Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Những nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển ngành công nghệ thông tin Ấn Độ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.25 KB, 18 trang )

Những nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển
Những nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển
ngành công nghệ thông tin Ấn Độ
ngành công nghệ thông tin Ấn Độ
MỤC LỤC:
MỤC LỤC:
Trang
Danh mục các từ viết tắt...........................................................................................4
Tóm tắt nội dung chính............................................................................................5
Giới thiệu chung.......................................................................................................6
Những thành tựu về CNTT của Ấn Độ...................................................................8
Những nguyên nhân dẫn đến thành công của ngành CNTT Ấn Độ ...................11
Những mặt còn tồn tại............................................................................................15
Bài học đối với Việt Nam.......................................................................................17
Tài liệu tham khảo..................................................................................................20
1
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các từ viết tắt
CNTT : công nghệ thông tin
2
Tóm tắt nội dung chính
Tóm tắt nội dung chính
Ấn Độ là một quốc gia Nam Á với dân số lớn thứ hai thế giới, nên gặp rất nhiều khó
khăn trong phát triển kinh tế cũng như xã hội. Nền kinh tế Ấn Độ trước những năm 80 của thế
kỉ XX rất trì trệ và kém phát triển do chủ trương tự cung tự cấp với mô hình kinh tế tập trung,
hướng nội. Nhưng đến những năm 90, Ấn Độ đã dần dần mở cửa nền kinh tế, thúc đẩy tư nhân
hóa các ngành công nghiệp thuộc sở hữu nhà nước, khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước,
vì thế, nền kinh tế đã dần dần phục hồi.
Đặc biệt, CNTT được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của Ấn Độ, đóng góp lớn vào
tăng trưởng GDP và doanh thu xuất khẩu. CNTT bùng nổ đã góp phần giải quyết việc làm, tăng
thu nhập cho người dân, thu hút một lượng lớn vốn đầu tư nước ngoài, thúc đẩy nền kinh tế


phát triển mạnh, và nâng cao vị thế của quốc gia Nam Á này. Hiện nay Ấn Độ được cả thế giới
kính nể vì sự phát triển vượt bậc trong lĩnh vực CNTT và trở thành trung tâm của cả thế giới về
dịch vụ CNTT.
Đạt được những thành công đó là do chính phủ Ấn Độ đã rất chú trọng vào việc đầu tư
cho giáo dục, đặc biệt là đào tạo nguồn nhân lực CNTT có tay nghề cao nhưng giá rẻ, tạo lợi
thế lớn về mặt chi phí. Ngoài ra, chính phủ cũng có những chính sách cụ thể để phát triển
ngành kinh tế mũi nhọn này, như: đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại, mở cửa nền kinh tế,
khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước…
Tuy nhiên, ngành CNTT Ấn Độ hiện nay cũng bộc lộ nhiều hạn chế: nguồn nhân lực
dồi dào nhưng vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao, đã đẩy tiền lương tăng
nhanh chóng, làm giảm lợi thế về chi phí và khả năng cạnh tranh của cường quốc CNTT này.
Trong khi CNTT bùng nổ thì các ngành khác lại chưa phát triển, ngay trong ngành CNTT cũng
phát triển không đồng đều giữa các khu vực, dẫn đến một điều tất yếu là khoảng cách giàu
nghèo ngày càng được nới rộng – đây là vấn đề nan giải của bất kỳ quốc gia nào.
Nghiên cứu sự phát triển CNTT Ấn Độ, thành tựu cũng như hạn chế, và những nguyên
nhân dẫn tới thành công của họ, chúng ta rút ra bài học đối với Việt Nam. Chúng ta cũng có
nhiều điểm tương đồng với Ấn Độ, và cũng có nhiều lợi thế để phát triển ngành CNTT, vậy
làm sao để thúc đẩy ngành công nghiệp chất xám này? Muốn vậy ta cần khắc phục một số hạn
chế trong hệ thống giáo dục, cơ chế thu hút đầu tư trong và ngoài nước sao cho hiệu quả, rút
gọn một số thủ tục hành chính rườm rà gây trở ngại cho họat động đầu tư của doanh nghiệp,
chính phủ cũng cần có các chính sách phù hợp và kịp thời với điều kiện thực tế.
3
I. GIỚI THIỆU CHUNG
I. GIỚI THIỆU CHUNG
1/ Sơ lược về tình hình kinh tế xã hội và thời điểm ra đời ngành CNTT ở Ấn Độ
1/ Sơ lược về tình hình kinh tế xã hội và thời điểm ra đời ngành CNTT ở Ấn Độ
Ấn Độ là nước có dân số lớn vào hàng thứ hai trên thế giới, nên đã phải đương đầu với nhiều
khó khăn về mặt kinh tế - xã hội.
Từ những năm 40 đến những năm 80, Ấn Độ chủ trương tự cung tự cấp với mô hình kinh tế tập
trung, hướng nội. GDP tăng trung bình 3,5%. Lạm phát gia tăng, các khoản trợ cấp nhà nước

