Tải bản đầy đủ (.doc) (188 trang)

giáo án Ngữ văn 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (883.7 KB, 188 trang )


TUẦN: 1 Ngày soạn: 23/8/2010
BÀI: 1 Ngày dạy: 24,
25/8/2010
TIẾT: 1 - 2
PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
(Lê Anh Trà)
A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh
- Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống
hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị.
- Thấy được một số biện pháp nghệ thuật chủ yếu đã góp phần làm nổi bật vẻ đẹp, phong cách
Hồ Chí Minh: kể, bình luận, chọn lọc chi tiết tiêu biểu, sắp xếp ý mạch lạc.
- Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác có ý thức tu dưỡng, học tập rèn luyện theo gương Bác.
B. Chuẩn bị: Những mẫu chuyện về cuộc đời hoạt động của Hồ Chí Minh, tranh ảnh hoặc
băng hình về Bác.
C. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị sách, vở của học sinh.
3. Bài mới: Tiết 1
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
Hỏi: Xuất xứ tác phẩm có gì đáng
chú ý?
Hỏi: Văn bản viết theo phương thức
biểu đạt nào? Thuộc loại văn bản
nào? Vấn đề đặt ra?
Hỏi: Văn bản chia làm mấy phần?
Nội dung của từng phần?
Tiết 2
Hỏi: Những tinh hoa văn hoá nhân
loại đến với Hồ Chí Minh trong
hoàn cảnh nào?


Hỏi: Người đã làm cách nào để có
vốn tri thức văn hoá nhân loại?
Hỏi: Điều gì đã thôi thúc người có
được những tri thức ấy?
- Em hày nêu dẫn chứng
Hỏi: Qua những vấn đề trên, em có
nhận xét gì về phong cách Hồ Chí
I. Đọc - hiểu v ăn bản:
- Trích trong “Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại
gắn với cái giản dị”
- Chính luận, loại văn bản nhật dụng.
- Bố cục: Hai phần
Phần 1: Hồ chí Minh với sự tiếp thu tinh hoa văn hoá
nhân loại.
Phần 2: Những nét đẹp trong lối sống của Hồ Chí
Minh.
II. Phân tích:
1. Hồ Chí Minh với sự tiếp thu tinh hoa văn hoá
nhân loại:
- Bắt nguồn từ khát vọng tìm đường cứu nước hồi
đầu thế kỷ.
- Nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ.
- Qua công việc lao động mà học hỏi - chìa khoá để
mở ra kho tri thức nhân loại.
- Ham hiểu biết, học hỏi.
-Dẫn chứng: SGK
→ Hồ Chí Minh là Người thông minh, cần cù, yêu
lao động, ham hiểu biết, học hỏi.



Minh?
Hỏi: Người đã có vốn tri thức nhân
loại ở mức ntn? và theo hướng nào?
Hỏi: Người tiếp thu văn hoá nhân
loại dựa theo nền tảng nào?
Hỏi: Phần văn bản sau nói về thời kỳ
nào trong sự nghiệp cách mạng của
Bác?
Hỏi: Khi trình bày, tác giả tập trung
vào những khía cạnh nào, phương
diện nào, cơ sở nào?
Hỏi: Liên hệ với các nguyên thủ các
nước?
Hỏi: Qua đó, em có nhận được gì về
lối sống của Bác?
Hỏi: Để nêu bật lối sống giản dị của
Bác, tác giả đã sử dụng biện pháp
nghệ thuật nào?
Hỏi: So sánh lối sống với Nguyễn
Trãi?
Hỏi: Trong cuộc sống hiện đại, xét
về phương diện văn hoá trong thời
kỳ hội nhập, hãy chỉ ra những thuận
lợi và nguy cơ?
Hỏi: Từ phong cách của Bác em có
suy nghĩ gì về việc đó?
Hỏi: Em hãy nêu một vài biểu hiện
mà em cho là sống có văn hoá? Phi
văn hoá?
- Kết quả: Vốn kiến thức sâu rộng, tiếp thu có chọn

lọc.
+ Không chịu ảnh hưởng một cách thụ động;
+ Tiếp thu cái đẹp, cái hay đồng thời với việc phê
phán những hạn chế, tiêu cực;
→ Hồ Chí Minh tiếp thu văn hoá nhân loại dựa trên
nền tảng văn hoá dân tộc.
2. Nét đẹp trong lối sống Hồ Chí Minh:
- Thời kỳ Bác làm Chủ tịch Nước.
- Ba phương diện: nơi ở, trang phục, ăn uống,(dẫn
chứng, liên hệ)
→ Hồ Chí Minh đã tự nguyện chọn lối sống vô cùng
giản dị.
* Nghệ thuật:
+ Kết hợp kể và bình luận;
+ Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu;
+ Đan xen thơ, từ Hán việt;
+ Sử dụng nghệ thuật đối lập
* Giống: giản dị, thanh cao.
Khác: Bác gắn bó, chia sẽ khó khăn gian khổ cùng
nhân dân.
3. Ý nghĩa của việc học tập, rèn luyện theo phong
cách Hồ Chí Minh:
- Thuận lợi:
- Nguy cơ
Ghi nhớ: SGK
D. Củng cố, dặn dò: Đọc lại văn bản

Ngày soạn: 23/8/2010
Ngày dạy: 25/8/2010
TIẾT: 3




CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh
- Nắm được nội dung phương châm về lượng và phương châm về chất;
- Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp;
- Sử dụng phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
B. Chuẩn bị: bảng phụ, các đoạn hội thoại.
C. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị dụng cụ học tập của học sinh.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
- Học sinh đọc
Hỏi: Câu trả lời của Ba có đáp ứng
điều An muốn biết không?
Hỏi: Rút ra bài học gì khi giao tiếp?
Hỏi: Vì sao truyện lại gây c ười?
Hỏi: Lẽ ra anh “lợn cưới” và anh “áo
mới” phải trả lời ntn để người nghe đủ
hiểu biết điều cần hỏi và trả lời?
Hỏi: Từ câu chuyện rút ra nhận xét về
việc thực hiện tuân thủ yêu cầu gì khi
giao tiếp?
- Gọi học sinh đọc truyện cười SGK
Hỏi: Truyện cười phê phán điều gì?
Hỏi: Từ truyện cười và tình huống
trên rút ra nhận xét về thực hiện tuân
thủ yêu cầu gì khi giao tiếp?

- Hướng dẫn học sinh làm bài tập
I. Phương châm về lượng:
1. Đọc đoạn đối thoại: SGK
- Giáo viên gợi ý bơi có nghĩa là gì? Di chuyển
trong nước và trên mặt nước bằng cử động của cơ
thể.
- Câu trả lời của Ba chưa đầy đủ nội dung mà An
cần biết (một địa điểm cụ thể)
→ Cần nói nội dung đúng với yêu cầu giao tiếp
2. Đọc truyện cười:
- Lợn cưới, áo mới.
- Khoe lợn cưới khi đi tìm lợn
Khoe áo mới khi trả lời người đi tìm lợn.
- Anh hỏi: bỏ chữ “cưới”
Anh trả lời: bỏ ý khoe áo.
→ Không nên nói nhiều hơn những gì cần nói.
- Học sinh đọc ghi nhớ
II. Phương châm về chất:
- Đọc truyện cười: Quả bí khổng lồ
- Truyện phê phán những người nói khoác, sai sự
thật.
* Giáo viên đưa ra tình huống: Nếu không biết chăc
bạn ấy nghỉ học thì em có trả lời với thầy cô là bạn
ấy nghỉ học vì ốm không ?
→ Nói những thông tin có bằng chứng xác thực.
- Học sinh đọc ghi nhớ.
II. Luyện tập:


- Các nhóm thảo luận

- Lần lượt các nhóm trình bày
Bài tập 1:
a. Sai phương châm về lượng, thừa từ nuôi ở nhà, vì
từ gia súc đã hàm chứa nghĩa là thú nuôi trong nhà.
b. Tất cả các loài chim đều có hai cánh, vì thế, có
hai cánh là một cụm từ thừa.
Bài tập 2:
a. Nói có sách, mách có chứng
b. Nói dối c. Nói mò
d. Nói nhăng, nói cuội e. Nói trạng
→ Vi phạm phương châm về chất
Bài tập 3: Với câu hỏi “Rồi có nuôi được không”
người nói đã không tuân thủ phương châm về lượng
(hỏi một điều thừa)
Bài tập 4:
a. Các cụm từ thể hiện người nói cho biết thông tin
họ nói chưa chắc chắn.
b. Các cụm từ không nhằm lặp lại nội dung cũ.
Bài tập 5: - Ăn đơm nói đặt: vu khống, đặt điều
- Ăn ốc nói mò: nói không có căn cứ
- Cãi chày cãi cối: cố tranh cãi, không có lí lẽ.
- Khua môi múa mép: ba hoa, khoác lác, phô
trương.
- Nói dơi nói cuội: lăng nhăng, linh tinh, không xác
thực
- Hứa hưu hứa vượn: để được lòng, không thực
hiện.
D. Củng cố, dặn dò: Nắm nội dung bài học, làm lại các bài tập SGK

