Tải bản đầy đủ (.doc) (119 trang)

GA 7 HKI DA SUA HOAN CHINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (769.41 KB, 119 trang )

TUẦN 01
Ngày Soạn: 15 / 08/2010. Ngày dạy: 18 / 08/ 2010.
BÀI 01:
Tiết: 01 VĂN BẢN: CỔNG TRƯỜNG MỞ RA
(Lý Lan)
A-Mục tiêu:
- Kiến thức: Giúp HS cảm nhận được những tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái.
- Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc, cảm thụ văn bản , phân tích tâm trạng của người mẹ
- Thái độ: Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường, cha mẹ đối với cuộc đời mỗi con người  ta càng thêm yêu quý cha mẹ
B-Chuẩn bị của thầy và trò: - Thầy: SGK, bài soạn. - Trò: SGK
C-Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra vở, SGK của HS, vở bài soạn
D-Bài mới :
* Vào bài: Người mẹ nào cũng thương yêu, lo lắng cho con, nhất là trong ngày đầu tiên bước vào lớp một của con em mình. Để hiểu rõ tâm trạng của các bậc
cha mẹ trong đêm hôm trước ngày khai trường ấy, chúng ta tìm hiểu văn bản “Cổng trường mở ra”.
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG THẦY - TRÒ
I/ Đọc, tìm hiểu chú thích:
1) Đọc:
2) Tác giả , tác phẩm :
SGK/7, 8
II/ Đọc, tìm hiểu văn bản:
1) Đại ý: Bài văn viết về tâm trạng của người
mẹ trong đêm không ngủ trước ngày khai
trường đầu tiên của con.
2) Tâm trạng của mẹ
- Trong đêm trước ngày khai trường đầu tiên
của con, mẹ trằn trọc suy nghĩ triền miên. Thể
hiện tấm lòng yêu thương con, tình cảm đẹp
đẽ, sâu nặng đối với con, đồng thời bộc lộ tâm
- Cho biết văn bản này thuộc loại gì? Cho biết thế nào là văn bản nhật dụng? Kể tên các văn bản nhật dụng ở
lớp 6


* Hoạt động 1:
- GV hướng dãn HS cách đọc: giọng chân thành, xúc động, nhẹ nhàng
- GV đọc mẫu 1 đoạn. Gọi 3 em đọc tiép > nhận xét
- GV gọi HS đọc chú thích
* Hoạt động 2:
- Từ văn bản đã đọc hãy nêu tóm tắt đại ý bài văn?
(Gợi ý: Bài văn viết về ai? viết về việc gì?)

- Trong đêm trước ngày khai trường tâm trạng của mẹ và đứa con có gì khác nhau? Điều đó thể hiện ở những
chi tiết nào trong bài?
- Tác giả dùng biện pháp nghệ thuật gì khi diễn tả điều đó?
- Theo em tại sao người mẹ lại không ngủ được? (Vì lo lắng cho con? Vì nôn nao nghĩ về ngày khai trường
đầu tiên của mình hay vì lí do gì khác?)
GA Ngữ văn 7 – Nguyễn Thanh Hải - 1 -
trạng nôn nao nghĩ đến ngày khai trường năm
xưa của chính mình.
3) Suy nghĩ của mẹ:
“Bước qua cổng trường ….kì diệu sẽ mở
ra”
>Vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc
sống mỗi con người.
III/ Tổng kết:
- Học ghi nhớ/SGK/9
IV/ Luyện tập:
1) Trả lời tại lớp: gọi vài em
2) Về nhà làm
- Chi tiết nào cho thấy ngày khai trường đầu tiên đã để lại dấu ấn thật sâu đậm trong lòng người mẹ?
- Qua đó ta hiểu điều mà người mẹ mong muốn ở con là gì? (Những kỉ niệm đẹp của ngày khai trường sẽ làm
hành trang theo con suốt cuộc đời)
- Từ những sự trăn trở, suy nghĩ đến mong muốn của mẹ trong đêm trước ngày khai trường đầu tiên của con,

em thấy người mẹ ở đây là người như thế nào? (ghi)
- Trong bài văn có phải mẹ đang trực tiếp nói với con không? Theo em mẹ đang trực tiếp nói với ai? Cách viết
này có tác dụng gì?
- Câu văn nào trong bài nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ?
- Kết thúc bài văn người mẹ nói:”Bước ….kì diệu sẽ mở ra”
* Em đã học qua thời tiểu học, em hiểu thế giới kì diệu đó là gì?
- Qua tâm trạng của người mẹ trong đêm không ngủ được trước ngày khai trường đầu tiên của con, em hiểu
vấn đề mà tác giả mong muốn ở đây là gì?
- Bài văn giúp em hiểu thêm được gì về bản thân mình?
+ Gọi HS đọc ghi nhớ
* Hoạt động 3:
+ Gọi HS đọc bài tập 1
+ Đọc bài tập 2 Gợi ý cho HS về nhà làm
E-Hướng dẫn tự học:
1) Bài vừa học:
- Nắm nội dung bài học. - Thuộc ghi nhớ SGK/9. - Làm bài tập 2
2) Bài sắp học:
- Chuẩn bị bài: “Mẹ tôi”: - Tìm hiểu tác giả , chú thích - Thái độ của người bố đối với En-ri-cô như thế nào?
- Điều gì đã khiến En - ri - cô “Xúc động vô cùng” khi đọc thư của bố.
G- Bổ sung:
Ngày soạn:15/ 08/ 2010. Ngày dạy:18/ 08/ 2010
Tiết: 02 VĂN BẢN: MẸ TÔI
(Ét-môn-đô đê A-mi-xi)
A-Mục tiêu:
- Kiến thức: Giúp HS hiểu biết và thấm thía những tình cảm thiêng liêng sâu nặng của cha mẹ đối với con cái.
- Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc, tóm tắt truyện
- Thái độ: Giáo dục HS lòng kính yêu cha mẹ.
B-Chuẩn bị của thầy và trò: - Thầy: SGK, bài soạn. - Trò: SGK, vở soạn.
GA Ngữ văn 7 – Nguyễn Thanh Hải - 2 -
C-Kiểm tra bài cũ: - Tóm tắt ngắn gọn văn bản “Cổng trường mở ra”

- Phân tích diễn biến tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường của con
D-Bài mới :
* Vào bài: Trong cuộc đời của mỗi con người – người mẹ có một vị trí hết sức quan trọng – Mẹ là tất cả những gì thiêng liêng và cao cả nhất.
Nhưng không phải ai cũng ý thức được điều đó, chỉ đến khi mắc những lỗi lầm ta mới nhận ra điều đó. Văn bản “Mẹ tôi” sẽ cho ta bài học như thế.
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG THẦY - TRÒ
I/ Đọc, tìm hiểu chú thích:
1) Đọc
2) Tác giả , tác phẩm :
SGKtrang 11
3) Giải từ khó:
SGK trang 11
II/ Tìm hiểu văn bản :
1) Thái độ của người bố đối với En - ri - cô :
- Qua những lời lẽ trong thư “Sự hỗn láo của con
….tim bố vậy”. “bố không thể nén được cơn tức
giận đối với con”, … ta thấy người bố hết sức
buồn bã và tức giận trước lỗi lầm của En - ri -oô
đối với mẹ. Từ đó giúp em biết được công lao, sự
hi sinh vô bờ bến của người mẹ.
2) Lời khuyên của bố:
- Từ nay không bao giờ con thốt ra lời nói nặng
với mẹ
- Con phải xin lỗi mẹ
- Hãy cầu xin mẹ hôn con
Đây là lời khuyên nhủ chân tình và sâu sắc của bố.
III/ Tổng kết:
Ghi nhớ: SGK/12
IV/ Luyện tập:
* Hoạt động 1:
+ Gọi HS đọc chú thích */SGK? GV nhắc lại bổ sung

- GV hướng dẫn cách đọc văn bản : Thể hiện được những tâm tư và tình cảm buồn khổ của người cha
trước lỗi lầm của con trai và sự trân trọng đối với người vợ
- GV đọc mẫu 1 đoạn > Gọi 3 em đọc tiếp, GV nhận xét
+ Gọi HS đọc chú giải từ khó SGK/11
* Hoạt động 2:
- Bài văn kể lại câu chuyện gì?
- Tại sao nội dung văn bản là bức thư người bố gửi cho con mà nhan đề lại lấy tên là “Mẹ tôi”?
- Nguyên nhân nào dẫn đến việc bố viết thư cho En - ri - cô ?
- Hãy tóm tắt văn bản “Mẹ tôi”
- Qua bài văn em thấy thái độ của bố đối với En - ri - cô như thế nào? Lí do nào? Dựa vào đâu em biết
được điều đó? Tìm hiểu những hình ảnh, lời lẽ trong thư thể hiện điều đó?
- Trong truyện những chi tiết, hình ảnh nào nói về người mẹ của En - ri - cô ? Qua đó em hiểu mẹ của En
- ri - cô là người như thế nào?
- Căn cứ vào đâu em có được nhận xét như thế?
- Từ đó em có suy nghĩ gì về tấm lòng của người mẹ đối với con?
- Theo em điều gì khiến En - ri - cô xúc động vô cùng khi đọc thư của bố?
- Hãy tìm (h/ảnh) hiểu và chọn lí do đúng?
- Gọi HS đọc các lí do SGK/12 – Thảo luận, trả lời.
- Trước tấm lòng thương yêu và sự hi sinh vô bờ của mẹ dành cho En - ri - cô người bố đã khuyên con
điều gì?
- Theo em tại sao người bố không trực tiếp nói với En - ri - cô mà lại viết thư?
+ GV tổng hợp ý, nhận xét
- Qua bức thư của người bố gửi cho En - ri – cô, em rút ra được bài học gì?
* Hoạt động 3:
GA Ngữ văn 7 – Nguyễn Thanh Hải - 3 -
1) HS trình bày
2) Về nhà làm
+ Đọc bài tập  Gọi 2 HS đọc đoạn văn trong thư
+ HS đọc bài tập  GV hướng dẫn HS về nhà tự làm.


