Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Tiểu luận địa hóa Thủy ngân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 24 trang )

Địa hóa nguyên tố Hg trong tự nhiên. Liên hệ ở Việt Nam
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT
KHOA ĐỊA CHẤT

TIỂU LUẬN ĐỊA HÓA THỦY NGÂN
Nhóm sinh viên thực hiện:
Nhóm 11 – Lớp Địa Chất B – K57
Nguyễn Thị Hải Yến - 1221020551
Hoàng Mạnh Tiến - 1221020153
Mai Thị Lan Anh - 1221020230
Nguyễn Tuấn Anh - 1221070005
Nguyễn Đức Khang - 1221020080
Nhóm SV thực hiện : Nhóm 11 Page 1
Địa hóa nguyên tố Hg trong tự nhiên. Liên hệ ở Việt Nam
MỤC LỤC
MỤC LỤC 2
MỞ ĐẦU 3
Đặt vấn đề 3
Mục tiêu nghiên cứu 3
Nội dung 4
1. Các thông số hóa lý cơ bản của Hg 4
1.1 Giới thiệu chung 4
1.2 Thông số vật lý 4
1.3 Thông số hóa học 5
2. Tính chất 6
3. Hành vi Hg trong quá trình tạo khoáng nội sinh và ngoại sinh 6
3.1 Trong quá trình nội sinh 6
3.2 Trong quá trình ngoại sinh 7
3.2.1 Trong quá trình phong hóa 7
3.2.2 Trong quá trình trầm tích 9
4. Khoáng sản liên quan 9


5. Vai trò của Hg đối với thế giới sinh vật 9
5.1 Trong kỹ thuật điện – điện tử 10
5.2 Trong ngành công nghiệp hóa chất 11
5.3 Trong y khoa 12
5.4 Trong nông nghiệp 13
6. Các khía cạnh môi trường liên quan đến việc khai thác và sử dụng Hg 14
6.1 Ảnh hưởng của Hg đến môi trường đất 15
6.2 Ảnh hưởng của Hg đến môi trường nước 16
6.3 Ảnh hưởng của Hg tới môi trường không khí 16
6.4 Ảnh hưởng của Hg tới sức khỏe con người 17
6.4.1 Đường hô hấp 17
6.4.2 Đường da 17
6.4.3 Đường tiêu hóa 18
7. Hiện trạng ô nhiễm môi trường đất và nước ở Việt Nam 20
KẾT LUẬN 22
Tài liệu tham khảo 23
Nhóm SV thực hiện : Nhóm 11 Page 2
Địa hóa nguyên tố Hg trong tự nhiên. Liên hệ ở Việt Nam
MỞ ĐẦU
Đặt vấn đề
Địa hóa học là một ngành khoa học nghiên cứu về hành vi của các nguyên tố
trong Trái đất và trong Vũ trụ. Đối tượng nghiên cứu của Địa hóa học là các phân
tử,nguyên tử,ion và các hợp chất của các nguyên tố hóa học khác nhau trong các
đối tượng tự nhiên khác nhau. Địa hóa nguyên tố là một trong những hướng nghiên
cứu chính của Địa hóa học. Địa hóa nguyên tố nghiên cứu từng nguyên tố riêng
biệt về toàn bộ lịch sử của từng nguyên tố kể cả các nguyên tố hiếm và nguyên tố
phân tán.
Việc nghiên cứu về từng nguyên tố này trong tự nhiên sẽ giúp tạo điều kiện
thuận lợi cho việc tìm kiếm – thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản liên quan
đến các nguyên tố đó một cách thích hợp để phục vụ cho nền kinh tế quốc dân và