Ngày soạn:

24/8/2010
Ngày dạy: 26/8/2010
TIẾT: 4
SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT
TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh
- Biết thêm phương pháp thuyết minh những vấn đề trừu tượng ngoài trình bày, giới thiệu còn
cần sử dụng các biện pháp nghệ thuật;
- Tập sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong bài thuyết minh;


- Có phương pháp tìm hiểu tri thức đúng.
B. Chuẩn bị:
C. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị bài vở của học sinh
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
Hỏi: Văn bản thuyết minh có những
tính chất gì?
- Gọi học sinh đọc
Hỏi: Văn bản thuyết minh vấn đề gì?
Có trừu tượng không?
Hỏi: Sự kỳ lạ của Hạ Long có thể thuyết
minh bằng cách nào?
Hỏi: Nếu chỉ dùng phương pháp liệt kê
thì đã nêu được sự kỳ lạ của Hạ Long
chưa?
Hỏi: Tác giả miêu tả sự kỳ lạ này là gì?
Hỏi: Tác giả giải thích ntn để thấy sự kỳ

lạ đó?
Hỏi: Sau mỗi ý đưa ra giải thích về sự
thay đổi của nước tác giả làm nhiệm vụ
gì?
Hỏi: Vấn đề thuyết minh ntn thì được
sử dụng lập luận đi kèm?
Hỏi: Nhận xét các dẫn chứng, lí lẽ trong
I. Tìm hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ
thụậ t trong văn bản thuyết
1. Ôn tập:
- Thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống, nhằm
cung cấp tri thức về các hiện tượng và sự vật trong
tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới
thiệu, giải thích.
- Sử dụng ngôn ngữ chính xác, cô đọng, chặt chẽ,
sinh động.
- Tri thức khách quan, phổ thông.
- Phương pháp thuyết minh: Định nghĩa, ví dụ, so
sánh, liệt kê, chứng minh, giải thích, phân tích…
2. Viết văn bản thuyết minh có sử dụng một số
biện pháp nghệ thuật:
* Đọc văn bản: Hạ Long – Đá và nước
- Sự kỳ lạ của Hạ Long (đá và nước) - vấn đề trừu
tượng, bản chất của sinh vật.
* Phương pháp thuyết minh: Kết hợp giải thích
những khái niệm, sự vận động của nước.
- Chưa nêu được sự kỳ lạ của Hạ Long nếu dùng
phương pháp liệt kê
- “Chính nước……….có tâm hồn”.
- Đưa các ý giải thích: + Nước tạo nên sự di

chuyển;
+ Tuỳ theo góc độ và tốc độ;
+ Tuỳ theo hướng ánh sáng;
+ Thiên nhiên tạo nên thế giới.
- Thuyết minh, liệt kê, miêu tả sự biến đổi là trí
tưởng tượng độc đáo.
- Vấn đề có tính chất trừu tượng, không dễ cảm
thấy của đối tượng – dùng thuyết minh + lập luận
+ tự sự + nhân hoá.


văn bản trên?
Hỏi: Giả sử đảo lộn ý dưới “khi chân
trời đằng đông” lên trước trong thân bài
có chấp nhận không? Nhận xét về các
đặc điểm cần thuyết minh?
Hỏi: Văn bản có tính chất thuyết minh
không?
Hỏi: Tính chất ấy thể hiện ở những
điểm nào?
Hỏi: Những phương pháp thuyết minh
nào được sử dụng?
Hỏi: Bài thuyết minh có gì đặc biệt?
Hỏi: Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ
thuật nào?
- Lí lẽ, dẫn chứng xác thực, hiển nhiên, thuyết
phục.
- Các đặc điểm thuyết minh phải có liên kết chặt
chẽ bằng trật tự trước sau hoặc bằng phương tiện
liên kết.

Ghi nhớ:
II. Luyện tập:
1. Đọc văn bản: Ngọc Hoàng xử tội Ruồi xanh
- Truyện vui có tính chất thuyết minh hay là một
văn bản thuyết minh có sử dụng một số biện pháp
nghệ thuật.
- Giới thiệu loài Ruồi có hệ thống: những tính chất
chung về họ, giống, loài, về các tập tính sinh sống,
sinh đẻ, đặc điểm cơ thể, cung cấp các kiến thức
chung, đáng tin cậy về loài Ruồi, thức tỉnh ý thức
giữ gìn vệ sinh phòng bệnh, ý thức diệt Ruồi –
hình thức nghệ thuật gây hứng thú cho người đọc.
* Định nghĩa: thuộc họ côn trùng hai cánh, mắt
lưới
- Phân loại: các loài Ruồi.
- Số liệu: số vi khuẩn, số lượng sinh sản của một
cặp Ruồi.
- Liệt kê: mắt lưới, chất tiết ra chất dính.
* Một văn bản thuyết minh như một truyện ngắn,
truyện vui có sử dụng một số biện pháp nghệ
thuật.
* Nhân hoá, có tình tiết
Tác dụng: gây hứng thú cho bạn đọc nhỏ tuổi, vừa
là truyện vui, vừa học thêm tri thức.
Bài tập 2: Nhằm nói về tập tính của chim cú dưới
dạng một ngộ nhận (định kiến) thời thơ ấu, sau lớn
lên đi học mới có dịp nhận thức lại sự nhầm lẫn
cũ.
- Biện pháp nghệ thuật ở đây chính là lấy ngộ
nhận hồi nhỏ làm đầu mối câu chuyện.

D. Hướng dẫn học ở nhà: Lập dàn ý thuyết minh vấn đề tự học.

Ngày soạn:
24/8/2010
Ngày dạy:
26/8/2010
TIẾT: 5
LUYỆN TẬP SỬ DỤNG


MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh
- Biết vận dụng một số biện pháp nghệ thuật vào văn bản thuyết minh
B. Chuẩn bị: Bài làm chuẩn bị trước ở nhà
C. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị dụng cụ học tập của học sinh
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
- Giáo viên hướng dẫn học sinh chuẩn
bị
Học sinh lập dàn ý
Các nhóm thảo luận
I. Chuẩn bị ở nhà:
* Đề bài: Thuyết minh về chiếc xe đạp.
1. Yêu cầ u c ủ a luy ệ n t ậ p:
- Về nội dung của thuyết minh:
+ Nêu được công dụng, cấu tạo, chủng loại, lịch sử
của chiếc xe đạp.
+ Về hình thức: Vận dụng một số biện pháp nghệ

thuật để làm cho bài viết hấp dẫn như kể chuyện, tự
thuật, hỏi đáp theo lối nhân hoá.
2. Yêu cầu chuẩn bị:
- Xác định đề bài cụ thể
- Lập dàn ý chi tiết và viết phần mở bài.
II. Luy ện t ập:
1. Mở bài: Giới thiệu chiếc xe đạp
2. Thân bài:
a. Các bộ phận chính: truyền động, điều khiển,
chuyên chở.
+ Truyền động gồm: khung, bàn đạp, trục, đĩa răng
cưa, ổ lip, bánh xe.
+ Hệ thống điều khiển gồm: ghi đông, bộ phanh.
+ Hệ thống chuyên chở gồm: yên xe, giá đèo hàng,
giỏ đựng đồ.
* Các bộ phận phụ: chắn bùn, chắn xích, đèn,
chuông…
* Kết hợp với miêu tả màu sắc, kiểu dáng, vẻ đẹp;
kết hợp với kể chuyện, biểu cảm như thích hay
không thích, yêu mến hay rẻ rúng, tự hào hay tủi
thân
D. Củng cố, dặn dò: Đọc lại ghi nhớ



TUẦN: 2 Ngày soạn: 28/8/2010
BÀI: 2 Ngày dạy: 31/8 –
01/9/2010
TIẾT: 6, 7
ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HOÀ BÌNH

A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh
- Hiểu được nội dung vấn đề đặt ra trong văn bản: Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe doạ toàn bộ
sự sống trên trái đất, nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại là ngăn chặn nguy cơ đó, là đấu tranh
cho một thế giới hoà bình;
- Thấy được nghệ thuật nghị luận của tác giả: Chứng cứ cụ thể, xác thực, cách so sánh rõ ràng, giàu
sức thuyết phục, lập luận chặt chẽ.
- Có quan điểm rõ ràng về vấn đề nguy hại của chiến tranh và hạnh phúc của hoà bình.
B. Chuẩn bị: Câu hỏi thảo luận
C. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Nêu những hiểu biết của em về Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc tiếp thu tinh
hoa văn hoá nhân loại?
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
TIẾT 6
- Học sinh đọc chú thích
- Hướng dẫn học sinh đọc
Hỏi: Văn bản viết theo phương thức
biểu đạt nào? Tìm hệ thống luận điểm,
luận cứ?
- Học sinh đọc lại phần 1
Hỏi: Con số ngày tháng rất cụ thể và số
liệu chính xác về đầu đạn hạt nhân
được nhà văn nêu ra mở đầu văn bản có
ý nghĩa gì?
Hỏi: Thực tế em biết được những nào
đã sản xuất và sử dụng vũ khí hạt nhân?
Hỏi: Phân tích tính toán về nguy cơ của
4 tấn thuốc nổ có gì đáng chú ý?
I. Đọc - hiểu văn bản:

1. Tác giả, tác phẩm: SGK
2. Chú thích:
3. Bố cục:
- Có một luận điểm lớn là “Nguy cơ chiến tranh hạt nhân
đe doạ toàn thể loài người”- Đấu tranh loại bỏ nguy cơ đó
là vấn đề cấp bách của nhân loại.
* Luận điểm nhỏ:
- Nguy cơ chiến tranh hạt nhân;
- Cuộc sống tốt đẹp của con người bị chiến tranh hạt nhân
đe doạ;
- Chiến tranh hạt nhân đi ngược lý trí loài người;
- Nhiệm vụ đấu tranh cho một thế giới hoà bình
* Học sinh đọc lại phần 1
II. Phân tích:
1. Nguy cơ chiến tranh hạt nhân:
- Thời gian cụ thể: 08/08/1986 và số liệu chính xác 50,000
đầu đạn hạt nhân mở đầu văn bản – Tính chất hiện thực và
sự khủng khiếp của nguy cơ hạt nhân.
- Các cường quốc, các nước tư bản phát triển kinh tế
mạnh: Anh, Mỹ, Đức.
- 4 tấn thuốc nổ có thể huỷ diệt tất cả các hành tinh xoay
quanh mặt trời – Tính toán cụ thể hơn về sự tàn phá khủng


Hỏi: Nhận xét về cách vào đề của tác
giả?
TIẾT 7
Hỏi: Những biểu hiện của cuộc sống
được tác giả đề cập đến ở những lĩnh
vực nào? Chi phí cho nó được so sánh

với chi phí vũ khí hạt nhân ntn?
Hỏi: Em có đồng ý với nhận xét của tác
giả? Việc bảo tồn sự sống trên trái đất ít
tốn kém hơn là “dịch hạch hạt nhân”?
Vì sao?
- Học sinh phát hiện sự so sánh bằng
những dẫn chứng cụ thể, số liệu chính
xác, thuyết phục.
Hỏi: Nhận xét gì về những lĩnh vực mà
tác giả lựa chọn đối với cuộc sống con
người? Sự so sánh này có ý nghĩa gì?
Hỏi: Khi sự thiếu hụt về điều kiện sống
vẫn diễn ra không có khả năng thực
hiện thì vũ khí hạt nhân vẫn phát triển,
gợi suy nghĩ gì?
Hỏi: Cách lập luận của tác giả có gì
đáng chú ý?
Hỏi: Giải thích lí trí của tự nhiên là gì?
Hỏi: Để chứng minh cho nhận định của
mình tác giả đưa ra những dẫn chứng
về mặt nào?
Hỏi: Những dẫn chứng ấy có ý nghĩa
ntn?
Hỏi: Luận cứ này có ý nghĩa ntn đối với
vấn đề của văn bản?
Hỏi: Phần kết bài nêu vấn đề gì?
Hỏi: Phần kết tác giả đưa ra lời đề nghị
gì? Em hiểu ý nghĩa của đề nghị đó
ntn?
Hỏi: Cảm nghĩ của em về văn bản?

Hỏi: Nghệ thuật lập luận trong văn bản
khiếp của kho vũ khí hạt nhân – Thu hút người đọc, gây
ấn tượng về tính chất hệ trọng của vấn đề.
- Cách vào đề trực tiếp, chứng cứ rõ ràng.
2. Chiến tranh hạt nhân làm mất đi cuộc sống tốt đẹp
của con người:
* Đầu tư cho nước nghèo * Vũ khí hạt nhân
- 100tỷ USD - 100 máy bay, 7000 tên lửa
- Calo cho 575 triệu người - 149 tên lửa MX
thiếu dinh dưỡng.
- Nông cụ cho nước - 27 tên lửa MX
- Chi phí cho xoá nạn mù - 2 chiếc tàu ngầm mang vũ
chữ khí
- Y tế: phòng bệnh cho hơn - 10 chiếc tàu sân bay mang
1 tỷ người khỏi sốt rét, cứu vũ khí hạt nhân
14 trẻ em nghèo
+ Chỉ là giấc mơ + Đã và đang thực hiện
* Tính chất phi lý và sự tốn kém ghê gớm của cuộc chạy
đua vũ trang.
- Cuộc chạy đua vũ trang chuẩn bị cho chiến tranh hạt
nhân đã và đang cướp đi của thế giới nhiều điều kiện để
cải thiện cuộc sống của con người.
- Đơn giản mà có sức thuyết phục cao bằng cách đưa ví dụ
so sánh nhiều lĩnh vực- những con số biết nói.
- Quy luật tất yếu lôgic của tự nhiên.
- Dẫn chứng khoa học về địa chất và cổ sinh học về nguồn
gốc và sự tiến hoá của sự sống trên trái đất: “380 triệu
năm con bướm mới bay được, 180 triệu năm bông hồng
mới nở”
- Chiến tranh hạt nhân nổ ra sẽ đẩy lùi sự tiến hoá trở về

điểm xuất phát ban đầu, tiêu huỷ mọi thành quả của quá
trình tiến hoá.
- Phản tự nhiên, phản tiến hoá
4. Nhiệm vụ đấu tranh ngăn chặn chiến tranh hạt nhân
cho một thế giới hoà bình:
- Hướng tới thái độ tích cực: đấu tranh ngăn chặn chiến
tranh hạt nhân cho một thế giới hoà bình
- Đề nghị nhằm lên án những thế lực hiếu chiến đẩy nhân
loại vào thảm hoạ hạt nhân
III. Tổng kết:
1. Nội dung: Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe doạ loài
người và sự sống trên trái đất, phá huỷ cuộc sống tốt đẹp
và đi ngược lý trí và sự tiến hoá của tự nhiên.
- Có thể đặt tên khác: Đấu tranh cho thế giới hoà bình là
nhiệm vụ cấp bách .
2. Nghệ thuật:


giúp em học tập được gì? - Lập luận chặt chẽ, xác thực giàu cảm xúc nhiệt tình của
nhà văn
* Ghi nhớ: SGK
D. Củng cố, dặn dò: Hiện nay, cả thế giới đang có những nỗ lực gì để ngăn chặn nguy cơ chiến tranh
hạt nhân.

Ngày soạn: 29/9/2010
Ngày dạy: 01/9/2010
TIẾT: 8
CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI (tiếp theo)
A. Mục tiêu bài học: Giúphọc sinh
- Nắm được nội dung phương châm quan hệ, phương châm cách thức và phương châm lịch sự;

- Biết vận dụng phương châm này trong giao tiếp;
- Có cách ứng xử trong khi giao tiếp.
B. Chuẩn bị: Các ví dụ về phương châm hội thoại đã học
C. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Kể và nêu cách thực hiện các phương châm hội thoại đã học? cho ví dụ về sự vi
phạm các phương châm đó?
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
- Đọc ví dụ SGK
- Cho tình huống
Hỏi: Cuộc hội thoại có thành công
không? Ứng dụng câu thành ngữ vào có
được không? Vì sao?
Hỏi: Rút ra bài học gì khi giao tiếp?
- Đọc th ành ng ữ
Hỏi: Nêu ý nghĩa của hai thành ngữ?
Hỏi: Cách nói đó ảnh hưởng ntn khi giao
tiếp? Rút ra bài học gì?
Hỏi: Có thể hiểu câu trên theo mấy cách?
Hỏi: Để người nghe không hiểu lầm, phải
nói ntn?
I. Phương châm quan hệ:
1. Ví dụ: SGK
- Tình huống: - Nằm lùi vào!
- Làm gì có hào nào.
- Đồ điếc!
- Tôi có tiếc gì đâu.
* Khi giao tiếp cần nói đúng vào đề tài, tránh nói lạc đề.
Ghi nhớ:

II. Phương châm cách thức:
1. Ví dụ:
-Dây cà ra dây muống: Chỉ cách nói dài dòng, rườm rà.
- Lúng búng như ngậm hột thị: Chỉ cách nói ấp úng,
không thành lời, không rành mạch.
- Làm cho người nghe khó chịu, không hiểu.
* Khi giao tiếp cần nói ngắn gọn.
2.Ví dụ: Tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn
của ông ấy.
- Nếu của “ông ấy” bổ nghĩa cho nhận định thì câu trên
có thể hiểu theo hai cách.
* Tôi đồng ý với những nhận định của ông ấy về truyện
ngắn.


