Tải bản đầy đủ (.doc) (87 trang)

194 Thực trạng về hoạt động kinh doanh lữ hànhvà hiệu quả kinh doanh lữ hành tại Công ty du lịch Hương Giang chi nhánh Hà Nội (86tr)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (463.84 KB, 87 trang )

Chuyªn ®Ò thùc tËp §H KTQD
NỘI DUNG
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
I.NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LỮ
HÀNH.
Định nghĩa công ty lữ hành.
ở Việt Nam doanh nghiệp lữ hành được định nghĩa: “ Doanh nghiệp lữ hành
là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập được thành lập nhằm
mục đích sinh lợi bằng giao dịch, ký kết các hợp đồng về du lịch và tổ chức
thực hiện chương trình Du lịch đã bán cho khách Du lịch ”
Doanh nghiệp lữ hành quốc tế: có trách nhiệm xây dựng các chương trình Du
lịch trọn gói hoạch từng phần theo yêu cầu của khách để trực tiếp thu hút
khách đến Việt Nam và đưa công dân Việt Nam đi du lịch nước ngoài, thực
hiện các chương trình Du lịch đã bán hoặc ký kết hợp đồng uỷ thác từng phần,
trọn gói cho lữ hành nội địa.
Doanh nghiệp lữ hành nội địa: có trách nhiệm xây dựng, bán và tổ chức thực
hiện các chương trình Du lịch nội địa, nhận uỷ thác để thực hiện nhiệm vụ
chương trình Du lịch cho khách nước ngoài đã được các doanh nghiệp lữ
hành quốc té đưa vào Việt Nam.
1.2 Vai trò của chương trình Du lịch công ty lữ hành:
Các Công ty lữ hành thực hiện các hoạt động sau đây:
- Tổ chức hoạt động trung gian bán và tiêu thụ sản phẩm của các nhà
cung cấp dịch vụ du lịch. Hệ thống các điểm bán, các đại lý du lịch tạo thành
mạng lưới phân phối sản phẩm của các nhà cung cấp du lịch. Trên cơ sở đó,
rút ngắn hoặc xoá bỏ khoảng cách khách du lịch với các cơ sở kinh doanh du
lịch.
- Tổ chức các chương trình dulịch trọn gói. Các chương trùnh này nhăm
liên kết các sản phẩm du lịch như vận chuyển, lưu trú thăm quan, vui chơi giải
trí,… thành một sản phẩm thống nhất, hoàn hảo, đáp ứng được nhu cầu của
3
Chuyªn ®Ò thùc tËp §H KTQD


khách. Các chương trình du lịch trọn gói sẽ xoá bỏ tất cả những khó khăn lo
ngại của cách du lịch, tạo cho họ sự an tâm, tin tưởng vào thành công của
chuyến đi du lịch.
Các công ty lữ hành lớn với hệ thệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật phong phú
từ các công ty hàng không đến các chuỗi khách sạn, hệ thống ngân hàng…
đảm bảo phục vụ tất cả các nhu cầu du lịch của khách từ khâu đầu tiên đến
khâu cuối cùng. Những tập đoàn lữ hành, du lịch mang tính chất toàn cầu sẽ
quyết định tới xu hướng tiêu dùng trên thị trường hiện tại và trong tương lai.
Sơ đồ 1 : Vai trò của các công tylữ hành du lịch trong mối quan hệ cung-
cầu du lịch

1.3 Cơ cấu tổ chức của các công ty lữ hành .
Cơ cấu tổ chức công ty lữ hành du lịch phụ thuộc vào các yếu tố sau đây :
4
Kinh doanh lưu trú,
ăn uống ( Khách sạn, nh à
h ng ...)à
Kinh doanh vận chuyển
( h ng không, ô tô...)à
T i nguyên du là ịch
( Thiên nhiên, nhân tạo )…
Các cơ quan du lịch vùng,
quốc gia
Các công ty
Du lịch lữ
h nhà
Khách
Du lịch
Chuyªn ®Ò thùc tËp §H KTQD
- Phạm vi địa lý, nội dung và điểm của các lĩnh vực hoạt động của công

ty.Đây là yếu tố cơ bản mang hai tính chất quyết định.
- Khả năng về tài chính, nhân lực của công ty.
- Các yrus tố thuộc về môi trường kinh doanh, tiến bộ, khoa học, kỹ
thuật,…
Các công ty lữ hành du lịch ở Việt Nam và phần lớn ở các nước đang phát
triển chủ yếu là các công ty lữ hành nhận khách với mục tiêu chủ yếu là đón
nhận và tiến hành phục vụ khách du lịch từ các quốc gia phát triển.

Sơ đồ 2 : Cơ cấu tổ chức của các công ty hữ hành du lịch

5
HỘIĐỘNG QUẢN TRỊ
GIÁM ĐỐC
CÁC BỘ PHẬN
NGHIỆP VỤ DU
LỊCH
CÁC BỘ PHẬN
TỔNG HỢP
CÁC BỘ PHẬN
HỖ TRỢ VÀ
PHÁT TRIỂN
Tài
chính
kế
toán
Tổ
chức
hành
chính
Điều

hành
Thị
trường
Maket-
ing
Hướng
dẫn
Hệ
thống
các
chi
nhánh
đại
diện
Đội xe
Khách
sạn
Kinh
doanh
khác
Chuyªn ®Ò thùc tËp §H KTQD
1.3.1 Hội động quản trị.
Thường chỉ tồn tại ở các doanh nghiệp cổ phần. Đây là bộ phận quyết định
những vấn đề quan trọng nhất của công ty như chiến lược chính sách .
1.3.2 Giám đốc.
Là người trực tiếp điều hành công việc, chịu trách nhiệm trước hội động
quản trị về kết quả kinh doanh của công ty.
1.3.3 Các bộ phận đặc trưng và quan trọng nhất của công ty lữ hành.
Là các bộ phận du lịch, bao gồm ba phòng: thi trường, điều hành, hướng
dẫn. Các phòng ban này đảm nhận phần lớn các khâu chủ yếu trong hoạt động

