ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
LƯƠNG QUỲNH HOA
NGHIÊN CỨU CHỈ SỐ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA
VIỆC SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TRÊN
CÂY CHÈ TẠI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
TỈNH THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
-
THÁI NGUYÊN, 2014
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
LƯƠNG QUỲNH HOA
NGHIÊN CỨU CHỈ SỐ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA
VIỆC SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TRÊN
CÂY CHÈ TẠI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
TỈNH THÁI NGUYÊN
Ngành: Khoa học môi trường
Mã số ngành: 60.44.03.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Người hướng dẫn khoa học: T.S HÀ XUÂN LINH
THÁI NGUYÊN, 2014
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ
trợ từ giảng viên hướng dẫn là TS Hà Xuân Linh. Các nội dung nghiên cứu và
kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất
cứ công trình nghiên cứu nào trước đây. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận
nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng, cũng như kết quả luận
văn của mình.
Tác giả luận văn
Lương Quỳnh Hoa
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến
quý thầy, cô trong khoa Tài Nguyên và Môi trường, trường Đại học Nông
lâm Thái nguyên đã quan tâm giúp đỡ chỉ bảo tận tình trong quá trình thực
hiện luận văn. Nhờ đó tôi đã tiếp thu được nhiều ý kiến đóng góp và nhận
xét quý báu của thầy cô thông qua các buổi bảo vệ đề cương và báo cáo
tiến độ thực hiện.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến TS. Hà Xuân Linh đã trực tiếp
hướng dẫn, định hướng chuyên môn, quan tâm giúp đỡ tận tình và tạo mọi
điều kiện thuận lợi nhất trong quá trình công tác cũng như thực hiện luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và sự biết ơn sâu sắc đến gia đình đã tạo
mọi điều kiện tốt nhất để tôi có thể hoàn thành tốt mọi công việc trong quá
trình thực hiện luận án. Bên cạnh đó, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn của mình tới
bạn bè và đồng nghiệp, luôn quan tâm, chia sẻ, động viên tôi trong suốt thời
gian thực hiện luận văn.
Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình thực hiện nhưng luận văn không
thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong nhận được sự góp ý của quý
thầy, cô và bạn bè.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn
Lương Quỳnh Hoa
iii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT
Ý NGHĨA
BNN&PTNT Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
BVMT Bảo vệ môi trường
BVTV Bảo vệ thực vật
BQ Bình quân
EI Environmental Impact - Chỉ số tác động
EIQ
Environmental Impact Quotient - Chỉ số tác động
môi trường
FAO
Food and Agriculture Organization - Tổ chức lương
thực-nông nghiệp của Liên Hiệp Quốc
KHKT Khoa học kỹ thuật
KHCN&MT Khoa học công nghệ và môi trường
LD50 Letal concentration 50 - Liều chết trung bình
LĐ Lao động
NSNN Ngân sách nhà nước
TB Trung bình
TT Thông tư
UBND ủy ban nhân dân
VSV Vi sinh vật
WHO World Health Organization - Tổ chức y tế thế giới
iv
MỤC LỤC
Trang
Trang bìa phụ
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Danh mục các từ viết tắt iii
Mục lục iv
Danh mục các bảng vii
Danh mục các hình viii
MỞ ĐẦU 1
1. Đặt vấn đề 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
3. Ý nghĩa của đề tài 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 4
1.2. Cơ sở pháp lý 5
1.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài 6
1.3.1. Phân loại theo tính độc 7
1.3.2. Phân loại theo đối tượng phòng chống 10
1.3.3. Dựa vào con đường xâm nhập (hay tác động của thuốc) đến dịch hại 11
1.3.4. Dựa vào nguồn gốc hóa học 12
1.3.5. Phân loại theo nhóm chất hóa học 12
1.4. Công tác quản lý và sử dụng thuốc BVTV trên Thế giới và ở Việt Nam 13
1.4.1. Công tác quản lý và sử dụng thuốc BVTV trên Thế giới 13
1.4.2. Công tác quản lý và sử dụng thuốc BVTV ở Việt Nam 15
1.5. Chỉ số tác động môi trường - EIQ và cách tính 19
1.5.1. Chỉ số tác động môi trường - EIQ 19
1.5.2. Công thức tính EIQ 22
1.6. Những hệ quả của thuốc BVTV gây ra cho sinh quần 22
1.6.1. Ưu điểm của biện pháp dùng thuốc hóa học trong BVTV 22
1.6.2. Nhược điểm của biện pháp dùng thuốc hóa học trong BVTV 22
v
1.7. Tác động của thuốc BVTV đến môi trường và sinh thái 23
1.7.1. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến môi trường đất và Vi sinh vật đất 23
1.7.2. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến môi trường nước 24
1.7.3. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến môi trường không khí 24
1.7.4. Tác động của thuốc BVTV đến cây trồng 25
1.7.5. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đối với người và động vật máu nóng 25
1.7.6. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đối với động vật sống trên cạn và dưới nước 27
1.7.7. Ảnh hưởng của thuốc BVTV tới thiên địch 28
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 29
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 29
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu 29
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 29
2.3. Nội dung nghiên cứu 29
