Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

BAI 2. KHAO NGHIEM GIONG CAY TRONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.25 KB, 6 trang )

PHẦN I: NÔNG, LÂM, NGƯ NGHIỆP.
CHƯƠNG I: TRỒNG TRỌT, LÂM NGHIỆP ĐẠI CƯƠNG.
Bài 2: KHẢO NGHIỆM GIỐNG CÂY TRỒNG.
Ngày soạn: Tuần CT:1 Tiết CT:1
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức:

Biết: - Mục đích, ý nghĩa của công tác khảo nghiệm giống cây trồng.

Hiểu: - Nội dung các thí nghiệm so sánh giống, kiểm tra kỹ thuật, sản xuất, quảng cáo trong công tác
khảo nghiệm giống cây trồng.

V. dụng: - Khảo nghiệm giống ở gia đình, địa phương.
2. Kỹ năng: - Quan sát, so sánh, phânm tích, đánh giá.
- Thảo luận nhóm.
3. Thái độ: - Ham học hỏi, tìm tòi kiến thức mới.
II/ Phương pháp: - Trực quan + thảo luận nhóm + giảng giải.
III/ Chuẩn bị:
A. Giáo viên: - SGK, SGV, tư liệu tham khảo.
- Tranh ảnh, các thí nghiệm khảo nghiệm giống cây trồng.
B. Học sinh: - Đọc SGK và tóm tắt quy trình khảo nghiệm giống.
IV/ Kiểm tra bài cũ: Không . Thay vào đó là việc giới thiệu nội dung chương trình công nghệ 10.
V/ Tiến trình:
A. Mở bài: Khi nào giống mới được công nhận và đưa vào sản xuất đại trà ?
⇒ Khi đã được khảo nghiệm bằng các thí nghiệm do cơ quan chuyên môn của nhà nước ( giống cây
trồng; viện nghiên cứu khoa học…). Vậy hoạt động khảo nghiệm được tiến hành như thế nào ? ⇒ bài học hôm nay.
B. Phát triển bài:
Hoạt động 1: Mục đích, ý nghĩa của công tác khảo nghiệm giống cây trồng.
 Mục tiêu: - Mục đích, ý nghĩa của công tác khảo nghiệm giống cây trồng.
 Tiến trình:
 Tiểu kết: 1 giống cây mới chọn tạo / nhập nội



sản xuất
Hoạt động Giáo viên Hoạt động Học sinh Nội dung
- Khảo nghiệm giống cây trồng
( KNGCT) nhằm mục đích gì?
- Muốn khai thác hiệu quả của giống
cần khảo nghiệm đặc điểm nào của
giống?
- Giả sử 1 giống lúa ở nước ngoài có
sản lượng cao, phẩm chất tốt, ta nhập
nội rồi đem sản xuất ngay không qua
khảo nghiệm thì kết quả như thế nào?
- ý nghĩa của công tác KNGCT là gì?
- đánh giá chính xác chất lượng
và đặc điểm của giống.
- Kỹ thuật canh tác, thời vụ, chế
độ làm đất, chăm bón..
- Có thể tốt nhưng kết quả không
cao do chưa thích hợp với thỗ
nhưỡng, không có quy trình kỹ
thuật hợp lý.
- xác định yêu cầu và hướng sử
dụng giống.
I. Mục đích, ý nghĩa của công tác khảo
nghiệm giống cây trồng:
1 .Mục đích:
- Khảo nghiệm giống cây trồng giúp đánh giá
khách quan, chính xác đặc điểm của giống để
có công nhận kịp thời thì giống cây trồng mới
phù

hợp với từng vùng và hệ thống luân canh của
khu vực.
- Cung cấp thông tin về yêu cầu kỹ thuật canh tác
và hướng dẫn sử dụng những giống mới KN.
2. Ý nghĩa:
- Giúp xác định yêu cầu của giống.
- Hướng dẫn sử dụng để khai thác tốt tối đa hiệu
quả của giống.
Hoạt động 2: Các loại thí nghiệm khảo nghiệm giống cây trồng.
 Mục tiêu: - Khảo nghiệm giống ở gia đình, địa phương.
- Nội dung các thí nghiệm so sánh giống, kiểm tra kỹ thuật, sản xuất, quảng cáo trong công
tác khảo nghiệm giống cây trồng.
 Tiến trình:
Hoạt động Giáo viên Hoạt động Học sinh Nội dung
- Dùng hệ thống câu hỏi hướng dẫn
HS tìm hiểu nội dung cuả các thí
nghiệm.
- Thực chất của TN so sánh giống là
gì?
- Cho HS quan sát tranh ảnh về TN
này, xác định xem đâu là giống mới
cần khảo nghiệm ? đâu là giống đại trà
được làm đối chứng?
- So sánh cần chú ý đến những tiêu chí
nào?
- Ghi tóm tắt / bảng các chỉ tiêu so
sánh?
- Mục đích của TN kiểm tra kỹ thuật?
- Thí nghiệm kiểm tra kỹ thuật được
thực hiện ở phạm vi nào?

