Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

ảnh hưởng của hoạt động sản xuất lâm nghiệp đến kinh tế hộ ở xã hương phú - huyện nam đông - tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (371.54 KB, 77 trang )

PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một nước có tiềm năng lớn về đất và rừng để phát triển sản
xuất lâm nghiệp (với 12,61 triệu ha diện tích đất có rừng và 6,16 triệu ha đất trống
đồi núi trọc, chiếm gần 57% diện tích đất tự nhiên của cả nước) [1]. Như vậy,
ngành Lâm nghiệp đã và đang sử dụng diện tích đất lớn nhất trong các ngành kinh
tế quốc dân. Tuy nhiên, diện tích đất lâm nghiệp phân bố chủ yếu ở các vùng đồi
núi, là nơi sinh sống của 25 triệu người với nhiều thành phần dân tộc thiểu số, có
trình độ dân trí thấp, phương thức canh tác lạc hậu, kinh tế chậm phát triển và đời
sống còn nhiều khó khăn [1]. Vì vậy, làm thế nào để cải thiện đời sống cho người
dân sống ven rừng là điều mà các nhà hoạch định chính sách cần phải quan tâm.
Phát triển một lĩnh vực gì mà không đem lại lợi ích cho người dân đặc biệt là vấn
đề kinh tế sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện. Nhận thấy được điều
này Đảng và Nhà nước đã thực hiện chủ trương xã hội hoá công tác bảo vệ và
phát triển rừng nhằm phát huy sức mạnh của toàn xã hội. Trong những năm qua,
Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách quan trọng về bảo vệ và phát triển tài
nguyên rừng, kết hợp giữa bảo vệ rừng với phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói
giảm nghèo như: chính sách giao đất, giao rừng, cho thuê rừng… [3]. Có thể nói
rằng quan điểm và nhận thức về ngành lâm nghiệp của các cấp, các ngành đã có
nhiều chuyển biến mang tính cơ bản. Sự thay đổi về nhận thức đó đã góp phần
mở rộng đối tượng được giao đất, giao rừng, giúp họ sử dụng ổn định, lâu dài. Từ
chỗ chỉ có các lâm trường quốc doanh, các hợp tác xã mới được giao đất, giao
rừng thì sau này các tổ chức, cá nhân và tiếp theo là hộ gia đình, cộng đồng dân
cư thôn, bản cũng là đối tượng được giao đất, giao rừng. [2].
Nam Đông là một huyện miền núi của tỉnh Thừa Thiên Huế được tách ra
từ huyện Phú Lộc vào tháng 10 năm 1990, tổng diện tích đất tự nhiên là
65.051,8 ha, trong đó khoảng 75% diện tích rừng và đất rừng. Sau khi tách
huyện để tạo điều kiện cho người dân phát triển lâm nghiệp như trồng rừng qua
1
các dự án Pam 4304, định canh định cư, 327… huyện cũng tiến hành giao đất


lâm nghiệp cho các hộ gia đình có nhu cầu thực thi các dự án và tự bỏ vốn để
trồng rừng. Đến năm 2001, huyện Nam Đông được dự án SNV đầu tư hỗ trợ
thực hiện quy hoạch sử dụng đất, giao đất lâm nghiệp trên toàn huyện. Kết quả
đến nay đất lâm nghiệp đã được giao cho hộ gia đình và cộng đồng để quản lý,
bảo vệ và sử dụng nhằm góp phần nâng cao đời sống kinh tế cho người dân [5]
trong đó có xã Hương Phú - là xã có diện tích đất lâm nghiệp lớn với 6077.99 ha
chiếm đến 76,3% diện tích đất tự nhiên; trong đó diện tích rừng trồng chiếm gần
50% diện tích đất có rừng và người dân có nhiều hoạt động liên quan đến trồng
rừng và khai thác LSNG. Do đó, có thể nói hoạt động sản xuất LN ở xã Hương
Phú đã góp phần đáng kể vào việc giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện
đời sống và xóa đói giảm nghèo ở địa phương [8]. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn
chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá về mức độ ảnh hưởng của hoạt động sản xuất
lâm nghiệp đến kinh tế hộ gia đình.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: “Ảnh hưởng
của hoạt động sản xuất lâm nghiệp đến kinh tế hộ ở xã Hương Phú - Huyện
Nam Đông - Tỉnh Thừa Thiên Huế” để làm khoá luận tốt nghiệp.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu:
- Tìm hiểu chung về thực trạng sản xuất lâm nghiệp ở xã Hương Phú -
huyện Nam Đông - Tỉnh Thừa Thiên Huế;
- Phân tích kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất lâm nghiệp của hộ gia
đình ở xã Hương Phú - huyện Nam Đông - Tỉnh Thừa Thiên Huế;
- Phân tích kết quả các hoạt động tạo thu nhập khác của hộ gia đình ở xã
Hương Phú - huyện Nam Đông - Tỉnh Thừa Thiên Huế;
- So sánh và đánh giá mức độ ảnh hưởng của hoạt động sản xuất lâm
nghiệp đến kinh tế hộ ở xã Hương Phú - huyện Nam Đông - Tỉnh Thừa Thiên
Huế.
PHẦN 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2
2.1. Cơ sở lý luận

2.1.1. Tổng quan về sản xuất lâm nghiệp
2.1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của sản xuất lâm nghiệp.
Lâm nghiệp là một ngành sản xuất vật chất trong nền kinh tế quốc dân có
nhiệm vụ trồng cây gây rừng, nuôi dưỡng, chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng, khai
thác, vận chuyển và chế biến lâm sản.
Sản xuất lâm nghiệp có những đặc điểm sau:
- Chu kỳ sản xuất lâm nghiệp tương đối dài, đối tượng sản xuất là những
cơ thể sống.
Nói đến lâm nghiệp là nói đến rừng, rừng là một quần thể sinh vật rất
phong phú và phức tạp, đó là những cơ thể sống có quy luật sinh trưởng và phát
triển riêng phụ thuộc vào đặc tính sinh học của chúng. Có những cây phát dục
nhanh nên năng suất sinh khối lớn, nhưng có cây phát dục và sinh trưởng chậm
nên năng suất sinh khối kém hơn. Tuy nhiên, dù cây rừng có khác nhau nhưng
nhìn chung chu kỳ sinh trưởng và phát triển của chúng tương đối dài từ hàng
chục đến hàng trăm năm.
Với đặc điểm trên, sản xuất lâm nghiệp có mức đầu tư lớn, thời gian thu
hồi vốn chậm, việc bố trí các loại cây trồng phải phù hợp giữa các điều kiện
tự nhiên, kinh tế, xã hội của từng vùng với các đặc tính sinh học của từng loại
cây rừng. Tuy nhiên, do chu kỳ sản xuất của lâm nghiệp dài cho nên mức độ dao
động về thời gian lớn hơn sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, người ta có thể lựa
chọn thời điểm thích hợp để thu hoạch sản phẩm nhằm thu lợi nhuận cao.
- Trong sản xuất lâm nghiệp, quá trình tái sản xuất kinh tế và tái sản
xuất tự nhiên xen kẽ với nhau, trong đó quá trình tái sản xuất tự nhiên là chủ
yếu và có tác dụng quyết định.
Rừng có khả năng tái sinh và tăng trưởng. Đó là khả năng cây rừng
tự thay thế đời cây này bằng đời cây khác, rừng cây này bằng rừng cây khác. Đó
cũng chính là khả năng cây rừng tự lớn lên theo thời gian kể cả khi không cần
tác động biện pháp kỹ thuật của con người. Đây chính là quá trình tái sản xuất tự
3
nhiên tạo tiền đề quyết định cho tái sản xuất mở rộng kinh tế trong lâm nghiệp.

