Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Phân tích sơ đồ nguyên lý máy thu đổi tần JSS800 và nguyên tắc tính tần số f0

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (255.89 KB, 31 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ, MỞ ĐẦU
Ngày nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thông tin vô tuyến thì thiết bị vô tuyến
điện(VTĐ) đă đóng một vai trò rất quan trọng trong việc truyền tải tin tức đi xa. Thiết bị thu
phát được sử dụng rất rộng rãi trong nhiều lĩnh vực thông tin như việc phát thanh truyền bá các
thông tin đại chúng, các thông tin quân sự… Đặc biệt thiết bị thu phát được sử dụng trên các
tàu thuyền nhằm phục vụ cho mục đích an toàn và cứu nạn trên biển.
Thông tin liên lạc trước khi được truyền đi xa nó phải được điều chế để dịch lên miền
tần số cao có khải năng tự bức xạ ra không gian. Thiết bị thực hiện xử lý tin tức, điều chế và
bức xạ sóng điện từ gọi là máy phát vô tuyến điện. Thiết bị làm chức năng ngược lại gọi là máy
thu vô tuyến điện.
Mô hình truyền sóng trong không gian tự do của hệ thống thông tin VTĐ :
Anten Anten


Trong đó tín hiệu cao tần(sóng mang) làm nhiệm vụ chuyển tải thông tin cần phát tới
điểm thu. Các nguồn tin này được tổng hợp và được gắn với sóng mang bằng một phương pháp
điều chế thích hợp, thực hiện khuếch đại công suất cao tần chuyển bức xạ thành dạng sóng điện
từ ra ngoài không gian qua hệ thống anten phát. Máy phát phải phát đi với công suất đủ lớn và
sử dụng phương thức điều chế chính xác để đảm bảo khoảng cách truyền, chất lượng tin
chuyển tải tới máy thu sao cho ít sai, lỗi nhất.
Một phần không thể thiếu của hệ thống thu phát vô tuyến điện là máy thu vô tuyến điện.
trong không gian có rất nhiều sóng điện từ có tần số khác nhau, bao gồm cả nhiễu, các đài xung
quanh cho nên việc chọn lọc tần số thu của máy thu là rất quan trọng để thu được đúng dải tần
phù hợp, sau đó tiến hành xử lý để đầu ra ta có dạng tin tức mà bên phát gửi đến.
Để nghiên cứu kĩ hơn sau đây chúng ta sẽ nghiên cứu tổng quan về thiết bị vô tuyến
điện và đi sâu phân tích chi tiết sơ đồ khối, cấu tạo và chức năng của các bộ phận của máy thu
đổi tần VTĐ JSS- 800. Đồng thời phân tích nguyên tắc thu tần số f
0
của nó.
1
Máy phát vô


tuyến điện
Máy thu vô
tuyến điện
Môi trường truyền
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ THIẾT BỊ THU PHÁT VTĐ
1.1 Tổng quan về máy phát VTĐ
1.1.1 Sơ đồ khối và nguyên lý hoạt động của máy phát VTĐ
Máy phát vô tuyến điện là một thiết bị vô tuyến điện tạo ra dao động cao tần đưa vào
anten để bức xạ ra không gian tự do dưới dạng sóng điện từ để truyền thông tin đi xa.
*Sơ đồ khối:
Dạng đơn giản:
Hình 1.1 Sơ đồ khối máy phát dạng đơn giản
-Khối điều chế tín hiệu: trộn tin tức với sóng mang để tạo sóng vô tuyến điện.
-Khối khuếch đại công suất: khuếch đại biên độ hay công suất của tín hiệu đủ lớn để bức
xạ ra không gian.
Đây là loại máy phát đơn giản, chất lượng kém: sinh hài lớn, công suất nhỏ, độ méo, độ
trung thực, độ nhạy không ổn định, nên ít dùng.
Để tăng hiệu quả của việc phát sóng vô tuyến điện người ta đưa ra sơ đồ khối phức tạp
hơn như sau:
Hình 1.2 Sơ đồ khối máy phát hiện đại

2
Điều chế
tín hiệu
KĐCS phát
Tin tức
Tạo tần số
chuẩn f
o
Điều

chế
Tiền
KĐCS
KĐCS
phát
Phối
hợp trở
kháng
anten
KĐ và xử
lý tin
*Nguyên lý hoạt động:
-Yêu cầu đặt ra đối với máy phát là phải tạo ra tần số vô tuyến điện để bức xạ ra không
gian.
- Khối dao động chuẩn f
0
: Người ta sử dụng tần số chuẩn f
0
ổn định trong cả dải tần
công tác của máy phát. Tần số này sẽ quyết định tính ổn định tần số của máy phát. Tân số f
0
chuẩn thường được lấy từ dao động thạch anh.
- Khối tạo tần số phát : Tạo tần số f
0
bức xạ ra không gian. Yêu cầu là tần số f
0
phải ổn
định chính xác và phải có dải tần đủ rộng. Khối tạo tần số phát này phải đảm bảo dải tần công
tác của máy phát. Trước đây trong bộ tạo tần số phát người ta dùng nhiều khung LC và bộ điều
chỉnh: L hoặc C. Hiện nay người ta dùng các bộ tổng hợp tần số có các mạch vòng khóa pha

PLL.
- Khối điều chế: Điều chế tức là trộn tin tức với sóng mang để tạo tần số phát vô tuyến
điện bức xạ ra không gian, truyền tải tin tức đi xa. Yêu cầu đối với bộ điều chế: đảm bảo độ sâu
điều chế ( 0,9 < M<1).
- Khối khuếch đại và xử lý tin: Nhằm đảm bảo biên độ thông tin đủ lớn người ta phải xử
lý tin. Ví dụ như: mã hóa nguồn, mã hóa kênh.
- Tiền khuếch đại và khuếch đại công suất: Hai khối có vị trí khác nhau ở các loại máy
phát. Có nhiệm vụ khuyếch đại công suất và biên độ của tín hiệu đủ lớn để đưa ra anten bức xạ
ra không gian.
Yêu cầu: hiệu suất khuếch đại cao và không sinh hài.
- Khối phối hợp trở kháng anten: Có nhiệm vụ phối hợp trở kháng giữa tầng ra của
khuếch đại công suất và trở kháng anten.
Yêu cầu: mạch ra anten phải có khả năng lọc được hài.
1.1.2 Phân loại máy phát:
Có nhiều cách phân loại khác nhau tuỳ theo mục đích sử dụng.
*Phân loại theo nhóm công tác có các loại sau:
-Máy phát liên tục: Các sóng siêu cao tần luôn luôn bức xạ ra không gian.
- Máy phát không liên tục: Chỉ bức xạ ra không gian khi có tin tức.
*Phân loại theo tần số phát:
Trong dải tần vô tuyến điện người ta chia ra các dải tần:
-Sóng dài: 30KHz
÷
300KHz.
-Sóng trung: 300KHz ÷ 3000KHz.
-Sóng ngắn: 3MHz ÷ 30MHz.
-Sóng cực ngắn: 30MHz ÷ 300MHz.
-Sóng siêu ngắn: 300MHz ÷ 3000Mhz.
-Sóng SHF: 3GHz ÷ 30GHz.
Theo cách này ta có máy phát sóng trung, sóng ngắn, sóng cực ngắn….
*Phân loại theo công suất phát bao gồm:

-Công suất thấp.
-Công suất trung bình.
-Công suất lớn.
*Phân loại theo phương pháp điều chế gồm:
-Điều biên
-Điều tần
3
-Điều pha
-Kết hợp
-Xung
1.1.3 Các chỉ tiêu kỹ thuật của máy phát
*Chỉ tiêu về điện:
-Công suất phát của máy phát: là công để đưa ra anten để bức xạ ra không gian. Công
suất này quyết định cự li thông tin của thiết bị gọi là công suất có ích P
t
. Công suất tổn hao P
a
,
công suất tiêu thụ P
0
(tiêu thụ năng lượng của nguồn ).
-Hiệu suất của máy phát:
0P
Pt
=
η
%20%2 ÷=
η
-Dải công tác: Là khả năng làm việc của máy phát (bức xạ ra anten) trong một dải tần
số, đoạn tần số nào đó.

-Độ ổn định tần số phát: Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất của máy phát nó đảm bảo được
quá trình thông tin liên lạc nhanh chóng, thu hẹp được độ rộng dải tần không gây can nhiễu cho
các đài phát khác. Độ ổn định tần số phụ thuộc chủ yếu vào tầng tạo dao động chủ của máy
phát do đó để nâng cao độ ổn định của tần số dao động chủ, người ta dùng thạch anh.
-Độ chính xác của tần số: Là sự sai lệch giữa bộ chỉ thị tần số phát với tần số bức xạ
thực tế của anten của máy phát đó ra không gian. Nó phụ thuộc vào cơ cấu chỉ thị của máy phát
đó:
-Sóng hài: Là các tần số hài bức xạ ra không gian cùng với thành phần tần số cơ bản của
máy phát, tần số hài sẽ gây nhiễu cho các đài phát khác và gây nhiễu cho đài xung quanh.
-Tham số điều chế gồm:
+Dải tần điều chế: Là giải tần số để thực hiện điều chế tin tức trong máy phát. Tuỳ theo
từng loại tin tức mà sử dụng tần số điều chế thích hợp.
+Phải đảm bảo độ sâu điều chế: Tức là sử dụng dải tần và tần số thích hợp, thường sử
dụng cho phương pháp điều chế đơn biên.
+Đặc tuyến tần số điều chế: Đường cong biểu diễn sự phụ thuộc hệ số điều chế theo tần
số.
+Méo phi tuyến điều chế:
Méo phi tuyến do tính chất phi tuyến của các phần tử phi tuyến gây nên. Mạch khuếch
đại có đặc điểm là chèn ép tạp âm nên ta dựa vào đó để triệt tiêu các thành phần không có lợi.
Trong mạch khuếch đại hệ số khuếch đại cũng không đồng đều với các tín hiệu khác nhau.
*Các chỉ tiêu kĩ thuật về kết cấu:
Phụ thuộc vào điều kiện, mục đích sử dụng thiết bị để người ta xét đến chỉ tiêu:
-Trọng lượng thể tích.
-Khả năng chịu va đập.
-Khả năng chịu nhiệt độ, độ ẩm.
-Thuận lợi cho việc thao tác sử dụng.
-Hệ số an toàn cơ khí của thiết bị.
-Giá thành của thiết bị .
4
1.2 Máy thu vô tuyến điện