- Cho HS quan sát H 2.2 / 10 SGK và
tìm ra quy trình bón phân thích hợp.
- Giống mới với những điều kiện gì sẽ
được tổ chức TN sản xuất quảng cáo?
- TN sản xuất quảng cáo nhằm mục
đích gì?
- Làm thế nào để giống mới được
tuyên truyền rộng rãi và đưa vào sản
xuất đại trà?
⇒ Giải thích hội nghị đầu bờ là hội
nghị tổ chức báo cáokết quả việc gieo
trồng giống mới trên diện tích rộng,
kết hợp khảo sát thực tế trên đồng
ruộng của các đại biểu, nhằm xác định
tính ưu việt và quy trình kỹ thuật của
giống ⇒ quảng cáo để giống được sử
dụng rộng rãi.
- ở địa phương em có khi nào tổ chức
TN khảo sát giống mới không?
- Thảo luận nhóm qua việc đọc
SGK + trả lời các câu hỏi.
- Xem tranh H2.1 / 10 SGK
+ giống mới: KN1
+ giống cũ: CR203
- ST & PT, năng suất, chất lượng
sản phẩm, khả năng chống
chịu…
- quan sát tranh.
- tìm quy trình bón phân thích
hợp.

- sau khi được cấp giấy chứng
nhận.
- Tuyên truyền đưa giống vào
sản xuất đại trà.
- quảng cáo trên các phương tiện
thông tin đại chúng, hội nghị đầu
bờ.
II. Các loại thí nghiệm khảo nghiệm giống
cây trồng:
1. Thí nghiệm so sánh giống:
- giống mới chọn tạo / nhập nội đem so sánh với
các giống phổ biến đại trà.
- Dựa vào các chỉ tiêu sau:
+ sinh trưởng và phát triển.
+ năng suất, chất lượng nông sản, tính chống
chịu..
- Nếu giống mới vượt trội hơn → trung tâm khảo
nghiệm giống quốc gia để khảo nghiệm / toàn
quốc.
2. Thí nghiệm kiểm tra kỹ thuật:
- MĐ: nhằm kiểm tra những đề xuất của cơ quan
chọn tạo giống để xây dựng quy trình kỹ thuật
gieo giống.
- Sau khi thí nghiệm khảo nghiệm → so sánh
giống và kiểm tra các yêu cầu kỹ thuật của
giống. Nếu đáp ứng yêu cầu sẽ được cấp giấy
chứng nhận giống quốc gia; xây dựng kỹ thuật
gieo trồng ⇒ sản xuất đại trà.

3. Thí nghiệm sản xuất quảng cáo:

- Sau khi giống mới được cấp giấy chứng nhận
giống quốc gia → tổ chức TN sản xuất quảng cáo
nhằm tuyên truyền đưa giống mới vào sản xuất
đại trà.
- Hội nghị đầu bờ → khảo sát, đánh giá kết quả.
- Quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại
chúng.
 Tiểu kết: giống mới

giống sản xuất đại trà theo 3 chu trình TN: so sánh ( vượt trội)

kiểm tra k

thuật(đạt yêu cầu cấp giấy chứng nhận)

sản xu ất qu ảng c áo.
C. Củng cố: 1/ Chọn câu trả lời đúng nhất.
Giống được cấp giấy chứng nhận quốc gia khi giống đáp ứng yêu cầu sau khi đã tổ chức thí
nghiệm:
a. Thí nghiệm so sánh giống.
b. Thí nghiệm kiểm tra kỹ thuật.
c. Thí nghiệm sản xuất quảng cáo.
d. Không cần thí nghiệm.
2/ Sắp xếp các hoạt động tương ứng với các TN trong công tác khảo nghiệm giống cây
trồng:
TN khảo nghiệm giống Các hoạt động Đáp án
1. TN so sánh giống.
2. TN kiểm tra kỹ thuật.
3. TN sản xuất quảng cáo.
a. Tổ chức hội nghị đầu bờ.

b. Bố trí sản xuất so sánh giống mới với
giống sản xuất đại trà.
c. Bố trí sản xuất so sánh các giống với
nhau.
d. Bố trí sản xuất với các ch ế độ bón
phân và t ưới tiêu nước khác nhau.
e. Bố trí Tn trên diện rộng & quảng cáo
trên các phương tiện thông tin đại chúng.
1……..
2……..
3……..

×