Hỏi: Trong giao tiếp cần tuân thủ điều gì?
- Đọc lại truyện.
Hỏi: Vì sao ông lão ăn xin và cậu bé đều
cảm thấy như mình đã nhận được từ
người kia một cái gì đó?
Hỏi: Cần rút ra bài học gì khi giao tiếp?
Hướng dẫn học sinh luyện tập
- Tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn mà
ông ấy sáng tác.
- Tôi đồng ý với những nhận định của các bạn về truyện
ngắn của ông ấy.
* Trong giao tiếp cần nói rành mạch, tránh nói mơ hồ.
* Ghi nhớ: SGK
III.Phương châm lịch sự:
- Truyện: Người ăn xin.

- Hai người đều nhận được tình cảm mà người kia dành
cho mình, đặc biệt là tình cảm của cậu bé với lão ăn xin.
Đó là sự cảm thông, nhân ái, quan tâm.
* Khi giao tiếp cần tế nhị, tôn trọng người khác
* Ghi nhớ: SGK
IV. Luyện tập:
Bài tập 1: a, b, c
* Trong giao tiếp nên dùng những lời lẽ lịch sự, nhã
nhặn.
Bài tập 2: Phép nói giảm, nói tránh cần lưu ý cụm từ
“liên quan trực tiếp”, vì trong giao tiếp đôi khi để tuân
thủ phương châm lịch sự người ta có thể dùng những
phép tu từ khác, nhưng nói giảm,. nói tránh; là cách nói
chuyên dùng nhằm mục đích đó.
Ví dụ: Thay vì chê bài viết của người khác dở, ta nói bài
viết chưa được hay.
Bài tập 3: a. nói mát; b. nói hớt; c. nói móc; d. nói
leo; e. nói ra đầu ra đũa.
* Phương châm lịch s ự: a, b, c, d; cách thức: e.
Bài tập 4:
a. Khi người nói chuẩn bị hỏi một vấn đề không đúng
vào đề tài mà hai người đang trao đổi, tránh để ngươì
nghe hiểu là mình không tuân thủ phương châm quan hệ,
người nói dùng cách diễn đạt trên.
b. Trong giao tiếp, đôi khi vì một lý do nào đó, người
nói phải nói một điều mà người đó nghĩ là sẽ làm tổn
thương thể diện của người đối thoại, Để giảm nhẹ ảnh
hưởng, tức là xuất phát từ việc chú ý tuân thủ phương
châm lịch sự người nói dùng những cách diễn đạt trên.
c. Những cách nói này báo hiệu cho người đối thoại biết

là người đó đã không tuân thủ phương châm lịch sự và
phải chấm dứt sự không tuân thủ đó.
Bài tậ p 5:
- Nói băm nói bổ: nói bốp chát, xỉa xói, thô bạo - Nói
như đấm vào tai; nói mạnh, trái ý người khác, khó tiếp
thu.
- Điều nặng tiếng nhẹ: nói trách móc, chì chiết.
- Nửa úp nửa mở: nói mập mờ, ởm ờ, không nói ra hết ý.
- Mồm loa mép giải: lắm lời, đanh đá, nói át người khác.
- Đánh trống lãng: lãng ra, né tránh không muốn tham
dự một việc nào đó, không muốn đề cập một vấn đề nào
đó mà người đối thoại đang trao đổi- quan hệ.


- Nói như dùi đục chấm mắm cáy: nói không khéo, thô
cộc, thiếu tế nhị.
D. Củng cố, dặn dò: Thế nào là phương châm quan hệ, cách thức, lịch sự.

Ngày soạn: 31/8/2010
TIẾT: 9 Ngày dạy: 02/9/2010

SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh
- Văn bản thuyết minh có khi phải kết hợp với yếu tố miêu tả thì văn bản mới hay;
- Thể hiện sự sáng tạo và linh hoạt.
B. Chuẩn bị: Sạon bài, bảng phụ để viết ví dụ, một số bản thuyết minh có miêu tả.
C. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Muốn cho văn bản thuyết minh được sinh động, hấp dẫn người ta cần làm ntn?
3. Bài mới:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
Hỏi: Giải thích nhan đề văn bản?
Hỏi: Tìm những câu trong bài thuyết
minh về đặc điểm tiêu biểu của cây
chuối?
Hỏi: Những câu văn miêu tả cây
chuối?
Hỏi: Việc sử dụng các yếu tố miêu tả
có tác dụng gì?
Hỏi: Vai tròi, ý nghĩa của yếu tố miêu
tả trong việc thuyết minh ntn?
Hỏi: Theo em, những đối tượng nào
cần sự miêu tả khi thuyết minh?
Hỏi: Từ đó, rút ra đặc điểm của
thuyết minh?
- Phân nhóm, mỗi nhóm thuyết minh
một đặc điểm của cây chuối, yêu cầu
vận dụng miêu tả.
I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh:
1. Văn bản: Cây chuối trong đời sống Việt Nam
- Vai trò, tác dụng cây chuối với đời sống con người.
* Đặc điểm: - Chuối nơi nào cũng có (câu 1).
- Cây chuối là thức ăn, thức dụng từ thân đến lá, hoa, quả
- Công dụng của chuối.
* Câu văn miêu tả:
Câu 1: Thân chuối mềm vươn lên như những trụ cột….
- Giàu hình ảnh, gợi hình tượng hình dung về sự vật.
* Miêu tả trong thuyết minh giúp bài văn sinh động, sự vật
được tái hiện cụ thể.
- Các loài cây, di tích, thành phố, mái trường, các mặt……

* Khách quan, tiêu biểu;
Chú ý đến ích, hại của đối tượng.
* Ghi nhớ: SGK
II. Luyện tập:
Bài tập 1:
- Thân cây thẳng đứng tròn như những chiếc cột nhà sơn
màu xanh.
- Lá chuối tươi như chiếc quạt phẩy nhẹ theo làn gió, trong
những ngày nắng nóng đứng dưới những chiếc quạt ấy thật
mát.
- Sau mấy tháng chắt lọc dinh dưỡng tăng diệp lục cho cây,


- Gọi học sinh đọc văn bản.
- Tìm những câu miêu tả ở trong đó.
những chiếc lá già mệt nhọc héo úa dần rồi khô lại. Lá chuối
khô gói bánh gai thơm phức.
Bài tập 2: Yêu cầu thuyết minh và yếu tố miêu tả trong bài
văn.
Bài tập 3: Đọc trò chơi ngày xuân
Câu 1: Lân được trang trí công phu….
Câu 2: Những người tham gia chia làm hai phe……
Câu 3: Hai tướng của từng bên đều mặc trang phục thời xưa
lộng lẫy.
Câu 4: Sau hiệu lệnh những con thuyền lao vun vút.
D. Củng cố, dặn dò: Đọc ghi nhớ

Ngày soạn: 31/8/2010
TIẾT: 10 Ngày dạy: 02/9/2010
LUYỆN TẬP

SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh
- Kết hợp thuyết minh và miêu tả trong bài văn thuyết minh; kĩ năng diễn đạt, trình bày một vấn đề
trước tập thể;
- Nói lưu loát các ý cho đề chứng minh.
B. Chuẩn bị: Tìm hiểu các đối tượng thuyết minh đã cho chuẩn bị ở nhà
C. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Miêu tả có tác dụng ntn trong văn bản thuyết minh
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
Hỏi: Đề yêu cầu trình bày vấn đề gì?
Hỏi: Mở bài cần trình bày ý gì?
Hỏi: Thân bài em vận dụng được ở văn bản
những ý nào?
- Cần những ý nào để thuyết minh?
- Sắp xếp các ý ntn?
* Phân nhóm: Mỗi nhóm viết một bài.
Yêu cầu: Trình bày đặc điểm hoạt động của
trâu, vai trò của nó.
I. Nội dung:
Cho đề bài: Con trâu ở làng quê Việt Nam.
- Đề yêu cầu thuyết minh.
- Vấn đề: Con trâu ở làng quê Việt Nam
II. Lập dàn ý:
1. Mở bài: - Trâu được nuôi ở đâu
- Những nét nổi bật về tác dụng.
2. Thân bài:
- Trâu Việt Nam có nguồn gốc từ đâu.
- Con trâu ở làng quê Việt Nam.