E-Hướng dẫn tự học:
1) Bài vừa học: - Tóm tắt văn bản , nắm nội dung bài vừa học, làm bài tập 2/12/SGK
2) Bài sắp học: Soạn bài: Từ ghép
- Các loại từ ghép
- Nghĩa của từ ghép
G- Bổ sung:
Ngày soạn: 16/08/2010 Ngày dạy:21/08/2010
Tiết: 03 TỪ GHÉP
A-Mục tiêu:
- Kiến thức: + Nắm được cấu tạo của 2 loại từ ghép : từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.
+ Hiểu được cơ chế tạo nghĩa của từ ghép tiếng Việt.
- Kĩ năng: Biết vận dụng những hiểu biết về cấu tạo nghĩa vào việc tìm hiểu nghĩa của hệ thống từ ghép.
- Thái độ: Có ý thức sử dụng đúng từ ghép khi nói và viết.
B-Chuẩn bị của thầy và trò: - Thầy: SGK, bài soạn, bảng phụ. - Trò: SGK, vở bài tập
C-Kiểm tra bài cũ:
Trong truyện “Mẹ tôi” có các từ: Khôn lớn, trưởng thành. Theo em đó là từ đơn hay từ phức? Nếu là từ phức thì nó thuộc kiểu từ phức nào?
D-Bài mới :
* Vào bài: Các từ: Khôn lớn, trưởng thành ta mới vừa tìm hiểu thuộc kiểu từ ghép. Vậy từ ghép có mấy loại? Nghĩa của chúng như thế nào?
Bài học hôm nay sẽ giúp ta hiểu điều đó.
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG THẦY - TRÒ
GA Ngữ văn 7 – Nguyễn Thanh Hải - 4 -
I/ Các loại từ ghép :
* Bài tập 1:
Từ: bà ngoại, thơm phức >Từ ghép chính phụ
VD: hoa hồng, hoa lan, xe đạp …
Từ: quần áo, trầm bổng >Từ ghép đẳng lập
VD: nhà cửa, giày dép, xinh đẹp, to lớn …

* Ghi nhớ 1:
Học SGK/14

II/ Nghĩa của từ ghép :
*Bài tập :
- Từ: bà ngoại, thơm phức >Nghĩa hẹp hơn, cụ thể hơn
nghĩa của các tiếng “bà, thơm” (Tiếng chính)
- Từ: quần áo, trầm bổng > Nghĩa khái quát hơn nghĩa
của các tiếng tạo nên từ.
* Ghi nhớ 2:
SGK/14
III/ Luyện tập:
* Hoạt động 1:
+ Gọi HS đọc 2 đoạn văn bài tập 1/13 (bảng phụ)
- Các từ ghép: bà ngoại, thơm phức có tiếng nào là tiếng chính, tiếng nào là tiếng phụ
bổ sung ý nghĩa tiếng chính?
- Kiểu từ ghép có tiếng chính và tiếng phụ như vậy gọi là từ ghép gì?
+ Cho HS đọc 2 đoạn trích bài tập 2 SGK/14
- Hai từ ghép : quần áo, trầm bổng trích trong văn bản “Cổng trường mở ra” có phân ra
tiếng chính, tiếng phụ không?
- Về mặt ngữ pháp các tiếng trong 2 từ này như thế nào với nhau?
+ Gọi HS đọc ghi nhớ: SGK/14
- Các từ đó ta gọi là từ ghép đẳng lập . Vậy theo em thế nào là từ ghép đẳng lập ?
* Hoạt động 2:
- So sánh nghĩa của từ: bà ngoại, thơm phức với nghĩa của các tiếng bà, thơm em thấy
có gì khác?
- Từ đó em có nhận xét gì về nghĩa của từ ghép chính phụ với nghĩa của tiếng chính tạo
nên nó?
- Vì sao lại có sự khác nhau đó? (định hướng: Vì từ ghép chính phụ có tính phân nghĩa,
tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính về loại thể)
- Tương tự so sánh nghĩa của từ: quần áo, trầm bổng với nghĩa của mỗi tiếng tạo nên
nó, em thấy có gì khác nhau? (định hướng: nghĩa của từ khái quát hơn, chung hơn)
- Vậy em có nhận xét gì về nghĩa của từ ghép đẳng lập so với các tiếng tạo nên nó?

Gọi HS đọc ghi nhớ 2/SGK/14
* Hoạt động 3:
+ Gọi HS đọc bài tập 1/15
+ Gọi HS đọc bài tập 2/15
+ Gọi HS đọc bài tập 3/15
+ Gọi HS đọc bài tập 4/15
+ Gọi HS đọc bài tập 5/
E-Hướng dẫn tự học:
1) Bài vừa học: - Nắm vững cấu tạo và nghĩa các loại từ ghép
- Làm bài tập : 5 (c, d) ; 6, 7 /16
2) Bài sắp học: Soạn bài: “ Liên kết trong văn bản “
- Đọc kĩ 2 đoạn văn SGK/17, 18
GA Ngữ văn 7 – Nguyễn Thanh Hải - 5 -
- Trả lời các câu hỏi SGK/17, 18
- Nắm nội dung cần ghi nhớ
G- Bổ sung:
Ngày soạn:19/ 08/ 2010 Ngày dạy:23/ 08/ 2010
Tiết: 04 LIÊN KẾT TRONG VĂN BẢN

A-Mục tiêu:
- Kiến thức: Nắm được khái niệm và yêu cầu liên kết trong văn bản. Hiểu rõ liên kết là một trong những đặc tính quan trọng nhất của văn
bản.
- Kĩ năng: Nhận biết và phân tích tính liên kết của các văn bản. Biết vận dụng kiến thức về liên kết vào việc đọc-hiểu và tạo lập văn bản.
B-Chuẩn bị của thầy và trò:
- Thầy: SGK, bài soạn.
- Trò: SGK, vở bài tập.
C-Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra vở và sự chuẩn bị bài mới của HS.
D-Bài mới :
* Vào bài: Ở lớp 6 các em đã học: Văn bản và phương thức biểu đạt – Gọi HS nhắc lại 2 kiến thức này. Để văn bản có thể biểu đạt rõ mục đích

giao tiếp cần phải có tính liên kết và mạch lạc. Vậy liên kết trong văn bản là như thế nào? Bài học hôm nay sẽ giúp ta hiểu rõ hơn.
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG THẦY - TRÒ
I/ Liên kết và phương tiện liên kết trong văn bản :
1) Tính liên kết của văn bản :
a- Đoạn văn chưa có tính liên kết
b- Chọn ý 3
* Ghi nhớ 1: SGK/18
* Hoạt động 1: + Gọi HS đọc bài tập (a) -SGK/17
- Theo em đọc mấy dòng ấy En - ri - cô đã thật sự hiểu điều bố muốn nói chưa? Vì sao như
vậy?
+ Gọi HS đọc câu b/17
- Nếu En - ri - cô chưa hiểu thì đó là lí do nào trong các lí do đã nêu?(câu b) > GV chốt ý:
Muốn đoạn văn hiểu được thì phải có tính liên kết > Vậy liên kết trong văn bản là gì?
+ Gọi HS đọc ghi nhớ 1: SGK/18
GA Ngữ văn 7 – Nguyễn Thanh Hải - 6 -
2) Phương tiện liên kết trong văn bản :
- Liên kết nội dung (ý nghĩa)
- Liên kết hình thức (bằng phương tiện ngôn ngữ)
* Ghi nhớ 2: SGK/18
II/ Luyện tập:
1/18: Sắp xếp câu:
(1) > (4) > (2) > (5) > (3)
2/19: Về hình thức đoạn văn có vẻ như có tính liên kết
nhưng về nội dung thì các câu văn không có sự thống nhất
3/19: Điền từ: bà, bà, cháu, bà, bà, cháu,thế là
4/19: Giải đáp:
-Hai câu nếu tách rời văn bản có vẻ rời rạc nhưng đứng
liền với các câu văn khác thì có sự liên kết chặt chẽ với
nhau.
5/19: HS giỏi:

Liên kết là sự kết nối các câu văn, đoạn văn lại với nhau
tạo thành 1 văn bản > một trăm đốt tre dính liền để tạo
thành cây tre trăm đốt.
* Hoạt động 2: + Gọi HS đọc kĩ lại đoạn văn (bài tập 1/17)
- Đoạn văn thiếu ý gì mà trở lên khó hiểu? Hãy sửa lại cho đúng để En - ri - cô hiểu được ý của
bố.
(Thiếu ý: Bố rất tức giận)
+ Đọc đoạn văn b
- Sự thiếu liên kết trong đoạn văn là gì?
- Qua 2 bài tập trên ta thấy: Một văn bản có tính liên kết phải có những điều kiện nào?
+ Gọi HS đọc ghi nhớ 2: SGK/18
* Hoạt động 3:
+ Gọi HS đọc bài tập 1
- Sắp xếp các câu trong đoạn theo thứ tự hợp lí.
HS trả lời – GV nhận xét
+ Gọi HS đọc bài tập 2
HS trả lời – GV nhận xét
+ Gọi HS đọc bài tập 3
HS điền từ vào chỗ trống – GV nhận xét
+ Gọi HS đọc bài tập 4
HS trao đổi trình bày – GV tổng hợp ý kiến chung
- Một HS xung phong kể tóm tắt câu chuyện : Cây tre trăm đốt
> Từ câu chuyện ấy em hiểu gì về vai trò của liên kết trong văn bản ? > GV ghi điểm

E-Hướng dẫn tự học:
1) Bài vừa học: - Nắm vững nội dung bài (ghi nhớ ) .
- Làm bài tập 5/19 vào vở bài tập .
2) Bài sắp học: Soạn bài: Cuộc chia tay của những con búp bê.
- Đọc tóm tắt văn bản .
- Trả lời các câu hỏi: 2, 3, 4 SGK/27.

G- Bổ sung:
GA Ngữ văn 7 – Nguyễn Thanh Hải - 7 -
TUẦN 2:
Ngày soạn:20/ 08/ 2010. Ngày dạy:25/ 08/ 2010
BÀI 2:
Tiết: 05+06 VĂN BẢN: CUỘC CHIA TAY CỦA NHỮNG CON BÚP BÊ
(Khánh Hoài)
A- Mục tiêu:
- Kiến thức: + Thấy được những tình cảm chân thành, sâu nặng của hai anh em trong câu chuyện.
+ Cảm nhận được nỗi đau đớn, xót xa của những bạn chẳng may rơi vào hoàn cảnh gia đình bất hạnh.
- Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc - tóm tắt cốt truyện một cách mạch lạc, xúc động.
- Thái độ: + Giáo dục HS biết thông cảm và chia sẻ với những người bạn có hoàn cảnh gia đình bất hạnh.
+ Học tập đức tính vị tha, nhân hậu, tình cảm trong sáng và cao đẹp của anh em Thành, Thủy.
B- Chuẩn bị của thầy và trò: - Thầy: SGK, bài soạn. - Trò: SGK, vở bài tập .
C- Kiểm tra bài cũ:
- Đọc văn bản “Mẹ tôi “Ét - môn - đô đê A - mi - xi em thấy người bố có thái độ như thế nào đối với
En - ri - cô ? Vì sao?
- Qua bức thư em hiểu mẹ của En - ri - cô là người như thế nào? Bố đã khuyên En - ri - cô điều gì?
- Qua văn bản “Mẹ tôi” tác giả muốn nhắc nhở chúng ta điều gì?
D- Bài mới :
* Vào bài: Trong cuộc sống bên cạnh những trẻ em được sống trong gia đình hạnh phúc, có cha mẹ yêu thương, chăm sóc, được học hành thì
cũng có những em có hoàn cảnh bất hạnh phải chia lìa người thân khiến các em đau đớn, xót xa. Đó chính là hoàn cảnh của 2 em Thành, Thủy trong văn bản
“Cuộc chia tay của những con búp bê”.
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG THẦY- TRÒ
I/ Giới thiệu tác giả , tác phẩm :
SGK/26
II/ Đọc, tìm hiểu chú thích:
III/ Tìm hiểu văn bản :
1) Tình cảm của 2 anh em Thành, Thủy:
- Thủy đem kim chỉ ra sân vận động vá áo cho

anh
*Hoạt động 1:
+ Gọi HS đọc chú thích 1/26 > Tìm hiểu xuất xứ truyện
> GV bổ sung thêm về quyền trẻ em
- Chọn một số đoạn tiêu biểu gọi HS đọc >GV đọc mẫu 1 đoạn
- Gọi HS tóm tắt truyện (2 em)
- Cho HS tìm hiểu chú thích từ (2) > (6)
*Hoạt động 2:
- Truyện viết về ai? Về việc gì? Ai là nhân vật chính?
Thảo luận:
a- Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Việc chọn ngôi kể này có tác dụng gì?
GA Ngữ văn 7 – Nguyễn Thanh Hải - 8 -
- Chiều nào Thành cũng đi đón em
- “Anh cho em tất ”
- Em để lại hết cho anh …
…. lấy ai gác đêm cho anh
- Đặt con Em Nhỏ quàng tay vào con Vệ Sĩ
==>Tình cảm trong sáng, cao đẹp, tấm lòng
nhân hậu, vị tha của hai anh em
2) Cuộc chia tay của Thủy ở lớp học
- Cô giáo tặng Thủy quyển vở và cây bút
- Việc Thủy phải theo mẹ về quê ngoại và
không được đi học nữa khiến mọi người bàng
hoàng.
IV/ Tổng kết:
Đọc ghi nhớ : SGK/28
b- Tên truyện có liên quan đến ý nghĩa của truyện không?
(Những con búp bê gợi cho em suy nghĩ gì? chúng đã mắc lỗi gì? Chúng có chia tay thật không?)
- Vì sao chúng phải chia tay? Vậy tên truyện có liên quan gì đến nội dung chủ đề của truyện
> GV tổng hợp ý kiến của các nhóm

- Tìm những chi tiết trong truyện để thấy hai anh em Thành, Thủy rất mực gần gũi, yêu thương, chia sẻ và
luôn quan tâm đến nhau?
- Em có nhận xét gì về tình cảm của 2 anh em Thành, Thủy
- Lời nói và hành động của Thủy khi thấy anh chia 2 con búp bê: Vệ Sĩ và Em Nhỏ ra có gì mâu thuẫn?
- Theo em có cách nào để giải quyết mâu thuẫn đó không?
- Kết thúc truyện Thủy đã lựa chọn cách giải quyết nào? Chi tiết này gợi lên trong em những suy nghĩ và
tình cảm gì?
==>GV tổng hợp ý > ghi bảng
- Chi tiết nào trong cuộc chia tay của Thủy ở lớp học làm cô giáo bàng hoàng?
- Chi tiết nào làm em cảm động nhất? Vì sao?
- Hãy giải thích vì sao khi dắt em ra khỏi trường tâm trạng của Thành lại “Kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi
lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật”? > GV tổng hợp ý
*Hoạt động 3:
- Em có nhận xét gì về cách kể chuyện của tác giả? Cách kể chuyện ấy có tác dụng gì trong việc thể hiện chủ
đề tư tưởng của truyện?
- Qua câu chuyện theo em tác giả muốn nhắn gửi với mọi người điều gì?ù
E-Hướng dẫn tự học:
1) Bài vừa học: - Tóm tắt truyện. - Nắm nội dung bài học. - Đọc bài học thêm .
2) Bài sắp học: - Soạn bài: Bố cục (và mục lục) trong văn bản. + Tìm hiểu bố cục và những yêu cầu về bố cục .
G- Bổ sung:
Ngày soạn:25/ 08/ 2010 Ngày dạy:28/ 08/ 2010
Tiết: 7 BỐ CỤC TRONG VĂN BẢN
A-Mục tiêu:
- Kiến thức:
+ HS thấy tầm quan trọng của bố cục trong văn bản , trên cơ sở đó có ý thức xây dựng bố cục khi tạo lập văn bản .
+ Hiểu được thế nào là một bố cục rành mạch và hợp lý để bước đầu xây dựng được những bố cục rành mạch.
- Kĩ năng: Nhận biết, phân tích bố cục trong văn bản . Vận dụng kiến thức về bố cục trong việc vào việc đọc-hiểu và tạo lập văn bản.
GA Ngữ văn 7 – Nguyễn Thanh Hải - 9 -
B-Chuẩn bị của thầy và trò:
- Thầy: SGK, bài soạn, bảng phụ. - Trò: SGK, vở bài tập.