Máy thu vô tuyến điện là một phần trong hệ thống thu phát vô tuyến điện. Nhiệm vụ
chính của máy thu là chọn lọc tín hiệu, tách tín hiệu tin tức ra khỏi dao động cao tần đã được
điều chế. Sau đó tín hiệu tin tức được khuếch đại tới mức công suất đủ lớn thực hiện các giải
mã cần thiết và được đưa tới đầu ra phù hợp.
1.2.1 Phân loại máy thu
Việc phân loại máy thu có thể dựa theo chức năng, công suất, chế độ hoạt động, dải tần
số làm việc hoặc có thể là dựa vào kiến trúc máy thu đó…:
*Phân loại theo công suất thu:
-Máy thu công suất nhỏ:P<10.
-Máy thu công suất vừa: 10W

P

1KW.
-Máy thu có công suất lớn:: P

1KW.
*Phân loại theo dải tần số công tác gồm:
-Máy thu sóng dài: dải tần từ 3- 300KHz
-Máy thu sóng trung: dải tần từ 300KHz- 3MHz
-Máy thu sóng ngắn: dải tần từ 3- 30MHz
-Máy thu sóng cực ngắn: dải tần từ 30- 3000MHz
-Máy thu sóng siêu cao tần.
-Máy thu toàn sóng.
*Phân loại theo phương pháp điều chế:
-Điều chế tương tự bao gồm các loại điều chế:
+Điều chế biên độ(AM): đơn biên và đa biên.
+Điều chế tần số (FM).
+Máy thu điều pha(PM).
*Phân loại theo tín hiệu tin tức gồm:

-Máy thu hình
-Máy thu thanh
-Máy thu chữ (Telex)
-Máy thu ảnh
-Máy thu Fa
1.2.2 Các tham số kỹ thuật
*Hệ số khuếch đại(K
RX
): Là khả năng khếch đại đối với tín hiệu nhỏ nhất ở đầu vào máy
thu. Hệ số khuếch đại quyết định độ nhạy của máy thu.
*Độ nhạy trong máy thu: Là khả năng thu được tín hiệu nhỏ nhất ở đầu vào mà máy thu
cho ra được mức tín hiệu tin tức ở bộ chỉ thị bình thường. Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất để
đánh giá chất lượng của máy thu. Nó phụ thuộc rất lớn vào các tầng đầu vào và phụ thuộc vào
hệ số phẩm chất của các linh kiện. Độ nhạy máy thu được đánh giá qua tỉ số tín hiệu tạp âm
S/N(Sign/Noise), đơn vị để đánh giá độ nhạy là mv hoặc μv.
*Độ ổn định tần số: Độ ổn định tần số của máy thu được đánh giá bằng độ di tần ∆f của
máy thu, ∆f càng nhỏ thì độ ổn định tần số càng cao.
*Độ chính xác của tần số: Được đánh giá bằng độ sai lệch tần số giữa tần số trên bộ chỉ
thị của máy thu và tần số cộng hưởng ở đầu vào của máy thu đó.
5
*Dải tần công tác: Là một tham số quan trọng, đánh giá khả năng thu được dải tần số
hay băng tần làm việc của máy thu và độ rộng băng tần thu được. Một đặc điểm khác biệt của
máy thu vô tuyến điện là dải tần làm việc rộng hơn so với máy phát.
*Chế độ công tác: Chế độ công tác là khả năng máy thu có thể thu được các loại tín hiệu
ở các chế độ điều chế khác nhau (máy thu đơn biên, đa biên, máy thu tương tự, máy thu kỹ
thuật số).
*Độ chọn lọc: là khả năng thu nhận các tín hiệu mong muốn và làm suy giảm các tín
hiệu khác. Người ta định nghĩa chế chọn lọc của máy thu theo tỉ số giữa hệ số khếch đại đối với
tín hiệu và hệ số khuếch đại của nhiễu.
Ngoài ra còn một số thông số khác như kích thước, kết cấu làm việc, nhiệt độ, độ ẩm….

1.2.3 Các kiến trúc hệ thống máy thu vô tuyến điện.
* Máy thu khuếch đại thẳng
*Sơ đồ khối:
Hình 1.3: Sơ đồ khối máy thu khuếch đại thẳng
*Nguyên lý hoạt động:
-Tín hiệu cao tần (RF- Radio Frequency) được anten thu nhận và đưa đến đầu vào máy
thu. Mạch vào máy thu sẽ thực hiện chọn lọc tần số cần thu thông qua phương pháp cộng
hưởng tần số.
-Tín hiệu thu sau khi được lọc bỏ những thành phần nhiễu sẽ được cho qua khối khuếch
đại cao tần tới biên độ đủ lớn để đưa vào bộ tách sóng (giải điều chế) và thu nhận lại tín hiệu
tin tức đă điều chế ở phía phát.
Tín hiệu tai anten mà máy thu cảm nhận được có giá trị rất nhỏ, do đó các yếu tố của
mạch vào cũng ảnh hưởng đến khả năng tách sóng của máy thu.
Máy thu vô tuyến điện kiểu cổ điển này có rất nhiều hạn chế đặc biệt là:
-Hiệu suất và chất lượng không cao.
-Công suất, chất lượng thu thấp
-Độ nhạy kém.
-Độ ổn định không cao.
-Nhiễu lớn.
-Các thông số kỹ thuật của máy thu có giá trị nhỏ.
Tách
sóng
Mạch
vào
KĐ CS
6
*Máy thu đổi tần.
*Sơ đồ khối:

Anten



RF AGC IF AGC

Hình 1.4: Sơ đồ khối máy thu đổi tần
*Cấu tạo và nguyên lý hoạt động:
Máy thu đổi tần đã khắc phục được những nhược điểm của máy thu khuếch đại thẳng
với đặc điểm là khuếch đại tín hiệu ở tần số trung gian sử dụng các bộ khuếch đại chọn lọc (tải
là các khung cộng hưởng ) nên dễ dàng đạt được hệ số khuếch đại lớn kể cả ở những băng tần
sóng ngắn.
- Mạch vào: Thu nhận tín hiệu cần thu và phối hợp trở kháng với các tầng sau, gồm các
khung cộng hưởng và có hệ số phẩm chất cao.
- KĐ cao tần: Có nhiệm vụ làm tăng tỉ số S/N lên đủ lớn và phối hợp trở kháng với
mạch vào và khối trộn tần. Các linh kiện cần có hệ số phẩm chất cao và không cần tận dụng hết
công suất của linh kiện.
- Đổi tần: Gồm mạch tạo dao động nội OSC là mạch trộn tần MIX để tạo ra tần dao
động nội f
N
để trộn với tín hiệu VTĐ f
R
thu được tạo ra tần số trung tần số cố định không đổi.
FN thay đổi theo tín hiệu thu, có thể trộn một hoặc nhiều lần lọc lấy f
tt
và loại bỏ các tần số phụ
do quá trình trộn tần số gây nên.
- KĐ trung tần: quyết định độ nhạy của máy thu.
- Tách sóng: Tách lấy tín hiệu tin tức ra khỏi tín hiệu cao tần và lọc bỏ tín hiệu cao tần
gây nhiễu và các thành phần sóng hài. Tùy theo chế độ thu hay tín hiệu thu được mà có mạch
tách sóng phù hợp.
- KĐ âm tần: khuếch đại tín hiệu lên mức đủ lớn để đưa vào bộ chỉ thị.

- Chỉ báo kết quả: có thể bằng hình ảnh, âm thanh hay cụ thể như máy in.
Tần số trung tần của máy thu giảm nhiều so với tấn số cao kết hợp với các mạch cộng
hưởng có hệ số phẩm chất lớn đã cho phép máy thu nhận được tín hiệu có độ chọn lọc và độ
nhạy cao và dạng đặc tuyến tần số gần lý tưởng. Các tầng từ phạm vi tần số cao (RF) tới âm tần
đều thực hiện khuếch đại tại các tần số khác nhau nên tránh được hiện tượng ghép kí sinh giữa
các tầng.
Ở một số máy thu vô tuyến điện có chất lượng cao( độ nhạy, độ chọn lọc, hiệu suất cao
đặc biệt là các máy thu chuyên dụng người ta thường thực hiện đổi tần từ 2 đến 3 lần.
7
Mạch
vào
KĐCT
Đổi
tần
KĐTT Tách
sóng
KĐCS
Chỉ
thị
Dao
động
nội
AGC
PHẦN II: PHÂN TÍCH SƠ LƯỢC KIẾN TRÚC MÁY THU ĐỔI TẦN
2. 1 Sơ đồ khối:
Anten
Hình 2.1: Sơ đồ khối máy thu đổi tần
-Máy thu đổi tần đã khắc phục được các nhược điểm của máy thu khuếch đại thẳng. Với
đặc điểm là khuếch đại tín hiệu ở tần số trung gian sử dụng các bộ khuếch đại chọn lọc (tải là
các khung cộng hưởng) nên dễ đạt được hệ số khuếch đại đủ lớn kể cả ở những băng sóng

ngắn.
-Ưu điểm của máy thu đổi tần:
+Độ nhạy máy thu cao.
+Hệ số khuếch đại đồng đều trên cả băng sóng.
+Độ chọn lọc cao.
+Do sử dụng tần số trung gian và độ chọn lọc nằm trên phạm vi trung tần nên đặc tính
tần số của toàn máy gần như không thay đổi trong toàn bộ giải sóng.
Tần số trung tần của máy thu giảm nhiều so với tần số cao tần kết hợp với các mạch
cộng hưởng có hệ số phẩm chất lớn đă cho phép máy thu nhận được tín hiệu có độ chọn lọc và
độ nhạy cao và dạng đặc tuyến tần số gần lý tưởng. Các tầng từ phạm vi tần số cao (RF) đến
âm tần đều thực hiện khuếch đại các tần số khác nhau nên tránh được hiện tượng ghép ký sinh
giữa các tầng.
2.2 Đặc điểm và yêu cầu của các khối:
2.2.1 Mạch vào máy thu đổi tần.
- Mạch vào máy thu là khối đầu tiên trong máy thu và nhiệm vụ của mạch vào là chuyển
tín hiệu cao tần nhận được từ anten thu đến tầng KĐCT và đảm nhiệm một phần độ chọn lọc
của máy thu(chọn lọc tần số ảnh,chọn lọc lọt thẳng)
- Tùy loại mạch vào của máy thu, mà nó có thể chọn lọc được tần số cần thu hay chọn
lọc dải tần số thu hoặc chọn lọc kênh cùng tần số lân cận.
*Yêu cầu của mạch vào máy thu:
+ Có hệ số truyền đạt lớn.
+ Đảm bảo yêu cầu về chọn lọc với độ chọn lọc tần số ảnh là 22 dB .
+Độ chọn lọc lân cận là 10 dB.
+Đảm bảo các chỉ tiêu về dải thông, méo tần số nhỏ
8
Mạch
vào
KĐCT
Đổi
tần

