Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

15 đề thi đáp án Ngữ văn 9 vào 10 Hà Nội 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (343.44 KB, 46 trang )

PHềNG GD & T QUN H ễNG
TRNG THCS M LAO
____________________
H tờn Nguyn Th Thng
THI TH VO LP 10 THPT
NM HC 2013-2014
MễN : NG VN
Thi gian lm bi 120 phỳt
_____________________________________
PHN I ( 6 im)
Cho on th sau:
Chõn phi bc ti cha
Chõn trỏi bc ti m
Mt bc chm ting núi
Hai bc ti ting ci
Ngi ng mỡnh yờu lm con i
an l ci nan hoa
Vỏch nh ken cõu hỏt
Rng cho hoa
Con ng cho nhng tm lũng
Cha m mói nh v ngy ci
Ngy u tiờn p nht trờn i.
(Ng vn 9 - T p 2) )
1, Đoạn thơ trên đợc trích trong tác phẩm nào? Của ai? Trỡnh by hiu bit
của em về tác giả ?
2, Tại sao trc khi vit v ngi ng mỡnh tác giả lại viết Ngi ng mỡnh yờu
lm con i?
3, Vit mt on vn theo cỏch diễn dịch khoảng 12 câu trình bày cảm nhận của em
về đoạn thơ trên, trong đoạn văn có sử dụng lời dẫn trực tiếp, một câu ghép và phép
nối (có chú thích lời dẫn trực tiếp, câu ghép và phép nối.)
PHN II ( 4 im) Cho on văn sau


V n nh, ụng Hai nm vt ra ging, my a tr thy b hụm nay cú v
khỏc, len lột a nhau ra u nh chi sm chi si vi nhau.
Nhỡn l con ti thõn, nc mt ụng lóo c gin ra. Chỳng nú cng l tr con lng
Vit gian y ? Chỳng nú cng b ngi ta r rỳng ht hi y ? Khn nn, bng
y tui uễng lóo nm cht hai tay m rớt lờn:
- Chỳng bay n ming cm hay ming gỡ vo mm m i lm cỏi ging Vit gian
bỏn nc nhc nhó th ny.
( Lng- Kim Lõn- sỏch Ng vn 9 tp 1) )
1, Đoạn văn trên có nội dung gì? Hãy ghi lại nội dung đó trong một câu văn.
2, Cõu vn - Chỳng bay n ming cm hay ming gỡ vo mm m i lm cỏi
ging Vit gian bỏn nc nhc nhó th ny. L i thoi, c thoi hay c
thoi ni tõm? Vỡ sao?
3, Viết một đoạn văn khoảng 10 câu nêu cảm nhận ca em về tâm trạng của nhân
vật ông Hai trong đoạn văn trên.
Đáp án – Biểu điểm
Phần I
1, - Bài thơ của nhà thơ Y Phương, viết năm 1980 ( 0,5 điểm)
- Trình bày hiểu biết về tác giả : 1 điểm
2, Lí giải được khi viết về người đồng mình người cha viết như vậy là để khơi gợi
tình yêu của con với người đồng mình: 0,5 điểm
3, Đoạn văn viết phải đẩm bảo các yêu cầu sau
Về hình thức: 2 điểm
- Đúng hình thức đoạn văn theo đề bài
- Đúng đủ số câu theo yêu cầu
- Có lời dẫn trực tiếp, có câu ghép chính phụ và thành phần khởi ngữ
- Diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi dùng từ, ngữ pháp
Về nội dung: 2 điểm
- Ở bốn dòng thơ đầu, với cách diễn đạt bằng những hình ảnh cụ thể, sử dụng
điệp từ tác giả cho thấy mỗi người con được lớn lên trong tình yêu thương của
cha mẹ.

- Con còn được lớn lên trong cuộc sống lao động và sự đùm bọc của quê hương .
+ trước khi nói về điều đó người cha đã khơi gợi tình yêu của con với người
đồng mình
+ Với việc sử dụng động từ “ ken” và “ cài” , tác giả miêu tả cụ thể công viếc
lao động của người đồng mình đồng thời cho thấy sự gắn bó yêu thương giữa
những con người ở đây. Cuộc sống lao động của họ vui tươi.
+ Quê hương nghĩa tình mang đến cho con tất cả những gì tốt đẹp nhất.
- Cha mẹ nhắc tới kỉ niệm ngày cưới bởi đó là cái nôi hạnh phúc đầu tiên sinh ra
con.
Bài 2
1, Đoạn văn cho thấy tâm trạng bàng hoàng, đau đớn, tủi cực và căm phẫn của ông
Hai khi nghe tin đồn làng mình Việt gian theo Tây: 1 điểm
2, Câu nói đó là độc thoại và giải thích được lí do: 1 điểm
3, Viết được khoảng 10 câu trình bày cảm nhận về tâm trạng của ông Hai trong
đoạn trích trên: 2 điểm
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI THỬ VÀO 10 NĂM HỌC 2013- 2014
QUẬN HÀ ĐÔNG Môn: Ngữ văn 9
Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)
PHẦN I: (7 điểm) Cho đoạn văn
“ Chúng tôi có ba người. Ba cô gái. Chúng tôi ở trong một hang dưới chân cao điểm. Con
đường qua trước hang, kéo lên đồi, đi đến đâu đó, xa! Đường bị đánh lở loét, màu đất đỏ, trắng lẫn
lộn. Hai bên đường không có lá xanh. Chỉ có những thân cây bị tước khô cháy. Những cây nhiều rễ
nằm lăn lóc. Những tảng đá to. Một vài cái thùng xăng hoặc thành ô tô méo mó, han gỉ nằm trong
lòng đất. ”
( Sách Ngữ văn 9 tập 2, trang 113, 114)
Câu 1: Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác của văn bản
có chứa đoạn trích trên? ( 1điểm)
Câu 2: Hãy giải thích nhan đề của văn bản có chứa đoạn trích trên? (1 điểm)
Câu 3: Nhân vật kể chuyện là ai? Đoạn trích được kể từ ngôi thứ mấy? Việc sử dụng ngôi kể
trên có tác dụng gì? ( 1 điểm)

Câu 4: Bằng một đoạn văn tổng – phân – hợp trong khoảng 10 – 12 câu, có sử dụng một câu
ghép có quan hệ bổ sung, một phép thế và thành phần biệt lập tình thái (có xác định bằng cách gạch
chân và chú thích ra tờ giấy thi), trình bày cảm nhận của em về nhân vật người kể chuyện trong văn
bản có chứa đoạn trích trên ? (4 điểm).
PHẦN II: ( 3 điểm) Cho đoạn thơ:
“ Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời”
( Nói với con – Ngữ văn 9, tập 2 trang72)
Câu 1: Đoạn thơ trên là lời của ai nói với ai? Nói về điều gì? (1 điểm)
Câu 2: Hãy viết khoảng 6 câu giới thiệu về văn bản có chứa đoạn trích trên? (1 điểm)
Câu 3: Trong chương trình Ngữ văn 9 có một tác phẩm người cha cũng thủ thỉ nói với con
những suy nghĩ từ tâm can mình về lòng thủy chung với cách mạng với kháng chiến, em hãy nêu
tên văn bản và hoàn cảnh mà người cha tâm sự, dặn dò, mong mỏi con? ( 1điểm)
………………………………Hết…………………………
THI TH VO THPT
Mụn: Ng vn
Thi gian: 120phỳt
Phần I : (7 điểm )
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca

Một nốt trầm xao xuyến
1. Đoạn thơ trên thuộc tác phẩm, tác giả nào ? Ra đời trong hoàn cảnh nào, hoàn cảnh
sáng tác ấy có nói lên điều gì không ?
2. Đầu bài thơ, tác giả xng Tôi, đến đây lại xng Ta, sự thay đổi ấy có nghĩa gì ?
3. Viết một đoạn văn 10 câu để phân tích đoạn thơ trên ( kiểu diễn dịch, sử dụng phép
thế, câu chứa thành phần phụ chú và gạch chân chúng ).
4. Trong Ngữ văn 9 còn có một văn bản tả khung cảnh mùa xuân tuyệt đẹp. em hãy
chép chính xác những câu thơ tả cảnh mùa xuân ấy và cho biết xuất xứ của đoạn thơ.
Phần II : ( 3 điểm )
Bằng kiến thức đã học về Lặng lẽ Sa Pa, anh ( chị ) hãy :
1. Giải thích nhan đề Lặng lẽ Sa Pa
2. Tại sao anh thanh niên sống một mình mà không thấy cô đơn.
3. Điều gì đã khiến ông hoạ sĩ cảm thấy Nghệ thuật với tất cả sức mạnh và sự bất lực của nó?