kinh doanh của công ty lữ hành .
Đây là ba bộ phận có mối quan hệ khăng khít, đòi hỏi phải có sư phân phối
chặt chẽ, cơ chế hoạt động rõ ràng, hợp lý. Quy mô của phòng ban phụ thuộc
vào quy mô và nội dung tính chất của hoạt động của công ty. Tuy nhiên, dù ở
quy mô nào thi nội dung và tính chất của công việc của các phòng ban về cơ
bản vẫn như trên đây. Điểm khác biệt chủ yếu là phạm vi, quy mô và hình
thức tổ chức này. việt Namì vậy nói đến công ty lữ hành là nói đến Maketing,
điều hành và hướng dẫn.
1.3.4 Khối các bộ phận tổng hợp.
Thực hiện các chức năng như tất cả các doanh nghiệp khác theo đúng tên gọi
của chúng. Bao gồm: phòng tài chính, kế toán và phòng tổ chức hành chính.
1.3.5 Các bộ phận hỗ trợ và phát triển.
Được goi là phương tiện phát triển của các doanh nhgiệp lữ hành. Các bộ
phận này, vừa thoả thuận các nhu cầu của công ty về khách sạn, vận
chuyển.Vừa đảm bảo mở rộng phạm vi lĩnh vực kinh doanh. Các bộ phận này
thể hiện quá trình liên kết ngang cảu công ty.
Các chi nhánh đại diện của côngty thường được thành lập tại các điểm du
lịch hoặc tại các nguồn khách du lịch chủ yếu. Tính độc lập của các chi nhánh
tuỳ thuộc vào khả năng của chúng. Các chi nhánh thường thực hiện những
vai trò sau đây:
6
Chuyªn ®Ò thùc tËp §H KTQD
(1)Là đầu mối tổ chức thu thút khách (nếu là chi nhánh tại các nguồn
khách ) hoặc đầu mối triển khai các hoạt động nhằm hoạt động các yêu cầu
chương trình du lịch của công ty tại các điểm du lịch ( nếu là tại chi nhánh các
điểm dulịch ).
(2)Thực hiện hoạt động khuyếch trương cho công ty tại địa bàn.
(3)Thu thập thông tin, báo cáo kịp thời mọi thay đổicho lánh đạo của công
ty.
(4)Trong những điều kiện nhất định có thể phát triển thành những công ty

con trực thuộc công ty mẹ ( công ty lữ hành ) .

1.4 Hệ thống sản phẩm của các doanh nghiệp lữ hành
Sự đa dạng trong hoạt động lữ hành du lịch là nguyên nhân chủ yếu dần
đến sự phong phú, đa dạng của các sản phẩm cung ứng của doanh nghiệp lữ
hành. Căn cứ vào tính chất, nội dung, có thể chia các sản phẩm của các doanh
nghiệp lữ hành thành 3 nhóm cơ bản.
1.4.1. Các dịch vụ trung gian
Sản phẩm dịch vụ trung gian chủ yếu do các đại lý du lịch cung cấp.
Trong hoạt động này, các đại lý du lịch thực hiện các hoạt động tbán sản
phẩm của các nhà sản xuất tới khách du lịch. Các đại lý du lịch không tổ chức
sản xuất các sản phẩm của bản thân đại lý, mà chỉ hoạt động như một đại lý
bán hoặc một điểm bán sản phẩm của các nhà sản xuất du lịch. Các dịch vụ
trung gian chủ yếu bao gồm:
* Đăng ký đặt chỗ và bán vé máy bay.
* Đăng ký đặt chỗ và bán vé trên các loại phương tiện khác: tàu thủy,
đường sắt, ô tô,….
* Môi giới cho thuê ô tô.
* Môi giới và bán bảo hiểm.
* Đăng ký đặt chỗ và bán các chương trình du lịch
* Đăng ký đặt chõ trong khách sạn
7
Chuyªn ®Ò thùc tËp §H KTQD
* Các dich vụ môi giới trung gian khác.
1.4.2 Các chương trình du lịch trọn gói
Hoạt động du lịch trọn gói mang tính chất đặc trưng cho hoạt động lữ
hành du lịch. Các doanh nghiệp lữ hành liên kết các sản phẩm của các nhà sản
xuất riêng lẻ thành một sản phẩm hoàn chỉnh và bán cho khách du lịch với
một mức giá gộp. Có nhiều tiêu thức để phân loại các chương trình du lịch. Ví
dụ như các chương trình nội địa và quốc tế, các chương trình du lịch dài ngày

và ngắn ngày, các chương trình du lịch tham quan văn hoá và giải trí Khi tổ
chức các chương trình du lịch trọn gói, các Công ty lữ hành có trách nhiệm
đối với khách du lịch cũng như các nhà sản xuất ở một mức độ cao hơn nhiều
so với hoạt động trung gian.
1.4.3 Các hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành tổng hợp
Trong quá trìng phát triển, các doanh nghiệp lữ hành có trể mở rộng
phạm vi hoạt động của mình, trở thành những người sản xuất trực tiếp ra các
sản phẩm du lịch. Vì lẽ đó các doanh nghiệp lữ hành lớn trên thế giới hoạt
động trong hầu hết các lĩnh vực có liên quan đến du lịch.
- Kinh doanh khách sạn, nhà hàng.
- Kinh doanh các dịch vụ vui chơi, giải trí.
- Kinh doanh vận chuyển du lịch: hàng không, đường thuỷ,…
- Các dịch vụ ngân hàng phục khách du lịch ( điển hình là American
express).
Các dịch vụ này thường là kết quả của sự hợp tác, liên kết trong du lịch.
Trong tương lai, hoạt động lữ hành du lịch càng phát triển, hệ thống sản phẩm
của các doanh nghiệp lữ hành sẽ càng phong phú.
1.5 Nội dung hoạt động kinh doanh lữ hành .
Hoạt động chủ yếu của công ty lữ hành là kinh doanh các chương trình
du lịch trọn gói.
8
Chuyªn ®Ò thùc tËp §H KTQD
1.5.1 Định nghĩa chương trình du lịch.
- Theo cuốn “từ điển quản lý du lịch khách sạn và nhà hàng” : chương
trình du lịch trọn gói (Inclsive Tour) là các chuyến đi du lịch trọn gói, giá của
chương trình du lịch bao gồm : vận chuyển, khách sạn, ăn uống…và mức giá
này rẻ hơn so với mua riêng lẻ từng dịch vụ.
- Theo quy định của tổng cục du lịch Việt Nam trong quy chế quản lý lữ
hành: chương trình du lịch (tour program) là lịch trình của chuyến du lịch bao
gồm lịch trình từng buổi, từng ngày, hạng khách sạn lưu trú, loại phương tiện

