Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU THỦY SẢN SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN MINH HẢI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (974.21 KB, 53 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU THỦY SẢN
SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN MINH HẢI
MÔN: KINH DOANH QUỐC TẾ

Nhóm thực hiện: NHÓM 1
Tên MSHV
1. Nguyễn Minh Lầu 1411040
2. Huỳnh Đặng Tuyết Châu 1411009
3. Nguyễn Văn Chương 1411011
4. Đỗ Thị Xuân Ngọc 1411059
5. Trần Ngọc Huyền Trân 1411100
Cần Thơ, 2012
TÓM TẮT NỘI DUNG
Đề tài tập trung phân tích thực trạng về tình hình sản xuất và tiêu thụ thủy sản của
Công ty cổ phần Minh Hải ở thị trường trong nước và thị trường Nhật Bản thông qua
các phương pháp so sánh dựa trên những tiêu chí của công cụ PEST để so sánh về lợi
thế kinh doanh, đồng thời sử dụng ứng dụng marketing mix (4P) để tiến hành hoạch
định về hoạt động kinh doanh xuất khẩu sản phẩm. Ngoài ra, đề tài còn áp dụng ma
trận SWOT để phân tích sản phẩm về yếu tố bên trong, yếu tố bên ngoài cũng như
những thách thức và cơ hội để phát triển thủy sản của công ty, từ đó đưa ra những giải
phát đúng đắn nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh thủy sản hiệu quả hơn.
MỤC LỤC
Tiểu luận môn Kinh doanh quốc tế

BẢNG 1: TOP 10 DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU TÔM VIỆT NAM NĂM 2011 5
BẢNG 2: KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY SEA MINH HẢI NĂM 2009 – 2011 12





3.1 PHÂN TÍCH PEST 21
 !"#$%&'()%(!"*+,(-,./0!
1-'!(*!"#$%&%(0,2(3/!(/456%'789 :!8;!(#$%&<#8"8%(=%&>?/'(/3%2@!(/0!AB ;C'<)'((D%
'(EFAG& 6;& -56%,(3;'78'-''%&!HI/J!2(3/(K;& 6;!( L/"7 "MNM!(8H<O '()%(5-'('78'-'%/B'
%(0,2(3/F%&!HO,(P%(7H56% %(6 <QAG<8%&>E%(G%(R;( L/'S%2T./0!,(-,U/V'!EF<W%&!($ 
!(/?'-''(/H?%& 8,(-,.XF./0!5#'Y2 %(%&( :;F8;( L/!#$%&!0%AZ2 %(!EU/V'!EAG,(-,./0!'D%(!"8%(
U/V'!E<L([!"\%&!H!"M%&AJ%<Z,(-,.X
 !"#$%&2 %(!E
] !"#$%&'%&%&(:^
3.2 PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC 4P 26
HÌNH 3: HÌNH ẢNH VỀ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY 27
HÌNH 4: MỘT SỐ GIẤY CHỨNG NHẬN TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG CỦA CÔNG TY 29
()%(5-'(AZ& -_
()%(5-'(,(`%,(V a
BẢNG 4: MA TRẬN SWOT CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN MINH HẢI 34
4.1 XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM PHÙ HỢP 38
4.2 TĂNG CƯỜNG NGHIÊN CỨU VÀ DỰ BÁO THỊ TRƯỜNG 40
4.3 ỔN ĐỊNH NGUỒN NGUYÊN LIỆU 41
4.4 TĂNG CƯỜNG CÁC HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI 41
4.5 NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC 43
5.2 KIẾN NGHỊ 46
^bV AB (G%#B']c
TÀI LIỆU THAM KHẢO 48
GVHD: TS. Lê Nguyễn Đoan Khôi - 3-
Học viên thực hiện: Nhóm 1
DANH MỤC BẢNG
BẢNG 1: TOP 10 DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU TÔM VIỆT NAM NĂM 2011 5
BẢNG 2: KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY SEA MINH HẢI NĂM 2009 – 2011 12
HÌNH 3: HÌNH ẢNH VỀ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY 27

HÌNH 4: MỘT SỐ GIẤY CHỨNG NHẬN TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG CỦA CÔNG TY 29
BẢNG 4: MA TRẬN SWOT CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN MINH HẢI 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO 48
Tiểu luận môn Kinh doanh quốc tế
DANH MỤC HÌNH
BẢNG 1: TOP 10 DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU TÔM VIỆT NAM NĂM 2011 5
BẢNG 2: KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY SEA MINH HẢI NĂM 2009 – 2011 12
HÌNH 3: HÌNH ẢNH VỀ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY 27
HÌNH 4: MỘT SỐ GIẤY CHỨNG NHẬN TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG CỦA CÔNG TY 29
BẢNG 4: MA TRẬN SWOT CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN MINH HẢI 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO 48
GVHD: TS. Lê Nguyễn Đoan Khôi - ii-
Học viên thực hiện: Nhóm 1
Tiểu luận môn Kinh doanh quốc tế
PHẦN MỞ ĐẦU
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước là bước phát triển tất yếu mà Việt Nam và
các quốc gia trên thế giới phải trải qua trong tiến trình phát triển đất nước. Trong đó
xuất khẩu giữ vai trò quan trọng vào sự thành công của công cuộc công nghiệp hóa -
hiện đại hóa đất nước. Thông qua xuất khẩu, các quốc gia khai thác được lợi thế của
mình trong phân công lao động, tạo nguồn thu ngoại tệ quan trọng cho đất nước,
chuyển đổi cơ cấu kinh tế và đặc biệt là tạo công ăn, việc làm cho người lao động.
Chính vì thế, hoạt động xuất khẩu được xem là có ý nghĩa chiến lược đối với Việt
Nam cũng như các quốc gia khác trên thế giới trong sự nghiệp xây dựng và phát triển
kinh tế, tạo tiền đề vững chắc để thực hiện thắng lợi mục tiêu công nghiệp hóa - hiện
đại hóa đất nước.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, với xu thế quốc tế hoá và toàn cầu hoá đang
diễn ra nhanh chóng, việc xuất khẩu đặc biệt là xuất khẩu thủy sản: một thế mạnh xuất
khẩu chủ lực của các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng trở nên khó khăn khi thị
trường luôn tiềm ẩn những cơ hội và thách thức khó lường. Vì vậy, vấn đề đã và đang

