Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

SKKN Một số biện pháp nâng bậc học sinh yếu môn Toán tại trường THPT Đinh Chương Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (372.73 KB, 16 trang )

A, ĐẶT VẤN ĐỀ
I,CƠ SỞ LÍ LUẬN:
- Toán học là một môn khoa học cơ bản nhất để phát triển tư duy ,
trí tuệ. Từ xa xưa loài người đã ứng dụng những thành tựu của toán
học vào cuộc sống. Ngày nay với tốc độ phát triển của nền kinh tế thị
trường, xu thế đạt tới đỉnh cao của công nghệ, con người đang dần
khám phá và chinh phục tự nhiên thì hơn lúc nào hết việc đầu tư vào
giáo dục nói chung và lĩnh vực Toán học nói riêng là hết sức cần thiết
.
- Đất nước ta vốn rất coi trọng vấn đề giáo dục, và đã có được những
thành quả nhất định. Nhưng vẫn chưa xứng tầm với những nước phát
triển khác, nền kinh tế tri thức vẫn chưa phát triển mạnh mẽ. Chính vì
lẽ đó Đảng, nhà nước đã xác định “ Giáo dục là quốc sách hàng đầu”.
- Con người ngày nay cần phải có sự sáng tạo, tinh tế linh hoạt và có
khả năng phán đoán nhận định tốt mọi vấn đề. Chính vì vậy cần phải
phát triển và học tập tốt khả năng Toán học để đáp ứng được nhu cầu
trên.
1
- Thế nhưng điều mà tôi cảm nhận sâu sắc là hiện nay một số không
nhỏ học sinh không có tinh thần học tập , không có niềm đa mê ,
không có hoài bão ước mơ và học không có mục đích. Điều này phải
chăng là hệ lụy một số chính sách chưa thực sự hiệu quả của nền giáo
dục? Hàng loạt các trường Cao Đẳng, Đại học được mở ra điều kiện
đầu vào của một số trường còn quá dễ so với yêu cầu và rồi hàng chục
nghìn học sinh, sinh viên trong tỉnh không có việc làm sau khi được
đào tạo xong.
- Hơn thế tâm lý của bộ phận lớn phụ huynh hiện nay cảm nhận sâu
sắc về thực trạng của kết quả học tập của con em họ. Hơn nữa công
cuộc mưu sinh khiến họ không thể có nhiều thời gian kèm cặp , tìm
hiểu và định hướng học tập cho con cái. Vậy nên họ chỉ mong con họ
tốt nghiệp THPT rồi đi lao động phổ thông. Tất nhiên không phải tất


cả đều như thế.
- Vì vậy các em đâu cần phải cố gắng học tập nhiều làm gì, bên cạnh
các em có rất nhiều những trò chơi, những vui thú mà những người
thiết kế nó rất giỏi khai thác tâm lý tuổi trẻ để moi tiền. Nhưng tại sao
chúng ta không khai thác được tâm lý của các em để hướng các em
vào con đường học tập thay vì suy nghĩ lệch lạc của các em. Đành
2
rằng những vấn đề trên là việc lớn là việc của các cấp có thẩm quyền.
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy nhìn nhận thấy những điều đó tôi
trăn trở và cố gắng tự sức mình vận động tìm mọi cách để đưa những
em học sinh mà lớp tôi chủ nhiệm quay về với tuổi ăn học phát triển
khả năng của bản thân. Một trong những biện pháp tôi sử dụng là việc
kiểm tra đánh giá động viên khích lệ phê bình kịp thời. Và tôi có một
sáng kiến nhỏ trong vấn đề này xin được tham khảo tất cả những nhà
giáo dục , những chuyên gia trong phạm vi nhà trường, sở đánh giá
xem xét và bổ xung.
2, CƠ SỞ THỰC TIỄN.
- Hiện nay tôi đang trực tiếp giảng dạy hai đối tượng học sinh hoàn
toàn khác nhau trong cùng một khối và cùng một nhà trường.
+ Đối tượng thứ nhất là lớp 10A1 có 40 học sinh , trong đó 6 em có
điểm giỏi, 7 em điểm khá , 7 em điểm trung bình và 20 em điểm toán
yếu đầu vào.
+ Đối tượng thứ hai là lớp 10A7 có 46 học sinh trong đó không có
học sinh khá giỏi và trung bình. Có 7 em điểm yếu và 39 em điểm
kém môn toán thi đầu vào.
3
Đây là vấn đề vô cùng khó khăn khi tôi xây dựng chỉ tiêu nâng bậc
chất lượng. Mặc dù vậy tôi vẫn mạnh dạn cam kết với lãnh đạo sẽ đưa
số này lên sau từng học kỳ.
II, THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ

1, Thực trạng:
- Sau khi nghiền ngẫm kết quả đầu vào của các em, phân tích tâm lý
lứa tuổi tôi đã mạnh dạn sử dụng phương pháp đánh giá liên tục và gợi
mở liên tục để thúc đẩy sự vươn lên của các em cùng với sự giảm tải
của chương trình tôi suy nghĩ trong từng bài giảng để làm thế nào
truyền tải kiến thức đến các em thật đơn giản và hiệu quả nhất. Tạo
một tâm lý học tập thân thiện và hợp tác.
- Nắm bắt được tâm lý cần điểm và “thích” đạt điểm cao để thể hiện
với bạn bè tôi đã mở rộng việc cho điểm . Ví dụ một con điểm thường
xuyên theo quy định tôi có thể cho em đó năm con điểm và lấy con
điểm trung bình được làm tròn để đánh giá . Đơn giản như lớp 10A7
khi hỏi về công thức nghiệm của phương trình bậc hai mà hầu như các
em không nắm được , sau một thời gian gợi mở lại có và ba cánh tay
tôi gọi tất cả các em lên bảng trình bày và cho điểm cao mỗi bài làm
4
đúng. Hoặc là trong bài giảng khi hỏi về vấn đề khá dễ có những em
trả lời được ý tưởng đúng tôi phân tích rõ hơn và khích lệ em bằng
con điểm cao. Tôi cảm thấy việc làm đó khiến các em hưng phấn vá
tích cực nghe giảng, tìm tòi để “đi săn” điểm cho mình. Dĩ nhiên tôi
luôn thay đổi cách lấy điểm và luôn tăng mức độ điểm ví dụ đạt đến
đâu tôi cho 10 hoặc 8,9.
2, Kết quả thực trạng:
Xuất phát từ thực trạng trên và với sự kiên trì không mệt mỏi để tìm
giải pháp tối ưu nhất cho bản thân cũng như các đồng chí trong tổ
trong phạm vi trường là làm thế nào đó để nâng dần kiến thức cho các
em và mục tiêu thấp nhất là đạt mức trung bình. Và kết quả bản thân
tôi cũng như các đồng chí khác trong tổ đã thu được một kết quả như
mong muốn . môn toán của khối 10 chỉ có 11,97% loại yếu kém.
Riêng hai lớp tôi dạy đạt dưới 9% yếu kém.
B . GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1, Giải pháp thực hiện:
Đúc rút từ sau một năm dạy thực tế tại trường THPT Đinh Chương
Dương.
5
2, Một vài kinh nghiệm trong vấn đề nâng bậc.
Thứ nhất : Phân loại đối tượng học sinh .
Với kết quả thi đầu vào của các em tôi thu thập và phân loại thông
báo rõ vị trí của từng em xếp theo thứ tự của lớp từ cao xuống thấp để
các em biết rõ vị trí cụ thể của mình. Sau đó lấy danh sách trên coi các
em như mỗi “đội bóng” lần lượt được thay đổi thứ hạng sau mỗi lần
các em ghi điểm. Điều này khiến các em rất háo hức và muốn thể hiện
mình trong mắt các bạn còn lại.
Thứ hai :Lấy điểm trong tất cả những sự cố gắng.
Sau mỗi lần kiểm tra bài cũ tôi cố gắng gạn lấy những ý đúng của các
em để cho điểm, tất nhiên tôi luôn cho các em cơ hội để lần sau nếu
lần đầu không nhớ. Trong bài giảng mỗi lần vấn đáp tôi luôn đặt
những câu hỏi ban đầu sau đó gợi mở từng câu hỏi nhỏ nhằm đi tìm ý
kiến phát biểu và kịp thời động viên bằng con điểm. Thậm trí trong
tiết học đó em rất chú ý đến bài giảng nhưng không phát biểu được lần
nào tôi vẫn cho điểm cao với ý nghĩa là điểm thái độ. Tuy nhiên nếu
tất cả như vậy thì cho tất cả điểm như nhau, và hiển nhiên phải cho
những em có thái độ học tập không tốt. Và điều này chỉ không thực
6
hiện nữa khi các khi đa phần học sinh đã chú ý nhưng luật điểm kém
vẫn duy trì. Ngay cả việc làm bài tập mặc dù không kiểm tra được hết
nhưng trong những khi chờ đợi tôi có thể xem bài tập của các em làm
trong vở nếu tốt kể cả “ chép lại” tôi vẫn cho điểm . Cho đến việc
chuẩn bị sách vở , đồ dùng học tập , giữ gìn ngăn nắp tôi cũng cho
điểm thậm chí cả thái độ làm bài kiểm tra. Tất nhiên tôi luôn thay đổi
và luôn duy trì luật trừ điểm nhưng nâng yêu cầu đạt điểm cho học