P N
Phần I : (7 điểm )
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một mốt trầm xao xuyến
1. Đoạn thơ trên thuộc tác phẩm, tác giả nào ? Ra đời trong hoàn cảnh nào, hoàn
cảnh sáng tác ấy có nói lên điều gì không ?
- Bài thơ đợc viết vào tháng 11/1980, không bao lâu trớc khi nhà thơ qua đời.
- Hiểu về hoàn cảnh sáng tác của bài thơ, t tởng chủ đề của tác phẩm, ta vô cùng cảm
phục và trân trọng tấm hồn cao đẹp, lòng yêu cuộc sống của nhà thơ :
+ Sắp phải giã từ cuộc đời mà nhà thơ vẫn không buồn, không chán nản mà trái lại
ông vẫn cảm nhận thấy vẻ đẹp của mùa xuân đất trời, đất nớc; vẫn say sa ngây ngất
với vẻ đẹp của đất nớc vào xuân để dâng cho đời một tuyệt tác về mùa xuân
+ Nhà thơ Thanh Hải còn khiến cho độc giả bao thế hệ phải suy ngẫm về mình trớc ớc
nguyện khiêm nhờng mà vô cùng cao đẹp của nhà thơ : muốn đợc làm con chim

hót; làm một nhành hoa để đợc mang tiếng hót, đợc dâng hơng sắc cho đời; một
nốt trầm xao xuyến để hoà vào dàn nhạc bất tận của sự sống. Mỗi ngời hãy mang đến
cho cuộc đời chung một nét riêng, cái phần tinh tuý của mình dù rất bé nhỏ.
2. Đầu bài thơ, tác giả xng Tôi, đến đây lại xng Ta, sự thay đổi ấy chứa
đựng nhiều ý nghĩa :
- Sự chuyển đổi đại từ nhân xng từ Tôi sang Ta mới thể hiện đợc mạch cảm xúc
đặc biệt của bài thơ : Mạch cảm xúc t tởng của Mùa xuân nho nhỏ là đi từ cảm xúc
trớc mùa xuân của thiên nhiên, đất nớc đến mùa xuân của mỗi con ngời trong mùa
xuân lớn của đất nớc, thể hiện khát vọng dâng hiến mùa xuân nho nhỏ của mình
vào mùa xuân lớn của cuộc đời chung.
- Mở đầu bài thơ, tác giả xng Tôi
Tôi đa tay tôi hứng
+ Tôi chỉ một ngời- cá nhân nhà thơ
+ Nhà thơ xng Tôi là để thể hiện cảm xúc của mình, niềm say sa ngây ngất của riêng
mình trớc vẻ đẹp của mùa xuân đất trời.
- Sang phần hai của bài thơ, tác giả lại xng Ta, sự thay đổi ấy có nghĩa đặc biệt :
+ Nhà thơ xng Ta để thể hiện cảm xúc dạt dào của một cái tôi trữ tình đang khát khao
hoà nhập, dâng hiên vào cuộc đời chung rộng lớn với muôn ngời, với đất nớc của nhà
thơ.
+ Ta đợc điệp lại ba lần cùng với các động từ ( Ta làm ; Ta làm ; Ta nhập ) đã cụ
thể hoá khát vọng cao đẹp của Thanh Hải : làm con chim cất tiếng hót , làm nhành hoa
toả hơng, làm nốt trầm xao xuyến để nhập vào bản hoà ca
+ Điệp từ Ta đứng đầu ba dòng thơ không chỉ nh một lời khẳng định niềm tâm niệm
tha thiết, chân thành của nhà thơ mà còn là khát vọng chung của nhiều ngời đợc sống
có ích, đợ là một mùa xuân nhỏ nhỏ hoà vào mùa xuân lớn của đất trời của đất nớc.
3. Viết một đoạn văn 10 câu để phân tích đoạn thơ trên ( kiểu diễn dịch, sử dụng
phép thế, câu chứa thành phần phụ chú và gạch chân chúng ).
* Các bớc tiến hành
- Xác định kiến thức cơ bản của câu hỏi yêu cầu cho nội dung phân tích một khổ thơ
gồm 9 câu

+ Nội dung khái quát của khổ : Ước nguyện tha thiết, chân thành vô cùng khiêm nh-
ờng và cao đẹp của nhà thơ
+ Các ý cần có khi phân tích khổ thơ :
Những hình ảnh đẹp tự nhiên của thiên nhiên để diễn tả vẻ đẹp của tâm hồn làm con
chim hót, một nhành hoa, một nốt trầm
Cấu tứ lặp lại tạo ra sự đối ứng chặt chẽ
ý nghĩa của điệp từ Ta ( nh phần trên )
Ước nguyện tha thiết, khiêm nhờng mà cháy bỏng qua các từ : nho nhỏ, lặng lẽ dâng

+ Phân chia các ý cho đủ số câu theo yêu cầu của đề
+ Viết câu mở đầu ( sử dụng ý khái quát đoạn ở trên )
+ Tạo câu theo yêu cầu ngữ pháp : phép thế và thành phần phụ chú
Dùng nh thế để thay thế cho một cụm từ không cần phải nhắc lại.
Dùng dấu gạch nối để làm rõ hơn một ý nhỏ.
- Kết nối các câu thành đoạn văn diễn dịch và tiến hành sử chữa dể hoàn chỉnh đoạn
văn.
4. Trong Ngữ văn 9 còn có một văn bản tả khung cảnh mùa xuân tuyệt đẹp, em hãy
chép chính xác 4 câu thơ tả cảnh mùa xuân ấy và cho biết xuất xứ của đoạn thơ.
- Ngày xuân con én đa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mơi.
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
- Đoạn thơ tả cảnh mùa xuân trích tronng văn bản Cảnh ngày xuân từ Truyện Kiều của
Nguyễn Du.
Phần II : ( 3 điểm )
1. Giải thích nhan đề Lặng lẽ Sa Pa
- Lặng lẽ Sa Pa là một nhan đề giản dị, không cuốn hút bởi ngôn từ trau truốt nhng
giàu ý nghĩa có khả năng làm nổi bật t tởng chủ đề của tác phẩm và hớng ngời đọc và
nội dung chính của tác phẩm
- Nói đến Sa Pa, ngời ta thờng nghĩ đến một vùng đất thơ mộng, yên tĩnh và sự nghỉ

ngơi
- Đặt hai chữ Lặng lẽ trớc địa danh Sa Pa, nhà văn đã hớng ngời đọc vào trạng thái,
đặc điểm của một vùng đất và những con ngời ở nơi đây : sâu sắc, kín đáo, âm thầm
mà mãnh liệt mà khiêm nhờng.
+ Nhan đề đã gợi ra trớc mắt độc giả Sa Pa với cảnh sắc thơ mộng với bát ngát màu
xanh của núi rừng ẩn hiện trong mây mù, trong sơng núi- nơi có độ cao khá lớn so với
mặt nớc biển. Cái lặng lẽ ấy chỉ là vẻ bề ngoài của vùng rừng núi nhng bên trong nó
còn chứa đựng bao vẻ đẹp đầy chất thơ của cuộc sống.
+ ở nơi đây có biết bao con ngời đang lặng lẽ cống hiến sức mình, đang làm việc hết
trách nhiệm cho đất nớc. Hai chữ lặng lẽ gợi nhắc đến những công việc thầm lặng, bền
bỉ, miệt mài của bao ngời đang làm việc âm thầm trên núi cao. Cái lặng lẽ ấy đang ôm
trong lòng nhịp sống sôi nổi, say mê đầy ắp ý nghĩa của bao con ngời hiểu sâu sắc về
giá trị của sự sống và sự cống hiến của mình cho đất nớc.
2.Tại sao anh thanh niên sống một mình mà không thấy cô đơn vì anh có : ý thức
trách nhiệm về công việc và lòng yêu nghề. Chính tình yêu nghề nghiệp và ý thức về
giá trị của sự sống khiến anh thanh niên ở một mình trên đỉnh núi làm công tác khí t-
ợng mà cha bao giờ thấy mình cô đơn
+ Anh có những suy nghĩ thật đúng đắn và sâu sắc về mối quan hệ giữa công việc với
cuộc sống của mỗi con ngời. Suy nghĩ của anh đã khiến mọi ngời cảm động và khâm
phục : khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình đợc ? Huống chi
việc của cháu gắn với liền với công việc của bao anh em, đồng chí cất nó đi, cháu
buồn đến chết mất
+ Anh luôn ý thức đợc tầm quan trọng của nghề nghiệp mình là có ích cho cuộc sống;
khi biết mình đã góp phần vào chiến thắng của không quân bằng việc phát hiện một
đám mây khô, anh thấy mình thật hạnh phúc
+ Anh luôn có những quyển sách là bạn.
3. Điều khiến ông hoạ sĩ cảm thấy Nghệ thuật với tất cả sức mạnh và sự bất lực của
nó chính là vẻ đẹp tâm hồn và ý thức về sự sống của anh thanh niên làm công tác khí
tợng trên đỉnh Yên Sơn.
- Là ngời có những suy nghĩ sâu sắc về cuộc sống và con ngời :