được nhiều doanh nghiệp xuất khẩu đặt ra lúc này là: làm thế nào để đẩy mạnh xuất
khẩu hiệu quả trong bối cảnh hội nhập như hiện nay? Đây là vấn đề mang tính cấp
thiết và có ý nghĩa quan trọng, liên quan đến việc thực hiện mục tiêu tồn tại và phát
triển đối với bất cứ doanh nghiệp xuất khẩu nào đang hoạt động trên thị trường. Muốn
giải quyết được vấn đề này thì đòi hỏi các doanh nghiệp phải có các giải pháp đồng bộ
từ quá trình sản xuất đến tiêu thụ hàng hóa một cách hợp lý, dựa trên cơ hội và thách
thức mà thị trường mang lại để sản phẩm của doanh nghiệp có một chổ đứng vững
chắc trên thị trường khu vực và thị trường thế giới. Từ đó, giúp doanh nghiệp nâng cao
khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường và thu về nhiều lợi nhuận.
Nhận thức được tầm quan trọng của các vấn đề trên có ý nghĩa chiến lược hết sức to
lớn và luôn luôn nhận được sự quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp xuất khẩu nói
chung và Công Ty Cổ Phần Thủy Sản Minh Hải nói riêng. Chỉ có đẩy mạnh xuất khẩu
mới giúp doanh nghiệp vươn xa hơn và đạt được những thành công nhất định trên con
đường thực hiện mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra. Chính vì thế, nhóm chúng tôi
chọn đề tài: “Chiến lược xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nhật Bản của Công
Ty Cổ Phần Thủy Sản Minh Hải” làm tiểu luận môn kinh doanh quốc tế.
GVHD: TS. Lê Nguyễn Đoan Khôi - 1-
Học viên thực hiện: Nhóm 1
Tiểu luận môn Kinh doanh quốc tế
2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu chung
Tìm hiểu thực trạng hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty Cổ Phần Thủy
Sản Minh Hải ở thị trường Nhật Bản; từ đó đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi,
khó khăn của Công ty và đưa ra các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu giúp Công ty đạt
được những thành công nhất định.
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu của Công ty Cổ Phần Thủy
Sản Minh Hải tại thị trường Nhật Bản.
- Mục tiêu 2: Phân tích các nhân tố tác động đến hoạt động xuất khẩu của Công ty
Cổ Phần Thủy Sản Minh Hải.

- Mục tiêu 3: Đề xuất các giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của Công ty Cổ
Phần Thủy Sản Minh Hải tại thị trường Nhật Bản.
3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Phương pháp thu thập số liệu
Đề tài sử dụng các nguồn số liệu thứ cấp từ các tạp chí kinh tế, bài báo, internet,
Tổng cục thống kê và báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Thủy sản Minh Hải.
3.2 Phương pháp phân tích
- Đối với mục tiêu 1: sử dụng phương pháp so sánh, phân tích số liệu thứ cấp để
phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ thủy sản của Công ty.
- Đối với mục tiêu 2: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả nhằm tìm ra những
yếu tố chính tác động đến hoạt động xuất khẩu của Công ty Cổ phần Thủy sản
Minh Hải.
- Đối với mục tiêu 3: Sử dụng phương pháp phân tích PEST, SWOT để phân tích
thị trường xuất khẩu; từ đó đề ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất
khẩu của Công ty Cổ phần Thủy sản Minh Hải tại thị trường Nhật Bản.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1 Thời gian nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu qua 3 năm (2009 – 2011).
4.2 Địa bàn nghiên cứu
Công Ty Cổ Phần Thủy Sản Minh Hải.
4.3 Đối tượng nghiên cứu
GVHD: TS. Lê Nguyễn Đoan Khôi - 2-
Học viên thực hiện: Nhóm 1
Tiểu luận môn Kinh doanh quốc tế
Mặt hàng thủy sản, cụ thể là tôm của Công ty cổ phần Thủy sản Minh Hải.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG
1.1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN MINH HẢI
1.1.1 Giới thiệu về Công ty Cổ phần Thủy sản Minh Hải


- Logo:
- Tên tổ chức: CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN MINH HẢI
- Tên tiếng Anh: MINH HAI JOINT - STOCK SEAFOODS PROCESSING
COMPANY
- Tên giao dịch: SEAPRODEX MINH HAI, SEA MINH HAI
- Trụ sở chính: Km 2231, Quốc lộ 1, Xã Tân Phong, Huyện Giá Rai, Tỉnh Bạc
Liêu
- Điện thoại: (0781) 3822390, (0781) 3846810
- Fax: (0781) 3822030, (0781) 846706
- Email:
- Website: ;
- Vốn điều lệ: 56.000.000.000 đồng
- Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần
- Loại hình kinh doanh: Công ty xuất khẩu thủy sản
- Sản phẩm: Tôm đông lạnh
1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty
Công ty Cổ Phần Thủy sản Minh Hải, thường gọi là Sea Minh Hải hay
Seaprodex Minh Hải, được thành lập năm 1988. Đây là Công ty quốc doanh dưới tên
ban đầu là Chi nhánh Seaprodex Minh Hải. Công ty có trách nhiệm thu mua sản phẩm
từ các nhà máy tại vùng châu thổ Sông Cửu Long để xuất khẩu.
GVHD: TS. Lê Nguyễn Đoan Khôi - 3-
Học viên thực hiện: Nhóm 1
Tiểu luận môn Kinh doanh quốc tế
Năm 1993, Chi nhánh Seaprodex Minh Hải được đổi tên thành Công ty Kinh
doanh Xuất khẩu Thủy sản Minh Hải (Seaprodex Minh Hải) theo Nghị định 388/CP
của Chính phủ, đăng ký kinh doanh tại tỉnh Minh Hải (nay là tỉnh Cà Mau).
Năm 1997, Tỉnh Minh Hải được tách thành 02 tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu, Công ty
đăng ký kinh doanh lại tại tỉnh Bạc Liêu vì hai nhà máy của Công ty được đặt tại đây.
Năm 2002, cùng với chính sách mở rộng thị trường và chủ trương cổ phần hóa,
Công ty Kinh doanh Xuất nhập khẩu Thủy sản Minh Hải chính thức trở thành Công ty cổ