sinh…. Và tất cả điều này tôi luôn làm các em bất ngờ và không cho
biết trước. Chỉ quy định rằng khi một con điểm chính thức cho và sổ
là trung bình cộng của nhiều điểm tối thiểu là năm con của nhũng lần
thầy giáo cho điểm.
Thứ ba: Xây dựng nhóm hợp tác.Tự học lẫn nhau.
Thông thường trong một tập thể lớp có 4 tổ và tôi lợi dụng 4 tổ này
chia thành 4 nhóm hợp tác làm việc . Trong mỗi tổ phải bắt buộc có
đầy đủ đối tượng học sinh . Cho mỗi tổ cộng tác làm việc và có điểm
chung cho tất cả các thành viên dĩ nhiên sau khi có đề bài tôi quy định
rõ sẽ gọi bất cứ em nào không chỉ là em giỏi nhất . Sau đó cho tổ khác
đánh giá nhận xét , bước đầu tôi đánh giá và cho điểm sau đó cho mỗi
tổ đánh giá cho điểm lẫn nhau và tôi làm trọng tài , yêu cầu sẽ phạt
7
nếu tổ nào đánh giá sai. Điều này khiến những em học khá giỏi phải lo
lắng làm thế nào để bạn mình làm được bài toán thầy yêu cầu. Và
những em khác lo mình “ bị” gọi , lo làm để không bị xấu hổ với bạn
bè. Có những lúc tôi phải sử dụng đến biện pháp “Dương Đông kích
Tây” để các em ganh tỵ với nhau. Không ngoại trừ những bài toán mà
tôi mong muốn các em khá giỏi làm được.Biện pháp này tôi áp dụng
rất hiệu quả ở lớp 10A1.
Thứ tư: Đánh giá qua sự đa mê bộ môn.
Thông thường môn toán bản thân nó đã mang sự khô khan và cứng
nhắc , vấn đè này ảnh hưởng không nhỏ đến tác phong, phong cách
của người thầy. Điều này là điểm yếu và là bất lợi trong việc gợi sự đa
mê cho các em. Buộc tôi phải suy nghĩ, và một trong ngững điều tôi
làm tìm tòi những mẫu chuyện vui về toán để nói cho các em nghe
trong những lần “rỗi” của bài giảng. Bên cạnh đó là những câu đó
vui , trí tuệ để các em hiểu biết thêm về sự phong phú của suy luận
toán học kể cả những câu văn phong diễn đạt trong từng câu đó.
Chẳng hạn như tôi đố các em “ Hai vợ, chồng , ăn ba quả chuối hỏi

