Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Ảnh hưởng của hoạt động sản xuất tại nhà máy xi măng Quan Triều đến môi trường không khí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.09 MB, 103 trang )



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––––



CAO THỊ NHUNG TRANG

ẢNH HƢỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
TẠI NHÀ MÁY XI MĂNG QUAN TRIỀU
ĐẾN MÔI TRƢỜNG KHÔNG KHÍ
Chuyên ngành: Khoa học môi trƣờng
Mã số: 60 44 03 01


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Lê Văn Thơ



THÁI NGUYÊN - 2014


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu




i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan:
- Luận văn này là sản phẩm nghiên cứu của Tôi.
- Số liệu trong luận văn được điều tra trung thực.
- Tôi xin chịu trách nhiệm về kết quả nghiên cứu của mình.


Học viên


Cao Thị Nhung Trang



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


ii
LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lòng biết ơn sâu sắc đến Tiến Sĩ Lê Văn Thơ – Giảng viên
Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình hướng dẫn và cho những ý
kiến đóng góp quý báu trong quá trình Tôi thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giảng dạy của trường đại học Nông Lâm
đã nhiệt tình truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm cho Tôi trong suốt quá trình học tập.
Xin cảm ơn:

- Phòng kỹ thuật – an toàn lao động nhà máy xi măng Quan Triều
- Phòng tổ chức lao động nhà máy xi măng Quan Triều
- Trung tâm Quan trắc và bảo vệ môi trường – sở Tài nguyên Môi trường
Tỉnh Thái Nguyên
- Các hộ dân xóm Chầm Hồng, Xóm Tân Tiến, Xóm Bãi Chè – Xã An
Khánh – Huyện Đại Từ và xóm 14 – Xã Phúc Hà – TP Thái Nguyên
Đã giúp đỡ Tôi trong quá trình khảo sát thu thập tài liệu để thực hiện đề tài.
Do thời gian có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa nhiều nên
luận văn còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý Thầy cô
và các anh chị học viên.
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 9 năm 2014
Học viên


Cao Thị Nhung Trang



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


iii
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
DANH MỤC CÁC HÌNH viii

DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC ix
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu của đề tài 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
1.1. Tổng quan về hoạt động sản xuất xi măng 4
1.1.1. Hoạt động sản xuất và tiêu thụ xi măng ở nước ta 4
1.1.2. Hoạt động sản xuất xi măng tại Thái Nguyên 7
1.1.3. Ô nhiễm môi trường không khí do các hoạt động sản xuất xi măng tại
Thái Nguyên 8
1.2. Tổng quan về ô nhiễm không khí 10
1.2.1. Môi trường và ô nhiễm môi trường 10
1.2.2. Môi trường không khí và ô nhiễm môi trường không khí 11
1.2.3. Các khí nhân tạo gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người 13
1.2.4. Các nguồn ô nhiễm không khí 14
1.2.5. Ô nhiễm không khí do hoạt động công nghiệp 15
1.2.6. Tác hại của ô nhiễm không khí 17
1.3. Tổng quan về phát tán ô nhiễm không khí từ nguồn điểm cao 19
1.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát tán chất ô nhiễm 19
1.3.2. Tình hình sử dụng mô hình toán để mô phỏng sự phát tán chất ô nhiễm
không khí trên thế giới và ở Việt Nam 24


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


iv
Chƣơng 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
2.1. Đối tượng nghiên cứu 27

2.2. Phạm vi và thời gian nghiên cứu 27
2.2.1. Phạm vi 27
2.2.2. Thời gian nghiên cứu 27
2.3. Nội dung nghiên cứu 27
2.4. Phương pháp nghiên cứu 27
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 27
2.4.2. Phương pháp thống kê đơn giản để thu thập thông tin, số liệu 28
2.4.3. Phương pháp kế thừa các kết quả có sẵn 28
2.4.4. Phương pháp mô hình hoá 30
2.4.5. Điều tra thực địa bằng phương pháp phỏng vấn 33
2.4.6. Phương pháp so sánh để phân tích viết báo cáo 34
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 36
3.1. Đặc điểm tự nhiên – kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu 36
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên khu vực nghiên cứu 36
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 41
3.2. Hiện trạng sản xuất và các nguồn gây ô nhiễm không khí do hoạt động sản
xuất của nhà máy xi măng Quan Triều 44
3.2.1. Giới thiệu về nhà máy xi măng Quan Triều 44
3.2.2. Hiện trạng sản xuất của nhà máy xi măng Quan Triều 46
3.2.3. Ảnh hưởng của hoạt động sản xuất xi măng đến môi trường không khí 53
3.3. Đánh giá chất lượng môi trường không khí khu vực sản xuất và khu vực
xung quanh nhà máy xi măng Quan Triều 57
3.3.1. Môi trường không khí xung quanh nhà máy 57
3.3.2. Môi trường không khí trong khu vực sản xuất 61
3.3.3. Đánh giá chất lượng môi trường không khí tại vị trí các ống khói sản xuất 65
3.4. Dự báo mức độ ô nhiễm không khí cho khu vực xung quanh nhà máy theo
mô hình Gauss 66
3.4.1. Lựa chọn mô hình tính phát tán không khí 66



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


v
3.4.2. Các thông số đầu vào và kết quả tính phát tán chất ô nhiễm không khí 66
3.4.3. Dự báo mức độ ô nhiễm môi trường không khí cho khu vực xung quanh
nhà máy xi măng Quan Triều 68
3.5. Đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí do hoạt động
sản xuất của nhà máy xi măng Quán Triều 73
3.5.1. Các biện pháp bảo vệ môi trường không khí nhà máy đang thực hiện 73
3.5.2. Đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí 75
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 78
1. Kết luận 78
2. Kiến nghị 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO 80






Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BTNMT
Bộ Tài nguyên - Môi trường
CNH – HĐH
Công nghiệp hóa – hiện đại hóa