KĐTT Tách
sóng
KĐCS
Chỉ
thị
Dao
động
nội
AGC
+ Các linh kiện trong mạch phải có hệ số phẩm chất cao, không sinh tạp âm, các tần số
cộng hưởng phải ổn định.
+ Ở tần số cao có thể lợi dụng các thành phần kí sinh trong mạch ( tụ kí sinh ) tham gia
vào thành phần của khung cộng hưởng.
- Ghép mạch vào với anten như sau:
+ Ghép biến áp: ghép từ cảm hay ghép từ ngẫu.
+ Ghép điện dung: trực tiếp.
*Phân loại mạch vào máy thu.
-Phân loại theo dải tần làm việc:
+Mạch vào cộng hưởng ở một số tần số (mạch vào dải hẹp): tần số cần thu được chọn
lọc và cộng hưởng ngay ở mạch vào sẽ có khả năng lọc nhiễu và lọc bỏ tần số lân cận, tần số
ảnh tốt. Đối với mạch dao động loaị này, để thu được các tần số khác nhau thì cần phải tích hợp
nhiều khung cộng hưởng do đó khó thực hiện trong các mạch tích hợp. Mặt khác, cường độ tín
hiệu đưa vào KĐCT lớn, do đó S/N ở đầu vào của KĐCT sẽ lớn.
+Mạch vào cộng hưởng ở các dải tần số của máy thu( mạch vào dải rộng). Loại mạch
vào này có khả năng thu nhận tất cả các tín hiệu trong dải tần công tác. Có độ rộng dải thông
lớn, đặc tính biên độ tần số vào nhỏ. Tỷ số S/N cho ra nhỏ, độ chọn lọc kém. Nhưng kết cấu
mạch nhỏ dễ tích hợp và phù hợp với các loại maư thu có tự động điều khiển.
-Phân loại theo cấu trúc:
Hình 2.2: Sơ đồ nguyên lý một số mạch vào máy thu
-Mạch vào LC: dùng khung cộng hưởng LC, tần số cộng hưởng f

0
được hiệu chỉnh qua
trị số của tụ điện biến đổi: f
0
LC
π
2
1
=
. Đặc tính biên độ tần số nhọn, dải tần hẹp, độ chọn lọc
cao song dải tần điều chỉnh phụ thuộc vào giá trị điều chỉnh C.
9
- Mạch vào RLC: kết hợp giữa cơ cấu LC và điện trở R làm tăng dải tần công tác nhưng
lại làm giảm độ chọn lọc. Đặc tính biên độ tần số của mạch giảm, điện trở R tham gia giải pháp
mở rộng dải tần cộng tác của mạch.
- Mạch vào dùng diode biến dung kết hợp với khung LC: là sự kết hợp của 2 thành phần
trên. Mạch vào này có kích thước nhỏ, dải tần công tác lớn. Để tăng dải điều chỉnh công tác
người ta mắc thêm các mắt lọc LC kết hợp thông qua điều khiển đóng ngắt các mắt lọc LC qua
việc điều khiển các rơle. Mặt khác khi sử dụng loại diode biến dung, giá trị dung kháng có thể
điều khiển thông qua điện áp nên mạch có thể điều khiển có nhớ thông qua bộ xử lý CPU và
chíp nhớ. Chính vì thế mạch thường được sử dụng trong các máy thu dải rộng, tự động điều
chỉnh tần số thu.
- Mạch vào dùng RC: kích thước khá nhỏ gọn, dải tần công tác khá rộng nhưng độ chọn
lọc và ổn định tần số rất kém.
- Mạch vào dùng tinh thể thạch anh: Để tăng độ chọn lọc ổn định tần số người ta có thể
sử dụng tinh thể thạch anh để xây dựng mạch vào có tần số cộng hưởng chính xác. Thường ít
sử dụng, nếu có chỉ sử dụng cho loại máy chuyên dụng thu một tần số, nhỏ gọn và chất lượng
cao.
*Các tham số mạch vào máy thu
-Hệ số truyền đạt: là thông số quan trọng của mạch vào, K

Ea
Ur0
=
với E
a
là suất điện
động cảm ứng trên anten; U
r0
là điện áp ra của mạch vào tại tần số cộng hưởng. Nếu anten và
mạch vào ghép biến áp th́ì hệ số truyền đạt được xác định như sau:
K
Ea
Ur0
=
, U
r
tại tần số cộng hưởng f
0
-Độ chọn lọc δ: Độ chọn lọc của mạch vào được xác định bởi tỉ số giữa hệ số truyền đạt
tại tần số cộng hưởng với một tần số f
1
nào đó: δ
)1(
)0(
fK
fK
=
. Do đó đặc tuyến cộng hưởng ở
mạch vào luôn yêu cầu độ nhọn lớn nên δ càng lớn càng tốt. Độ chọn lọc: δ phụ thuộc vào hệ
số phẩm chất Q của các linh kiện trong mạch vào. Do đó để tăng cường độ chọn lọc thì các linh

kiện của khung cộng hưởng cũng phải có độ phẩm chất cao phù hợp với dải tần công tác.
-Dải tần công tác của mạch vào: Thông số này xác định khả năng làm việc với một đoạn
tần số hay cả dải tần công tác của máy thu. Độ rộng dải thông D của mạch vào và độ chọn lọc δ
luôn mâu thuẫn nhau. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng để lựa chọn các tham số D và δ cho phù
hợp.
Trong máy thu đổi tần có 2 loại mạch vào : Mạch vào dải hẹp và mạch vào dải rộng.
+Mạch vào cộng hưởng dải hẹp: Có cấu trúc đơn giản, khả năng lọc bỏ nhiễu tần số lân
cận lớn song đải tần làm việc bị hạn chế do dải động của tín hiệu vào bị hạn chế. Mạch vào dải
hẹp sẽ thực hiện cộng hưởng với tần số cần thu. Loại mạch vào này bao gồm mạch vào đơn và
mạch vào kép.
Với các mạch vào dải hẹp dùng một khung cộng hưởng thì việc mở rộng dải tần bằng cách
ghép điện trở vào khung hoặc ghép lỏng khung cộng hưởng với anten sẽ cho hiệu quả không
cao. Chính vì vậy người ta thường ghép nhiều khung LC cộng hưởng ở các tần số lân cận nhau
và giữa các khung thực hiện ghép điện dung hoặc biến áp. Tần số cộng hưởng của khung LC
được xác định: f
0
LC
π
2
1
=
.
10
+Mạch vào dải rộng: Là một mạch vào cộng hưởng nhưng không cộng hưởng tại một
tần số cố định mà cộng hưởng ở cả một đoạn tần số công tác lớn. Do đó tín hiệu đưa tới tầng
KĐCT cũng nằm trong một đoạn tần số làm việc. Quá tŕnh xác định tần số cần thu sẽ được thực
hiện tại bộ đổi tần. Điều này khác với mạch vào dải hẹp là tần số tín hiệu thu xác định ngay tại
mạch vào. Do đó tín hiệu vào là cả một dải tần nên các mạch vào dải rộng phải được ghép lỏng
với anten và với tầng khuếch đại công suất cao tần.
2.2.2 Tầng khuếch đại cao tần trong máy thu.

*Đặc điểm tầng KĐCT trong máy thu.
Tầng KĐCT kết nối giữa mạch vào và tầng đổi tần. Nhiệm vụ cơ bản của tầng này là
giảm ảnh hưởng cả mạch vào và mạch dao động nội, đồng thời khuếch đại tín hiệu từ mạch vào
tới giá trị đủ lớn để nén tạp âm nội của tầng đổi tần, nâng cao độ nhạy và độ chọn lọc tần số
ảnh của máy thu.
*Các yêu cầu đối với mạch KĐCT:
- Hệ số khuếch đại phải lớn trong cả dải tần và tín hiệu không bị méo. Hệ số khuếch đại
lớn nhất tại tần số cộng hưởng
- Do bộ khuếch đại cao tần làm việc ở tần số cao có nhiều thành phần tụ kí sinh nên
năng lượng ở đầu ra có thể hồi tiếp về đầu vào. Nếu có hồi tiếp dương và biên độ tín hiệu hồi
tiếp bằng biên độ tín hiệu vào thì sẽ xảy ra hiện tượng tự kích gây ra méo tín hiệu. Do vậy, vấn
đề ổn định tần số là rất quan trọng trong mạch KĐCT.
Các yếu tố gây ra hiện tượng tự kích là pha và biên độ do đó để phá được tự kích thì ta
phải phá được điều kiện cân bằng về pha và biên độ. Các điều kiện về pha có thể khắc phục nó
bằng kết cấu của mạch. Các điều kiện về biên độ do điện dẫn gây nên, nếu trong mạch KĐCT
điện dẫn tác dụng toàn phần của khung với điện dẫn tác dụng toàn phần của mạch vào mà
ngược nhau thì mạch sẽ không gây nên hiện tượng tự kích.
- Trong quá tŕnh hoạt động của tầng KĐCT luôn đảm bảo không sử dụng triệt để công
suất của linh kiện nhằm mục đích nâng cao độ phẩm chất Q và tỉ số S/N đồng thời để thực hiện
chèn ép tạp âm.
- Tầng KĐCT sử dụng các mạch điện tử mắc OB và OE để nâng cao tỉ số S/N, các mạch
này thường có hệ số khuếch đại lớn.Tần số giới hạn trên của mạch OB cao hơn so với mạch OE
nên nó thường được sử dụng phổ biến hơn.
- Tầng KĐCT có các phần tử tích cực là các đèn điện tử hoặc vi mạch tích hợp. Để máy
thu có độ nhạy cao và chất lượng tốt người ta sử dụng các phần tử khuếch đại là các transistor
trường vì FET có tạp âm nhiệt thấp, trở kháng đầu vào lớn, trở kháng ra nhỏ dễ phối hợp trở
kháng. Các phần tử khuếch đại này thường được định thiên để làm việc trong chế độ khuếch
đại C.
Để nâng cao độ ổn định trong mạch KĐCT người ta áp dụng các biện pháp kĩ thuật sau:
+ Phương pháp thụ động: Giảm hệ số khuếch đại về giá trị xác định bằng cách giảm