phần theo Quyết định số 55/QĐ-TTg ngày 14/01/2002 của Thủ tướng Chính phủ với vốn
điều lệ là 15 tỷ đồng.
Năm 2007, Công ty đã đầu tư xây dựng mới nhà máy chế biến thủy sản Láng
Trâm tại Km 2231, Quốc lộ 1A, xã Tân Phong, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu.
Trong suốt thời gian hình thành và phát triển, Sea Minh Hải đã vươn lên từ
một chi nhánh có chức năng đơn thuần kinh doanh xuất khẩu với vốn và doanh số
ban đầu nhỏ, đến nay đã trở thành công ty kinh doanh, chế biến, xuất khẩu nằm
trong nhóm 10 Công ty thủy sản lớn nhất Việt Nam.
Công ty sở hữu hai xí nghiệp chế biến đầy đủ thiết bị để sản xuất được các mặt
hàng tôm có yêu cầu kỹ thuật cao và chất lượng đáp ứng được các thị trừơng khắt khe
(Nhật, Hoa Kỳ, Châu Âu, Úc, Triều Tiên…), với đội ngũ đông đảo cán bộ công nhân
viên có tay nghề và kinh nghiệm cao trên 1.000 người.
Công ty đã áp dụng các chương trình kiểm soát chất lượng như HACCP và
nguyên tắc thực hành sản xuất tốt (GMP) và các qui trình vận hành vệ sinh chuẩn
(SSOP). Ngoài ra, Công ty đã đưa tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9001-2000 vào
vận hành trong nhà máy, các tiêu chuẩn khác như BRC và ACC cũng được chứng
nhận gần đây, và các qui định của Việt Nam như tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực
phẩm, điều kiện nhà xưởng, thiết bị, công nhân, môi trường, v.v
Kể từ sau khi cổ phần hoá, cùng với đà phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Việt
Nam trên các lĩnh vực nói chung và của ngành thuỷ sản nói riêng, Công ty đã đạt được
nhiều kết quả tích cực, trở thành một trong những doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu
tôm có uy tín tại Việt Nam.
1.2 LĨNH VỰC KINH DOANH CỦA CÔNG TY
GVHD: TS. Lê Nguyễn Đoan Khôi - 4-
Học viên thực hiện: Nhóm 1
Tiểu luận môn Kinh doanh quốc tế
Theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 6003000004 do Sở kế hoạch và
đầu tư Tỉnh Bạc Liêu cấp lần đầu ngày 28/03/2002 và đăng ký thay đổi lần thứ 04 số
1900264511 ngày 08/12/2008, Công ty được kinh doanh các ngành nghề sau:
- Tổ chức nuôi trồng, khai thác, thu mua, sản xuất và chế biến các mặt hàng thủy

sản, nông sản, súc sản trong và ngoài nước.
- Kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp thủy hải sản, nông sản, súc sản và các loại
hàng hóa vật tư công nghệ phẩm và phục vụ sản xuất kinh doanh trong ngành.
- Dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa các thiết bị cơ điện lạnh.
1.3 VỊ THẾ CỦA CÔNG TY TRONG NGÀNH
Bảng 1: Top 10 doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam năm 2011
Xếp
hạng
Doanh nghiệp
Giá trị XK
(Triệu USD)
Tỷ trọng
toàn ngành
(%)
1 Công ty CP Thủy Hải Sản Minh Phú (Minh Phú
Seafood Corp)
279.95 14,33
2 Công ty TNHH Quốc Việt 82.57 4,23
3 Công ty CP Thủy Sản Sóc Trăng (Stapimex) 80.90 4,14
4 Công ty CP Thực Phẩm Sao Ta (Fimex VN) 68.04 3,48
5 Công ty TNHH Phương Nam 63.81 3,67
6 Công ty CP Thủy Sản Minh Hải (Sea Minh Hải) 58.93 3,02
7 Công ty CP Nha Trang Seafood – F17 55.46 2,84
8 Công ty CP Chế biến Thủy sản Út Xi (Utxico) 53.44 2,74
9 Công ty CP Chế biến và Xuất nhập khẩu Cà Mau
(Camimex Corp)
51.51 2,64
10 Công ty CP Chế Biến và Dịch Vụ Thủy Sản Cà Mau
( Cases)
49.96 2,56

(Nguồn: VASEP)
Công ty Sea Minh Hải là 1 trong 10 doanh nghiệp xuất khẩu tôm hàng đầu Việt
Nam trong nhiều năm liền. Hiện nay, Công ty đang đứng trong nhóm 10 doanh nghiệp
có công nghệ chế biến tôm hàng đầu ở Việt Nam, đáp ứng được những đòi hỏi khắt
khe và nghiêm ngặt về quy trình sản xuất và chất lượng sản phẩm của những khách
hàng lớn từ Mỹ, Nhật và EU đặt ra.
1.4 NHŨNG THÀNH TÍCH ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC CỦA CÔNG TY
GVHD: TS. Lê Nguyễn Đoan Khôi - 5-
Học viên thực hiện: Nhóm 1
Tiểu luận môn Kinh doanh quốc tế
Qua hơn 20 năm hoạt động, Sea Minh Hải đã nhận được nhiều bằng khen, huân
chương … của Chính phủ, Bộ Thủy sản, Bộ Thương mại, Bộ Tài chính và cơ quan
chức năng khác trao tặng như:
GVHD: TS. Lê Nguyễn Đoan Khôi - 6-
Học viên thực hiện: Nhóm 1
Tiểu luận môn Kinh doanh quốc tế
- Huân chương lao động hạng III năm 1997;
- Huân chương lao động hạng II năm 2002;
- Huân chương lao động hạng I năm 2007;
- Cờ thi đua đơn vị xuất sắc của Chính phủ 7 năm liền: từ 2000 đến 2006;
- Các bằng khen của Bộ Thủy sản, Bộ Thương mại, Bộ Tài chính và UBND Tỉnh
Bạc Liêu;
- Huân chương Lao động hạng III cho Ông Trần Thiện Hải - Chủ tịch Hội đồng
quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty năm 2002;
- Huân chương lao động hạng II cho Ông Trần Thiện Hải - Chủ tịch Hội đồng
quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty năm 2007;
- Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho Giám đốc Trần Thiện Hải.
GVHD: TS. Lê Nguyễn Đoan Khôi - 7-
Học viên thực hiện: Nhóm 1
Tiểu luận môn Kinh doanh quốc tế

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ
2.1 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT
2.1.1 Qui trình chế biến tôm
Hình 1: Qui trình chế biến Tôm
Thuyết minh qui trình sản xuất:
Bước 1: Tiếp nhận nguyên liệu. Con tôm được đưa vào xưởng, công nhân tiến
hành phân loại và lựa màu sắc.
Bước 2: Rửa tôm lần thứ nhất
Rửa bằng nước luân lưu;
Rửa bằng nước pha Chlorine 150 ppm;
Rửa bằng nước pha Chlorine 100 ppm;
Rửa bằng nước luân lưu.
Bước 3: Rửa tôm lần thứ hai
Rửa bằng nước pha Chlorine 100 ppm;
Rửa bằng nước pha Chlorine 50 ppm;
Rửa bằng nước luân lưu.
GVHD: TS. Lê Nguyễn Đoan Khôi - 8-
Học viên thực hiện: Nhóm 1
Nhận nguyên
liệu
Rửa lần thứ
nhất
Rửa lần thứ
hai
Nhúng
tôm
Làm
mát
Chuyển vào
khu chế biến

