Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

SKKN Nâng cao hiệu quả tiết ôn tập phần đạo đức, môn giáo dục công dân lớp 10 bằng phương pháp thảo luận nhóm kết hợp kỹ thuật bản đồ tư duy THPT LÊ VIẾT TẠO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.36 KB, 22 trang )

I . ĐẶT VẤN ĐỀ
Ôn tập là một hoạt động quan trọng không thể thiếu trong công tác giảng dạy ở
tất cả các bộ môn. Với các tiết ôn tập giáo viên sẽ giúp học sinh tái hiện lại và
khắc sâu thêm các kiến thức đã học, đồng thời giúp các em thực hiện thành
thạo các kĩ năng để vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn. Muốn đạt
dược mục đích đó giáo viên cần phải lựa chọn và áp dụng tốt các phương pháp
giảng dạy phù hợp với từng bộ môn. từng phần kiến thức của môn học.
Đối với các môn khoa học tự nhiên thì việc phân bố các tiết bài tập, tiết ôn tập
khá nhiều và được gắn với mỗi bài học hoặc mỗi chương, do vậy việc ôn tập
cho học sinh là rất dễ dàng. Nhưng với các môn khoa học xã hội, đặc biệt là
môn giáo dục công dân thì việc ôn tập chỉ tiến hành vào cuối mỗi học kì và
thời lượng chỉ bó hẹp trong một tiết học nên việc tiến hành ôn tập cho học sinh
gặp rất nhiều khó khăn. Với một yêu cầu lớn về lượng kiến thức và nhiều kĩ
năng cần rèn luyện, nâng cao, đòi hỏi giáo viên giảng dạy giáo dục công dân
cần phải sử dụng các phương pháp giảng dạy phù hợp để đạt được hiệu quả
cao. Mặt khác, các tiết ôn tập thường gắn với việc kiểm tra, đánh giá chất
lượng học sinh vào cuối mỗi học kì nên nó lại càng quan trọng hơn.
Xác định được vai trò, tầm quan trọng của tiết ôn tập, nên trong những năm
làm công tác giảng dạy môn giáo dục công dân tôi luôn trăn trở, tìm tòi để áp
dụng các phương pháp giảng dạy phù hợp nhằm đạt được hiệu quả cao. Qua
nhiều lần áp dụng nhiều phương pháp khác nhau tôi nhận thấy phương pháp sử
dụng bản đồ tư duy kết hợp với thảo luận nhóm mang lại hiệu quả cao hơn cả.
Với phương pháp này sẽ giúp học sinh tái hiện có hệ thống các kiến thức đã
học, đồng thời nâng cao được kĩ năng vận dụng kiến thức. Do vậy, tôi đã sử
dụng phương pháp này để giảng dạy tiết ôn tập phần đạo đức , môn giáo dục
công dân lớp 10. Đây là một kinh nghiệm nhỏ của tôi, tôi muốn được chia sẻ
với bạn bè, đồng nghiệp với mong muốn có thể cùng nhau thực hiện tốt hơn
công tác giảng dạy, giáo dục đạo đức học sinh, thực hiện tốt “ sự nghiệp trồng
người ” mà ngành giáo dục đã được Đảng, Nhà nước và xã hội coi trọng và
giao phó.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ


1. Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu.
* Sáng kiến kinh nghiệm của tôi được dựa trên cơ sở các quan điểm của Bộ
Giáo dục và Đào tạo về đổi mới phương pháp dạy học. Tại quyết định số
16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5/6/2006 của Bộ trưởng Bộ GDĐT đã nêu: “ Phải
phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với
đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học;
bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kĩ
năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, dêm lại niềm
vui, hứng thú và trách nhiệm học tập của học sinh”. Dựa trên quan điểm đó tôi
đã áp dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực vào công tác giảng dạy
của mình nhằm nâng cao chất lượng dạy học cho học sinh. Một trong các
phương pháp, kĩ thuật đó là phương pháp thảo luận nhóm và kĩ thuật bản đồ tư
duy. Đây là phương pháp và kĩ thuật dạy học rất hiệu quả vì nó đã phát huy
được tính tích cực, chủ động của học sinh.
* Việc áp dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học của tôi còn dựa trên cấu
trúc phần đạo đức, môn giáo dục công dân lớp 10.
Để áp dụng phương pháp giảng dạy phù hợp với tiết ôn tập, tôi đã dựa trên cấu
trúc phần đạo đức trong chương trình giáo dục công dân lớp 10 – Sách giáo
khoa GDCD 10; Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn giáo dục
công dân trung học phổ thông. Từ đó tôi khái quát được các yêu cầu cần khắc
sâu, nâng cao về kiến thức, kĩ năng và thái độ cho học sinh trong tiết ôn tập.
2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
Đạo đức là gốc của xã hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định có tài mà
không có đức là người vô dụng. Giáo dục đạo đức là một nhiệm vụ quan trọng
luôn được Đảng, Nhà nước và xã hội quan tâm. Việc giáo dục đạo đức được
thực hiện với nhiều hình thức, nhiều con đường khác nhau, trong đó việc giáo
dục đạo đức thông qua chương trình môn giáo dục công dân là một con đường
mang lại hiệu quả cao. Thông qua các tiết học giáo viên đã trang bị cho các em
những kiến thức, hình thành trong các em những kĩ năng và thái độ tích cực để
từ đó các em tự giác thực hiện theo các chuẩn mực đạo đức tiến bộ của xã hội.

Các kiến thức và kĩ năng đó đã được thể hiện cụ thể qua mỗi bài học. Tuy
nhiên mỗi bài học đó mới trang bị cho các em một lượng kiến thức, kĩ năng ở
một khía cạnh nhất định mà chưa làm toát lên được mối liên hệ giữa các kiến
thức, kĩ năng đó với nhau. Do đó, việc ghi nhớ, tái hiện và vận dụng các kiến
thức, kĩ năng của các em còn mang tính máy móc, phiến diện; việc học tập của
các em chỉ mang tính chất học vẹt mà chưa thấy rõ được bản chất của vấn đề
nên hiệu quả không cao.
Trước thực trạng đó tôi luôn trăn trở rằng mình cần phải làm thế nào để giúp
các em có thể hệ thống hóa được các kiến thức, cần có những biện pháp giảng
dạy thích hợp để việc học của các em không còn là học vẹt, học thụ động nữa
mà là học hiểu, học chủ động, tích cực. Với những trăn trở đó tôi đã áp dụng
những phương pháp và kĩ thuật dạy học khác nhau trong tiết ôn tập ở hai lớp có
sức học tương đương và đã rút ra được kết quả: kết hợp kĩ thuật sơ đồ tư duy
và phương pháp thảo luận nhóm trong tiết ôn tập sẽ mang lại hiệu quả cao. Vì
vậy tôi đã đúc rút và viết nên sáng kiến kinh nghiệm này.
3. Giải pháp và tổ chức thực hiện.
3.1: Giải pháp:
- Xác định các kiến thức, kĩ năng và thái độ cần đạt.
Để thực hiện tốt việc giảng dạy tiết ôn tập trước hết giáo viên cần xác định
được những nội dung kiến thức, các kĩ năng và thái độ cần tái hiện, củng cố,
khắc sâu cho học sinh. Phần đạo đức môn giáo dục công dân lớp 10 gồm 6 bài
được chia thành 2 chủ đề lớn:
Chủ đề I: Quan niệm về đạo đức và một số phạm trù cơ bản của đạo đức học.
Chủ đề này gồm 2 bài: Bài 10 : Quan niệm về đạo đức.
Bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học.
Trong chủ đề này tôi giúp học sinh khắc sâu các kiến thức về khái niệm đạo
đức, vai trò của đạo đức đối với cá nhân, gia đình, xã hội, khái niệm và bản chất
của các phạm trù nghĩa vụ, lương tâm , nhân phẩm, danh dự và hạnh phúc. Giúp
học sinh khắc sâu hơn các kĩ năng: phân biệt các hành vi thực hiện theo đạo đức
và các hành vi thực hiện pháp luật, các hành vi vi phạm đạo đức và các hành vi

