LUẬN VĂN
HÀNG HOÁ TIỀN TỆ
MỤC LỤC
...........................................................................1
MỤC LỤC...........................................................................................................................................................2
MỞ ĐẦU............................................................................................................................................................3
1. Mục đích, yêu cầu.....................................................................................................................................3
2. Nội dung, thời gian....................................................................................................................................3
3. Phương pháp.............................................................................................................................................4
4. Tài liệu.......................................................................................................................................................4
NỘI DUNG..........................................................................................................................................................4
I. SẢN XUẤT HÀNG HÓA VÀ HÀNG HÓA.......................................................................................................4
1. Sản xuất hàng hoá và ưu thế của nó trong phát triển LLSX..................................................................4
MỞ ĐẦU
1. Mục đích, yêu cầu.
* Mục đích:
Trang bị cho người học một trong những nội dung kiến thức cơ bản nhất của
Kinh tế chính trị học Mác–Lênin, làm cơ sở nền móng để người học tiếp tục nghiên cứu
toàn bộ học thuyết Kinh tế chính trị mácxít và có cơ sở lý luận để quán triệt đường lối
phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay.
* Yêu cầu:
- Hiểu rõ và nắm chắc các khái niệm cơ bản xoay quanh phạm trù hàng hoá
và quy luật giá trị.
- Trên cơ sở lý luận giá trị, tích cực đấu tranh phê phán các quan điểm cho
rằng học thuyết Kinh tế chính trị mácxít là trừu tượng, phi hiện thực.
2. Nội dung, thời gian.
* Nội dung : Chủ đề được kết cấu thành 3 phần:
Phần I: Sản xuất hàng hoá và hàng hoá.
Phần II: Bản chất và chức năng của tiền tệ.
Phần III: Quy luật giá trị - quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hoá.
Trong đó, trọng tâm là phần I.2 (hàng hoá) và toàn bộ phần III (quy luật giá
trị - quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hoá).
* Thời gian: Thời gian toàn bài: 05 tiết
3. Phương pháp.
* Đối với người dạy: chủ yếu dùng phương pháp thuyết trình, có kết hợp
đàm thoại.
* Đối với người học: nghe; ghi chép nội dung cơ bản; tốc ký theo ý hiểu
những nội dung GV phân tích; tham gia trao đổi các vấn đề GV đặt ra.
4. Tài liệu.
- Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin, tập 1, Nxb QĐND, H – 2008 ,
Tr: 23-40, (Tài liệu bắt buộc).
- Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin (đối tượng không chuyên), Nxb
CTQG, H – 2006, Tr 58 – 95.
NỘI DUNG
I. SẢN XUẤT HÀNG HÓA VÀ HÀNG HÓA.
1. Sản xuất hàng hoá và ưu thế của nó trong phát triển LLSX.
a. Sản xuất hàng hoá.
K/n: Sản xuất hàng hoá là một kiểu tổ chức kinh tế, trong đó sản phẩm sản
xuất ra được mua bán, trao đổi trên thị trường.
Trong K/n này, có 2 vấn đề cần làm rõ:
* Sản xuất hàng hoá là một kiểu tổ chức kinh tế:
Lịch sử loài người đã và đang trải qua hai kiểu tổ chức kinh tế: sản xuất tự
cấp tự túc và sản xuất hàng hoá.
* Trong sản xuất hàng hoá, sản phẩm làm ra được mua bán, trao đổi trên
thị trường.
Nếu như trong nền sản xuất tự cấp tự túc, sản phẩm làm ra nhằm mục đích
thoả mãn trực tiếp nhu cầu của người sản xuất ra nó, thì trong sản xuất hàng hoá,
sản phẩm làm ra nhằm mục đích thoả mãn nhu cầu của người khác, của xã hội và
do đó, giữa những người sản xuất hàng hoá có quan hệ ràng buộc chặt chẽ với
nhau thông qua việc trao đổi (mua và bán) sản phẩm trên thị trường.