Nếu chỉ chú ý đến quá trình sản xuất tự nhiên mà không chú ý đến tái sản xuất
kinh tế thì hiệu quả sẽ thấp, nhưng cứ để tái sản xuất tự nhiên, sử dụng giống cũ
thoái hóa năng suất sẽ thấp, không đáp ứng được nhu cầu của con người. Tuy
nhiên, ngược lại nếu chỉ chú ý đến tái sản xuất kinh tế chọn cây trồng có năng
suất cao, giống mới mà không quan tâm đến điều kiện đất đai, khí hậu cũng như
qui luật sinh trưởng và phát triển của cây con trong rừng thì có thể đem lại năng
suất thấp và thậm chí không cho sản phẩm.
- Sản xuất lâm nghiệp có tính thời vụ.
Cây rừng có quan hệ chặt chẽ với điều kiện khí hậu, mỗi loại cây trồng có
quy luật sinh trưởng và phát triển riêng, chúng chịu sự tác động của điều kiện
ngoại cảnh riêng. Những điều kiện này biểu hiện khác nhau theo từng vùng ở
cùng thời điểm và trong cùng một vùng ở những thời điểm và các điều kiện khác
nhau. Mọi sự tác động kỹ thuật vào cây trồng đều phải phù hợp với đặc điểm
của cây và mối quan hệ của nó với môi trường, khí hậu, đất đai. Cùng một loại
cây trồng nhưng ở những vùng có điều kiện khí hậu khác nhau thì có mùa vụ và
thời vụ sản xuất khác nhau. Ngược lại, trong cùng một vùng nào đó, một loại
cây trồng chỉ có thời vụ và thời điểm sản xuất nhất định.
Ở mỗi loại cây trồng, có các giai đoạn sinh trưởng, phát triển cần có sự
tác động khác nhau của con người. Từ đây nảy sinh ra tình trạng trong chu kỳ
sản xuất của cây trồng, có những lúc đòi hỏi lao động căng thẳng và liên tục, có
thời gian ít căng thẳng, thậm chí không cần lao động tác động. Việc sử dụng lao
động và các tư liệu sản xuất không đều trong chu kỳ sản xuất là một trong những
biểu hiện của tính thời vụ.
- Sản xuất lâm nghiệp vừa có tính chất nông nghiệp vừa có tính chất công
nghiệp.
Sản xuất lâm nghiệp giống sản xuất nông nghiệp ở chỗ: Đối tượng sản xuất
cây rừng, con rừng và cây con trong nông nghiệp đều là sinh vật, là những cơ
4
thể sống có quan hệ chặt chẽ với điều kiện khí hậu, đất đai, sinh trưởng và phát
triển tuân theo những quy luật nhất định.

Sản xuất lâm nghiệp mang tính chất công nghiệp thể hiện ở quá trình khai
thác, vận chuyển và chế biến lâm sản, đối tượng sản xuất của quá trình này
không phải là cây rừng còn sống mà là cây gỗ đã chặt hạ.
- Sản xuất lâm nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ giữa tái sinh rừng và khai thác
rừng.
Tái sinh rừng là điều kiện để khai thác rừng, khai thác rừng là một trong
các mục đích của tái sinh rừng. Tuy nhiên, tái sinh rừng và khai thác rừng
có sự ràng buộc lẫn nhau hết sức chặt chẽ, chịu sự tác động của những yếu tố
mâu thuẫn lẫn nhau như: Khai thác rừng lớn do nhu cầu của các sản phẩm từ
rừng của dân cư và nền kinh tế ngày càng tăng, trong khi sự tăng trưởng tự
nhiên của rừng phụ thuộc vào quy mô rừng, điều kiện thời tiết, khí hậu và chủng
loại cây rừng. Mức tăng trưởng của rừng thường thấp hơn nhu cầu khai thác
rừng, do chu kỳ tái sản xuất tài nguyên rừng rất chậm và diễn ra trong thời gian
dài.
Phương thức tái sinh rừng và nói chung là kỹ thuật trồng rừng phụ thuộc
vào phương thức khai thác. Nếu như áp dụng phương pháp khai thác chọn thì
việc khai thác gỗ có liên quan đến việc trồng rừng một cách chặt chẽ đến nỗi
khó có thể xách định được ở đâu là nơi kết thúc trồng rừng và ở đâu là nơi bắt
đầu khai thác gỗ. Từ đây đặt ra vấn đề, cần kết hợp chặt chẽ giữa khai thác và tái
sinh rừng nhằm tạo điều kiện cho rừng luôn tồn tại và phát triển.
- Sản xuất lâm nghiệp có tác dụng nhiều mặt.
Quá trình sản xuất lâm nghiệp tạo ra rừng. Rừng đến tuổi thành thục công
nghệ có tác dụng cung cấp lâm sản cho nền kinh tế quốc dân và đời sống xã hội.
Rừng đang ở giai đoại sinh trưởng và phát triển như: Rừng non, rừng khép tán
có tác dụng phòng hộ, bảo vệ môi trường sống, duy trì cân bằng sinh thái, chống
gió bão, duy trì và điều tiết nguồn nước chống xói mòn đất, giữ gìn và cải thiện
lâm phần. Ngoài ra, có những khu rừng được sử dụng những mục đích phi tài
5
chính như: Nghiên cứu khoa học, cảnh quan du lịch sinh thái, bảo vệ đa dạng
sinh học…

- Sản xuất lâm nghiệp tiến hành trên địa bàn rộng lớn, có kết cấu hạ tầng
thấp và nhân dân sống xen kẽ ở trong vùng.
Theo quy hoạch, diện tích rừng và đất rừng do lâm nghiệp quản lý là 16
triệu ha, trên diện tích này có khoảng 22 triệu người dân sinh sống thuộc 54
thành phần dân tộc ở những trình độ phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội khác
nhau. Đời sống của họ dựa vào rừng là chủ yếu, họ vừa là nhân tố tác động tiêu
cực đến rừng nhưng cũng là nhân tố trung tâm cải tạo rừng nếu có chính sách
thích hợp. Mặt khác, vì phân bố trên địa bàn rộng lớn cho nên cơ sở sản xuất
lâm nghiệp, trồng rừng, khai thác rừng ít cố định, giao thông đi lại khó khăn.
Lực lượng lao động sản xuất ngành lâm nghiệp không ổn định và yên tâm làm
nghề rừng, điều này gây khó khăn cho công tác quản lý sản xuất kinh doanh.
Mặt khác, vì sản xuất lâm nghiệp thực hiện chủ yếu ở vùng trung du và miền
núi, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống thấp, trình độ văn hóa, kỹ thuật
của người dân thấp đã gây ảnh hưởng đến việc chuyển giao công nghệ và phát
triển sản xuất.
- Sản xuất lâm nghiệp Việt Nam trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm có
chế độ gió mùa rõ rệt.
Chế độ nắng mưa nhiệt đới ẩm vừa tạo nên quần thể sinh vật phong phú,
vừa tạo ra sức tăng trưởng nhanh của các loại cây rừng, tăng năng suất sinh khối
do sử dụng không gian nhiều tầng của rừng. Điều đó cho phép lựa chọn tập đoàn
cây rừng trong quá trình gây trồng và tái sinh rừng, tạo điều kiện rút ngắn chu
kỳ sản xuất của lâm nghiệp, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội về các
sản phẩm từ rừng. Tuy nhiên, do sự phong phú của tập đoàn cây rừng, đòi hỏi
trong sản xuất lâm nghiệp phải phù hợp với mục đích đa dạng của rừng, với các
điều kiện khí hậu, đất đai cũng như điều kiện kinh tế - xã hội của từng vùng.
6
Tuy nhiên, chế độ mưa nhiệt đới ẩm gió mùa gây nên những hậu quả
nghiêm trọng đối với hoạt động sản xuất lâm nghiệp như: Cháy rừng, hạn hán,
lũ lụt, sâu bệnh…
2.1.1.2. Vai trò của sản xuất lâm nghiệp