mỗi người ăn mấy quả” hay “ Hai bố hai con ngồi trên mâm cỗ hỏi có
mấy người”….thậm chí những câu chuyện lãn mạn của những nhà
8
toán học cho đến sự đa dạng của toán học mà trong tự nhiên các em
gặp, đến sự huyền bí của những con số….Điều này làm được buộc tôi
phải dành rất nhiều thời gian để tìm tòi và sưu tầm . Và kết quả đạt
được tôi thấy các em phấn khích và tò mò hơn trước sự kể chuyện
cũng như đưa ra câu hỏi giống như kiểu kể chuyện “Tam Quốc”.
Thứ năm: Cách giao công việc về nhà.
Tình trạng học sinh không tự tìm tòi lao động là còn nhiều đó cũng
phần nhỏ do chúng ta chưa biết vận dụng cách giao việc cho các em.
Ngầm hiểu bài tập ở nhà các em làm hoặc “chép” đều có thể chấp
nhận. Nhưng sau mỗi bài dạy tôi luôn dành những bài tập theo cấp độ
và thực hiện nâng hạng cho những em vượt kế hoạch . Có những bài
treo giải thưởng bằng một món quà nhỏ khi các em thực hiện được.
Việt làm này tôi phát huy rất tốt sự đa mê của những em học khá giỏi.
Thậm chí có những em đặt cho mình chỉ tiêu thu lượm quà của thầy
thành bộ sưu tập.
Thứ sáu: Thái độ của thầy giáo khi gặp những học sinh quá lười
nhác.
9
Đây là vấn đề khó khăn nhất đối với tôi khi thực hiện quy trình nâng
bậc của mình.Có những học sinh không thèm quan tâm gì đến những
vấn đề tôi đưa ra em vẫn chơi, vẫn đam mê vui thú của mình. Ngay cả
gia đình cũng không điều chỉnh nổi em. Bình tĩnh kềm chế là giải
pháp tốt nhất tôi làm không bao giờ tôi làm em cảm thấy xấu hổ trước
bạn bè, tôi luôn tôn trọng em luôn cố gắng gần gũi em và luôn giao
cho em một công việc rất đặc biệt . Ví dụ như khi nhóm làm việc giao
cho em một công việc theo dõi xem bạn nào không làm việc, hay giao
cho em ghi chép lại những lần các bạn trong nhóm bị tôi phê bình…

chỉ cần em làm tốt những việc trên tôi sẽ cho em điểm. Tôi hy vọng
em sẽ tự thấy mình xấu hổ và tôi từ từ giao bài rất dễ cho em mà tôi
biết chắc em sẽ làm được để khuyến khích.Tôi thực hiện chính sách “
Mỗi ngày một tý” và “ mưa dầm thấm lâu” đối với những em như thế.
Và tôi đã đạt được đối với đa phần học sinh như vậy . Cụ thể như em :
Nguyễn Văn Tùng, Mai Văn Ánh, Nguyễn Trọng Đại …lớp 10A1hay
em Trương Xuân Hùng, Nguyễn Thái Thành …lớp 10A7.
Thứ bảy: Những lời động viên khích lệ tinh thần học tập .
Nắm bắt được tâm lý thích được khen của tuổi học trò , tôi lợi dụng
tùng chi tiết để khen em. Chẳng hạn như em đột nhiên phát hiện ra
10
vấn đề gì đó tôi liền nói “ Em giỏi quá thầy nghĩ em sẽ làm tốt việc
này” hay khi em xung phong lên giải bài tập nào đó dù đúng hay sai
câu đầu tiên tôi nói “ Em rất chựu khó” . Tôi hy vọng ở các em và tôi
luôn cho các em cảm thấy mình có thể làm được những việc gì đó.
Thứ tám: Xử lý vi phạm.
Nghiêm khắc là điều không thể thiếu, nhưng trong sự nghiêm khắc tôi
luôn cho các em cơ hội để sửa sai, lập công để chuộc tội. Và điều tối
kỵ là xử không công bằng . Khi đã nói là phải làm. Điều quan trọng là
phải cho các em biết rõ lỗi lầm của mình và thuyết phục các em bằng
những hành động tôn trọng. Cho các em biết cách sửa sai mở cho em
một giải pháp mới.
Thứ chín: Chấm trả bài kiểm tra.
Mỗi bài kiểm tra tôi thường cho đề đủ cấp bậc , khi chấm bài tôi dành
rất nhiều thời gian để chỉnh sửa và phê cho các em . Tất cả các em đều
được tôi phê mang tính chất động viên tinh thần kể cả những em bị
điểm kém tôi phải suy nghĩ tìm lời phê nào phù em cho em không cảm
thấy bi quan. Sau mỗi bài kiểm tra các em mong được thầy trả bài và
rất hồi hộp cho từng bài kiểm tra của mình.
11