Như vậy, sản xuất hàng hoá là một kiểu tổ chức kinh tế, là sự phát triển kế
tiếp của kiểu tổ chức kinh tế sản xuất tự cấp tự túc, nó ra đời trong những điều kiện
nhất định, tương ứng với một trình độ phát triển nhất định của LLSX.
b. Hai điều kiện ra đời của sản xuất hàng hoá.
* Phân công lao động xã hội.
Phân công lao động xã hội là sự phân chia lao động xã hội thành những
ngành nghề khác nhau, tạo ra sự chuyên môn hoá lao động sản xuất.
Khi đã có phân công lao động xã hội, mỗi người sản xuất, mỗi chủ thể sản
xuất chỉ tạo ra một hoặc một số loại sản phẩm mà mình có khả năng, có điều kiện
sản xuất thuận lợi hơn. Đối với loại sản phẩm này, họ có thể sản xuất vượt quá nhu
cầu sử dụng của mình; trong khi đó, để thoả mãn nhu cầu đa dạng của cuộc sống,
họ cần phải có nhiều loại sản phẩm khác nhau. Và như vậy, sẽ xuất hiện nhu cầu
trao đổi sản phẩm giữa những người sản xuất với nhau.
Ở đây, chúng ta cần nhận thấy rằng: phân công lao động xã hội làm cho
những người sản xuất phụ thuộc vào nhau, sản xuất hàng hoá càng phát triển thì
biểu hiện trên càng rõ nét.
* Sự tách biệt về mặt kinh tế giữa những người sản xuất.
Thực chất ở đây muốn nói tới quyền sở hữu, quyền chi phối của người sản
xuất đối với sản phẩm do họ làm ra; do đó, người này muốn sử dụng sản phẩm của
người khác buộc phải thông qua trao đổi, mua bán trên thị trường.
Trong lịch, điều kiện này xuất hiện từ khi xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu
sản xuất. Cùng với sự phát triển của LLSX, điều kiện này không chỉ do chế độ tư hữu
về TLSX quy định mà nó còn do các hình thức sở hữu khác nhau về TLSX và sự tách
rời giữa quyền sở hữu với quyền sử dụng TLSX quy định.
Sự tách biệt về mặt kinh tế giữa những người sản xuất làm cho họ độc lập với
nhau, có thể đứng đối diện với nhau trong quan hệ trao đổi các sản phẩm do họ làm
ra.
Như vậy, phân công lao động xã hội làm cho những người sản xuất phụ
thuộc vào nhau, sự tách biệt về mặt kinh tế lại làm cho họ độc lập với nhau. Đó là
mâu thuẫn mà chỉ có sự ra đời của sản xuất hàng hoá mới giải quyết được.
Sản xuất hàng hoá ra đời và tồn tại khi có đủ hai điều kiện trên, thiếu một
trong hai điều kiện đó thì không có sản xuất hàng hoá.
Có thể nói sản xuất hàng hóa ra đời là một tất yếu khách quan, mà nguyên
nhân của nó bắt nguồn từ sự phát triển của LLSX. Vậy sự ra đời của sản xuất hàng
hóa có tác động trở lại như thế nào đối với sự phát triển của LLSX?
c. Ưu thế của sản xuất hàng hoá trong phát triển LLSX của nhân loại.
- Sản xuất hàng hoá ra đời đã phá vỡ tính tự cấp tự túc, bảo thủ trì trệ, lạc
hậu, mở rộng mối liên hệ kinh tế, giải phóng LLSX.
- Sản xuất hàng hoá không bị giới hạn bởi nhu cầu, nguồn lực mang tính hạn
hẹp, do đó không giới hạn quy mô sản xuất, mở đường cho LLSX phát triển.