điện trở tương đương của mạch hoặc giảm hệ số ghép.
+ Phương pháp tích cực: Đưa hệ số khuếch đại của mạch về hệ số ổn định bằng các
mạch trung hòa hoặc mạch Kascost.
* Các thông số cơ bản đối với mạch KĐCT:
- Tỷ số S/N : càng lớn càng tốt.
11
- Độ méo phi tuyến do các phần tử tích cực gây ra và méo tuyến tính do tần số công tác
gây ra.
- Độ ổn định tần số: Có ổn định về mặt tần số và biên độ.
- Độ chọn lọc kênh gương: cho biết khả năng loại được tần số ảnh ra khỏi tần số cần thu.
- Dải tần công tác: là khả năng điều chỉnh tầng KĐCT về bất kỳ tần số nào trong dải tần
làm việc mà các tham số đặc tính của mạch nằm trong giới hạn cho phép.
2.2.3 Tầng đổi tần trong máy thu
Tầng đổi tần nằm sau bộ khuếch đại cao tần và trước tầng khuếch đại trung tần. Nhiệm
vụ của bộ đổi tần là biến đổi tần số sóng mang của tín hiệu (f
th
) với tần số do bộ dao động nội
tạo ra (f
N
) thành tần số trung tần nhỏ hơn mà không làm thay đổi quy luật điều chế của tín hiệu.
Tín hiệu sau khi trộn tần sẽ là thành phần tổng và hiệu của hai tín hiệu đó.
Việc hạ thấp tần số tín hiệu nhằm nâng cao độ chọn lọc tần số lân cận mà không gây
méo dạng tín hiệu. Để thỏa mãn yếu tố này trong các máy thu chất lượng cao thường sử dụng
từ 2 tới 3 bộ đổi tần.
Để thực hiện đổi tần ta phải sử dụng phần tử phi tuyến hoặc tuyến tính có tham số biến
thiên do tác dụng của dòng điện hoặc điện áp bên ngoài đặt vào.
Cấu trúc bao gồm bộ tạo dao động nội và bộ trộn tần.
*Yêu cầu:
Bộ trộn tần có tần số trung tần f
IF

ổn định và không thay đổi theo tần số tín hiệu f
th
.Tần
số dao động nội chuẩn với tín hiệu vào và thỏa măn: f
IF
= f
N
– f
s
= const.
2.2.4 Bộ tạo dao động nội
Bộ tạo dao động nội có thể sử dụng các mạch dao động tự kích ba điểm điện cảm, ba
điểm điện dung hoặc ghép biến áp. Đặc điểm của bộ tạo dao động nội là tạo ra các tần số thay
đổi trong phạm vi dải tần công tác của máy thu. Các thành phần sóng điều hòa bậc cao của dao
động nội được thiết lập ở mức thấp để tránh gây nhiễu cho máy thu.
Thông thường người ta hay sử dụng bộ tổng hợp tần số để tạo ra tần số dao động nội có
độ ổn định cao. Cấu trúc cơ bản của bộ tổng hợp tần số bao gồm nguồn tạo dao động chuẩn, bộ
ṿng khóa pha PLL, bộ lọc thông thấp và các mạch chia tần có hệ số thay đổi được. Trong đó
PLL đóng vai trò quan trọng nó thực hiện ghép các biến đổi cơ bản trong bộ tổng hợp tần số.
Hoạt động của PLL theo nguyên tắc “vòng điều khiển” cả hai đại lượng vào và ra đều là tần số,
chúng được so sánh với nhau về pha. Vòng điều khiển sẽ phát hiện và hiệu chỉnh sai số giữa tín
hiệu vào và tín hiệu ra, tần số tín hiệu so sánh bằng tần số ra hoặc tỷ lệ với nhau theo một hệ số
chia.
Một bộ PLL bao gồm các khối cơ bản sau:
- Bộ dao động có tần số điều khiển được (VCO).
- Bộ tách sóng pha.
- Bộ lọc thông thấp.
2.2.5 Mạch đổi tần (trộn tần)
Khi đưa tín hiệu dao động nội và tín hiệu cao tần cộng hưởng vào cùng một phần tử trộn
tần (diode, transistor, FET , IC, ), nhờ đặc tuyến phi tuyến của nó mà tín hiệu đầu vào sẽ

được đổi tần. Dao động phách sinh ra tạo nên tần số mới.
Tín hiệu sau bộ trộn tần có các thành phần tần số là : f
s
, f
N
, f
N
-f
s
, f
N
+f
s
. Do vậy có nhiều
thành phần sóng hài sinh ra. Để lấy một hài có tần số xác định th́ mạch cộng hưởng mắc tại cực
góp của transistor được điều chỉnh cho cộng hưởng tại một tần số trung gian cố định. Tần số
này có giá trị: f
IF
= f
N
- f
s
(nếu f
N
>f
s
) và f
IF
= S
s

– f
N
). Thành phần này sẽ gây sụt áp lớn trên mạch
12
cộng hưởng và trở kháng mạch cộng hưởng cũng đạt cực đại. Khi đó hệ số khuếch đại tại tần
số cộng hưởng này sẽ cao nhất. Các thành phần tần số khác sẽ bị loại bỏ khỏi dải thông của
mạch cộng hưởng.
Việc chọn tần số trung tần f
IF
rất quan trọng vì nó quyết định đến chất lượng máy thu.
Nếu chọn tần số trung tần quá lớn thì dễ lọc tín hiệu và tách tín hiệu điều chế ra khỏi sóng
mang nhưng khuếch đại trung tần sẽ kém ổn định và kết cấu mạch cũng phức tạp. Ngược lại
nếu chọn f
IF
quá nhỏ thì tuy độ nhạy tăng nhưng kết cấu tầng cao tần phức tạp và độ chọn kênh
giảm. Để dung hòa vấn đề trên, trong các máy thu chuyên dụng sẽ thực hiện đổi tần từ 2 đến 3
lần.
Các chỉ số đặc trưng cơ bản của bộ trộn tần.
- Dải tần làm việc: phụ thuộc vào dải tần làm việc của bộ dao động nội.
- Hệ số khuếch đại công suất: K
p
= P
tt
/P
s
.
- Hệ số khuếch đại điện áp: K
U
= U
tt

/U
s
.
- Độ chọn lọc: Bộ trộn tần không chọn lọc nhiễu các tần số ảnh, hệ số này phải được
nâng cao ngay từ các tầng trước trộn tần.
2.2.6 Tầng khuếch đại trung tần trong máy thu.
*Đặc điểm tầng khuếch đại trung tần trong máy thu:
Tầng khuếch đại trung tần trong máy thu (KĐTT) là bộ khuếch đại chọn lọc đặt ngay
sau bộ đổi tần và trước bộ tách sóng của máy thu đổi tần. Tầng này quyết định đến độ nhạy và
độ chọn lọc tần số. KĐTT thực hiện nhiệm vụ khuếch đại tín hiệu trung tần lên mức đủ lớn để
bộ tách sóng làm việc bình thường, đảm bảo việc chọn lọc tần số lân cận và thực hiện điều
chỉnh hệ số khuếch đại. Tầng khuếch đại trung tần khác KĐCT ở chỗ chỉ khuếch đại ở một tần
số cố định, thấp hơn gọi là tần số trung tần.
Do mạch KĐTT làm việc ở một tần số cố định nên việc điều chỉnh để dung ḥa mâu
thuẫn giữa dải thông và độ chọn lọc đồng thời vẫn đảm bảo có hệ số khuếch đại tín hiệu lớn và
ổn định điểm làm việc.
Mạch cộng hưởng trung tần là tải của tầng KĐTT, mạch này giữ vai tṛ quyết định đối
với độ chọn lọc tần số lân cận. Người ta có thể sử dụng mạch công hưởng đơn hay mạch cộng
hưởng tập trung để tăng dải thông và độ chọn lọc δ.
Đặc tuyến cộng hưởng của tầng KĐTT được thiết kế sao cho càng dốc càng tốt để tăng
độ chọn lọc δ. Đối với mạch cộng hưởng LC, ta cps biểu thức xác định độ chọn lọc : δ
LC
= K
0
/K.
Với K- hệ số truyền đạt tại tần số f= f
IF
±10 KHz.
K
0

- Hệ số truyền đạt tại tần số f =f
0
Mặc dù tín hiệu cao tần đi qua bộ trộn th́ tần số tín hiệu ra cũng giảm xuống tần số trung tần có
tần số thấp hơn rất nhiều song mạch KĐTT vẫn hoạt động trong dải tần dễ xảy ra hiện tượng
tự kích, trôi điểm làm việc Do đó, để đảm bảo làm việc b́nh thường thì mạch trung hòa được
sử dụng hoặc các mạch tải có sử dụng điện trở nhỏ để tránh hồi tiếp.
*Khuếch đại trung tần gồm có: KĐTT dải rộng; KĐTT so le đôi; KĐTT cộng hưởng
đơn; KĐTT cộng hưởng kép.
*Yêu cầu đối với mạch KĐTT.
- Hệ số khuếch đại lớn : K= 102÷106. Hệ số khuếch đại phải giảm nhanh khi tần số lệch
khỏi dải thông.
- Có băng thông đủ rộng, ít gây méo tín hiệu. Có thể mở rộng dải thông của mạch KĐTT
bằng cách : dùng sun khung (thông qua việc mắc song song khung cộng hưởng với một điện
13
trở R- đơn giản song hệ số khuếch đại, hệ số phẩm chất giảm) hoặc sử dụng nhiều khung cộng
hưởng, mạch lọc tập trung để nâng cao hệ số phẩm chất Q và mở rộng dải thông.
- Mạch KĐTT phải đưa ra hệ số chọn lọc δ đủ lớn. Không gây hiện tượng tự kích cho
mạch.
*Các phương pháp mở rộng dải thông của các tầng KĐTT.
- Phương pháp sun khung: Mắc song song khung cộng hưởng với một điện trở. Rất đơn
giản tuy nhiên hệ số truyền đạt giảm, hệ số phẩm chất giảm dẫn đến giảm độ dốc đặc tính biên
độ tần số.
- Phương pháp dùng nhiều khung cộng hưởng: có thể dùng 2 hoặc 3 khung ghép với
nhau. Khi ghép phải đảm bảo tần số cộng hưởng riêng của các khung phải khác nhau nhưng
gần nhau và phải ghép với nhau được.Phương pháp này mở rộng được dải thông mà hệ số
không bị giảm và các thông số Q, δ vẫn đảm bảo tuy nhiên kết cấu mạch phức tạp.
- Phương pháp dùng mạch lọc tập trung: vẫn đảm bảo hệ số phẩm chất của khung cao
nên độ chọn lọc cao. Hệ số truyền đạt đồng đều trong cả dải thông của mạch. Để nâng cao Q có
thể thay LC bằng thạch anh.
2.2.7 Tầng tách sóng

