Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

KHẢO NGHIỆM GIỐNG CÂY TRỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.65 KB, 2 trang )

Phần 1 : NÔNG, LÂM, NGƯ NGHIỆP
Chương1 : TRỒNG TRỌT, LÂM NGHIỆP ĐẠI CƯƠNG
Bài 2: KHẢO NGHIỆM GIỐNG CÂY TRỒNG
Ngày soạn: / /2010
Ngày dạy: / /2010
Tiết 1
I. MỤC TIÊU , YÊU CẦU
Sau khi học xong bài, HS phải:
- Trình bày được mục đích, ý nghĩa của công tác khảo nghiệm giống cây trồng
- Nêu được nội dung của các thí nghiệm so sánh giống, kiểm tra kĩ thuật , sản xuất quảng
cáo trong hệ thống khảo nghiệm giống cây trồng.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát tranh ảnh và nhận xét
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: Nghiên cứu SGK . Đọc phần thông tin bổ sung trong SGV.
- Học sinh: Đọc SGK, tìm thêm 1 số số liệu có liên quan
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: không
3. Bài giảng
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG
* Hoạt động 1: Tìm hiểu mục đích, ý
nghĩa của công tác khảo nghiệm giống
cây trồng
- GV: Mục đích, ý nghĩa của công tác khảo
nghiệm giống cây trồng là gì?
- HS: Nghiên cứu SGK, trả lời
- GV:+ Vậy khảo nghiệm giống cây trồng
là gì?
+ Nếu đưa giống mới vào SX mà
không qua khảo nghiệm có đc không?vì
sao?


- HS: suy nghĩ, trả lời
* Hoạt động 2: Tìm hiểu các loại thí
nghiệm khảo nghiệm giống cây trồng
Hoạt động nhóm:
- GV: + Mục đích của thí nghiệm so sánh
giống là gì?
+ nội dung so sánh là gì?
+kết quả so sánh được sử dụng là
gì?
+hãy cho biết cách tiến hành thí
nghiệm so sánh?
- HS: thảo luận nhóm, trình bày

Hoạt động nhóm:
I. Mục đích, ý nghĩa của công tác khảo nghiệm
giống cây trồng
1. Nhằm đánh giá khách quan chính xác và công
nhận kịp thời giống cây trồng mới phù hợp với từng
vùng và hệ thống luân canh.
2. Cung cấp những thông tin chủ yếu về yêu cầu kĩ
thuật canh tác và hướng sử dụng những giống mới
được công nhận.
II. Các loại thí nghiệm khảo nghiệm giống cây
trồng
1.Thí nghiệm so sánh giống
- Mục đích: so sánh giống mới chọn tạo hoặc nhập
nội với giống phổ biến rộng rãi trong SX đại trà
- Nội dung: so sánh các chỉ tiêu: ST, PT, năng suất,
chất lượng nông sản , tính chống chịu với các điều
kiện ngoại cảnh

- Kết quả: nếu giống mới vượt trội so với giống phổ
biến trong SX đại trà thì được chọn và gửi đến trung
tâm khảo nghiệm giống quốc gia để khảo nghiệm
giống trên toàn quốc.
2. Thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật
- GV:+ Nghiên cứu SGK, thảo luận và cho
biết mục đích và phạm vi tiến hành thí
nghiệm kiểm tra kĩ thuật?
+ làm thế nào người ta xác định số
vụ, thời điểm gieo trồng cho mỗi vụ ở mỗi
địa phương?
+ Tại sao phải bố trí thí nghiệm kiểm
tra kĩ thuật với các giống mới?
+ Giải thích cách bố trí thí nghiệm ở
hình 2.2
- HS: thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi
trên của giáo viên
Hoạt động nhóm:
- GV: Thí nghiệm SX quảng cáo nhằm mục
đích gì, nội dung như thế nào để có hiệu
quả?
- HS: Thảo luận nhóm, trả lời
- GV: Hãy kể một ví dụ về thí nghiệm sản
xuất quảng cao mà em biết?
HS: trả lời
- Mục đích: Kiểm tra những đề xuất của cơ quan
chọn tạo giống về quy trình kĩ thuật gieo trồng( xác
định thời vụ, mật độ, chế độ phân bón )
- Phạm vi: tiến hành trong mạng lưới khảo nghiệm
giống quốc gia

- Nội dung: xác định thời vụ, mật độ gieo trồng , chế
độ phân bón của giống
- Kết quả: xây dựng quy rình kĩ thuật gieo trồng để
mở rộng SX ra đại trà
3. Thí nghiệm SX quảng cáo
- Mục đích: để tuyên truyền đưa giống mới vào SX
đại trà
-Nội dung: triển khai trên diện tích lớn, cần tổ chức
hội nghị đầu bờ để khảo sát đánh giá KQ. Đồng thời
cần phổ biến trên các phương tiện thông tin đại
chúng để mọi người đều biết về giống mới
4. Củng cố
Hoàn thành phiếu học tập:
CÁC LOẠI THÍ NGHIỆM MỤC ĐÍCH NỘI DUNG KẾT QUẢ
1. TN so sánh giống
2. TN kiểm tra kĩ thuật
3. TN sản xuất quảng cáo
5. Hướng dẫn về nhà
Trả lời các câu hỏi trong SGK
IV. RÚT KINH NGHIỆM

×