vật chuyển, giá bán chương trình, các dịch vụ miễn phí…
- Theo tập thể giáo viên khao du lịch – khách sạn, Đại học kinh tế quốc
dân : Các chương trình du lịch trọn gói là những nguyên mẫu để căn cứ vào
đó để người ta tổ chức các chuyến du lịch với mức giá đã được xác định
trước. Nội dung của chương trình thể hiện lịch trình thực hiện chi tiết các hoạt
động từ vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thăm quan…Mức giá
của chương trình bao gồm hầu hết các dịch vụ hàng hoá phát sinh trong quá
trình thực hiện du lịch.
1.5.2 Quy trình xây dựng và thực hiện bán chương trình du lịch.
Hoạt động chủ yếu của công ty lữ hành là kinh doanh các chương trình
du lịch. Quá trình kinh doanh một chương trình du lịch gồm các giai đoạn
sau:
• Xây dựng chương trình du lịch .
Chương trình du lịch được xây dựng theo quy trình gồm các bườc sau:
- Nghiên cứu nhu cầu thị trường (khách du lịch).
- Nghiên cứu khả năng đáp ứng: tài nguyên, các nhà cung cấp du
lịch,mức độ cạnh tranh trên thị trường.
- Xác định khả năng và vị trí của công ty trên thị trường.
- Xây dựng mục đích, ý tưởng của chương trình du lịch.
- Giới hạn quý thơì gian và mức giá tối đa.
9
Chuyªn ®Ò thùc tËp §H KTQD
- Xây dựng tuyến hành trình cơ bản, bao gồm những điểm du lịch chủ
yếu bắt buộc của chương trình.
- Xây dựng phương án vận chuyển.
- Xây dựng phương án lưu trú, ăn uống.
- Những điều chỉnh nhỏ, bổ sung tuyến hành trình, chi tiết hoá chương
trình với những hoạt động thăm quan giải trí .
- Xác định giá thành và giá bán của chương trình.
- Xây dựnh những quy định của chương trình du lịch.

Không phải bất cứ khi nào xây dựng một chương trình du lịch trọn gói cũng
phải lần lượt trải qua tất cả các bước trên đây.
• Giá chương trình du lịch.
Bao gồm :
* Giá thành chương trình : Giá thành của chương trình du lịch bao gồm toàn
bộ những chi phí thực sự mà công ty lữ hành phải chi trả để tiến hành thực
hiện các chương trình du lịch.
Người ta nhóm toàn bộ các chi phí vào hai loại cơ bản :
+Chi phí biến đổi tính cho một khách du lịch, bao gồm chi phí của tất cả
các loại hàng hoá và dịch vụ mà đơn giá của chúng được quy định cho từng
khách. Đây thường là các chi phí gắn liên trực tiếp với sự tiêu dùng riêng biệt
của từng khách du lịch .
+ Các chi phí cố định tính cho cả đoàn. Bao gồm tất cả các hàng hoá và
dịch vụ mà đơngiá của chúng được xác định cho cả đoàn không phụ thuộc
một cách tương đối vào số khách trong đoàn. nhốm này gồm các chi phí mà
mọi thành viên trong đoàn đèu tiêu dùng chung, không bóc tách đượccho từng
thành viên một cách riêng rẻ.
* Giá bán chương trình : Không có nguyên tắc nào gọi là nguyên tắc chuẩn
mực để tính giá thành khi ấn định giá chơng trình. Tuy nhiên khi tính giá ch-
ơng trình, người ta thường dựa vào những yếu tố sau :
10
Chuyªn ®Ò thùc tËp §H KTQD
- Dựa vào những con số ròng, không phải con số gộp để tránh tính lãi
ròng hai lần, tránh đổi giá lên cao làm khó khăn sản phẩm .
Giá ròng = Giá gộp - % hoa hồng cho đại lý .
- Dụa vào con số khách đăng ký ít nhất chứ không phải nhiều nhất .
- Phần lấn thu nhập là từ khoản bổ sung chứ không phải từ tiền hoa hồng.
Giá bán chơng trình = Giá thành + khoản bổ sung
- Khoản bổ sung từ 10 % - 40 %, nếu chơng trình độc đáo không có đối
thủ cạnh tranh thì giá bổ sung sẽ cao.

- Giá phỏ biến trên thị trường.
- Mục tiêu của công ty.
- Vai trò khả năng của công ty trên thi trường .
• Tổ chức bán ch ơng trình .
Khi đã xây dựng chơng trình và tính giá thi bước tiếp theo là tổ chức bán
chơng trình đó. Để bán được chúng ta phải chiêu thị và đàm phán để bán sản
phẩm. Chiêu thị là một trong bốn yếu tố của Maketing-mix nhằm hỗ trợ cho
việc bán hàng. Muốn chiều thị đạt hiệu quả phải có tính cách liên tục, tập
chung và phối hợp. Trong du lịch, chiều thị có ba lĩnh vực cần nghiên cứu .
- Thông tin trực tiếp .
- Quan hệ xã hội .
- Quảng cáo .
Tất cả các sản phẩm muốn bán được nhiều cần phải chiều thị. Đối với sản
phẩm du lịch, việc chiều thị lại cần thiết hơn vì :
+ Sức cần của sản phẩm là thời vụ và cần được khích lệ vào lúc tráo
mùa.
+ Sức cần của sản phẩmrất nhậy bén về giá cả và biến động tình hình
kinh tế.
+ Khách hàng thường phải được nghe về sản phẩm, trước khi thấy sản
phẩm.
11
Chuyªn ®Ò thùc tËp §H KTQD
+ Sự trung thành của khách hàng đối với nhãn hiệu sản phẩm thường
không sâu sắc.
+ Hấu hết các sản phẩm bị cạnh tranh .
+ Hấu hết các sản phẩm đều bị thay thế .
• Thực hiện chương trình .
Công việc thực hiện chương trình vô cùng quan trọng. Một chương trình du
lịch trọn gói dù có tổ chức thiết kế hay nhưng khâu thực hiện kém sẽ dẫn đến
thất bại. Bởi lẽ khâu thực hiện liên quan đến vấn đề thực tế, phải giải quyết