tăng nhanh, lượng tiền từ nước ngoài chuyển về giảm mạnh. Trong khi đó, ngân sách dành cho
các ngành đầu tư không sinh lợi lại tăng lên một cách nhanh chóng. Ngân sách dành cho quốc
phòng từ 15,9% tổng ngân sách (năm tài khoá 1980 - 1981) đã tăng lên 16,9% (năm tài khoá
1987 - 1988). Các khoản trợ cấp nhà nước tăng từ 8,5% (năm tài khoá 1980 - 1981) lên 11,4%
(năm 1989 - 1990). Những điều này đã khiến nền kinh tế Ấn Độ sa sút trầm trọng.
Trong đa phần lịch sử độc lập của mình Ấn Độ luôn có khuynh hướng tiếp cận chủ nghĩa xã
hội, với quản lý chặt chẽ của chính phủ trên lĩnh vực tư nhân, thương mại nước ngoài, và đầu tư
trực tiếp nước ngoài.
Từ đầu thập kỷ 1990, Ấn Độ đã dần mở cửa thị trường thông qua các biện pháp cải cách kinh tế
bằng cách giảm bớt quản lý chính phủ trên thương mại nước ngoài và đầu tư. Tư nhân hoá các
ngành công nghiệp thuộc sở hữu nhà nước và mở cửa một số lĩnh vực cho các nhà đầu tư tư
nhân và nước ngoài dần xuất hiện trong những cuộc tranh luận chính trị. Ấn Độ cũng đặc biệt
chú trọng phát triển công nghệ, đẩy mạnh đầu tư vào các lĩnh vực mới đòi hỏi kĩ thuật cao và
các ngành sản xuất phục vụ xuất khẩu. Ấn Độ đã bắt đầu chú trọng phát triển công nghiệp.
Nhưng khác với nền kinh tế Trung Quốc – vốn được xem như “ công xưởng sản xuất của thế
giới”, Ấn Độ đã chọn cho mình một chiến lược phát triển kinh tế khác. Quốc gia Nam Á này
không sử dụng tài nguyên thiên nhiên hay sức lao động tay chân, mà sử dụng sức mạnh trí tuệ
làm “chất xúc tác”, chọn dịch vụ làm sở trường cho nền kinh tế. Hiện Ấn Độ đang tập trung
vào CNTT ( IT ), dịch vụ văn phòng, tài chính ngân hàng, nghiên cứu và chế tạo dược phẩm –
những lĩnh vực năng động nhất của thế giới.
Năm 1996, mốc thời điểm Ấn Độ thực thi kế hoạch phát triển toàn diện ngành IT, đặc biệt là
phần mềm máy tính. Tiêu chí đưa ra là:”Công nghiệp phần mềm Ấn Độ là biểu mẫu cho sức
mạnh và thành công”. Ngành công nghiệp điện tử hiện đang là lá cờ đầu trong các ngành công
nghiệp của Ấn Độ. Đến nay, Ấn Độ có hơn 3,500 hãng sản xuất các sản phẩm điện tử khác
nhau, trong đó có hơn 350 hãng lớn, chiếm 70% tổng sản phẩm toàn ngành.
4
2/ Lợi thế ban đầu cho sự phát triển CNTT ở Ấn Độ
2/ Lợi thế ban đầu cho sự phát triển CNTT ở Ấn Độ
Ấn Độ được đánh giá cao về độ thích ứng với nền kinh tế thị trường và quá trình toàn cầu hóa
hiện nay. Những thuận lợi của Ấn Độ như lĩnh vực kinh tế tư nhân phát triển, tính dân chủ của

