Tải bản đầy đủ (.doc) (157 trang)

Biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ở trường đại học sư phạm Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (774.32 KB, 157 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Nếu không có thầy giáo thì không
có giáo dục”. Bởi vậy, Người rất chăm lo đến việc xây dựng và phát triển đội ngũ
giáo viên. Người coi thầy giáo, cô giáo là những anh hùng vô danh, những chiến sĩ
trên mặt trận tư tưởng, văn hóa. Trên nền tảng tư tưởng đó, ngay từ những ngày đất
nước mới dành được độc lập, đang còn bộn bề, thiếu thốn, khó khăn, Đảng và Nhà
nước đã quan tâm đến nghề dạy học, coi “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong
các nghề cao quý của xã hội chủ nghĩa. … Nghề dạy học là nghề sáng tạo bậc nhất vì
nó sáng tạo ra những con người sáng tạo” (Phạm Văn Đồng). Không những thế, Nghị
quyết Hội nghị lần thứ hai của BCHTW Đảng khóa VIII đã khẳng định quan điểm:
“Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục và được xã hội tôn vinh”.
Điều 15 Luật Giáo dục năm 1998, được sửa đổi, bổ sung năm 2005, 2009 quy định:
“Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục”.
Trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước và hội nhập
quốc tế, thế kỷ 21 được coi là thế kỷ của nền kinh tế tri thức được đặc trưng bằng sự
phát triển mạnh mẽ của cách mạng Khoa học và Công nghệ (KH&CN). Nhận thức
được xu hướng phát triển đó, Đảng và Nhà nước ta đã đặc biệt quan tâm phát triển
KH&CN, coi giáo dục-đào tạo và KH&CN là quốc sách hàng đầu trong chiến lược
phát triển đất nước. Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII, Nghị quyết Đại hội Đảng
khóa IX khẳng định các trường Đại học phải gắn kết chặt chẽ công tác đào tạo với
nghiên cứu khoa học (NCKH), tăng cường hơn nữa công tác NCKH, đặc biệt là những
ngành mũi nhọn. Các trường ĐHSP nằm trong hệ thống các trường ĐH, có thêm chức
năng, nhiệm vụ chủ yếu khác là NCKH giáo dục, khoa học đào tạo, đào tạo nguồn
nhân lực cho đất nước. Hoạt động NCKH trong các trường ĐHSP đã nâng cao năng
lực đội ngũ giảng viên, đồng thời giúp sinh viên chủ động học tập, tìm tòi sáng tạo, tạo
điều kiện để nhà trường phát triển toàn diện.
2
Tuy nhiên, hoạt động nghiên cứu khoa học ở các Trường đại học nước ta
đang còn nhiều hạn chế. Đặc biệt là trong công tác đào tạo giáo viên tại các trường


ĐHSP. Trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Khoa học sư phạm trong Chiến lược phát
triển giáo viên, yếu tố căn bản đổi mới giáo dục Việt Nam” (Đại học Sư phạm Hà
Nội, 2011), tác giả Phạm Thị Kim Anh đã nhận định: “Riêng mảng nghiên cứu khoa
học giáo dục còn thiếu hụt và lạc hậu, không có sự gắn kết giữa nghiên cứu và thực
tiễn của ngành giáo dục”. Nguyên nhân của thực trạng trên là do chưa có nhận thức
về tầm quan trọng của khoa học giáo dục một cách đầy đủ và các chưa có các giải
pháp nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học hiệu quả.
Trường ĐHSP HN là trường trọng điểm chuẩn mực, đầu ngành trong hệ
thống các trường SP, có vai trò nòng cốt cho hệ thống các trường SP trong việc đào
tạo giáo viên, NCKH – đặc biệt là KHGD – của cả nước. Chính vì thế, công tác
quản lý việc NCKH của SV trường ĐHSPHN lại càng cần được quan tâm.
Xuất phát từ những lí do trên đây, chúng tôi nhận thấy việc nghiên cứu đề tài
“Biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ở trường đại
học sư phạm Hà Nội ” là rất cần thiết.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và khảo sát thực tiễn, đề tài có mục đích đề
xuất những biện pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý hoạt động Nghiên
cứu khoa học giáo dục trong trường đại học sư phạm, góp phần thực hiện mục tiêu
đào tạo giáo viên hiện nay.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động NCKH của SV trường ĐHSP Hà Nội.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Công tác quản lý việc NCKH của SV trường ĐHSP Hà Nội.
3
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu áp dụng các biện pháp QL NCKH của SV trường ĐHSPHN theo hướng thực
hiện đồng bộ các chức năng QL trong việc tổ chức bồi dưỡng GV về công tác hướng dẫn
SV NCKH và triển khai thực hiện có hệ thống việc NCKH của SV thì sẽ nâng cao chất
lượng NCKH của SV, góp phần nâng cao chất lượng ĐT của nhà trường.

5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
5.1. Xác định cơ sở lý luận của các giải pháp nâng cao chất lượng QL hoạt
động NCKH trong đào tạo GV ở trường ĐHSP nhằm đáp ứng yêu cầu giáo dục phổ
thông trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
5.2. Đánh giá chất lượng QL hoạt động NCKH trong đào tạo GV ở trường
ĐHSP nhằm đáp ứng yêu cầu giáo dục phổ thông trong thời kỳ công nghiệp hóa,
hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
5.3. Đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng QL hoạt động NCKH
trong đào tạo GV ở trường ĐHSPHN nhằm đáp ứng yêu cầu giáo dục phổ thông
trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
• Tổng quan, hồi cứu tư liệu có liên quan đến đề tài (các văn bản về
đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về Giáo dục và Đào tạo
giáo viên tại ở trường đại học sư phạm; các tài liệu khoa học liên quan)
• Phân tích, khái quát hóa lí luận
6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
• Phương pháp điều tra khảo sát: Lập phiếu hỏi sinh viên, giảng viên,
cán bộ quản lý các trường đại học sư phạm.
• Phương pháp quan sát: Quan sát công tác quản lý của Hiệu trưởng các
trường ĐHSP; hoạt động tuyển sinh; hoạt động dạy – học của GV và SV;
4
• Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tổng kết về công tác quản lý quá
trình đào tạo của một số trường đại học sư phạm.
• Phương pháp thống kê: Thống kê, xử lý các kết quả điều tra, khảo sát.
7. PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
- Đề tài nghiên cứu các giải pháp nâng cao chất lượng quản lý hoạt động
nghiên cứu khoa học trong đào tạo giáo viên ở trường đại học sư phạm Hà Nội
nhằm đáp ứng yêu cầu giáo dục phổ thông trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại
hóa và hội nhập quốc tế.

- Tập trung nghiên cứu thực trạng từ năm 2005 đến nay, trên cơ sở đó đề
xuất giải pháp phát triển giáo dục giai đoạn 2011 – 2020.
- Đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu các hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh
viên trường đại học sư phạm Hà Nội.
8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
- MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC TRONG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI
CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
- KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
- TÀI LIỆU THAM KHẢO
- PHỤ LỤC
CHƯƠNG 1
5
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TRONG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Từ thập niên cuối của thế kỉ XX, cùng với sự phát triển nhanh chóng của
khoa học và công nghệ, giáo dục đại học cũng diễn ra rất sôi nổi trên phạm vi toàn
cầu. Để đáp ứng nguồn nhân lực có trình độ cao, quá trình đào tạo ở các trường đại
học đã gắn với nghiên cứu khoa học, với thực tiễn cuộc sống.
Giáo dục đại học phát triển theo các xu hướng sau đây:
Một là, nâng cao chất lượng giáo dục đại học dựa trên cơ sở tăng cường chất
lượng đội ngũ GV, chất lượng tuyển sinh, chất lượng chương trình nội dung đào
tạo, đồng thời với việc tổ chức quản lí giáo dục đại học bằng cơ chế kiểm định chất
lượng, với hệ thống văn bản pháp quy xác định tiêu chuẩn, điều kiện và quy trình
đào tạo trên cơ sở khoa học thống nhất.