nhiều vấn đề phát sinh trong chuyến du lịch .
Công việc thực hiện chương trình du lịch trọn gói bao gồm:
- Chuẩn bị chương trình du lịch.
- Tiến hành du lịch trọn gói .
- Báo cáo sau khi thực thiện chương trình .
- Giải quyết các phàn nàn của khách .
• Hoạch toán chuyến du lịch.
Sau khi thực hiện chương trình trên cơ sở các chứng từ thu được, phòng
tài chính kế toán sẽ hoạch toán chuyến du lịch.
Phòng tài chính kế toán sẽ theo dõi các chứng từ của khách hàng, theo dõi
lượg tiền mặt đã trả, phải trả và khoản phải thu. Doanh thu của chuyến đi du
lịch chủ yếu là thông qua số tiền mà khách phải trả .
Doanh thu = Giá chương trình * Số khách đoàn
Tập hợp các hoá đơn chi trong chương trình du lịch như hoá đơn về cơ sở
lưu trú, vận chuyển, vé thăm quan…chi cho hướng dẫn viên (tạm ứng) hoặc
tiền công của hướng dẫn viên (nếu thuê ngoài) .
ở đây cần chu ý về cách ghi hoá đơn giá trị gia tăng để thuận tiện cho việc
khấu trừ thuế và không để thiệt cho công ty .
Chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng, chi phí khác được phân
bổ lần lượt trong kỳ. Lãi gộp của chuyến du lịch là khoản chênh lệch giữa
12
Chuyªn ®Ò thùc tËp §H KTQD
doanh thu và chi phí của chuyến du lịch đó. Cuối kỳ kế toán sẽ phân bổ các
chi phí quản lý, bán hàng…để tính lỗ lãi trong kỳ.
Phòng kế toán tài chính theo dõi các hoá đơn phải thu để đến hạn phải thu
sẽ yêu cầu khách hàng phải trả, các hoá đơn đến hạn phải trả thì phải chuẩn bị
tiền để thanh toán cho nhà cung cấp.
II. NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH LỮ HÀNH .
Khái nhiệm.
Hiệu quả.

Trong kinh doanh bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng mong muốn
mình làm ăn có hiệu quả. Vậy hiệu quả trong kinh doanh là gì . Tức là khi
một doanh nghiệp bỏ vốn ra kinh doanh , sau một khoảng thời gian kinh
doanh nhất định đó vốn của doanh nghiệp phải tăng lên chứ không bao giờ
hụt đi. Nếu vốn tăng càng nhiều thì hiệu quả kinh doanh càng cao, tỷ số
tăng trường kỳ này cao hơn kỳ trước. ở Việt Nam, dulịch ngày càng được
xã hội hoá và đã trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn. Hoạt động du lịch
đã đạt được thành quả nhất định .
Hiệu quả hoạt động kinh doanh lữ hành .
Hiệu quả kinh doanh lữ hành bao gồm hệ thống các chỉ tiêu định
lượng để giúp các nhà quản lý có cơ sở chính xác và khoa học đánh giá
một cách toàn diện hoạt động kinh doanh chuyến du lịch và từ đó có các
giải pháp kịp thời nhằm không ngừng hoàn thiện và nâng cao năng suất,
chất lượng hiệu quả trong kinh doanh loại sản phẩm này .
Hiẹu quả kinh doanh lữ hành du lịch thể hiện khả năng sử dụng các
yếu tố đầu vào và tài nguyên du lịch nhằm tạo ra và tiêu thụ một khối
lượng cao trong một thời gian nhất định nhằm áp ứng nhu cầu của khách
du lịch với chi phí nhỏ nhất, đạt doanh thu cao nhất, thu được lợi nhuận tối
đa và có ảnh hưởng tích cực đến xã hội và môi trường .
1.1.1 Hiệu quả kinh tế .
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế đặc biệt quan trọng phải ánh
yêu cầu tiết kiệm thời gian, trình độ sử dụng lực lượng sản xuất và mức độ
13
Chuyªn ®Ò thùc tËp §H KTQD
hoàn thiện quan hệ sản xuất trong nền sản xuất xã hội. Hay nói một cách
cụ thể hơn thì hiệu quả kinh tế là mối tương quan giữa kết quả thu được và
chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh .
Hiệu quả xã hội.
Hiệu quả xã hội là chỉ tiêu phản ánh mức độ ảnh hưởng một cách kết quả
đạt được đến xã hội và môi trường. Là sự tác động tiêu cực hay tích cực của