đời sống con người.
Thủy ngân và hợp chất của thủy ngân là những chất độc mạnh. Tính độc của
chúng đã được biết đến từ lâu nhưng nó lại có nhiều ứng dụng trong thực tiễn (là
vật liệu chủ yếu để sản xuất ra áp kế kỹ thuật, khí áp kế, các điện cực trong các
thiết bị điện tử, pin-chất xúc tác, thuốc trừ sâu; hỗn hống nha khoa, pha chế thuốc
và nhiệt kế thủy ngân, đèn thủy ngân – một trong những thiết bị phổ biến nhất). Do
đó việc sử dụng rộng rãi thủy ngân, đặc biệt trong xã hooim đang công nghiệp hóa
toàn cầu, người ta càng lo ngại đến nguy cơ nhiễm độc thủy ngân trên diện rộng và
ảnh hưởng lâu dài. Vì vậy, trong bài tiểu luận này sẽ tìm hiểu rõ về vấn đề :“ Địa
hóa của Hg trong tự nhiên. Liên hệ với Việt Nam ” với mục tiêu giúp chúng ta
hiểu rõ về tác hại của Thủy ngân trong việc khai thác và sử dụng chúng ảnh hưởng
đến môi trường sinh thái, sức khỏe đời sống con người.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
 Các thông số hoá lý cơ bản của các nguyên tố Hg (số thứ tự trong bản tuần
hoàn, nguyên tử lượng, các ion, các kiểu hợp chất trong tự nhiên)
 Hành vi của Hg trong các quá trình tạo khoáng nội sinh và ngoại sinh, các
khoáng sản liên quan
 Vai trò của Hg đối thế giới sinh vật
Nhóm SV thực hiện : Nhóm 11 Page 3
Địa hóa nguyên tố Hg trong tự nhiên. Liên hệ ở Việt Nam
 Các khía cạnh môi trường liên quan đến việc khai thác và sử dụng Hg
 Hiện trạng ô nhiễm của Hg trong môi trường đất và nước ở Việt Nam hiện
nay
NỘI DUNG
1. Các thông số hóa lý cơ bản của nguyên tố Hg
1.1 Giới thiệu chung:
Thủy ngân là kim loại màu trắng bạc, đông đặc ở -40℃, sôi ở 357℃. Có trong
quặng Cinabar với hàm lượng vào khoảng 0.1 - 4%. Thủy ngân được dùng làm:
sơn chống thấm, chất xúc tác, chất ăn mòn, thuốc tẩy giun, thuốc, bột màu, thuốc
nổ, thuốc BVTV. Thủy ngân phát sinh ra ngoài môi trường chủ yếu do hoạt động

khai khoáng quặng chủ yếu là quặng Cu, Pb; nước thải công nghiệp, nước thải sinh
hoạt, nước rỉ rác; rác thải công nghiệp.
Thủy ngân là một kim loại đặc biệt, ký hiệu hóa học là Hg.Thuộc nhóm phụ IIB
trong bảng tuần hoàn.

Hình 1.1: Cấu tạo của Thủy ngân (Nguồn Internet)
1.2 Thông số vật lí:
 Thủy Ngân là kim loại duy nhất ở thể lỏng 0
o
C, tăng thể tích khi nhiệt độ
tăng; sôi ở 375
o
C; nhiệt độ nóng chảy 234,320K; đông đặc ở -40
o
C; tỷ trọng
13,6kg/m
3
(20
o
C); số hiệu nguyên tử 57; khối lượng nguyên tử 200,59u; có
24 đồng vị; bán kính nguyên tử 1,60Ao.
 Dẫn nhiệt kém nhưng dẫn điện tốt, rất dễ bay hơi vì nhiệt độ bay hơi của nó
rất thấp. Có thể bốc hơi được cả trong môi trường lạnh và trong điều kiện
nhiệt độ phòng. Thủy ngân có ánh sáng bạc, lóng lánh và tồn tại ở thể lỏng.
Nhóm SV thực hiện : Nhóm 11 Page 4
Địa hóa nguyên tố Hg trong tự nhiên. Liên hệ ở Việt Nam
Hình1.2: Thủy ngân (nguồn Internet)
1.3 Thông số hóa học
 STT trong bảng tuần hoàn: 80
 Nguyên tử khối: 200,59

 Các ion: Hg
1+
,Hg
2+
rất ít hợp chất có Hg
3+
.
 Cấu hình electron: [Xe]4f
14
5d
10
6s
2
 Nguyên tử có 80electron, vỏ ngoài cùng thừa 2 electron.
 Trạng thái oxi hóa phổ biến của nó là : +1; +2
Hình 1.3: Cấu hỉnh electron của nguyên tử Hg
2. Tính chất
 Kiểu hợp chất trong tự nhiên: sunfit (HgS)
 Thủy ngân có thể tạo ra hỗn hống với đa số kim loại như:Au, Ag, Zn, Pb, Al
trừ Fe.
Nhóm SV thực hiện : Nhóm 11 Page 5
Địa hóa nguyên tố Hg trong tự nhiên. Liên hệ ở Việt Nam
 Thủy ngân không tan trong axit H
2
SO
4
loãng và HCl nhưng tan trong nước
cường toan (HNO
3
(dd) + 3 HCl (dd) ).