Rút
tim
Chuyển đến
phòng IQF
Lột
vỏ
Lặt đầu
tôm
Rửa lần thứ
ba
Làm
ráo
Rửa tôm lần
thứ tư
Phân cỡ và lựa
màu lần cuối
Đông
lạnh
Đóng
gói
Hàn
bọc
Mạ
băng
Tiểu luận môn Kinh doanh quốc tế
Bước 4: Nhúng tôm. Nhiệt độ của nước sôi phải từ 95
o
- 100
o
c. Thời gian nhúng

như sau:
Kích cỡ Tôm White Tôm Pink
91/120 10 giây 15 giây
100/120 8 giây 13 giây
200/300 8 giây 13giây
Bước 5: Làm mát. Nhiệt độ của nước phải đạt 0
o
C.
- Lần 1: Nhúng 1 phút trong nước luân lưu;
- Lần 2: Nhúng 1 phút trong nước lạnh có bỏ đá;
- Lần 3: Nhúng 2 phút trong nước lạnh có bỏ đá.
Bước 6: Chuyển vào khu chế biến. Giữ nguyên liệu đã được nhúng dưới 10
o
C
bằng cách ướp tôm đã nhúng giữa lớp đá vảy.
Bước 7: Lặt đầu tôm. Cần thao tác khéo léo để giữ cho thịt tôm được sạch và
trắng.
Bước 8: Lột vỏ
Bước 9: Rửa tôm lần 3
- Rửa bằng nước luân lưu;
- Rửa bằng nước pha Chlorine 50 ppm;
- Rửa bằng nước luân lưu.
Bước 10: Chuyển đến phòng IQF.
Bước 11: Rút tim. Rút tim tôm bằng kim hoặc bằng dao cắt và phải rút cho thật
sạch đường chỉ lưng.
Bước 12: Phân cỡ và lựa màu lần cuối cùng.
Bước 13: Rửa tôm lần 4
- Rửa bằng nước luân lưu;
- Rửa bằng nước pha Chlorine 5 ppm,
Bước 14: Làm ráo trong khoảng hơn 3 phút.

Bước 15: Đông lạnh
- Đầu vào: Rải tôm trên mặt băng chuyền tủ IQF. Mỗi con tôm phải được rải
rời và kéo thẳng ra.
- Đầu ra: Nhận con tôm ra càng sớm càng tốt
Bước 16: Cân tôm. Trọng lượng tịnh 1,030 kg.
Bước 17: Mạ beat. Mạ băng hai lần bằng nước đá lạnh khoảng 0
o
C.
GVHD: TS. Lê Nguyễn Đoan Khôi - 9-
Học viên thực hiện: Nhóm 1
Tiểu luận môn Kinh doanh quốc tế
Bước 18: Hàn bọc. Trên bọc có ghi các dấu hiệu ngày sản xuất, kích cỡ, màu sắc
rõ ràng.
Bước 19: Đóng gói: 1kg/10. Ngoài thùng carton cũng phải ghi các dấu hiệu ngày
sản xuất, kích cỡ màu sắc rõ ràng, nhiệt độ trong kho lạnh để bảo quản tôm phải dưới
25
o
C.
2.1.2 Chỉ tiêu chất lượng đối với tôm
 Tiêu chuẩn chất lượng chung
Sản phẩm phải đáp ứng mọi yêu cầu theo tiêu chuẩn của khách hàng trong hợp
đồng qui định, nhưng không thấp hơn tiêu chuẩn TCVN 5289-1992 và tiêu chuẩn của
nước nhập khẩu.
 Tiêu chuẩn chất lượng cụ thể
- Kích cỡ: phải được phù hợp với cơ cấu kích cỡ đã kí hợp đồng.
- Trọng lượng tịnh: Trọng lượng tịnh của tôm không dược dưới qui định ghi
trong nhãn hiệu sau khi làm ráo 3 phút.
- Đóng gói nguyên liệu: phải vệ sinh và đủ chắc để bảo vệ hàng hóa bên trong
tránh khỏi hư hại vì những lực bên ngoài.
- Dán nhãn:

• Dán nhãn phải trung thực và đúng để miêu tả tên và loại sản phẩm.
• Ngày sản xuất phải được miêu tả rõ ràng. Thí dụ: 1997,02,21
• Nhãn hiệu cũng phải được trình bày rõ ràng.
• Các chi tiết về ngày sản xuất của mỗi size phải được ghi trên packing list
(danh sách đóng gói) kèm theo chứng từ gửi hàng.
- Tạp chất: Không được có tạp chất ở bên ngoài bề mặt và bên trong sản phẩm.
- Hình dáng bên ngoài: Tôm nguyên con phải được giữ đúng hình thức nguyên
thủy, không được nứt hoặc gãy, không có đốm đen và phần thịt phải được rửa sạch và
trắng, đường chỉ lưng được lấy ra hoàn toàn.
- Màu sắc: Tôm phải giữ đúng màu như đặc điểm của từng loài, không có dấu
hiệu chuyển sang màu xám bạc, gây nên do loại nước chuyển sang các màu khác.
- Mùi thơm và mùi hôi: Tôm phải giữ được mùi nguyên thủy của nó, không
được nhiễm các mùi hôi của: Chlorine, Ammonia, mùi bùn hay các chất khác không
phải là mùi đặc điểm của tôm.
- Cách xếp đặt tôm: Tôm phải được xếp đặt khít và có độ đàn hồi hợp lí,
không có dấu hiệu bị mất nước hay xếp đặt theo kiểu không bình thường.
GVHD: TS. Lê Nguyễn Đoan Khôi - 10-
Học viên thực hiện: Nhóm 1
Tiểu luận môn Kinh doanh quốc tế
- Tính chất: Sản phẩm không được để lẫn với các loài khác nhau hoặc lẫn vào
tôm loại 2.
- Ngoại vật không thể chấp nhận: Sản phẩm không được lẫn vỏ, râu, chân hoặc
các phần khác của thân tôm.
- Mạ băng: Mạ băng phải sạch và cứng đủ để ngăn ngừa sự loại nước.
2.2 TÌNH HÌNH TIÊU THỤ
2.2.1 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2009 – 2011
Vài năm gần đây, dù kinh tế trong và ngoài nước có những biến chuyển đáng
kể, gây ảnh hưởng không ít đến sản xuất của Công ty, nhưng Công ty đã đạt được
những thành tựu đáng khích lệ. Công ty Sea Minh Hải bảo đảm phát triển được nguồn
vốn, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế với Nhà nước, đảm bảo đủ việc làm cho hơn