- Vai trò phát triển kinh tế - xã hội.
Lâm nghiệp là ngành sản xuất vật chất tham gia vào tái sản xuất tổng sản
phẩm xã hội. Hàng năm, một phần trong tổng số sản phẩm do lâm nghiệp sản
xuất ra dưới dạng hàng hóa đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng của nền kinh tế quốc
dân và đời sống xã hội như gỗ và lâm sản trong khai thác chính, gỗ chặt trong
giai đoạn tỉa thưa, nuôi dưỡng rừng, chặt vệ sinh… hạt giống, cây con và các
sản phẩm ngoài gỗ như cây thuốc, hương liệu…
Trong các sản phẩm đó phải kể đến gỗ. Sản phẩm gỗ cung cấp cho ngành
công nghiệp, nông nghiệp, công nghiệp xây dựng cơ bản, giao thông vận tải và
trong mỗi gia đình. Ngày nay, hầu như không có một ngành nào không dùng tới gỗ,
vì nó là nguyên liệu phổ biến, dễ gia công, chế biến và nhiều tính năng ưu việt khác
nên được nhiều người sử dụng. Trong quá trình phát triển của xã hội, dưới tác động
của tiến bộ khoa học và công nghệ, người ta đã sản xuất ra nhiều sản phẩm thay thế
gỗ. Tuy nhiên, nhu cầu về gỗ và các sản phẩm từ gỗ không ngừng tăng lên cả về số
lượng lẫn chất lượng.
Ngoài sản phẩm gỗ, lâm nghiệp còn cung cấp các sản phẩm ngoài gỗ như
tre nứa, song mây, các loại đặc sản rừng, động vật rừng có giá trị cho tiêu dùng
trong nước và xuất khẩu. Các động vật từ rừng là các thực phẩm quý hiếm và có
giá trị kinh tế cao. Đối với thực vật rừng, có rất nhiều loại được dùng làm thực
phẩm như nấm, mộc nhĩ, măng, các loại rau rừng… Lâm nghiệp còn là nguồn
cung cấp các dược liệu quý hiếm phục vụ cho nhu cầu chữa bệnh và nâng cao
sức khỏe cho con người. Như vậy, lâm nghiệp phát triển có ảnh hưởng đến sự
phát triển của nhiều ngành vì lâm nghiệp cung cấp nguyên liệu cho các ngành
kinh tế đó.
7
Mặt khác, rừng cung cấp gỗ và các lâm đặc sản khác cho tiêu dùng trong
nước và xuất khẩu cho nên đã tạo ra nguồn thu nhập về tài chính cho ngân sách
Trung ương và địa phương, góp phần vào quá trình tích lũy cho nền kinh tế quốc
dân. Rừng cũng là nguồn thu nhập chính của cư dân sống gần rừng. Lâm nghiệp
thực hiện chính sách giao đất, giao rừng đến hộ gia đình và cộng đồng địa

phương, đã thu hút cư dân địa phuơng tham gia vào các hoạt động trồng, nuôi
dưỡng, chăm sóc, bảo vệ rừng, khai thác và chế biến lâm sản, góp phần vào việc
tạo công ăn việc làm cho người lao động, giải quyết một vấn đề bức xúc hiện nay
vùng trung du và miền núi.
- Vai trò phòng hộ, duy trì cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường sống.
+ Về tác dụng phòng hộ: Rừng có khả năng cải tạo khí hậu, ngăn cản gió
nóng, gió lạnh, hạn chế tác hại của gió bão, bảo vệ mùa màng nông nghiệp và
nâng cao năng suất hoa màu. Trên những vùng đất bị úng nước, chua phèn, rừng
tràm có tác dụng cải tạo đất dần dần từ hoang hóa thành vùng sản xuất thuận lợi.
Ở những vùng núi cao, rừng có tác dụng phòng hộ đầu nguồn, nuôi dưỡng
nguồn nước, điều tiết nước và cung cấp nước cho các dòng sông, chống lại mọi
biến động nguy hại khác cho dòng chảy như làm giảm các chất lắng đọng trong
các dòng sông, góp phần ngăn chặn hiện tượng bồi đắp của các hồ chứa nước,
các hệ thống tưới tiêu của sông, các công trình thuỷ điện. Ở những vùng ven
biển, rừng cây ngập mặn không chỉ chống gió bão mà còn ngăn chặn sự di động
cồn cát phủ ven biển, cố định phù sa tạo điều kiện cho đất bồi tụ, chắn sóng và
bảo vệ đê ven biển. Đặc biệt, rừng chống cát bay ở ven biển miền Trung đã ngăn
cản cát vùi lấp xóm làng, nhà cửa, đường xá… và biến vùng đất cát trắng thành
vùng đất đai canh tác… Chính vì tác dụng phòng hộ nói trên, người ta đã ví "
rừng là người vệ sĩ của nhà nông".
+ Về tác dụng cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường sống: Trong vài thập
kỷ gần đây, sự phát triển của nền văn minh nông nghiệp đã dẫn tới những thay
đổi rất cơ bản trong môi trường sống và làm tăng thêm tính phức tạp của mối
quan hệ phụ thuộc của con người vào môi trường. Khoa học ngày nay đã đủ dẫn
8
liệu chứng minh rằng rừng là lớp thảm thực vật có tác dụng lớn nhất trong việc
chống ô nhiễm môi trường. Rừng là "lá phổi xanh" của trái đất thải ra O
2
và hấp
thụ CO

2
của khí quyển trong quá trình đồng hóa của cây xanh đối với môi
trường. Rừng tạo ra sự trong sạch bầu khí quyển, giữ cân bằng lượng O
2
và CO
2
trong khí quyển, duy trì sự sống trên hành tinh của chúng ta. Rừng là tấm màn
xanh coi giữ và làm sạch các nguồn nước, tục ngữ Ấn Độ có câu "rừng là nguồn
nước, nước là sự sống". Vì vậy, số phận của rừng là số phận của hành tinh chúng ta
"nếu rừng nhiệt đới không còn sẽ có khoảng 1 tỷ người không có nguồn sống" (Nigel
Sitwel). Theo tính toán khoa học, mỗi quốc gia cần có ít nhất 1/3 diện tích rừng che
phủ phải phân bố đều trên diện tích cả nước và phân bố trọng điểm là vùng đầu nguồn.
Xã hội càng phát triển, vai trò của rừng càng trở nên cực kỳ quan trọng. Hiệu
quả cân bằng sinh thái của rừng không chỉ tính bằng những giá trị kinh tế thông
thường. Có thể nói chắc chắn thảm thực bì rừng không còn thì sự sống trên hành
tinh chúng ta cũng sẽ bị mất theo.
Ngoài hai tác dụng cung cấp và tác dụng phòng hộ, duy trì cân bằng sinh
thái, bảo vệ môi trường sống, rừng còn có tác dụng quốc phòng, hình ảnh rừng
là căn cứ địa cách mạng "rừng che bộ đội rừng vây quân thù" rất gần gũi với
truyền thống lịch sử chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta. Rừng còn có giá trị
xã hội, cảnh quan du lịch, làm tăng vẻ đẹp cho non sông đất nước. Rừng là nơi
tham quan, du lịch, nghỉ mát, rừng và cảnh quan rừng có thể làm tăng sức khỏe
cho con người, làm mạnh thêm quan niệm về đạo đức…
2.1.2. Tổng quan về kinh tế hộ
2.1.2.1. Khái niệm kinh tế hộ
Tuỳ thuộc vào góc độ nghiên cứu và sự nhìn nhận của từng người nghiên
cứu mà người ta có nhiều định nghĩa khác nhau về hộ. Theo từ điển chuyên
ngành kinh tế người ta định nghĩa hộ như sau: “Hộ là tất cả những người sống
chung trong một mái nhà và nhóm người đó có cùng chung huyết tộc, có mối
quan hệ với nhau và cùng làm chung, ăn chung”.