các hoạt động của các con người,trong đó có hoạt động kinh tế đối với xã hội
và môi trường.
Giữa hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có quan hệ thống nhất đối với
nhau, tức là mục đích về hiệu quả kinh tế bao giờ cũng gắn liên với
mục đích về hiệu qủa xã hội. Tuy nhiên trong thực tế khi thực hiện có
thể nẩy sinh mâu thuẫn.
Đối với mặt thống nhất thi hiệu quả kinh tế không đơn thuần là hiệu quả
kinh tế trong các chỉ tiêu về kết quả và chi phí thì luân có yếu tố nhằm mục
đích xã hội. Ví dụ việc xây dưng một công viên nước thì ngoài ra việc kinh
doanh còn tạo mục đích công ăn việclàm, mục đích xã hội là vui chơi, giải
trí…
Ngược lại hiệu quả xã hội cũng không đơn thuần chỉ là về mặy hiệu quả
xã hội cũng không đơn thuần chỉ là về mặt hiệu quả xã hội. Vì trong các chỉ
tiêu về hiệu quả xã hội nó còn phụ thuộc vào chi phí phát sinh trong hoạt
động kinh doanh.
Sự thống nhất giữa hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội đã tạo ra sự
tương tác thúc đẩy lẫn nhau. Việc thực hiện hiệu quả xã hội như việc cải tạo
điều kiện sống, cải tạo điều kiện làm việc sẽ tạo ra những năng suất lao động
cao và từ đó thúc đẩy hiệu quả kinh tế tăng lên.
Ngoài sự thông nhất với nhau, thì giữa hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã
hội có mặt mâu thuẫn với nhau. Đó là, trong quá trình thực hiên có hiệu quả
kinh tế và hiệu quả xã hội triệt tiêu lẫn nhau. Điều này xuất phát từ thực tế khi
thực hiện hoạt động kinh doanh thì lợi nhuận là trên hết dẫn đến bất chấp hậu
14
Chuyªn ®Ò thùc tËp §H KTQD
quả mà xã hội phải ngánh chịu. Ví dụ việc xây dựng các công trình khách sạn,
nhà hàng, khu vui chơi giải trí,… một cách bừa bãi, không quản lý nghiêm túc
không có biện pháp xử lý chất thải hợp lý đã dẫn đến phá vỡ cân bằng sinh
thái, gây ra các tệ nạn xã hội ( tiêm chích ma tuý, cờ bạc, mại dâm,… ). Điều
này thể hiện rất rõ ràng trên thực tế của nền kinh tế thị trường hiện nay.

Hệ thống các chỉ tiệu đánh giá hiệu quả kinh doanh lữ hành .
Hệ thống chỉ tiêu tuyệt đối đánh giá hiệu quả kinh doanh chương trình
du lịch .
• Doanh thu từ kinh doanh lữ hành.
Chỉ tiêu này phả ánh kết quả hoạt động của công ty lữ hành
Chỉ tiêu được tính bằng công thức sau :
DT
KDLH
=

DT
DVTG
+

DT
KDCTDL
Trong đó : DT
KDLH
: Tổng doanh thu từ kinh doanh lữ hành .
DT
DVTG
: Tổng doanh thu từ dịch vụ trung gian .
DT
KDCTDL
: Tổng doanh thu từ kinh doanh chương
trình du lịch
* Doanh thu từ dịch vụ trung gian gồm :
+ Dịch vụ đặt chỗ và bán vé máy bay.
+ Dịch vụ đặt chỗ và bán vé trên các loại phương tiện khác: tàu thủy,
đường sắt, ô tô,….

+ Môi giới cho thuê xe ô tô.
+ Môi giới và bán bảo hiểm.
+ Dịch vụ đặt chỗ và bán các chương trình du lịch
+ Dịch vụ đặt chõ trong khách sạn
+ Các dich vụ môi giới trung gian khác.
* Doanh thu từ kinh doanh chương trình du lịch:
15
Chuyªn ®Ò thùc tËp §H KTQD
Chỉ tiêu này không chỉ phản ánh kết quả kinh doanh chuyến du lịch của
công ty mà còn dùng để xem xét từng loại chương trình du lịch của doanh
nghiệp đang ở giai đoạn nào của chu kỳ sống của sản phẩm. Mặt khác nó
cũng làm cơ sở để tính toán chỉ tiêu lựi nhuận thuần và chỉ tiêu đương đối để
đánh gía vị thế, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Công thức :
DT
KDCTDL
=

=
n
i
ii
QP
1
(đồng)
Trong đó : DT
KDCTDL
: là tổng doanh thu từ kinh doanh chương trình du
lịch.
P : là giá bán chương trình du lịch cho một kháchỉ tiêu

Q : là số kháchỉ tiêu trong một chuyến du lịch
n : là số chuyến du lịch mà công ty thực hiện được.
Ta thấy doanh thu của một chuyến du lịch thứ i phụ thuộc vào giá bán
và số khách có trong chuyến đó. Tổng doanh thu là tổng của tất cả doanh
thu n chuyến du lịch thực hiện trong kỳ.
• Chi phí từ kinh doanh lữ hành.
Chi phí từ kinh doanh lữ hành gồm có hai chi phí cơ bản :
- Chi phí kinh doanh chương trình du lịch.
- Chi phí quản lý kinh doanh .
+ Chi phí từ kinh doanh chương trình du lịch.
Chỉ tiêu này phản ánh tất cả các chi phí để thực hiện kinh doanh các
chuyến du lịch trong kỳ phân tích, và được tính như sau:
TC = (đồng)
Trong đó : TC: Tổng chi phí kinh doanh các chương trình du lịch
trong kỳ
C
i
: Chi phí dùng để thực hiện chương trình du lịch thứ i
n: Số chương trình du lịch thực hiện.
16
Chuyªn ®Ò thùc tËp §H KTQD
Chi phí trong kỳ bằng tổng chi phí của n chương trình du lịch được
thực hiện chuyến du lịch trong kỳ. Chi phí để thực hiện chương trình du
lịch thứ i là tất cả các chi phí cầ thiết để thực hiện chương trình du lịch đó
như chi phí lưu trú, chi phí vận chuyển, phí thăm quan…
+ Chi phí quản lý kinh doanh là có chi phí điện, nước, điện thoại, tiếp
kháchỉ tiêu…
• Lợi nhuận từ kinh doanh lữ hành.
Chỉ tiêu này phản ánh kết quả kinh doanh cuối cùng của hiệu quả
kinh doanh trong kỳ phân tích. Nó còn để so sánh giữa các kỳ, các thị