- Trong sản xuất hàng hoá, những người sản xuất phải hoạt động trong môi
trường cạnh tranh gay gắt, buộc họ luôn phải tìm cách cải tiến kĩ thuật, hợp lí hoá
sản xuất, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, đáp ứng ngày càng tốt hơn
nhu cầu của người tiêu dùng. Cạnh tranh cũng là sự chọn lọc tự nhiên đối với
những người sản xuất.
- Sản xuất hàng hoá không chỉ mở rộng giao lưu kinh tế mà còn mở rộng
giao lưu văn hoá, làm thoả mãn ngày càng tốt hơn đời sống tinh thần của người lao
động, tạo động lực kích thích LLSX phát triển.
Vừa rồi, chúng ta đã nghiên cứu về sản xuất hàng hóa với tư cách là một kiểu
tổ chức kinh tế. Sau đây, chúng ta sẽ nghiên cứu một tế bào cơ bản của kiểu tổ chức
kinh tế ấy, một yếu tố đóng vai trò là hạt nhân, là đối tượng trung tâm mà tất cả các
mối quan hệ kinh tế trong kiểu tổ chức kinh tế này đều xoay quanh nó. Theo các đ/c,
tế bào đó là gì? …
Vâng, đó chính là hàng hóa, và bây giờ chúng ta cùng nghiên cứu hàng hóa
với tư cách là một phạm trù kinh tế.
2. Hàng hoá.
a. K/n hàng hoá và hai thuộc tính của hàng hoá.
* K/n hàng hóa
Hàng hoá là sản phẩm của lao động, có khả năng thoả mãn nhu cầu nào đó
của con người và phải được đem trao đổi (bán - mua) trên thị trường.
->> Hàng hoá trước hết phải là sản phẩm của lao động.
Điều đó có nghĩa, những gì không là sản phẩm do lao động của con người
làm ra thì không phải là hàng hoá, tuy nhiên, không phải sản phẩm nào do con
người làm ra cũng là hàng hoá. Ví dụ: nước tự nhiên không phải hàng hóa, nước
tinh khiết đóng chai là hàng hóa; không khí không phải hàng hóa, bình thở ôxi là
hàng hóa, …
->> Hàng hoá phải có khả năng thoả mãn nhu cầu nào đó của con người.
Ví dụ: lương thực, thực phẩm thỏa mãn nhu cầu ăn, quần áo thỏa mãn nhu
cầu mặc. Sản phẩm của lao động mà không có khả năng thoả mãn nhu cầu nào đó
của con người thì không thể trở thành hàng hoá được vì không ai bỏ tiền hoặc sản
phẩm của mình ra để đổi lấy một thứ vô ích.
->> Hàng hoá phải đựơc đem trao đổi trên thị trường.
Hàng hoá là sản phẩm của lao động, có khả năng thoả mãn nhu cầu nào đó của
con người, nhưng không phải nhu cầu của người sản xuất ra nó, mà là nhu cầu của
người khác, nhu cầu của xã hội, do đó nó phải được trao đổi trên thị trường.
Từ K/n trên, ta có thể thấy rằng: hàng hoá có thể ở dạng vật thể hoặc phi vật
thể, dạng phi vật thể ví dụ: một bài thơ, một bản nhạc, một phát minh khoa học,
một bí quyết công nghệ, thậm chí một ý tưởng kinh doanh.
Và cùng với sự phát triển của sản xuất hàng hoá, k/n hàng hoá cũng ngày
càng được mở rộng hơn, có những thứ trước đây vốn không được coi là hàng hoá,
nay cũng được đem trao đổi hoặc sử lý như một hàng hoá. Ví dụ: quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu trí tuệ, thương hiệu kinh doanh, tên miền trên mạng thông tin
(Internet), …
* Hai thuộc tính của hàng hoá
Hàng hóa có hai thuộc tính: giá trị sử dụng và giá trị.
- Giá trị sử dụng của hàng hoá: là công dụng của vật phẩm có thể thoả mãn
nhu cầu nào đó của con người.