9
Nhóm các học giả lý thuyết phát triển quan niệm: “Hộ là một hệ thống tạo
thành nguồn lực, tạo thành, tạo thành một nhóm cá chế độ kinh tế riêng nhưng
lại có mối quan hệ chặt chẽ và phục vụ hệ thống kinh tế lớn hơn”.
Theo quan điểm của nhóm “Hệ thống mới” bao gồm các đại biểu
Wallerstan (1982), Wood (1981,1982), Martin và Bellhel (1987) nhận định: “Hộ
là một nhóm người cùng chung sở hữu, chung quyền lợi trong cùng một hoàn
cảnh. Họ là một đơn vị kinh tế giống như các công ty, xí nghiệp khác”.
Nhóm các nhà nhân chủng học bao gồm các đại biểu Waller (Áo, 1082)
Wood (Anh 1985) cho rằng: “Hộ là một đơn vị đảm bảo quá trình tái sản xuất
lao động tiếp theo, thông qua quá trình tổ chức nguồn thu nhập nhằm chi tiêu
cho cá nhân và đầu tư vào sản xuất”.
Hộ nông dân là đối tương nghiên cứu chủ yếu của khoa học nông nghiệp và
phát triển nông thôn. Tất cả các hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp ở
nông thôn chủ yếu được thực hiện qua sự hoạt động của hộ nông dân.
Giáo sư Frank Ellis - Trường đại học tổng hợp Cambridge (1988) đã đưa ra
một số định nghĩa về hộ nông dân: “Hộ nông dân là các nông hộ thu hoạch các
phương tiện sống từ ruộng đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình trong sản xuất
nông trại, nằm trong một hệ thống kinh tế rộng lớn hơn về cơ bản nhưng về cơ
bản được đặc trưng bằng việc tham gia một phần trong thị trường, hoạt động với
trình độ hoàn chỉnh không cao. Theo ông, các đặc điểm đặc trưng của đơn vị
kinh tế mà chúng ta phân biệt gia đình nông dân với những người làm kinh tế
khác trong nền kinh tế thị trường là:
* Đất đai: là yếu tố vật chất vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại của loài
người. Đặc biệt với các nông hộ thì ruộng đất là nguồn đảm bảo lâu dài cho đời
sống của hộ. Nó khác với đất đai trong sản xuất công nghiệp, chỉ đơn thuần là
chỗ dựa, là địa bàn cư trú, chất lượng đất không hề ảnh hưởng đến việc tạo ra
sản phẩm.
* Lao động: Sự tín nhiệm đối với lao động gia đình là một đặc tính kinh tế
nổi bật của người nông dân. Nền sản xuất tư bản được xác định bởi việc làm

10
thuê của người lao động được trả công và tước đoạt quyền sở hữu phương tiện
sản xuất của người lao động. Người lao động của gia đình là cơ sở của các trang
trại, là yếu tố phân biệt với các xí nghiệp tư bản.
* Tiền vốn và sự tiêu dùng: Một khó khăn nảy sinh khi phân biệt lợi nhuận
từ doanh thu với tiền công lao động của gia đình, đã nêu lên bản chất hai mặt
của sản xuất và tiêu dùng trong hộ gia đình nông dân. Bởi vì người ta quan niệm
rằng: “Người nông dân làm công việc trong gia đình chứ không phải làm công
việc kinh doanh thuần tuý” (Woly, 1996), nó khác với đặc điểm chủ yếu của nền
sản xuất tư bản chủ nghĩa là làm chủ vốn đầu tư và tích lũy.
Tóm lại, ta có thể xem kinh tế nông hộ là một cơ sở kinh tế có đất đai, tư
liệu sản xuất thuộc sở hữu riêng, sử dụng chủ yếu lao động của gia đình để sản
xuất, nằm trong một hệ thống kinh tế rộng hơn với sự tham gia một phần vào thị
trường, chủ yếu có những đặc trưng cơ bản sau:
- Hộ nông dân là một đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là một đơn vị sản xuất, vừa
là một đơn vị tiêu dùng.
- Quan hệ giữa tiêu dùng và sản xuất biểu hiện ở trình độ phát triển của hộ
từ tự cung cấp hoàn toàn đến sản xuất hàng hóa. Trình độ này quyết định quan
hệ giữa các nông hộ và thị trường
- Các hộ nông dân ngoài hoạt động nông nghiệp còn tham gia vào các hoạt
động phi nông nghiệp với các mức độ khác nhau.
- Các nguồn lực như đất đai, tư liệu sản xuất, vốn được góp thành vốn
chung cùng chung một ngân sách.
2.1.2.2. Một số đặc điểm của kinh tế nông hộ:
Kinh tế nông hộ là hình thức kinh tế xuất hiện sớm nhất trong lịch sử và tồn
tại khá phổ biến trong nông nghiệp của các nước trên thế giới. Nước ta là một
nước nông nghiệp, gần 80% dân số sống ở nông thôn, kinh tế nông hộ là hình
thức cơ bản trong nông thôn Việt Nam.
Xuất phát từ đặc trưng của nông nghiệp nhiệt đới với trình độ thấp, kinh tế
nông hộ nước ta có đặc điểm sau:

11
- Trong phạm vi của nông hộ, nền kinh tế vẫn mang tính tự cung tự cấp,
vốn, kỷ thuật lại hiếm, sản xuất chủ yếu bằng thủ công, năng suất thấp.
- Cơ cấu sản xuất của hộ đa dạng nhiều ngành nghề. Chủ yếu là trồng trọt
và chăn nuôi chiếm tỷ trọng lớn. Ngoài ra, nông hộ có thể phát triển thêm ngành
nghề phụ khác.
- Quy mô kinh tế nông hộ nước ta còn nhỏ bé, dễ bị chi phối bởi sức mạnh
của thị trường.
2.1.2.3. Vai trò của kinh tế nông hộ:
Vai trò của kinh tế hộ đã được các nước trên thế giới thừa nhận, nó giữ vai
trò quan trọng trong sản xuất và đóng góp to lớn vào nền kinh tế quốc dân của
mỗi nước.
Khi nghiên cứu về kinh tế hộ và đặc điểm của sản xuất nông nghiệp, LêNin
đã chỉ ra rằng: “Cải tạo tiểu nông không phải tước đoạt họ mà phải tôn trọng sở
hữu cá nhân của họ, khuyến khích họ liên kết với nhau một cách tự nguyện để
tạo điều kiện cho sự phát triển của chính họ”.
Causky cho rằng: "Nông trại nhỏ gia đình trong sản xuất kinh doanh có
hiệu quả hơn nông trại lớn tư bản chủ nghĩa. Nông hộ vẫn tồn tại và phát triển
ngay trong lòng tư bản chủ nghĩa".
Chayanov- nhà kinh tế học người Nga (năm 1920) cho rằng: "Hình thức
kinh tế hộ nông dân có khả năng thích ứng và tồn tại trong mọi phương thức sản
xuất", ông coi: "Hộ nông dân là phương tiện tuyệt vời để phát triển nông thôn".
Từ những quan điểm trên ta thấy rằng: "Nông hộ là đơn vị tổ chức kinh tế
cơ sở và tự chủ sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp, được hình thành và tồn
tại khách quan, lâu dài dựa trên cơ sở sử dụng sức lao động, đất đai và các tư
liệu sản xuất khác của hộ. Đồng thời, nó là nòng cốt trong sản xuất nông nghiệp,
góp phần đưa nông nghiệp phát triển cao hơn.
2.1.2.4. Tính tất yếu khách quan cho sự tồn tại của kinh tế nông hộ:
Một là sự tồn tại và phát triển của kinh tế hộ gắn liền với sự phát triển của
gia đình. Gia đình là tế bào của xã hội và nó là một tổ chức kinh tế cơ sở của