Đối diện với anh thanh niên, ông đã cảm nhận rất sâu sắc vẻ đẹp trong tâm hồn anh
Ngời con trai ấy đáng yêu thật, nhng làm cho ông nhọc quá. Với những điều làm cho
ngời ta suy nghĩ về anh. Và về những điều anh suy nghĩ .
- Đứng trớc anh thanh niên, ông hoạ sĩ hiểu về sức mạnh nghệ thuật và sự bất lực của
nó. Ông hoạ sĩ từng trải hiểu : hội hoạ không sao thể hiện nổi vẻ đẹp tâm hồn của con
ngời anh thanh niên đang lặng lẽ âm thầm cống hiến cho đất nớc kia.

PHềNG GD&T QUN H ễNG THI KHO ST CHT LNG LP 9
TRNG THCS DNG NI NM HC (2012-2013)
Môn : Ngữ văn
Thời gian : 120 phút
Phần I. ( 3 điểm)
Cho đoạn văn sau:
… “Nhưng sao lại nảy ra cái tin như vậy được? Mà thằng Chánh Bệu thì đích
là người làng không sai rồi. Không có lửa làm sao có khói? Ai người ta hơi đâu bịa
tạc ra những chuyện ấy làm gì. Chao ôi! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian! Rồi đây
biết làm ăn, buôn bán ra sao? Ai người ta chứa. Ai người ta buôn bán mấy. Suốt cả
cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán
nước Lại còn bao nhiêu người làng, tan tác mỗi người một phương nữa, không biết
họ đã rõ cái cơ sự này chưa? ”
( Trích “Làng” - Kim Lân)
Câu 1: Theo em, vì sao Kim Lân lại đặt tên cho tác phẩm của mình là “Làng” mà
không phải là “Làng Chợ Dầu” ?
Câu 2: Truyện ngắn “Làng” đã xây dựng được tình huống gay cấn, đó là tình huống
nào? Nêu ý nghĩa của tình huống đó?
Câu 3: Đoạn văn trên sử dụng yếu tố đối thoại, độc thoại hay độc thoại nội tâm? Ý
nghĩa của việc sử dụng yếu tố đó?
Phần II. (7 điểm)
Cho câu thơ:
“ Ta làm con chim hót”

Câu 1: Chép chính xác 7 dòng thơ tiếp theo
Câu 2: Đoạn thơ vừa chép nằm trong tác phẩm nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh ra đời
của tác phẩm và mạch cảm xúc của bài thơ?
Câu 3: Mở đầu đoạn văn phân tích 8 câu thơ vừa chép, một bạn học sinh đã viết như
sau:
“ Từ cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước, nhà thơ đã bày tỏ khát
vọng mãnh liệt muốn dâng hiến cho cuộc đời.”
Hãy lấy câu văn trên làm câu chủ đề để hoàn chỉnh đoạn văn nghị luận theo lối
diễn đạt Tổng hợp – Phân tích – Tổng hợp. Đoạn văn có độ dài 10 – 12 câu, trong
đoạn có sử dụng câu ghép và thành phần tình thái. (Gạch dưới một câu ghép và một
thành phần tình thái)
ĐÁP ÁN
MÔN : NGỮ VĂN LỚP 9
Năm học 2012-2013
Phần I (3 điểm) :
Câu 1: (1 điểm ) Học sinh nêu được các ý cơ bản:
- “ Làng Chợ Dầu” một địa danh cụ thể, là danh từ riêng. Như vậy tác phẩm chỉ ca
ngợi được phẩm chất của một con người cụ thể, ý nghĩa tác phẩm sẽ bị hạn hẹp.
- “ Làng” : là danh từ chung chỉ mọi làng quê trên đất nước. Do vậy ý nghĩa tác phẩm
sẽ mang tính tính khát quát.
Câu 2: ( 1 điểm)
- Học sinh nêu được tình huống cơ bản của truyện ( 0,5đ): Ônh Hai là người luôn yêu
mến, tự hào về làng Chợ Dầu kháng chiến của mình. Bỗng nhiên, ông nghe tin làng
mình Việt gian theo Tây từ những người tản cư .
- Ý nghĩa của tình huống( 0,5đ): Đưa ông Hai vào tình huống gay cấn để bộc lộ sâu
sắc tình yêu làng hoà quyện, gắn bó sâu sắc với lòng yêu nước của ông
Câu 3 ( 1đ)
- Chỉ được yếu tố độc thoại nội tâm (0,5đ)
- Ý nghĩa của việc sử dụng yếu tố đó: tô đậm tâm trạng đau xót, dằn vặt pha nỗi tủi
nhục của ông Hai sau khi nghe tin dữ ( 0,5đ)

Phần II (7 điểm):
Câu 1(1đ): Học sinh chép đúng 7 dòng tiếp theo
- Sai ở 1 dòng thơ trừ 0,25đ
Câu 2( 1,5 đ):
- Hoc sinh nêu được tên tác phẩm: “Mùa xuân nho nhỏ” (0,25 đ)
- Học sinh nêu được tác giả: Thanh Hải (0,25 đ)
- Hoàn cảnh sáng tác: + tháng 11năm 1980 (0,25 đ)
+ Không lâu trước khi nhà thơ qua đời. (0,25 đ)
( Hoặc khi nhà thơ đang nằm trên giường bệnh)
- Mạch cảm xúc của bài thơ: từ cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên, đất trời, nhà
thơ suy nghĩ về mùa xuân của đất nước và mùa xuân của mỗi người.
(0,5đ)
Câu 3( 4,5đ):
* Hình thức( 1,5đ):
- Học sinh viết đúng đoạn văn tổng- phân- hợp hoặc diễn dịch (0,5đ)
- Có sử dụng câu ghép và thành phần tình thái( chỉ rõ) : mỗi ý được (0,5đ)
- Đoạn văn đảm bảo số câu
* Nội dung( 3,0đ): Bài viết có các ý cơ bản sau:
- Thể hiện khát vọng mãnh liệt muốn dâng hiến cho đời
+ Qua những hình ảnh đẹp, bình dị: làm con chim, làm đoá hoa, làm nốt trầm trong
bản hoà ca.
+ Đặc biệt: muốn làm một mùa xuân nho nhỏ hoà chung vào mùa xuân của đất nước.
+ Khát vọng đó rất khiêm nhường nhưng lại vô cùng ý nghĩa.
- Nghệ thuật của đoạn thơ: điệp ngữ ( ta làm), hình ảnh ẩn dụ (mùa xuân nho nhỏ),
hoán dụ, tượng trưng ( tuổi hai mươi, khi tóc bạc) Qua đó, làm rõ khát vọng cháy
bỏng, tha thiết của nhà thơ mà không phân biệt tuổi tác
PHÒNG GD VÀ ĐT QUẬN HÀ ĐÔNG
TRƯỜNG THCS DƯƠNG NỘI