->> Mỗi hàng hoá đều có một hoặc một số công dụng nhất định, có thể thoả
mãn nhu cầu nào đó của con người, có thể là nhu cầu vật chất (ví dụ LTTP thỏa
mãn nhu cầu ăn) hoặc là nhu cầu tinh thần (ví dụ một bông hoa, một bức tranh, một
bài hát, một bộ phim, …thỏa mãn nhu cầu giải trí, thư giãn); có thể là nhu cầu cho
tiêu dùng cá nhân (như các ví dụ trên), hoặc nhu cầu cho sản xuất như cái cuốc, cái
cày của người nông dân, cái cưa, cái đục của người thợ mộc,…
->> Giá trị sử dụng của hàng hoá là do những thực thể tự nhiên của hàng
hoá đó quy định, giá trị sử dụng là một phạm trù vĩnh viễn.
Ví dụ như gạo, sở dĩ nó có thể thỏa mãn nhu cầu “ăn” của con người là bởi
trong gạo chứa tinh bột, có thể cung cấp chất dinh dưỡng để nuôi sống cơ thể. Từ
khi con người tìm ra lúa gạo cho đến ngày nay và có lẽ trong tương lai xa thì gạo
vẫn được con người sử dụng để ăn.
->> Giá trị sử dụng của hàng hoá được phát hiện dần trong quá trình phát
triển của khoa học – kỹ thuật và của LLSX. (ví dụ ban đầu người ta chỉ biết dùng
gạo nấu cơm để ăn, sau này người ta còn dùng gạo làm nguyên liệu chế biến hồ
dán, làm thuốc thử iốt trong các thí nghiệm hóa học và chế biến nhiều loại thức ăn
cao cấp khác, …)
Chính công dụng của vật phẩm làm cho hàng hoá có giá trị sử dụng và giá trị
sử dụng của hàng hóa là giá trị sử dụng xã hội. Chỉ những vật phẩm nào mà công
dụng của nó thỏa mãn nhu cầu của người khác, nhu cầu của xã hội chứ không phải
nhu cầu của người sản xuất ra nó thì nó mới trở thành một giá trị sử dụng, một
hàng hóa. Người sản xuất, khi tạo ra các giá trị sử dụng phải luôn quan tâm tới nhu
cầu của xã hội, thị hiếu của người tiêu dùng, làm cho sản phẩm làm ra được thị
trường chấp nhận.
Trong nền sản xuất hàng hoá, giá trị sử dụng đồng thời là vật mang giá trị
trao đổi.
- Giá trị của hàng hoá.
Thường ngày chúng ta vẫn nói cái nhẫn vàng có giá trị lớn hơn cái nhẫn bạc,
một viên ngọc nhỏ có giá trị lớn trong khi đống rác to chẳng có giá trị gì, … Vậy
các đồng chí hiểu giá trị ở đây là gì? …
Đây quả là một vấn đề phức tạp, bởi vì giá trị hàng hóa là một phạm trù trừu
tượng, chúng ta không thể cảm nhận trực tiếp bằng các giác quan được mà phải
nhận thức nó bằng tư duy. Và để hiểu được thực thể giá trị của hàng hoá, chúng ta
phải tìm hiểu bắt đầu từ giá trị trao đổi.
+ Giá trị trao đổi.
Giá trị trao đổi là quan hệ về số lượng, là tỷ lệ trao đổi giữa các giá trị sử
dụng với nhau. Ví dụ: 5 đấu thóc
1 m vải = 7 đấu muối
10 đấu ngô, …
Từ ví dụ trên chúng ta nhận thấy, mỗi hàng hoá không phải có một giá trị
trao đổi mà có nhiều giá trị trao đổi: 5 đấu thóc, 7 đấu muối và 10 đấu ngô là
những giá trị trao đổi của 1 m vải, chúng có thể thay thế lẫn nhau.