CTV
Cộng tác viên
ĐTM
Đánh giá tác động môi trường
GS
Giáo sư
KS
Kỹ sư
NXB
Nhà xuất bản
QCVN
Quy chuẩn Việt Nam
QCCP
Quy chuẩn cho phép
TS
Tiến sĩ
TP
Thành phố
TCVN
Tiêu chuẩn Việt Nam
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
UNEP
Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc
WMO
Tổ chức khí tượng Thế giới



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu



vii
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Vị trí lấy mẫu quan trắc chất lượng môi trường không khí xung quanh 28
Bảng 2.2: Vị trí lấy mẫu quan trắc chất lượng môi trường không khí trong khu
vực sản xuất 30
Bảng 2.3: Vị trí lấy mẫu tại 4 ống khói chính của nhà máy 30
Bảng 3.1: Nhiệt độ trung bình tháng trong năm 2006 38
Bảng 3.2: Độ ẩm không khí trung bình tháng trong năm 2006 39
Bảng 3.3: Lượng mưa trung bình tháng trong năm 2006 39
Bảng 3.4: Tốc độ gió trung bình tháng trong năm 2006 40
Bảng 3.5: Thống kê lưu lượng nước các suối chính 41
Bảng 3.6: Tỷ lệ thành phần xi măng 45
Bảng 3.7: Cơ cấu sản phẩm xi măng 45
Bảng 3.8: Trữ lượng nguồn nguyên liệu đá vôi vách vỉa 16 mỏ than Khánh Hoà 46
Bảng 3.9: Các thiết bị chính và đặc tính kỹ thuật 52
Bảng 3.10: Nguồn gốc ô nhiễm môi trường không khí và chất ô nhiễm chỉ thị 53
Bảng 3.11: Đặc trưng nguồn ô nhiễm môi trường không khí 54
Bảng 3.12: Hệ số ô nhiễm bụi từ các công đoạn sản xuất xi măng 56
Bảng 3.13: Kết quả quan trắc môi trường không khí xung quanh đợt 3 năm 2013 58
Bảng 3.14: Kết quả quan trắc môi trường không khí xung quanh đợt 1 năm 2014 59
Bảng 3.15: Kết quả quan trắc môi trường không khí khu vực sản xuất đợt 3 năm 2013 62
Bảng 3.16: Kết quả quan trắc môi trường không khí khu vực sản xuất đợt 1 năm 2014 63
Bảng 3.17: Kết quả quan trắc không khí tại 4 ống khói đợt 3 năm 2013 65
Bảng 3.18: Kết quả quan trắc không khí tại 4 ống khói đợt 1 năm 2014 65
Bảng 3.19: Tọa độ các ống khói của nhà máy 67
Bảng 3.20: Thông số vật lý các ống khói 67
Bảng 3.21: Tải lượng các chất ô nhiễm của 4 nguồn thải cao nhà máy 67

Bảng 3.22: Giá trị trung bình các yếu tố khí tượng 68
Bảng 3.23: Nồng độ bụi và khoảng cách tới nguồn phát thải 70
Bảng 3.24: Nồng độ ô nhiễm các khí độc hại và khoảng cách tới điểm phát thải 72


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


viii
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1: Ô nhiễm bụi lơ lửng tại một số khu vực khai thác khoáng sản và sản xuất
vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên từ 2008 đến 2010 10
Hình 2.1: Hình dạng vệt khói thực tế và đường bao vệt khói trung bình theo
thời gian theo mô hình Gauss 32
Hình 3.1: Vị trí nhà máy xi măng Quán Triều trong tỉnh Thái Nguyên 37
Hình 3.2: Biểu đồ thể hiện ý kiến của người dân đối với 3 loại môi trường 61
Hình 3.3: Biểu đồ thể hiện mức độ ô nhiễm môi trường không khí theo nhận
định của người dân 61





Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


ix
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC


Phụ Lục 1: Kết quả chạy mô hình ô nhiễm bụi tại ống khói 1
Phụ Lục 2: Kết quả chạy mô hình ô nhiễm bụi tại ống khói 2
Phụ Lục 3: Kết quả chạy mô hình ô nhiễm bụi tại ống khói 3
Phụ Lục 4: Kết quả chạy mô hình ô nhiễm bụi tại ống khói 4
Phụ Lục 5: Kết quả chạy mô hình ô nhiễm CO
2
tại ống khói 1
Phụ Lục 6: Kết quả chạy mô hình ô nhiễm NO
2
tại ống khói 1
Phụ Lục 7: Kết quả chạy mô hình ô nhiễm SO
2
tại ống khói 1
Phụ Lục 8: Mẫu phiếu điều tra










Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Một vấn đề nóng bỏng, gây bức xúc trong dư luận xã hội cả nước hiện nay là
tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của
con người gây ra. Vấn đề này ngày càng trầm trọng, đe doạ trực tiếp sự phát triển
kinh tế - xã hội bền vững, sự tồn tại, phát triển của các thế hệ hiện tại và tương lai.
Giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH hiện
nay không chỉ là đòi hỏi cấp thiết đối với các cấp quản lí, các doanh nghiệp mà đó
còn là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội.
Trong những năm đầu thực hiện đường lối đổi mới, vì tập trung ưu tiên phát
triển kinh tế và cũng một phần do nhận thức hạn chế nên việc gắn phát triển kinh tế
với bảo vệ môi trường chưa chú trọng đúng mức. Tình trạng tách rời công tác bảo
vệ môi trường với sự phát triển kinh tế - xã hội diễn ra phổ biến ở nhiều ngành,
nhiều cấp, dẫn đến tình trạng gây ô nhiễm môi trường diễn ra phổ biến và ngày càng
nghiêm trọng.Nguyên nhân chủ yếu là bắt nguồn từ con người. Con người với sự
phát triển nhanh chóng của mình không để ý đến môi trường, đang ngày càng làm
cho môi trường sống của mình bị thu hẹp. Đặc biệt là môi trường không khí tại
nhiều nơi trên thế giới trong đó có cả nước ta đang bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Thái Nguyên nằm trong vùng sinh khoáng Đông Bắc Việt Nam, thuộc vành
đai sinh khoáng Thái Bình Dương. Hiện đã phát hiện 217 điểm quặng và mỏ
khoáng sản với hơn 30 loại hình khoáng sản khác nhau phân bố tập trung ở các
huyện Đại Từ, Phú Lương, Đồng Hỷ, Võ Nhai… Thái Nguyên là một Tỉnh có hai
ngành công nghiệp tương đối phát triển là ngành khai thác khoáng sản và ngành
công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.Cùng với sự phát triển của ngành khai
khoáng thì ngành vật liệu xây dựng cũng rất phát triển, trong đó xi măng là một
trong những vật liệu quan trọng trong ngành.
Những năm gần đây Thái Nguyên không ngừng đẩy mạnh CNH - HĐH,
những lợi ích mang lại được thể hiện rất rõ qua tình hình tăng trưởng kinh tế, giáo
dục, xã hội. Tuy nhiên sự gia tăng tốc độ đô thị hóa kéo theo sự gia tăng các chất