ĐỀ ĐỀ XUẤT

ĐỀ THI THỬ VÀO 10
Năm học 2013-2014
(Thời gian: 120 phút)
PHẦN I (7 điểm)
Cho đoạn trích sau:
(…) Anh thanh niên đỏ mặt, rõ ràng luống cuống:
- Vâng, mời bác và cô lên chơi. Nhà cháu kia. Lên cái bậc tam cấp kia, trên ấy có cái nhà đấy.
Nước sôi đã sẵn, nhưng cháu về trước một tí. Bác và cô lên ngay nhé.
Nói xong anh chạy vụt đi cũng tất tả như khi đến.
- Bác và cô lên với anh ấy một tí. Thế nào bác cũng thích vẽ anh ta - Người lái xe lại nói. (…)
(Nguyễn Thành Long - Sách Ngữ văn 9, tập 1)
1. Những câu văn này được rút từ tác phẩm nào? Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm ấy?
2. Xác định một câu có chứa thành phần biệt lập và một câu có chứa hàm ý trong đoạn trích
trên? Xác định thành phần biệt lập đó và giải đoán hàm ý của câu văn vừa tìm được?
3. Giới thiệu ngắn gọn (không quá 1 trang giấy thi) về nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm
đó.
4. Kể tên một tác phẩm khác viết về đề tài xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc trong những
năm chống Mỹ mà em đã học trong chương trình lớp 9. Ghi rõ tên tác giả.
PHẦN II (3 điểm)
Trong bài thơ “Một khúc ca xuân”, nhà thơ Tố Hữu có viết:
“Nếu là con chim, chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”
Quan niệm sống đó ta bắt gặp trong bài “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải.
1. Hãy chép 8 câu thơ trong bài “Mùa xuân nho nhỏ” có nội dung tương tự như những câu thơ
trên.
2. Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ vừa chép.
3. Nêu tác dụng của 1 trong những biện pháp tu từ trên.
ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM

Phần I (7 điểm)
1. (1 điểm):
- Những câu văn được rút từ truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long (0,5đ)
- Hoàn cảnh ra đời: Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” là kết quả của chuyến đi thực tế lên Lào
Cai trong mùa hè 1970 của tác giả. Truyện rút từ tập “Giữa trong xanh” in năm 1972. (0,5đ)
2. (2 điểm):
- Chỉ đúng 1 câu có chứa thành phần biệt lập (0,5đ)
Vâng, mời bác và cô lên chơi.
Hoặc câu: Thế nào bác cũng thích vẽ anh ta - Người lái xe lại nói.
- Chỉ đúng thành phần biệt lập (0,5đ)
+ “Vâng”: thành phần gọi đáp
+ “Người lái xe lại nói”: thành phần phụ chú
- Chỉ đúng câu có hàm ý (0,5đ)
VD: Thế nào bác cũng thích vẽ anh ta - Người lái xe lại nói.
Hàm ý: Anh thanh niên là một người có nhiều phẩm chất tốt đẹp, là một người rất thú vị, rất
đáng để vẽ đấy (0,5đ)
3. Yêu cầu (3,5đ)
- Về nội dung: Yêu cầu giới thiệu ngắn gọn về nhân vật anh thanh niên. Cần đảm bảo
những ý sau:
+ Hoàn cảnh sống và làm việc của anh thanh niên.
+ Vẻ đẹp về phẩm chất:
* Yêu nghề có trách nhiệm cao trong công việc.
* Có những suy nghĩ đúng đắn và sâu sắc về công việc, về trách nhiệm và lẽ sống.
* Anh là người cởi mở, chu đáo, chân thành, hiếu khách.
* Là người sắp xếp cuộc sống một cách khoa học, ngăn nắp, chủ động.
* Là người khiêm tốn, thành thực.
- Về hình thức: Viết thành một bài văn ngắn bố cục 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
+ Chọn lọc, phân tích những dẫn chứng tiêu biểu để làm sáng tỏ những ý về nội dung.
+ Lời văn trong sáng, ngắn gọn, không mắc lỗi dùng từ, chính tả.
4. (0,5đ): Tác phẩm đó là “Đoàn thuyền đánh cá” của tác giả Huy Cận.

Phần II (3đ)
1. Học sinh chép đúng 8 câu thơ trong bài “Mùa xuân nho nhỏ” (Từ câu: Ta làm con chim
hót đến Dù là khi tóc bạc) (1đ)
2. Học sinh chỉ ra được các biện pháp tu từ được dùng trong đoạn thơ trên (1đ)
+ Điệp ngữ ta làm, dù là
+ Ẩn dụ một mùa xuân nho nhỏ ; đảo ngữ : lặng lẽ
+ Hoán dụ: tuổi hai mươi, khi tóc bạc
3. Nêu được tác dụng của một trong các biện pháp tu từ trên. (1đ)
TRƯỜNG THCS DƯƠNG NỘI
KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
Môn thi: Ngữ văn
Thời gian: 120 phút( Năm học 2012-2013)
Phần I ( 6 điểm)
“Nghe mẹ nó bảo gọi ba vào ăn cơm thì nó lại bảo:
- Thì má cứ kêu đi.
Mẹ nó đâm nổi giận quơ đũa bếp dọa đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trổng:
- Vô ăn cơm!
Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi “Ba vô ăn cơm”. Con bé cứ
đứng trong bếp nói vọng ra:
- Cơm chín rồi!
Anh cũng không quay lại. Con bé bực quá, quay lại mẹ và bảo:
- Con kêu rồi mà người ta không nghe.”
1. Đoạn truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Ai là người kể?
2. Vì sao anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi “ Ba vô ăn cơm”?
3. Con bé trong đoạn truyện đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Vì sao lại có sự
vi phạm đó?
4. Hãy viết một đoạn văn tổng- phân- hợp khoảng 10 câu, phân tích thái độ của bé
Thu đối với cha từ khi gặp mặt đến khi nó bỏ sang bà ngoại. Trong đoạn có sử dụng
thành phần tình thái và câu ghép chính phụ( gạch chân thành phần tình thái và câu
ghép chính phụ)

Phần II ( 4 điểm)
Một văn bản trong sách Ngữ văn 9 có câu:
“ Làn thu thủy, nét xuân sơn.”
1. Em hãy chép chính xác 9 câu thơ nối tiếp câu thơ trên và cho biết: Đoạn thơ đó
thuộc tác phẩm nào, do ai sáng tác và viết về nhân vật nào?
2.Từ “ hờn” trong câu thơ thứ hai của đoạn thơ trên thể hiện ý nghĩa gì?
3. Nếu dùng câu: “ Khác với Thúy Vân, Thúy Kiều mang một vẻ đẹp sắc sảo mặn mà
về cả tài lẫn sắc” làm câu mở đoạn để phân tích đoạn thơ trên thì đoạn văn ấy sẽ mang
đề tài gì?
4. Em hãy dùng câu mở đoạn trên để viết một đoạn văn ngắn giới thiệu về nhân vật
đó.
ĐÁP ÁN
Phần I ( 6 điểm):
1. Đoạn truyện kể theo ngôi thứ ba. Người kể là ông Ba- bạn thân của ông Sáu, một
nhân vật trong tác phẩm.( 0,5 điểm)
2. Ông Sáu ngồi im, giả vờ không nghe thấy con bé gọi vì ông muốn con bé sẽ dùng
tiếng “ba” để gọi ông ( 0,5 điểm)
3. Con bé nói trổng như vậy là đã vi phạm phương châm lịch sự. Nó cố tình vi phạm
như vậy vì không muốn dùng từ “ba” để gọi ông Sáu (0, 5 điểm )
4. Đoạn văn cần đạt những yêu cầu sau:
a, Yêu cầu về kĩ năng ( 2,0 điểm)
- Bài làm được tổ chức thành đoạn văn hoàn chỉnh, có câu chốt đứng đầu và cuối
đoạn.
- Đảm bảo độ dài từ 9- 11 câu
- Đoạn văn có sử dụng thành phần tình thái và câu ghép chính phụ hợp lí.
- Diễn đạt trôi chảy, hạn chế mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
b, Yêu cầu về nội dung ( 2,5 điểm)
- Đoạn văn cần phân tích được thái độ của bé Thu với cha từ khi gặp mặt đến khi bỏ
sang nhà bà ngoại. Vì không nhận ông Sáu là cha nên bé Thu đối xử với ông Sáu như
người xa lạ:

- Khi mới gặp ở bến xuồng: Nó sợ hãi bỏ chạy….
- Trong ba ngày ông Sáu ở nhà: Nó tìm mọi cách để không phải gọi ông Sáu là ba
- Đặc biệt, trong bữa cơm, nó cương quyết khước từ sự chăm sóc của ông Sáu, bị
đánh, nó không khóc mà bỏ sang bà ngoại.
Phần II ( 4 điểm)
1. Yêu cầu chép chính xác 9 câu thơ nối tiếp đúng với đoạn trích đã học trong SGK
Ngữ văn 9( 0,5 điểm)
Nêu đúng tên tác giả Nguyễn Du, tác phẩm “ Truyện Kiều”, tên nhân vật trong
đoạn trích là Thúy Kiều( 0,5 điểm)
2. Từ “ hờn” trong đoạn thơ thể hiện nỗi ghen tị, tức giận, uất ức, đố kị ( 0,5 điểm)
3. Đề tài của đoạn văn sẽ là: Vẻ đẹp sắc sảo, mặn mà cả về tài lẫn sắc của Kiều.
( 0,5 điểm)
4. Đoạn văn giới thiệu về nhân vật cần bảo đảm những ý sau:( 2 điểm)
- Giới thiệu về nhan sắc của Kiều:
+ Vẻ đẹp của đôi mắt, ánh mắt
+ Vẻ đẹp của tâm hồn, trí tuệ….
+ Vẻ đẹp khiến thiên nhiên phải đố kị, ghen hờn…
- Giới thiệu về tài năng của Kiều: Đạt đến độ lí tưởng, xuất chúng: Cầm, kì,thi, họa,
sở trường là ngón Hồ cầm…
- Sắc đẹp và tài năng dự báo cuộc đời đau khổ, bất hạnh của Kiều.
TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRÃI
ĐỀ ĐỀ XUẤT- THI VÀO LỚP 10 THPT
Năm học 2012-2013
Môn thi: Ngữ văn (Hệ phổ thông)
Thời gian làm bài: 120 phút
Phần I ( 3 điểm)
Trong bài Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải viết :
"Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa."
Kết thúc bài Viếng lăng Bác, Viễn Phương có viết :

"Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác."
a. Hai bài thơ của hai tác giả viết về đề tài khác nhau nhưng có chung chủ đề. Hãy chỉ ra tư
tưởng chung đó. (1,5 điểm)
b. Viết 1 đoạn văn khoảng 5 câu trình bày cảm nhận về một trong hai đoạn thơ trên. (1,5 điểm)
Phần II: ( 7 điểm )
Cho đoạn văn sau:
“Nắng bây giờ bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây. Những cay thông chỉ cao quá đầu, rung tít
trong nắng nhũng ngõn tay bàng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô
cái đầu màu hoa cà lên trên cái màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên
các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe”
(Ngữ văn 9 –Tập 2)
Câu 1 (2 điểm):
Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Hoàn cảnh sáng tác?
Câu 2 (5 điểm)
Viết đoạn văn theo mô hình Tổng hợp – Phân tích – Tổng hợp nêu suy nghĩ của em về nhân
vật chính được nhắc đến trong văn bản trên trong đó có sử dụng một câu ghép chính phụ, một thành
phần biệt lập. (Gạch chân)
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Phần I (3 điểm)
a. Khác nhau và giống nhau (2 điểm)
- Khác nhau :
+ Thanh Hải viết về đề tài thiên nhiên đất nước và khát vọng hoà nhập dâng hiến cho cuộc đời.
+ Viễn Phương viết về đề tài lãnh tụ, thể hiện niềm xúc động thiêng liêng, tấm lòng tha thiết thành
kính khi tác giả từ miền Nam vừa được giải phóng ra viếng Bác Hồ.
- Giống nhau :
+ Cả hai đoạn thơ đều thể hiện ước nguyện chân thành, tha thiết được hoà nhập, cống hiến cho cuộc
đời, cho đất nước, nhân dân Ước nguyện khiêm nhường, bình dị muốn được góp phần dù nhỏ bé
vào cuộc đời chung.
+ Các nhà thơ đều dùng những hình ảnh đẹp của thiên nhiên là biểu tượng thể hiện ước nguyện của

mình.
b. HS tự chọn đoạn thơ để viết nhằm nổi bật thể thơ, giọng điệu thơ và ý tưởng thể hiện trong đoạn
thơ. (1 điểm)
- Đoạn thơ của Thanh Hải sử dụng thể thơ 5 chữ gần với các điệu dân ca , đặc biệt là dân ca miền
Trung, có âm hưởng nhẹ nhàng tha thiết. Giọng điệu thể hiện đúng tâm trạng và cảm xúc của tác
giả : trầm lắng, hơi trang nghiêm mà tha thiết khi bộc bạch những tâm niệm của mình. Đoạn thơ thể
hiện niềm mong muốn được sống có ích, cống hiến cho đời một cách tự nhiên như con chim mang
đến tiếng hót. Nét riêng trong những câu thơ của Thanh Hải là đề cập đến một vấn đề lớn : ý nghĩa
của đời sống cá nhân trong quan hệ với cộng đồng.
- Đoạn thơ của Viễn Phương sử dụng thể thơ 8 chữ, nhịp thơ vừa phải với điệp từ muốn làm, giọng
điệu phù hợp với nội dung tình cảm, cảm xúc. Đó là giọng điệu vừa trang nghiêm, sâu lắng, vừa
thiết tha thể hiện đúng tâm trạng lưu luyến của nhà thơ khi phải xa Bác. Tâm trạng lưu luyến của
nhà thơ muốn mãi ở bên lăng Bác và chỉ biết gửi tấm lòng mình bằng cách hoá thân hoà nhập vào
những cảnh vật bên lăng : làm con chim cất tiếng hót.
Phần II: ( 7 điểm)
Câu 1 (2 điểm)
-Học sinh nêu đúng tên tác giả, tác phẩm (1 điểm)
- Hoàn cảnh sáng tác: Mùa hè năm 1970, thời kì miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh
để giải phóng miền Nam, sau chuyến đi thực tế ở Lào Cai. (1điểm)
Câu 2 (5điểm)
Học sinh vận dụng cách làm văn nghị luận về nhân vật văn học để viết bài cảm nghĩ về một nhân vật
trong một tác phẩm truyện
Nhân vật anh thanh niên là nhân vật chính, là nhân vật điển hình cho tấm gương lao động trí thức
trong những năm đất nước còn chiến tranh :
a. Đề tài về tinh thần yêu nước và ý thức cống hiến của lớp trẻ là một đề tài thú vị và hấp dẫn của
văn học kháng chiến chống Mĩ mà Lặng lẽ Sa Pa là một tác phẩm tiêu biểu.
b. Phân tích những phẩm chất tốt đẹp của anh thanh niên :
- Trẻ tuổi, yêu nghề và trách nhiệm cao với công việc. Các dẫn chứng tiêu biểu: một mình trên đỉnh
núi cao chịu áp lực của cuộc sống cô độc nhưng anh luôn nhận thấy mình với công việc là đôi, một
giờ sáng đi ốp nhưng anh không bỏ buổi nào thể hiện ý thức quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ rất cao.

- Cởi mở, chân thành, nhiệt tình chu đáo với khách và rất lịch sự khiêm tốn (nói chuyện rất hồn
nhiên, hái hoa tặng khách, tặng quà cho họ mang theo ăn đường, khiêm nhường khi nói về mình mà
giới thiệu những tấm gương khác).
- Con người trí thức luôn tìm cách học hỏi nâng cao trình độ và cải tạo cuộc sống của mình tốt đẹp
hơn: không gian nơi anh ở đẹp đẽ, tủ sách với những trang sách đang mở, vườn hoa đàn gà là
những sản phẩm tự tay anh làm đã nói lên điều đó.
c. Hình ảnh anh thanh niên là bức chân dung điển hình về con người lao động trí thức lặng lẽ dâng
cho đời đáng được ngợi ca, trân trọng.
* Lưu ý:
Đoạn văn không sử dụng hợp lí câu ghép chính phụ (trừ 1 điểm)
Không sử dụng thành phần biệt lập (trừ 0,5 điểm)
Không đúng mô hình đoạn văn Tổng – phân- hợp (cho tối đa không quá 2
điểm)
PHÒNG GD & ĐT QUẬN HÀ ĐÔNG
TRƯỜNG THCS MỖ LAO
____________________
Họ tên : Vũ Thị Bích Hoà
ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2013-2014
MÔN : NGỮ VĂN
Thời gian làm bài 120 phút
_____________________________________
ĐỀ BÀI
Câu I (3 điểm)
Cho đoạn trích sau :
“Bây giờ là buổi trưa. Im ắng lạ. Tôi dựa vào thành và khe khẽ hát. Thường cứ
thuộc một điệu nhạc nào đó rồi bịa ra lời mà hát. Lời tôi bịa lộn xộn mà ngớ ngẩn đến
nỗi tôi cũng ngạc nhiên, đôi khi bò ra mà cười một mình.
Tôi là con gái Hà Nội, nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc
dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì

các anh lái xe bảo : “ Cô có cái nhìn sao mà xa xăm ”…
1.Những câu văn trên được rút rừ tác phẩm nào, của ai ? Nêu hoàn cảnh ra đời của
tác phẩm ấy.( 1 điểm)
2. Nhân vật “tôi ” trong câu văn trên là ai ? Xác định câu có lời dẫn trực tiếp và câu
đặc biệt trong phần trích trên.( 1,5 điểm)
3. Kể tên một tác phẩm khác viết về người chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
mà em đã học trong chương trình ngữ văn lớp 9 và ghi rõ tên tác giả ( 0,5 điểm).
Câu II ( 7 điểm)
Cho câu thơ : “ Quê hương anh nước mặn đồng chua
1. Chép sáu câu tiếp để hoàn thiện khổ thơ ( 0,5 điểm )
2.Từ “ Đồng chí ”nghĩa là gì ? Vì sao tác giả lại đặt tên bài thơ của mình là Đồng
chí ? ( 1 điểm)
3. Trong câu thơ “ Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” nhà thơ đã sử dụng phép tu
từ gì ? Nêu rõ hiệu quả nghệ thuật của phép tu từ ấy ( 1,5 điểm).
4. Dựa vào đoạn thơ trên, hãy viết một đoạn văn khoảng 10 đến 12 câu theo cách lập
luận tổng hợp- phân tích- tổng hợp, trong đó có sử dụng phép thế và một câu phủ định
để làm rõ sự đồng cảm sẻ chia giữa những người đồng đội ( gạch chân từ ngữ dùng
trong phép thế và câu phủ định, có chú thích rõ) ( 4 điểm)
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu I
1.Những câu văn trên trích từ tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” của tác giả Lê
Minh Khuê. Đây là một trong số những tác phẩm đầu tay của Lê Minh Khuê
được viết năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chồng Mỹ của dân tộc ta đang diễn
ra ác liệt.
2 Câu có lời dẫn trực tiếp là: Còn đôi mắt của tôi thì các anh bào: “ Cô có cái
nhìn sao mà xa xăm”
- Câu đặc biệt là: Im ắng lạ.
3. Học sinh có thể kể các tác phẩm :
- “ Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng, hoặc
- “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật

Câu II
1. Chép thuộc và chính xác đoạn thơ ( 0,5 điểm)
2 “ Đồng chí ” là người có cùng chí hướng, lý tưởng. Người cùng ở trong
một đoàn thể chính trị hay một tổ chức
- Bài thơ được đặt tên là “ Đồng chí ” nhằm nhấn mạnh vẻ đẹp tinh thần
của người lính cách mạng. Những người có cùng chung cảnh ngộ và
lý tưởng chiến đấu gắn bó keo sơn trong cuộc kháng chiến chống
Pháp đầy gian khổ và thiếu thốn. ( 1 điểm)
3.Câu thơ sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ, nhân hoá. Nó góp phần thể hiện một cach
sâu sắc tình cảm quê hương của người ở hậu phương đối với những người lính
trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Hình ảnh đó làm cho lời thơ
vừa mang sắc thái dân gian vừa có nét hiện đại.( 1,5 điểm)
3 Về hình thức :Học sinh biết cách trình bày đoạn văn tổng hợp- phân tích- tổng
hợp, sử dụng được phép thế và một câu phủ định ( có chú thích rõ)
-Về nội dụng : Học sinh phải làm rõ :
Tình đồng chí cao đẹp đã mang lại sự đồng cảm chia sẻ sâu sắc giữa những người
đồng đội. Tuy xuất thân từ những làng quê cụ thể khác nhau nhưng những người
chiến sĩ ấy đã có cùng một cảnh ngộ. Họ đã phải từ giã ruộng nương, làng mạc để
bước chân vào quân ngũ. họ để lại sau lưng những người thân với cuộc sống khó khăn
vất vả, với những tình cảm nhớ thương da diết. Bước chân vào cuộc chiíen đấu trong
giai đoạn đầu gian khổ những người lính không có cả những trang phục bình thường
quen thuộc của một người bộ đội : Áo rách vai, quần có vài mảnh vá, chân không
giày Nhưng tinh thần của họ vẫn lạc quan : miệng cười buốt giá. Họ đã yêu thương
đoà kết gắn bó với nhau trong hoàn cảnh thiếu thốn ấy : Thương nhau tay nắm lấy bàn
tay Tình đông chí như một ngọn lửa nồng đã sưởi ấm tâm hồn, cuộc sống của những
người vệ quốc quân Vịêt Nam. Chính tình đồng chí cao đẹp đó đã mang lậi sức mạnh
và làm nên chiến thắng của cuộc kháng chiến chống Pháp.
PHÒNG GD & ĐT QUẬN HÀ ĐÔNG
TRƯỜNG THCS MỖ LAO
____________________

Họ tên Đỗ Thị Giang
ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2013-2014
MÔN : NGỮ VĂN
Thời gian làm bài 120 phút
_____________________________________
Phần I: (4 điểm)
Câu 1: Chép chính xác khổ thơ thứ hai của bài thơ « Viếng lăng Bác » (Viễn Phương).
Câu 2: Việc sử dụng từ « thấy » cùng cấu trúc sóng đôi và biện pháp ẩn dụ trong 2 câu đầu của
khổ thơ em vừa chép đã tạo nên hiệu quả nghệ thuật như thế nào ?
Câu 3: Từ « xuân» trong khổ thơ đó được dùng với nghĩa gì ? Em hình dung ra điều gì từ hai câu
cuối của khổ thơ ?
Phần II: (6 điểm)
Câu 1: Đoạn đối thoại dưới đây là lời của ai nói với ai? Nói ra trong hoàn cảnh nào ? Đó có
đơn thuần chỉ là một cuộc trò chuyện hay còn có mục đích nào khác?
Ông lão ôm thằng con út lên lòng, vỗ nhè nhẹ vào lưng nó, khẽ hỏi :
- Húc kia ! Thầy hỏi con nhé, con là con ai?
- Là con thầy mới lị con u.
- Thế nhà con ở đâu?
- Nhà ta ở làng Chợ Dầu.
- Thế con có thích về làng Chợ Dầu không?
Thằng bé nép đầu vào ngực bố trả lời khe khẽ :
- Có.
Ông lão ôm khít thằng bé vào lòng, một lúc lâu ông lại hỏi :
- À, thầy hỏi con nhé.Thế con ủng hộ ai?
Thằng bé giơ tay lên, mạnh bạo và rành rọt:
- Ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm!
Nước mắt ông lão giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má. Ông nói thủ thỉ :
- Ừ đúng rồi, ủng hộ Cụ Hồ con nhỉ.
Câu 2: Đoạn trích trên có được coi là một chi tiết quan trọng bộc lộ sâu sắc tình yêu làng và

lòng yêu nước ở nhân vật không? Vì sao?
Câu 3: «Vậy là với ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, Kim Lân đã khắc họa thành
công nét mới trong tình yêu làng truyền thống của người nông dân kháng chiến.»
Lấy câu văn trên làm câu chủ đề, viết 1 đoạn văn khoảng 10 câu theo cách qui nạp, trong
đoạn có sử dụng câu ghép và lời dẫn trực tiếp. (Chỉ rõ câu ghép và lời dẫn ấy.)
Chúc các em bình tĩnh, tự tin, làm bài tốt!
ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM
ĐỀ THI VÀO LỚP 10
MÔN : NGỮ VĂN
Câu Đáp án Điểm Ghi chú
I.1
(1đ)
* Chép chính xác khổ thơ 1 đ - sai 1 lỗi/dòng thơ: - 0,25 đ
- thiếu 1 dòng thơ: - 0,25 đ
I.2
(1đ)
* Hiệu quả nghệ thuật của từ « thấy » và biện
pháp ẩn dụ: - Nói lên sự vĩ đại của Bác(như mặt
trời), đồng thời thể hiện sự tôn kính đối với
Bác(mặt trời trong lăng - ẩn dụ)
- Không chỉ người dân Việt mà thiên nhiên
0,5đ - Trình bày ngắn gọn, bằng một
vài câu văn nối tiếp, có thể thay
đổi trật tự
- Nếu gạch ý: Trừ 0,25đ
vĩnh hằng cũng khẳng định Bác Hồ là vầng
dương đất Việt (thấy – cấu trúc sóng đôi: mặt
trời trên lăng – mặt trời trong lăng)
0,5đ
I.3