 Một số hợp chất của Thủy ngân có thể gây phản ứng nổ.
 Khi Hg tác dụng với các axit tạo thành muối Hg.
 Với các kim loại, nó tạo thành hỗn hợp (amalgame), do đó Hg và hơi của nó
có tác dụng ăn mòn kim loại rất mạnh.
 Ở nhiệt độ thường, Hg bị oxi hóa thành Hg
2
O ở trên bề mặt, nếu đun nóng
tạo thành HgO.
 Để trong không khí, bề mặt Hg bị xạm đi do oxi hóa tạo thành oxit thủy
ngân rất độc, ở dạng bột rất mịn, rất dễ thâm nhập vào cơ thể.
3. Hành vi Hg trong quá trình tạo khoáng nội sinh và ngoại sinh
Trong thiên nhiên không có nhiều thủy ngân, đôi khi bắt gặp nó ở dạng tự
sinh – dưới dạng những giọt nhỏ li ti( Có tới 99,98% thủy ngân tồn tại ở dạng
phân tán, chỉ có 0,02% thủy ngân tồn tại dưới dạng khoáng vật). Khoáng vật chủ
yếu của thủy ngân là thần sa (HgS). Đó là một thứ đá đẹp, tựa như được bao phủ
bởi những vết máu đỏ tươi. Thần sa là sự kết hợp bình thường của oxyt và thời
tiết, hòa tan tốt trong nước.
3.1 Trong quá trình nội sinh:
Hg là nguyên tố đóng vai trò trong quá trình tạo khoáng nhiệt dịch. Trong
quá trình nhiệt dịch thì tính chất dòng nhiệt dịch thay đổi liên tục do sự tác động
của đá mẹ là nguồn cung cấp các nguyên tố khoáng nên đá mẹ có vai trò quan
trọng trong việc tích lũy kim loại nặng. Vậy nên ta thường thấy Hg có nhiều trong
các đá magma axit, trầm tích sét và trong đá siêu mafic, các trầm tích đá vôi thì ít
hơn.Vì sét hấp thụ nhiều thủy ngân nên hàm lượng thủy ngân trong đá trầm tích sét
khá cao (9.10–5%) nhưng trầm tích bùn biển lại nghèo thủy ngân. Hàm lượng thủy
ngân trong nước bề mặt khoảng 1.10–7%. Một số vi khuẩn yếm khí cũng có thể
Metyl hóa thủy ngân thành Metyl thủy ngân. Brosse đã phát hiện ra 50% Hg phát
ra từ đất Than đá và sau đó là từ Thực vật. Đặc biệt trong khoáng vật của Au-Ag
có tới 10% Hg đặc trưng cho quá trình nhiệt dịch nhiệt độ thấp.
Trong đới thổ nhưỡng

0.01-0.5
Bảng 1: Hàm lượng trung bình kim loại Hg trong đất đá (ppm)
Nhóm SV thực hiện : Nhóm 11 Page 6
Địa hóa nguyên tố Hg trong tự nhiên. Liên hệ ở Việt Nam
Theo Bowen, Fenner, Fersman, sự thay đổi thành phần dung dịch nhiệt dịch theo
sơ đồ sau:
Mo-Sn-W  Cu, Zn, Pb  Hg, Sb, As
Do chứa nhiều anion mạnh (đặc biệt F, Cl), các dung dịch ban đầu có độ pH
thấp và là những dung dịch axit. Các khoáng vật Sn-W ứng với pH giai đoạn đó.
Dung dịch bị trung hòa bởi đá vây quanh đặc biệt là đã vôi, đá phấn, và các đá
cacbonat khác dẫn đến làm tăng độ pH, dung dịch bị trung hòa và lắng đọng tạo
mỏ nhiệt dịch điển hình là Pb, Zn,Cu. Nhóm cuối cùng có Hg được giữ lại trong
dung dịch lâu nhất. Theo quan sát ghi nhận được tại mỏ Sunfua Bancow, Stimboot
tại Mỹ đã cho thấy Hg lắng đọng từ các dung dịch kiềm và các sunfur kiềm.
Trong bước tiến triển kết tinh, mới đầu các mạng ion và nguyên tử được tách
ra sau là các muối sunfua phức tạp, và cuối cùng là hợp chất của Hg được tách ra
từ những vật chất đi kèm với các nguyên tố ưa đồng: đầu tiên tách ra những mạng
ion, thí dụ các silicat, SiO
2
, CaF
2
, sau đó là các mạng anion phức [CO
3
]
2-
và [SO
4
]
2-
(cacbonat và sunfat).