C-Kiểm tra bài cũ:
- Em hiểu thế nào là liên kết trong văn bản ?
- Muốn làm cho văn bản có tính liên kết ta phải sử dụng những phương tiện liên kết nào?
D-Bài mới ::
* Vào bài: Trong việc tạo lập văn bản nếu ta chỉ biết liên kết các câu trong văn bản thôi thì chưa đủ. Văn bản còn cần có sự mạch lạc, rõ ràng.
Muốn vậy phải sắp xếp các câu, các đoạn theo một trình tự hợp lí, đó chính là bố cục trong văn bản . Bài học hôm nay sẽ giúp ta biết cách làm đó.
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG THẦY - TRÒ
I/ Bố cục và những yêu cầu về bố cục trong văn bản :
1) Bố cục của văn bản :
* Bài tập:

* Ghi nhớ 1 : SGK/30
2) Những yêu cầu về bố cục trong văn bản :
* Bài tập :
* Ghi nhớ 2: SGK/30
3) Các phần của bố cục :
* Bài tập :
• Ghi nhớ 3: SGK/30.
II/ Luyện tập:
1) HS trả lời.
2) Bố cục truyện: “Cuộc chia tay của những con búp
* Hoạt động 1:
- Muốn viết 1 lá đơn gia nhập đội TNTPHCM em sẽ ghi những nội dung gì?
- Những nội dung trong đơn có cần được sắp xếp theo 1 trật tự không?
- Có thể tùy thích muốn ghi nội dung nào trước có được không?
- Sự sắp đặt nội dung các phần trong văn bản theo một trình tự được gọi là bố cục . Em hãy cho
biết: Vì sao khi xây dựng văn bản cần quan tâm tới bố cục ?
+ Gọi 2 HS đọc 2 câu chuyện SGK/29
- Cho biết 2 đoạn truyện được trích từ văn bản nào?
- Hai câu chuyện trên đã có bố cục chưa?

- Cách kể chuyện như trên bất hợp lý ở chỗ nào?
- Theo em nên sắp xếp bố cục 2 câu chuyện trên như thế nào?
- Qua bài tập trên ta hiểu các đièu kiện để bố cục được rành mạch hợp lí là gì?
+ HS đọc ghi nhớ SGK/30
- Văn bản tự sự, miêu tả thường có bố cục mấy phần? đó là những phần nào?
- Hãy nêu nhiệm vụ của 3 phần: MB, TB, KB trong văn bản tự sự và miêu tả?
- Có cần phân biệt rõ ràng nhiệm vụ của mỗi phần không? Tại sao?
- Có bạn cho rằng phần MB là sự tóm tắt, rút gọn của phần TB, còn phần KB chẳng qua là sự lặp
lại lần nữa của phần TB. Nói như vậy có đúng không? Vì sao?
- Một bạn khác cho rằng nội dung chính của việc miêu tả, tự sự đều dồn cả vào TB nên MB và KB
là những phần không cần thiết lắm, em có đồng ý với ý kiến đó không?
==>Vậy một văn bản thường có bố cục gồm mấy phần?
* Hoạt động 2:
+ HS đọc bài tập 1
- Tìm VD minh họa cho sự rành mạch, hợp lí của văn bản là quan trọng?
GA Ngữ văn 7 – Nguyễn Thanh Hải - 10 -
bê”.
a- MB: “Mẹ tôi … khóc nhiều” Giới thiệu hoàn cảnh
bất hạnh của Thủy và Thành.
b- TB: “Đêm qua … đi thôi con” > Cảnh chia đồ
chơi và chia tay lớp học.
c- KB: Cuộc chia tay đầy xúc động của hai anh em.
==>Bố cục truyện đã rành mạch hợp lí.
- Ghi lại bố cục chuyện: “Cuộc chia tay của những con búp bê”
- Theo em bố cục ấy đã rành mạch, hợp lí chưa?
> Gọi HS nhận xét

E-Hướng dẫn tự học:
1) Bài vừa học:
- Thuộc ghi nhớ . - Làm bài tập 3 .

2) Bài sắp học:
Soạn bài: “Mạch lạc trong văn bản” - Trả lời các câu hỏi SGK/ 31, 32.
G- Bổ sung:

Ngày dạy:30/ 08/ 2010
Tiết: 8 MẠCH LẠC TRONG VĂN BẢN
A-Mục tiêu:
- Kiến thức: Giúp HS thấy được tính phổ biến và sự hợp lí của dạng bố cục 3 phần: MB, TB, KB, nhiệm vụ của mỗi phần, chú ý đến sự mạch
lạc trong các bài tập làm văn.
- Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết câu, đoạn văn mạch lạc, rõ ràng.
B-Chuẩn bị của thầy và trò: - Thầy: SGK, bài soạn. - Trò: SGK, vở bài tập
C-Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là bố cục trong văn bản ? - Các điều kiện để bố cục được rành mạch, hợp lí là gì?
D-Bài mới : * Vào bài: Để văn bản dễ hiểu, có ý nghĩa và rành mạch, hợp lí không chỉ có tính chất liên kết mà còn phải có sự sắp xếp , trình bày các
câu, đoạn theo một thứ tự hợp lí. Tất cả những cái đó người ta gọi là mạch lạc trong văn bản .
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG THẦY - TRÒ
I/ Mạch lạc và những yêu cầu về mạch lạc trong văn bản :
1) Mạch lạc trong văn bản :
* Bài tập :
a- Cả 3 tính chất đều là mạch lạc trong văn bản .
- Cho HS đọc câu (a/31) > GV giải thích rõ hơn nghĩa của từ “Mạch lạc” trong Đông y và trong
văn bản
- Hãy xác định mạch lạc trong văn bản có những tính chất gì trong các tính chất nêu ở bài tập
a/31
GA Ngữ văn 7 – Nguyễn Thanh Hải - 11 -
b- Ý kiến đó đúng.
* Ghi nhớ: SGK/ 32
2) Các điều kiện để một văn bản có tính mạch lạc:
* Bài tập :
* Ghi nhớ: SGK/32
II/ Luyện tập:

1) Tính mạch lạc:
a- Văn bản Mẹ tôi:
- Ý tứ chủ đạo suốt văn bản là: Ca ngợi tấm lòng sự hi
sinh cao cả của người mẹ
b/2: Chủ đề chung xuyên suốt toàn văn bản là: Sắc vàng
trù phú, đầm ấm của làng quê vào mùa đông giữa ngày
mùa.
- Trình tự sắp xếp các câu, các đoạn hợp lí .
- Có người nói rằng: Trong văn bản mạch lạc là sự tiếp nối của các câu, các ý theo một trình tự
hợp lí. Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao?
==> Vậy văn bản cần phải như thế nào?
+ Đọc câu a/31
- Văn bản : Cuộc chia tay của những con búp bê kể về nhiều sự việc khác nhau. Nhưng toàn tộ
các sự việc đó đều xoay quanh sự việc chính nào?
- Hai anh em Thành, Thủy đóng vai trò gì trong truyện?
- Các từ ngữ: Chia tay, chia đồ chơi, chia ra, chia đi, chia rõ, xa nhau khóc … cứ lặp đi lặp lại
trong bài. Một loạt từ ngữ và các chi tiết khác biểu thị ý không muốn chia tay cũng lặp đi lặp lại.
Theo em, đó có phải là chủ đề liên kết các sự việc thành một thể thống nhất không? Có thể xem
đó là mạch lạc của văn bản không?
- Trong văn bản : Cuộc chia tay của những con búp bê có đoạn kể việc hiện tại, có đoạn kể việc
quá khứ, có đoạn kể việc ở nhà, ở trường, có đoạn kể chuyện hôm qua, sáng nay … Hãy cho biết
các đoạn đó được nối với nhau theo mối liên hệ nào? Những mối liên hệ ấy có tự nhiên, hợp lí
không?
- Qua các bài tập trên em hãy cho biết những điều kiện để văn bản có tính mạch lạc là gì?
+ Gọi HS đọc ghi nhớ: /32
- Chủ đề:Tìm tính mạch lạc của văn bản : Mẹ tôi (Ét-môn-đô-đê-A-mi-xi)
- Chủ đề chung xuyên suốt các phần, các đoạn và các câu của mỗi văn bản là gì?
- Trình tự tiếp nối của các phần, các đoạn, các câu trong văn bản có giúp cho sự thể hiện chủ đề
được liên tục, thông suốt và hấp dẫn không?