1.000 cán bộ, công nhân viên. Đời sống cũng như thu nhập của công nhân viên không
ngừng được cải thiện và nâng cao. Điều này thể hiện rõ qua các chỉ tiêu về hoạt động
sản xuất kinh doanh của Công ty từ năm 2009 - 2011 dưới đây:
GVHD: TS. Lê Nguyễn Đoan Khôi - 11-
Học viên thực hiện: Nhóm 1
Tiểu luận môn Kinh doanh quốc tế
Bảng 2: Kết quả kinh doanh của công ty Sea Minh Hải năm 2009 – 2011
Đvt: triệu đồng
STT Chỉ tiêu
Năm
2009 2010 2011
1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
vụ
475.598 512.557 566.185
2 Các khoản giảm trừ
12.222 12.155 11.897
3 Doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng
và cung cấp dịch vụ (3 = 1 - 2)
463.376 500.402 554.288
4 Giá vốn hàng bán
368.758 406.930 468.183
5 Lợi nhuận gộp từ hoạt động bán hàng
và cung cấp dịch vụ (5 = 3 - 4)
94.618 93.472 86.105
6 Doanh thu từ hoạt động tài chính
65.881 27.313 38.375
7 Chí phí từ hoạt động tài chính
39.366 12.784 18.254
8 Chi phí bán hàng
48.720 46.729 49.276

9 Chi phí quản lí doanh nghiệp
9.774 11.129 13.218
10 Thu nhập khác
797 502 973
11 Chi phí khác
655 110 872
12 Lợi nhuận trước thuế (12 = 5 + 6 + 10)
-(7 + 8 + 9 + 11)
62.781 50.535 43.833
13 Thuế thu nhập doanh nghiệp 11.771 4.297 7.635
14 Lợi nhuận sau thuế (14 = 12 - 13) 52.513 45.675 36.198
(Nguồn: Phòng kế toán Công Ty Cổ Phần Thủy Sản Minh Hải)
GVHD: TS. Lê Nguyễn Đoan Khôi - 12-
Học viên thực hiện: Nhóm 1
Tiểu luận môn Kinh doanh quốc tế
Nhận xét:
Dựa vào kết quả hoạt động kinh doanh của Công Ty Cổ Phần Thủy Sản Minh Hải
giai đoạn 2009 - 2011, ta thấy, doanh thu của Công ty từng năm đều tăng, đảm bảo có
lãi, tuy nhiên lợi nhuận qua các năm lại giảm. Doanh thu năm 2010/2009 tăng 7,77 %,
năm 2011/2010 tăng 10,46 %, doanh thu tăng là do sản lượng và giá các mặt hàng thủy
sản trong thời gian qua tăng cùng với xu hướng nhu cầu tăng cao của thế giới. Doanh thu
tác động rất nhiều đến yếu tố lợi nhuận, tuy doanh thu tăng nhưng lợi nhuận năm
2010/2009 giảm 13,02 %, năm 2011/2010 giảm 20,75 %, do chi phí qua các năm tăng
cao, trong đó giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng đáng kể từ 78% - 86% trong tổng chi phí
của công ty. Nguyên nhân khiến giá vốn hàng bán tăng cao là do sự khủng hoảng kinh tế
toàn cầu và điều kiện khí hậu thay đổi,…dẫn đến nguồn nguyên vật liệu khan hiếm, gây
ra sự biến động giá về nguồn nguyên liệu, cụ thể là giá vốn hàng bán của Công ty biến
động thay đổi theo giá tôm nguyên liệu qua từng mùa vụ. Tuy phải đối mặt với nhiều áp
lực giữa mối tương quan giữa doanh thu - lợi nhuận và chi phí cũng như các cơ hội và
thách thức từ thị trường, nhưng trong năm 2009 - 2010 doanh thu của công ty vẫn đạt

vượt mức kế hoạch đề ra: năm 2009 doanh thu vượt 18,90%, năm 2010 vượt doanh thu
kế hoạch 2,51 %, riêng năm 2011 là năm mà hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công
ty gặp nhiều khó khăn, dẫn đến doanh thu chỉ đạt 94,36 % doanh thu kế hoạch.
Nhìn chung, đây là kết quả đáng khích lệ cho quá trình nỗ lực hết mình của Công
ty trong thời gian qua. Với nỗ lực này, Công Ty Cô Phần Thủy Sản Minh Hải đã thu về
58,93 triệu USD và đạt 3,02 % tỷ trọng xuất khẩu toàn ngành năm 2011, góp phần tăng
kim ngạch xuất khẩu tôm Việt Nam năm 2011 đạt 2,4 tỷ USD, tăng 13,7% so với năm
2010, giúp cho Công Ty Cổ Phần Thủy Sản Minh Hải giữ vững vị trí trong top 10 doanh
nghiệp xuất khẩu tôm lớn nhất cả nước năm 2011 (theo VASEP).
Trong thời gian tới, vấn đề Công ty cần làm là phải có giải pháp ổn định nguồn
nguyên liệu đầu vào cả về số lượng, chất lượng, lẫn giá cả và thúc đẩy hoạt động xuất
khẩu ở các thị trường trọng điểm. Đây là việc cần quan tâm để Công ty có thể duy trì,
nâng cao vị thế trong top 10 doanh nghiệp xuất khẩu tôm hàng đầu Việt Nam, và luôn đạt
các chỉ tiêu đã đề ra về doanh thu, lợi nhuận, thị trường, v.v…
2.2.2 Thực trạng hoạt động xuất khẩu của Công Ty Cổ Phần Thủy Sản Minh
Hải tại thị trường Nhật Bản
2.2.2.1 Tổng quan thị trường Nhật Bản
GVHD: TS. Lê Nguyễn Đoan Khôi - 13-
Học viên thực hiện: Nhóm 1
Tiểu luận môn Kinh doanh quốc tế
 Tình hình thị trường
Thị trường Nhật Bản là thị trường tiềm năng và là thị trường mà Việt Nam đã
và đang là nhà cung cấp tôm số một với sản lượng 39.000 – 43.000 tấn/năm, thu về giá
trị trên 607,2 triệu USD, chiếm 25,3% tỷ trọng của ngành năm 2011. Là một thị trường
với khả năng tiêu dùng lớn, gần gũi về địa lí, có văn hóa và phong tục tập quán riêng
biệt…, tạo rất nhiều cơ hội cũng như thách thức cho bất cứ doanh nghiệp nào tham gia
hoạt động vào thị trường. Nói cách khác, đây là cơ hội lớn đối với ngành thủy sản Việt
Nam cũng như Công Ty Cổ Phần Thủy Sản Minh Hải.
Trong các mặt hàng thủy sản, hiện tôm đang là những mặt hàng có tốc độ tăng
trưởng cao và được người tiêu dùng Nhật Bản đặc biệt ưa chuộng. Trong thời gian vừa

