của hệ thống ghi thu kém. Các đầu máy
đấu trái phép và việc đo đếm chưa chính xác lượng nước sạch là một phần của
lượng nước thất thoát không thực sự.
Thất thoát thực sự bao gồm rò rỉ đường ống ước tính khối lượng này khoảng
17 – 25% tổng lượng nước sản xuất. Đương nhiên tỷ lệ này ở trong mạng cũ
còn xấu hơn nhiều.
Công tác phát hiện rò rỉ của ống chủ yếu do nhân viên ghi thu hoặc nhờ
khách hàng thông báo.
Kết quả kiểm đếm số vụ rò rỉ đường ống trong năm qua cho thấy sự rò rỉ chủ
yếu ở các tuyến cũ ở trong mạng lưới. Các tuyến truyền dẫn mới ít bị rò rỉ.
Trong tổng lượng nước khai thác ngoài lượng nước phát vào mạng bao gồm
nước rò rỉ, nước không ghi được, nước ghi được là lượng nước sử dụng cho

bản thân các trạm cấp nước để rửa bể, xúc xả đường ống và cung cấp cho xe
téc để phục vụ cho những nơi bị cắt trong thời gian ngắn.
Lượng nước phục vụ cho cứu hỏa, tưới cây công viên khoảng 800m
3
/tháng.
1.4. Thực trạng công tác quản lý chống thất thoát nước TP.Phủ Lý- T.Hà Nam
1.4.1. Mô hình tổ chức bộ máy công ty.
Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban:
- Chủ tịch HĐQT kiêm giám đốc: là người lãnh đạo cao nhất và đại diện hợp
pháp của công ty. Chức năng cơ bản là điều hành hoạt động của công ty, có
quyền quyết định trong sản xuất kinh doanh.

×