3.2 Trong quá trình ngoại sinh:
Nguyên tố Hg có sự hoạt động khá đa dạng trong quá trình ngoại sinh ta có
thể thấy rõ trong quá trình phong hóa và trầm tích.
3.2.1 Trong quá trình phong hóa : đặc biệt là phong hóa hóa học, có thể
phá vỡ cấu trúc của đá và quặng, dẫn đến sự phân bố lại các nguyên tố ở phần trên
của thạch quyển. Đặc biệt, khi quá trình này diễn ra trên các mỏ sulfur có thể tạo ra
nguy cơ làm suy giảm chất lượng môi trường sinh thái một cách nghiêm trọng phát
tán các kim loại nặng cụ thể là Hg mà ta đang đề cập.
Đối với các mỏ quặng sulfur, S là một nguyên tố quyết định quá trình tạo
khoáng sulfur trong điều kiện nội sinh, nhưng S cũng chính là nguyên tố thúc đẩy
sự phân huỷ các khoáng vật sulfur trong điều kiện ngoại sinh. Bên cạnh đó, nước
vừa là tác nhân phong hoá, vừa là phương tiện vận chuyển các tác nhân khác và
các hợp phần được giải phóng ra do quá trình oxy hoá các mỏ sulfur tạo nên.
Hành vi của Hg không chỉ đi vào nước phân tán mà còn nhờ cả khí quyển :
Nhóm SV thực hiện : Nhóm 11 Page 7
Địa hóa nguyên tố Hg trong tự nhiên. Liên hệ ở Việt Nam
Với Nước: Thủy ngân trên bề mặt thông qua quá trình xói mòn , rửa trôi ->
thủy ngân xâm nhập vào nguồn nước phân tán đến nhưng nơi dòng nước chảy qua.
Hoặc trong điều kiện biểu sinh, các sulfur nhanh chóng bị oxy hóa thành sulfat, Hg
được giải phóng sẽ phân tán vào môi trường nước di chuyển ra khỏi phạm vi mỏ
theo nước dưới đất vận chuyển xuống dưới sâu hơn gây nhiễm độc môi trường
nước dưới đất.
Với Khí quyển : Thủy ngân dễ bị bay hơi nên luôn có mặt trong không
khí.Các đồng vị nhẹ hơn của Thủy ngân thường tập trung nhiều hơn trong vùng khí
quyển có núi lửa và suối nước nóng với nồng độ lên đến 0.02mg/cm
3
. Thủy ngân
đi vào trong không khí do hoạt động của núi lửa và hoạt động của con người. Hoạt
động núi lửa tạo ra các hạt Thủy ngân dưới dạng khoáng chất, muối và nguyên tố
Thủy ngân ở dạng hơi. Sau khi đi vào không khí,Thủy ngân có thể tồn tại và lưu

thông trong khí quyển hoặc bị oxy hóa tạo ra các hợp chất vô cơ Hg
2+
. Các hợp
chất này,bị nước hòa tan và đi vào trong môi trường nước,môi trường đất bằng
cách lắng đọng.Hoặc thông qua quá trình lắng xuống và lọc sạch:do lá cây hấp
thụ,phản ứng hóa học với các chất khí khác,…Khi vào môi trường đất thủy ngân
có thể tồn tại dạng khoáng vật là thần sa hoặc vi lượng trong đá. Các hợp chất của
Thủy ngân trong đất đá có thể trải qua quá trình oxy hóa khử hoặc bị bay hơi để trở
lại khí quyển hoặc cũng có thể bị hòa tan, trải qua sự thấm lọc và được vận chuyển
đến môi trường nước.
Nhóm SV thực hiện : Nhóm 11 Page 8
Địa hóa nguyên tố Hg trong tự nhiên. Liên hệ ở Việt Nam
Hình 3.1: Hành vi của Hg trong quá trình nội sinh và ngoại sinh
(nguồn Internet)
3.2.2 Quá trình trầm tích: các sản phẩm phong hóa của các thành tạo địa
chất cổ, thực chất là một quá trình tích tụ và phân ly hóa học, trong đó diễn ra sự
phá vỡ các tổ hợp nguyên tố của các đá để lập lại các tổ hợp nguyên tố khác trong
một điều kiện môi trường địa chất mới. Quá trình này dẫn tới sự tập trung cao
nhiều nguyên tố, trong đó có nhiều thành phần độc hại gồm có cả Hg lan tỏa vào
môi trường trong quá trình vận chuyển vật liệu trầm tích hay tích đọng thành các
thực thể trầm tích giàu chúng, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm cho môi sinh.
4. Khoáng sản liên quan
Trong các mỏ quặng hóa thì hg thường đi với Au,Sb. Thần sa (Cinabar) là
quặng của Hg, chúng ta thường thấy những khoáng sản liên quan thường đi cùng
như Stibnit, Realgar, Pyrit, Marcasit, Opal, Quartz, Chalcedon, Dolomit, Calcit,
Barit.
5. Vai trò của Hg đối với thế giới sinh vật
Nhóm SV thực hiện : Nhóm 11 Page 9
Địa hóa nguyên tố Hg trong tự nhiên. Liên hệ ở Việt Nam
Thủy ngân là một trong những kim loại nặng lưỡng tính , mang tính độc chỉ