Hai là, phát huy vai trò tích cực, sáng tạo của người học. Tiếp cận quan điểm “dạy
học lấy học sinh làm trung tâm”, sử dụng phương pháp dạy học tích cực và đa dạng hóa
các hình thức tổ chức dạy học để phát huy tiềm năng sáng tạo của người học. Đây là vấn
đề cốt lõi của phương pháp dạy học mới để bồi dưỡng cho SV năng lực tự học, tự nghiên
cứu, rèn luyện phương pháp tuy duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn.
Ba là, công nghệ hóa quá trình đào tạo bằng việc đưa công nghệ thông tin vào các
trường đại học phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học. Với những trang thiết bị kỹ thuật
dạy hoc hiện đại và thiết kế bài giảng theo quy trình công nghệ, để tạo ra các module để tổ
chức cho người học chủ động nắm kiến thức và rèn luyện kĩ năng nghiệp vụ.
Để đáp ứng yêu cầu giáo dục đại học trong giai đoạn mới, NCKH của SV đã
được coi là hình thức trọng yếu của quá trình đào tạo chuyên gia. Chính vì thế, việc
tổ chức, rèn luyện NCKH cho SV đã trở thành vấn đề thu hút sự quan tâm
Ở trong nước
6
Trong thời gian qua, một số công trình nghiên cứu đã đề cập đến QL NCKH:
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực KH&CN của nhà trường
ĐH đã được Ninh Đức Nhận đưa ra trong luận văn Thạc sĩ QLGD (1998) “Một số giải
pháp đổi mới công tác QL hoạt động KH&CN ở trương đại học trong giai đoạn mới”.
Vũ Thị Liên (2001), với đề tài mã số KNH 98-05 “Những vấn đề cơ bản về
đổi mới QL đào tạo và NCKH phù hợp với hoạt động ngân hàng trong nền kinh tế thị
trường”, đã nêu sự cần thiết phải đổi mới công tác QL NCKH ở ngân hàng.
Trong bài “Đại học Hồng Đức với công tác NCHK và quan hệ quốc tế”,
Nguyễn Song Hoan (2000) nhấn mạnh mối quan hệ của NCKH với quan hệ quốc tế,
xem đó là các hoạt động quan trọng trong các trường ĐH nhằm nâng cao chất lượng
đào tạo phục vụ các mục tiêu KT-XH của địa phương
Đề tài trọng điểm cấp Bộ B2001-52-TĐ-19: “Đánh giá hiệu quả hoạt động
NCKH trong các trường ĐH giai đoạn 1996-2000 (cơ sở lí luận và thực tiễn)”,Vũ
Cao Đàm đã xây dựng cơ sở lí luận của việc đánh giá kết quả và hiệu quả NCKH và
nguyên tắc nghiên cứu các yêu tố đầu vào đầu ra của NCKH. Tác giả phân tích giá trị
bên trong: thông tin chung, về nhận thức, về hành động; giá trị bên ngoài thì đánh giá

sau khi áp dụng kết quả: giá trị kinh tế, giá trị môi trường, giá trị văn hóa, giá trị xã
hội. Giá trị của kết quả: giá trị tri thức …đánh giá yếu tố đầu vào: chỉ tiêu về các
nguồn lực, năng lực thực hiện các hoạt động KH&CN. Kết quả đầu ra: Thông tin kết
quả NC, số lượng và chất lượng ấn phẩm KH, số lượng và chất lượng vật mẫu.
Trong bài viết “Cơ sở KH và giải pháp nâng cao năng lực NCKH cho giảng viên
(GV) các trường sư phạm kĩ thuật” (2006), Nguyễn Viết Sự đã khẳng định “chất lượng
đào tạo của các cơ sở SP kỹ thuật phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó yếu tố GV có vai
trò quan trọng và quyết định, đặc biệt về năng lực hoạt động chuyên môn nghiệp vụ sư
phạm và NCKH. Tác giả đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực NCKH cho GV.
Riêng về QL NC KHGD các trường ĐHSP, nhà khoa học Nguyễn Cảnh
Toàn trong tuyển tập “Tự GD, tự học, tự NC” của mình đã khẳng định vai trò quan
trọng của NCKH và NC KHGD đối với các trường sư phạm, đồng thời nhấn mạnh
7
đến trách nhiệm của người thày ở ĐH phải gây hứng thú tập dượt, tìm tòi, NC cho
sinh viên. Các tác giả Đặng Vũ Hoạt và Hà Thị Đức (1992) trong giáo trình
“Phương pháp luận và các phương pháp NC KHGD”.
Một số bài của Nguyễn Tấn Phát “Công tác NCKH với việc nâng cao chất
lượng đào tạo”; Hà Thế Ngữ trong bài viết “Đưa kết quả NC KHGD vào thực tiễn
trường học” đã cho rằng việc đưa NC KHGD vào trường học là vấn đề quan trọng
sẽ thúc đẩy sự phát triển KHGD, đem lại tiến bộ vững chắc cho công tác dạy học và
giáo dục, đồng thời nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo.
Qua phân tích các số liệu điều tra, tác giả luận án nhận thấy hạn chế cơ bản trong NCKH
của các trường ĐHSP, là do cách thức QL NCKH và KHGD của các cơ quan chủ trì đề tài.
Các trường ĐH, trong NC đề tài phục vụ cho nghiệp vụ SP chưa đưa NC vào
thực tiễn SP. Nhiều nghiên cứu còn mang tính hàn lâm, xa rời thực tế, do vậy sản
phẩm tạo ra chỉ cất giữ ở ngăn kéo hoặc nếu có áp dụng thì cũng ít nhiềuhiệu quả.
Nhiều sản phẩm NC tạo ra trùng nhau, chất lượng thấp nên hiệu quả ứng dụng kém.
Ở nước ngoài
Trong các trường đại học ở Liên Xô trước đây rất coi trọng các hình thức tổ
chức NCKH cho sinh viên, trong đó tổ chức cho SV làm khóa luận, luận văn tốt