E-Hướng dẫn tự học:
1) Bài vừa học: - Học thuộc ghi nhớ. - Làm bài tập 1b, 2, SGK/33, 34
2) Bài sắp học: Soạn bài: Những câu hát về tình cảm gia đình. - Đọc kĩ văn bản. - Trả lời các câu hỏi SGK/36.
GA Ngữ văn 7 – Nguyễn Thanh Hải - 12 -
G- Bổ sung:
TUẦN 3:
Ngày soạn:29/ 08/ 2010 Ngày dạy:01/ 09/ 2010
VĂN BẢN: CA DAO DÂN CA
Tiết: 09 NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH
A-Mục tiêu:
- Kiến thức: + Hiểu được khái niệm ca dao dân ca.
+ Nắm được nội dung , ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu có chủ đề tình cảm gia đình.
- Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc-hiểu và phân tích ca dao, dân ca. Phát hiện và phân tích những hình ảnh so sánh, ẩn dụ, những mô típ quen thuộc
trong các bài ca dao trữ tình về tình cảm gia đình.
B-Chuẩn bị của thầy và trò:
- Thầy: SGK, bài soạn, tư liệu về những bài ca dao tình cảm gia đình.
- Trò: SGK, vở bài tập
C-Kiểm tra bài cũ:
- Em hãy phân tích tình cảm của hai anh em Thành và Thủy ở bài “Cuộc chia tay của những con búp bê”
- Qua bài văn: “Cuộc chia tay của những con búp bê” tác giả muốn nhắn gửi đến mọi người điều gì?
D-Bài mới :
* Vào bài: Mỗi người đều sinh ra từ chiếc nôi gia đình, lớn lên trong vòng tay yêu thương của mẹ, của cha, sự đùm bọc nâng niu của ông bà,
anh chị … Mái ấm gia đình là nơi ta tìm về niềm an ủi, đọâng viên, nghe những lời bảo ban, chân tình. Tình cảm ấy được thể hiện qua các bài ca dao mà hôm
nay các em sẽ được tìm hiểu.
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG THẦY - TRÒ
I/ Khái niệm về ca dao, dân ca:
Đọc chú thích */35
II/ Đọc, tìm hiểu chú thích:
+ Gọi HS đọc chú thích */SGK/35

> GV chốt lại những ý chính
GA Ngữ văn 7 – Nguyễn Thanh Hải - 13 -
III/ Tìm hiểu văn bản :
* Bài 1: Bằng phép so sánh ví von, bài ca dao nói lên công lao
trời biển của cha mẹ đối với con cái và nhắc nhở bổn phận làm
con phải ghi nhớ công lao to lớn ấy.

* Bài 2: Với mơtip “chiều chiều” về thời gian ước lệ, phiếm
chỉ, lặp lại là thời gian của tâm trạng. Cách dùng từ đồng âm,…
Bài ca dao bộc lộ tâm trạng, nỗi buồn xót xa, sâu lắng của người
con gái lấy chồng xa nhớ mẹ nơi quê nhà.

* Bài 3: Bằng nghệ thuật so sánh bài ca dao diễn tả nỗi nhớ và
sự kính yêu vô hạn của con cháu đối với ông bà.


* Bài 4: Bằng nghệ thuật so sánh để biểu hiện sự gắn bó thiêng
liêng của tình anh em ruột thịt.
IV/ Tổng kết: Học sinh đọc ghi nhớ : SGK/36
*Ý nghĩa của các văn bản: Tình cảm đối với ơng bà, cha
mẹ, anh em và tình cảm của ơng bà cha mẹ đối với con cháu
luơn là những tình cảm sâu nặng, thiêng liêng nhất trong đời
sống mỗi con người
- Gọi 2 HS đọc toàn bài ca dao  GV nhận xét cách đọc
+ Đọc bài ca dao 1
- Bài ca dao là lời của ai nói với ai? Tại sao em khẳng định như vậy?
- Bài ca dao 1 (là lời của ai nói với ai?) muốn diễn tả là tình cảm gì?
- Hãy chỉ ra cái hay của ngôn ngữ, hình ảnh, âm điệu của bài ca dao này?
- Tìm những câu ca dao cũng nói đến công cha, nghĩa mẹ tương tự như bài 1.
+ Đọc bài ca dao 2:

- Bài ca dao là lời của ai nói với ai?
- Tâm trạng của người con gái lấy chồng xa quê được diễn tả như thế nào?
- Trong hoàn cảnh không gian và thời gian ra sao?
- Em hiểu thời gian của tâm trạng như thế nào? Nĩ cĩ tác dụng gì?
- Em có suy nghĩ gì về thân phận của người con gái xưa?
+ Đọc bài ca dao 3:
- Bài 3 diễn tả tình cảm gì? Của ai đối với ai?
- Những tình cảm đó được diễn tả như thế nào?
- Cái hay của cách diễn tả
+ Đọc bài 4:
- Bài ca dao diễn tả tình cảm của ai? Tình cảm anh em thân thương được diễn tả như thế nào?
Qua biện pháp nghệ thuật gì?
- Bài ca dao nhắc nhở chúng ta điều gì?
==>Bốn bài ca dao đã học có sử dụng các biện pháp nghệ thuật gì?

E-Hướng dẫn tự học:
1) Bài vừa học:
- Học thuộc 4 bài ca dao, nội dung, nghệ thuật từng bài.
- Tìm những bài ca dao khác có chủ đề về tình cảm gia đình.
2) Bài sắp học: - Soạn bài: Những câu hát về tình yêu quê hương đất nước.
- Đọc kĩ 4 bài ca dao
- Trả lời câu hỏi SGK/39
G- Bổ sung:
GA Ngữ văn 7 – Nguyễn Thanh Hải - 14 -
Ngày dạy: 01/ 09/ 2010.
Tiết: 10. VĂN BẢN: NHỮNG CÂU HÁT VỀ
TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC, CON NGƯỜI

A-Mục tiêu:
- Kiến thức: Nắm được nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca dao về tình yêu quê hương đất nước, con

người.
- Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc-hiểu, phân tích những bài ca dao trữ tình; Phát hiện và phân tích những hình ảnh so sánh, ẩn dụ, những môtíp quen
thuộc trong các bài ca dao trữ tình về quê hương đất nước, con người.
B-Chuẩn bị của thầy và trò:
- Thầy: SGK, bài soạn,
- Trò: SGK, vở bài tập
C-Kiểm tra bài cũ:
- Nêu khái niệm về ca dao, dân ca – Đọc bài ca dao 1 – Phân tích nội dung và nghệ thuật.
- Đọc 3 bài ca dao: 2, 3, 4 Phân tích nội dung, nghệ thuật từng bài.
D-Bài mới :
* Vào bài: Ngoài việc biết trân trọng, yêu quý những người thân trong gia đình; mỗi người chúng ta cần phải có tình yêu quê hương, đất nước. Bởi đó
là những tình cảm cao đẹp thể hiện lòng yêu nước. Tình cảm ấy được biểu hiện rất rõ trong những câu ca dao hôm nay.
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY - TRÒ
I/ Đọc, tìm hiểu chú thích:
Đọc chú thích SGK/39
II/ Tìm hiểu văn bản :
* Bài 1: Bằng thể thơ lục bát biến thể qua lời hát đối đáp của
chàng trai, cô gái về những địa danh và đặc điểm của địa danh
là cách để họ bày tỏ tình cảm với nhau; qua đó thể hiện niềm
tự hào, tình yêu đối với quê hương, đất nước.
* Bài 2: Bài ca gợi lên một Hồ Gươm, một Thăng Long đẹp,
giàu truyền thống lịch sử văn hóa. Câu hỏi cuối bài là lời khẳng
định về công lao dựng nước của cha ông, nhắc nhở con cháu
- GV hướng dẫn cách đọc – đọc mẫu 1 bài > Gọi HS đọc
> GV nhận xét
+ HS đọc chú thích

+ Đọc bài ca dao 1: Nhận xét về bài 1 – em đồng ý với ý kiến nào? (gọi HS đọc câu hỏi 1
SGK/39)
- Vì sao chàng trai, cô gái lại dùng những địa danh với những đặc điểm của từng địa danh

để hỏi – đáp?
- Cách hỏi – đáp của chàng trai và cô gái đã thể hiện tình cảm gì?
+ Đọc bài ca dao 2:
- Cụm từ “Rủ nhau” trong bài ca dao có ý nghĩa gì?
- Em có nhận xét già về cách tả cảnh trong bài ca dao 2?
GA Ngữ văn 7 – Nguyễn Thanh Hải - 15 -
phải biết giữ gìn và xây dựng non nước đẹp hơn.

* Bài 3: Bài ca phác họa cảnh đường vào xứ Huế thật đẹp.
- Lời mời, lời nhắn gửi cuối bài thể hiện tình yêu, niềm tự
hào, niềm vui muốn chia sẻ và ý tình kết bạn với mọi người.

* Bài 4: Bằng nghệ thuật điệp ngữ, đảo ngữ, đối xứng và so
sánh; Bài ca dao là lời chàng trai chàng trai ngợi ca cánh đồng
và vẻ đẹp của cô gái, đó cũng là cách để bày tỏ tình cảm của
mình.

IV/ Tổng kết:
Học ghi nhớ : SGK/40
- Địa danh và cảnh trí trong bài gợi nên điều gì?
- Em có suy nghĩ gì về câu hỏi ở cuối bài ca dao?
+ Đọc bài ca dao 3:
- Hãy nêu nhận xét của em về cảnh trí xứ Huế?
- Cách tả cảnh trong bài ca dao có gì đặc sắc?
- Đại từ “Ai” trong bài ca dao có ý nghĩa gì?
- Những tình cảm ẩn chứa trong lời mời, lời nhắn gửi đó là gì?
+ Đọc bài 4:
- Hai dòng đầu bài ca dao có gì đặc biệt về từ ngữ? (12 tiếng)
- Hai câu này có sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? (đảo từ, đối xứng)
- Nét đặc biệt về từ ngữ và biện pháp nghệ thuật ấy có tác dụng, ý nghĩa gì?