12
nông nghiệp nông thôn. Gia đình là chủ tư liệu sản xuất chủ động được kế hoạch
sản xuất, có sự phân công lao động chặt chẽ và làm chủ được việc phân phối các
sản phẩm làm ra. Có điều kiện giáo dục các thành viên trong hoàn cảnh thực tiễn
lao động. Trong một số ngành nghề thủ công tinh xảo có tính chất truyền thống
thì gia đình là một trường học và đó là điều kiện do sự tiếp nối nghề nghiệp.
Như vậy, kinh tế hộ luôn luôn có mối quan hệ chặt chẽ với mỗi gia đình.
Hai là sản xuất nông nghiệp có những đặc thù riêng so với các ngành sản
xuất khác cụ thể là:
- Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế. Mặt khác, đất đai có
nhiều hạng, nhiều lại phân bố trên một không gian rộng lớn, có vị trí cố định, diện
tích đất sử dụng vào sản xuất nông nghịêp có giới hạn nhất định và ngày càng bị
thu hẹp.
- Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cây trồng vật nuôi có đặc điểm
sinh lý và sinh trưởng khác nhau, chúng phản ứng rất nhạy cảm đối với sự thay
đổi của môi trường xung quanh. Những quy luật khách quan trên đòi hỏi người
lao động phải gắn mình với đối tượng sinh học.
- Trong sản xuất nông nghiệp, quá trình tái sản xuất kinh tế và tái sản xuất
tự nhiên quan hệ đan xen chặt chẽ với nhau. Trong đó, quá trình tái sản xuất tự
nhiên của cây trồng vật nuôi là một quá trình liên tục, hoàn chỉnh, không thể
chia cắt về mặt về mặt không gian và thời gian, đòi hỏi phải có bàn tay chăm sóc
của con người từ đầu đến cuối.
Tóm lại, những đặc thù riêng của sản xuất nông nghiệp nó đòi hỏi sự thống
nhất giữa quá trình quản lý và quá trình lao động sản xuất, phân phối và tiêu
dùng, sự thống nhất giữa chủ thể kinh tế và hoạt động kinh tế, đặc tính này quy
định sự tồn tại khách quan của kinh tế hộ.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Tình hình phát triển lâm nghiệp
2.2.1.1. Tình hình phát triển lâm nghiệp ở Việt Nam
13

Theo đánh giá của Tổng cục Lâm nghiệp, năm 2010 mặc dù có nhiều khó
khăn, thách thức song tốc độ tăng trưởng của ngành vẫn đạt 4% (tăng 0,4% so
với kế hoạch được giao). Đây cũng là năm có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong
giai đoạn 2006 - 2010 (bình quân cả giai đoạn đạt 3%). Kết quả này đã góp phần
đáng kể vào thành tựu tăng trưởng chung của cả ngành nông nghiệp và PTNT,
cải thiện điều kiện sống của cư dân nông thôn nhất là những người làm nghề
rừng.
Bên cạnh đó, sản xuất chế biến gỗ, nhất là đồ gỗ xuất khẩu tăng trưởng
mạnh, tổng giá trị kim ngạch đạt 3,55 tỷ USD, tăng 118% kế hoạch và cao hơn
mức bình quân của cả giai đoạn là 11%.
Một thành tựu đáng tự hào của ngành nữa đó là tỷ lệ che phủ của rừng từ
3,37% (năm 2006) lên 39,5% năm 2010. Kết quả này, tuy chưa đạt được mục
tiêu đề ra cho năm, nhưng độ che phủ rừng hàng năm đã góp phần đáng kể vào
việc nâng cao năng lực phòng hộ của đất nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu
đang diễn biến phức tạp và có những ảnh hưởng nặng nề đến Việt Nam.
Trước những kết quả đạt được trong năm vừa qua, năm 2011 ngành lâm
nghiệp tiếp tục đề ra những mục tiêu chính theo hướng nâng cao năng suất, chất
lượng. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt 4,2%; kim
ngạch xuất khẩu lâm sản 3,8 tỷ USD; tỷ lệ che phủ rừng 40%; trồng mới
200.000 ha; khoán bảo vệ rừng đạt 2.260.000 ha
Để hoàn thành mục tiêu đề ra, một trong những giải pháp quan trọng mà
thời gian sẽ được ngành lâm nghiệp tập trung thực hiện đó là tổ chức thực hiện
quyết liệt từ nay đến năm 2015 giao cho cộng đồng dân cư thôn, bản khoảng 1,3
triệu hecta rừng và đất lâm nghiệp hiện do UBND xã đang quản lý hoặc đang
nhận khoán bảo vệ rừng với các tổ chức lâm nghiệp nhà nước. Bên cạnh đó, đẩy
mạnh các hoạt động hội nhập và hợp tác quốc tế, tham gia tích cực và chủ động
hơn trong việc thực thi công ước chống sa mạc hóa, công ước chống biến đổi
khí hậu, CITES. Thực hiện tốt kế hoạch hành động thích ứng với Luật Lacey
của Hoa Kỳ và chuẩn bị các nội dung đàm phán với Cộng đồng châu Âu về Hiệp
14

định Đối tác tự nguyện (VPA). Để làm được điều này rất cần sự chung tay, giúp
đỡ của các tổ chức quốc tế, phi chính phủ.
2.2.1.2. Tình hình phát triển lâm nghiệp Thừa Thiên Huế:
Hiện tại theo báo cáo kết quả rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng của tỉnh
Thừa Thiên Huế, tổng diện quy hoạch cho rừng đặc dụng 74.430,7 ha. Sau khi
xem xét hiện có một số diện tích đất trống chưa sử dụng nằm trong các khu bảo
tồn là: 13.055,5 ha (Khu bảo tồn loài ALưới, Nam Đông: 1.809,6 ha; Khu Bảo
tồn thiên nhiên Phong Điền: 11.245,9 ha) đưa vào quy hoạch cho rừng đặc dụng
để tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý và bảo tồn đa dạng sinh học.
Như vậy diện tích quy hoạch cho rừng đặc dụng tăng lên là: 13.886,0 ha,
đưa tổng diện tích quy hoạch cho rừng đặc dụng: 88.316,7 ha, (trong đó đất có
rừng: 70.454,6 ha, đất trống chưa sử dụng: 17.862,1 ha). Rừng phòng hộ giảm:
920,8 ha, nguyên nhân: giảm 250,9 ha do chuyển 4 khoảnh của hai tiểu khu 378,
379 của Ban quản lý rừng phòng hộ Nam Đông sang quy hoạch sản xuất. Giảm
305,1 ha ở tiểu khu 153, 154 huyện Hương Thuỷ; giảm 364,8 ha Thành phố Huế
để chuyển lại quy hoạch rừng đặc dụng cảnh quan (Tây nam thành phố Huế).
Rừng phòng hộ là 87.903,9 ha, qua hiệu chỉnh giảm 920,8 ha, như vậy tổng
diện tích quy hoạch cho rừng phòng hộ là: 86.983,1 ha. Diện tích quy hoạch
rừng sản xuất: 132.480,9 ha, qua hiệu chỉnh tổng diện tích rừng sản xuất là:
132.571,2 ha, (đất có rừng 122.164,1 ha, đất trống chưa sử dụng 10.407,1 ha).
2.2.2. Tình hình phát triển kinh tế hộ
Sự phát triển kinh tế hộ ở nước ta trải qua nhiều bước thăng trầm, gắn liền
với bối cảnh và thời điểm lịch sử nhất định của dân tộc.
- Giai đoạn 1945 - 1954:
Ngày 19/2/1945, Chính phủ thành lập Uỷ ban Trung ương phụ trách vấn đề
sản xuất các ban ngành khuyến nông cũng được tổ chức ở các địa phương. Để
thực hiện khẩu hiệu: "Không một tấc đất bỏ hoang", ngày 16/11/1945 Bộ quốc
dân kinh tế ra Thông tư quy định việc kê khai ruộng đất công và ruộng đất tư để
khuyến khích nông dân gia tăng sản xuất. Chính phủ quyết định giảm thuế điền
15