2.4. Phương pháp nghiên cứu 29
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 29
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 30
2.4.3. Phương pháp khảo sát thực địa 31
2.4.4. Phương pháp xử lí và phân tích số liệu 31
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 36
3.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thành phố Thái Nguyên.36
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên 36
3.1.2. Tình hình nhân khẩu và lao động của thành phố Thái Nguyên 38
3.1.3. Hệ thống cơ sở hạ tầng 39
3.1.4. Đánh giá thuận lợi, khó khăn công tác phân cấp quản lý ngân sách nhà
nước trên địa bàn thành phố Thái Nguyên 40
3.2. Đánh giá tình hình sản xuất và tình hình sử dụng thuốc BVTV đối với cây
chè trên dịa bàn thành phố Thái Nguyên. 42
3.2.1 Đánh giá tình hình sản xuất chè trên địa bàn thành phố Thái Nguyên giai
đoạn 2010 - 2013 42
vi
3.2.2. Đánh giá tình hình sử dụng thuốc BVTV đối với cây chè trên địa bàn thành
phố Thái Nguyên 43
3.3. Chỉ số tác động môi trường lý thuyết và đồng ruộng của các hộ sản xuất chè 44
3.3.1. Loại và lượng thuốc dùng. 44
3.3.2. Chỉ số tác động môi trường theo lý thuyết của các loại thuốc sử dụng tại
địa điểm nghiên cứu 46
3.3.3. Chỉ số tác động môi trường đồng ruộng cho sản xuất chè 47
3.3.4. Tính toán rủi ro tiềm năng đối với con người và môi trường 48
3.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới chỉ số - EIQ 50
3.4.1. Ảnh hưởng của số lần phun thuốc 50
3.4.2. Ảnh hưởng của liều lượng phun 51
3.4.3. Ảnh hưởng của giới tính 52
3.4.4. Ảnh hưởng của tham gia tập huấn 53
3.5. Một số biện pháp đối với công tác quản lý thuốc BVTV 55
3.5.1. Giải pháp quản lý 55
3.5.2. Giải pháp xử lý 60
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 61
1. Kết luận 61
2. Đề nghị 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
PHỤ LỤC
vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 1.1. Bảng phân loại độ độc của thuốc trừ dịch hại (theo quy định của WHO) 7
Bảng 1.2. Phân loại nhóm độc của thuốc trừ dịch hại 8
Bảng 1.3. Bảng phân loại độ độc thuốc BVTV ở Việt Nam và các hiện tượng về
độ độc cần ghi trên nhãn 9
Bảng 1.4. Phân loại thuốc theo đường xâm nhập 11
Bảng 1.5. Bảng tiêu chuẩn để phân hạng các khả năng của chỉ số tác động môi trường 20
Bảng 1.6. Công thức tính các tác động môi trường, trên các đối tượng và tính EIQ 21
Bảng 2.1. Công thức tính các tác động môi trường trên các đối tượng và tính EIQ
lý thuyết 32
Bảng 2.2. Bảng tiêu chuẩn để phân hạng các khả năng của chỉ số tác động môi trường 33
Bảng 3.1. Tình hình dân số và lao động của thành phố Thái Nguyên trong 3 năm
(2010 - 2012) 38
Bảng 3.2. Diện tích và sản lượng chè của các xã trên địa bàn thành phố Thái
Nguyên giai đoạn 2010 - 2013 42
Bảng 3.3. Các loại thuốc BVTV thường sử dụng cho chè trên địa bàn hai xã
Phúc Trìu và Phúc Xuân của thành phố Thái Nguyên 43
Bảng 3.4. Số lượng các loại thuốc sử dụng tại các hộ sản xuất chè của hai xã
Phúc Trìu và Phúc Xuân 44
Bảng 3.5. Diện tích cây trồng trung bình, lượng thuốc phun trung bình trên hộ và
lượng phun trên 1 ha ở hai xã 45
Bảng 3.6. Số lượng loại thuốc sử dụng tại 2 xã theo giá trị EIQ lý thuyết 46
Bảng 3.7. Bảng thống kê mô tả giá trị EIQ đồng ruộng tại điểm nghiên cứu 47
Bảng 3.9. Giá trị EIQ đồng ruộng với số lần phun thuốc của các hộ ở hai xã 50
Bảng 3.10. Giá trị EIQ trung bình theo số hộ và liều lượng dùng ở 2 xã 51
Bảng 3.11. Giá trị EIQ đồng ruộng trung bình của các hộ theo giới tính người
phun của hai xã 52
Bảng 3.12. Giá trị EIQ đồng ruộng trung bình cả lứa theo nhóm hộ có người phun
được tham gia tập huấn và chưa được tham gia tập huấn của hai xã 53
viii
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Trang
Hình 1.1. Con đường phát tán của thuốc BVTV trong môi trường 23
Hình 3.1. Biểu đồ thể hiện Giá trị EI trung bình của Người sản xuất, tiêu dùng và
hệ sinh thái của các hộ tại hai xã 49
Hình 3.2. Biểu đồ thể hiện tỉ lệ số lần phun thuốc của các hộ ở 2 xã 50
Hình 3.3. Biểu đồ thể hiện tỉ lệ lượng thuốc BVTV phun trung bình của các hộ tại
hai xã Phúc Trìu và Phúc Xuân 51
Hình 3.4. Biểu đồ thể hiện giá trị EIQ đồng ruộng trung bình của các hộ theo giới
tính người phun thuốc BVTV ở hai xã 52
Hình 3.5. Biểu đồ thể hiện tỉ lệ giới tính người phun thuốc BVTV ở hai xã 53
Hình 3.6. Mô hình cộng đồng sử dụng an toàn thuốc BVTV 59
1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Việt Nam là nước sản xuất nông nghiệp, khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm thuận
lợi cho sự phát triển của cây trồng, nhưng đây cũng là điều kiện thuận lợi cho sự
phát sinh và phát triển của sâu bệnh, cỏ dại gây hại mùa màng. Để đáp ứng được
nhu cầu ngày càng tăng do việc bùng nổ dân số, cùng với xu hướng đô thị hóa và
công nghiệp hóa ngày càng mạnh, con người chỉ còn một cách duy nhất là thâm
canh để tăng sản lượng cây trồng [10]. Khi thâm canh cây trồng, một hậu quả tất
yếu không thể tránh được là gây mất cân bằng sinh thái, kéo theo sự phá hoại của
dịch hại ngày càng gia tăng. Để giảm thiệt hại do dịch hại gây ra, con người phải
đầu tư thêm kinh phí để tiến hành các biện pháp phòng trừ, trong đó biện pháp hóa
học được coi là quan trọng [26].