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu



2
thải công nghiệp, giao thông và sinh hoạt làm giảm chất lượng môi trường sống, gia
tăng bệnh tật, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.Năm 2011, nhóm
nghiên cứu thống kê trên 650 người dân sống xung quanh khu vực Nhà máy xi
măng Bỉm Sơn bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm môi trường không khí (chủ yếu là ô
nhiễm bụi). Môi trường bị ô nhiễm đã gây ra các bệnh liên quan đến đường hô hấp
như ho, viêm phế quản, viêm mũi dị ứng
Cách trung tâm thành phố Thái Nguyên khoảng 10 km về phía Tây, trên địa
bàn hai xã giáp nhau là Phúc Hà và An Khánh có công ty xi măng Quan Triều đã
và đang trực tiếp, gián tiếp tạo công ăn việc làm, mang lại thu nhập ổn định, phục vụ
đời sống sinh hoạt của nhân dân địa phương đồng thời đóng góp một lượng lớn cho
ngân sách quốc gia.Năm 2007 sau khi được thông qua đánh giá tác động môi trường
công ty cổ phần xi măng Quan Triều đã tiến hành đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất
xi măng lò quay công suất 600.000 tấn Clinker/năm.Với 02 dây chuyền lò đứng, tiến
hành dự án đầu tư đổi mới công nghệ nhà máy xi măng Quan Triều.
Tuy nhiên hoạt động sản xuất xi măng cũng là nguyên nhân chính làm cho
các vấn đề môi trường nói chung và môi trường không khí nói riêng ngày càng trở
nên bức xúc ở địa phương.
Từ thực trạng môi trường như trên và xuất phát nguyện vọng của bản thân Tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài: “Ảnh hưởng của hoạt động sản xuất tại nhà máy xi măng
Quan Triều đến môi trường không khí” dưới sự hướng dẫn của thầy giáo T.S Lê
Văn Thơ - Giảng viên trường Đại học Nông lâm.
2. Mục tiêu của đề tài
* Mục tiêu chung: Thông qua đề tài nghiên cứu phân tích và đánh giá được
hiện trạng môi trường không khí tại khu vực xung quanh và khu vực sản xuất của
nhà máy xi măng Quan Triều, trên cơ sở đó tiến hành dự báo mức độ ô nhiễm
không khí bằng phương pháp mô hình hóa.
* Mục tiêu cụ thể:

- Đánh giá được chất lượng môi trường không khí tại khu vực xung quanh và
khu vực sản xuất của nhà máy xi măng Quan Triều.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


3
- Xác định được nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí do hoạt động sản
xuất của nhà máy.
- Đề xuất một số biện pháp xử lý nhằm giảm thiểu ô nhiễm đối với môi
trường không khí cho nhà máy.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1 .Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Góp phần hoàn thiện hệ thống phương pháp luận về nghiên cứu khai thác
và sản xuất khoáng sản nói chung và xi măng nói riêng nhằm mục đích phát triển
kinh tế xã hội.
- Là tài liệu tham khảo dành cho tổ chức, cá nhân, tập thể, cơ quan quan tâm
và muốn tham khảo các vấn đề có liên quan.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Dự báo mức độ ô nhiễm môi trường không khí tại khu vực xung quanh nhà
máy sản xuất xi măng.
- Cảnh báo nguy cơ tiềm tàng về ô nhiễm suy thoái môi trường không khí do
các hoạt động sản xuất xi măng gây ra, ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi
trường không khí, bảo vệ sức khoẻ của người công nhân lao động.
- Tăng cường trách nhiệm của ban lãnh đạo nhà máy trước hoạt động sản xuất
đến môi trường. Từ đó có hoạt động tích cực trong việc phòng tránh, giảm thiểu và xử
lý ô nhiễm môi trường không khí.












Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


4
Chƣơng 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về hoạt động sản xuất xi măng
1.1.1. Hoạt động sản xuất và tiêu thụ xi măng ở nước ta
Xi măng là một trong những ngành công nghiệp được hình thành sớm nhất ở
nước ta (cùng với các ngành than, dệt, đường sắt).
Ngày 25/12/1889 khởi công xây dựng nhà máy xi măng đầu tiên của ngành
Xi măng Việt Nam tại Hải Phòng.
Đến nay đã có khoảng 90 Công ty, đơn vị tham gia trực tiếp sản xuất và phục
vụ sản xuất xi măng trong cả nước, trong đó: Khoảng 33 thành viên thuộc tổng công
ty xi măng Việt Nam, 5 công ty liên doanh, và hơn 50 công ty nhỏ và các trạm
nghiền (Công ty cổ phần công nghệ IP, 2008) [23].
Trong những năm qua ngành xi măng đóng góp một phần không nhỏ vào tốc
độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam, trung bình từ 10% - 12% GDP. Vì thế Chính phủ
xác định Xi măng là ngành phát triển chiến lược nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế.
Năm 2009 toàn ngành công nghiệp xi măng đã sản xuất và tiêu thụ 45,5 triệu
tấn xi măng, tăng 11,4% so với năm 2008, nhập khẩu 3,4 triệu tấn clinker.