nghiệp là quan trọng nhất.
Năm 1971, M.T.Lubixưna và A.A.Gơrôxepxki trong chuyên khảo tổ chức công việc
tự học của SV cho rằng NCKH của SV đại học là một trong những hình thức hoàn thiện
nhất về mặt đào tạo khoa học, có hiệu quả thiết thực đối với việc nâng cao trình độ của SV.
Năm 1979 S.I Ackhanghenxki trong Những bài giảng về lí luận dạy học ở
Đại học cho rằng NCKH của SV là một trong những con đường để phát triển hứng
thú nhận thức và hình thành kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Năm 1982,
SI.Zinôviev trong tác phẩm Quá trình dạy học ở trường đại học Xô viết đã nhấn
mạnh ý nghĩa của việc NCKH của SV đối với quá trình đào tạo. Theo các tác giả,
qua NCKH giúp SV hình thành những quan điểm, thái độ với khoa học và những
8
phẩm chất, năng lực của nhà chuyên môn. Các ông cho rằng khi tổ chức cho SV
nghiên cứu khoa học cần quan tâm đúng mức đến việc rèn luyện các kĩ năng nghiên
cứu với những quy trình chặt chẽ.
Ở các nước khác, NCKH được coi là phương tiện để người học khám phá,
tìm tòi, là cơ sở để họ có khả năng học tập suốt đời.
Ở Singapore, năm 1983 Keith Howard và John A.Sharp đã biên soạn tài liệu
The management of a student resarch project nhằm giúp SV biết cách quản lý được
kế hoạch nghiên cứu thì họ làm chủ được công trình của mình và tất nhiên sẽ tránh
được những khó khăn, vấp váp khi nghiên cứu. Các tác giả đã trình bày về những
vấn đề về cho lựa đề tài, xây dựng kế hoạch nghiên cứu,tập hợp phân tích, xử lí và
đánh giá kết quả NCKH.
Ở Hoa Kỳ, trong chiến lược 1998-2000 của Bộ Giáo dục đã ghi nhận nghiên
cứu khoa học giáo dục góp phần cải thiện nền giáo dục quốc gia…và trong chiến
lược này, họ đã xác định những vấn đề ưu tiên tổ chức cho SV nghiên cứu khoa
học. Francesco Cordasco và Elliots S.M.Galner trong “Rescarch and Report
Writing”, đã chỉ ra những hoạt động cụ thể để hình thành kĩ năng NCKH cho SV.
Năm 1990, GaryAnderson (New York), trong “Fundamentals of educational
Research”, tác giả đặt trọng tâm vào việc tìm tòi các nguyên tắc, phương pháp cũng
như những công cụ, kĩ thuật nghiên cứu khoa học giáo dục để huấn luyện cho SV.

Tóm lại, ở nước ngoài qua nhiều công trình khoa học cho thấy các tác giả
quan tâm không chỉ về phương diện phương pháp luận mà còn rất quan tâm đến các
vấn đề về tổ chức và các chi tiết kĩ thuật cụ thể cần được huấn luyện cho SV.
1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CÔNG CỤ
1.2.1. Nghiên cứu khoa học
Theo Vũ Cao Đàm, “NCKH là một hoạt động xã hội, hướng vào việc tìm
kiếm những điều mà khoa học chưa biết, hoặc là phát hiện bản chất sự vật, phát
9
triển nhận thức KH về thế giới, hoặc là sáng tạo phương pháp mới và phương tiện
kĩ thuật mới để cải tạo thế giới” [12, tr20]
Tác giả Phương Kì Sơn cho rằng: “NCKH là hoạt động nhận thức thế giới khách
quan, là quá trình phát hiện chân lí và vận dụng chúng vào cuộc sống” [39, tr50]
Theo tác giả Phạm Viết Vượng: “NCKH là quá trình khám phá bằng cách tác
động vào các đối tượng, làm cho nó bộc lộ bản chất của mình và kết quả tác động đó
cho ta tri thức về đối tượng, vậy là ta có khái niệm về đối tượng”. NCKH là một hoạt
động đặc biệt của con người. Đây là hoạt động có mục đích, có kế hoạch được tổ chức
chặt chẽ của một đội ngũ các nhà KH với những phẩm chất đặc biệt, được đào tạo ở
trình độ cao. “NCKH là hoạt động nhận thức thế giới khách quan, đó là quá trình sáng
tạo, phát hiện chân lí, phát hiện những quy luật của thế giới của đội ngũ các nhà KH
nhằm vận dụng những hiểu biết ấy vào cuộc sống”. [49, tr21]
Như vậy, NCKH là một quá trình tác động của chủ thể đến đối tượng NC nhằm
nhận thức thế giới khách quan, vận dụng những tri thức mới nhằm cải tạo thực tiễn.
Đối với SV, “NCKH là một hình thức tổ chức dạy học bắt buộc … trong đó
SV bước đầu vận dụng một cách tổng hợp những tri thức tổng hợp về nghề nghiệp
tương lai của mình để tiến hành hoạt động nhận thức có tính chất nghiên cứu, bước
đầu góp phần giải quyết những vấn đề KH do thực tiễn nghề nghiệp đặt ra. Trên cơ
sở đó, có thể đào sâu, mở rộng và hoàn thiện vốn hiểu biết của họ”. [29, tr293]
Hoạt động NCKH của SV có một số đặc điểm riêng sau:
- Phục vụ mục đích học tập.
- Nhận thức khoa học là động cơ chủ yếu của hoạt động khoa học.

- Hoạt động khoa học phải dưới sự hướng dẫn của giảng viên.
- Trong quá trình hoạt động khoa học, hình thành tính độc lập về nghề
nghiệp, năng lực giải quyết sáng tạo các nhiệm vụ thực tiễn, góp phần mở rộng
những tri thức lĩnh hội trong quá trình học tập.
10
Có nhiều hình thức NCKH được áp dụng đối với SV, trong đó đáng chú ý là
bài tập nghiên cứu và luận văn.
- Bài tập nghiên cứu
Các tác giả Lê Khánh Bằng, Vũ Cao Đàm cho rằng: “Bài tập NC là những bài
làm, những công trình NC chủ yếu mang tính chất thực hành, tính tập dượt NC bước
đầu của SV. Nó gồm một hệ thống bài tập từ nhỏ đến lớn, từ đơn giản đến phức tạp, từ
năm thứ nhất đến năm thứ ba hoặc thứ tư. Có thể có hai loại bài tập NC:
+ Các bài tập NC sau một bài hoặc một chương trình nhằm đào sâu, mở rộng
tri thức, hoặc làm căn cứ bước đầu để học một chủ đề nào đó hoặc làm phong phú
thêm bài giảng bằng những tài liệu trong sách báo hay trong thực tế qua điều tra,
tiến hành thử nghiệm …
+ Các bài tập NC sau một giáo trình (thường được gọi là bài tập lớn hoặc
niên luận) ” [3, tr37]
Chúng tôi thống nhất với tác giả Lưu Xuân mới: “Bài tập NC thường được gọi
là bài tập lớn hay niên luận, đó là một công trình NC-học tập được SV hoàn thành để
thay thế cho bài kiểm tra hoặc thi hết môn học, kết thúc học phần. Bài tập NC của SV
phản ánh trình độ vận dụng các phương pháp NCKH, trình độ vận dụng tri thức cơ
bản, cơ sở và chuyên ngành của họ vào NC và thể hiện bằng kết quả NC” [29, tr294]
- Luận văn
Theo tác giả Lưu Xuân Mới: “Khóa luận (hay luận văn) là công trình NCKH
được SV hoàn thành để thay thế cho một hoặc một số môn thi tốt nghiệp về chuyên
môn. Ở trường ĐH kỹ thuật, thông thường khóa luận được thay thế bằng đồ án hay
thiết kế tốt nghiệp” [29, tr295]
Tác giả Vũ Cao Đàm cho rằng “Luận văn cử nhân là chuyên khảo tổng hợp
sau khi kết thúc chương trình đại học để lấy bằng cử nhân. Luận văn thường được