cần một lượng nhỏ có thể gây ngộ độc và để lại hậu quả lâu dài nhưng nó lại đóng
vai trò quan trọng và thiết yếu đối với đời sống con người và thế giới sinh vật. Dù
nó tồn tại ở trạng thái nào (vô cơ, oxyt hay ion) thì cũng được sử dụng khá phổ
biến trong các ngành công nghiệp hóa chất, kỹ thuật điện - điện tử, nông nghiệp và
đời sống. Ngoài ra thủy ngân còn rất hữu ích cho một số lĩnh vực khai khoáng, sản
xuất vi mạch. Do vậy nếu không sử dụng hợp lý thì không những không khái thác
được lợi ích của thủy ngân mà còn đem lại những nguy cơ nhiễm độc khó lường.
Sau đây là một số ứng dụng của thủy ngân như:
5.1 Trong kỹ thuật điện – điện tử:
 Hg là hóa chất rất quan trọng để chế tạo các đèn hơi Hg, các máy nắn và
ngắt dòng, các thiết bị kiểm tra công nghệ và một số đèn điện tử.
Hình 5.1: Đèn hơi thủy ngân (Nguồn internet)
Hình 5.2: Máy ngắt dòng (Nguồn Internet)
Nhóm SV thực hiện : Nhóm 11 Page 10
Địa hóa nguyên tố Hg trong tự nhiên. Liên hệ ở Việt Nam
 Hg được sử dụng để sản xuất một số đèn kiểu “đèn huỳnh quang” cho mục
đích quảng cáo; các biển báo phát sáng.

Hình 5.3: Đèn hơi thủy ngân dùng trong quảng cáo (Nguồn Internet)
Hình 5.4: Biển báo phát quang (nguồn Internet)
 Chế tạo các dụng cụ nghiên cứu khoa học, dụng cụ trong phòng thí nghiệm,
trong y tế (nhiệt kế, áp kế…).

Hình 5.5: Nhiệt kế và máy đo huyết áp thủy ngân (Nguồn Internet)
5.2 Trong ngành công nghiệp hóa chất:
 Được sử dụng tách vàng và bạc trong các quặng sa khoáng.
Nhóm SV thực hiện : Nhóm 11 Page 11
Địa hóa nguyên tố Hg trong tự nhiên. Liên hệ ở Việt Nam
 Là một chất lỏng với tỷ trọng rất cao, Hg được sử dụng để làm kín các chi
tiết chuyển động của máy khuấy dùng trong kỹ thuật hóa học.

 Chế tạo hỗn hống để sản xuất ắc quy Fe – Ni.
Hình 5.6: Ắc quy (Nguồn Internet)
5.3 Trong Y khoa:
Chế tạo hỗn hống trong nha khoa để làm trám răng.
Hình 5.7: Hợp chất trám răng chứa thủy ngân (Nguồn internet)
 Các loại hợp chất Hg hữu cơ dưới dạng dược phẩm được dùng trong y tế:
+ Neptel: thuốc lợi niệu.
+ Mercurochrome: thuốc sát trùng, dùng ngoài da, nếu dùng bên
trong vết thương có thể bị nhiễm độc.
Hình 5.8: Thuốc Mercurochrome (nguồn Internet)
Nhóm SV thực hiện : Nhóm 11 Page 12
Địa hóa nguyên tố Hg trong tự nhiên. Liên hệ ở Việt Nam
5.4 Trong nông nghiệp:
 Các hợp chất thủy ngân được sử dụng làm thuốc trừ nấm, công nghệ xử lí
các loại hạt giống chống nấm, sâu bệnh. Sử dụng thủy ngân hữu cơ để sản
xuất thuốc diệt loài gặm nhấm.
 Thủy ngân còn dùng trong sản xuất phân bón, thuốc diệt cỏ (ngừng sử dụng
năm 1995), thuốc trừ sâu

Hình 5.9: Vai trò của thủy ngân trong nông nghiệp (Nguồn Internet)
Một số ứng dụng khác:
 Thủy ngân được sử dụng trong một số nền văn hóa cho các mục đích y học
dân tộc và nghi lễ. Ngày xưa, để chữa bệnh tắc ruột, người ta cho bệnh nhân
uống thủy ngân lỏng (100-200 g). Ở trạng thái kim loại không phân tán, thủy
ngân không độc và có tỷ trọng lớn nên sẽ chảy trong hệ thống tiêu hóa và
giúp thông ruột cho bệnh nhân.
 Một hợp chất hữu cơ được sử dụng như là chất khử trùng trong vacxin và
mực xăm .
 Thủy ngân là thành phần chính tạo ra hỗn hống:
- Trước kia, các hỗn hống đã giúp nhà bác học Anh Hamfri Đêvi tách được