Năm 2011 toàn ngành công nghiệp xi măng đã sản xuất và tiêu thụ 49,3 triệu
tấn xi măng, nhập khẩu 1,15 triệu tấn clinker, xuất khẩu khoảng 5,5 triệu tấn clinker
và xi măng. Căn cứ theo dự bán kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2010 và
các chính sách đầu tư phát triển, Bộ Xây Dựng đã tính toán nhu cầu xi măng năm
2012 khoảng 55 - 56,6 triệu tấn, tăng 11 - 12% so với năm 2011 (Hiệp hội xi măng
Việt Nam, 2010) [25].
- Năng lực sản xuất và các yếu tổ ảnh hưởng tới sản xuất của doanh nghiệp
trong ngành.
Trong những năm gần đây, một số nhà máy sản xuất xi măng lớn tập trung
nhiều vào thị trường trong nước do thị trường này đang tăng trưởng mạnh mẽ.
Ngành công nghiệp xi măng Việt Nam hiện nay đã có khoảng 14 nhà máy xi măng


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


5
lò quay với tổng công suất thiết kế là 21,5 triệu tấn/năm, 55 cơ sở xi măng lò đứng,
lò quay chuyển đổi tổng công suất thiết kế 6 triệu tấn/năm, khoảng 18 triệu tấn xi
măng được sản xuất từ nguồn clinker trong nước (ứng với 14,41 triệu tấn clinker).
Hầu hết các nhà máy sản xuất xi măng sử dụng phương pháp kỹ thuật khô,
ngoại trừ những nhà máy có lò trộn xi măng đứng với thiết bị và kỹ thuật lạc hậu,
thì những nhà máy còn lại có năng suất trộn xi măng từ 1,4 triệu đến 2,3 triệu tấn
mỗi năm với thiết bị và trình độ kỹ thuật tương đương với những nhà máy khác ở
Đông Nam Á.
Việt Nam đang có khoảng 31 dự án xi măng lò quay với tổng công suất thiết
kế là 39 triệu tấn được phân bổ ở nhiều vùng trên cả nước. (Đa số tập trung ở miền
Bắc, miền Trung và chỉ có 4/31 nằm ở Miền Nam).
Hiện nay các nhà máy xi măng phân bố không đều giữa các khu vực. Hầu hết
các nhà máy tập trung nhiều tại miền Bắc nơi có vùng nguyên liệu đầu vào lớn,

trong khi đó các nhà máy lớn phía Nam rất hạn chế. Do đó nguồn cung xi măng ở
phía Bắc thì dư thừa trong khi miền Nam lại thiếu hụt (Công ty cổ phần công nghệ
IP, 2008) [23].
- Những yếu tố ảnh hưởng tới năng lực sản xuất của doanh nghiệp:
+ Các DN miền Bắc có vị trí địa lý thuận lợi cho việc khai thác nguyên vật
liệu đầu vào do đó chủ động được về năng lực sản xuất. Doanh nghiệp miền Nam
thì ngược lại .
+ Giá than đá, thạch cao và clinker những nguyên liệu đầu vào chính dùng
cho sản xuất xi măng vẫn tăng đều qua các năm. Mà những nguyên liệu đầu vào này
Việt Nam phải nhập khẩu với khối lượng rất lớn. Ngoài ra giá gas, dầu hiện nay
biến động ảnh hưởng tới cước phí vận chuyển tăng. Ảnh hưởng tiêu cực đến sản
xuất và kết quả hoạt động của ngành.
+ Trình độ công nghệ của ngành lạc hậu cũ kỹ thừa hưởng của Nga, Pháp,
Trung Quốc những năm 50 của thế kỷ trước vẫn còn được sử dụng. (Không riêng gì
VN, Trung Quốc cũng đang lâm vào tình trạng này). Hiện này với các dự án dây


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


6
chuyền, nhà máy xi măng lớn đang triển khai hy vọng sẽ thay thế công nghệ cũ,
giúp năng lực sản xuất được tăng lên gấp nhiều lần.
+ Tuy nhiên vốn đầu tư ban đầu vào máy móc thiết bị ngành xi măng là rất
lớn, đó là sức ép đối với các doanh nghiệp sản xuất trong ngành khi muốn gia tăng
công suất, đổi mới công nghệ (Công ty cổ phần công nghệ IP, 2008) [23].
- Thị trường, thị phần và các yếu tố ảnh hưởng:
+ Hiện nay trên thị trường giá bán xi măng của các doanh nghiệp Miền Bắc
thường thấp hơn giá bán xi măng của các doanh nghiệp Miền Nam khoảng 200.000
đồng/ tấn tùy từng loại dao động xung quanh mức chênh lệch này. (tính đến cuối