- Trâu làm việc trên ruộng.
3. Kết bài:
- Con trâu trong một số lễ hội.
- Con trâu với tuổi thơ ở nông thôn
+ Thổi sáo trên lưng trâu.
+ Làm trâu bằng lá mít ,cọng rơm.
III. Viết bài:


D. Củng cố, dặn dò: Đọc lại lần nữa bài làm xuất sắc.

TUẦN: 3 Ngày soạn: 04/9/2010
BÀI: 3 Ngày dạy: 07, 08/9/2010
TIẾT: 11, 12
TUYÊN BỐ THẾ GIỚI
VỀ SỰ SỐNG CÒN, BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM
A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh
Thấy được phần nào thực trạng cuộc sống của trẻ em trên thế giới hiện nay, tầm quan trọng của vấn
đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em;
- Tầm quan trọng và sự quan tâm sâu sắc của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ
em.
- Cảm thụ cách lập luận của văn bản chính luận.
- Cảm nhận sự quan tâm và ý thức được sống trong sự bảo vệ chăm sóc của cộng đồng.
B. Chuẩn bị: Tranh ảnh về các nhà Lãnh tụ quan tâm đến thiếu nhi.
C. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Cảm nhận về nội dung và nghệ thuật của văn bản “Đấu tranh cho một thế giới
hoà bình’
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

- Học sinh đọc văn bản
Hỏi: Bố cục chia làm mấy phần?
Hỏi: Văn bản chỉ ra những thực tế trẻ
em trên thế giới ntn?
Hỏi: Giải thích chế độ Apac thai?
Hỏi: Nhận xét cách phân tích các
nguyên nhân trong văn bản?
Hỏi: Em biết gì về tình hình đời sống
trẻ em trên thế giới và nước ta hiện
nay?
I. Đọc - hiểu văn bản:
1. Tác giả, tác phẩm
2. Đọc, tìm hiểu chú thích
3. Bố cục: Ba phần
- Sự thách thức: Thực trạng cuộc sống hiểm hoạ.
- Cơ hội: Khẳng định những điều kiện sống thuận lợi - bảo
vệ chăm sóc trẻ em.
- Nhiệm vụ: Nêu nhiệm vụ cụ thể
II. Phân tích:
1. Sự thách thức:
* Hiểm hoạ:
- Nạn nhân của chiến tranh và bảo lực, sự phân biệt chủng
tộc, sự xâm lược, chiếm đóng và thôn tính của nước ngoài.
- Chịu đựng những thảm hoạ của đói nghèo, khủng hoảng
kinh tế, tình trạng vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi
trường xuống cấp.
- Nhiều trẻ em chết mỗi ngày do suy dinh dưỡng và bệnh
tật.
* Ngắn gọn nhưng nêu lên khá đầy đủ, cụ thể các nguyên
nhân ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người đặc biệt

là trẻ em.


- Giải thích các từ: Công ước, quân bị.
Hỏi: Tóm tắt các điều kiện thuận lợi cơ
bản để cộng đồng quốc tế hiện nay có
thể đẩy mạnh việc chăm sóc, bảo vệ trẻ
em?
Hỏi: Trình bày suy nghĩ về điều kiện
của đất nước ta hiện nay?
Hỏi: đánh giá những cơ hội trên?
Hỏi: Phần này bao nhiêu mục? Mỗi
mục nêu những nhiệm vụ gì?
Hỏi: Nhận xét các nhiệm vụ được nêu
ra ở các mục?
2. Cơ hội:
- Sự liên kết các quốc gia cùng ý thức cao của cộng đồng
quốc tế trên lĩnh vực này. Đã có công ước về quyền trẻ em
làm cơ sở - cơ hội mới.
- Sự hợp tác và đoàn kết quốc tế ngày càng có hiệu quả cụ
thể trên nhiều lĩnh vực phong trào giải trừ quân bị được
đẩy mạnh tạo điều kiện cho một số tài nguyên to lớn có
thể được chuyển sang phục vụ các mục tiêu kinh tế, tăng
cường phúc lợi xã hội.
- Sự quan tâm của Đảng và Nhà nước.
* Những cơ hội khả quan đảm bảo cho công ước thực
hiện.
3. Nhiệm vụ:
- Quan tâm đến đời sống vật chất dinh dưỡng cho trẻ -
giảm tử vong.

- Vai trò của phụ nữ cần được tăng cường, trai gái bình
đẳng, củng cố gia đình, xây dựng nhà trường xã hội,
khuyến khích trẻ em tham gia sinh hoạt văn hoá.
* Các nhiệm vụ nêu ra cụ thể, toàn diện, chỉ ra nhiệm vụ
cấp thiết của cộng đồng quốc tế đối với việc chăm sóc bảo
vệ trẻ em.
IV Tổng kết:
Ghi nhớ:
D. Củng cố, dặn dò: Học sinh đọc lại ghi nhớ.

Ti ết: 13 Ngày soạn: 06/9/2010
Ngày dạy: 08/9/2010
CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
A. Mục tiêu bài học: Nắm được mối quan hệ chặt chẽ giũa phương châm hội thoại và tình huống
giao tiếp;
- Hiểu được phương châm hội thoại không phải là những quy định bắt buộc trong mọi tình huống gia
tiếp, vì nhiều lý do khác nhau, các phương châm hội thoại đôi khi không được tuân thủ.
- Trong giao tiếp phải tuân thủ phương châm hội thoại.
B. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ ch ứ c:
2. Kiểm tra bài cũ: Nêu phương châm hội thoại đã học?
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
I. Quan hệ giữ a phương châm hội thoại và tình


Hỏi: Nhân vật chàng rể có tuân thủ
phương châm lịch sự không? Vì sao?
Hỏi: Có thể rút ra bài học gì khi giao
tiếp?

Hỏi: Câu trả lời của Ba có đáp ứng nhu
cầu thông tin đúng như An mong muốn
hay không?
Hỏi: Có phương châm hội thoại nào đã
không được tuân thủ?
Hỏi: Vì sao người nói không tuân thủ
phương châm ấy?
Hỏi: Khi nói “Tiền bạc chỉ là tiền bạc” thì
có phải người nói không tuân thủ phương
châm về lượng hay không?
Học sinh đọc ghi nhớ.
Phân nhóm để làm các bài tập SGK
huống giao tiếp:
1. Ví dụ: Đọc truyện cười: Chào hỏi
- Chàng rể đã làm một việc quấy rối đ ến người khác
* Cần chú ý đến đặc điểm của tình huống giao tiếp, vì
một câu nói có thể thích hợp trong tình huống này,
nhưng không thích hợp trong một tình huống khác.
Ghi nhớ:
II. Những trường hợp không tuân thủ phương châm
hôị thoại:
1. Đọc lại các ví dụ đã học được phân tích khi học về
các phương châm hội thoại
- Ngoại trừ tình huống trong phần học về phương châm
lịch sự, tất cả các phương châm còn lại đều không tuân
thủ phương châm hôị thoại
- Không
- Phương châm về lượng (không cung cấp lượng tin
đúng như An muốn)
- Vì người nói không biết chính xác chiếc máy bay đầu

tiên trên thế giới được chế tạo vào năm nào. Để tuân thủ
phương châm về chất (không nói những điều mà mình
không có bằng chứng xác thực), người nói phải trả lời
một cách chung chung: “Đâu khoảng đầu TK XX”
Giáo viên: Cho học sinh tìm những tình huống tương tự
- Bạn có biết nhà cô giáo chủ nhiệm ở đâu không?
Ở h ướng hồ Hoàn Kiếm
3.
* Bác sĩ không tuân thủ phương châm về chất - lịch sự.
Ví dụ: Người chiến sĩ không may sa vào tay địch không
thể vì tuân thủ phương châm về chất mà khai thật hết tất
cả những gì mình biết về đồng đội, về bí mật của đơn vị.
4. Nếu xét về nghĩa tường minh thì câu này không tuân
thủ phương châm về lượng, bởi vì nó d ường như không
cho người nghe thêm một thông tin nào. Nhưng xét về
hàm ý thì câu này có nội dung của nó, nghĩa là vẫn đảm
bảo tuân thủ phương châm về lượng.
-Tiền bạc chỉ là phương tiện để sống, chứ không phải là
mục đích cuối cùng của con ng ười - răn dạy. Con người
không nên chạy theo tiền bạc mà quên đi nhiều thứ khác
quan trọng hơn, thiêng liêng hơn cuộc sống.
-Ví dụ: Chiến tranh là chiến tranh, Nó vẫn là nó….
Ghi nhớ:
III. Luy ệ n t ậ p:
Bài tập 1: Ông bố không tuân thủ phương châm cách
thức - Nói không rõ với cậu bé.
Bài tập 2: Không tuânthủ phương châm lịch sự - không
thích hợp với tình huống giao tiếp.
- Các vị khách đến nhà chưa chào hỏi mà nói ngay với



chủ nhà những lời lẽ giận giữ, nặng nề - thái độ, lời nói
nặng nề như vậy không có lý do chính đáng
D. Củng cố, dặn dò: Những trường hợp nào không tuân thủ phương châm hội thoại mà vẫn được
chấp nhận.