bari, stronti, magie ở trạng thái tự do lần đầu tiên trong lịch sử.
- Hiện nay, nhiều khi hỗn hống cũng được sử dụng để mạ vàng cho các sản
phẩm bằng kim loại, sử dụng trong công việc sản xuất gương, trong nghề
chữa răng, trong các công việc ở phòng thí nghiệm.
 Muối của thủy ngân Hg (thủy ngân fuminat) được dũng làm thuốc nổ.
Nhóm SV thực hiện : Nhóm 11 Page 13
Địa hóa nguyên tố Hg trong tự nhiên. Liên hệ ở Việt Nam
 Hg sản xuất ra phong vũ kế thủy ngân, bơm khuếch tán, tích điện kế thủy
ngân, các điện cực trong một số dạng thiết bị điện tử, pin, chất xúc tác và
kính thương văn gương lỏng.
6. Các khía cạnh môi trường liên quan đến việc khai thác và sử dụng Hg
Trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa như ngày nay, thủy ngân được
sử dụng khá phổ biến trong nhiều lĩnh vực khác nhau như : dùng để sản xuất hóa
chất, sử dụng trong kỹ thuật điện – điện tử, trong nhiệt kế Nhưng bên cạnh những
lợi ích thiết thực đó thì thủy ngân lại là một trong những nhân tố gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng. Việc khai thác thủy ngân và sau đó đem chế biến để sử dụng
đã chuyển trạng thái tồn tại của thủy ngân ở trạng thái lỏng sang trạng thái hơi và
một lượng lớn thủy ngân đã bị rò rỉ ra môi trường. Thủy ngân ở trạng thái lỏng ít
độc, nhưng ở trạng thái hơi, hợp chất và muối của nó thì lại rất độc vì vậy một
lượng lớn thủy ngân bị rò rỉ ra môi trường sẽ là mối đe dọa lớn tới môi trường sống
của con người và sinh vật.
Nhóm SV thực hiện : Nhóm 11 Page 14
Địa hóa nguyên tố Hg trong tự nhiên. Liên hệ ở Việt Nam
Hình 6.1:
Sơ đồ mô
tả ảnh hưởng
của thủy
ngân khi
xâm nhập
vào môi

trường
6.1 Ảnh
hưởng
của thủy
ngân tới môi trường đất
Thủy ngân từ các nhà máy nhiệt điện thải vào không khí, một phần chuyển
thành thủy ngân hữu cơ đi vào đất, thủy ngân từ rác thải, từ các hoạt động khai thác
khoáng sản trái phép đã làm cho lượng thủy ngân trong đất tăng cao.Trong môi
trường đất, thủy ngân thường tồn tại ở dạng hợp chất như HgCl
2
và Hg(OH)
2

dưới tác dụng của vi khuẩn thì trạng thái và tính chất của thủy ngân có thể thay đổi.
Hình 6.2: Khu vực Vapi
được xem là khu vực bẩn nhất ở Ấn Độ và lượng thủy ngân trong đất luôn cao hơn mức cho
phép tới 96 lần đang đe dọa cuộc sống của hàng nghìn người dân ở đây (Nguồn Internet)
6.2 Ảnh hưởng của thủy ngân tới môi trường nước
Nhóm SV thực hiện : Nhóm 11 Page 15
Địa hóa nguyên tố Hg trong tự nhiên. Liên hệ ở Việt Nam
Ảnh hưởng lớn nhất của thủy ngân chính là môi trường nước. Nguồn
gốc của thủy ngân trong nước có rất nhiều nhưng chủ yếu là từ : rác thải của
con người, khai thác vàng trái phép; nước thải từ các nhà máy luyện kim.
Trong nước thủy ngân được tích tụ trong các loại rong biển, trong cơ thể
động vật như các loại bọ, thân mềm, tôm, cua , cá, ốc. Mắt xích cuối cùng
của chuỗi thực phẩm này là các loài chim hải âu, mòng biển, én biển Con
người có thể nằm trong bất kỳ giai đoạn nào và có thể là mắt xích cuối cùng,
sẽ là rất nguy hiểm nếu con người tiêu thụ những loại thực phẩm chứa lượng
thủy ngân vượt quá giới hạn cho phép. Đối với cá nếu lượng thủy ngân vượt
quá 20mg/kg khi đó các sẽ bị chết. Hàm lượng thủy ngân tự nhiên trong cá