tháng 4 đầu tháng 5/2008). Tại sao có mức khác biệt này: như đã nêu ở trên, các
doanh nghiệp phân bố không đều giữa các miền, giá đầu vào của nguyên vật liệu,
cước phí vận chuyển, tổng nhu cầu xi măng tại miền Nam chiếm tới 40% tổng nhu
cầu trong khi các doanh nghiệp miền Nam chỉ đáp ứng được 50% tổng nhu cầu đó.
+ Ngoài ra do xi măng là ngành có vị trí quan trọng trong nền kinh tế nên
Chính phủ vẫn nắm quyền kiểm soát giá cả, giá cả bị chặn đầu ra – nhưng giá
nguyên liệu đầu vào không ngừng xu thế tăng lên. Đó là khó khăn rất lớn cho doanh
nghiệp sản xuất trong ngành.
+ Thị phần tiêu thụ lớn nhất thuộc về Tổng công ty Xi măng Việt Nam chiếm
khoảng 40% toàn thị trường – Thị phần tiêu thụ xi măng trong 04 tháng đầu năm 2008
con số này là 41,1% . Các doanh nghiệp lớn trong ngành đều thuộc tổng công ty xi
măng Việt Nam như: Hà Tiên 1, 2, Xi măng Hoàng Thạch, Xi măng Hải Phòng….hơn
33 đơn vị gồm công ty con, công ty cổ phần - tổng công ty nắm quyền chi phối, công
ty liên doanh liên kết (Công ty cổ phần công nghệ IP, 2008) [23].
Nhìn chung, thị trường xi măng Việt Nam đến năm 2010 ổn định về cung cầu
và giá cả, đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho xây dựng và phát triển kinh tế đất nước.
Năm 2010, khối lượng xi măng sản xuất đạt 53,20 triệu tấn, tổng lượng tiêu
thụ đạt 50,20 triệu tấn, tổng lượng nhập clinker khoảng 2,15 triệu tấn với tổng trị
giá khoảng 81 triệu USD, giá clinker nhập khẩu bình quân 38 USD/tấn (Hiệp hội xi
măng Việt Nam, 2011) [25].


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


7
1.1.2. Hoạt động sản xuất xi măng tại Thái Nguyên
Theo thống kê, năm 2012 cả nước có thêm 4 nhà máy xi măng đi vào hoạt
động, nâng dây chuyền lò quay công nghệ khô lên con số 60, bên cạnh 38 dây
chuyền lò đứng công nghệ bán khô. Trong khi đó, nhu cầu được dự báo là không

tăng mạnh, do đó dẫn tới cung vượt cầu và việc cạnh tranh để bán sản phẩm giữa
các doanh nghiệp sản xuất xi măng ngày càng khốc liệt. Mặc dù vậy, trên địa bàn
tỉnh Thái Nguyên, các doanh nghiệp sản xuất xi măng vẫn duy trì được mức tăng
trưởng ổn định với đa số các dây truyền đều chạy hết công suất (Thainguyentv,
2012) [27].
Những tháng đầu năm thường khó khăn đối với các đơn vị sản xuất kinh
doanh vật liệu xây dựng do không phải mùa xây dựng. Tuy nhiên, những tháng đầu
năm nay, quy luật ấy dường như không ảnh hưởng nhiều đến các đơn vị xản xuất xi
măng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 70.000 tấn là con số mà Công ty TNHH Một
thành viên xi măng Quang Sơn tiêu thụ trong tháng 3/2012. Con số này tương
đương với việc tiêu thụ xi măng vào những tháng cuối năm, khi mà thị trường xây
dựng thực sự sôi động. Các sản phẩm của công ty đã có mặt ở hầu hết các tỉnh miền
Bắc và tiêu thụ mạnh nhất tại thị trường Hà Nội. Riêng tại thị trường Thái Nguyên,
trong quý I/2012, công ty đã tiêu thụ trên 15.000 tấn, tăng 150% so với cùng kỳ
năm trước. Đến thời điểm này, công ty hầu như không còn hàng tồn kho, sản xuất ra
đến đâu tiêu thụ hết đến đó.
Cùng chung những tín hiệu lạc quan như xi măng Quang Sơn, ngay trong
quý I, Công ty cổ phần xi măng Quan Triều cũng đang chạy hết công suất với mức
tiêu thụ 1.350 tấn trong quý I. Công ty cổ phần xi măng La Hiên cũng đã tiêu thụ
được 180.000 tấn và theo lãnh đạo nhà máy cho biết, hiện tại xi măng sản xuất ra
không kịp bán.
Theo dự báo thì lượng xi măng trong năm 2012 sẽ dư thừa khoảng 8 – 10
triệu tấn, khiến thị trường xi măng vốn đã cạnh tranh nay càng khốc liệt thêm.
Không những thế, cuộc chiến tiêu thụ giữa các thương hiệu xi măng và các đại lý,
nhà phân phối… cũng sẽ thêm phần quyết liệt. Tuy nhiên, đứng trước bài toán cạnh
tranh nan giải, mỗi đơn vị sản xuất xi măng trên địa bàn Thái Nguyên phải tìm


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu



8
hướng đi cho riêng mình, bằng cách nâng cao chất lượng sản phẩm, chuyên nghiệp
hơn trong dịch vụ chăm sóc khách hàng, cạnh tranh sòng phẳng về giá cũng như
tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh để ngành sản xuất xi măng Thái Nguyên được
người tiêu dùng trong nước lựa chọn và từng bước vươn ra thị trường thế giới (Hiệp
hội xi măng Việt Nam,2012) [26].
1.1.3. Ô nhiễm môi trường không khí do các hoạt động sản xuất xi măng tại
Thái Nguyên
Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, các hoạt động công nghiệp chủ yếu gồm:
khai khoáng, luyện kim, sản xuất vật liệu xây dựng, Các hoạt động sản xuất công
nghiệp là một trong những nguồn chính gây ô nhiễm môi trường không khí.
Hoạt động sản xuất vật liệu xây dựng: Điển hình là các cơ sở sản xuất xi
măng với công nghệ lò đứng lạc hậu (xi măng Lưu Xá, xi măng Cao Ngạn, xi măng
Núi Voi, 02 lò đứng xi măng La Hiên) không có hệ thống xử lý bụi, khí thải đã gây
ô nhiễm nghiêm trọng môi trường xung quanh.
Các cơ sở công nghiệp thường dùng nhiên liệu hoá thạch (than, dầu) làm
nhiên liệu đốt nên thải ra nhiều chất gây ô nhiễm môi trường không khí. Các cơ sở
sản xuất tiểu thủ công nghiệp cũng là các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí
cục bộ.
Ô nhiễm bụi: Tại các khu vực đô thị, do tập trung nhiều hoạt động công
nghiệp, giao thông nên đã bị ô nhiễm bụi, nhiều khu vực mức độ ô nhiễm là rất lớn,
như tại khu vực Ngã ba Quan Triều, hàm lượng bụi lơ lửng vượt QCVN
05:2008/BTNMT gần 4 lần, các khu vực khác hàm lượng bụi vượt từ trên 01 lần
đến gần 03 lần.
Ô nhiễm môi trường tại các khu vực khai thác khoáng sản, sản xuất vật liệu
xây dựng: tại các khu vực khai thác khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, vấn đề
ô nhiễm bụi là rất lớn, nhiều khu vực hàm lượng bụi lơ lửng vượt tiêu chuẩn cho
phép gần 05 lần (hình 1.1). Các khí ô nhiễm độc hại khác (SO
2