Tách sóng là nhiệm vụ cơ bản trong máy thu. Tầng tách sóng nằm giữa tầng trộn tần và
khuếch đại âm tần, thực hiện giải điều chế, làm nhiệm vụ tách tín hiệu âm tần ra khỏi tín hiệu
cao tần đă điều chế. Tín hiệu trung tần này phải trung thực với tín hiệu âm tần đă điều chế ở
máy phát. Do nhiều yếu tố tác động và do đặc điểm phi tuyến của các phần tử khuếch đại trong
các tầng và tầng tách sóng mà tín hiệu sau giải điều chế có thể bị méo. Do vậy, bộ tách sóng
phải đảm bảo hiệu suất tách sóng và phối hợp trở kháng tốt để ít ảnh hưởng đến tầng sau và hạn
chế méo phi tuyến ở mức thấp nhất.
Tương ứng với các loại điều chế, thìmạch tách sóng cũng phải thực hiện chức năng và
nhiệm vụ tương đương: mạch tách sóng biên độ, tách sóng pha,…
VD: AM: để thu được tín hiệu này thì ta phải thực hiện tách sóng điều biên; FM: để thu
được tín hiệu này thì ta phải thực hiện tách sóng điều tần.
*Mạch tách sóng biên độ:Sử dụng Diode hoặc transistor để tách sóng. Tín hiệu vào nhỏ
đặc biệt sử dụng cho máy thu chuyên dụng và tín hiệu thoại.
- Nguyên lý: đưa các phần tín hiệu đã điều chế qua các phần tử phi tuyến để tách lấy
một pha của tín hiệu điều biên, sau đó qua mạch lọc để lọc bỏ sóng mang tách ra tín hiệu tin
tức. Với tín hiệu J3E thì phải khôi phục lại sóng mang sau đó mới cho qua tách sóng biên độ.
*Mạch tách sóng tín hiệu đơn biên.
*Mạch tách sóng tần số.
Sử dụng khung lệch công hưởng để biến tín hiệu điều tần thành điều biên, sau đó dùng
mạch tách sóng điều biên để lấy ra tín hiệu tin tức.
+Ưu điểm: Khả năng chống nhiễu cao.
+Nguyên lý: Có thể có 2 cách như sau:
- Cách 1: Đưa tín hiệu điều tần vào khung lệch công hưởng để tạo ra tín hiệu có biên độ
phụ thuộc vào tần số tín hiệu đầu vào sau đó dung mạch tách sóng điều biên.
- Cách 2: Dùng thiết bị đo tần số hoặc điện áp sau bộ tách sóng và khảo sát sự thay đổi
điện áp theo tần số trên cơ sở thực hiện việc tách sóng.
14
+Yêu cầu
- Sử dụng mạch hạn biên nên yêu cầu tín hiệu phải có biên độ lớn.
- Độ hỗ dẫn của đặc tuyến của mạch tách sóng phải cao, phải tuyến tính,.

- Đặc tính tần số phải ổn định khi nhiệt độ biến thiên.
* Tách sóng tín hiệu điều tần sử dụng vòng khóa pha: PLL khi sử dụng có kết cấu cao
sao cho tần số dao động tự do W
0
trùng với tần số trung tâm của tín hiệu điều tần. Tần số của
mạch VCO bám theo tần số của tín hiệu đã điều tần ở đầu vào và điện áp ra bộ lọc phải tỷ lệ
với ∆W.
2.2.8 Các mạch điều chỉnh trong máy thu vô tuyến điện
*Mạch tự động điều chỉnh, điều hưởng tần số.
Do sự kém ổn định của tần số tín hiệu và tần số dao động ngoại saitạo ra làm cho tần số
trung gian f
IF
không ổn định. Do đó, phổ của tín hiệu không lọt vào dải thông của bộ khuếch
đại trung tần đầy đủ gây nên méo dạng tín hiệu. Vì vậy yêu cầu cần sử dụng mạch AFC
(Automatic Frequency Control) để có sự ổn định tần số trung tần cao.
Nguyên lý mạch: một phần tín hiệu đầu ra của bộ KĐTT qua mạch tách sóng tần số để
đưa ra tín hiệu điện áp tỉ lệ với sự chênh lệch tần số trung tần. Điện áp này sau khi được lọc và
khuếch đại sẽ qua mạch điều chỉnh tác động vào mạch tạo dao động ngoại sai làm cho sự sai
lệch tần số trung tần được giảm bớt.
Mạch tự động điều khiển tần số sẽ cảm biến theo mức tín hiệu trung bình và kiểm tra độ
sai lệch tần số, qua đó tự động điều hưởng tần số cho phù hợp.
Trong máy thu hiện nay người ta thay mạch AFC bằng một mạch vòng khóa pha PLL
hoạt động theo nguyên tắc vòng điều khiển có sơ đồ như sau:

Hình 2.3: Mạch thu tần số sử dụng vòng khóa pha
*Mạch tự động điều chỉnh hệ số khuếch đại.
Nhiệm vụ của mạch AGC là làm cho điện áp, công suất tải đầu ra ổn định khi tín hiệu
vào thay đổi hoặc do nguyên nhân bên trong gây ra. Trong máy thu, mạch AGC được sử dụng
trong mạch KĐCT và KĐTT.
Do ảnh hưởng của Pha-đinh làm cho pha của các tín hiệu đến máy thu không đều dẫn

đến hiện tượng thăng giáng tín hiệu, một phần nữa là do khoảng cánh thông tin khác nhau nên
công suất thu cũng khác nhau. Để đảm bảo tín hiệu thu ổn định, bắt buộc và cần thiết phải sử
dụng mạch AGC để hiệu chỉnh hệ số khuếch đại tín hiệu sao cho đủ lớn và ổn định đảm bảo
chất lượng thông tin tốt nhất.
Tách sóng
pha
Lọc thông
thấp
VCO
Mạch chia
tần(N)
U
d
U
d1
f
ch
fr
W
r1
15
Nguyên tắc của mạch AGC là tạo ra một điện áp (dòng điện) phụ thuộc vào mức tín hiệu
vào để đưa về làm biến đổi hệ số khuếch đạicủa các phần tử khuếch đại trong các mạch KĐCT
và KĐTT. Mặt khác điện áp đầu ra của bộ KĐTT được đưa vào bộ tách sóng AGC, tạo ra điện
áp một chiều thay đổi theo điện áp thành phần sóng mang của tín hiệu. Điện áp cảm biến này sẽ
khống chế một hoặc nhiều tầng KĐCT , trộn tần và KĐTT mà vẫn đảm bảo hồi tiếp âm tại mỗi
tầng. Việc khống chế này được thực hiện qua sự tác động làm thay đổi điểm làm việc dẫn đến
thay đổi các thông số của phần tử khuếch đại.
16
PHẦN III: PHÂN TÍCH SƠ ĐỒ KHỐI MÁY THU JSS-800( PHẦN THU)

3.1 Khái quát về thiết bị JSS-800.
Việc tự động hóa ở mức độ cao và việc sử dụng công nghệ số và việc sử dụng công
nghệ số đã thực sự nâng cao độ tin cậy của hệ thống GMDSS.
Thiết bị vô tuyến MF/HF JSS-800 được thiết kế để phục vụ cho việc thông tin liên lạc ở
cự lit trung bình và dài, hệ thống tích hợp này đáp ứng được tất cả các yêu cầu mà hệ thống
GMDSS đặt ra đối với một thiết bị vô tuyến hàng hải MF-HF. Hơn nữa thiết bị JSS-800 được
thiết kế thận lợi cho việc lắp đặt. Hệ thống bao gồm: 1 máy thu phát MF/HF, thiết bị gọi chọn
số (DSC), 1 máy thu DSC cho MF và HF, thiết bị NBDP. Các khối này được dùng cho dữ liệu
số là rất lý tưởng với việc tự động xử lý thông tin cấp cứu, thông tin an toàn và thông tin thông
thường.
Chúng ta có thể bảo dưỡng đơn giản và kiểm tra bằng chức năng tự kiểm tra có sẵn và
bằng modul của từng khối riêng biệt.
3.1.1 Đặc điểm:
*Điều khiển chung
Để cùng một lúc đáp ứng được các yêu cầu về chức năng thông tin của hệ thống
GMDSS là cải thiện chứ năng thông tin thông thường và tách khỏi việc gia tăng sự phức hợp
mà vẫn đảm bảo được chức năng làm việc, vì thế thiết bị được quy ước kết hợp kiểu sắp xếp
theo modul. Do vậy các modul được tích hợp thành một hệ thống và được điều khiển bởi một
modul điều khiển trong hệ thống. Modul sẽ điều khiển và phân tích các lệnh rồi đưa ra lệnh
điều khiển tới các modul khác trong hệ thống nhằm đáp ứng nhu cầu khai thác.
*Khả năng hoạt động.
Những hoạt động chung bao gồm: Thông tin, điều chỉnh và việc thực hiện điều khiển
được hợp nhất thành một màn hiển thị lớn có thể hiển thị được 25 dòng, mỗi dòng có 80 kí tự.
Thêm vào đó là một bàn phím dùng để soạn ra các bức điện DSC và NBDP phát đi và
máy in để thu các bức điện để in ra.
Các cuộc gọi khẩn cấp, cấp cứu có thể phát đi bằng cách ấn phím Distress, JSS-800
cũng có thể được bố trí để trực canh tự động đối với các cuộc gọi cấp cứu từ các tàu hoặc từ
các đài xa bờ bằng DSC.
Do vậy ta có thể thấy thiết bị đáp ứng được tương đối đầy đủ các yêu cầu của tổ chức
quốc tế và được ứng dụng rộng răi trong các đội tầu .