thổ 20% trong cả nước, miễn thuế cho những vùng bị lũ lụt, cho nông dân vay
tiền mượn đất để tiến hành sản xuất.
Năm 1953, sau khi có văn bản "Ảnh hưởng ruộng đất" chính thức của Đảng
và "Luật cải cách ruộng đất" của Quốc hội khoá I, cuộc "Phát động quần chúng
triệt để giảm tô" và thực hiện cải cách ruộng đất bắt đầu được làm thí điểm ở
một số địa phương miền Bắc.
- Giai đoạn 1954-1986:
Đầu năm 1955, việc tiến hành cải cách ruộng đất được tiến hành rất khẩn
trương. Do nhiều sức ép và giáo điều rập khuôn nên quá trình thực hiện cải cách
đã phạm sai lầm nghiêm trọng mà phổ biến nhất là phương pháp đấu tranh chủ
trương kết hợp chỉnh đốn cải cách ruộng đất. Chính phủ đã sớm phát hiện sai
lầm. Đến cuối năm 1957, sau khi sửa sai tuy còn nhiều ảnh hưởng không tốt
nhưng về cơ bản đã hoàn thành thắng lợi "Cương lĩnh ruộng đất của Đảng".
Cũng giai đoạn này, phong trào hợp tác hóa diễn ra một cách nhanh chóng,
nhưng do đồng nhất "Hợp tác hóa" với "Tập thể hóa" chúng ta đã dùng hình
thức hợp tác xã để xoá bỏ tư nhân, cá thể tập trung tư liệu sản xuất theo cưỡng
bức gò ép, trái với quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ và tính chất
của lực lượng sản xuất. Điều này đã dẫn đến tình trạng xã viên chán nản, ỷ lại,
vô trách nhiệm đối với công việc chung của hợp tác xã. Cán bộ quản lý thì dần
dần thoát li sản xuất, đi vào hành chính quan liêu hoá lợi dụng chức quyền.
Nhận thức được sai lầm của phong trào hợp tác hóa nông nghiệp, năm
1981, Ban thư ký TW đã ban hành Chỉ thị 100CT- TW, chính thức quyết định
cơ chế khoán sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động trong hợp tác xã.
Năm 1981 là năm khởi điểm đánh dấu bước phát triển trong ngành nông nghiệp.
Mục đích của Chỉ thị 100CT-TW chĩ rõ "Thực hiện cơ chế khoán mới
trong hơp tác xã nông nghiệp nhằm đảm bảo phát triển sản xuất nâng cao hiệu
quả kinh tế, lôi cuốn mọi người tăng gia sản xuất, kích thích tăng năng suất lao
động, sử dụng tốt đất đai, tư liệu sản xuất hiện có, áp dụng tiến bộ khoa học kĩ
thuật, tăng khối lượng nông sản cho Nhà nước".
16

Đại hội Đại biểu toàn quốc lầm thứ V (3-1982) đã khẳng định đúng đắn kịp
thời của Chỉ thị 100 CT-TW, nhấn mạnh sự cần thiết hoàn thiện cơ chế khoán
sản phẩm và Chỉ thị 38 của Ban bí thư cho phép các hộ gia đình tạm dùng mọi
nguồn lực đất đai mà hợp tác xã và nông - lâm trường chưa sử dụng hết để dùng
vào sản xuất. Nhà nước chủ trương không đánh thuế kinh doanh đối với kinh tế
hộ gia đình.
- Giai đoạn sau năm 1986:
Chỉ thị 100 CT-TW ra đời và hoạt động được một thời gian lại bắt đầu có
những hạn chế. Về cơ bản mô hình hợp tác xã vẫn dựa trên chế độ công hữu về
tư liệu sản xuất. Sự phấn khởi của nông dân nói chung cũng như Nhà nước chỉ
được vài năm đầu. Sau đó bị chững lại do mức khoán tăng đầu tư của hợp tác xã
không tương xứng. Tất cả các xã viên tuy được nhiều điểm nhưng lại được nhận
ít thóc. Do vậy, ở nhiều địa phương xã viên bắt đầu trả lại ruộng khoán.
Trước thực trạng đó, ngày 5 tháng 4 năm 1988 TW Đảng đã ra Nghị quyết X
về đổi mới kinh tế nông nghiệp. Nội dung của nó là giao đất tập thể hóa cho xã
viên trực tiếp sử dụng và thừa nhận hộ gia đình là kinh tế tự chủ. Từ khi mới ra
đời Nghị quyết X và hàng loạt các chính sách sau Nghị quyết X đến năm 1992 đã
làm cho cơ chế tập trung quan liêu bao cấp giữa nông nghiệp và kinh tế nông thôn
bị xoá bỏ một phần quan trọng. Những thay đổi lớn về vị trí vai trò của kinh tế hộ
đã khơi dậy những tiềm năng to lớn ẩn dấu trong bản thân từng hộ gia đình và đạt
được những thành tựu đáng kể.
Thành tựu nỗi bật nhất là đã giải quyết vững chắc an toàn lương thực quốc
gia, biến Việt Nam từ một nước thiếu lương thực (1989) thành nước xuất khẩu
gạo thứ 2 thế giới tính chung trong 12 năm, nước ta đã xuất khẩu 30,5 triệu tấn
gạo với tổng giá trị gần 7 tỷ. Trong 15 năm qua, giá trị sản xuất nông nghiệp nói
chung tăng trưởng liên tục với tốc độ 4,3%/năm. Năm 2000 sản lượng cafe xuất
khẩu đạt 660.000 tấn, sản lượng thuỷ sản tăng 5%/năm giá trị xuất khẩu 1.609
triệu USD nhờ đó mà thu nhập của người nông dân được cải thiện. Thu nhập của
dân cư tăng bình quân 10% trong 15 năm đổi mới, số hộ giàu tăng lên. Đạt thành
17

quả trên nhờ đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta. Vì vậy cần phải tiếp
tục nghiên cứu và hoàn thiện các đường lối, chính sách đóng góp tạo ra một nông
thôn có sự phát triển bền vững và ổn định. Đời sống và thu nhập của họ ngày
càng cao, tạo động lực mạnh mẽ cho kinh tế hộ phát triển.
- Bức tranh kinh tế hộ hiện nay và một số vấn đề đặt ra:
Chủ trương, chính sách về giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho kinh
tế hộ (đất nông nghiệp 20 năm, đất lâm nghiệp 50 năm) đã nhanh chóng đi vào
cuộc sống của hàng triệu hộ nông dân. Và mặc dầu phong trào hợp tác xã không
còn phát huy tính tích cực như xưa, nhưng diện mạo của kinh tế hộ nông dân
Việt Nam đã thay đổi một cách cơ bản, nhất là ngày càng có nhiều đóng góp cho
việc giải phóng sức sản xuất, nâng cao sản lượng nông nghiệp, mở mang ngành
nghề mới, nâng cao thu nhập. Một động thái tích cực rất đáng được lưu ý của
kinh tế hộ nông dân là sự xuất hiện ngày càng nhiều các hộ bứt phá khỏi tình
trạng tự cung, tự cấp vươn lên sản xuất hàng hóa, trong đó phương thức trang
trại gia đình phát triển mạnh và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sản
xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản.
Cơ cấu hộ nông dân theo ngành nghề đang chuyển dịch theo hướng tăng
dần số lượng và tỷ trọng nhóm các hộ tham gia sản xuất phi nông nghiệp, như
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ; số hộ làm nông, lâm nghiệp và
thủy sản giảm từ 80,9% năm 2001 xuống còn khoảng gần 70% năm 2010. Các
nghiên cứu đều cho thấy, giai đoạn 2001 - 2010 tốc độ chuyển dịch ấy đã diễn ra
nhanh hơn trước. Nếu thời gian này GDP nông nghiệp đóng góp gần 20% vào
cơ cấu kinh tế, nhưng là nền tảng của sự ổn định chính trị - xã hội vì chúng ta có
tới trên 70% dân số sống tại nông thôn, thì trong số đó, đã có tới 40% dân số
nông thôn có nguồn thu từ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Đây là
một động thái tích cực.
Trong bản thân lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản, số hộ sản
xuất thuần túy nông nghiệp giảm dần, trong lúc số hộ tham gia sản xuất lâm
nghiệp, thủy sản tăng lên. Tuy vậy, tính đến năm 2010, số lượng và tỷ trọng các
18