hệ thống quốc gia, kế toán theo chuẩn mực phương Tây, thị trường chứng khoán khởi sắc, tiếng
Anh được sử dụng rộng rãi …Ngoài ra phải kể đến đội ngũ đông đảo trên 1,8 triệu Ấn Kiều,
mà phần lớn trong số họ là những tài năng về kinh doanh và tư duy khoa học. Trong những
năm gần đây, có rất nhiều doanh nhân gốc Ấn về nước tìm cơ hội đầu tư.
Một xu thế dễ nhận thấy là cùng với sự trở mình của nền kinh tế, đa số các kĩ sư tài năng của
Ấn Độ chọn làm việc trong nước, thay vì phải sang các quốc gia Tây Âu hay Hoa Kỳ như
những thập niên trước đây.
Một số cựu sinh viên của các trường nổi tiếng về CNTT cho biết:” Ngay ở Ấn Độ, chúng tôi đã
được làm việc tại những công ty đa quốc gia, những tập đoàn hàng đầu thế giới. Đất nước đang
tăng tốc và sẽ có nhiều cơ hội nữa cho những người trẻ” hay “CNTT đã thúc đẩy sự phát triển
của Ấn Độ, thế hệ chúng tôi có thể đưa đất nước ra khỏi nghèo nàn lạc hậu”.
Thực tế cho thấy, quá trình phát triển kinh tế Ấn Độ mang dấu ấn khá ấn tượng của lĩnh
vực công nghệ. Một số chuyên gia nhìn nhận, chính đội ngũ lao động kỹ thuật số của Ấn Độ
đóng góp khá nhiều cho sự khởi sắc của nền kinh tế và sự thịnh vượng của xã hội.
Người dân Ấn Độ đang rất lạc quan về triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế. Cùng với sự
bùng nổ xuất cảng các dịch vụ liên quan đến lĩnh vực CNTT, Ấn Độ ngày càng có đội ngũ lao
động kỹ thuật cao đông đảo hơn.
5
II.NHỮNG THÀNH TỰU VỀ CNTT CỦA ẤN ĐỘ
II.NHỮNG THÀNH TỰU VỀ CNTT CỦA ẤN ĐỘ
Ngày nay trên thế giới người ta nhắc tới Ấn Độ như là một “cường quốc về CNTT”.
Bằng việc thực hiện các cuộc “cách mạng xám” ngay sau cuộc “cách mạng xanh” và “cách
mạng trắng” trong nông nghiệp, Ấn Độ đã nhanh chóng làm thay đổi hẳn bộ mặt của đất nước
mình, trở thành một trong 12 nền kinh tế lớn nhất thế giới, và là nước luôn giữ vị trí thứ hai trên
thế giới về tốc độ tăng trưởng, trở thành một trung tâm CNTT hàng đầu của lục địa Á - Âu
Khoa học công nghệ phát triển đã tác động một cách mạnh mẽ đến tốc độ phát triển
kinh tế của Ấn Độ, làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Ấn Độ từ ngành nông nghiệp truyền
thống sang các ngành công nghiêp và dịch vụ. Ngành dịch vụ của Ấn Độ có xu hướng tăng
trưởng mạnh hơn ngành chế tạo, đã góp phần thúc đẩy mạnh mẽ nền kinh tế nước này với mức
đóng góp vào tăng trưởng từ 40.6% GDP ( 1990 ) tới hơn 50% GDP ( 2006 ), và đang tăng