sử dụng trong những nghiên cứu lí thuyết, NCKH xã hội hoặc nhân văn” [12,tr165]
11
Từ điển Giáo dục học xác định: Khóa luận là “công trình tập sự NCKH của
SV trong mỗi khóa học … Khóa luận kết thúc cả quá trình đào tạo ĐH gọi là khóa
luận tốt nghiệp, có tính chất bắt buộc đối với một số ngành nhưng chủ yếu có tính
chất khuyến khích đối với những SV giỏi và có thể có giá trị thay thế cho một môn
thi tốt nghiệp” [21, tr215]
Những quan niệm trên cho thấy: khóa luận và luận văn đều là những công
trình NCKH của SV được tiến hành vào năm cuối cùng của khóa học. Thực hiện
khóa luận đòi hỏi người học phải vận dụng tổng hơp toàn bộ những hiểu biết chung
trong khóa học, đặc biệt là những hiểu biết về một bộ môn nhất định để làm khóa
luận. Cao hơn khóa luận, luận văn đòi hỏi người học cùng lúc phải vận dụng hiểu
biết của nhiều bộ môn hơn; một mặt nó phải biểu hiện trình độ tổng hợp của người
học; mặt khác, nó phải là công trình NC cụ thể do thực tiễn đặt ra. Khóa luận có giá
trị thay thế cho một môn thì tốt nghiệp, còn luận văn có giá trị thay thế cho tất cả
các môn thi tốt nghiệp.
1.2.2. Quản lý nghiên cứu khoa học
QL NCKH là một bộ phận của QLGD nói chung, một nội dung của công tác
QL nhà trường ở ĐH và CĐ.
QL NCKH bao gồm lập kế hoạch, xây dựng định hướng trong NC, triển khai
kế hoạch NCKH đã đề ra, kiểm tra tiến độ công việc, kết quả NC, triển khai kế
hoạch NCKH đã đề ra, kiểm tra tiến độ công việc, kết quả NC, đánh giá chất lượng,
hiệu quả trong NCKH.
QL NCKH trong trường ĐH là hệ thống những tác động có mục đích, có kế
hoạch hợp quy luật của chủ thể QL (các cấp QL của hệ thống GD) nhằm làm cho
hoạt động NCKH nhằm đạt được mục tiêu mong muốn đối với xã hội, sản xuất trong
từng thời kỳ phát triển. Điều đó cần được chú ý trong việc QL nhà trường , đặc biệt
trong việc QL quá trình đào tạo nói chung và QL NCKH nói riêng.
Từ các khái niệm trên, chúng tôi quan niệm: QL NCKH ở các trường ĐHSP
là thực hiện quy trình QL chất lượng NC, làm cho NCKH của trường ĐHSP đáp

12
ứng mục tiêu đã định, nâng cao năng lực NC của GV, chất lượng đào tạo và góp
phần nâng cao hiệu quả phục vụ KT-XH.
1.3. QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NCKH CỦA SV
1.3.1. Bản chất QL NCKH của SV
Áp dụng lý thuyết QL vào QL NCKH, có thể khẳng định rằng khi bàn tới
bản chất QL NCKH của SV thì tất yếu phải xem xét vấn đề mục đích của QL
NCKH của SV.
Thứ nhất, QL NCKH của SV là những tác động có mục đích của các chủ thể QL
(Ban giám hiệu, các phòng khoa chức năng) đến hoạt động NCKH của SV nhằm đem lại
hiệu quả thiết thực, phù hợp với nhiệm vụ và mục đích ĐT của nhà trường.
Thứ hai, ở đây diễn ra quá trình trao đổi thông tin hai chiều: thông tin từ chủ
thể QL (Ban giám hiệu, các phòng khoa chức năng, GV) đến đối tượng QL (CBQL,
GV, SV) và ngược lại.
Thứ ba, chủ thể QL và đối tượng QL có khả năng thích nghi. Trong QL
NCKH của SV, đối tượng QL (CBQL, GV, SV) thích nghi với những chủ trương,
nghị quyết, phương hướng, kế hoạch NCKH của SV do chủ thể QL (Ban giám hiệu,
các phòng khoa chức năng) ban hành. Bên cạnh đó, chủ thể QL cần có những điều
chỉnh quy trình QL, các biện pháp thực hiện phù hợp với điều kiện nhà trường
nhằm thúc đẩy công tác NCKH của SV.
1.3.2. Nội dung QL NCKH của SV
1.3.2.1. Kế hoạch hóa việc NCKH của SV
Đây là giai đoạn quan trọng nhất của quá trình QL NCKH của SV vì trên cơ sở
mục tiêu và nhiệm vụ ĐT, nhà trường xác định phương hướng, mục tiêu NCKH của đơn
vị, trong đó có NCKH của SV. Đồng thời, cần phân tích điều kiện về nguồn lực hiện có
(đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, kinh phí tổ chức, …) mà xác định rõ hệ thống mục
tiêu, nội dung hoạt động, các biện pháp cần thiết để từng bước thực hiện mục tiêu NCKH.
13
Kết quả của giai đoạn này phải đạt được sự thống nhất cao trong nhà trường
về bản kế hoạch năm học công tác NCKH của SV, đó chính là toàn bộ nội dung cơ

bản của quá trình QL NCKH của SV.
1.3.2.2. Tổ chức triển khai việc NCKH của SV
Tổ chức triển khai thực hiện NCKH của SV chính là giai đoạn hiện thực hóa
những ý tưởng đã được kế hoạch hóa nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Ở giai đoạn
này, chủ thể QL phải thực hiện những hoạt động sau:
- Thông báo kế hoạch, chương trình NCKH của SV đến từng CBQL,
GV, SV làm cho mỗi thành viên trong trường tự giác chấp nhận kế hoạch và tự
nguyện hành động theo kế hoạch.
- Xác định cấu trúc bộ máy QL, bố trí sắp đặt các bộ phận và các cá nhân cho
đúng người đúng việc, quy định rõ chức năng, quyền hạn cho từng người, từng bộ phận.
- Tiếp nhận và điều phối có hiệu quả các nguồn lực (nhân lực, tài lực,
vật lực) phục vụ cho hoạt động.
- Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các bộ phận tham gia QL (phòng
Khoa học – Công nghệ , Đoàn thanh niên, Hội SV, …) và các thành viên, thiết lập
các mối quan hệ QL, cơ chế thông tin, tạo ra sự phối hợp đồng bộ thống nhất trong
hoạt động của bộ máy QL nhằm đạt được mục tiêu NCKH đã định.
1.3.2.3. Chỉ đạo triển khai thực hiện việc NCKH của SV
Chỉ đạo về thực chất đó là những hành động xác lập quyền chỉ huy và sự can
thiệp của người lãnh đạo trong toàn bộ quá trình QL, là huy động lực lượng vào
việc thực hiện kế hoạch và điều hành nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động của nhà
trường diễn ra trong kỷ cương, trật tự.
Chỉ đạo việc NCKH của SV bao hàm việc liên kết, tập hợp, hướng dẫn, điều
hành, tác động đến các cá nhân, các đơn vị tham gia QL (các khoa, phòng, tổ chức
đoàn thể …) và thực hiện (SV) nhằm động viên, khuyến khích họ hoàn thành nhiệm
14
vụ; theo dõi, giám sát; ra quyết định, điều chỉnh, sửa chữa, chỉnh lý nhằm giải quyết
kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình QL NCKH của SV.
1.3.2.4. Kiểm tra, đánh giá
Đây là nội dunh quan trọng của chủ thể QL vì chức năng này xuyên suốt quá
trình QL và là chức năng của mọi cấp trong công tác QL. Kiểm tra là một hoạt động