qua, nền kinh tế nước này chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, đặc biệt
là trong năm 2011, do ảnh hưởng nặng nề sau thảm họa động đất, song thần vào ngày
11/3 dẫn đến kinh tế Nhật Bản gặp nhiều khó khăn. GDP năm 2011 chỉ ở mức 0,5%,
làm khả năng nhập khẩu nước này sụt giảm trong ngắn hạn. Sau đó, tăng trở lại do:
nhu cầu nhập khẩu thủy sản của nước là khá lớn (tăng cao) khi người dân Nhật Bản
chuyển hướng sang tiêu dùng hàng hoá an toàn nhằm tránh rủi ro từ hàng có xuất xứ
trong khu vực bị nhiễm xạ; một số loài thủy sản có thể bị cấm khai thác tại nước này
do nhiễm phóng xạ, và các nhà máy chế biến thủy sản vùng phía Bắc Tokyo phải đóng
cửa, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam.
 Đặc điểm về xu hướng tiêu dùng
Nhu cầu thủy sản ở thị trường Nhật có xu hướng tăng tiếp tục trong thời gian
tới. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của sóng thần, vụ nổ nhà máy điện hạt nhân, và tình
hình suy thoái toàn cầu. Bên cạnh đó, cũng vì nguyên nhân này, dẫn đến khách hàng
Nhật rất cận trọng trong chi tiêu, tiêu dùng đặc biệt là quan tâm nhiều đến giá cả, mua
nhiều khi khuyến mãi và chỉ mua các loại hàng cần thiết.
Nhật Bản là một thị trường tiềm năng, với xu hướng tiêu thụ thủy sản, đặc biệt
là sản phẩm tôm, cá ngừ lớn nhất thế giới. Món ăn truyền thống mà thị trường này ưa
chuộng nhất là tôm “sushi” và cá ngừ “sashimi”. Thời điểm mà khách hàng Nhật Bản
tiêu thụ nhiều sản phẩm là vào dịp Tuần lễ Vàng vào cuối tháng 4 đầu tháng 5, dịp lễ
hội Bon tháng 8, và dịp tết cuối năm.
Bên cạnh các sản phẩm truyền thống từ tôm và cá ngừ thì người dân Nhật Bản
còn đặc biệt ưa thích các sản phẩm từ “sirimi”. Sirimi là các mặt hàng: giả tôm, giả cá,
GVHD: TS. Lê Nguyễn Đoan Khôi - 14-
Học viên thực hiện: Nhóm 1
Tiểu luận môn Kinh doanh quốc tế
giả cua và nhiều loại bánh cá khác được chế biến từ thịt tôm xay hoặc cá xay, cua
xay
 Các chính sách mà chính phủ Nhật Bản qui định đối với thủy sản nhập
khẩu
Theo quy định của Luật thương mại Nhật Bản, bất cứ loại thực phẩm nào cũng

được phép nhập khẩu vào thị trường này với điều kiện đảm bảo qui định về an toàn thực
phẩm, không gây hại đến sức khỏe con người. Tuy nhiên, việc nhập khẩu cần phải tuân
thủ theo các luật sau: Luật thương mại quốc tế và trao đổi ngoại hối, Luật về an toàn vệ
sinh thực phẩm, và Luật hải quan. Đây là thị trường có nhiều qui định khắc khe về tiêu
chuẩn chất lượng, và an toàn vệ sinh thực phẩm đối với từng mặt hàng cụ thể. Các sản
phẩm tôm đông lạnh xuất khẩu sang thị trường Nhật phải có nhãn mác, xuất xứ thành
phẩm rõ ràng, đảm bảo tuân thủ đúng quy định về dư lượng hoạt chất và các chất cấm
như: Trifluralin hàm lượng cho phép là 0,001ppm, đối với chất enrofloxacin là 0,1ppm,
Các chất cấm trong sản phẩm tôm nhập khẩu của thị trường này là Chloramphenicol,
nitrofurans, Theo quy định của Nhật Bản, nếu phát hiện một lô chứa chất cấm và các
chất có dư lượng vượt mức cho phép thì sẽ nâng mức kiểm tra các lô hàng tôm lên 30%
(ba lô kiểm tra một lô) dựa theo mục 3 Điều 26 Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm của Nhật
về việc tăng cường kiểm tra các lô hàng nhập khẩu”, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật
Bản cảnh báo. Nếu tiếp tục phát hiện các vụ vi phạm tương tự thì sẽ thực hiện lệnh kiểm
tra 100% các lô hàng thủy sản nhập khẩu.
Trong một số trường hợp, đối với một số mặt hàng nằm trong diện quản lý nhập
khẩu thì phải theo Luật Ngoại hối và Ngoại thương, yêu cầu quota nhập khẩu, giấy phép
nhập khẩu, hoặc được sự đồng ý trước của bộ ngoại trưởng chuyên ngành.
Ngày 25 tháng 12 năm 2008, Việt Nam và Nhật Bản đã chính thức ký Hiệp
định VJEPA (Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản), có hiệu lực từ ngày 01
tháng 10 năm 2009. Hiệp định này cùng với các thoả thuận kinh tế đã ký trước đó, đã
tạo thành một khuôn khổ pháp lý ổn định, thuận lợi cho hoạt động thương mại và đầu
tư giữa doanh nghiệp hai nước. Lĩnh vực đem lại lợi ích xuất khẩu lớn nhất cho Việt
Nam từ việc thực hiện VJEPA là thủy sản. Nhật Bản sẽ giảm thuế suất đối với hàng
thủy sản của Việt Nam từ mức bình quân 5,4% năm 2008 xuống còn 1,31% năm 2019.
Đối với mặt hàng thủy sản, trong số 330 mặt hàng có 64 mặt hàng được giảm thuế
ngay khi hiệp định được thực thi, chiếm tới 71% xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
GVHD: TS. Lê Nguyễn Đoan Khôi - 15-
Học viên thực hiện: Nhóm 1
Tiểu luận môn Kinh doanh quốc tế

sang Nhật Bản. Đặc biệt, tôm, cua, ghẹ và một số sản phẩm cá sẽ được hưởng thuế
suất 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Với việc Nhật Bản là thị trường xuất khẩu
thủy sản hàng đầu của Việt Nam thì cam kết này thực sự có ý nghĩa quan trọng trong
việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu.
2.2.2.2 Kim ngạch xuất khẩu của công ty từ năm 2009 – 2011 ở từng thị
trường
Bảng 3: Kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường giai đoạn 2009 – 2011
Thị
trường
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Doanh
thu
(USD)
Tỷ trọng
(%)
Doanh
thu
(USD)
Tỷ trọng
(%)
Doanh thu
(USD)
Tỷ trọng
(%)
Mỹ 8.641.949 33,51 8.899.357 34,37 10.135.326 35,78
Nhật Bản 8.350.532 32,38 8.679.268 33,52 8.815.298 31,12
Châu Âu 4.979.888 19,31 4.715.079 18,21 5.263.118 18,58
Úc, Nga,
Hàn Quốc
3.159.173 12,25 3.288.386 12,70 3.651.324 12,89