hộ trong lĩnh vực thủy sản (chiếm khoảng 6%), lâm nghiệp (chiếm khoảng
0,3%) vẫn bị đánh giá là còn quá thấp, chưa tương xứng với tiềm năng thực tế.
Trong bản thân kinh tế hộ trang trại cũng có sự phát triển về chất, xuất
hiện nhiều nhu cầu đầu tư vốn lớn, thuê đất canh tác và lao động thường xuyên
hoặc theo thời vụ, chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu cây, con theo hướng đáp ứng
ngày một tốt hơn nhu cầu thị trường. Chẳng hạn, trang trại chăn nuôi tăng rất
nhanh, bên cạnh số trang trại sản xuất cây hàng năm và cây lâu năm cũng có sự
phát triển về số lượng và chất lượng. Lượng hàng hóa nông sản của các trang
trại đang ngày càng có vị trí trên thương trường. Một số các trang trại lớn đã bắt
đầu phát triển thương hiệu, mở rộng các quan hệ làm ăn với các công ty lớn
trong chế biến, thu mua và xuất khẩu.
Khi nhắc tới những thành tựu chung của kinh tế đất nước như giữ được vị
thứ thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo (tính đến năm 2009), đứng đầu về xuất
khẩu cà phê rô-bu-sta và hạt tiêu, một trong 10 nước hàng đầu về thủy sản , thì
phải nói, kinh tế hộ nông nghiệp trong nông thôn đã đóng vai trò chính trong
việc tạo ra lượng hàng hóa lớn để phục vụ xuất khẩu. Trong lĩnh vực nông
nghiệp nói riêng, đã có 5 mặt hàng đã đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỉ USD.
Đó là thủy sản (3,8 tỉ USD), gỗ (2,4 tỉ USD), cà phê (1,86 tỉ USD), gạo (1,46 tỉ
USD), cao su (1,4 tỉ USD).
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu của đề tài
- Tổng giá trị sản xuất (GO): Là tổng giá trị sản phẩm mà hộ tạo ra trong
một một thời kỳ nhất định thường là một năm.
GO = Qi x Pi.
Trong đó: - GO là giá trị sản xuất.
- Qi là sản lượng lâm sản khai thác.
- Pi là là giá lâm sản.
- Chi phí trung gian (IC): Là bao gồm những khoản chi phí vật chất và
dịch vụ bằng tiền mặt mà hộ bỏ ra trong từng hoạt động sản xuất. Chi phí trung
gian không bao gồm công lao động, khấu hao tài sản cố định và chi phí tự có.
19

- Giá trị gia tăng (VA): Là phần giá trị sản xuất còn lại sau khi trừ các
khoản chi phí trung gian.
- Thu nhập hỗn hợp (MI): Là phần còn lại của giá trị gia tăng trừ đi các
khoản chi phí lao động thuê ngoài và khấu hao tài sản cố định.
- GO/IC: Chỉ tiêu này cho biết cứ mỗi đồng chi phí trung gian bỏ ra trong
năm sẽ mang lại bao nhiêu đồng giá trị sản xuất.
- VA/IC: Chỉ tiêu này cho biết cứ mỗi đồng chi phí trung gian bỏ ra trong
năm sẽ mang lại bao nhiêu đồng gái trị gia tăng.
- MI/IC: Chỉ tiêu này cho biết cứ mỗi đồng chi phí trung gian bỏ ra trong
năm sẽ mang lại bao nhiêu đồng thu nhập hỗn hợp.
- Giá trị hiện tại ròng (NPV): Là chỉ tiêu cho biết quy mô lợi ích của hoạt
động trồng rừng được tính theo mặt bằng thời gian hiện tại (ở năm bắt đầu).
Công thức:

Trong trường hợp của đề tài vốn đầu tư đã phát sinh trong quá khứ, ta sử
dụng công thức giá trị tương lai ròng để đưa về mặt bằng thời gian hiện tại.
Công thức:
Trong đó:
B
t
: Giá trị thu nhập từ trồng rừng ở năm t.
C
t
: Chi phí trồng rừng của năm t.
r: lãi suất tiền gởi ngân hàng.
n: số năm của chu kỳ trồng rừng.
t: năm thứ t của chu kỳ trồng rừng.
20
n
t = 0

B
t
– C
t
(1 + r)
t
NPV =

n
t = 0
B
t
(1 + r)
n-t
-
NFV =

C
t
(1 + r)
n-t


n
t = 0
PHẦN 3
PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1. Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: Nghiên cứu được tiến hành tại xã Hương Phú;

- Về thời gian: Thu thập và xử lý thông tin, dữ liệu trong năm 2010.
3.2. Đối tượng nghiên cứu:
Các hộ gia đình có tham gia hoạt động sản xuất lâm nghiệp trong đó chủ
yếu là hoạt động trồng rừng và khai thác lâm sản và LSNG ở rừng tự nhiên.
3.3. Nội dung nghiên cứu:
- Tình hình cơ bản của địa bàn nghiên cứu;
- Tình hình chung về hoạt động sản xuất lâm nghiệp ở xã Hương Phú;
- Tình hình cơ bản và năng lực sản xuất của các hộ khảo sát;
- Kết quả và hiệu quả của các hoạt động tạo thu nhập của hộ khảo sát;
- Ảnh hưởng của hoạt động sản xuất lâm nghiệp đến kinh tế hộ.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Chọn điểm nghiên cứu
Căn cứ vào các tiêu chí: (1) Xã miền núi và có diện tích rừng lớn; (2)
Người dân có nhiều hoạt động liên quan đến khai thác lâm sản ngoài gỗ, gỗ và
trồng rừng; và (3) Nghiên cứu xem xét hoạt động khai thác các loại tài nguyên
rừng và trồng rừng nằm trong địa phận quản lý của xã Hương Phú năm 2010
21
3.4.2. Chọn mẫu nghiên cứu
Phỏng vấn ngẫu nhiên 70 hộ gia đình có tham gia hoạt động sản xuất lâm
nghiệp và có rừng trồng thu hoạch vào năm 2010 tại xã Hương Phú, dựa trên tỷ
lệ % hộ khá, hộ trung bình, hộ nghèo để xác định được phỏng vấn bao nhiêu hộ
khá, trung bình, nghèo trong tổng phiếu điều tra.
3.4.3. Phương pháp thu thập thông tin
- Thu thập thông thứ cấp:
+ Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm
2010 và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội năm 2011
+ QHSDĐ đến năm 2005 và định hướng SDĐ đến năm 2020
+ Thống kê, kiểm kê diện tích đất của xã Hương Phú (đến ngày
01/01/2010)
- Thu thập thông tin sơ cấp