(2đ)
* Từ “xuân”: dùng với nghĩa chuyển(hoán dụ)-
chỉ tuổi tác. Mỗi năm trong cuộc đời của Bác là
một mùa xuân.
* Hai câu cuối khổ thơ: Hình ảnh thực mang
đậm ý nghĩa tượng trưng.
- ngày ngày dòng người đi trong nỗi xúc động
bồi hồi, trong niềm thương nỗi nhớ với niềm
thành kính xen lẫn nỗi xót đau
-> nỗi niềm ấy lan cả sang cảnh vật, cả không
gian tràn ngập cảm xúc.
- “Bảy mươi chín mùa xuân”: cuộc đời của Bác
thực sự đẹp như những mùa xuân và làm ra
những mùa xuân đẹp cho đất nước, cho mỗi
con người.
- “kết tràng hoa dâng”: Hình ảnh mang nghĩa
biểu tượng – mỗi người là một đóa hoa (những
chiến công, thành tích mà họ dành được), cả
dòng người kết thành một tràng hoa khổng lồ
dâng lên Người.
0,5 đ
1,5 đ
0,5 đ
0,5đ
0,5đ
Viết thành những câu văn nối
tiếp, nếu gạch ý thì trừ 0,25 đ
II.1
(1,5đ)
* Lời của ông Hai (Nhân vật chính trong truyện

ngắn “Làng” của Kim Lân) nói với con trai út
của mình.
* Hoàn cảnh: sau nhiều ngày ông Hai đau khổ
đến mức tuyệt vọng vì tin về làng Chợ Dầu, lúc
này ông chỉ còn biết tâm sự với con.
* Mục đích: Thông qua cuộc trò chuyện, tác giả
còn biểu hiện tình cảm thiêng liêng và sâu nặng
của ông Hai đối với quê hương, với đất nước,
với kháng chiến, với Cụ Hồ.
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
- Trình bày ngắn gọn dưới hình
thức một vài câu văn nối tiếp.
II.2
(1,5đ)
* Có thể coi là một chi tiết quan trọng. Vì:
- Bộc lộ rõ nét cuộc xung đột gay gắt trong ông
Hai và sự lựa chọn dứt khoát của ông Hai.
- Yêu làng: không phủ nhận mình là người làng
Chợ Dầu, nhớ làng và muốn quay về làng ->
tình cảm gắn bó với làng không thay đổi.
- Yêu nước: Ủng hộ kháng chiến, ủng hộ Cụ
Hồ, thà bỏ làng để đi theo kháng chiến chứ
không thể quay về làng. -> tình yêu nước mới
mẻ nhưng rõ ràng, dứt khoát.
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
- Lí giải dưới hình thức một vài

câu văn nối tiếp (gạch ý: - 0,25
đ)
II.3
(3đ)
* Hình thức: - Đúng kiểu đoạn (qui nạp)
- Đủ số câu (9 - 11 câu)
* Ngữ pháp: 1 câu ghép, 1 lời dẫn trực tiếp
* Nội dung:
- Nét mới: + không yêu làng vị kỉ như trước
nữa, yêu làng kháng chiến, làng cách mạng.
0,5 đ
1,0 đ
1, 5 đ
0.25 đ
- Sai kiểu đoạn: - 0,25đ
- Quá dài/quá ngắn: - 0,25 đ
- Câu ghép đúng: 0,5 đ, lời dẫn
đúng: 0,5 đ. Xác định sai hoặc
không gạch chân, chỉ rõ: 0 đ/1
yếu tố
- Lỗi diễn đạt: trừ tối đa 0,5 đ/
cả đoạn văn
+ yêu làng Chợ Dầu, nhớ và rất
muốn về làng nhưng phải thù làng vì làng theo
giặc.
+ hạnh phúc vì làng không theo giặc:
niềm vui lớn làm quên đi nỗi đau mất mát riêng
(nhà bị đốt - khoe như một chiến công)
+ yêu làng, tự hào về làng: làng
kháng chiến.

- Ngòi bút miêu tả: thấu hiểu tâm lí nhân vật,
hiểu bản tính chất phác, thủy chung, trước sau
như một của ông Hai nói riêng, người nông dân
nói chung.
0.25 đ
0.25 đ
0.25 đ

0.5 đ
Hà Đông, ngày 2 tháng 3 năm 2013
Người xây dựng đáp án

Đỗ Thị Giang
Trường THCS Văn Khê
GV:Trịnh Thị Phương Mai
ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10
Năm học: 2012 - 2013
Môn: NGỮ VĂN 9
Thời gian: 120 phút
PHẦN I (3 điểm)
Cho đoạn thơ :
"Quê hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau,
Súng bên súng, đầu sát bên đầu,
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.
Đồng chí!"
( “Đồng chí" - Chính Hữu )
Câu 1: Theo em vì sao tác giả lại đặt tên cho bài thơ về tình đồng đội của những

người lính là Đồng chí?
Câu 2: Xác định thành ngữ có trong đoạn thơ trên. Em hiểu ý nghĩa của thành ngữ
đó như thế nào?
Câu 3: Hãy cho biết nội dung chính của đoạn thơ trên là gì? Ghi lại ngắn gọn suy
nghĩ của em về đoạn thơ trên( không quá nửa trang giấy thi) ?
PHẦN II (6 điểm)
Cho đoạn trích sau:
“Quen rồi . Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần.Ngày nào nào ít : ba lần .Tôi
có nghĩ đến cái chết nhưng là cái chết mờ nhạt , không cụ thể .Còn cái chính : liệu
mìn có nổ, bom có nổ không?Không thì làm thế nào để châm mìn lần thứ hai?Tôi
nghĩ thế ."
( Ngữ văn 9- tập 2)
Câu 1: Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Nêu hoàn cảnh ra đời
của tác phẩm có đoạn trích trên ?
Câu 2: Đoạn văn trên có sử dụng kiểu ngôn ngữ đối thoại, độc thoại hay độc thoại nội
tâm ? Kiểu ngôn ngữ ấy em còn gặp trong những văn bản nào của chương trình ngữ
văn lớp 9( kể tên hai tác phẩm và tác giả có sử dụng kiểu ngôn ngữ đó )
Câu 3: Văn bản có đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ mấy ? Việc lựa chọn ngôi
kể đó có tác dụng như thế nào đối với việc thể hiện nội dung tác phẩm ?(1 điểm)
Câu 4 : Nêu cảm nhận của em về nhân vật Phương Định qua đoạn văn trên bằng một
đoạn văn khoảng 10 -12 câu theo cách lập luận tổng hơp- phân tích -tổng hợp có sử
dụng thành thần phụ chú và phép liên kết câu (Ghi chú thích rõ bên dưới). (3 điểm)
Trường THCS Văn Khê
Trịnh Phương Mai
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10
Năm học: 2012 - 2013
Môn: NGỮ VĂN 9
PHẦN I: (4 điểm)
Câu 1:(1điểm)Tác giả đặt tên cho bài thơ về tình đồng đội của những người lính là
Đồng chí vì:

- Đó là tên một tình cảm mới, đặc biệt xuất hiện và phổ biến trong những năm cách
mạn
- Đó là cách xưng hô phổ biến của những người lính, công nhân, cán bộ từ sau cách
mạng.
- Đó là biểu tượng của tình cảm cách mạng, của con người cách mạng trong thời đại
mới.
Câu 2:(1điểm)
-Thành ngữ: "Nước mặn đồng chua":Vùng đất mặn ven biển ,vùng đất có độ phèn
chua cao ,đất xấu , rất khó khăn trong việc trồng trọt -> Tác giả đã nhấn mạnh cảnh
ngộ xuất thân nghèo khó của những người lính.
Câu 3. :(2điểm)Y/ cầu đảm bảo các ý sau:
* Nội dung đoạn thơ: Cơ sở hình thành tình đồng chí
- Bắt nguồn từ cùng chung cảnh ngộ ,xuất thân là nông dân nghèo : "Nước mặn đồng
chua" "đất cày lên sỏi đá":-> cảnh ngộ xuất thân nghèo khó của những người lính và
chính sự đồng cảnh ngộ ấy khiến họ xích lại gần nhau, dề dàng tìm được tiếng nói
chung
- Cùng chung lí tưởng , cùng chung mục đích cao cả "Súng bên súng, đầu sát bên
đầu"
- Bền chặt trong sự chan hòa, chia sẻ gian lao cũng như niềm vui
+ Tình đồng chí còn bắt nguồn từ mối tình tri kỉ của những người bạn chí cốt: "đêm
rét chung chăn thành đôi tri kỉ":
- Câu thơ thứ 7 đứng tách riêng ,kết hợp dấu cảm -> câu thơ đặc biệt, một sự kết tinh
cảm xúc tạo nốt nhấn, như lời khẳng định về tình đồng chí.
-> Đoạn thơ lí giải cơ sở hình thành tình đông chí
PHẦN II (6 điểm)
Câu 1: (1 điểm)
-Đoạn văn trên trích trong tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê.
- Là 1 trong những tác phẩm đầu tay của bà
-Truyện viết năm 1971 (Nhà xuất bản Kim Đồng Hà Nội 2001).Khi cuộc kháng chiến
chống Mĩ của dân tộc đang diễn ra vô cùng ác liệt.