*Cấu hình.
Với cấu hình tiêu chuẩn là khối hệ thống và bộ điều hưởng anten treo tường, JSS-800
cũng có thể được tách ra thành các modul riêng rẽ và được đóng hộp như ở các bàn điều khiển
vô tuyến hiện nay để việc sử dụng được phù hợp với không gian làm việc và thuận lợi cho
người khai thác.
Thiết bị JSS–800 còn có các nguồn dự trữ dùng để bổ trợ cho nguồn chính. Nó được
dùng như nguồn sự cố để cung cấp cho thiết bị vô tuyến VHF, thiết bị INM và đèn báo động.
Nguồn cung cấp được lắp sẵn bộ nạp điện để đảm bảo cho thiết bị vẫn hoạt động liên tục khi
xảy ra sự cố.
Có chuyển mạch nguồn cung cấp phụ để cung cấp cho thiết bị ngoại vi của máy VHF,
thiết bị INMARSAT và các đèn báo động.
17
3.1.2 Các thông số kỹ thuật cơ bản của máy thu JSS-800:
Để đánh giá khả năng làm việc và khai thác hiệu quả nhất của thiết bị JSS-800 thì người
ta dựa vào các thông số kỹ thuật sau.
- Dải tần công tác:
+ Tần số phát: 1.6 MHz ÷ 27.5 MHz, bước nhảy tần số: 100 Hz.
+ Tần số thu: 90KHz ÷ 29.9999 MHz, bước nhảy tần số: 100 Hz.
- Độ ổn định tần số: Trong vòng 10 Hz (0.3 ppm max).
- Sự lựa chọn tần số :
+ Gồm tất cả các kênh mà ITU quy định (trong nghiệp vụ hàng hải quy định).
+ Việc gọi lại sử dụng 1600 kênh nhớ hoặc đặt tần số trực tiếp.
+ Chọn một tần số cho từng chế độ phát xạ: 2182 KHz cho chế độ( H,E), 2187.5 KHz
cho chế độ (F,B) và 8414.5 KHz cho chế độ (F,B).
- Thời gian chuyển tần số:
+Thời gian chuyển kênh tối đa là 50s.
+ Chuyển băng tần tối đa 15s.
- Các phương thức làm việc: J3E, H3E, A1A, F1B, J2E, H2B
- Phương thức thông tin: Đơn công hoặc song công.
- Nguồn cung cấp: 90

÷
132 VAC/180
÷
246 AVC 1 pha, 50/60 Hz.
+ Thu tối đa 0.5kVA, phát tối đa 2kVA
+ Máy phát MF/HF (NSD – 81)
Máy phát ở dải MF/HF là một phần chức năng của của thiết bị vô tuyến JSS-800. Các
thông số kỹ thật của máy phát giúp cho việc lựa chọn chế độ hoạt động tối ưu nhất và đảm bảo
thiết bị hoạt động trong phạm vi cho phép.
- Tần số: 1.6 MHz
÷
27.5 MHz, số kênh 245751 (bước nhảy tần số 100Hz).
- Phương thức phát xạ: J3E, H3E, F1B, A1A, J2C, H2B.
- Độ ổn định tần số: trong ṿng ± 10 Hz.
- Công suất ra:
* Khi làm việc với nguồn AC :
Chế độ 2182 KHz 1.6
÷
4 MHz 4
÷
27.5 MHz
H3E 200/150/100/75 W ― ―
J3E, J2C ― 200/150/100/75 W 200/150/100/75 W
F1B, A1A ― 200/150/100/75 W 200/150/100/75 W

* Khi làm việc với nguồn DC:
Chế độ 2182 KHz 1.6
÷
4 MHz 4
÷

27.5 MHz
H3E 100/75W ― ―
J3E, J2C ― 100/75W 150/100/75W
F1B, A1A ― 100/75W 150/100/75W
H2B ― 100/75W 150/100/75W
18
- Ở tần số: 1.6
÷
4 MHz, việc đo lường công suất ra sử dụng một tải giả 10Ω + 120pF.
- Ở dải tần: 4
÷
27.5 MHz, việc đo lường công suất ra sử đụng một tải giả 50Ω.
- Những điều kiện công suất ra: không được lớn hơn công suất danh định 20%, và không
được nhỏ hơn công suất danh định 50%. Công suất ra tối thiểu là 60W.
- Điều chỉnh công suất: Công suất ra được điều chỉnh ở hai mức cao và thấp.
- Độ rộng băng tần bị chiếm giữ :
+ Với chế độ J3E, H3E, J2C, H2B tối đa là 3KHz.
+ Với chế độ F1B, A1A tối đa là 0.5 KHz.
- Công suất lớn nhất của việc phát sinh tạp âm bên ngoài tần số lệch cộng hưởng 500Hz
phải nhỏ hơn 500mW.
- Phương thức J3E và H3E :
1.5KHz
÷
4.5KHz: tối thiểu 31 dB
4.5KHz
÷
7.5KHz: tối thiểu 38 dB
Trên 7.5Hkz : tối thiểu 43 dB
- Công suất mang: độ suy giảm sóng mang tối đa là 40 dB (phương thức J3E)
- Tiếng ồn và độ nhiễu chung: tối thiểu là 20 dB

- Tần số âm tần: 1500 Hz
- Phương thức điều chế: điều chế cân bằng ở mức công suất thấp.
- Đường vào microphone: 600Ω cân bằng từ -50
÷
-20 dBm (chuẩn là -30 dBm)
- Bộ phát tín hiệu cấp cứu 2 âm thanh: được cài đặt sẵn.
- Bộ điều khiển (NCH – 801/802)
- Các thành phần được điều khiển: nguồn cung cấp gồm cả AC và DC, máy phát, máy
thu MF/HF, thiết bị DSC, thiết bị NBDP, máy thu trực canh DSC, chương trình tần số, kiểm tra
tự chuẩn đoán.
- Tốc độ thực hiện điều khiển: 4800 baud/s
- Giao diện với các modul khác: sử dụng dao diện RS 422
- Loan báo: H3E/2182 KHz, DSC/2187.5 KHz và DSC/8414.5 KHz
- Ngoài ra còn có một số chức năng khác như: hiển thị, loa, micro bóp và điều chỉnh
ánh sáng.
*Bộ điều hưởng anten (NFC – 801/802)
- Dải tần công tác: 1.6 MHz
÷
27.5 MHz
- Công suất vào lớn nhất: 400W
- Loại anten: sử dụng anten đứng 10m hoặc anten dây hình chữ T.
- Trở kháng sau điều hướng: 50Ω VSWR ≤ 2 (Voltage standing – ware ratio)
- Phương thức điều chỉnh: điều chỉnh tự động dưới sự kiểm soát của CPU, hoặc điều
chỉnh đặt trước.
- Thời gian điều chỉnh: điều chỉnh tối đa 15 giây
- Nguồn cung cấp: nguồn 24 VDC, 3A (max)
3.1.3 Sơ đồ khối của máy thu JSS-800
Sơ đồ khối của thiết bị JSS-800 gồm các khối sau: Khối hệ thống chứa bộ khuếch đại
công suất, khối kích ( bao gồm khối phát SSB và bộ đổi tần ), máy thu DSC–MF/HF, máy thu
NBDP–MF/HF, máy thu trực canh DSC và mạch cung cấp nguồn ( bao gồm bộ biến đổi DC –

DC và bộ nạp điện ). Khối hệ thống có thể chứa cả bộ điều khiển NCH–801, và các khối được
bố trí như sơ đồ:
19

Hình 3.1: Sơ đồ khối của thiết bị JSS–800
* Bộ kích thích:
Khối kích thích gồm hai khối nhỏ là:
+ Mạch tạo tín hiệu SSB–CME 252A
+ Bộ đổi tần CNC–251A
Mạch tạo tín hiệu SSB:
+ Mạch khuếch đại tín hiệu điều chế AF, mạch điều chế SSB dùng để tạo tín hiệu SSB
với với sóng mang 455KHz, mạch tạo tín hiệu VCO để bật và tắt theo mức tín hiệu AF, mạch
cộng sóng mang để cộng tín hiệu sóng mang ở mức thích ứng với chế độ của tín hiệu ra với tín
hiệu ra của mạch điều chế SSB, một mạch điều khiển mức ra RF dùng tín hiệu DC để thiết lập
công suất phát cho mỗi băng tần phát, một mạch tín hiệu ra RF để giám sát mức ra RF của bộ
tạo tín hiệu SSB và một mạch vi xử lư.
+ Tín hiệu AF (tín hiệu âm thanh) được biến đổi thành tín hiệu SSB với sóng mang
455KHz để cung cấp cho mạch tạo tín hiệu SSB. Tín hiệu SSB này được dùng cho mạch biến
đổi tần số để biến đổi thành tần số phát. Mạch vi xử lư gồm 1 CPU với mạch ngoại vi RAM
256byte, cùng với 1 EPROM 256Kb và bộ biến đổi D/A.
20
Anten
Dành cho (NCH - 801)
Khối hệ thống
NCU – 800
- Bộ kích ( gồm khối phát
SSB và khối điều tần )
- Thiết bị DSC
- Thiết bị NBDP
- Hệ thống điều khiển tại chỗ