nhằm thẩm định, xác định một hành vi của cá nhân hay một tổ chức trong quá trình
thực hiện quyết định.
Từ thực tế NCKH của SV trong trường, chủ thể QL tổ chức tổng kết, thẩm
định, đánh giá định kỳ kết quả NCKH của SV (về số lượng và chất lượng) đạt được
so với mục tiêu đề ra. Trên cơ sở đó, tiếp tục xây dựng kế hoạch, vạch ra hướng
thực hiện tiếp theo. Đây cũng là quá trình chủ thể QL nhìn nhận các mối quan hệ về
nhu cầu và khả năng NCKH của SV, mức độ đáp ứng của các nguồn lực và cả
những tác động QL tới kết quả NCKH, để từ đó có những điều chỉnh hợp lý nhằm
động viên SV tham gia NCKH.
1.3.3. Thông tin trong QL NCKH của SV
Có thể định nghĩa thông tin là bộ phận tri thức được sử dụng để định hướng,
để tác động tích cực, để điều khiển, nghĩa là nhằm duy trì tính đặc thù về chất, hoàn
thiện và phát triển hệ thống.
Đối với quá trình QL việc NCKH của SV, thông tin phải đảm bảo các yêu cầu
về tính chính xác, kịp thời, tính hệ thống; tổng hợp, tính đầy đủ, cô đọng và logic; tính
pháp lý, tính kinh tế và nhằm mục đích: xây dựng và phổ biến các mục tiêu NCKH của
SV trong mục tiêu NCKH của nhà trường, lập các kế hoạch cụ thể, tổ chức nguồn nhân
lực và các nguồn lực khác theo cách hiệu quả nhất, lãnh đạo, hướng dẫn, điều khiển,
thúc đẩy, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ và tạo môi trường thuận lợi cho việc phát
huy tính chủ động, sáng tạo các lực lượng và cá nhân tham gia QL để đạt được mục
tiêu NCKH của SV và mục tiêu QL việc NCKH của SV.
15
Trong QL NCKH của SV, thông tin luôn là quá trình hai chiều, trong đó, chủ
thể QL (Ban giám hiệu, các phòng khoa chức năng) và đối tượng QL (CBQL, GV, SV)
vừa là bộ phận nhận tin vừa là bộ phận phát tin. Chủ thể QL triển khai phương hướng,
kế hoạch NCKH của SV trong trường đến đối tượng QL thông qua các nghị quyết, chỉ
thị, thông báo, hướng dẫn. Bên cạnh đó, đối tượng QL phản hồi thông tin, kết quả thực
hiện bằng các báo cáo, đề nghị, tờ trình. Việc áp dụng thông tin hai chiều trong QL
NCKH của SV giúp cho chủ thể QL vừa truyền đạt được ý tưởng, mong muốn đến đối
tượng QL, đồng thời tiếp nhận được thông tin phản hồi từ đối tượng QL để có những

điều chỉnh kịp thời nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
1.3.4. Nguyên tắc QL NCKH của SV
1.3.4.1. Các nguyên tắc chính trị - xã hội
- Nguyên tắc tính Đảng, tính giai cấp của QL nhà nước về GD: nguyên
tắc này có nghĩa là QL nhà nước về GD phải đảm bảo lợi ích của nhân dân lao
động. Trong QL NCKH của SV, áp dụng nguyên tắc này thể hiện việc thực hiện các
chức năng, các biện pháp QL nhằm phục vụ lợi ích của SV, tạo điều kiện cho SV
phát triển toàn diện cả về trí tuệ, tâm hồn lẫn nhân cách.
- Nguyên tắc kết hợp nhà nước và nhân dân trong QLGD: chủ thể QL
cần huy động tất cả các lực lượng trong trường (chính quyền, Công đoàn, Đoàn thanh
niên, Hội SV, bản thân SV …) tham gia vào quá trình QL NCKH của SV tạo nên sức
mạnh tổng hợp và sự đồng thuận trong QL nhằm đạt hiệu quả cao.
- Nguyên tắc tập trung dân chủ: thực hiện nguyên tắc này có nghĩa việc xây
dựng các phương hướng, kế hoạch công tác NCKH của SV cần có sự tham gia và đóng
góp ý kiến của các lực lượng tham gia QL NCKH của SV trong trường. Tuy nhiên, sau
khi hình thành kế hoạch, các đối tượng QL phải nghiêm túc thực hiện. Cần có phản hồi
với chủ thể QL trong và sau khi thực hiện để bổ sung, điều chỉnh.
- Nguyên tắc pháp chế XHCN: các quyết định, văn bản ban hành về công
tác NCKH của SV phải dựa trên cơ sở pháp luật của Nhà nước. Bên cạnh đó, chủ thể QL
16
phải thường xuyên xem xét hiệu lực và hiệu quả của việc triển khai thực hiện, cần có
những điều chỉnh đúng đắn, kịp thời cho phù hợp với điều kiện thực tiễn.
1.3.4.2. Các nguyên tắc về tổ chức QLGD
- Nguyên tắc thống nhất của hệ thống các cơ quan QLGD: trong hệ
thống QLGD, có nhiều cơ quan QLGD ở các cấp khác nhau. Thẩm quyền của bất
kỳ một cơ quan nào, một cấp nào đều phải được xác định rõ. Đây là công việc rất
phức tạp. Phức tạp không chỉ là việc tổ chức bộ máy, mà còn ở việc phân chia thẩm
quyền cho các cấp, các khâu, các bộ phận một cách hợp lý, đồng bộ, không chồng
chéo để có thể bao quát được hết các hoạt động GD. Vì vậy, yêu cầu của việc bảo
đảm sự thống nhất của hệ thống QL là rất quan trọng. Trong trường ĐH, có nhiều

bộ phận tham gia QL việc NCKH của SV (Ban giám hiệu, phòng Khoa học – Công
nghệ, các khoa bộ môn), cần có sự phân chia thẩm quyền cho các cấp, các khâu, các
bộ phận một cách hợp lý, đồng bộ, không chồng chéo nhau nhưng vẫn đảm bảo
được sự thống nhất QL giữa các cấp QL NCKH của SV.
- Nguyên tắc kết hợp QL theo lãnh thổ và QL theo ngành: việc QL ngành
GD theo lãnh thổ tạo điều kiện phân cấp cho địa phương, mở rộng quyền chủ động và
nâng cao trách nhiệm của địa phương trên các mặt kế hoạch, ngân sách, vật tư, lao
động, cán bộ, tổ chức, … Việc QLGD theo ngành nhằm bảo đảm việc thực hiện quan
niệm, đường lối, chính sách GD thống nhất trong cả nước; thống nhất mục tiêu, nội
dung, chương trình, các tiêu chuẩn GD; thống nhất mục tiêu, nội dung, chương trình,
các tiêu chuẩn GD; thống nhất những vấn đề có tính chất KH và chuyên môn; thực
hiện sự hợp tác với các ngành khác trên quy mô cả nước. Công tác QL NCKH của SV
ở trường ĐH do Hiệu trưởng phụ trách chung, Phó hiệu trưởng phụ trách công tác đào
tạo trực tiếp phụ trách. Phòng Khoa học – Công nghệ phối hợp với các khoa. Công tác
QL NCKH của SV trong trường ĐH theo mô hình trực tuyến.
- Nguyên tắc lãnh đạo tập thể với trách nhiệm cá nhân và chế độ một
thủ trưởng: nguyên tắc này quy định công tác QL NCKH của SV dựa trên cơ sở tập
thể, đồng thời quy định trách nhiệm cá nhân của thủ trưởng (đại diện Ban giám hiệu
17
phụ trách mảng NCKH). Sự kết hợp giữa chế độ lãnh đạo tập thể với chế độ một
trưởng chính là nhằm tập trung dân chủ với mục đích phát huy vai trò chủ động,
sáng tạo của cá nhân trong công tác QL.
- Nguyên tắc tổ chức QL cán bộ: nguyên tắc này yêu cầu việc tuyển chọn
và đề bạt cán bộ theo tiêu chuẩn về phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu của công
việc, cụ thể là: tiêu chuẩn về chính trị; tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn và năng
lực QL; tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp. Đối với công tác QL NCKH của SV,
người cán bộ phụ trách bộ phận NCKH nên có học vị từ thạc sĩ trở lên.
1.3.4.3. Các nguyên tắc về hoạt động QLGD
- Nguyên tắc hiệu quả QL: đây là nguyên tắc phù hợp với mục tiêu QL,
bao gồm hiệu quả GD, hiệu quả xã hội và hiệu quả bản thân hoạt động QL. Có thể