Trong những năm qua, ở nước ta việc sử dụng thuốc BVTV đã góp phần
đáng kể trong việc gia tăng sản lượng nông nghiệp, giải quyết nhu cầu thực phẩm
ngày càng tăng trong khi diện tích cây trồng ngày càng bị thu hẹp bởi sự xói mòn và
quá trình đô thị hoá. Việc lạm dụng và thói quen thiếu khoa học trong bảo quản và
sử dụng thuốc BVTV của người dân đã gây tác động rất lớn đến môi trường. Ô
nhiễm đất do thuốc BVTV dẫn đến những lo lắng về sự phát tán ra vùng xung
quanh, bị rửa trôi vào các lưu vực, có thể làm tăng nồng độ thuốc BVTV trong nước
và trầm tích. Từ môi trường đất, trầm tích và nước, thuốc BVTV sẽ xâm nhập vào
chuỗi thức ăn, đặc biệt là động vật đáy (cá, động vật thân mềm hai mảnh vỏ ), gây
lo lắng về sức khoẻ người tiêu thụ và có thể tác động bất lợi đến cả động vật trên
cạn, đóng góp vào những lo lắng về môi trường và sức khoẻ cộng đồng. Nhiều nhà
nông do thiếu hiểu biết đã thực hiện phương châm “phòng hơn chống” đã sử dụng
thuốc trừ sâu theo kiểu phòng ngừa định kỳ vừa tốn kém lại tiêu diệt nhiều loài có
ích, gây kháng thuốc với sâu bệnh, càng làm cho sâu hại phát triển thành dịch và
lượng thuốc trừ sâu được sử dụng càng tăng. Nhiều năm qua, vấn đề ô nhiễm môi
trường trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta đã được các nhà khoa học, nhà BVMT
quan tâm. Tuy nhiên, thực trạng này ngày càng trầm trọng và đã trở thành “vấn
nạn” vì luôn thiếu các biện pháp và chế tài cụ thể.
2
Việt Nam là nước đứng thứ 5 trên thế giới về xuất khẩu chè (hơn 100.000 tấn
năm 2009), với diện tích chè khoảng 120.000 ha [10]. Vì vậy, sử dụng hoá chất bảo
vệ thực vật trong chuyên canh chè đứng hàng đầu về số lượng thuốc sử dụng và số
lần phun [20]. Đặc biệt, Thái Nguyên là tỉnh có diện tích chè lớn và nổi tiếng, với
gần 16.000 ha. Nhiều khu vực chuyên canh chè của tỉnh thuộc các huyện miền núi,
vùng sâu vùng khó khăn, điều kiện kinh tế xã hội còn chưa phát triển, trình độ học
vấn còn thấp [33]. Kiến thức, thực hành về việc sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật
còn hạn chế. Việc sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật bừa bãi, không đúng hướng dẫn
gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người [25].
Xuất phát từ vấn đề trên, được sự đồng ý của Ban giám hiệu trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên, Khoa Môi Trường, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo TS.
Hà Xuân Linh, tôi đã tiến hành thực hiện luận văn: “Nghiên cứu chỉ số tác động
môi trường của việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên cây chè tại thành phố
Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu chỉ số tác động môi trường của việc sử dụng thuốc bảo vệ thực
vật trên cây chè tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
Đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Đánh giá được tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
Tính toán được chỉ số tác động môi trường - EIQ và các nhân tố ảnh hưởng
tới các chỉ số trong sản xuất chè.
Đánh giá ô nhiễm môi trường do thuốc bảo vệ thực vật tồn lưu tại khu vực
nghiên cứu. Ảnh hưởng của việc ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật đến sức khỏe người
dân địa phương. Và hiểu biết của người dân về thuốc bảo vệ thực vật tại khu vực
nghiên cứu.
Trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm do thuốc bảo
vệ thực vật, nâng cao ý thức người dân địa phương cũng như hiệu quả công tác
quản lý thuốc bảo vệ thực vật tại địa phương.
3
3. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học:
+ Khái quát được mức độ nguy hiểm của thuốc bảo vệ thực vật đối với sức
khỏe con người và hệ sinh thái ở Thái Nguyên đề xuất được các giải pháp quản lý
phù hợp góp phần vào việc quản lý môi trường ở thành phố Thái Nguyên nói riêng
và tỉnh Thái Nguyên nói chung.
+ Củng cố kiến thức cơ sở cũng như kiến thức chuyên ngành, tạo điều kiện
tốt hơn để phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường sau này.
+ Sự thành công của đề tài là cơ sở để nâng cao được phương pháp làm việc
có khoa học, có cơ sở, giúp sinh viên biết tổng hợp bố trí thời gian hợp lý trong
công việc.
- Ý nghĩa trong thực tiễn:
+ Đánh giá tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn thành phố
Thái Nguyên -tỉnh Thái Nguyên
+ Đưa ra được các tác động của thuốc bảo vệ thực vật đối với sức khỏe con
người và hệ sinh thái.
+ Tạo cơ sở đề xuất được các biện pháp quản lý và sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật một cách phù hợp.
+ Nâng cao nhận thức, tuyên truyền và giáo dục về bảo vệ môi trường cho
nhân dân địa phương.
4
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
- Khái niệm về môi trường
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con
người có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và
sinh vật.
Môi trường sống của con người theo chức năng được chia thành các loại:
+ Môi trường tự nhiên: Bao gồm các yếu tố tự nhiên như các yếu tố vật lý,
hoá học và sinh học, tồn tại khách quan ngoài ý muốn của con người.
+ Môi trường xã hội: Là tổng thể các quan hệ giữa người với người tạo nên
sự thuận lợi hoặc trở ngại cho sự tồn tại và phát triển của các cá nhân và cộng đồng
loài người.
+ Môi trường nhân tạo: Là tất cả các yếu tố tự nhiên, xã hội do con người tạo
nên và chịu sự chi phối của con người.
- Khái niệm thuốc BVTV
Thuốc trừ sâu hay hoá chất BVTV xuất phát từ thuật ngữ tiếng anh
“Pesticide” có nghĩa là chất để diệt loài gây hại. Dịch sang tiếng Việt các tác
giả sử dụng nhiều thuật ngữ khác nhau như: thuốc trừ sâu, thuốc BVTV, hoá
chất trừ sâu, hoá chất BVTV. Như vậy thuốc BVTV là danh từ chung để chỉ
một chất hoặc một thuốc bất kỳ có tác dụng dự phòng, tiêu diệt hoặc kiểm soát
các sinh vật gây hại kể cả các Vector gây bệnh cho người và động vật, các loại
côn trùng khác hay động vật có hại trong quá trình sản xuất, chế biến, dự trữ,
xuất khẩu, tiếp thị lương thực, sản phẩm trong nông nghiệp, sản phẩm của gỗ,
thức ăn gia súc hoặc phòng chống các loại côn trùng, ký sinh trùng [13].