, NO
2
, CO, Pb) được
phát hiện thấy những thấp hơn so với QCCP.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


9
Thái Nguyên có 5 Nhà máy xi măng và hàng trăm cơ sở sản xuất vật liệu
xây dựng quy mô vừa và nhỏ. Các nhà máy này hàng năm đang thải ra môi trường
không khí hàng ngàn tấn khí thải và bụi.
Hoạt động sản xuất xi măng là một trong những ngành công nghiệp xuất
hiện sớm và lâu đời ở nước ta. Bên cạnh những giá trị về lợi tích kinh tế mang lại
thì hoạt động sản xuất xi măng đã góp phần tác động gây ô nhiễm tới môi trường,
đặc biệt là môi trường không khí. Bụi - là tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường
không khí có ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe con người và các sinh vật khác. Ô
nhiễm bụi xi măng trên thế giới và Việt Nam đang là vấn đề nổi cộm bức xúc khi
trong thời kì phát triển hội nhập, nhu cầu xi măng tăng cao hơn rất nhiều so với các
biện pháp giảm thiểu khắc phục ô nhiễm do sản xuất xi măng gây ra. Thực tế cho
thấy, cần có cái nhìn tổng quan và các biện pháp triệt để hơn nữa để góp phần phát
triển kinh tế cũng như môi trường bền vững (Văn phòng Tổng cục môi trường,
2011) [28].
0
0.2
0.4
0.6
0.8
1

1.2
1.4
1.6
Xi măng Núi
Voi
Mỏ sắt Trại
Cau
Xi măng
Quang Sơn
Xi măng La
Hiên
Mỏ than Bá
Sơn
Mỏ than
Phấn Mễ
Mỏ than
Khánh Hoà
(mg/m3)
2008 2009 2010 QCVN Bụi



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


10
Hình 1.1: Ô nhiễm bụi lơ lửng tại một số khu vực khai thác khoáng sản và sản
xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên từ 2008 đến 2010
1.2. Tổng quan về ô nhiễm không khí
1.2.1. Môi trường và ô nhiễm môi trường

1.2.1.1. Khái niệm về môi trường
“Môi trường” là một khái niệm rất rộng, được định nghĩa theo nhiều cách khác
nhau, đặc biệt sau hội nghị Stockholm về môi trường năm 1972. Tùy vào mục đích
nghiên cứu, lĩnh vực mà người ngiên cứu có những định nghĩa cho phù hợp. Tuy
nhiên, nghiên cứu về những khái niệm liên quan đến định nghĩa môi trường ta có
những định nghĩa sau:
Một định nghĩa nổi tiếng của S.V.Kalesnik (1959, 1970): “Môi trường chỉ là
một bộ phận của trái đất bao quanh con người, mà ở một thời điểm nhất định xã hội
loài người có quan hệ trực tiếp với nó, nghĩa là môi trường có quan hệ một cách gần
gũi nhất với đời sống và hoạt động sản xuất của con người” (S.V.Kalesnik, 1970)
Một định nghĩa khác của viện sĩ I.P.Gheraximov (1972) đã đưa ra định nghĩa
môi trường như sau: “Môi trường là khung cảnh của lao động, của cuộc sống riêng
tư và nghỉ ngơi của con người”, trong đó môi trường tự nhiên là cơ sở cần thiết cho
sự sinh tồn của nhân loại.
Gần đây trong báo cáo toàn cầu năm 2000, công bố 1982 đã nêu ra định
nghĩa môi trường sau đây: “Theo tự nghĩa, môi trường là những vật thể vật lí và
sinh học bao quanh loài người Mối quan hệ giữa loài người và môi trường của nó
chặt chẽ đến mức mà sự phân biệt giữa các cá thể con người với môi trường bị xóa
nhòa đi”.
Theo Magnard thì “Môi trường là tổng hợp - ở một thời điểm nhất định - các
trạng huống vật lí, hóa học, sinh học và các yếu tố xã hội có khả năng gây ra một
tác động trực tiếp hay gián tiếp, tức thời hay theo kỳ hạn, đối với các sinh vật hay
đối với các hoạt động của con người.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


11
Trong Tuyên ngôn của UNESCO năm 1981, môi trường được hiểu là “Toàn

bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra xung quanh mình,
trong đó con người sinh sống và bằng lao động của mình đã khai thác các tài
nguyên thiên nhiên hoặc nhân tạo nhằm thỏa mãn các nhu cầu của con người”.
- Theo quy định trong luật bảo vệ môi trường Việt Nam thi: "Môi trường bao
gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau,
bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển
của con người và sinh vật."
1.2.1.2. Khái niệm ô nhiễm môi trường
Trước khi loài người xuất hiện, môi trường trên trái đất hoàn toàn nguyên
thủy, chỉ có biển xanh tuyết trắng, rừng nguyên sinh xanh tươi mà không có đô thị,
hầm mỏ, nhà máy, ô tô Từ khi con người xuất hiện, quá trình sinh hoạt và sản
xuất của con người đã gây nên ô nhiễm môi trường.
Ngày nay, thuật ngữ ô nhiễm được sử dụng rất nhiều để diễn tả các hành động
phá hoại môi trường tự nhiên.
Ô nhiễm môi trường được hiểu là sự có mặt của các chất hoặc năng lượng với
khối lượng lớn trong môi trường mà môi trường khó chấp nhận (Từ điển
OXFORD).
Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các
tính chất vật lí, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi, gây tác hại tới đời
sống của con người và các sinh vật khác.
Theo khoản 6 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi trương Việt Nam 2005: “Ô nhiễm
môi trường là sự biến đổi của thành phần môi trường không phù hợp với tiêu
chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật” (Luật bảo vệ môi
trường,2005) [16].
1.2.2. Môi trường không khí và ô nhiễm môi trường không khí
1.2.2.1. Môi trường không khí.
- Môi trường không khí là lớp không khí bao quanh trái đất.
1.2.2.2. Ô nhiễm môi trường không khí