Khác 657.624 2,55 310.714 1,20 461.727 1,63
(Nguồn: Phòng kế toán Công Ty Cổ Phần Thủy Sản Minh Hải)
Hình 2: Cơ cấu tỷ trọng xuất khẩu thủy sản của
Công Ty Cổ Phần Thủy Sản Minh Hải năm 2009 – 2011
GVHD: TS. Lê Nguyễn Đoan Khôi - 16-
Học viên thực hiện: Nhóm 1
Tiểu luận môn Kinh doanh quốc tế
Nhận xét:
Nhìn chung, doanh thu xuất khẩu của Công ty từ năm 2009 – 2011 đều tăng. Tỷ
trọng doanh thu xuất khẩu chiếm khoảng 90% - 95% tổng doanh thu của Công ty. Thị
trường tiêu thụ chính của công ty là: Mỹ, Nhật Bản, Châu Âu với nhiều khách hàng
đặt mối quan hệ mua bán thường xuyên với Công ty. Tuy doanh thu xuất khẩu hàng
năm đều tăng nhưng cơ cấu xuất khẩu của Công ty ở các thị trường Châu Âu, thị
trường khác, đặc biệt là cơ cấu xuất khẩu ở thị trường trọng điểm như Nhật Bản có
nhiều biến đổi. Tỷ trọng xuất khẩu qua thị trường Nhật năm 2010/2009 tăng 1,14%,
năm 2011/2010 giảm 2,40%. Trong khi đó, cơ cấu tỷ trọng xuất khẩu của Công ty ở
thị trường: Mỹ, Úc, Nga, Hàn Quốc qua các năm đều tăng: thị trường truyền thống Mỹ
năm 2010/2009 tăng 0,86%, năm 2011/2010 tăng 1,41% và đạt mức kế hoạch cũng
như định hướng phát triển mà Công ty đã đề ra. So sánh giữa thị trường Mỹ và Nhật
thì doanh thu cũng như tỷ trọng xuất khẩu ở thị trường Mỹ từ năm 2009 – 2011 đều
cao hơn thị trường Nhật. Cơ cấu tỷ trọng xuất khẩu sang Mỹ đứng đầu trong các thị
trường, đặc biệt là doanh thu và tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường này qua các năm
đều tăng, không biến động như các thị trường khác. Trong đó đáng chú ý là thị trường
Nhật, một thị trường trọng điểm mà Công Ty Cổ Phần Thủy Sản đang hướng đến. Đây
là thị trường hứa hẹn nhiều cơ hội và thách thức theo dự báo của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn. Năm 2012, nhu cầu thủy sản thế giới tăng, nguồn cung thiếu, xu
hướng tiêu dùng thay đổi, tạo nhiều cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp xuất
khẩu thủy sản Việt Nam trong cơ chế thị trường cạnh tranh như hiện nay. Cũng vì vậy,
Công ty cần phải phân tích các yếu tố thị trường của Công ty hiện tại cũng như các xu
hướng tiêu dùng ở tương lai, để đưa ra các biện pháp hợp lý nhằm duy trì và phát triển

hoạt động xuất khẩu của Công ty trong thời gian tới.
 Thực trạng và nguyên nhân biến động kim ngạch xuất khẩu ở thị
trường Nhật Bản
Qua Bảng số liệu về kim ngạch xuất khẩu của Công ty ở từng thị trường năm
2009 – 2011, có thể thấy tình hình xuất khẩu tôm của Công ty vào thị trường Nhật Bản
có nhiều biến động với xu hướng tăng giảm qua các năm khác nhau. Năm 2009, doanh
thu xuất khẩu vào thị trường này đạt 8.350.532 USD, chiếm 32,38% tỷ trọng doanh
thu Công ty. Đến năm 2010, doanh thu xuất khẩu vào thị trường Nhật tăng lên
8.679.268 USD, đạt 33,52% tỷ trọng doanh thu xuất khẩu Công ty, tăng 1,14% so với
GVHD: TS. Lê Nguyễn Đoan Khôi - 17-
Học viên thực hiện: Nhóm 1
Tiểu luận môn Kinh doanh quốc tế
tỷ trọng năm 2009. Đây là sự thành công do sự nỗ lực của Công ty trong việc thúc đẩy
hoạt động xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản. Bước sang năm 2011, doanh thu từ xuất
khẩu vào thị trường trọng điểm Nhật Bản vẫn tăng 8.815.298 USD, nhưng cơ cấu về tỷ
trọng lại không đạt chỉ tiêu mà Công ty đề ra, tỷ trọng xuất khẩu vào thị trường này
chiếm 31,12% doanh thu, giảm 2,4% so với tỷ trọng năm 2010. Tóm lại, tình hình xuất
khẩu vào thị trường Nhật Bản của Công ty có mức doanh thu qua các năm đều tăng,
nhưng cơ cấu về tỷ trọng có nhiều biến động, có những năm không đạt chỉ tiêu về sản
lượng và doanh thu kế hoạch đề ra. Nguyên nhân của sự biến động này là do:
+ Khí hậu và điều kiện tự nhiên thay đổi ảnh hưởng rất nhiều đến việc nuôi tôm
nguyên liệu: gây nhiều bệnh, tôm bị chết,… dẫn đến tình trạng nguồn tôm nguyên liệu
không đủ để đáp ứng cho quá trình sản xuất (công suất chỉ đạt 60 – 70%), cũng như
việc xuất khẩu của Công ty.
+ Một số lô hàng xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam bị phát hiện nhiễm dư
lượng kháng sinh Chloramphenicol, và có chứa hoạt chất Trifluralin, Enrofloxacin
vượt mức cho phép. Nhật Bản đã ban hành lệnh kiểm tra khắc khe từ 50% đến 100%
các lô hàng thủy sản: tôm, có xuất xứ từ Việt Nam. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến
ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam, trong đó có Công ty Cổ Phần Thủy Sản Minh
Hải, làm mất lòng tin đối với người tiêu dùng Nhật Bản. Nhu cầu về thủy sản Việt