+ Phỏng vấn hộ: bằng bảng hỏi bán cấu trúc. Thông thu thập: số nhân
khẩu, lao động, nhà ở, trình độ chủ hộ, tiếp cận dịch vụ vay vốn, số lượng các
loại LSNG người dân khai thác, vị trí, thời gian khai thác, chi phí trồng rừng,
sản lượng rừng thu hoạch năm 2010, chi phí và thu nhập từ các hoạt động tạo
thu nhập khác của hộ…
+ Phỏng vấn người am hiểu: Ông Hồ Sĩ Tiến - cán bộ lâm nghiệp xã
Hương Phú. Thông tin thu thập: Tình hình lâm nghiệp của xã, đồng thời xác
định được thôn nào trồng rừng nhiều nhất xã cũng như thu hoạch trong năm
2010 phục vụ cho mục đích phỏng vấn hộ;
+ Thảo luận nhóm: Nhằm kiểm chứng các thông tin và thu thập các thông
tin liên quan đến các chính sách, sự biến động các nguồn tài nguyên rừng qua
các mốc thời gian, thu nhập từ hoạt động trồng rừng của các hộ. Tổ chức 2 đợt
thảo luận nhóm cho các đối tượng khác nhau. Nhóm đối tượng cung cấp thông
tin là những người nắm rõ về hoạt động trồng và khai thác rừng. Trong quá trình
thảo luận nhóm, chúng tôi đã sử dụng các công cụ như phân tích cây vấn đề, cây
22
mục tiêu về nguyên nhân của sự suy giảm tài nguyên rừng (LSNG, gỗ và động
vật rừng).
3.4.4. Phương pháp xử lí số liệu: Số liệu được mã hóa, nhập và xử lý trên
phần mềm excel và SPSS 12.0
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
Hương Phú có diện tích đất rừng tự nhiên và đất trồng rừng chiếm khoảng
80% tổng diện tích tự nhiên. Địa bàn rộng, chia cắt bởi nhiều khe suối. Toàn xã
chia làm 3 vùng và có 8 thôn. Đời sống kinh tế chung của địa phương qua từng
năm đều có bước phát triển; mặc dù vậy thu nhập của người dân từng vùng có
khác nhau, thu nhập của người dân trong vùng vẫn chưa được đồng đều, tập
quan canh tác vẫn còn mang tính tự cung tự cấp. Cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản
xuất, giao thông, học tập và sinh hoạt của nhân dân được đầu tư xây dựng khá

đồng bộ thông qua các chương trình dự án của chính phủ và các tổ chức phi
chính phủ cơ bản phục vụ tốt cho nhu cầu trước mắt, song về lâu dài chưa thể
đáp ứng được. Hệ thống chính trị được xây dựng đầy đủ và hoạt động có hiệu
quả từ cơ sở thôn đến xã. Tình đoàn kết trong nhân dân, giữa các dân tộc và giữa
các tôn giáo được củng cố và phát triển [4].
23
4.1.1. Điều kiện tự nhiên.
4.1.1.1. Vị trí địa lý của xã Hương Phú
Nằm trong dải đất miền Trung, xã Hương Phú thuộc huyện Nam Đông là
một xã miền núi ở vùng thượng nguồn sông Hương - tinh Thừa Thiên Huế. Xã
Hương Phú nằm phía Bắc huyện Nam Đông, nằm gần kề trung tâm huyện, tọa
độ địa lý được xác định:
- Điểm cực Bắc: 16
0
14

41

vĩ Bắc, 107
0
40

13

kinh đông
- Điểm cực Tây: 16
0
33

28


vĩ Bắc, 107
0
34

27

kinh đông
- Điểm cực đông: 16
0
05

32

vĩ Bắc, 107
0
48

48

kinh đông
- Điểm cực nam: 16
0
10

26

vĩ Bắc, 107
0
44


30

kinh đông
Các khu vực tiếp giáp của xã Hương Phú
- Phía Bắc giáp xã Xuân Lộc huyện Phú Lộc
- Phía Tây giáp xã Hương Sơn
- Phía Đông giáp xã Hương Lộc
- Phía Nam giáp Thị trấn Khe Tre
Xã Hương Phú có dạng dẹt, kéo dài theo hướng Bắc - Nam và một phần
nhỏ ra hướng Tây Nam. Xã hương phú có tỉnh lộ 14B chạy qua phía bắc của xã,
nối liền các xã trong hyện, đồng thời là trục giao chính nối liền huyện lỵ Nam
Đông với quốc lộ 1 qua đèo La Hy.
Xã Hương Phú còn là vùng phòng hộ đầu nguồn sông Hương, vườn quốc
gia Bạch Mã vì vậy nó chiếm một vị trí quan trọng đối với việc bảo vệ môi
trường sinh thái và phát triển kinh tế của cả tỉnh Thưa Thiên Huế.
4.1.1.2. Điều kiện địa chất - địa hình
Xã Hương Phú, huyện Nam Đông thuộc miền uốn nếp trường sơn nên có
kết cấu địa chất khá phức tạp và trải qua nhiều giai đoạn khác nhau.
Cuối Devon còn quá trình biển tiến liên tục liên tục vào nhiều nơi tạo ra
trầm tích đá vôi lục nguyên, hình thành nên hệ tầng Tân Lâm, phổ biến đá phiến
sét ở Hương Lộc, Thượng Lộ, Thượng Nhật, Thượng Long và Thượng Quảng.
Đến thế kỷ Neogen, đã xảy ra hoạt động macma xâm nhập khá mạnh, tạo nên
24
một miền đá điỏit tương đối rộng, chiếm gần như toàn bộ xã Hương Giang,
Hương Hòa, Hương Hữu, Hương Sơn và một phần xã Thượng Nhật. Đất phát
triển trên các đá này có tầng đất khá dày nên có khả năng phát triển cây công
nghiệp và cây ăn quả.
Đối với xã Hương Phú, địa hình chủ yếu là đồi núi có dạng lòng chảo, trũng
ở giữa và thông với thị trấn Khe Tre, xã Hương Sơn bởi vùng trũng dọc theo

vùng Phú Mậu. Hướng nghiên chung của địa hình là hướng Bắc - Nam. Phía
Nam được bao bọc bởi các dãy núi có nhiều đỉnh cao trên 1000m.
Với dạng địa hình được núi bao bọc ba phía, đình hình thấp dần về phía
trung tâm xã, tạo thành một khu vực bằng phẳng ở trung tâm xã có độ cao trung
bình 248 m so với mực nước biển. Địa hình xã Hương Phú được phân chia thành
hai bộ phận chinh:
Vùng gò đồi xen vùng thấp trũng trung tâm xã có dạng một lòng chảo kéo
dài theo hướng Đông Bắc - Tây Nam.
Vùng núi thấp trung bình chiếm diện tích lớn, phân bố phía Nam và một
phần nhỏ ở phía Bắc.
4.1.1.3. Điều kiện khí hậu - thủy văn
- Khí hậu
Nằm trong khu vực Bắc Trung Bộ nên khí hậu xã Hương Phú nói riêng và
huyện Nam Đông nói chung thuộc vùng nhiệt đới gió mùa, có mùa đông không
lạnh. Hương Phú ít chịu ảnh hưởng của gió tây nam khô nóng vào mùa hè vì nó
đã bị các dãy núi phía tây của lãnh thổ chặn lại nên về phía mùa hè có khí hậu
khác hơn, mưa nhiều hơn so với khu vực đồng bằng.
+ Chế độ bức xạ nhiệt:
Nằm trong vành đai nhiệt đới bắc bán cầu, được thừa hưởng một chế độ
bức xạ dồi dào (tổng lượng bức xạ thực tế khoảng 122 – 131 kcal/cm
2
, cán cân
bức xạ từ 70 -80 kcal/cm
2
) nên Hương Phú có một nền nhiệt cao. Nhiệt độ trung
bình năm ở vùng gò đồi khoảng 24
0
C, nhưng vùng núi cao là khoảng 22
0
C, biên

độ nhiệt ngày cao hơn với đồng bằng Huế từ 2-4
0
C. Trong năm vẫn tồn tại hiện
25

×