Vấn đề đặt ra là tại sao những giá trị sử dụng khác nhau về chất lại có thể
trao đổi với nhau, thay thế lẫn nhau? … Chỉ có một khả năng, đó là tất cả chúng
đều chứa đựng một cái gì đó chung, giống nhau. Theo các đồng chí, giữa các giá trị
sử dụng ấy, giữa các hàng hoá ấy (vải, thóc, muối, ngô, …) đều chứa đựng cái gì
giống nhau? …
Vâng, đó chính là lao động của người sản xuất hàng hoá kết tinh trong hàng
hoá. Cho dù là vải, thóc, muối, ngô hay bất kì một hàng hóa nào khác cũng vậy,
truớc hết chúng phải là sản phẩm của lao động, và để tạo ra chúng, người sản xuất
đều cần phải bỏ công sức ra, hay nói cách khác là phải hao phí một lượng lao động
nhất định.
Như vậy, hao phí lao động là cơ sở chung cho sự trao đổi giữa tất cả các
hàng hoá, là giá trị hàng hoá.
+ Giá trị hàng hoá.
->> Khái niệm (Tới đây ta có thể đưa ra định nghĩa ban đầu về giá trị hàng
hoá):
Giá trị của hàng hoá là hao phí lao động của người sản xuất hàng hoá kết
tinh trong hàng hoá đó.
Trao đổi hàng hoá thực chất là trao đổi lao động ẩn dấu trong các hàng hoá.
Đổi 1 m vải lấy 5 kg thóc, thực chất là trao đổi ngang giá hao phí lao động làm ra 1
m vải và hao phí lao động để làm ra 5 kg thóc.
Điều này giải thích tại sao vàng, bạc, kim cương có giá trị lớn, trong khi
nước tự nhiên, không khí là những thứ không thể thiếu đối với con người thì thậm
chí không có giá trị. Đó chỉ có thể là bởi chi phí lao động để khai thác vàng, bạc,
kim cương lớn, còn nước, không khí thì có sẵn trong tự nhiên, con người không
cần tốn lao động để làm ra chúng.
C.Mác khẳng định: “Nếu người ta tìm được cách biến than thành kim cương
với một ít chi phí lao động, thì có lẽ giá trị của kim cương sẽ tụt xuống thấp hơn giá
trị của gạch” [M-Ă toàn tập, T23, tr. 69].
+ Mối quan hệ giữa giá trị trao đổi và giá trị của hàng hoá:
Giá trị hàng hoá là nội dung bên trong, là cơ sở của giá trị trao đổi; giá trị
trao đổi là hình thức biểu hiện ra bên ngoài của giá trị khi trao đổi. Chúng ta chỉ có
thể nhận biết được giá trị hàng hóa thông qua giá trị trao đổi của nó.
- Mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hóa.
Như vậy, hàng hoá có hai thuộc tính: giá trị và giá trị sử dụng. Đây là hai
mặt đối lập, cùng tồn tại, vừa thống nhất vừa mâu thuẫn với nhau.
+ Thống nhất: giá trị và giá trị sử dụng cùng đồng thời tồn tại trong hàng
hoá, quá trình tạo ra giá trị sử dụng đồng thời là quá trình tạo ra giá trị của hàng
hoá. Một vật phải có đầy đủ hai thuộc tính này mới là hàng hoá.
+ Mâu thuần:
->> Thứ nhất, với tư cách là giá trị sử dụng, các hàng hoá không đồng nhất
về chất, nhưng với tư cách là giá trị, các hàng hoá hoàn toàn đồng nhất về chất.
Chất giá trị của tất cả các hàng hóa đều là lao động của người sản xuất hàng hóa
kết tinh trong hàng hóa ấy.
C.Mác khẳng định: “với tư cách là những giá trị thì tất cả mọi hàng hoá đều
chỉ là những lượng thời gian lao động nhất định đã kết đọng lại” [Sđd, tr.68].