- Khái niệm về chất độc
Chất độc Là những chất khi xâm nhập vào cơ thể sinh vật một lượng nhỏ
cũng có thể gây biến đổi sâu sắc về cấu trúc hay chức năng trong cơ thể sinh vật,
phá huỷ nghiêm trọng những chức năng của cơ thể, làm cho sinh vật bị ngộ độc
hoặc bị chết [28]. Theo từ điển bách khoa Việt Nam: Chất có khả năng ức chế, phá
huỷ hoặc làm chết cơ thể sống: khi đưa một lượng nhỏ chất độc vào cơ thể (qua
miệng, dạ dày, thở hít qua phổi, thấm qua da ) hoặc khi được hấp thụ vào máu
5
trong những điều kiện nhất định, gây ra những rối loạn sinh lý của cơ thể, làm nguy
hại cho sức khoẻ hoặc gây nguy hiểm đến tính mạng con người. Hiện tượng này còn
gọi là ngộ độc.
- Khái niệm về độc tính
Độc tính là khả năng gây độc của một chất đối với cơ thể sinh vật ở một
lượng nhất định của chất độc đó [27]. Theo từ điển Bách khoa Việt Nam: Độc tính
là tính gây độc của một chất đối với cơ thể sinh vật. Độc tính được chia ra các dạng:
+ Độc cấp tính: chất độc xâm nhập vào cơ thể gây nhiễm độc tức thì, kí hiệu
LD
50
(letal dosis 50), biểu thị lượng chất độc (mg) đối với 1 kg trọng lượng cơ thể
có thể gây chết 50 % cá thể vật thí nghiệm (thường là chuột hoặc thỏ). LD
50
khác
nhau tuỳ loại chất độc, con đường xâm nhập (qua miệng, qua da ) vào vật thí
nghiệm. Nếu chất độc lẫn với không khí (hơi độc, hay ở trong nước) thì được kí
hiệu LC
50
(letal concentration 50) biểu thị lượng chất độc (mg) trong 1m
3
không khí
hoặc 1 lít nước có thể gây chết 50 % cá thể thí nghiệm. LD
50
và LC
50
càng thấp
chứng tỏ độ độc cấp tính càng cao.
+ Độc mạn tính (độc trường diễn): chỉ khả năng tích luỹ chất độc trong cơ
thể, khả năng gây đột biến, gây ung thư hoặc quái thai, dị dạng. Nếu thường xuyên
làm việc nơi có chất độc (xưởng hoá chất, xử lí chất phế thải, sản xuất và phun
thuốc trừ sâu ) thì cần làm đầy đủ quy trình bảo hộ lao động, quy định kiểm tra độ
độc nơi làm việc và khám sức khoẻ thường xuyên.
- Khái niệm ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không
phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh
vật. [29]
1.2. Cơ sở pháp lý
- Luật Bảo vệ môi trường của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam số
29/2005/L- CTN ngày 29/11/2005.
- Chỉ thị số 29/1998/CT-TTg ngày 25 tháng 08 năm 1998 của Thủ tướng
Chính phủ về tăng cường công tác quản lý việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và
các chất hữu cơ độc hại khó phân hủy.
6
- Quyết định số 184/2006/QĐ-TTg ngày 10/8/2006 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt kế hoạch quốc gia thực hiện công ước Stockholm về các chất ô
nhiễm hữu cơ khó phân hủy.
- Quyết định số 89/2006/QĐ-BNN ngày 02/10/2006 về việc Ban hành về quy
định về quản lý thuốc bảo vệ thực vật.
- Quyết định 63/2007/QĐ-BNN của Bộ NN&PTNT về việc sửa đổi, bổ sung
một số điều của Quy định về Quản lý thuốc bảo vệ thực vật ban hành theo Quyết định
89/2006/QĐ-BNN ngày 02/10/2006 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT.
- Nghị định 58 ban hành năm 2002 về “Hướng dẫn thi hành pháp lệnh về Bảo
vệ và Kiểm dịch thực vật”, trong đó có “Điều lệ Bảo vệ thực vật”.
- Nghị định số 26/2003/NĐ-CP “Quy định xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực Bảo vệ và kiểm dịch thực vật”.
- Thông tư số 38/2010/TT-BNN&PTNT ngày 28/06/2010 của Bộ
NN&PTNT về việc quy định về quản lý thuốc bảo vệ thực vật và Công văn số
1538/BVTV-QLT ngày 8/9/2010 hướng dẫn thi hành Thông tư số 38/2010/TT-
BNN&PTNT.
- Thông tư 36/2011/TT-BNN&PTNT ngày 20/5/2011 về việc ban hành Danh
mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở
Việt Nam Thông tư số 10/2012/TT-BNN&PTNT ngày 22/02/2012 Về việc ban
hành danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử
dụng ở Việt Nam.
- Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT Quy định về quản lý chất thải nguy hại.
- Công văn số 2975/BKHCN & MT - MTg ngày 18/11/1998 của Bộ trưởng
Bộ KHCN&MT về việc điều tra đánh giá các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ ở
Việt Nam và ảnh hưởng của chúng đến môi trường.
1.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài
Chủng loại thuốc BVTV đang sử dụng ở Việt Nam rất đa dạng. Hiện nay, nhiều
nhất vẫn là thuốc lân hữu cơ, Chlor hữu cơ, nhóm độc từ Ia, Ib, đến II và III, sau đó là
các nhóm carbamat và pyrethroid [1].