- Máy thu MF/HF
- Máy trực canh DSC
- Nguồn cung cấp: bao gồm
nguồn AC và DC
Bộ điều hưởng anten
NFC-802
Bộ điều khiển
NCH - 802
Bàn phím
CDK - 802
Máy in
NKG - 700
Dành cho (NCH - 801)
Nó dùng dữ liệu chuỗi từ bộ điều khiển các dữ liệu sau đây:
- Cài đặt hệ số chia sẽ phù hợp với tần số phát ( gửi đến mạch dao động của bộ đổi tần)
- Chế độ được cài đặt
- Thông tin về công suất (lựa chọn H/L và đặt mức công suất ra)
- Tín hiệu báo động
Bộ đổi tần (CNC – 251A):
+ Bộ đổi tần bao gồm: mạch biến đổi tần số và bộ dao động nội
+ Việc biến đổi thành tần số phát thì sử dụng bộ dao động nội dùng bộ tổng hợp tần số
với 4 hệ thống mạch vòng khóa pha PLL, mỗi hệ thống có mạch UNLOCK để phát hiện sự
không đồng bộ của các pha.
+ Bộ biến đổi tần số sử dụng hai bộ trộn với các tần số dao động nội đưa đến từ mạch
dao động nội, khối lọc BPF và LPF cũng được sử dụng sau mỗi bộ trộn.
+ Tín hiệu sau khối CNC–251A là tín hiệu có tần số sóng mang f
0
= 1.6 ÷ 27.5MHz
*Thiết bị DSC (CDJ–1085):
+ Thiết bị DSC chịu trách nhiệm về việc kết nối thông tin số và đặc biệt là xử lý tự động

các thông tin cấp cứu an toàn và thông tin thông thường. Việc cài đặt, điều khiển, hiển thị tần
số các cuộc gọi được thực hiện bởi khối điều khiển tại chỗ.
+ Thiết bị DSC bao gồm mạch vi xử lư Modem, mạch dao diện ra/vào RS 232, modem
RS bao gồm bộ phận chính mức phát tín hiệu AF mạch AGC, các mạch lọc tín hiệu không gian
và bộ dò sóng.
+ Bộ vi xử lý là CPU 112,388MHz và gồm hai mạch khớp nối liên tiếp, hai mạch hẹn
giờ và mạch MMU (Memory management unit – khối quản lư nhớ). Bộ SRAM không xóa cấu
thành nên mạch ngoại vi để giữ dữ liệu được tạo bởi bộ điều khiển dùng cho các cuộc gọi cấp
cứu.
+ Mạch IC hẹn giờ vốn là mạch ngoại vi của CPU, tạo ra 3 clock sau:
- Tần số đánh dấu (1685Hz và tần số không gian 1785Hz) các tín hiệu FS
- Tín hiệu clock cho phần mềm đồng bộ.
- Tín hiệu clock 10ms cho việc gửi dữ liệu từ CPU.
* Thiết bị NBDP:
+ Thiết bị NBDP gồm bộ vi xử lý được yêu cầu cho việc điều khiển các thông tin Telex,
thêm các hệ thống nhớ là EPROM 64Kb, RAM 2Kb, EPROM 8Kb yêu cầu về dữ liệu trong
thông tin telex là phải được tạo ra bởi bộ điều khiển bằng bộ điều khiển thông qua mạch điều
khiển tại chổ trong khối hệ thống.
+ Thiết bị NBDP cũng bao gồm các mạch sau: mạch vi xử lý, mạch vào/ra RS–323C,
mạch AGC, một Modem FS có bộ điều chỉnh mức vào đường tín hiệu AF và bộ dò sóng đường
FS vào. Bộ xử lư chính là một CPU 9,216MHz.
* Nguồn cung cấp NBL – 801:
Nguồn cung cấp hoạt động với các nguồn AC và DC. Bộ biến đổi DC – DC cung cấp
điện áp DC ổn định cho các khối khuếch đại công suất.
Các đặc tính kỹ thuật vào và ra của mạch biến đổi DC/DC như sau :
- Đầu vào:
Hệ thống xoay chiều một pha 100V, (50/60Hz): 90V
÷
132 VDC
Hệ thống xoay chiều một pha 200V, (50/60Hz): 180V

÷
264 VAC
- Đầu ra :
(+) 26,0V: 1A và 2,5A để điều khiển điện áp và các mạch điện áp thấp.
21
(+) 13,8V: 0,7A và 4,5A cho các mạch điện áp thấp.
(- ) 13,8V : 0,1A và 0,3A cho các mạch điện áp thấp.
(+) 5,2 V : 1,0A và 2,0A cho các mạch điện áp thấp .
(+) 80V : 10A cho các đầu vào AC, 6A với các đầu vào DC cho mạch KĐCS.
(+) 33V : 27A cho việc nạp Acqui.
- Mạch nạp cho Acquy sẽ thay đổi điện áp cho Acquy đạt tới mức đã định với dòng cố
định là 27A. Tại đó mạch điều khiển điện áp cố định có chức năng làm thấp hơn dòng nạp và
duy trì điện áp ở mức đă định.
- Có hai cách nạp: nạp tự do và nạp cân bằng, để chuyển đổi hai phương pháp này bằng
nút CHARGE ở trên khối TX.
- Nếu đặt phím CHARGE chuyển về ORDINARY là đặt chế độ nạp tự do, cụ thể bằng
cách đóng mạch Acqui. Đây là phương pháp thông dụng để Acqui luôn được giữ ở mức nạp
đầy.
- Nếu đặt nút CHARGE chuyển về EQUAL là đặt chế độ điện áp nạp cân bằng thực
hiện bằng cách đóng mạch Acqui. Ở cách này mỗi bộ Acqui sẽ được nạp bằng nhau.
* Bộ điều khiển tại chỗ (CDJ–1800):
+ Mạch điều khiển tại chỗ là mạch chính trong hệ thống điều khiển JSS–800. Mạch có
nhiệm vụ điều khiển tín hiệu điện báo, tín hiệu thoại và thông tin dữ liệu thông qua bộ điều
khiển.
+ Khối CDJ–800 bao gồm CPU (kể cả ROM 256 byte) các mạch ngoại vi gồm ERROM
– 32 Kb, EERROM – 8 Kb, mạch BK, mạch KEY, mạch MIC và điều khiển đường tín hiệu
AF.
+ Các mạch ngoại vi và CPU điều khiển dữ liệu thông qua các mạch vào - ra dữ liệu
(bao gồm 4IC với 2 kênh vào ra) của 8 bộ phân sau:
- Bộ điều khiển từ xa.

- Khối phát kích (máy phát SSB).
- Khối điều chỉnh anten máy phát.
- Máy thu MF/HF.
- Máy thu trực canh.
- Thiết bị DSC.
- Thiết bị NBDP.
- Hệ thống định vị GPS.
+ Dữ liệu chuỗi được cấu tạo như sau:
- Các lệnh từ xa và dữ liệu nội dung từ xa. Điều khiển tại chỗ, DSC và NBDP
- Các lệnh máy thu và máy thu trực canh
- Các lệnh từ khối kích và bộ điều hưởng anten
- Dữ liệu vị trí và thời gian từ thiết bị GPS
CPU có một cửa sổ vào/ra để kiểm tra các kết quả điều khiển và khai thác, điều khiển
hiển thị các bức điện từ các thiết bị tương ứng, kiểm tra chuẩn đoán và hiển thị các vấn đề về
nhận dạng. Khác với sự thiết lập trạng thái ban đầu và sự chuẩn đoán của hệ thống, các mạch
điều khiển tại chổ không đưa ra bất kỳ một dữ liệu nào.
Mạch B/C thực hiện bằng cách điều khiển các đường – BK của bộ điều khiển thiết bị
DSC, thiết bị NBDP, máy thu MF/HF, máy thu trực canh, bộ kích (mạch phát SSB). Khi điều
kiện làm việc phím của các thiết bị tương ứng được thỏa măn, mạch phím điều khiển đóng vai
trò là phím điều khiển của máy kích phát (mạch phát SSB bộ khuếch đại công suất, bộ điều
22
hưởng anten tại chổ cũng điều khiển việc chuyển mạch các đường MIC và AF đối với các bộ
phận khác nhau.
3.2 Phân tích sơ đồ khối máy thu
* Sơ đồ NRD-740
*Máy thu gồm các khối:
- CFL– 269 RF TUNE: Mạch vào dải rộng.
- CFH– 59 IF FILTER: Mạch lọc tạp âm.
- CAF – 339 RF AMP: Mạch khuếch đại cao tần.
- CAE – 263 IF AMP: Mạch khuếch đại trung tần.

- CGA – 153 LOOP1: Bộ tổng hợp dao động tạo dao động nội thứ nhất.
- CGA – 154 LOOP2: Bộ tổng hợp tạo dao động nội thứ hai.
- CGD – 142 MREF/BFO: tạo tín hiệu kiểm tra trung tần IF TS và tín hiệu kiểm tra tần
số vô tuyến RF TS.
- CDC – 617MCPU: Điều khiển hoạt động của toàn mạch.
*Nhiệm vụ các khối:
- Mạch vào: có nhiệm vụ chọn lọc tần số cần thu. Tín hiệu được chọn đưa vào khối K/Đ
cao tần, Ở đây không quan trọng hệ số khuếch đại mà điều quan trọng là tỉ số S/N.
- Khối đổi tần: trộn tần số từ khối khuếch đại cao tần với tần số ở khối dao động nội để
đưa ra tần số không đổi F
tt
tần số này được đưa qua khối khuếch đại nữa, tầng khuếch đại này
quyết định độ nhạy của máy thu.
- Mạch K/Đ trung tần: Khuếch đại tín hiệu đủ lớn.
- Khối tách sóng: Tách tín hiệu cần thu ra khỏi sóng mang cao tần.
- Khối khuếch đại công suất: Khuếch đại công suất tín hiệu đủ lớn đưa ra loa.
*Phần thu của máy thu đổi tần JSS-800:
- Máy thu sử dụng phương thức đổi tần kép với tần số trung tần thứ nhất 70.455 MHz và
tần số trung tâm thứ hai 455 KHz. Tất cả các tín hiệu nội của máy thu được cấp từ bộ tổng hợp
tần số điều khiển kỹ thuật số mà nó dùng các cách tổng hợp trực tiếp và một mạch vòng khóa
pha (PLL) với bộ dao động chuẩn 20 MHz (đầu vào từ CME – 252A: SSB-GENERATOR ,
DTCXO 20 MHz).
* CFL – 269 RF TUNE
- Các tín hiệu từ anten đi vào máy thu có tần số từ 90 KHz đến 29.9999 MHz trước tiên
nó đi qua mạch TEST để kiểm tra xem máy đă sẵn sàng làm việc chưa, sau đó được đưa qua
mạch bảo vệ ARRESTER và BK RELAY. Mạch này có tác dụng bảo vệ máy thu khi mà tín
hiệu từ máy phát được đưa tới anten nhưng không được đưa vào máy thu do lúc này Rơle BK
đã được ngắt ra khỏi anten. Khi rơle của bộ suy giảm tín hiệu vào làm việc, bộ suy giảm 20 dB
được chèn vào đường truyền tín hiệu trước khi tín hiệu thu được đưa tới mạch điều chỉnh.
- Khi Rơle của bộ suy giảm tín hiệu vào làm việc, bộ suy giảm 20 dB được chèn vào