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


12
Trong tự nhiên cũng như trong các hoạt động của con người luôn có sự
tương tác với khí quyển như trao đổi oxy, khí cacbonic, trao đổi nhiệt, phát sinh bụi
và hơi độc làm biến đổi thành phần cơ bản của khí quyển với sự xuất hiện những
chất khác có nồng độ cao gây ô nhiễm môi trường không khí.
Theo tài liệu Cơ sở Khoa Học Môi Trường của NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội,
biên soạn PTS Lưu Đức Hải khái niệm ô nhiễm môi trường không khí như sau:
“Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan
trọng trong thành phần không khí,làm cho không khí trong sạch hoặc gây ra toả
mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa (do bụi)” (Lưu Đức Hải, 2012) [6].
Vấn đề ô nhiễm không khí có thể chia một cách đơn giản thành 3 phần cơ
bản sau đây:
Chất ô nhiễm khuấy trộn và chuyển hóa
Nguồn ô nhiễm → Khí quyển → Nguồn tiếp nhận
Nguồn ô nhiễm là nguồn thải ra các chất ô nhiễm.Chất thải từ nguồn ô nhiễm
phải được khống chế tại chỗ trước khi thải vào khí quyển.Các hệ thống khống chế ô
nhiễm tại nguồn thải bao gồm: Thay đổi nguyên liệu, nhiên liệu gây ô nhiễm nhiều
bằng nguyên nhiên liệu gây ô nhiễm ít hoặc không gây ô nhiễm, cải tiến dây chuyền
sản xuất để hạn chế ô nhiễm, nâng cao ống khói, thiết bị làm sạch khí thải.
Khí quyển là môi trường trung gian để vận chuyển các chất ô nhiễm từ
nguồn phát thải đến nơi tiếp nhận.Khí quyển được chia làm 4 tầng dựa trên sự biến
thiên nhiệt độ theo độ cao:
- Tầng đối lưu: Lớp khí quyển tiến giáp mặt đất có bề dày 10 – 12km ở vĩ độ
trung bình và khoảng 16 – 18km ở các cực.Tầng đối lưu hầu như hoàn toàn trong
suốt với các tia bức xạ sóng ngắn của mặt trời nhưng thành phần hơi nước trong
phần đối lưu hấp thụ rất mạnh bức xạ sóng dài của mặt đất, do đó tầng đối lưu được
nung nóng chủ yếu từ mặt đất.Từ đó phát sinh ra sự xáo trộn không khí theo chiều

đứng, hình thành ngưng tụ hơi nước và kkeos theo là mây, mưa.Trong tầng đối lưu
nhiệt độ giảm theo chiều cao trung bình khoảng 0,5 – 0,6
0
C/100m.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


13
- Tầng bình lưu có độ cao từ 12 – 15km trên mặt đất, trong tầng bình lưu có
chứa tầng ozon nhờ đó các tia cực tím trong thành phần bức xạ của mặt trời bị hấp
thụ mạnh nên nhiệt độ ở tầng này tăng theo độ cao đến 0
0
C ở độ cao 55km.
- Tầng giữa của khí quyển ở phía trên tầng bình lưu có độ cao 50 – 55km đến
85km.Nhiệt độ không khí giảm gần như tỉ lệ nghịch bậc nhất với độ cao và đạt trị số
gần -100
0
C.
- Tầng nhiệt quyển là tầng trên cùng của khí quyển có lớp không khí loãng.Nhiệt
độ trong tầng nhiệt quyển tăng và đạt đến trị số gần 1200
0
C ở độ cao 700km.
Hầu như các hiện tượng khí tượng chi phối đặc điểm thời tiết đều xảy ra trên
tầng đối lưu do đó tầng đối lưu có ý nghĩa rất lớn trong sự phát tán chất ô nhiễm.Ở
tầng đối lưu các yếu tố khí tượng (tốc độ gió, hướng gió, nhiệt độ khí quyển, độ ẩm
không khí, bức xạ mặt trời, độ mây che phủ và độ ổn định của khí quyển), các yếu
tố về nguồn thải từ các hoạt động sản xuất của con người (nhiệt độ khí thải, chiều
cao ống khói, vận tốc khí thải, lưu lượng khí thải) và các yếu tố về địa hình (chiều

cao, chiều rộng của các công trình, đồi núi, thung lũng), chất ô nhiễm sẽ phát tán,
pha loãng, biến đổi hóa học hay xảy ra các quá trình sa lắng khô, sa lắng ướt.Các
chất ô nhiễm sơ cấp sinh ra từ nguồn có thể biến đổi thành các chất ô nhiễm thứ
cấp.Cuối cùng các chất ô nhiễm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn tiếp nhận.
Nguồn tiếp nhận chất ô nhiễm là con người, động, thực vật…(Hoàng Văn
Huệ, 2004) [7].
1.2.3. Các khí nhân tạo gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người
- Khí NO
x
(các oxit nitơ): Với nồng độ từ 5 phần triệu đến 20 phần triệu
trong không khí, NO
2
có thể gây tác động xấu đến phổi, tim, gan. Ở nồng độ cao
1% trong không khí NO
2
có thể gây chết người trong vài phút. NO
2
cũng góp phần
gây bệnh hen, ung thư phổi và hỏng khí quản.
- Khí SO
2
(lưuhuỳnh dioxit): có thể kết hợp với hơi nước trong không khí để
tạo thành H
2
SO
4
và xâm nhập vào máu khi hít thở. SO
2
làm giảm dự trữ kiềm trong
máu gây rối loạn chuyển hoá đường và protêin. Trong máu, SO