Câu 2: (1 điểm)
-Đoạn văn trên sử dụng ngôn ngữ độc thoại nội tâm
- Kể được 2 tác phẩm có sử dụng độc thoại nội tâm : Làng- Kim Lân
Kiều ở lầu Ngưng Bích ( Truyện Kiều- Nguyễn Du)
Câu 3: (1 điểm)
- Văn bản được kể theo ngôi thứ nhất
- Tác dụng
+ Tạo điểm nhìn phù hợp dễ dàng tái hiện hiện thực khốc liệt của chiến tranh
+ Nhân vật tự kể nên chân thực ,tạo điều kiện thuận lợi để khắc họa thế giới tâm hồn ,
cảm xúc, suy nghĩ của nhân vât một cách chân thực ,giầu sức thuyết phục
+Những suy nghĩ ,cảm xúc ,hồi tưởng hiện lên trực tiếp qua lời nhân ,vậy nên có
xắc thái riêng
Câu 4: (3 điểm)
a.Yêu cầu về nội dung
*Mở đoạn : Nêu được ý khái quát : Phương Định - nhân vật chính trong "Những ngôi
sao xa xôi của Lê Minh Khuê, là một chiến sĩ TNXP dũng cảm ,bình tĩnh, quyết tâm
hoàn thành nhiệm vụ
* Thân đoạn: Phân tích - đánh giá nhận định để làm nổi bật sự dũng cảm bình tĩnh
quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ của Phương Định
- Phương Định là cô gái bình tĩnh :
+ Cảnh phá bom vừa hồi hộp, vừa căng thẳng, cho người đọc hình dung cuộc chiến
tranh tàn khốc như thế nào nhưng cô vẫn bình tĩnh ,quen công việc phá bom- 1 công
việc vô cùng nguy hiểm , một ngày ít nhất các cô phải phá bom ba - năm lần, phải
thường xuyên đối mặt với thần chết nhưng Phương định coi đó là chuyện thường
tình, nếp sống thường nhật,không bận tâm ,không do dự
-> Sự bình tĩnh thật đáng khâm phục
- Phương Định là cô gái dũng cảm.:
+Hành động phá bom của cô cùng đồng đội đã góp phần thông mạch giao thông
+Có lúc Phương Định nghĩ đến cái "chết" nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể.
cô cho đó là việc nhỏ , "Còn cái chính liệu mìn có nổ, bom có nổ không?"

-> Gan dạ ,quả cảm không sự hi sinh, đặt nhiệm vụ lên trên hết
- Quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ :
+Tìm mọi cách để kết thúc công việc có hiệu quả:" Không thì làm thế nào để châm
mìn lần thứ hai?"
-> Có ý thức trách nhiệm ,có lòng quyết tâm cao
* Kết đoạn : Nêu được cảm nghĩ ,đánh giá về nhân vật Phương Định
- Phương Định là nữ thanh niên xung phong anh hùng
- Tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mỹ
b.Yêu câu về hình thức:
+ Đảm bảo đúng đoạn văn tổng- phân -tổng ,khoảng 10 câu
+ Có sử dụng phép liên kết, thành phần phụ chú ( cóchú thích )
+ Lập luận chặt chẽ
+ Văn viết trong sáng có thể hiện được những quan điểm và cảm xúc cá nhân
Trường THCS Văn Khê
GV Nguyễn Thị Ngọc
ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10
Năm học: 2012 - 2013
Môn: NGỮ VĂN 9
Thời gian: 120 phút
Đề bài:
PHẦN I (6 điểm)
Cho đoạn trích sau:
“Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom đất rắn. Những hòn sỏi theo tay tôi bay
ra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai
người, cứa vào da thịt tôi. Tôi dùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm.
Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng từ
bên trong quả bom hoặc là mặt trời nung nóng.”
Câu 1: Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Nêu hoàn cảnh ra đời
của tác phẩm?
Câu 2: Điều gì đã được kể trong đoạn truyện? Em có nhận xét gì về cách đặt câu

trong đoạn trích và tác dụng của cách đặt câu ấy?
Câu 3: Nhân vật “Tôi” là ai? Việc lựa chọn ngôi kể thứ nhất này có tác dụng như thế
nào đối với việc thể hiện nội dung tác phẩm ?
Câu 4 : Giới thiệu ngắn gọn (Không quá nửa trang giấy thi về nhân vật “Tôi ” trong
tác phẩm đó ?
PHẦN II (4 điểm)
Mở đầu bài thơ “Viếng lăng Bác ” nhà thơ Viễn Phương viết :
“Con ở Miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát.
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”
Và cuối bài thơ tác giả bày tỏ nguyện ước :
“Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”
a. Theo em những hình ảnh nào là hình ảnh ẩn dụ ?
b. Nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của những hình ảnh ẩn dụ đó bằng một đoạn văn
từ 8 – 10 câu theo cách lập luận tổng phân hợp trong đó có sử dụng lời dẫn trực tiếp
và phép liên kết (Ghi chú thích rõ bên dưới)
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10
Năm học: 2012 - 2013
Môn: NGỮ VĂN 9
GV Nguyễn Thị Ngọc
PHẦN I (6 điểm)
Câu 1: (1 điểm)
Đoạn văn trên trích trong tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê.
Truyện viết năm 1971 lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc đang diễn ra ác liệt.
Nhà xuất bản Kim Đồng Hà Nội 2001.
Câu 2: (1 điểm)
Đoạn truyện kể về tâm trạng nhân vật “Tôi” khi phá bom nổ chậm.
Trong đoạn cách đặt câu đặc biệt ở chỗ: Có những câu ngắn câu tách ra từ một câu
hoàn chỉnh như: “Đất rắn , nhanh lên một tí Một dấu hiệu chẳng lành hoặc là mặt

trời nung nóng. Cách đặt câu như vậy tạo được nhịp nhanh, phù hợp với tâm trạng hồi
hộp, lo lắng của nhân vật và diễn biến nhanh của hành động.
Câu 3: (1 điểm)
Nhân vật “Tôi” là Phương Định một trong 3 cô gái của tổ trinh sát mặt đường và cũng
là nhân vật chính. Việc lựa chọn ngôi kể như vậy giúp thuận lợi cho việc miêu tả tâm
lý nhân vật. Những suy nghĩ, cảm xúc và hồi tưởng hiện lên trực tiếp qua lời nhân
vật nên có sắc thái riêng . Nhân vật tự kể nên chân thực, dễ chuyển nội dung câu
chuyện đến người đọc.
Câu 4:
Sử dụng lời thuyết minh để giới thiệu về nhân vật Phương Định:
+ Là nữ thanh niên xung phong trong tổ trinh sát mặt đường.
+ Người Hà Nội đứng có một vô tư hồn nhiên xinh đẹp
+ Rất nhạy cảm, mơ mộng hay quan tâm đến hình thức “ tự nhận xét mình là một cô
gái khá”.
- Luôn có tinh thần trách nhiệm cao, dũng cảm gan dạ, bình tĩnh tự tin và rất tự trọng
“Trong lần phá bom lúc đầu cũng thấy lo sợ nhưng khi thấy có ánh mắt của các chiễn
sĩ đang dõi theo thì cô không đi khom mà đi đàng hoàng bước tới thực hiện từng thao
tác phá bom bình tĩnh tự tin lòng tự trọng trong cô đã thắng cả bom đạn.
- Thương yêu gắn bó những người đồng chí đòng đội bị thương cô chăm sóc họ như
chị em ruột.
Phương Định là nữ thanh niên xung phong anh hùng tiêu biểu cho thế hệ từ thời
chống Mỹ.
PHẦN II: (4 điểm)
Câu 1: (1 điểm) Hình ảnh ẩn dụ:
+ “Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam.
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”
+ “Cây tre trung hiếu”.
Câu 2: (3điểm) Đoạn văn đảm bảo được:
Về nội dung: Hình ảnh ẩn dụ “Hàng tre xanh xanh Việt Nam.
Bão táp mưa xa đứng thẳng hàng”

Là biểu tượng của dân tộc Việt Nam kiên cường bất khuất quây quần về đây để bảo
vệ giấc ngủ bình yên cho Người.

×