nói hiệu quả là thước đo năng lực của người cán bộ QLGD. Nguyên tắc hiệu quả
QL NCKH của SV đòi hỏi người lãnh đạo phải có hai phẩm chất cơ bản: thứ nhất,
phải nắm vững nội dung nguyên tắc, nắm vững diễn biến tình hình NCKH của SV
để từ đó sáng tạo đề ra biện pháp thích hợp. Thứ hai, phải có tầm nhìn xa và rộng.
Điều này cho phép người lãnh đạo xây dựng chiến lược phát triển NCKH của SV
theo định hướng chiến lược phát triển của nhà trường.
- Nguyên tắc kết hợp hài hòa các lợi ích: lợi ích vừa là mục tiêu, vừa là động
lực mạnh mẽ đối với con người. Cần đảm bảo hài hòa lợi ích giữa chất lượng ĐT của nhà
trường và sự phát triển toàn diện của học sinh thông qua việc tham gia NCKH.
- Nguyên tắc chuyên môn hóa: nguyên tắc này đòi hỏi công tác QL NCKH
của SV phải được thực hiện bởi những người có chuyên môn, được ĐT, có kinh nghiệm
và hiểu biết về NCKH. Mặt khác, họ phải là những người nắm bắt nhanh những thành
tựu mới của GD và KH QLGD để vận dụng vào thực tiễn công tác.
- Nguyên tắc sử dụng phối hợp các phương pháp QL: đây là yêu cầu
nhà QL phải tác động lên đối tượng QL thông qua việc vận dụng các quy luật tổ
chức hành chính, quy luật tâm lý – GD, quy luật kinh tế - xã hội. Hơn nữa, tùy theo
hoàn cảnh, đối tượng QL (CBQL, GV, SV) mà sử dụng phương pháp QL thích hợp.
18
Trong hoạt động thực tiễn QL NCKH của SV, nhà QL (Ban giám hiệu, các phòng
khoa chức năng) phải biết vận dụng một cách khéo léo, phối hợp hài hòa các
nguyên tắc QL để tạo nên hiệu quả trong công tác QL của mình.
1.3.5. Phương pháp QL NCKH của SV
1.3.5.1. Phương pháp hành chính – pháp luật: là tổng thể các tác động trực tiếp
hoặc gián tiếp của chủ thể QL đến đối tượng QL dựa trên cơ sở quan hệ tổ chức và quyền
lực nhà nước. Vận dụng phương pháp này trong QL NCKH của SV thông qua việc thể
hiện sự bắt buộc trong tổ chức bộ máy bao gồm sự phân công, phân nhiệm, phân cấp, phân
quyền, … giữa các lực lượng tham gia QL và thể hiện sự bắt buộc trong QL thông qua
việc phục vụ, xây dựng và giữ gìn kỷ cương, nền nếp của quy trình QL NCKH của SV.
Bên cạnh đó, để đảm bảo cho các quyết định về tổ chức và QL được đúng đắn và có hiệu
quả thì chúng phải có cơ sở lý luận và thực tiễn.

1.3.5.2. Phương pháp GD – tâm lý: là tổng thể những tác động lên trí
tuệ, tình cảm, ý thức và nhân cách của con người. Trong QL NCKH của SV, vận
dụng phương pháp này thông qua mối liên hệ nhân cách tác động lên đối tượng QL
(CBQL, GV, SV) nhằm cung cấp, trang bị thêm hiểu biết, nhận thức đúng đắn về
tầm quan trọng của NCKH trong SV, nâng cao khả năng, trình độ thực hiện nhiệm
vụ của họ; đồng thời chuẩn bị tư tưởng, tình cảm, ý thức trách nhiệm, ý thức tự
giác, lòng kiên trì, tinh thần tự chịu trách nhiệm, không khí lành mạnh, … trong khi
thực hiện công việc. QL trước hết là QL con người. Muốn đạt được mục tiêu QL thì
phải dựa vào kết quả lao động của cả tập thể. Vì vậy việc áp dụng phương pháp GD
– tâm lý trong QL NCKH của SV sẽ tạo cho mỗi thành viên của tập thể tự giác, yên
tâm phấn khởi làm việc, góp phần quyết định đến sự thành công trong công tác.
1.3.5.3.Phương pháp kích thích: là tổng thể những tác động đến con người thông
qua lợi ích vật chất, lợi ích tinh thần nhằm phát huy ở họ tiềm năng, trí tuệ, tình cảm, ý chí,
trách nhiệm và quyết tâm hành động vì lợi ích chung của tổ chức. Vận dụng phương pháp
này trong QL NCKH của SV, chủ thể QL có thể kết hợp những kích thích về vật chất
(tăng lương, tiền thưởng, điều kiện sinh hoạt, lao động …) với những kích thích về tinh
19
thần (phong danh hiệu thi đua, GV giỏi các cấp …) đối với đối tượng QL nhằm tạo ra một
cơ chế hướng dẫn họ hoạt động có hiệu quả cao.
Thực tiễn công tác QLGD đã đúc kết rất nhiều bài học rút ra từ việc vận dụng
kết hợp các phương pháp QLGD. Công tác QL NCKH của SV sẽ đạt hiệu quả cao nếu
sử dụng phối hợp nhiều phương pháp QL: vừa tuyên truyền, thuyết phục, giải thích,
vừa kết hợp các biện pháp hành chính quy định trách nhiệm, quyền hạn của các chủ thể
tham gia, lại vừa sử dụng các phương pháp khuyến khích vật chất và tinh thần nhằm
huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng tham gia QL.
Tóm lại, những nội dung lý luận nêu trên là cơ sở để xác lập các biện pháp
QL, đẩy mạnh việc NCKH của SV trường ĐHSP HN. Tuy nhiên, việc xác lập các
biện pháp còn phụ thuộc vào điều kiện thực tế của nhà trường về nhiều mặt. Vì vậy,
tiến hành phận tích và đánh giá thực trạng công tác QL NCKH của SV trường
ĐHSP HN là một nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản tạo cơ sở thực tiễn để xác lập các