Tiết: 14, 15 Ngày soạn: 05/9/2010
Ngày dạy: 09/9/2010
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1
A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh.
- Viết được bài văn thuyết minh theo yêu cầu có sử dụng biện pháp nghệ thuật và miêu tả một cách
hợp lý và hiệu quả.
B. Chuẩn bị: - Giáo viên chuẩn bị đề kiểm tra;
- Học sinh chuẩn bị giấy, dụng cụ học tập.
C. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ ch ứ c:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Đề ra: Em hãy thuyết minh về một loại động vật hay vật nuôi mà em yêu quý nhất.
* Yêu cầu của đề:
- Thuyết minh về: Thuyết minh về một loài động vật hoặc con vật nuôi.
- Phương pháp: Sử dụng phương pháp thuyết minh kết hợp với miêu tả, giải thích và phân tích.
- Yêu cầu điểm cho từng phần:
* Mở bài: - Giới thiệu con vật nuôi;
- Vai trò, ích lợi của con vật nuôi đối với đời sống con người. (1điểm)
* Thân bài: - Nguồn gốc của con vật
- Hình dáng, đặc điểm, màu sắc, trọng lượng.
- Vai trò, ích lợi của con vật nuôi trong đời sống.
* Kết bài: Khẳng định tầm quan trọng của con vật nuôi trong đời sống. (1 điểm)
Thu bài

D. Dặn dò: Soạn bài: Người con gái Nam Xương.

Tuần: 4
Bài: 3, 4
Tiết: 16 - 17 Ngày soạn:
Ngày dạy:
CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG
A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh
- Cảm nhận được vẻ đẹp truyền thống trong tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam qua nhân vật Vũ
Nương.
- Thấy rõ số phận oan trái của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến.
- Tìm hiểu những thành công về nghệ thuật của tác phẩm.
B. Chuẩn bị: Có thể dùng tranh minh hoạ về cảnh cuối
C. Tiến trình lên lớp:


1. Ổn định tổ ch ứ c:
2. Kiểm tra bài cũ: Nêu ý nghĩa và bố cục của văn bản “Tuyên bố thế giới……… ”
3. Bài mới: Tiết 16
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
- Học sinh đọc văn bản.
- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác
phẩm.
Hỏi: Câu chuyện kể về ai? Về việc
gì? Học sinh kể tóm tắt?
Hỏi: Truyện có mấy phần? Nội dung
từng phần?
Tiết: 17
Hỏi: Trong cuộc sống gia đình nàng
xử sự ntn trước tính hay ghen của

chồng?
Hỏi: Khi tiễn chồng đi lính nàng đã
dặn chồng ntn? Hiểu gì qua lời nói
đó?
Hỏi: Khi xa chồng nàng đã thể hiện
những phẩm chất đẹp đẽ nào?
Hỏi: Những hình ảnh ước lệ có tác
dụng gì?
Hỏi: Lời trối của mẹ chồng cho ta
hiẻu về phẩm chất đẹp đẽ của Vũ
Nương ntn?
Hỏi: Khi bị chồng nghi oan thì nàng
ntn?
Hỏi: Em cảm nhận ntn về nhan vật
Vũ Nương? Dự cảm về số phận của
nàng ntn?
Hỏi: Tính cách của Trương Sinh được
giới thiệu ntn?
Hỏi: Tính đa nghi của chàng được
phát triển ra sao?
Hỏi: Cách xử sự của chàng ntn? Em
đánh giá ntn về cách xử sự đó?
Hỏi: Phân tích giá trị tố cáo trước
I. Đọc - hiểu văn bản:
1. Tác giả, tác phẩm:
2. Đọc, tìm hiểu chú thích:
- Câu chuyện kể về số phận oan nghiệt của người phụ nữ có
nhan sắc, đức hạnh dưới chế độ phụ quyền phong kiến.
3. Bố cục: Ba phần
+ Vẻ đẹp của Vũ nương;

+ Nỗi oanh khuất và cái chết bi thảm của Vũ Nương;
+ Ước mơ của nhân dân.
II. Phân tích:
1. Vẻ đẹp của Vũ Nương:
- Nàng giữ gìn khuôn phép, không lúc nào để vợ chồng phải
bất hoà.
- Khi tiễn chồng đi lính nàng không trông mong vinh hiển
mà chỉ cần bình an trở về.
- Khi xa chồng: thuỷ chung, buồn nhớ
đảm đang, tháo vát (lo toan ma chay việc
nhà chồng chu đáo)
* Hình ảnh ước lệ: “Bướm lượn đầy vườn; mây che kín núi”
- Mượn cảnh thiên nhiên để diễn tả sự trôi chảy của thời
gian.
- Sự ghi nhận nhân cách và đánh giá thật xác đáng và khách
quan công lao của nàng đối với gia đình chồng.
* Khi bị chồng nghi oan:
- Phân trần để chồng hiểu rõ tấm lòng mình - Khẳng định
lòng thuỷ chung trong trắng, cầu xin….
- Nỗi đau đớn, thất vọng vì bị đối xử bất công.
- Thất vọng đến tột cùng về hạnh phúc gia đình không gì
hàn gắn nổi.
* Vũ Nương xinh đẹp, nết na, hiền thục, đảm đang, tháo vát,
hiếu thảo, thuỷ chung hết lòng vun đắp hạnh phúc gia đình.
Đúng ra phải được hưởng hạnh phúc trọn ven, vậy mà lại
phải chết một cách oan uổng, đau đớn.
2. Hình ảnh Trương Sinh:
- Trương Sinh đa nghi, hay ghen.
- Đa nghi phòng ngừa quá sức- Chỉ một lời nói của đứa bé
ngây thơ lại kích động ghen tuông.

- Cách xử sự hồ đồ, độc đoán, bỏ ngoài tai những lời phân
tích của vợ, vũ phu thô bạo dẫn đến cái chết oan nghiệt.
- * Lời tố cáo xã hội phụ quyền, bày tỏ niềm cảm thương


hành động của nhan vạt này?
Hỏi: Nhận xét về cách dẫn dắt tình
tiết câu chuyện của tác giả?
Hỏi: Phân tích giá trị nghệ thuật của
những đoạn hội thoại?
Hỏi: Tìm những yếu tố truyền kỳ?
Hỏi: Sắp xếp các yếu tố ảo + thực có
ý nghĩa gì?
Hỏi: Phân tích ý nghĩa cảu những yếu
tố truyền kỳ?
của tác giả đối với số phận mỏng manh, bi thảm cảu người
phụ nữ.
- Cuộc hôn nhân không bình đẳng là cớ cho Trương Sinh có
thế.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật với những lời tự bạch hợp
lý, tính cách nhân vật.
3. Kết thúc bi thương, mang màu sắc cổ tích:
- Phan Lang vào động rùa của Linh Phi gặp Vũ Nương,
được sứ giả Linh Phi đưa về dương thế. Vũ Nương hiện về ở
bến Hoàng Giang lung linh kỳ ảo - Yếu tố kỳ ảo + yếu tố
thực (về địa danh, thời điểm lịch sử, nhân vật sự kiện lịch
sử, trang phục mỹ nhân…)
- Thế giới kỳ ảo lung linh trở nên gần gủi với cuộc đời thực,
tăng độ tin cậy.
- Ý nghĩa thể hiện ước mơ ngàn đời của nhân dân ta về sự

công bằng trong cuộc đời, người tốt dù có trải qua bao oan
khuất, cuối cùng sẽ được minh oan.
III. Tổng kết:
Ghi nhớ:
D. Củng cố, dặn dò: Vũ Nương có những phẩm chất gì nổi bật?

Ti ết: 18 Ngày soạn:
Ngày dạy:
XƯNG HÔ TRONG HỘI THOẠI
A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh
- Hiểu được sự phong phú đa dạng của hệ thống các từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt;
- Mối quan hệ chặt chẽ giữa việc sử dụng từ ngữ xưng hô với tình huống giao tiếp;
- Ý thức sâu sắc, tầm quan trọng cuả việc sử dụng thích hợp từ ngữ xưng hô và biết sử dụng tốt những
phương tiện này.
B. Chuẩn bị: - Sưu tập các đoạn hội thoại sử dụng từ ngữ xưng hô;
- Bảng phụ, tài liệu tham khảo.
C. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ ch ứ c:
2. Kiểm tra bài cũ: Việc không tuân thủ phương châm hội thoại có thể bắt nguồn từ những nguyên
nhân nào?
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
Hỏi: Hãy sưu tầm một số từ ngữ xưng
hô trong Tiếng Việt?
Hỏi: So sánh với từ xưng hô của
Tiếng Anh và nêu nhận xét về từ
xưng hô trong Tiếng Việt?
I. Từ ngữ xưng hô và việc sử dụng từ ngữ xưng hô:
- Tôi, ta, chúng tôi.
1. Ví dụ:

* Tiếng Anh * Tiếng Việt
I Tôi, tao, tớ
We Chúng tôi, chúng em, chúng mình.