là từ 0,1 – 0,2 mg/kg. Tổ chức WHO đưa ra đề nghị nồng độ thủy ngân giới
hạn cho phép là 1 mg/kg, hàm lượng này là quá cao vì mức này chỉ cho con
người không bị ngộ độc chứ không đảm bảo con người sẽ không chịu ảnh
hưởng nào từ thủy ngân vậy nên có nước đã khuyên người ta chỉ nên ăn cá 1
– 2 lần một tuần và phụ nữ mang thai thì không nên ăn cá.
Hình 6.3: Thủy ngân tích tụ trong hải sản (nguồn Internet)
6.3
6.3 Ảnh hưởng của thủy ngân tới môi trường không khí
Ở các khu công nghiệp hay những nơi sử dụng rộng rãi thuốc diệt nấm
có chứa Hg và hơi Hg bốc lên từ các loại sơn có chứa Hg thì lượng thủy
ngân được thải vào không khí mỗi ngày làm gia tăng tình trạng ô nhiễm
không khí ngày thêm nghiêm trọng hơn. Thủy ngân tồn tại ở dạng hơi trong
không khí và đi vào cơ thể con người qua đường hô hấp dẫn đến các bệnh
nguy hiểm do thủy ngân gây ra.
6.4 Ảnh hưởng của thủy ngân tới sức khỏe con người
Nhóm SV thực hiện : Nhóm 11 Page 16
Địa hóa nguyên tố Hg trong tự nhiên. Liên hệ ở Việt Nam
Thủy ngân đi vào cơ thể con người qua các đường sau :
6.4.1 Đường hô hấp: Ở điều kiện thường thủy ngân kim loại bay hơi và
thông qua hô hấp thủy ngân đã xâm nhập vào cơ thể người.
Hình 6.4: Thủy ngân xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp (nguồn Internet)
6.4.2 Đường da: da có khả năng hấp thụ thủy ngân vào cơ thể và cũng có
thể khi tiếp xúc với thủy ngân một lượng nhỏ đã bám lại trên da mà mắt
thường không nhìn thấy sau đó qua quá trình sinh hoạt lại vô tình đưa thủy
ngân vào bên trong cơ thể qua đường miệng.
Nhóm SV thực hiện : Nhóm 11 Page 17
Địa hóa nguyên tố Hg trong tự nhiên. Liên hệ ở Việt Nam

Hình 6.5: Thủy ngân xâm nhập vào cơ thể qua da (nguồn Internet)
6.4.3 Đường tiêu hóa: cơ thể người nhiễm thủy ngân thông qua việc tiêu

thụ thực phẩm nhiễm độc thủy ngân.
Hình 6.6 : Thủy ngân xâm nhập vào cơ thể người qua đường tiêu hóa
(nguồn Internet)
Nhóm SV thực hiện : Nhóm 11 Page 18
Địa hóa nguyên tố Hg trong tự nhiên. Liên hệ ở Việt Nam
Sau khi đi vào cơ thể con người ở dạng hơi dưới tác động của catalaze
có trong hồng cầu, thuỷ ngân kim loại được chuyển thành ion Hg
2+
lưu thông
trong máu. Khi xâm nhập vào cơ thể thuỷ ngân có thể liên kết với những
phân tử tạo nên tế bào sống (axít nuclêic,prôtêin ) làm biến đổi cấu trúc
của chúng và làm ức chế hoạt tính sinh học của chúng. Nhiễm độc thuỷ ngân
gây nên những thương tổn trung tâm thần kinh tạo nên sự run rẩy, sự khó
khăn trong cách diễn đạt, suy giảm trí nhớ, ảo giác và nặng hơn nữa có thể
gây chết người.
Hình 6.7 : Bệnh Minamata (nguồn Internet)
Thủy ngân có những đóng góp tích cực trong cuộc sống của con
người xong do sử dụng thủy ngân không đúng cách nên thủy ngân đang là
mối đe dọa lớn đối với con người. Trước thực trạng này, các nước phương
Tây đã cấm dài hạn những ngành, nghề buộc người công nhân phải tiếp xúc
với thủy ngân. Đến năm 2008, Liên minh Châu Âu (EU) tiến tới quyết định
cấm bán nhiệt kế có sử dụng thủy ngân ra ngoài cộng đồng.
Tuy nhiên do lọc vàng bằng thủy ngân vốn là một phương pháp thủ
công phổ biến, nhanh chóng và tương đối rẻ tiền nên nhiều nơi vẫn sử dụng
thủy ngân để lọc vàng mà không để ý hậu quả nghiêm trọng đằng sau nó.
Nhóm SV thực hiện : Nhóm 11 Page 19
Địa hóa nguyên tố Hg trong tự nhiên. Liên hệ ở Việt Nam
Hình 6.8 : Sử dụng thủy ngân trong khai thác vàng (nguồn Internet)
7. Hiện trạng ô nhiễm của Hg trong môi trường đất và nước ở Việt Nam
hiện nay