7
Trong những năm gần đây, thuốc BVTV được sử dụng tăng lên đáng kể, cả về số
lượng lẫn chủng loại. Theo báo cáo của Bộ thương mại thì hàng năm, mức tiêu thụ thuốc
BVTV trong nước khoảng 1,5 triệu tấn, không kể một số lượng không nhỏ được nhập
cảng lậu qua đường biên giới mà chính quyền không thể kiểm soát được. Theo thông tư
36/2011/TT-BNN&PTNT của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn thì danh mục
thuốc BVTV được phép sử dụng có 1.201 hoạt chất với 3.107 tên thương phẩm, danh
mục thuốc BVTV hạn chế sử dụng có 16 hoạt chất với 29 tên thương phẩm, danh mục
thuốc BVTV cấm sử dụng có 29 hoạt chất khác nhau [2].
1.3.1. Phân loại theo tính độc
Các nhà sản xuất thuốc BVTV luôn ghi rõ độc tính của từng loại, đơn vị
đo lường được biểu thị dưới dạng LD
50
(Lethal Dose 50) và tính bằng mg/kg cơ
thể. Các loại thuốc BVTV được chia mức độ độc như sau:
Bảng 1.1. Bảng phân loại độ độc của thuốc trừ dịch hại
(theo quy định của WHO)
Trị số LD
50
của thuốc (mg/kg)
Dạng lỏng Dạng rắn
Qua miệng Qua da Qua miệng Qua da
Rất độc ≤ 20 ≤ 40 ≤ 5 ≤ 10
Độc 20 – 200 40 – 400 5 – 50 10 – 100
Độc trung bình 200 – 2000 400 – 4000 50 – 500 100 – 1000
Ít độc > 2000 > 4000 > 500 > 1000
(Nguồn: Nguyễn Trần Oánh và cs, giáo trình sử dụng thuốc BVTV) [28]
- Liều gây chết tuyệt đối: là liều lượng chất độc thấp nhất trong những điều -
kiện nhất định làm chết 100% số cá thể dùng trong nghiên cứu.
- Liều gây chết trung bình (medium lethal dose, MLD = LD50): là liều lượng
chất độc gây chết cho 50% số cá thể đem thí nghiệm. Giá trị LD50 ( qua miệng và
qua da động vật thí nghiệm) được dùng để so sánh ñộ ñộc của các chất độc với
nhau. Giá trị LD50 càng nhỏ, chứng tỏ chất độc đó càng mạnh. Giá trị LD50 thay
đổi theo loài động vật thí nghiệm và điều kiện thí nghiệm.
8
Bảng 1.2. Phân loại nhóm độc của thuốc trừ dịch hại
Nhóm độc
Nguy hiểm (I) Báo động (II)
Cảnh báo
(III)
Cảnh báo
(IV)
LD
50
qua miệng
(mg/kg)
< 50 50 – 500 500 – 5.000 > 5.000
LD
50
qua da
(mg/kg)
< 200 200 – 2.000 2.000 - 20.000 > 20.000
LD
50
qua hô hấp
(mg/l)
< 2 0,2 – 2 2 - 20 > 20
Phản ứng niêm
mạc mắt
Gây hại niêm
mạc, đục màng,
sừng mắt kéo
dài > 7 ngày
Đục màng sừng
mắt và gây
ngứa niêm mạc
7 ngày
Gây ngứa
niêm mạc
Không gây
ngứa niêm
mạc
Phản ứng da
Mẩn ngứa da
kéo dài
Mẩn ngứa 72
giờ
Mẩn ngứa nhẹ
72 giờ
Phản ứng
nhẹ 72 giờ
(Nguồn: Nguyễn Trần Oánh và cs, giáo trình sử dụng thuốc BVTV) [28]
Những trị số ghi trong các bảng 1.1 – 1. 2- 1.3 được tính theo liều lượng
hoạt chất. Nhưng với thuốc BVTV, người ta lại sử dụng các thành phẩm khác nhau.
Vì vậy, độ độc của các dạng thuốc thành phẩm rất quan trọng và thường thấp hơn
độ độc của hoạt chất.để xác định giá trị LD50 của thuốc thành phẩm thường phải
làm thí nghiệm như xác định trị số LD50 của hoạt chất. Nhưng trong trường hợp
không thể tiến hành làm thí nghiệm, FAO đã đưa ra một công thức tính tạm chấp
nhận ñộ ñộc trung bình của một thành phẩm đơn cũng như hỗn hợp như sau:
LD50 hoạt chất
LD50 của thành phẩm = x 100
% hoạt chất có trong sản phẩm
9
LD50 của thành phẩm của hỗn hợp:
CA CB C CZ 100
+ + + =
TA TB T TZ Tm
Trong đó: T= LD50 qua da /miệng của hoạt chất
C= Tỷ lệ a.i. có trong sản phẩm
Tm= LD50 qua da /miệng của thuốc hỗn hợp
A,B,Z = Tên hoạt chất
Lưu ý: Hai công thức này đều mang tính tương đối vì không cho biết độ độc
theo dạng và đặc biệt với thuốc hỗn hợp, có trường hợp độ độc của thuốc không
giảm mà còn tăng hơn.
Bảng 1.3. Bảng phân loại độ độc thuốc BVTV ở Việt Nam và các hiện tượng về
độ độc cần ghi trên nhãn
LD
50
đối với chuột (mg/kg)
Qua miệng Qua da
Nhóm
độc
Chữ
đen
Hình tượng (đen)
Vạch
màu
Thể
rắn
Thể
lỏng
Thể
rắn
Thể
lỏng
Nhóm
độc I
Rất
độc
Đầu lâu xương chéo
trong hình thoi
vuông trắng
Đỏ
≤ 50 ≤ 200 ≤ 100 ≤ 400
Nhóm
độc II
Độc
cao
Chữ thập chéo
trong hình thoi
vuông trắng
Vàng
> 50 -
500
> 200 –
2.000
> 100 –
1.000
> 400 –
4.000
Nguy
hiểm
Đường chéo không
liền nét trong hình
thoi vuông trắng
Xanh
nước
biển
500 –
2.000
>2.000
– 3.000
> 1.000
> 4.000
Nhóm
độc III
Cẩn
thận
Không biểu tương
Xanh
lá cây
> 2.000
> 3.000
> 1.000
> 4.000
(Nguồn: Nguyễn Trần Oánh và cs, giáo trình sử dụng thuốc BVTV) [28]
10
Để so sánh độ độc của các loại thuốc, người ta còn dùng các chỉ tiêu khác như:
Nồng độ gây chết trung bình (medium lethal concentrate - LC50) : là nồng
độ gây chết cho một nửa (50%) số cá thể dùng trong thí nghiệm, trong một thời gian
xác định. LC50 được tính bằng mg/l, g/m3 hay ppm. đại lượng này thường dùng khi
không thể xác định được liều lượng chính xác và thường được thử với các động vật
sống trong nước.