Hỏi: Dế Mèn và Dế Choắt đã xưng hô
ntn trong mỗi ví dụ?
Hỏi: Nhận xét gì về từ ngữ xưng hô
trong Tiếng Việt?
Hỏi: Người nói xưng hô cần phụ
thuộc vào tính chất nào?
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ.
- Các nhóm thảo luận, trình bày.
* Từ xưng hô trong Tiếng Việt phong phú, tinh tế.
a. Dế Mèn gọi Dế Choắt: xưng ta - khoẻ mạnh.
b. Dế Mèn: xưng tôi - bạn bè.
Dế Choắt gọi anh – tôi – coi Dế Mèn như người bạn.
- Từ ngữ xưng hô phong phú.
* Người nói tuỳ thuộc vào tính chất của tình huống giao tiếp
và mối quan hệ với người nghe mà lựa chọn từ ngữ xưng hô.
Ghi nhớ:
II. Luyện tập:
1. Cách xưng hô: gây sự hiểu lầm lễ thành hôn của cô học
viên người Châu Âu và vị giáo sư Việt Nam.
2. Dùng “chúng tôi” trong văn bản khoa học – tăng tính
khách quan và thể hiện sự khiêm tốn của tác giả.
3. Cách xưng hô của Gióng: ông – ta – Thánh Gióng là một
đứa trẻ khác thường.
4. Vị tướng gặp thầy, xưng “em” – lòng biết ơn và thái độ
kính cẩn với người thầy - truyền thống “tôn sư trọng đạo”.

5. Tôi - đồng bào - cảm giác gần gũi, thân thiết đánh dấu
một bước ngoặc trong quan hệ giữa Lãnh tụ và nhan dân
trong một đất nước dân chủ.
6. Thay đổi thái độ và hành vi.
D. Củng cố, dặn dò: nêu các phương châm hội thoại đã học.

Tiết: 19 Ngày soạn: 20/9/2010
Ngày dạy: 21/9/2010
CÁCH DẪN TRỰC TIẾP VÀ CÁCH DẪN GIÁN TIẾP
A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh
- Phân biệt cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp, đồng thời nhận biết lời dẫn khác ý dẫn.
- Rèn luyện kỹ năng sử dụng cách dẫn trực tiếp và gián tiếp thành thạo trong nói và viết, diễn đạt linh
hoạt.
- Khi vận dụng biết tôn trọng lời người dẫn.
B. Chuẩn bị: - Một số ví dụ có lời dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp.
- Bảng phụ.
C. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ ch ứ c:
2. Kiểm tra bài cũ: Về vận dụng các phương châm trong hội thoại.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
- Học sinh đọc ví dụ a, b.
Hỏi: Ví dụ a phần in đậm là lời nói hay ý
nghĩ?
Hỏi: Ví dụ b, phần in đậm là lời nói hay ý
nghĩ? Nó được ngăn cách ntn?
I. Cách dẫn trực tiếp:
1. Ví dụ: Trích “Lặng lẽ Sa Pa”
a. Lời nói của anh thanh niên – tách bằng dấu (:) và dấu
(“”).

b. Ý nghĩ: tách bằng dấu (:) và đặt trong dấu (“”)


Hỏi: Làm thế nào để phân biệt là lời nói
hay ý nghĩ? Điểm giống nhau trong hai ví
dụ?
Hỏi: Thế nào là cách dẫn trực tiếp?
- Học sinh đọc 2 ví dụ a, b (mục II)
Hỏi: Trong phần in đậm ví dụ nào là lời,
ví dụ nào là ý được nhắc đến?
Hỏi: Cách dẫn này có gì khácvới cách
dẫn trực tiếp?
Hỏi: Cả hai cách dẫn có điểm gì chung?
GV khái quát so sánh hai cách dẫn?
- Học sinh đọc ghi nhớ.
- Các nhóm thảo luận.
- Lời nói là ý nghĩ đã được nói ra hay là “lời nói bên
ngoài”.
- Ý nghĩ là “lời nói bên trong” chưa được nói ra.
→ Nhắc lại nguyên vẹn lời hay ý của người hay nhân
vật. Ngăn cách phần được dẫn bằng dấu (:) hoặc kèm
theo dấu (“”)
II. Cách dẫn gián tiếp:
1. Ví dụ: Trích “Lão Hạc”.
a. Lời nói được dẫn (khuyên).
b. Ý nghĩ được dẫn (hiểu)
- Không dùng dấu (:), bỏ dấu (“”).
- Thêm rằng, là đứng trước.
→ Nhắc lại lời hay ý của người hay nhân vật: có điều
chỉnh theo kiểu thuật lại không giữ nguyên vẹn, không

dùng dấu (:).
- Cả hai cách đều có thể thêm rằng, là để ngăn cách phần
được dẫn với phần lời của người dẫn.
Ghi nhớ:
III. Luyện tập:
1. a. Lời dẫn trực tiếp;
b. Dẫn trực tiếp ý dẫn.
2. Từ câu (a) có thể tạo ra:
+ Câu có lời dẫn trực tiếp: Trong “Báo cáo Chính trị tại
Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ II của Đảng”, Chủ
tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Chúng ta phải……”
+ Câu có lời dẫn gián tiếp: Trong “Báo cáo Chính trị tại
Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ II của Đảng”, Chủ
tịch Hồ Chí Minh khẳng định rằng chúng ta phải…
3. Không có lời dẫn hay ý dẫn nào sau dấu (:).
D. Củng cố, dặn dò: Thế nào là lời dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp.

Ti ết: 20 Ngày soạn: 20/9/2010
Ngày dạy: 22/9/2010
LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh
- Ôn lại mục đích và cách thức tóm tắt văn bản tự sự.
- Rèn luyện kỹ năng tóm tắt văn bản tự sự.
- Có ý thức tự đọc và tóm tắt các văn bản tự sự.
B. Chuẩn bị:Các văn bản đã học ở lớp 8, 9.
C. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ ch ứ c:
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò



- Giáo viên nêu tình huống trong
SGK
- Học sinh thảo luận, rút ra nhận xét.
- Học sinh đọc ví dụ SGK
Hỏi: Theo em, các chi tiết sự việc đó
đã đủ chưa? Sự việc thiếu là sự việc
nào? Sự việc đó có quan trọng
không? Vì sao?
Trên cơ sở điều chỉnh, học sinh viết
bản tóm tắt khoảng 20 dòng.
Hỏi: Em kết luận gì về việc diễn đạt
tóm tắt tác phẩm tự sự?
- Học sinh thảo luận theo nhóm rồi
lần lượt các nhóm trình bày. Cả lớp
nghe, nhận xét.
I. Sự cần thiết của việc tóm tắt văn bản tự sự:
1. Tìm hiểu các tình huống:
- Tóm tắt để giúp người đọc, nghe nắm được nội dung chính
của một câu chuyện.
- Văn bản được tóm tắt phải tóm tắt nổi bật các yếu tố tự sự
và nhân vật chính - ngắn gọn, dễ nhớ.
II. Thực hành tóm tắt một văn bản tự sự:
- Sách giáo khoa nêu lên bảy sự việc khá đầy đủ của cốt
truyện Chuyện người con gái Nam Xương. Tuy vậy, vẫn
thiếu một sự việc rất quan trọng. Đó là, sau khi vợ trẫm
mình tự vẫn, Trương Sinh nghe con kể về người cha là cái
bóng. Chính sự việc này làm chàng hiểu ra nỗi oan của vợ
2. Học sinh đọc trước lớp.

3. Kết luận:
Tác phẩm tự sự, tóm tắt truyện ngắn gọn nổi bật sự việc và
nhân vật chính.
Ghi nhớ:
III. Luyện tập:
Bài 1: Tóm tắt văn bản Lão Hạc
- Lão Hạc có một đứa con trai, một mảnh vườn và một con
chó.
- Con trai lão không lấy được vợ, bỏ đi làm đồn điền cao su.
- Lão làm thuê dành giụm tiền gửi ông Giáo, gửi cả mảnh
vườn cho con.
- Sau trận ốm, lão không kiếm được việc làm, lão bán chó
Vàng, rồi kiếm gì ăn nấy.
- Lão xin Binh Tư ít bả chó.
- Lão đột ngột qua đời, không ai hiểu vì sao.
- Chỉ có ông giáo hiểu - buồn.
Bài 2: Chuyện việc tốt, chuyện cười.
D. Củng cố, dặn dò : Những yêu cầu tóm tắt văn bản tự sự.

Tiết: 21 Ngày soạn: 20/9/2010
Ngày dạy: 22/9/2010

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG
A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh nắm.
- Từ vựng của ngôn từ không ngừng phát triển.
- Sự phát triển của từ vựng thể hiện trước hết ở hình thức một từ ngữ phát triển thành nhiều nghĩa trên
cơ sở một nghĩa gốc.
- Có ý thức sử dụng từ ngữ đúng nghĩa và chuyển nghĩa.
B. Chuẩn bị: Sưu tầm từ nhiều nghĩa đưa vào văn cảnh.
C. Tiến trình lên lớp:

1. Ổn định tổ ch ứ c:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:


Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
- Học sinh đọc bài thơ Vào nhà ngục
Quảng Đông cảm tác.
Hỏi: Từ kinh tế có nghĩa là gì? Ngày nay
nghiã đó còn dùng nữa không?
Hỏi: Nhận xét gì về nghĩa của từ theo sự
phát triển của thời gian?
Hỏi: Học sinh đọc 2 ví dụ và hai yêu cầu,
chỉ ra nghĩa của từ “xuân”, “tay” trong
mỗi trường hợp.
Hỏi: Rút ra ghi nhớ?
- Học sinh thảo luận theo nhóm
I. Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ:
1. Ví dụ:
- Kinh tế: Kinh bang tế thế
Trị nước, cứu đời.
Ngày nay: Hoạt động lao động sản xuất, phát triển và
xây dựng của cải.
→ Nghĩa của từ không phải bất biến, thay đổi theo thời
gian. Có những nghĩa cũ mất đi. Có những nghĩa mới
hình thành.
2. Ví dụ:
- Xuân 1: mùa; xuân 2: tuổi trẻ (ẩn dụ)
Tay 1: Bộ phận cơ thể; tay 2: chuyên giỏi về một môn
(hoán dụ).