->> Thứ hai, quá trình tạo ra giá trị và giá trị sử dụng diễn ra đồng thời
(trong khi sản xuất), nhưng quá trình thực hiện chúng không đồng thời. Giá trị
được thực hiện trước trong lưu thông (muốn chiếm hữu một giá trị sử dụng, người
tiêu dùng phải thực hiện giá trị trước, tức là trả tiền cho người sản xuất) còn giá trị
sử dụng được thực hiện sau trong tiêu dùng.
Chính vì có sự tách biệt giữa quá trình tạo ra và quá trình thực hiện giá trị,
giữa thực hiện giá trị và thực hiện giá trị sử dụng mà sản xuất hàng hoá luôn chứa
đựng trong nó nguy cơ khủng hoảng sản xuất thừa.
b. Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá.
ở Trên, chúng ta khẳng định rằng: với tư cách là giá trị, tất cả mọi hàng hóa
đều giống nhau về chất, và chất giá trị hàng hóa chính là lao động của người sản
xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.
Tuy vậy, trên thực tế, lao động của những người sản xuất không hoàn toàn
giống nhau, và việc đo lường những lao động không giống nhau ấy là không thể
thực hiện được. Tóm lại là chúng ta vẫn chưa thực sự tìm ra cái gì chung, đồng
nhất về chất làm cơ sở cho sự trao đổi giữa các hàng hóa, hay nói khác đi là chưa
tìm ra thực thể của giá trị hàng hóa.
Để giải quyết vấn đề này, chúng ta phải tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về các
loại lao động khác nhau của những người sản xuất hàng hóa, xem xem giữa chúng
có cái gì hoàn toàn đồng nhất về chất? … Chúng ta cùng đi tìm hiểu tính chất hai
mặt của lao động sản xuất hàng hóa.
Nếu như hàng hoá có hai thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị, thì lao động
sản xuất hàng hoá cũng có tính chất hai mặt tương ứng: lao động cụ thể và lao
động trừu tượng.
* Lao động cụ thể: là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những
ngành nghề chuyên môn nhất định.
- Mỗi lao động cụ thể có mục đích, đối tượng, công cụ, phương pháp và kết
quả lao động khác nhau. Do đó, các lao động cụ thể khác nhau về chất và tạo ra các
giá trị sử dụng khác nhau về chất (người thợ may tạo ra quần áo, người nông dân
tạo ra lúa gạo, người thợ mộc làm ra bàn ghế, gường, tủ, …)
- LLSX càng phát triển thì lao động cụ thể càng đa dạng và phong phú, tất cả
các lao động cụ thể trong xã hội hợp lại thành phân công lao động xã hội.
- Lao động cụ thể là một phạm trù vĩnh viễn, có con người, có sản xuất vật
chất thì có lao động cụ thể.
* Lao động trừu tượng:
Rõ ràng, với tư cách là lao động cụ thể, các loại lao động của những người
sản xuất hàng hóa khác nhau hoàn toàn khác nhau về chất và không thể so sánh với
nhau về lượng được. Nói cách khác, chất của giá trị hàng hóa không thể là lao
động cụ thể. Chúng ta tiếp tục nghiên cứu mặt thứ hai của lao động sản xuất hàng
hóa:
Lao động trừu tượng là lao động của người sản xuất hàng hoá đã gạt bỏ hình
thức biểu hiện cụ thể của nó để quy về một cái chung, đồng nhất. Đó là sự hao phí
SLĐ, (tiêu hao thần kinh, cơ bắp) của người sản xuất hàng hoá.
->> ở đây chúng ta nhận thấy, tất cả mọi lao động sản xuất hàng hoá, tất cả
mọi lao động cụ thể, dù hình thức biểu hiện có khác nhau tới đâu thì vẫn giống
nhau ở một điểm, đó chính là sự tiêu hao sức lực thần kinh, cơ bắp của người lao
động.
->> Lao động trừu tượng là một phạm trù lịch sử. Bất kì lao động cụ thể nào
cũng tiêu hao sức lao động, nhưng chỉ sự tiêu hao sức lao động của người sản xuất
hàng hoá mới được coi là lao động trừu tượng.