Nam ở thị trường này sụt giảm.
+ Hoạt động xuất khẩu thủy sản của Công Ty Cổ Phần Thủy Sản Minh Hải vào
thị trường Nhật chủ yếu qua trung gian và nhà môi giới. Vì vậy, Công ty bị động đối
với sự thay đổi của thị trường và các phản hồi từ phía khách hàng hay người tiêu dùng
cuối cùng về sản phẩm công ty.
+ Chịu sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ trong và ngoài nước.
2.2.2.3 Đánh giá chung hoạt động xuất khẩu của Công Ty Cổ Phần Thủy
Sản Minh Hải tại thị trường Nhật Bản
 Những thành tựu Công ty đã đạt được
- Trong những năm vừa qua, dù nền kinh tế trong nước và trên thế giới có nhiều
biến động, tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty, nhưng
doanh thu từ hoạt động xuất khẩu luôn đạt mức cao, chiếm 90% - 95% doanh thu, góp
phần đem lại hiệu quả kinh doanh trên thị trường quốc tế, đảm bảo việc làm và thu
nhập ổn định cho từng thành viên. Trong đó, doanh thu xuất khẩu sang thị trường Nhật
GVHD: TS. Lê Nguyễn Đoan Khôi - 18-
Học viên thực hiện: Nhóm 1
Tiểu luận môn Kinh doanh quốc tế
chiếm 32% - 33% tỷ trọng doanh thu. Đây là kết quả tương đối khả quan đối với Công
ty khi thời gian qua thị trường nhập khẩu Nhật có nhiều biến động khó lường.
- Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty hoạt động hiệu quả ngày càng cao. Cơ
chế quản lý đó đã tạo nhiều cơ hội cho các thành viên trong Công ty làm việc có chất
lượng hơn, phát huy hết khả năng, kinh nghiệm của bản thân cho sự phát triển của
Công ty.
- Công ty thường xuyên quan tâm đến việc hiện đại hóa máy móc thiết bị, nâng
cấp nhà xưởng, hệ thống kho bao quản,…nhằm nâng cao chất lượng và đa dạng hóa
sản phẩm. Chính vì thế, sản phẩm Công ty được nhiều khách hàng của thị trường khó
tính Nhật Bản chấp nhận với các hợp đồng lâu dài.
- Ngoài ra, Công ty cũng không ngừng nỗ lực để nâng cao và dần hoàn thiện
công tác tổ chức hoạt động giao dịch: đàm phán, ký kết hợp đồng với các đối tác nước
ngoài, luôn luôn nghiêm túc thực hiện đúng các điều khoản trong hợp đồng đối với

khách hàng. Chính vì vậy, Công ty rất có uy tín với đối tác Nhật, tạo được lòng tin và
có nhiều mối quan hệ kinh doanh lâu dài với khách hàng. Điều này giúp Công ty ngày
càng có nhiều đơn đặt hàng ký kết hợp đồng dài hạn với giá trị lớn.
 Những mặt tồn tại và hạn chế
Bên cạnh những mặt đã đạt được, Công ty vẫn còn có những tồn tại và hạn chế
trong quá trình hoạt động kinh doanh xuất khẩu. Công ty cần giải quyết kịp thời những
vấn đề này nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty đạt kết quả tốt
hơn. Những mặt hạn chế hiện nay là:
- Các hoạt động phân phối của Công ty sang thị trường Nhật được giao dịch chủ
yếu qua hình thức trung gian như: các công ty có văn phòng đại diên tại Việt Nam và
nhà môi giới. Vì vậy, công ty bị động trong quá trình sản xuất và kinh doanh xuất
khẩu, làm phát sinh nhiều chi phí không cần thiết, lợi nhuận công ty giảm đi rất nhiều.
Tuy doanh thu xuất khẩu ở thị trường này qua các năm đều tăng nhưng vẫn chưa đạt
chỉ tiêu mà Công ty đề ra.
- Công ty chưa có kế hoạch và chương trình tổng thể xúc tiến hoạt động xuất
khẩu rõ ràng; hoạt động xuất khẩu diễn ra manh múng thiếu đồng bộ trong quá trình
sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; dẫn đến tỷ trọng xuất khẩu Của công ty ở thị trường
Nhật không ổn định qua các năm.
GVHD: TS. Lê Nguyễn Đoan Khôi - 19-
Học viên thực hiện: Nhóm 1
Tiểu luận môn Kinh doanh quốc tế
- Chưa kiểm soát triệt để chất lượng sản phẩm. Các sản phẩm xuất khẩu của
Công ty, cụ thể là sản phẩm xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản bị phát hiện có chứa
hoạt chất trifluralin (thuốc trừ cỏ).
- Đối với hoạt động quảng bá, cường độ quảng bá của công ty ở mức thấp, chưa
truyền đạt hết được thông tin đến khách hàng.
- Giá trung bình các mặt hàng tôm xuất khẩu của Công ty trong thời gian qua cao
hơn đối thủ cạnh tranh, do ảnh hưởng từ nhiều nguyên nhân khác nhau như: giá vốn hàng
bán, chi phí vận chuyển,… gây rất hiêu hạn chế đến việc đẩy mạnh xuất khẩu sang thị
trường Nhật, một thị trường đang phục hồi kinh tế.

- Nguồn nguyên liệu tôm đầu vào còn nhiều bất cập, việc thu mua nguồn
nguyên liệu tôm thiếu ổn định, theo mùa. Do thời tiết thay đổi, dịch bệnh hoành hành,
chưa quy hoạch tốt vùng nuôi trồng, cộng với việc các thương nhân Trung Quốc tăng
cường thu mua tôm đem về nước đã làm cho nguồn nguyên liệu tôm bị thiếu hụt. Giá
tôm nguyên liệu biến động theo mùa, dao động trong khoảng 210.000 đồng/kg –
240.000 đồng/kg, dẫn đến công suất sản xuất, tiêu thụ không đạt mục tiêu, ảnh hưởng
đến doanh thu, lợi nhuận của Công ty.
- Trình độ công nghệ, kỹ thuật sản xuất, chế biến và bảo quản tuy đã được cải
tiến, nhưng vẫn thấp hơn so với các nước trong khu vực như Thái Lan, Trung Quốc,
Indonesia. Lợi thế so sánh của Công ty cũng như ngành thủy sản Việt Nam còn nhiều
hạn chế.
- Khả năng nghiên cứu và tiếp cận thị trường còn yếu. Quá trình nắm bắt các
thông tin biến động của thị trường chưa kịp thời, dẫn đến bị động, không linh hoạt ứng
phó với sự thay đổi của thị trường, khiến khả năng tiếp cận thị trường của công ty
không thật sự hiệu quả.
GVHD: TS. Lê Nguyễn Đoan Khôi - 20-
Học viên thực hiện: Nhóm 1

×