Thời gian gây chết trung bình (medium lethal time- LT50): là thời gian gây
chết cho một nửa (50%) số cá thể dùng trong thí nghiệm, tại nồng độ hay liều lượng
nhất định. LT50 được tính bằng giây, phút, giờ. Trị số này thường được dùng thử
nghiệm với động vật thuỷ sinh hay khử trùng.
Thời gian quật ngã trung bình (medium knock -out time- KT50): là thời gian
quật ngã cho một nửa (50%) số cá thể dùng trong thí nghiệm, tại nồng độ hay liều
lượng nhất định. LT50 được tính bằng giây, phút, giờ.
Liều quật ngã trung bình (medium knock-out dose- KD50): là liều lượng chất
độc quật ngã một nửa (50%) số cá thể dùng trong thí nghiệm, được tính bằng µg/g
hay mg/kg. Cụm từ “ quật ngã” ở đây được hiểu là số cá thể bị ngất hay bị chết.
Liều hiệu quả trung bình (effective dose - ED50): Dùng đánh giá các thuốc
không trực tiếp giết sinh vật (điều hoà sinh trưởng hay triệt sản), nhưng tác động
đến giai đoạn phát triển kế tiếp, sự mắn đẻ, tỷ lệ (%) trứng nở.
1.3.2. Phân loại theo đối tượng phòng chống
Theo Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2006) [15] thì có rất nhiều cách phân loại
khác nhau và được phân ra như sau:
Thuốc trừ sâu (insecticide): Gồm các chất hay hỗn hợp các chất có tác dụng
tiêu diệt, xua đuổi hay di chuyển bất kỳ loại côn trùng nào có mặt trong môi trường.
Chúng được dùng để diệt trừ hay ngăn ngừa tác hại của côn trùng đến cây trồng,
cây rừng, nông lâm sản, gia súc và con người.
Trong thuốc trừ sâu dựa vào khả năng gây độc cho từng giai đoạn sinh
trưởng người ta còn chia ra: Thuốc trừ trứng, thuốc trừ sâu non.
Thuốc trừ bệnh (Fungicide): Thuốc trừ bệnh bao gồm các thuốc có nguồn
gốc hóa học (vô cơ hoặc hữu cơ), sinh học, có tác dụng ngăn ngừa hay diệt trừ các
loài vi sinh vật gây hại cho cây trồng và nông sản bằng cách phun lên bề mặt cây,
xử lý giống và xử lý đất… Thuốc trừ bệnh dùng để bảo vệ cây trồng trước khi bị
các loài vi sinh vật gây hại tấn công. Thuốc trừ bệnh bao gồm cả thuốc trừ nấm
(Fungicides) và trừ vi khuẩn (Bactericides).
11
Thuốc trừ chuột (Rodenticide): Là những thuốc vô cơ, hữu cơ, hoặc có nguồn
gốc sinh học có hoạt tính sinh học và phương thức tác động rất khác nhau, được dùng
để diệt chuột gây hại trên ruộng, trong nhà và các loài gậm nhấm. Chúng tác động đến
chuột chủ yếu bằng con đường vị độc và xông hơi.
Thuốc trừ nhện (Acricide): Những chất được dùng chủ yếu để trừ nhện hại
cây trồng và các loài thực vật khác, đặc biệt là nhện đỏ. Hầu hết các thuốc trừ nhện
hiện nay đều có tác dụng tiếp xúc.
Thuốc trừ tuyến trùng (Nematocide): Các chất xông hơi và nội hấp được dùng để
xử lý đất trước tiên trừ tuyến trùng rễ cây trồng, trong đất, hạt giống và cả trong cây.
Thuốc trừ cỏ (Herbicide): Các chất được dùng để trừ các loài thực vật cản
trở sự sinh trưởng cây trồng, các loài thực vật mọc hoang dại, trên đồng ruộng,
quanh các công trình kiến trúc, sân bay, đường sắt… Và gồm cả các thuốc trừ rong
rêu ruộng, kênh mương. Đây là nhóm thuốc dễ gây hại cho cây trồng nhất. Vì vậy
khi dùng thuốc trong nhóm này đặc biệt thận trọng.
1.3.3. Dựa vào con đường xâm nhập (hay tác động của thuốc) đến dịch hại
Gồm có: Thuốc có tác dụng tiếp xúc, vị độc, xông hơi, nội hấp và thấm sâu.
Bảng 1.4. Phân loại thuốc theo đường xâm nhập
Loại
chất độc
Con đường xâm nhập
Chất độc
tiếp xúc
Xâm nhập qua biểu bì của dịch hại. Thuốc sẽ phá hủy bộ máy thần kinh
của dịch hại như Bassa, Mipxin…
Chất độc
vị độc
Là thuốc gây độc cho cơ thể sinh vật khi chúng xâm nhập qua đường
tiêu hóa của dịch hại như : 666, Dupterex…
Chất độc
xông hơi
Là loại thuốc có khả năng bốc thành hơi, đầu độc bầu không khí bao
xung quanh cơ thể dịch hại qua bộ máy hô hấp.
Chất độc
nội hấp
Là loại thuốc được xâm nhập vào cây qua lá, thân, rễ, cành… rồi được
vận chuyển tích lũy trong hệ thống dẫn nhựa của cây, tồn tại trong đó
một thời gian và gây chết cơ thể sinh vật.
Chất độc
thấm sâu
Là loại thuốc được xâm nhập vào cây qua tế bào thực vật chủ yếu theo
chiều ngang, nó có tác dụng tiêu diệt dịch hại sống ẩn nấp trong tổ chức
tế bào thực vật như: Wofatox…
(Nguồn: Nguyễn Trần Oánh và cs, giáo trình sử dụng thuốc BVTV) [27]
12
1.3.4. Dựa vào nguồn gốc hóa học
- Thuốc có nguồn gốc thảo mộc: Bao gồm các thuốc BVTV làm từ cây cỏ
hay các sản phẩm chiết xuất từ cây cỏ có khả năng tiêu diệt dịch hại.