trường…
Và được tính bằng công thức.
LN
KDLH


= ΣDT
KDLH
- ΣTC
KDLH
(đồng)
Trong đó : LN
KDLH
: Lợi nhuận từ kinh doanh từ lữ hành
Σ DT
KDLH
: Tổng doanh thu từ kinh doanh lữ hành trong kỳ.
ΣTC
KDLH
: Tổng chi phí từ kinh doanh lữ hành trong kỳ.
Lợi nhuận phụ thuộc vào doanh thu và chi phí. Muốn tăng lợi nhuận
thì phải tăng doanh thu hoặc giảm chi phí.
• Tổng số lượt khách .
Đây là chỉ tiêu phản ánh số lượng khách mà Công ty đã đón được
trong phân tích.
Tổng số lượt khác phụ thuộc vào số lượng khách trong một chuyến
du lịch và số chương trình du lịch thực hiện trong kỳ.
• Tổng số ngày khách thực hiện.
17
Chuyªn ®Ò thùc tËp §H KTQD

Chỉ tiêu tổng số ngàh khách thực hiện mà các chuyến du lịch đạt
được phản ánh số lượng sp tiêu thụ của doanh nghiệp thông qua số lượng
ngày khách.
Chỉ tiêu này rất quan trọng, có thể dùng để tính cho từng loại chương
trình lịch, so sánh hiệu quả kinh doanh giữa các chuyến du lịch, các thị
trường khác giữa doanh nghiệp với đối thủ… Một chương trình du lịch có
số lượng khách nhưng thời gian của chuyến du lịch đó dài thì làm cho số
ngày khách tăng và ngược lại.
• Thời gian trung bình của một khách trong một chương trình du lịch .
Đây là chỉ tiêu quan trọng nó liên quan đến nhiều chỉ tiêu khác. Một
chuyến du lịch dài ngày với lượng khách lớn là điều mà Công ty lữ hành
đều muốn có. Vì nó giảm được nhiều chi phí và tăng doanh thu cho doanh
nghiệp. Thời gian trung bình của một khách trong chuyến du lịch còn
đánh giá được khả năng kinh doanh của Công ty và tính hấp dẫn của
chương trình du lịch. Để tổ chức được những chuyến du lịch dài ngày cần
phải có công tác điều hành, hướng dẫn viên tốt không xảy ra những sự cố
trong quá trình thực hiện chương trình.
Chỉ tiêu này được tính bằng công thức:
TG = (ngày)
Trong đó : TG : Thời gian thư hiện trung bình một ngày khách .
TSLK : Tổng số lượt khách tronh kỳ.
TSNK : Tổng số ngày khách thực hiện.
• Số khách trung bình trong một chương trình du lịch.
Chỉ tiêu này cho biết trong một chuyến du lịch thì trung bình có mấy khách
tham gia nó được tính bằng công thức :

SK
=
N
TSLK

18
Chuyªn ®Ò thùc tËp §H KTQD
trong đó :
SK
: Số hành khách trung bình một chuyến du lịch .
TSLK : Tổng số lượt khách .
N : Số chuyến du lịch thực tế trong kỳ.
Đây là chỉ tiêu có nghĩa quan trọng tới kết quả kinh doanh chuyến đi du
lịch, trước hết nó đánh giá tính hấp dẫn của chương trình du lịch, khả năng
thu khách của công ty. Nó liên quan đến điểm hoà vốn trong một chuyến
du lịch, chính sác giá của doanh nghiệp, số khách đông làm sử dụng hết
công suất của tài sản cố định tức là giảm chi phí của doanh doanh nghiệp.
Thường trong một kỳ phân tích người ta thường tính theo từng laọi
chương trình, từng loại khách và từng thời gian khác nhauđể đánh giá
chính xác.
• Năng suất lao động trung bình.
Đây là chỉ tiêu tổng quát nhất để so sánh hiệu quả sử dụng lao động giữa các
kỳ phân tích với nhau, giữa các ngành với nhau nó được tính như sau.
NSLĐ =
TLD
DT

Trong đó:
NSLĐ : năng suất lao động theo doanh thu
DT: Tổng doanh thu trong kỳ
TLĐ: Tổng số lao động của doanh nghiệp.
NSLĐ bình quân cho biết cứ một lao động trong doanh nghiệp tạo ra
được bao nhiêu đồng doanh thu.
1.2.2 Hệ thống chỉ tiêu tương đối đánh giá hiệu quả kinh doanh.
Từ giác độ quản trị kinh doanh, hiệu quả kinh doanh được hiểu là

một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của doanh
nghiệp để đạt được kết quả cao nhất trong quá trình kinh doanh với
19
Chuyªn ®Ò thùc tËp §H KTQD
tổngchi phí thấp nhất. Để đánh giá trình độ quản lý của doanh nghiệp cần
phải dựa vào hệ thống các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh. Đối với doanh
nghiệp lữ hành hệ thống chỉ tiêu này bao gồm: CHỉ tiêu hiệu quả tổng
quát, chỉ tiêu lợi nhuận, doanh lợi vốn, chỉ tiêu sử dụng vốn lưu động…
* Chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp.
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đơn vị tiền tệ chi phí bỏ ra cho việc
kinh doanh chuyến du lịch thì thu vào bao nhiêu đơn vị tiền tệ.
H = (lần)
Trong đó: ΣD : Tổng doanh thu
Σ C: Tổng chi phí
H: Hiệu quả kinh doanh
Do vậy hệ số hiệu quả kinh doanh trong kỳ phân tích phải lớn hơn
một kỳ kinh doanh chơng trình du lịch mới có hiệu quả và hệ số naỳ càng
lớn hơn 1 thì hiệu quả của kinh doanh của doanh nghiệp càng cao và
ngược lại.
* Tỷ suất lợi nhuận trên vốn.
TSLN
v
= * 100% (%)
Trong đó: TSLN : tỷ suất lợi nhuận/ vốn
LN: lợi nhuận sau thuế
TS: Tổng tài sản
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cho biết một đồng tài sản bỏ vào kinh
doanh thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận trong một kỳ kinh doanh. Tỷ
lệ này càng lớn càng có hiệu quả. Nó còn cho biết doanh nghiệp sử dụng
vốn có hiệu quả hay không.

* Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu.
Công thức tính:
TSLN
r
= *100% (%)
Trong đó: TSLN
r
: tỷ suất lợi nhuận/doanh thu
20
Chuyªn ®Ò thùc tËp §H KTQD
LN : lợi nhuận sau thuế


ΣD: Tổng doanh thu
Chỉ tiêu này cho biết trong một đồng doanh thu và thì có bao nhiêu
đồng lợi nhuận và dùng đẻ so sánh giữa các kỳ phân tích, giữa các thi
trường mục tiêu.
* Số vòng quay của tài sản.
Công thức tính :
n
TS
=


TS
D
(Lần)
Trong đó:
ΣTS : Tổng tài sản


ΣD: Tổng doanh thu
n
TS
: Số vòng quay của tài sản.
Số vòng quay của toàn bộ tài sản cho biết, trong một kỳ hoạt động
toàn bộ tài sản đưa vào kinh doanh được mấy lần. Số vòng quay càng lớn
tức là sử dụng vốn càng có hiệu quả. Với lượng vốn cố định, doanh thu
bán được càng nhiều sp thì lợi nhuận càng cao.
Ba chỉ tiêu này có mói quan hệ với nhau như sau:
Thông qua phương trình kinh tế trên cho thấy doanh nghiệp muốn
tăng lợi nhuận phải phấn đấu theo hai hướng:
* Tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm để nâng cao tỷ suất lợi
nhuận trên doanh thu.
*Không ngừng nỗ lực cải tiến hoạt động để tăng doanh thu bán hàng
(tăng vòng quay tài sản).
* Số vòng quay của vốn lưu động.
21
Chuyªn ®Ò thùc tËp §H KTQD
Chỉ tiêu này cho biết, trong một kỳ phân tích vốn lưu động quay
được một vòng, tức là tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Số vòng
quay càng lớn tức là dụng vốn lưu động càng có hiệu quả.
1.2.3 . Hệ thống chỉ tiêu đánh giá vị thể doanh nghiệp.
Vị thế của doanh nghiệp là khả năng của doanh nghiệp trên thị
trường du lịch. Vị thế của doanh nghiệp được đánh giá thông qua chỉ tiêu
thị phần của doanh nghiệp và chỉ tiêu về tốc độ phát triển.
• Chỉ tiêu thị phần.
Thị phần của doanh nghiệp là phần thị trường mà doanh nghiệp
chiếm được so với thị trường của ngành trong không gian và thời gian
nhất định, đồng thời cũng thông qua thị phần của doanh nghiệp gíup cho
các nhà quản lý doanh nghiệp hoạch định chính sách kinh doanh một cách

thích hợp.
• Chỉ tiêu tốc độ phát triển liên hoàn.
Vị thế tương lai của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành được đánh giá
thông qua các chỉ tiêu về tốc độ phát triển khách hoặc doanh thu giữa hai
kỳ phân tích.
Đây là chỉ tiêu phản ánh sự biến đọng về khách hoặec doanh thu
giữa hai kỳ phân tích.
• Tốc độ phát triển bình quân.
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ phát triển trung bình về khách hoặc
doanh thu kinh doanh chuyến du lịch trong một thời kỳ nhất định.
1.3 ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành du
lịch
1.3.1 Về phương diện kinh tế.
Qua thực tiễn của quá trình kinh doanh đã cho chúng ta thấy được
“thương trường là chiến trường”. Đây là chiến trường không tiếng súng,
22
Chuyªn ®Ò thùc tËp §H KTQD
nhưng nó không kém phần quyết liệt, thậm chí còn quyết liệt hơn cả
“chiến trường súng đạn”. Cũng vì thế mà ngày này cạnh tranh ngày càng
gay gắt, nhất là trong lĩnh vực lữ hành du lịch. Vì vậy mà luôn xẩy ra tình
trạng tranh giành khách và chèn ép giá, cò mối khách… Cho nên, để đứng
vững và chiến thắng trong cạnh tranh, từ đó nâng cao uy tín và vị thế của
Công ty trên trường trong nước và quốc tế thì đòi hỏi các nhà kinh doanh
lữ hành du lịch hải chú ý đến vấn đề nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ
hành của doanh nghiệp.
Khi kinh doanh lữ hành có hiệu quả về phương diện kinh tế có
những ý nghĩa sau:
+Cho phép các doanh nghiệp lữ hành thực hiện được tích luỹ và tái
sản xuất mửo rộng, tổ chức được nhiều chương trình mới hấp dẫn khách
và có điều kiện giải quyết thoả đáng lợi ích kinh tế giữa Nhà nước, doanh

nghiệp và người lao động.
+ Đóng góp vào tổng thu nhập quốc dân, vào số ngoại tệ hàng năm
thu được trong tổng kim ngạch xuất khẩu.
+ Có thể kéo theo sự phát triển của các ngành khác như: giao thông
vận chuyển, thông tin liên lạc…
+ Nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành còn là động lực cạnh tranh
trên thị trường quốc tế…
1.3.2 Về phương diện xã hội.
Đối với xã hội thì nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành có những ý
nghĩa sau đây:
+ Góp phần tái sản xuất mở rộng, từ đó tạo ra nhiều công ăn, việc
làm cho người lao động, cải thiện và nâng cao đời sống của người lao
động.
+ Có điều kiện để tích luỹ vốn, cải tạo, tu bổ các công trình văn
hoá, lịch sử đã xuống cấp, bảo vệ môi trường sinh thái.
23
Chuyªn ®Ò thùc tËp §H KTQD
+ Là biện pháp để tăng cường sức khoẻ cho người lao động. Chất
lượng sản phẩm lữ hành cao sẽ làm cho khách thoả mái, phấn khởi như
nguồn sinh lực mới cho họ sau chuyến đi du lịch.
+Là điều kiện tích cực để giao lưu văn hóa giữa các vùng, các dân
tộc, các quốc gia… Để mọi người ngày càng hiểu nhau hơn, sống hoà
đồng hơn, giữ cho thế giới luôn luôn tươi vui, hoà bình.
1.4 Các giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả kinh tế của hoạt
động kinh doanh lữ hành du lịch.
Để đưa ra giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế trong kinh doanh
lữ hành du lịch ta có thể xuất phát từ công thức tính hiệu quả kinh doanh
tổng hợp sau:
H =
Trong đó:

H: Là hiệu quả kinh tế.,
D: Là doanh thu
C: là chi phí
Như vậy ta thấy được muốn nâng cao hệ thống kinh tế, từ là làm
cho H tăng lên thì thương số giữa phải tăng lên, tức là ta phải đồng thời
giải quyết các vấn đề sau:
*Tăng doanh thu trên cơ sở chi phí giữ nguyên.
*Giảm chi phí trên cơ sở doanh thu giữ nguyên
*Tốc độ tăng doanh thu lớn hơn tốc độ tăng chi phí (cả doanh thu
và chi phí đều tăng)
1.4.1 Giải pháp tăng doanh thu.
Doanh thu lữ hành (D) được tính bằng công thức sau đây:
D =
Trong đó:
P
i
: Là giá bán của chương trình du lịch thứ i
Q
i
: là số khách tham gia vào chương trình du lịch thứ i
24
Chuyªn ®Ò thùc tËp §H KTQD
Do vậy, để tăng doanh thu ta phải:
* Hoặc tăng số khách tham gia vào chương trình du lịch thứ i (1)
* Hoặc tăng giá bán chương trình du lịch thứ i (2)
* Hoặc vừa tăng giá bán chương trình du lịch thứ i, vừa tăng số
lượng khách tham gia vào chương trình do lịch thứ i (3)
* Hoặc tăng cái này, giảm cái kia nhưng tốc độ tăng bao giờ cũng
lớn hơn tốc độ giảm (4)
Ta thấy được trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt hiện nay thì iải

pháp (2) và (3) là phương án không có tính khả thi. Vậy chỉ có phương án
hữu hiệu nhất là làm sao để tăng được số khách tham gia vào chương
tỷình du lịch thứ i. Muốn làm được điều này thì các Công ty lữ hành du
lịch cần phải:
*Hoàn thiện công tác marketing, tức là có một chính sách marketing
hữu hiệu và hợp lý để thu hút được khách đến với Công ty mình.
* Nâng cao chất lượng sản phẩm lữ hành, tức là ngày càng nâng cao
chất lượng phục vụ trong chương trình du lịch, bổ sung các dịch vụ để
chương trình ngày càng hoàn thiện hơn và phong phú hơn. Phải biết tạo ra
các chương trình mới lạ, hấp dẫn thu hút được khách du lịch.
1.4.2 Giải pháp tiết kiệm chi phí.
- Tiết kiệm chi phí tuyệt đối, tức là cắt giảm những chi phí không
cần thiết gây lãng phí chi phí kinh doanh.
- Tiết kiệm chi phí tương đối, tức là bằng nhiều biện pháp để với
chi phí như cũ mà doanh thu tưang lên. Ví dụ như cải tiến bộ máy quản lý
hiệu quả hơn, áp dụng những chiến lược, sách lược phù hợp tạo ra hiệu
quả cao.
1.4.3 Giải pháp tăng doanh thu, tăng chi phí.
Giải pháp tăng doanh thu, tăng chi phí nhưng tốc độ tăng của doanh thu
lớn hơn tốc độ tăng của chi phí. Ví dụ như đầu tư vào yếu tố con người tạo ra
được trình độ chuyên môn cao hơn, làm ăn hiệu quả hơn. Hay đầu tư vào
25
Chuyªn ®Ò thùc tËp §H KTQD
chính sách marketing thu hút được nhiều khách hơn và từ đó làm tăng hiệu
quả kinh tế.
26
Chuyªn ®Ò thùc tËp §H KTQD
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LỮ
HÀNHVÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH LỮ HÀNH TẠI CÔNG TY DU LỊCH
HƯƠNG GIANG CHI NHÁNH HÀ NỘI.

2. Khái quát về tình hình của Công ty Du lịch Hương Giang chi nhánh
Hà Nội
2.1 Quá trình hình thành và phát triển.
2.1.1 Vài nét về công ty du lịch Hương Giang.
Công ty Du lịch Hương Giang tiền thân là khách sạn Hương Giang
được hình thành từ năm 1975 cùng với sự ra đời của Công ty Du lịc thừa
Thiên Huế, đến năm 1994 thực hiện nghị định số 09 của Thủ tướng Chính
phủđơn vị được tách thành doanh nghiệp theo Nghị định 388 của Chính phủ
và Công ty Du lịch Thừa Thiên Huế thành sở du lịch Thừa Thiên Huế. Công
ty Khách sạn Du lịch Hương Giang chính thức được thành lập theo quyết định
số 1500 QĐ/UBND ngày 03/10/1994, Công ty được cấp giấy phép kinh
doanh lữ hành quốc tế số 86/LHQT của Tổng cục Du lịch Việt Nam cấp ngày
22/6/1996. Sau gần 2 năm kinh doanh với sự phát triển cơ sở vật chất, chức
năng kinh doanh và phạm vi hoạt động Công ty đổi tên thành Công ty Du lịch
Hương Giang.
Công ty Du lịch Hương Giang có trụ sở chính tại 17 Lê Lợi - TP Huế
và chi nhánh tại Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Min,với các văn phòng đại diện
tại Vương quốc Anh, Cộng hoà Liên bang Đức, Mexicô.
*Những hoạt động cơ bản của Công ty:
- Kinh doanh lữ hành quốc tế gửi khách(Outbound)
- Kinh doanh lữ hành quốc tế nhận khách(Inboud)
- Kinh doanh lữ hành nội địa
27

×