- Hình ảnh cô gái trong hai dòng cuối bài được miêu tả như thế nào?
- Bài ca dao là lời của ai? Người ấy muốn biểu hiện tình cảm gì?
- Bài ca dao còn có cách hiểu nào khác? Em đồng ý với cách nào? Vì sao?
==>Tóm lại: Tình cảm chung thể hiện trong 4 bài ca dao là gì? Tình cảm ấy được thể hiện
bằng những hình thức nào?
E-Hướng dẫn tự học:
1) Bài vừa học: - Học thuộc 4 bài ca dao, Phân tích ý nghĩa từng bài .
2) Bài sắp học: - Soạn bài: Từ láy. - Tìm hiểu các loại từ láy, nghĩa từ láy.
G- Bổ sung:
Ngày dạy:04/ 09/ 2010
Tiết: 11 TỪ LÁY
A-Mục tiêu:
- Kiến thức: Năém được khái niệm từ láy, các loại từ láy: Từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận.
- Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích cấu tạo, giá trị tu từ của từ láy trong văn bản. Hiểu nghĩa và biết cách sử dụng một số từ láy quen thuộc để tạo
giá trị gọi hình, gợi tiếng, biểu cảm, để nói giảm hoặc nhấn mạnh.
GA Ngữ văn 7 – Nguyễn Thanh Hải - 16 -
B-Chuẩn bị của thầy và trò:
- Thầy: SGK, bài soạn, bảng phụ - Trò: SGK, vở bài tập
C-Kiểm tra bài cũ:
- Cho biết cấu tạo của từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập – Cho VD từng loại.
- Trình bày nghĩa của từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập – VD.
D-Bài mới :
* Vào bài: Ở lớp 6 các em đã được học khái niệm của từ láy. Em nào nhắc lại từ láy là gì? Tiết học hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu cấu tạo và nghĩa
của từng loại từ láy.
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY - TRÒ
I/ Các loại từ láy:
* Bài tập :
1) – đăm đăm > láy tiếng > láy toàn bộ
- mếu máo > láy âm đầu
- liêu xiêu > láy vần ==>láy bộ phận

3) bần bật, thăm thẳm > láy toàn bộ (biến đổi thanh điệu)

* Ghi nhớ 1: SGK/42
II/ Nghĩa của từ láy:

* Bài tập :
1) Từ láy: ha hả, oa oa, tích tắc, gâu gâu > mô phỏng âm
thanh
2) a- lí nhí, li ti, ti hí > láy vần i (nghĩa: nhỏ)
b- nhấp nhô, phập phồng, bập bênh > Tiếng đầu có vần
âp > chuyển động lên

* Ghi nhớ 2: SGK/ 42
III/ Luyên tập:
+ Gọi HS nhắc lại khái niệm của từ láy
+ GV treo bảng phụ ghi bài tập 1/41
- Những từ láy gạch chân (trích từ văn bản : Cuộc chia tay của những con búp bê) có đặc điểm
âm thanh gì giống và nhau?
- Từ VD trên em hãy cho biết có mấy loại từ láy? Kể tên?
- Thế nào là từ láy toàn bộ?
- Thế nào là từ láy bộ phận?
+ Đọc bài tập 3/41
- Theo em từ láy bần bật, thăm thẳm thuộc kiểu từ láy nào?
- Vì sao không thể viết bật bật, thẳm thẳm?
- Vậy từ láy toàn bộ ngoài việc lặp lại hoàn toàn nó còn có những trường hợp nào khác?
+ Gọi HS đọc ghi nhớ
- Nghĩa của các từ láy: ha hả, oa oa, tích tắc, gâu gâu, được tạo thành do đặc điểm gì về âm
thanh?
+ Đọc bài tập 2
- Các từ láy trong mỗi nhóm có điểm gì chung về âm thanh và về nghĩa?

+ Nhóm a: Về âm thanh có gì giống nhau, nghĩa chung là gì?
+ Nhóm b: Có vần nào giống nhau, nghĩa chung là gì?
==>Em hiểu nghĩa của từ láy được tạo thành là do đâu?
+ Đọc bài tập 3
- Nghĩa các từ láy: mềm mại, đo đỏ, như thế nào so với nghĩa của tiếng gốc? > Vậy trường
hợp từ láy có những sắc thái như thế nào?
+ Gọi HS đọc ghi nhớ

GA Ngữ văn 7 – Nguyễn Thanh Hải - 17 -
1) Từ láy trong đoạn văn:
- Láy toàn bộ: bần bật, thăm thẳm, chiền chiện, chiêm
chiếp.
- Láy bộ phận: nức nở, tức tưởi, rón rén, lặng lẽ, ríu ran
2) Điền thêm tiếng để tạo từ láy:
- Lấp ló, nho nhỏ, khang khác, thâm thấp, chênh chếch,
anh ách, nhức nhối
3) Đặt câu:
- HS đặt câu
+ Đọc bài tập 1:
- Gọi HS lên bảng điền (tiếng láy > Tạo thành từ láy)
từ láy toàn bộ
từ láy bộ phận ==>HS nhận xét > GV nhận xét
+ Đọc bài tập 2:
- Điền tiếng láy > tạo thành từ láy
- GV gọi HS đặt câu > GV nhận xét > ghi điểm
E-Hướng dẫn tự học:
1) Bài vừa học:
- Học thuộc 2 ghi nhớ.
- Làm bài tập 3, 5, 6 SGK/43.
2) Bài sắp học: - Soạn bài: Quá trình tạo lập văn bản .

- Tìm hiểu các bước tạo lập văn bản .
- Chuẩn bị bài viết số 1 (ở nhà).
G- Bổ sung

Ngày dạy:08/ 09/ 2010.
Tiết: 12 QUÁ TRÌNH TẠO LẬP VĂN BẢN

A-Mục tiêu:
- Kiến thức: Nắm được các bước của quá trình tạo lập văn bản , để có thể làm tập làm văn một cách có phương pháp và có hiệu quả hơn; Củng
cố lại những kiến thức và kỹ năng đã được học về liên kết, bố cục và mạch lạc trong văn bản .
- Kĩ năng: Rèn kĩ năng tạo lập văn bản có bố cục, liên kết và mạch lạc .
B-Chuẩn bị của thầy và trò:
- Thầy: SGK, bài soạn, bảng phụ.
- Trò: SGK, vở bài tập .
C-Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là mạch lạc trong văn bản ? Văn bản có tính mạch lạc phải có những điều kiện gì?
- Văn bản : Cuộc chia tay của những con búp bê đã có tính mạch lạc chưa? Vì sao?
D-Bài mới :
GA Ngữ văn 7 – Nguyễn Thanh Hải - 18 -
* Vào bài: Các em đã được học xong các tính chất quan trọng của văn bản là: Liên kết, bố cục và mạch lạc, những tính chất ấy sẽ giúp các em
tạo lập văn bản được tốt hơn. Nhưng quá trình tạo lập văn bản như thế nào, bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ.
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY - TRÒ
I/ Các bước tạo lập văn bản :
- Xác định rõ 4 vấn đề: Viết cho ai? Viết để làm gì? Viết về
cái gì? Viết như thế nào?
- Tìm ý , sắp xếp ý.
- Lập dàn bài.
- Viết thành văn.
- Kiểm tra lại bài, sửa sai.


* Ghi nhớ 1: SGK/46
II/ Luyện tập:
1) HS trả lời ý kiến cá nhân.
2) a- Bài báo cáo kinh nghiệm học tốt mà chỉ nêu thành tích
học tập là chưa phù hợp.
b- Bạn xác định chưa đúng đối tượng để báo cáo.
3) a- Dàn ý viết ngắn gọn.
b- Các ý lớn, nhỏ phải phân biệt bằng kí hiệu.
- Khi nào thì người ta có nhu cầu tạo lập văn bản ? VD như việc viết thư chẳng hạn  điều gì
đã thôi thúc người ta viết thư?
- Khi viết thư người ta phải xác định rõ những vấn đề nào?
- Có thể bỏ qua vấn đề nào trong 4 vấn đề đó không? Vì sao? (không tạo lập được văn bản )
- Sau khi đã xác định được 4 vấn đề đó, cần phải làm những việc gì tiếp theo để viết được văn
bản ?
- Chỉ có ý và dàn bài thì đã tạo thành một văn bản chưa?
- Cho biết việc viết thành văn ấy cần đạt những yêu cầu gì dưới đây?
+ HS đọc bài tập 4/45
- Sau khi viết thành văn có cần kiểm tra lại bài viết không? Nếu có thì ta cần kiểm tra những
gì?
==>Tóm lại: Quá trình tạo lập văn bản cần thực hiện những bước nào?
+ Gọi HS đọc ghi nhớ/46
+ Đọc bài tập 1/46
- GV nêu lại câu hỏi > HS trả lời từng câu hỏi.
+Đọc bài tập 2/46
- Theo em bài báo cáo của bạn là có phù hợp không? nên điều chỉnh lại như thế nào?
+ Đọc bài tập 3
- Dàn bài có cần viết những câu trọn vẹn, đúng ngữ pháp không?
- Phân biệt các mục lớn, nhỏ như thế nào? sắp xếp như thế nào cho hợp lý?
E-Hướng dẫn tự học:
1) Bài vừa học: - Học thuộc ghi nhớ Làm bài tập 4 SGK