Trên đây là một số giải pháp nhỏ tôi thực hiện để nhằm mục đích nâng
dần kiến thức cơ bản về toán học cho học sinh lớp 10 mà tôi đang trực
tiếp giảng dạy tại nhà trường. Và tôi đã thu được một số kết quả hài
lòng . Vì vậy tôi viết thành một sáng kiến kinh nghiệm để đồng nghiệp
tham khảo.
C, THỰC TIỄN CỦA VIỆC ÁP DỤNG KINH NGHIỆM TRÊN.
1, Đối với các lớp:
+ Năm học 2012-2013 tôi nhận 2 lớp 10A
1
-10A
7
.
TT Lớp Thời
gian
Sĩ số Giỏi Khá TB Yếu Ké
m
1 10A
1
Đầu
năm
40 6 7 7 20 0
Giữa
năm
40 10 14 6 10 0
Cuối
năm
38 13 17 5 3 0
10A
7
Đầu

năm
51 0 0 0 12 39
Giữa 46 6 10 19 10
12
52HS năm
Cuối
năm
44 2 8 19 3 1
D, Ý KIẾN, KIẾN NGHỊ
- Trong quá trình giảng dạy tôi rất mong rằng các cấp các nghành
quan tâm hơn nữa đến đội ngũ giáo viên dạy toán nói riêng và các
môn tự nhiên nói chung trong việc nâng cao bồi dưỡng chất lượng học
sinh từ yếu kém đến học sinh giỏi. Đầu tư cơ sở vật chất để phục vụ
giảng dạy môn Toán.
Trên đây là vài kinh nghiệm nhỏ của tôi trong quá trình giảng dạy
môn Toán , tôi đã áp dụng và nâng dầy kiến thức học tập môn toán
của học sinh và thu được kết quả tương đối khả quan. Tôi rất tâm
huyết với vấn đề này , bởi lẽ đây là đối tượng học sinh đại trà ở đơn
vị tôi đang trực tiếp giảng dạy. Kính mong các thầy cô giáo khi đọc
qua phần viết này góp ý cho tôi để tôi có một biện pháp hoàn thiện
hơn trong việc giảng dạy những học sinh yếu kém.
Xin chân thành cảm ơn!
13
Hậu lộc , ngày 15/5/2012
Người viết
Vương Đình Sơn
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG THPT ĐINH CHƯƠNG DƯƠNG

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

14
TÊN ĐỀ TÀI
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG BẬC HỌC SINH YẾU KÉM
MÔN TOÁN TẠI TRƯỜNG THPT ĐINH CHƯƠNG DƯƠNG
Người thực hiện: Vương Đình Sơn
Chức vụ: Giáo viên -TTCM
SKKN thuộc môn: Toán học
15
THANH HÓA NĂM 2013
16

×