- Thuốc có nguồn gốc sinh học: Gồm các loài sinh vật, các sản phẩm có
nguồn gốc sinh vật có khả năng tiêu diệt dịch hại.
- Thuốc có nguồn gốc vô cơ: Bao gồm các thuốc vô cơ có khả năng tiêu diệt
dịch hại.
- Thuốc có nguồn gốc hữu cơ: Gồm các thuốc hữu cơ tổng hợp có khả năng
tiêu diệt dịch hại [27]
1.3.5. Phân loại theo nhóm chất hóa học
- Gốc Clor hữu cơ:
Thành phần hóa học có chất clo là những dẫn xuất Clorobenzen (DDT),
Cyclohexan (BHC) hoặc dẫn xuất đa vòng (Aldrin, Dieldrin). Các loại thuốc thuộc
nhóm này đã đưa vào danh mục các loại bị cấm sử dụng ở Việt Nam vì tính độc hại
của nó rất cao.
- Gốc phosphor hữu cơ (lân hữu cơ):
Từ những năm 40 và 50 các loại thuốc BVTV có gốc lân hữu cơ bắt đầu
được sử dụng. Dẫn xuất từ các acid phosphoric, trong công thức có chứa P, C, H, O,
S… có khả năng diệt trừ các loại sâu bệnh và một số thiên dịch.
- Carbamate:
Các Cardbamate là dẫn xuẩt của axit cabamic, tác dụng như lân hữu cơ ức
chế men cholinesterase. Thuốc có 2 đặc tính tốt là ít độc (qua da và miệng) đối với
13
động vật có vú và khả năng tiêu diệt côn trùng rộng rãi. Nhiều Carbamate là lưu dẫn
dễ hấp thụ qua lá, rễ mức độ phân giải trong cây trồng thấp, tiêu diệt tuyến trùng
mạnh mẽ. Nhìn chung nhóm này có độc chất thấp, cơ thể cũng có thể phục hồi
nhanh hơn nếu bị nhiễm độc.
- Pyrethroid và Pyrethrum (Cúc tổng hợp):
Pyrethrum chiết xuất từ cây hoa cúc, công thức hóa học phức tạp, diệt sâu
chủ yếu bằng đường tiếp xúc và độc tương đối nhanh, dễ bay hơi, tương đối mau
phân hủy trong môi trường và thường không tồn tại trong nông sản. Rau màu và cây
ăn trái khi phun Pyrethrum có thể dùng được vài ngày sau.
1.4. Công tác quản lý và sử dụng thuốc BVTV trên Thế giới và ở Việt Nam
1.4.1. Công tác quản lý và sử dụng thuốc BVTV trên Thế giới
Trước thế kỷ XX, theo một số triết gia cổ đại cho biết thì việc sử dụng
thuốc BVTV đã có từ xa xưa qua việc dùng lá cây dải xuống chỗ nằm để tránh côn
trùng đốt. Tài liệu của Hassall mô tả việc sử dụng các chất vô cơ để tiêu diệt các
loại côn trùng đã có từ thời Hy Lạp cổ đại, con người cũng đã biết sử dụng các
loài cây độc và lưu huỳnh trong tro núi lửa để trừ sâu bệnh [24]. Giữa thế kỷ XVI
người Trung Quốc đã biết dùng các chất thạch tín sau đó là Nicotin chiết xuất từ
cây thuốc lá để bảo vệ cây trồng [31]. Cuối thế kỷ XIX các thuốc BVTV đã được
sử dụng rộng rãi nhưng biện pháp hoá học lúc này vẫn chưa có vai trò đáng kể
trong sản xuất nông nghiệp.
Từ đầu thế kỷ XX đến năm 1960, thuốc BVTV hữu cơ ra đời làm thay
đổi vai trò của biện pháp hoá học trong sản xuất nông nghiệp. Thuốc trừ nấm
thuỷ ngân hữu cơ đầu tiên ra đời vào năm 1913, tiếp theo là các thuốc trừ nấm
lưu huỳnh rồi đến các nhóm khác. DDT đã được Zeidler tìm ra tại Thuỵ Sỹ năm
1924. Hàng loạt thuốc BVTV ra đời sau đó: thuốc phốt pho hữu cơ đã được
phát minh năm 1942 [14], clo hữu cơ (1940-1950), các hoá chất lân hữu cơ, các
hoá chất cacbamat (1945-1950). Hoá chất trừ cỏ xuất hiện muộn hơn, năm 1945
chất diệt cỏ carbamat lần đầu tiên được phát hiện ở Anh. Biện pháp hoá học bị
khai thác ở mức tối đa, từ cuối những năm 1950 những hậu quả xấu của
HCBVTV gây ra cho con người và môi trường được phát hiện [27].
Từ năm 1960-1980, việc lạm dụng thuốc BVTV đã để lại những hậu quả rất
xấu cho môi trường và sức khoẻ cộng đồng. Trong nhân dân tư tưởng sợ hãi, không
14
dám dùng thuốc BVTV xuất hiện, thậm chí có người cho rằng cần loại bỏ không
dùng thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp. Chính vì điều này các nhà khoa học
đã đầu tư nghiên cứu các loại thuốc BVTV mới an toàn hơn đối với môi trường và
sức khoẻ con người. Nhiều thuốc BVTV mới ra đời như hoá chất trừ cỏ mới, các
thuốc BVTV nhóm perethroid tổng hợp, các thuốc BVTV bệnh có nguồn gốc sinh
học hay tác động sinh học, các chất điều tiết sinh trưởng côn trùng và cây trồng.
Lượng thuốc BVTV được dùng trên thế giới không những không giảm mà còn liên
tục tăng lên [27].