biện pháp QL hợp lý, khả thi và hiệu quả cho hoạt động.
Tiểu kết chương 1: NCKH là một trong hai nhiệm vụ chính của trường ĐH,
nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập, góp phần giải quyết các yêu cầu thực
tiễn, thúc đẩy sự tiến bộ của KH-CN. Đối với SV, NCKH là một hình thức tổ chức dạy
học bắt buộc, trong đó SV bước đầu vận dụng một cách tổng hợp những tri thức đã học
về nghề nghiệp tương lai của mình để tiến hành hoạt động nhận thức có tính chất
nghiên cứu, bước đầu góp phần giải quyết những vấn đề thực tiễn nghề nghiệp đặt ra.
Bên cạnh đó, kết quả và chất lượng công trình NCKH của SV phụ thuộc phần lớn vào
khả năng hướng dẫn của GV và tính hệ thống trong triển khai việc NCKH của SV.
Trong trường ĐH, NCKH của SV là bộ phận NCKH của đơn vị. Để thúc đẩy
phong trào NCKH của SV, cần có những biện pháp đồng bộ, hợp quy luật của chủ thể
QL tác động lên đối tượng QL trong việc tổ chức bồi dưỡng GV về công tác hướng dẫn
SV NCKH và triển khai thực hiện có hệ thống việc NCKH của SV.
Chúng tôi vận dụng những cơ sở lý luận đã trình bày trong chương 1 để khảo sát
thực trạng quản lý việc NCKH của SV trường ĐHSP HN.
20
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NCKH CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI
2.1. Hoạt động NCKH của SV trường ĐHSP Hà Nội
2.1.1. Tổng quan tình hình của trường
Trường đóng trên địa bàn quận Cầu Giấy, TP.Hà Nội là Thủ đô trung tâm kinh
tế, chính trị của cả nước. Trường được thành lập ngày 11 tháng 10 năm 1951 theo Nghị
định 276 của Bộ Quốc gia giáo dục. Trường ĐHSPHN là trường trọng điểm, đầu
ngành trong hệ thống các trường sư phạm, là trung tâm lớn nhất về đào tạo giáo viên,
nghiên cứu khoa học -đặc biệt là khoa học giáo dục - của cả nước. Sứ mạng của
Trường là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao có trình độ đại học và trên đại học,
bồi dưỡng nhân tài cho hệ thống giáo dục quốc dân và xã hội; NCKH cơ bản, khoa học
giáo dục và khoa học ứng dụng đạt trình độ tiên tiến; cung cấp dịch vụ giáo dục và
khoa học công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội

nhập quốc tế. Trường có vai trò nòng cốt cho hệ thống các trường sư phạm trong việc
đào tạo, bồi dưỡng giảng viên và cán bộ quản lí giáo dục, phát triển các chương trình
đào tạo, biên soạn chương trình, giáo trình, sách giáo khoa, cho các bậc học, tư vấn các
cấp quản lý xây dựng chính sách giáo dục.
Tính đến năm học 2010 – 2011, trường có 23 khoa đào tạo và 2 bộ môn trực
thuộc; có 2 trường THPT trực thuộc: trường THPT Chuyên và trường THPT Nguyễn
Tất Thành; có 2 viện nghiên cứu là Viện Nghiên cứu Sư Phạm và Viện Khoa học Xã
hội; hơn 20 trung tâm nghiên cứu và chuyển giao KHCN và khoa học giáo dục trực
thuộc. Về đội ngũ cán bộ, GV, hiện nay trường có 1.335 người, trong đó có 2 Giáo sư
– Tiến sĩ khoa học, 11 Giáo sư – Tiến sĩ, 2 Phó Giáo sư – Tiến sĩ khoa học, 111 Phó
Giáo sư – Tiến sĩ, 160 Tiến sĩ, 478 Thạc sĩ, 487 Cử nhân, 612 Giảng viên, 208 Giảng
viên chính, 14 giảng viên cao cấp, 2 GVTHCS, 54 GVTHPT, 68 GVTH, 5 GVTHCC
và 33 cán bộ tạo nguồn Đội ngũ cán bộ, GV của trường có trình độ chuyên môn vững
21
vàng, giàu kinh nghiệm và tâm huyết với nghề. Nhiều người trong số đó là những nhà
khoa học có uy tín trong lĩnh vực khoa học chuyên ngành.
- Về cơ sở vật chất và điều kiện phục vụ dạy, học và NCKH:
+ Trường ĐHSPHN có đủ diện tích lớp học theo quy định cho việc dạy và học,
có ký túc xá cho người học và sân bãi cho các hoạt động văn hóa thể thao.
+ Trường có hệ thống giảng đường với tổng diện tích là 19.760 m
2
với 181
phòng; hội trường có tổng diện tích là 2.697 m
2
với 26 phòng. Phòng học, hội
trường đều được thiết kế theo tiêu chuẩn của Viện thiết kế trường học và được trang
bị đủ các thiết bị nghe nhìn.
+ Câu lạc bộ sinh viên với diện tích 456 m
2
, 1 Nhà thi đấu, luyện tập TDTT

với diện tích 2.718 m
2
được trang bị tương đối hiện đại, 1 sân vận động với 11.487
m
2
được thiết kế theo tiêu chuẩn quốc gia.
+ Ký túc xá có 301 phòng với diện tích sử dụng 13.879 m
2
có thể đáp ứng
30% số người học có nhu cầu ở nội trú.
+ Diện tích bình quân chỗ học tập và chỗ ở cho người học đáp ứng quy
định hiện hành (khoảng 10 m
2
/SV), có đủ sân bãi cho các hoạt động văn hóa thể
thao và các hoạt động ngoại khóa.
+ Trường có hệ thống thư viện với cơ sở vật chất, trang thiết bị khá hiện đại,
nguồn dữ liệu thông tin tương đối đầy đủ phục vụ đào tạo và NCKH của nhà trường.
+ Trung tâm thông tin thư viện bố trí hợp lý các phòng làm việc và các
phòng chức năng, gồm 31 phòng đọc với diện tích 2.545 m
2
, phòng làm thẻ, phòng
xử lý nghiệp vụ - biên mục, hệ thống phòng mượn, phòng Tin học. Ngoài ra còn
có 17 thư viện chuyên ngành ở 17 khoa đào tạo.
+ Thư viện đã có mối quan hệ chặt chẽ với các Trung tâm thông tin, Thư viện,
các tổ chức quốc tế, các Nhà xuất bản. Thư viện có 80.734 đầu sách với 356.103 bản,
trong đó bao gồm: Giáo trình có 2.262 đầu sách với 97.244 bản, sách tham khảo tiếng
Việt có 33.868 đầu sách với 102.374 bản, tiếng Nga có 25.700 đầu sách với 113.205
22
bản, tiếng Anh - Pháp - Đức có 10.515 đầu sách với 24.542 bản, tiếng Trung có 1.750
đầu sách với 2.095 bản, và một số ít ngoại ngữ khác. Tổng số đầu báo tiếng Việt là

85, tạp chí là 819 (trong đó có 230 đầu tạp chí Việt và 589 đầu tạp chí ngoại). Hiện
tại, Thư viện có 85 băng Video, 140 băng Catsette 400 đĩa CD - ROM và DVD dữ
liệu báo và tạp chí, một số đĩa CD-ROM tài liệu toàn văn. Thư viện đã tạo lập được 4
cơ sở dữ liệu (Sách, Báo/tạp chí, Luận văn/Luận án, Bài trích tạp chí) của mình.
Riêng cơ sở dữ liệu Bài trích tạp chí có phần tóm tắt nội dung và được đưa lên
Website để bạn đọc tra cứu.
+ Tỷ lệ đầu sách giáo trình cho một ngành đào tạo của Trường là 144 đầu
sách/ngành, tỷ lệ bản sách/ngành: 2.238 bản.
+ Mỗi năm thư viện được bổ sung từ 3.000-5.000 cuốn sách, trên 200 loại đầu
báo tạp chí trong và ngoài nước cùng với một số lượng lớn sách tặng/biếu của các cơ
quan tổ chức trong và ngoài nước, sách nộp lưu chiểu của Nhà xuất bản ĐHSP.
+ Thư viện đã được trang bị một phòng Internet nhằm giúp bạn đọc khai
thác nguồn thông tin trên mạng. Thư viện đã từng bước ứng dụng công nghệ thông
tin trong các lĩnh vực hoạt động quản lý và phục vụ bạn đọc của mình. Thư viện
được nối mạng cục bộ (LAN), Intranet và Internet.
+ Thư viện được đầu tư 134 máy tính, trong đó có 04 máy chủ, 02 máy in
Barcode Blaster, 06 máy đọc mã vạch, 08 máy in mạng HP laser JET 4200, 08
máy photocopy, 06 máy Scanner màu HP và Microtek, 16 đầu camera, 02 hệ
thống đảm bảo an ninh.
+ Hệ thống phòng thực hành, thí nghiệm được trang bị tương đối đầy đủ thiết
bị cần thiết theo yêu cầu của các ngành ĐT và của các dự án, đề tài NCKH.
+ Trường ĐHSPHN có đủ các phòng thực hành, thí nghiệm phục vụ cho
việc giảng dạy, học tập và NCKH theo yêu cầu của từng ngành đào tạo. Hiện nay,
Trường có 83 phòng thí nghiệm có diện tích sử dụng với 2.545 m
2
, 01 vườn thí
nghiệm có diện tích 600 m
2
, 59 xưởng thực tập, thực hành với tổng diện tích 3.496
m