Ghi nhớ:
II. Luyện tập:
1. Chân 1: nghĩa gốc; chân 2: chuyển hoán dụ; chân 3:
chuyển ẩn dụ; chân 4: chuyển ẩn dụ.
2. Trà trong các tên gọi: nghĩa chuyển.
3. Đồng hồ điện: những khí cụ để đo có bề mặt giống
đồng hồ.
4. Ví dụ: - Sông núi nước Nam vua Nam ở.
- Ông vua dầu lửa là người ở I-rắc.
5. Từ “Mặt trời” trong lăng ẩn dụ tu từ, có nghĩa lâm
thời.
D. Củng cố, dặn dò: Phân biệt hiện tượng nghĩa và biện pháp tu từ.

Tiết: 22 Ngày soạn: 26/9/2010
Ngày dạy: 28/9/2010
CHUYỆN CŨ TRONG PHỦ CHÚA TRỊNH
(Trích Vũ trung tuỳ bút - Phạm Đình Hổ)
A. Mục tiêu bài học: - Thấy được cuộc sống xa hoa của vua chúa, quan lại phong kiến trong xã hội
cũ.
- Bước đầu nhận biết đặc trưng cơ bản của thể loại tuỳ bút đời xưa và đánh giá được giá trị nghệ thuật
của những dòng ghi chép đầy tính hiện thực.
- Nhận biết đặc trưng cơ bản của thể loại tuỳ bút và học tập cách viết.
B. Chuẩn bị: Tranh phác hoạ cảnh cuối
C. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ ch ứ c:
2. Kiểm tra bài cũ: Nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương”
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò



- Học sinh đọc phần chú thích.
Hỏi: Học sinh phân biệt truyện và
tuỳ bút?
- Gọi học sinh đọc lại văn bản
Hỏi: Thói ăn chơi xa xỉ của chúa
Trịnh được miêu tả ntn?
Hỏi: Bọn quan lại ntn?
Hỏi: Thái độ của tác giả?
I. Đọc - Hiểu văn bản:
1. Tác giả, tác phẩm:
2. Chú thích:
* Truyện: Hiện thực của cuộc sống được phản ánh thông qua
số phận con người cụ thể, thường có cốt truyện, nhân vật. Cốt
truyện được triển khai, nhân vật được khắc hoạ nhờ một hệ
thống chi tiết nghệ thuật phong phú, đa dạng bao gồm chi tiết,
sự kiện, xung đột, nội tâm, ngoại hình của nhân vật.
* Tuỳ bút: Nhằm ghi chép về con người, sự việc cụ thể, có
thực. Tác giả bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ, nhận thức, đánh giá
của mình vể con người và cuộc sống. Sự ghi chép tuỳ theo
cảm hứng chủ quan, có thể tản mạn, cảm xúc chủ đạo.
3. Đọc văn bản:
II. Phân tích:
1. Thói ăn chơi của chúa Trịnh và sách nhiễu dân của bọn
quan lại
a. Chúa Trịnh:
- Xây cung điện, đền đài.
- Ăn chơi xa xỉ, tốn kém.
b. Bọn quan lại:
- Tìm thu mà thực chất là cướp đoạt những của quý trong
thiên hạ (chim quý, thú lạ, cây cổ thụ… ) lại được tiếng là

mẫn cán.
- Dẫn chứng cụ thể, khách quan, không lời bình của tác giả.
2. Thái độ của tác giả:
- Tố cáo, khinh bỉ bọn quan lại trong phủ chúa Trịnh (phê
phán kín đáo)
- Ông xem đó là triệu chứng bất tường (điều không lành).
Ghi nhớ: SGK
D. Củng cố, dặn dò: Viết đoạn văn ngắn nhận xét về xã hội Việt Nam thời chúa Trịnh.

Tiết: 23 - 24 Ngày soạn: 27/9/2010
Ngày dạy: 29/9/2010
HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ

A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh
- Cảm nhận được vẻ đẹp hào hùng của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ trong chiến công đại phá
quân Thanh, sự thảm bại của bọn xâm lược và số phận của lũ vua quan phản dân hại nước.
- Hiểu sơ bộ về thể loại và đánh giá giá trị nghệ thuật của lối văn trần thuật kết hợp miêu tả chân thực,
sinh động.
- Tự hào với trang sử vẻ vang của dân tộc, ghi nhận công lao của các vị anh hùng dân tộc.
B. Chuẩn bị: Sơ đồ trận đánh đồn Hạ Hồi, Ngọc Hồi.
C. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ ch ứ c:


2. Kiểm tra bài cũ: Cảnh ăn chơi của chúa Trịnh và quan lại hầu cận trong phủ chúa được miêu tả như
thế nào? Báo trước điều gì của triều đại Lê - Trịnh.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
TIẾT 23
- Gọi học sinh đọc chú thích.

- Giới thiệu vài nét về tác giả, tác
phẩm?
- Gọi học sinh đọc chú thích.
Hỏi: Nêu đại ý của đoạn trích?
Hỏi: Cảm nhận của em về người
anh hùng Quang Trung?
Hỏi: Em thấy tính cách anh hùng
thể hiện ở hoạt động của nhân vật
như thế nào?
Hỏi: Qua đó, em thấy được điều gì
ở người anh hùng?
TIẾT 24:
Hỏi: Ngoài biểu hiện con người
hành động nhanh gọn, Quang Trung
còn thể hiện trí tuệ sáng suốt, sâu
xa, nhạy bén. Hãy chứng minh?
Hỏi: Phân tích lời phủ dụ trước khi
lên đường?
Hỏi: Theo em, chi tiết nào trong tác
phẩm giúp ta đánh giá được tầm
nhìn xa của Quang Trung?
I. Đọc - hiể u v ă n b ả n:
1. Tác giả, tác phẩm:
- Tập thể tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì - Hà Tây. Hai tác giả
chính : Ngô Thì Chí - Ngô Thì Du.
- Chí: Thể văn vừa có tính chất văn vừa có tính chất sử.
- Hoàng Lê nhất thống chí: Tiểu thuyết lịch sử (chữ Hán) thế
kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX.
2. Đọc - tóm tắ t v ă n b ả n:
- Tóm tắt hồi 12 – 13, tóm tắt ý chính từng đoạn.

3. B ố cục:
- Đoạn 1: Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, cầm quân dẹp giặc.
- Đoạn 2: Cuộc hành quân thần tốc và chiến thắng lẫy lừng
của Quang Trung.
- Đoạn 3: Cảnh đại bại của quân tướng Thanh, sự thảm bại
của vua tôi Lê Chiêu Thống.
* Dựng lên bức tranh chân thực và sinh động hình ảnh anh
hùng dân tộc Nguyễn Huệ và sự thảm bại tất yếu của bọn xâm
lược.
II. Phân tích:
1. Hình ảnh Nguyễ n Hu ệ - Quang Trung:
* Con người hành động mạnh mẽ, quyết đoán, xông xáo,
nhanh gọn, có chủ đích và rất quả quyết. Trong 1 tháng:
+ Tế cáo lên ngôi Hoàng đế.
+ Xuất binh ra Bắc.
+ Tuyển mộ quân lính.
+ Mở cuộc duyệt binh ở Nghệ An.
+ Phủ dụ tướng sĩ, định kế hoạch hành quân đánh giặc, kế
hoạch đối phó với quân Thanh sau chiến thắng.
- Người lo xa, hành động mạnh mẽ.
* Trí tuệ sáng suốt nhạy bén.
+ Thể hiện trong việc phân tích tình hình thời cuộc và thế
tương quan lực lượng giữa ta và địch.
+ Phủ dụ quân lính = Khẳng định chủ quyền, lợi thế trung
quân, kích thích lòng yêu nước và truyền thống quật cường
dân tộc.
* Ý chí quyết thắng và tầm nhìn xa trông rộng.
+ Mới khởi binh đã khẳng định sẽ chiến thắng.
+ Tính kế hoạch ngoại giao sau khi chiến thắng đối với một
nước lớn gấp 10 lần nước mình.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×