Từ những năm 1980 đến nay, vấn đề bảo vệ môi trường được quan tâm hơn, vai
trò của biện pháp hoá học vẫn được thừa nhận. Tư tưởng sợ thuốc BVTV cũng bớt dần,
do hiểu biết tốt hơn về tác động qua lại của côn trùng và cây trồng, các loại thuốc
BVTV đã được phát triển lên một tầm cao mới cũng như đã có một chiến lược mới về
công thức hoá học và các phương pháp sử dụng. Nhiều loại hoá chất mới, trong đó có
nhiều thuốc BVTV sinh học có hiệu quả cao với dịch hại nhưng an toàn với môi trường
ra đời [29]. Sự phát triển mới này đã tạo ra cơ hội giảm bớt nguy cơ nhiễm độc thuốc
BVTV [23]. Sản lượng thuốc BVTV thế giới tăng lên theo thời gian, năm 1955 thế giới
sản xuất ra gần 400 nghìn tấn, thập niên 90 của thế kỷ XX sản xuất ra hơn 3 triệu tấn
mỗi năm [41]. Đến nay thế giới sản xuất khoảng 4,4 triệu tấn/năm với 2.537 loại thuốc
BVTV [39]. Theo thống kê của Tổ chức y tế thế giới (WHO), năm 1972 toàn thế giới
sử dụng lượng thuốc BVTV trị giá 7,7 tỷ USD, năm 1985 khoảng 16 tỷ USD, đến năm
1990 sử dụng trên 3 triệu tấn hoạt chất thuốc BVTV, trị giá khoảng 25 tỷ USD. Trong
đó thuốc trừ cỏ chiếm 46%, thuốc trừ sâu chiếm 31%, thuốc trừ bệnh 18%, và 5% là
các thuốc khác. Khoảng 80% thuốc BVTV sản xuất ra được sử dụng ở các nước phát
triển. Tuy vậy, tốc độ sử dụng thuốc BVTV ở các nước đang phát triển tăng 7-8%/năm,
nhanh hơn các nước phát triển (2-4%/năm). Trong đó chủ yếu là các thuốc trừ sâu
(chiếm 70%) [15]. Đến nay thế giới sản xuất khoảng 4,4 triệu tấn/năm với 2.537 loại
thuốc BVTV. Những quốc gia có sản lượng, kim ngạch xuất nhập khẩu và sử dụng
thuốc BVTV đứng hàng đầu thế giới là Trung Quốc và Hoa Kỳ [3].
Tại Hoa Kỳ, từ 1966 đến 1986 nhu cầu đối với thuốc BVTV của nông dân
tăng rất mạnh, diện tích cây trồng được phun thuốc BVTV và chất diệt cỏ tăng gấp
đôi [101], 75 % diện tích canh tác nông nghiệp của Hoa Kỳ đã và đang sử dụng
thuốc BVTV. Số thuốc BVTV nông dân sử dụng tăng từ 353 triệu lên 475 triệu
15
Pound. Ở Hoa Kỳ sản lượng thuốc BVTV được chi phối bởi khoảng 28 công ty lớn
[37]. Hoa Kỳ là một quốc gia xuất khẩu thuốc BVTV lớn, năm 2008 xuất khẩu 115
nghìn tấn kim ngạch hơn 2 tỷ USD [34].
Trung Quốc là nhà sản xuất lớn nhất trong ngành công nghiệp thuốc BVTV
toàn cầu. Năm 2007 lần đầu tiên Trung Quốc vượt qua Hoa Kỳ [44]. Trung Quốc
đứng đầu thế giới về sản xuất, sử dụng thuốc BVTV và cũng là nước xuất khẩu
lượng thuốc BVTV đứng hàng đầu thế giới. Theo Tổng cục Hải quan Trung Quốc
tổng lượng xuất khẩu thuốc BVTV năm 2008 là 485 nghìn tấn với kim ngạch hơn 2
tỷ USD [29].
Trong 10 năm gần đây đã có những thay đổi trong ngành công nghiệp thuốc
BVTV thế giới là những hoá chất có độc tính cao đã từng bước được loại ra khỏi thị
trường và thay vào đó là các loại thuốc BVTV ít độc hại hơn đối với môi trường và
sức khoẻ cộng đồng [40].
1.4.2. Công tác quản lý và sử dụng thuốc BVTV ở Việt Nam
Giai đoạn trước năm 1957, biện pháp hoá học hầu như không có vị trí trong
sản xuất nông nghiệp. Tháng 1 năm 1956 thành lập tổ hoá bảo vệ thực vật của Viện
Khảo cứu trồng trọt đã đánh dấu sự ra đời của ngành Hoá BVTV ở Việt Nam [16].
Năm 1961 Cục Bảo vệ thực vật được thành lập, là một cơ quan quản lý nhà nước
thuộc Bộ NN & PTNN . Thuốc BVTV được dùng lần đầu trong sản xuất nông
nghiệp ở miền Bắc tại Hưng Yên (vụ đông xuân 1956-1957), miền Nam thuốc
BVTV được sử dụng từ năm [29].
Giai đoạn từ 1957-1975, thời kỳ bao cấp việc nhập khẩu quản lý và phân
phối thuốc BVTV hoàn toàn do nhà nước thực hiện. Lượng thuốc BVTV dùng
không nhiều với hơn 20 chủng loại chủ yếu là thuốc trừ sâu và thuốc trừ bệnh [27].
Thời kỳ 1976-1980 mỗi năm cả nước sử dụng 1.600 tấn thuốc BVTV. Thời
kỳ 1986-1990 trung bình mỗi năm sử dụng 1.400 tấn thuốc BVTV, trong đó 55 % là
lân hữu cơ, 13 % là clo hữu cơ, 12 % là thuốc carbamat còn lại là thuốc thuỷ ngân,
asen. Đa phần là các hoá chất tồn lưu lâu trong môi trường hay có độ độc cao [26].
Giai đoạn từ 1990 đến nay, kể từ khi có chính sách đổi mới năm 1986, thị
trường thuốc BVTV đã thay đổi cơ bản. Nền kinh tế thị trường nguồn hàng phong
phú, nhiều chủng loại được cung ứng kịp thời, nông dân có điều kiện lựa chọn thuốc
BVTV, giá cả khá ổn định có lợi cho nông dân [27]. Lượng thuốc sử dụng trong