2
. Hàng năm, Nhà trường đã chủ động lập các dự án xây dựng các phòng thí
23
nghiệm, thực hành phục vụ đào tạo và NCKH (Tòa nhà Nghiên cứu Khoa học
Công nghệ và Quan hệ quốc tế với tổng vốn đầu tư 68 tỉ đồng; Tòa nhà Nghiên
cứu Giáo dục và Trung tâm Nghiệp vụ sư phạm với số vốn là 32 tỉ đồng).
+ Trường có đầy đủ thiết bị tin học để hỗ trợ các hoạt động dạy - học,
NCKH, công tác quản lý và điều hành.
+ Nhà trường đã thành lập Trung tâm Công nghệ thông tin (nguồn đầu tư
thiết bị từ các dự án Giáo dục đại học mức A, B, C). Hàng năm, Trường đều tổ chức
các tập huấn cho cán bộ và sinh viên về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy
học, dành kinh phí xây dựng các phần mềm dạy học, e-learning, e-book.
+ Trường có đủ máy tính cho giảng viên và người học trong các hoạt động
giảng dạy, NCKH và học tập. Trường có 36 phòng máy tính với 2.812 m
2
, 900 máy
tính đang hoạt động, trong đó 700 máy được dùng cho học tập, 200 máy dùng cho
văn phòng. Trường có mạng máy tính nội bộ, được kết nối internet, phục vụ có hiệu
quả cho việc giảng dạy, học tập và NCKH, có các phòng học đa năng cho các
ngành đào tạo, có các phần mềm quản lý để hỗ trợ các bộ phận chức năng như:
Phần mềm tuyển sinh, Phần mềm quản lý thư viện.
- Về đội ngũ cán bộ công chức:
+ Đội ngũ cán bộ quản lý có phẩm chất đạo đức và năng lực; đội ngũ giảng
viên chất lượng cao với nhiều chuyên gia đầu ngành đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đào
tạo và NCKH.
+ Tổng số cán bộ viên chức 1.335 người, trong đó: 22 Giáo sư, 120, Tiến sĩ
khoa học 13, Tiến sĩ 256, Thạc sĩ 206.
+ Tỷ lệ người học/giảng viên (đã quy đổi) là 15/1 (thấp hơn so với quy định chung).
+ Số cán bộ quản lý (từ cấp trưởng, phó đơn vị trực thuộc Trường trở lên)
120 người (31cán bộ nữ), trong đó: 80 Tiến sĩ; 09 Giáo sư/GVCC và tương đương;

31 Phó Giáo sư/GVC và tương đương.
+ Đội ngũ kỹ thuật viên, nhân viên đủ về số lượng, có năng lực nghiệp vụ
24
và được định kì bồi dưỡng nâng cao năng lực.
+ Trường có đội ngũ kỹ thuật viên, giáo viên thực hành hỗ trợ cho giảng
viên và người học trong các phòng thí nghiệm của các khoa.
+ Ngoài ra Trường còn có đội ngũ nhân viên giúp thực hiện nhiệm vụ quản
lý: văn thư, lưu trữ, thông tin thư viện, bảo vệ, phục vụ trong KTX, lái xe.
Nói tóm lại, Trường ĐHSP HN là trường trọng điểm chuẩn mực, đầu ngành
trong hệ thống các trường SP, là trung tâm chất lượng cao về HN là trường trọng
điểm của quốc gia. Chính vì thế, điều kiện cơ sở vật chất cũng như chất lượng đội
ngũ cán bộ công chức của trường đều cao hơn so với nhiều trường ĐHSP khác. Đây
là một thuận lợi lớn cho việc nâng cao chất lượng NCKH của SV nhà trường.
2.1.2. Phương hướng công tác NCKH của SV trường ĐHSP Hà Nội
NCKH là một trong hai nhiệm vụ trọng yếu ở trường ĐH, đã và đang góp
phần không nhỏ vào quá trình ĐT. NCKH giúp SV tiếp cận phương pháp NC, cách
thức tiến hành đề tài NCKH, củng cố tri thức đã được học và hơn thế nữa giúp hình
thành ở họ những phẩm chất cần thiết của một nhà NC trong tương lai. Nhận thức
tầm quan trọng của NCKH trong ĐT ở ĐH, công tác NCKH của SV trường ĐHSP
Hà Nội được xác định:
- Tạo điều kiện cho SV tham gia thực hiện các đề tài NCKH, các dự
án….dưới sự hướng dẫn của GV.
- Nâng cao chất lượng môn học, bài tập NC và luận văn.
- Tuyên truyền, phổ biến sâu rộng tầm quan trọng việc NCKH của SV đến
toàn thể SV trong toàn trường.
- Tăng cường xây dựng các đề tài NCKH của GV trong đó SV tham gia các
đề tài nhánh.
25
- Các đề tài NCKH của SV phải có tính cấp thiết, phục vụ cho việc học tập,
hình thành và bồi dưỡng năng lực NC cho SV.

- Trang bị và bồi dưỡng phương pháp NCKH cho SV ngay từ năm thứ nhất.
- Tổ chức SV tham gia NCKH dưới những hình thức và mức độ phù hợp
theo từng năm học.
- Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ, nguồn tài liệu tham khảo hỗ
trợ SV tham gia NCKH.
- Hỗ trợ kinh phí đối với SV tham gia NCKH.
- Tổ chức Hội nghị SV NCKH định kỳ 2 năm/lần. Thường xuyên tổ chức
các diễn đàn, tọa đàm NCKH dưới sự tổ chức, tọa đàm NCKH dưới sự phối hợp tổ
chức của phòng Khoa học – Công nghệ và Đoàn Thanh niên, Hội SV trường.
- Khuyến khích SV tham gia các cuộc thi Olympic, các giải thưởng NCKH
cấp trường, Bộ GD&ĐT, Vifotec và các giải khác.
Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn và tay nghề cao đáp ứng yêu
cầu mới của xã hội là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của trường ĐHSP Hà
Nội đã được Đảng và Nhà nước giao phó. Để hoàn thành sứ mệnh của mình, cùng
với việc đầu tư cơ sở vật chất, đổi mới phương pháp giảng dạy GV, công tác NCKH
của SV sẽ tạo nguồn cán bộ có khả năng NCKH , đáp ứng yêu cầu đào tạo mới.
Việc định hướng công tác NCKH của SV trường ĐHSP Hà Nội cùng với việc đầu
tư về cơ sở vật chất, phát triển đội ngũ, quy mô ĐT…tạo điều kiện thuận lợi cho
công tác QL việc NCKH của SV.
2.2. Thực trạng về hoạt động NCKH của SV trường ĐHSP Hà Nội
2.2.1. Khái quát về quy trình khảo sát
2.2.1.1. Sơ đồ tiến trình nghiên cứu

×