đường truyền tín hiệu trước khi tín hiệu thu được đưa tới mạch điều chỉnh – DIODE SWITCK.
Nhằm mục đích đo và kiểm tra xem khi tiến gần trạm phát thì máy thu có thu được tín hiệu lớn
nhất không. Để máy thu hoạt động ổn định th́ ta phải suy giảm tín hiệu đó xuống.
- Mạch điều chỉnh gồm có 8 mạch điều chỉnh khác nhau bao phủ dải tần từ 0.09MHz tới
30MHz ( một bộ lọc thông thấp 540 KHz chèn vào băng tần từ 540 KHz tới 1600 KHz). Thêm
vào đó, mỗi mạch điều chỉnh chia dải tần số được chỉ định thành hai mạch cho việc điều chỉnh.
23
Khi đó cần thu đoạn tần số nào mạch điều khiển sẽ đóng mạch và tương ứng với đoạn tần số
đó.
- Để đóng mở các mạch vào ta sử dụng các chuyển mạch bằng diode. Máy vi tính nội
điều chỉnh chuyển mạch điều chỉnh và định thiên điểm làm việc cho Diode điện dung để thích
ứng với việc đặt tần số.
*CAF – 339 RF AMP
- Tín hiệu thu từ chuyển mạch diode được đưa vào bộ lọc thông thấp 35 MHz để chia
nhỏ tín hiệu ra. Mạch lọc này chỉ cho phép tần số nhỏ hơn hoặc bằng 35 MHz đi qua.Sau đó
được khuếch đại bởi bộ khuếch đại cao tần băng rộng (hay nói cách khác là mạch làm gia tăng
tỉ số S/N).
- Tín hiệu sau bộ khuếch đại cao tần được trộn với tín hiệu có tần số từ 70.545 MHz đền
100.454999 MHz được lấy từ bộ dao động nội thứ nhất Loop1. Tín hiệu sau bộ trộn được đưa
qua bộ lọc nhiễu ảnh 70.455MHz, độ rộng băng thông khoảng 16KHz để thu được tần số trung
tâm thứ nhất là 70.455 MHz. Tần số này được đưa qua bộ khuếch đại trung tần để loại bỏ tần
số ảnh, đồng thời chống nhiễu pha-dinh. Sau đó được đưa vào bộ trộn thứ hai để trộn với tần số
70MHz từ bộ dao động nội thứ hai đưa tới.Kết quả sau khi trộn hai tín hiệu này với nhau ta thu
được hai tần số là 455KHz và 140.455 MHz. Rồi được lọc để thu được tần số là 455 KHz.
*CFH - 59 IF FILTER
- Thành phần đầu ra đã được biến đổi từ bộ trộn thứ hai có tần số 455 KHz lại tiếp tục
được truyền đi qua Rơle rồi thông qua bộ lọc thấp với tần số trung tâm là 455 KHz và độ rộng
băng thông là 12KHz tới cổng vào bộ khử.
- Đồng thời tín hiệu này cũng được đưa tới bộ khuếch đại nhiễu gồm có 3 mạch khuếch
đại nhiễu (NOISE AMP), bộ tách sóng AGC, bộ khuếch đại AGC AMP, bộ tách tạp âm NOISE

DCJ và bộ điều khiển cổng của bộ khử nhiễu NB GATE. Sau khi qua cổng bộ khử nhiễu, tín
hiệu thu được đưa qua bộ lọc băng gồm có 4 dải tần có độ rộng băng danh định các tần số
6KHZ, 3KHz, 1KHz, 0.3KHz.Việc lựa chọn dải tần này cũng được thực hiện bằng chuyển
mạch.
*CAE – 263 IF AMP.
- Gồm có 4 bộ khuếch đại trung tần nhằm làm tăng hệ số khuếch đại và tăng độ nhạy
của máy thu được thực hiện bằng mạch tự động điều khiển hệ số khuếch đại AGC.
- Tín hiệu ra mạch lọc nhiễu được đưa vào mạch KĐTT 1, 2, 3, 4.Tín hiệu ra từ bộ
KĐTT thứ 3 được đi qua bộ khuếch đại sóng mang CAR AMP để nhằm khôi phục tín hiệu
sóng mang. Rồi tiếp tục đi tới mạch ra trung tần và vào bộ giải điều chế DEMO cùng với tín
hiệu được đưa vào bộ KĐTT thứ 3. Sau giải điều chế ta thu được các tín hiệu điều khiển . Các
tín hiệu này được đưa vào bộ SQL MUTE qua bộ điều chỉnh VOLUME to nhỏ điều chỉnh tần
số theo ý muốn và qua bộ khuếch đại âm tần AF AMP rồi đưa ra loa.
- Điện áp AGC được tách ra bởi mạch AGC rồi được cấp trở lại cho bộ khuếch đại trung
tần thứ nhất và thứ hai để điều khiển hệ số khuếch đại của mỗi bộ khuếch đại. Tần số trung tần
ra là 455KHz được đưa tới IF OUT của bộ nối với giải điều chế DSB, mạch giải điều chế làm
việc như một bộ giải điều chế đồng bộ bằng việc tách thành phần song mang ra khỏi tín hiệu.
Đối với việc giải điều chế non-DSB việc giải điều chế BFO được cung cấp bởi bộ tổng hợp và
mạch giải điều chế làm việc như một bộ giải điều chế thành phần. Một đầu ra giải điều chế
được đưa qua mạch điều chỉnh tới bộ khuếch đại công suất âm thanh. Tín hiệu ra của bộ
khuếch đại âm thanh được truyền tới loa hoặc tai nghe.
24
- Đầu ra của giải điều chế khác được đưa qua bộ cảm biến cố định rồi tới bộ khuếch đại
đường truyền thông qua một biến áp ra và ra tới mặt sau của bộ nối BK & LINE như một
đường ra cân bằng. Tín hiệu BK ngoài được đưa qua mạch điều khiển BK thông qua bộ ghép
quang để cách ly điện với tín hiệu bên ngoài từ điện thế nối đất chung của mạch ngoài máy thu.
Mạch điều khiển BK điều khiển Rơle BK vào cao tần và mạch AGC để bảo vệ máy thu khỏi sự
dư thừa tín hiệu vào quá lớn.
*Trong toàn bộ kết cấu của JSS-800 ta thấy:
Xuất hiện các tín hiệu RF TEST ( kiểm tra trung tần) và IF TEST (kiểm tra tần số vô

tuyến). Các tín hiệu này được điều khiển qua CPU nhằm mục đích kiểm tra xem các khối chức
năng còn hoạt động hay không hay hoạt động trong phạm vi cho phép nào. Các tín hiệu chuẩn
này được tạo ra bởi khối: CGD – 142MREF/BFO .Tín hiệu này còn dùng để kiểm tra các khối
modul trong trường hợp có modul nào đó không may bị hỏng.
- IF TS là đầu vào CAE-263 là mạch khuếch đại trung tần hiệu được tách bằng bộ tách
tự chuẩn đoán chuyên dụng trong CAE mạch KĐTT và đọc kiểm tra cho mức phù hợp. Kết quả
được hiển thị ở bộ điều khiển thông qua CDC-617MCPU, mạch lọc trung tần cũng được chuẩn
đoán bằng cách tương tự.
- Cạnh đó, RFTS là đầu vào mạch CFL-269 là mạch RF Tuner cũng được thực hiện việc
chuẩn đoán tương tự. Những quá tŕnh xử lý này được thực hiện bởi CDC-617 MCPU.
*Nguồn cung cấp cho máy thu chia thành các đường +12V cho mạch tổ hợp khuếch đại
công suất âm thanh và cho các transistor, FET mạch tổ hợp tuyến tính và các mạch bán dẫn
khác.
Từ đây ta có thể nhận thấy Máy JSS-800 có phần thu và phần phát được thiết kế trên
cùng một thiết bị vì thế mà hoạt động của nó rất chặt chẽ với nhau.
*Bộ tổng hợp:
- Bộ tổng hợp tần số trong máy thu MF/HF sử dụng:
+ LOOP1 (CGA 153) để tạo dao động nội thứ nhất sử dụng cho bộ trộn tần 1 lần với
fdđn1 = 70.545 MHz ÷ 100.454999 MHz. LOOP1 còn tạo ra tín hiệu kiểm tra tần số vô tuyến
RF TS.
+ LOOP2 (CGA 154) để tạo dao động nội thứ hai cho bộ trộn tần hai lần với
fdđn2=70MHz, ngoài ra loop2 còn tạo ra dải tần số từ 75 MHz ÷ 105 MHz đưa sang LOOP1
làm tần số di tần nội.
+ LOOP (CGD 142 MREF/BFO) tạo tần số chuẩn cho LOOP1 và LOOP2. LOOP3 còn
tạo ra sóng mang BFO với f= 455 ± 10 KHz để phục vụ cho việc giải điều chế. Ngoài ra
LOOP3 còn tạo ra tín hiệu kiểm tra tần số trung tâm IF TS.
*Bộ điều khiển.
CDC-617, mạch CPU điều khiển toàn bộ sự làm việc của máy thu. Bộ điều khiển tạo ra
tín hiệu yêu cầu điều khiển máy thu và bộ tổng hợp, như đă mô tả ở trên, ở cùng tình trạng với
bảng hoạt động bộ điều khiển. Bộ điều khiển cũng quản lý cả sự trao đổi thông tin với các khối

ngoài như bộ cài đặt giờ, bộ điều khiển trao đổi thông tin và điều khiển hiển thị. Bộ điều khiển
gồm một máy tính loại 8 bit.
-Máy tính được đặt trong bảng làm việc bộ điều khiển. Máy tính điều khiển mạch điều
hưởng máy thu bằng việc tạo ra băng RF, chuyển thông tin tương ứng với tần số thu được cài
đặt trên bảng làm việc và bằng cách tạo ra điện áp điều chỉnh từ một bộ biến đổi D/A. Sao đó
máy tính điều khiển mạch RF/BF và Loop2 của bộ tổng hợp bằng cách gửi tần số cài đặt thông
tin tương ứng với tần số thu và chế độ thu tới các mạch điện. Máy tính thực hiện việc điều
25

×