2) Bài sắp học: - Soạn bài: Những câu hát than thân. - Trả lời các câu hỏi SGK/49. - Đọc kĩ các bài ca dao, chú thích.
G- Bổ sung:
HƯỚNG DẪN VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1(Làm ở nhà)
GA Ngữ văn 7 – Nguyễn Thanh Hải - 19 -
A-Mục tiêu:
- Kiến thức: Giúp HS tạo lập được một văn bản hoàn chỉnh về văn miêu tả và tự sự.
- Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết, sắp xếp, trình bày một văn bản rõ ràng, mạch lạc.
B-Chuẩn bị của thầy và trò:
- Thầy: Đề bài.
- Trò: Giấy làm bài
C-Kiểm tra bài cũ: Không.
D-Bài mới :
* Đề bài: Em cùng các bạn trong lớp đã giúp đỡ một bạn nghèo vượt khó để vươn lên trong học tập. Em hãy kể lại câu chuyện đo.ù
* Yêu cầu: - Kể về hoàn cảnh khó khăn của bạn, và câu chuyện cùng nhau giúp bạn khắc phục khó khăn để vươn lên trong học tập.
- Xây dựng các nhân vật trong câu chuyện, chọn những tình tiết tiêu biểu, cảm động.
TUẦN 4:
Ngày soạn: 05/ 09/ 2010. Ngày dạy: 08/ 09/ 2010
BÀI 4: Tiết: 13: VĂN BẢN: NHỮNG CÂU HÁT THAN THÂN
A-Mục tiêu:
- Kiến thức: Hiểu được hiện thực đời sống của người dân lao động qua các bài hát than thân; Nắm bắt được một số biện pháp nghệ thuật tiêu
biểu trong việc xây dựng hình ảnh và sử dụng ngôn từ của các bài ca dao than thân
- Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc-hiểu và phân tích , so sánh nội dung, nghệ thuật của những câu hát than thân trong bài học.
B-Chuẩn bị của thầy và trò: - Thầy: SGK, bài soạn. - Trò: SGK, vở bài tập
C-Kiểm tra bài cũ:
- Đọc bài ca dao số 1 và 2 nói về tình yêu quê hương, đất nước, con người – Phân tích nội dung , nghệ thuật ?
- Đọc bài ca dao 3 và 4, phân tích nội dung và nghệ thuật 2 bài ca dao đó.
D-Bài mới :
* Vào bài: Ca dao , dân ca là tấm gương sáng, phản ánh đời sống, tâm hồn nhân dân. Nó không chỉ là tiếng hát tình cảm, yêu thương đối với
gia đình, với quê hương đất nước mà còn là tiếng hát than thân cho những mảnh đời cơ cực, đắng cay – Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ điều đó.
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY - TRÒ

I/ Đọc, tìm hiểu chú thích:
* Bài 1:
- Bài ca dao mượn hình ảnh con cò để diễn tả cuộc đời lận
+ GV hướng dẫn cách đọc: Thể hiện âm điệu tâm tình, ngọt ngào, thể hiện sự đồng cảm
sâu sắc.
+ Gọi HS đọc văn bản  nhận xét cách đọc.
+ Cho HS tìm hiểu chú thích .
+ Gọi HS đọc lại bài ca dao 1.
- Trong bài ca dao có mấy lần nhắc đến hình ảnh con cò.
GA Ngữ văn 7 – Nguyễn Thanh Hải - 20 -
n, vt v, ng cay ca ngi nụng dõn. ng thi lờn ỏn, t
cỏo xó hi phong kin.
(Bng hỡnh nh i lp: non nc >< mt mỡnh
lờn >< xung
y >< cn)
* Bi 2:
- Bng nhng hỡnh nh n d bi ca dao biu hin cho ni kh
nhiu b ca ngi lao ng, b ỏp bc búc lt, chu nhiu oan
trỏi trong xó hi c.

* Bi 3:
- Bng hỡnh nh so sỏnh, bi ca dao ó din t chõn thc cuc
i, thõn phn ng cay, lờnh ờnh, vụ nh ca ngi ph n
xa.
II/ Tng kt:
* Hc ghi nh: SGK/49
- Nhng hỡnh nh, t ng miờu t ú gi cho em liờn tng n iu gỡ?
- Thõn phn con cũ c din t nh th no trong bi ca dao ny?
- Bi ca dao cú s dng bin phỏp ngh thut gỡ? Cú tỏc dng nh th no ?
- Vỡ sao ngi nụng dõn thi xa thng mn hỡnh nh con cũ din t cuc i, thõn

phn ca mỡnh?
- Ngoi ý ngha than thõn bi ca dao cũn cú ý ngha gỡ?
+ c bi ca dao 2:
- Bi ca dao cú t no c lp li nhiu ln? Em hiu cm t Thng thay l nh th
no ?
- Bi ca dao l li ca ai? Thng cho úi tng no?
- Nhng hỡnh nh c núi n trong bi ca dao gi cho em liờn tng n ai?
- Cỏch núi hỡnh nh y ta gi l ngh thut gỡ?
- Hóy phõn tớch nhng ni thng thõn ca ngi lao ng qua cỏc hỡnh nh n d?
==>GV túm li nhng hỡnh nh n d l biu hin ni kh nhiu b ca nhiu phn ngi
trong xó hi c.
+ c bi ca dao 3:
- Bi ca dao ny núi v thõn phn ca ai?
- Bi ca dao s dng hỡnh nh ngh thut gỡ? Hỡnh nh so sỏnh y cú gỡ c bit?
- Qua y em thy cuc i ngi ph n trong xó hi phong kin nh th no ?
- Hóy su tm mt s bi ca dao bt u bng cm t Thõn em
- Bi ca dao cú nhng im chung gỡ v ni dung v ngh thut ?

+ Gi HS c ghi nh
Su tầm một số bài ca dao mở đầu bằng cm từ "thân em"?
+ Thân em nh hạt ma sa. Hạt vào bãi cát, hạt sa ruộng cày
+ Thân em nh giếng giữa đàng. Ngời thanh ra mt, ngời phàm ra chân
+ Thân em nh tấm la đào. Phất phơ giữa ch biết rơi vào tay ai
+ Thân em nh quả ấu gai. Na trong thì trắng, na ngoài thì đen
Đu là tiếng than thân phận bất hạnh ca ng ời ph nữ
Nhận xét những đim giống nhau trong nội dung và NT ca những bài ca dao đó?
E-Hng dn t hc:
1) Bi va hc: - Hc thuc lũng 3 bi ca dao. - Nm vng ni dung , ngh thut tng bi.
GA Ng vn 7 Nguyn Thanh Hi - 21 -
2) Bài sắp học: - Soạn bài: Những câu hát châm biếm. - Đọc kĩ văn bản . - Tìm hiểu nội dung , nghệ thuật từng bài.

G- Bổ sung:
Ngày Soạn: 08/ 09/ 2010. Ngày dạy: thứ Bảy 11/ 09/ 2010
Tiết: 14 VĂN BẢN: NHỮNG CÂU HÁT CHÂM BIẾM


A-Mục tiêu: Giúp HS:
- Kiến thức: Ứng xử của tác giả dân gian trước những thói hư, tật xấu, những hủ tục lạc hậu và một số biịªn pháp nghệ thuật thường thấy
trong các bài ca dao châm biếm.
- Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc – hiểu, phân tích , nội dung và nghệ thuật của những câu hát châm biếm trong bài học.
B-Chuẩn bị của thầy và trò:
- Thầy: SGK, giáo án
- Trò: SGK, vở bài tập
C-Kiểm tra bài cũ:
- Đọc thuộc lòng bài ca dao 1, 3 về chủ đề than thân, phân tích nội dung bài ca dao đó.
- Đọc bài 2 bài ca dao những câu hát than thân - phân tích nội dung .
- Nêu những đặc điểm chung về nội dung và nghệ thuật của ba bài ca dao về chủ đề than thân.
D-Bài mới :
* Vào bài: Ca dao , dân ca có nội dung cảm xúc rất đa dạng. Ngoài những câu hát tình cảm gia đình, tình yêu quê hương, đất nước, những câu
hát than thân, ca dao còn có rất nhiều câu hát châm biếm. Nội dung các bài ca dao này châm biếm điều gì, châm biếm như thế nào ta sẽ tìm hiểu qua bài học
hôm nay.
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY - TRÒ
I/ Đọc, tìm hiểu chú thích:
II/ Tìm hiểu văn bản:
* Bài 1: Bằng cách dùng lặp từ, liệt kê bài ca dao giới
thiệu bức chân dung của "chú tôi" là con người lắm tật xấu.
Từ đó chế giễu những hạng người nghiện ngập và lười lao
+ GV hướng dẫn cách đọc: To, rõ thể hiện sự châm biếm
- Bài 1: Âm điệu hơi nhanh để gây sự chú ý
- Bài 2: Âm điệu chậm rãi, tạo sự hồi hộp
- Bài 3, 4: Âm điệu chế giễu, châm biếm

+ Gọi HS đọc nhận xét, sửa sai
+ Gọi HS đọc bài 1
- Bài ca dao "giới thiệu" về "chú tôi" như thế nào?
- Chữ "hay" được lặp lại trong bài có ý nghĩa gì?
GA Ngữ văn 7 – Nguyễn Thanh Hải - 22 -
động chỉ muốn hưởng thụ.
* Bài 2:
- Phê phán châm biếm những kẻ hành nghề mê tín, dốt
nát, lừa bịp, lợi dụng lòng tin của người khác để kiếm tiền.