Với sự phát triển giao thông vận tải và công nghiệp, nông nghiệp ô
nhiễm môi trường ở nước ta tập trung chủ yếu vào các khu công nghiệp và
dân cư lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng .Riêng tại
Hà Nội là nơi tập trung rất nhiều các nhà máy, xí nghiệp trung bình và lớn,
cùng rất nhiều bệnh viện lớn nhỏ khác nhau mỗi ngày thải ra khối lượng
nước thải rất lớn trong đó khoảng 70% là nước thải sinh hoạt. Các loại nước
thải này hầu hết là không được xử lý hoặc xử lý qua loa rồi đổ thẳng xuống
các con sông chảy qua thành phố.
Ở TP Hồ Chí Minh tại một số quận có thực phẩm bị nhiễm kim loại
nặng do thành phần của nước dùng để chăm sóc thực phẩm có chứa: Hg, As,
Cd, Pb, là có hàm lượng vượt ngưỡng cho phép.
Nhóm SV thực hiện : Nhóm 11 Page 20
Địa hóa nguyên tố Hg trong tự nhiên. Liên hệ ở Việt Nam
Hì nh 7.1:
Rau muốn được
trồng từ nguồn
nước ô nhiễm tại
Hóc Môn (Nguồn
Internet)
Hiện
nay tại một số
nơi bị ô nhiễm
thủy ngân do khai
thác vàng trái
phép bằng cách sử
dụng thủy ngân để
tách vàng ra khỏi đá và các vật liệu khác. Bởi lẽ, lọc vàng bằng thủy ngân vốn là
một phương pháp thủ công phổ biến, nhanh chóng và tương đối rẻ tiền.
Nhóm SV thực hiện : Nhóm 11 Page 21
Địa hóa nguyên tố Hg trong tự nhiên. Liên hệ ở Việt Nam

Hình 7.2: Sử dụng thủy ngân trong khai thác vàng (Nguồn Internet)
KẾT LUẬN
Trong công cuộc công nghiệp hóa-hiện đại hóa thực hiện mục tiêu hiện đại
hóa đất nước,đưa nước ta thành một nước công nghiệp hiện đại thì không thể thiếu
được sự phát triển của các ngành công nghiệp khai khoáng cũng như nhu cầu sử
các sản phẩm từ ngành công nghiệp khai thác.Quá trình ứng dụng khoa học Địa
hóa trong nghiên cứu các nguyên tố trong vỏ Trái đất ngày càng có một vị trí quan
trọng,đóng vai trò thiết yếu và không thể thiếu.Việc nghiên cứu Địa hóa nguyên tố
cho phép ta tìm được quy luật phân bố,lí giải được nguồn gốc hình thành của loại
mỏ và khoáng sản liên quan đến nguyên tố,phân loại các mỏ khoáng sản này,đưa ra
hướng khai thác và sử dụng hợp lí góp phần vào phát triển đất nước một cách bền
vững.
Tuy nhiên,sự phát triển quá mức,công tác bảo vệ môi trường chưa được
quan tâm đã đem đến nhiều hệ lụy về suy thoái môi trường nghiêm trọng như:ô
nhiễm không khí,ô nhiễm nguồn nước,suy thoái tài nguyên rừng,… có nhiều vấn
Nhóm SV thực hiện : Nhóm 11 Page 22
Địa hóa nguyên tố Hg trong tự nhiên. Liên hệ ở Việt Nam
đề có liên quan đến các quá trình Địa hóa của nguyên tố và sự độc hại của các
nguyên tố đó đối với con người và thế giới sinh vật.
Trong quá trình khai thác và sử dụng các nguyên tố kim loại trong vỏ Trái
đất,đặc biệt là các nguyên tố nhóm kim loại nặng,độc và hiếm như Thủy ngân cần
có nhiều lưu ý về tính độc hại của chúng đối với con người và thế giới sinh vật
cũng như vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên để phát triển kinh tế bền vững.
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Quang Luật (người giới thiệu), 2012. Giáo trình Địa chất các mỏ
khoáng công nghiệp kim loại.
2. Nguyễn Khắc Giảng, 2002. Giáo trình Địa hóa ứng dụng
3. Thủy ngân, Wikipedia
/> />thac-vang/
4. Sử dụng nguyên liệu tự nhiên để tách thủy ngân khỏi nước thải

/>3/Su_dung_nguyen_lieu_tu_nhien_de_tach_thuy_ngan_khoi_nuoc_thai/
Sinh viên thực hiện các phần:
Nhóm SV thực hiện : Nhóm 11 Page 23
Địa hóa nguyên tố Hg trong tự nhiên. Liên hệ ở Việt Nam
1. Nguyễn Thị Hải Yến : Các thông số hóa lý cơ bản của Hg.
2. Hoàng Mạnh Tiến : Hành vi của Hg trong các quá trình tạo khoáng nội sinh
và ngoại sinh, các khoáng sản liên quan.
3. Mai Thị Lan Anh : Vai trò của Hg đối với thế giới sinh vật.
4. Nguyễn Tuấn Anh : Các khía cạnh môi trường liên quan đến khai thác và
sử dụng Hg. Tổng hợp bài.
5. Nguyễn Đức Khang : Hiện trạng ô nhiễm của Hg trong môi trường đất và
nước ở Việt Nam hiện nay.
Nhóm SV thực hiện : Nhóm 11 Page 24

×