2
còn gây thiếu
vitamin B và C, tạo ra methemoglobine để chuyển Fe
2+
(hoà tan) thành Fe
3+
(kết tủa)


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


14
gây tắc nghẽn mạch máu, làm giảm khả năng vận chuyển ôxy của hồng cầu, gây co
hẹp dây thanh quản, khó thở.
- Khí CO (cacbonoxit): Khi hít phải CO sẽ đi vào máu chúng phản ứng với
Hemoglobin (có trong hồng cầu) khiến cho cơ thể bị ngạt do máu không tải được
ôxy. Khi hít phải CO
2
sẽ bị đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi. Ở liều lượng lớn hơn
người hít phải CO bất tỉnh hoặc chết ngạt rất nhanh. Khi bị ôxy hoá CO biến thành
khí cacbonic (CO
2
). Khí CO
2
cũng gây ngạt nhưng không độc bằng CO (Hồ Sĩ
Giao, 2010) [5].
1.2.4. Các nguồn ô nhiễm không khí
Sự phát thải các chất ô nhiễm không khí sinh ra từ nhiều nguồn khác nhau
như sau:

- Nguồn điểm: Là các nguồn gây ô nhiễm có thể xác định được vị trí, kích
thước, bản chất, lưu lượng phát thải các tác nhân gây ô nhiễm.Nguồn điểm có thể
được phân chia thành nguồn điểm cao và nguồn điểm thấp.
+ Nguồn điểm cao là nguồn có dạng ống khói, đứng độc lập ở chỗ không bị
các chướng ngại vật, như đồi núi, nhà cửa che chắn xung quanh hoặc đứng trong
quần thể các công trình nhưng độ cao của nó vượt qua ngoài vùng bóng khí động do
các vật cản hoặc công trình nhà cửa xung quanh gây ra.
+ Nguồn điểm thấp là các loại ống khói, ống xả, ống khí thải của hệ thống
thông gió, điều hòa không khí, các loại ống xả khí của thiết bị máy móc công nghệ
nằm trong vùng bóng khí động do các công trình xung quanh gây ra.
- Nguồn đường: Là các nguồn gây ô nhiễm không có điểm cố định, không
xác định được vị trí, bản chất, lưu lượng các tác nhân gây ô nhiễm.Nguồn ô nhiễm
chủ yếu là các con đường dành cho các phương tiện giao thông vận tải như đường
bộ, đường xe lửa, đường thủy, đường hàng không.
- Nguồn vùng là nguồn mà các chất ô nhiễm bóc vào khí quyển từ một bề
mặt có diện tích rộng.Các nguồn vùng chủ yếu là khu chăn nuôi lớn, các khu vực
tập trung nhiều cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, nhà ga, bến cảng, sân
bay…(Bùi Tá Long, 2008) [9].


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


15
1.2.5. Ô nhiễm không khí do hoạt động công nghiệp
Chất lượng không khí ở Việt Nam đang bị tụt hậu trong mười quốc gia tồi tệ
nhất trên thế giới, xếp hạng 123, và nó được dự báo ô nhiễm không khí sẽ tiếp tục
xấu đi trong thời gian tới và có thể rơi xuống vị trí 125 (Văn phòng tổng cục Môi
trường, 2009) [24].
Theo Báo cáo Môi trường quốc gia năm 2013 về không khí vừa được Bộ Tài

nguyên và Môi trường (TN-MT) công bố, các hoạt động gây ảnh hưởng lớn đến
môi trường không khí của Việt Nam phải kể đến là sản xuất công nghiệp, làng nghề,
sự gia tăng của phương tiện giao thông cá nhân Đặc biệt là các hoạt động sản xuất
công nghiệp.
Để tìm cách khắc phục, ở Việt Nam đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về
cả lý luận cũng như thực tiễn về vấn đề ô nhiễm môi trường do các hoạt động sản
xuất công nghiệp gây ra.
Cuốn sách “Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải” của GS.TS Trần Ngọc
Chấn (NXB KHKT)” là những chỉ số tính toán mức độ ô nhiễm môi trường không
khí do các hoạt động sản xuất công nghiệp và là những nghiên cứu của GS về các
vấn đề xã hội có mối quan hệ với ô nhiễm môi trường.
Đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng đến môi trường không khí của cụm công
nghiệp Phước Long – Thủ Đức và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm” của học
viên Nguyễn Thị Phương Thảo trường đại học khoa học tự nhiên – Thành phố
HCM đã ứng dụng phương pháp mô hình hóa có đối chứng số liệu đo đạc thực tế để
xác định khu vực bị ảnh hưởng và chiều lan truyền chất ô nhiễm không khí, vận
dụng kiến thức về phát tán và giảm thiểu ô nhiễm không khí vào thực tế với mục
đích đánh giá ô nhiễm không khí của một khu công nghiệp tập trung, một hình thức
phân bố sản xuất đang phổ biến ở nước ta.
“Chuyên đề giáo dục môi trường” (thuộc sở GD – ĐT tỉnh Quảng Ninh
03/2009) là một nghiên cứu khá cụ thể về vấn đề môi trường.Chuyên đề này đi sâu
vào những tác động xấu của hoạt động khai thác khoáng sản đến môi trường ở
Quảng Ninh.Bằng việc đưa ra các số liệu chi tiết đã qua đo lường, chuyên đề đã chỉ
ra được những hậu quả nghiêm trọng của hoạt động khai thác khoáng sản đến môi

×