* Bài 3:
- Bằng hình ảnh tượng trưng bài ca dao đã phê phán,
châm biếm hủ tục ma chay trong xã hội.
* Bài 4: Bằng nghệ thuật châm biếm, phóng đại bài ca dao
thể hiện thái độ mỉa mai pha chút thương hại của người dân
đối với cậu cai.
III/ Tổng kết:
• Học ghi nhớ: SGK/53
- Bài này châm biếm hạng người nào trong xã hội?
+ Đọc bài 2
- Bài ca dao nhắc lại lời của ai nói với ai?
- Thầy bói đã phán những gì? Theo em, cách nói ấy như thế nào ?
- Bài ca dao phê phán điều gì?
- Hãy tìm những bài ca dao khác có nội dung tương tự?
+ Đọc bài 3:
- Mỗi con vật trong bài tượng trưng cho những hạng người nào trong xã hội xưa?
- Việc chọn các con vật "đóng vai" như thế lí thú ở những điểm nào?
- Cảnh tượng trong bài ca dao có phù hợp với đám tang không?
- Bài ca dao này phê phán, châm biếm cái gì?
+ Đọc bài 4:

- Trong bài ca dao chân dung cậu cai được miêu tả như thế nào?
- Em có nhận xét gì về nghệ thuật châm biếm của bài ca dao này?
Cả 4 bài ca dao đều có sử dụng nghệ thuật gì? nhằm thể hiện những nội dung gì?

E-Hướng dẫn tự học:
1) Bài vừa học:
- Học thuộc lòng 4bài ca dao.
- Tìm thêm 1 số bài ca dao có cùng chủ đề.
2) Bài sắp học: - Soạn bài: Đại từ.
- Tìm hiểu: + Khái niệm, vai trò, ngữ pháp.
+ Các loại đại từ.
G- Bổ sung:
Ngày Soạn: 10/ 09/ 2010. Ngày dạy: thứ Hai 13/ 09/ 2010
Tiết: 15 ĐẠI TỪ
A-Mục tiêu:
- Kiến thức: Giúp HS nắm được thế nào là đại từ , các loại đại từ Tiếng Việt .
GA Ngữ văn 7 – Nguyễn Thanh Hải - 23 -
- Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận biết đại từ trong văn bản nói và viết; Sử dụng đại từ phù hợp với yêu cầu giao tiếp.
B-Chuẩn bị của thầy và trò: - Thầy: Bảng phụ, SGK, giáo án. - Trò: SGK, vở bài tập
C-Kiểm tra bài cũ: - Đọc thuộc 2 bài ca dao 1, 2 về chủ đề châm biếm - phân tích nội dung, nghệ thuật .
- Đọc thuộc 2 bài ca dao 3, 4 về chủ đề châm biếm - phân tích nội dung, nghệ thuật .
D-Bài mới :
* Vào bài: Trong quá trình giao tiếp ta thường dùng các đại từ để xưng hô hoặc chỉ trỏ với nhau. Ta thường gọi là đại từ -vậy đại từ là gì? Đại
từ có những chức năng gì? Gồm bao nhiêu loại, chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay.
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY - TRÒ
I/ Thế nào là đại từ :
* Bài tập:
a) Nó > em tôi (Thủy) > chỉ người
b) Nó > con gà > chỉ vật
c) Thế > dùng thay thế sự vật

d) Ai > dùng để hỏi
* Khái niệm: 1/SGK/55
* Các chức năng của đại từ :
- Làm CN: VD: Nó / lại khéo tay nữa
- Làm VN: VD: Người học giỏi văn nhất / là nó
- Làm BN: Mọi người đều yêu mến nó
ĐT BN
- Tiếng nó dõng dạc nhất xóm
DT BN
II/ Các loại đại từ:
1) Đại từ để trỏ:
a- Đại từ : tao, tớ, họ …  Trỏ người, sự vật
b- bấy, bấy nhiêu …  Trỏ số lượng
c- Vậy, thế …  Trỏ hoạt động, tính chất
d- đâu, bao giờ …  Trỏ không gian, thời gian
* Ghi nhớ: SGK/56
2) Đại từ dùng để hỏi:
*Bài tập:
+ GV dùng bảng phụ ghi các VD SGK/54
- Gọi HS đọc các VD?
- Cho biết các VD trên được trích từ các văn bản nào?(Tích hợp)
- Từ "nó" ở đoạn văn (a) trỏ ai?
- Từ "nó" ở đoạn văn (b) trỏ con vật gì?
- Nhờ đâu em biết được nghĩa của hai từ "nó" trong 2 đoạn văn đó
- Từ "thế" ở đoạn văn (c) trỏ sự việc gì? Nhờ đâu em hiểu được nghĩa của từ "thế" trong
đoạn văn?
- Từ "ai" trong bài ca dao dùng để làm gì?
- Các từ vừa xét trên ta gọi là đại từ > Em hiểu thế nào là đại từ ==> GV chốt ý cơ bản.
+ Gọi HS đọc ghi nhớ 1/55
- Các từ: nó, thế, ai, trong các đoạn văn trên giữ vai trò ngữ pháp gì trong câu?

+ Đọc ghi nhơ:ù 2/55
- GV đưa thêm VD – HS phân tích để nhận biết đại tứ giữ những chức năng ngữ pháp gì
trong câu?
- Qua các VD trên ta thấy đại từ gồm mấy loại lớn? Đó là những loại đại từ nào?
- Các từ: Tôi, tao, tớ, nó, hắn  dùng để trỏ gì?
- Các từ: bấy, bấy nhiêu  dùng để trỏ gì?
- Các từ: Vậy, thế  dùng để trỏ gì?
- Các từ: đâu, bao giờ  dùng để trỏ gì?
==> Vậy các đại từ dùng để hỏi gồm mấy loại nhỏ?
+ Gọi HS đọc ghi nhớ.
- Các đại từ: ai, gì hỏi về gì?
- Các đại từ: bao nhiêu, mấy hỏi về gì?
- Các đại từ: sao, thế nào hỏi về gì?
GA Ngữ văn 7 – Nguyễn Thanh Hải - 24 -
a- Đại từ : ai, gì  hỏi về người, sự vật
b- Đại từ : bao nhiêu, mấy  hỏi về số lượng
c- Đại từ : sao, thế nào  hỏi hoạt động, tính chất.
III/ Luyện tập:
1) a- Xếp các đại từ trỏ người, sự vật theo bảng:

b- Đại từ : mình (1)  Ngôi thứ nhất
mình (2)  Ngôi thứ hai
2) Đặt câu:
- Mời bác vào nhà chơi.
3) Đặt câu:
+ GV nhận xét.
==> Vậy các đại từ dùng để hỏi gồm mấy loại nhỏ?
+ HS đọc ghi nhớ / 56

E-Hướng dẫn tự học:

1) Bài vừa học:
- Nắm vững khái niệm, chức năng ngữ pháp của đại từ . - Phân loại đại từ . - Làm bài tập 5, 6/57
2) Bài sắp học: - Soạn bài: Luyện tập tạo lập văn bản. - Chuẩn bị bài viết theo 4 bước tạo lập văn bản theo đề bài: “Thư cho một người bạn” để bạn
hiểu về đất nước (quê hương) mình.
G- Bổ sung:
Ngày Soạn: 12/ 09/ 2010. Ngày dạy:thứ Tư 15/ 09/ 2010.
Tiết: 16 LUYỆN TẬP TẠO LẬP VĂN BẢN


A-Mục tiêu:
- Kiến thức: Giúp HS củng cố lại những kiến thức có liên quan đến việc tạo lập văn bản và làm quen hơn nữa với các bước của quá trình tạo
lập văn bản .
- Kĩ năng: Rèn kĩ năng tạo lập 1 văn bản tương đối đơn giản, gần gũi với đời sống và công việc học tập của các em.
- Thái độ: Giáo dục HS có ý thức tự giác rèn luyện kỹ năng này khi làm bài.
B-Chuẩn bị của thầy và trò:
- Thầy: SGK, bài soạn.
- Trò: SGK, vở bài tập
GA Ngữ văn 7 – Nguyễn Thanh Hải - 25 -
Số
Ngôi
Số ít Số nhiều
1 tôi, tao, tớ chúng tôi,
chúng tao
2 mày, cậu, anh chúng mày
3 hắn, nó họ, chúng nó

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×