20% mỗi năm. Ngành công nghiệp dịch vụ và phần mềm Ấn Độ tăng 31% và đạt 29.5 tỉ USD
( 2006 ). Năm 2004, Ấn Độ xuất khẩu được 10 tỉ Euro phần mềm tin học, trở thành trung tâm
của cả thế giới về dịch vụ CNTT. Tốc độ tăng trưởng phần mềm nhanh, từ 3.6% năm 2001 lên
12.6% năm 2006 và dự tính tăng 29.6% năm 2009. Do đó doanh thu xuất khẩu phần mềm tăng
rất nhanh. Trong giai đoạn 1991 – 2000, xuất khẩu phần mềm máy tính tăng từ 164 triệu USD
lên 6.2 tỉ USD. Năm 2001 đạt 9.3 tỉ USD, chiếm 35% giá trị xuất khẩu của Ấn Độ và 15%
GDP. Năm 2002 đạt hơn 13.5 tỉ USD. Xuất khẩu phần mềm từ Bangalore – trung tâm công
nghệ hàng đầu của Ấn Độ - tăng tới 34% trong 6 tháng đầu năm 2004và vẫn giữ mức tăng
trung bình 32% năm 2006.
Bảng 1: Doanh thu của khu vực IT Ấn Độ (Tỷ Đôla)
6
2004 2005 2006 2007
Ngành dịch vụ IT 10.4 13.5 17.8 23.7
Dịch vụ kinh doanh thuê ngoài BPO
(Business)Process Outsourcing
3.4 5.2 7.2 9.5
Dịch vụ công cộng và R&D, các sản phẩm
phần mềm
2.9 3.9 5.3 6.5
Doanh thu phần mềm và dịch vụ IT:
Doanh thu phần cứng
16.7
5.0
22.6
5.9
30.3
7.0
39.7
8.2
Tổng số doanh thu ngành IT (bao gồm phần

cứng)
21.7 28.5 37.3 47.9
Nguồn: NASSCOM, New Delhi
Từ bảng doanh thu của khu vực CNTT Ấn Độ cho thấy việc phát triển khoa học – công
nghệ đã tạo ra sức bật cho tăng trưởng kinh tế, cho phép GDP thực tế của Ấn Độ tăng trung
bình 6.2% và đạt chỉ số ngoạn mục 8.1% trong năm tài khóa 2004. Ấn Độ luôn giữ vị trí thứ 2
trên thế giới về tốc độ tăng trưởng, chỉ sau Trung Quốc. Tốc độ tăng trưởng đạt 7.5% ( 2005 )
và 8.0% ( 2006 ).
Sức mua của người dân cũng tăng lên. Theo nghiên cứu của công ty tư vấn Cop
Germini, năm 2006 có ít nhất 40,000 hộ gia đình Ấn Độ sở hữu từ 1 triệu USD trở lên. Cơ quan
thống kê và nghiên cứu kinh tế ( NCAER ) của Ấn Độ khẳng định: sẽ có 80 triệu hộ gia đình
với sức mua khá với mức thu nhập hàng năm lên tới hơn 1,500 Euro ( 2007 ), cao gấp 2.5 lần
năm 1996. Hiện mỗi thông số điện thoại di động bán ra tăng thêm 2 triệu chiếc. Số xe hơi được
tiêu thụ cũng tăng thêm 900,000 chiếc mỗi năm. Quá trình phát triển kinh tế Ấn Độ mang dấu
ấn khá ấn tượng của lĩnh vực công nghệ.
Tại thành phố Bangalore – thung lũng Silicon thứ hai trên thế giới, đang là trụ sở của
hơn 1,500 công ty đa quốc gia, nhiều công ty đến đây xây dựng các trung tâm nghiên cứu và
triển khai ( R&D ) lớn. Chính ở đấy, tập đoàn Microsoft đã đặt một trong 5 trung tâm nghiên
cứu khoa học máy tính lớn nhất thế giới
Bên cạnh đó, CNTT phát triển đã góp phần làm giảm thất nghiệp, tạo ra công ăn việc
làm. Năm 1998, số việc làm tạo ra chỉ trong riêng ngành công nghiệp phần mềm đã lên tới
180,000. Riêng công ty xuất khẩu phần mềm lớn thứ hai của Ấn Độ - Infosy Technologies, đã
bổ sung thêm được 5,010 việc làm, nâng tổng số đội ngũ cán bộ nhân viên hùng hậu lên 32,949
người trong vòng 3 tháng đầu năm 2004. Năm 2008, số việc làm trong ngành công nghiệp phần
7

×