vi phạm pháp luật, biết thực hiện các nghĩa vụ đạo đức liên quan đến bản thân;
biết giữ gìn danh dự, nhân phẩm, lương tâm của mình; biết phấn đấu cho hạnh
phúc của bản thân và của xã hội ; biết tôn trọng danh dự, nhân phẩm, lương tâm
của người khác. Nâng cao ý thức coi trọng vai trò của đạo đức trong đời sống xã
hội, coi trọng việc giữ gìn lương tâm , nhân phẩm, danh dự và hạnh phúc
Chủ đề II: Các giá trị đạo đức.
Chủ đề này được chia thành 3 chủ đề nhỏ:
Một là: Quan hệ với bản thân.
Chủ đề nhỏ này được thể hiện qua bài 16: Tự hoàn thiện bản thân. Trong chủ
đề này tôi giúp học sinh tái hiện và khắc sâu được các kiến thức: Thế nào là tự
hoàn thiện bản thân; sự cần thiết phải tự hoàn thiện bản thân theo các yêu cầu
đạo đức xã hội. Rèn luyện kĩ năng biết tự nhận thức về bản thân, biết đặt mục
tiêu phấn đấu, rèn luyện, tự hoàn thiện bản thân theo các giá trị đạo đức xã hội.
Coi trọng việc tu dưỡng và tự hoàn thiện bản thân; tự trọng, tự tin vào khả năng
phát triển của bản thân; đồng thời biết tôn trọng, thừa nhận và học hỏi những
điểm tốt của người khác.
Hai là: Quan hệ với người khác.
Ở chủ đề này tôi giúp học sinh tái hiện và khắc sâu được các kiến thức: Thế
nào là tình yêu, tình yêu chân chính, hôn nhân, gia đình; các đặc trưng tốt đẹp
tiến bộ của chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay; các chức năng cơ bản của gia
đình, mối quan hệ giữa tình yêu, hôn nhân và gia đình. Về kĩ năng giúp học
sinh biết nhận xét , đánh giá tốt hơn một số quan niệm sai lầm về tình yêu, hôn
nhân, gia đình; thực hiện tốt hơn trách nhiệm của bản thân trong gia đình. Có
thái độ đồng tình, ủng hộ các quan niệm đúng đắn về tình yêu, hôn nhân, gia
đình; yêu quý gia đình.
Chủ đề này được thể hiện qua bài 12: Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia
đình.
Ba là: Quan hệ với cộng đồng, đất nước, nhân loại.
Chủ đề này được thể hiện qua 3 bài
Bài 13: Công dân với cộng đồng.

Bài 14 : Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Bài 15: Công dân với một số vấn đề cấp tiết của nhân loại.
Trong chủ đề này tôi giúp học sinh tái hiện và khắc sâu: các kiến thức về
cộng đồng, vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống con người; các kiến thức về
nhân nghĩa, hòa nhập và hợp tác; kiến thức về lòng yêu nước và truyền thống
yêu nước của dan tộc Việt Nam; trách nhiệm của công dân đối với sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; các kiến thức về một số vấn đề cấp thiết của nhân
loại và trách nhiệm của công dân trong việc tham gia góp phần giải quyết vấn
đề đó. Rèn luyện thêm ở các em kí năng biết sống nhân nghĩa, hòa nhập, hợp
tác với người khác; biết tham gia các hoạt động xây dựng, bảo vệ quê hương
bằng những việc làm phù hợp với bản thân; Nâng cao ý thức trách nhiệm với
cộng đồng, đất nước và nhân loại.
- Thiết kế giáo án phù hợp.
Để có giờ dạy đạt kết quả cao đòi hỏi giáo viên phải thiết kế được giáo án
giảng dạy phù hợp với kiều bài lên lớp. Giáo án phải được xây dựng chi tiết,
hệ thống câu hỏi được chọn lọc đảm bảo yêu cầu ngắn gọn, cô đọng nhưng thể
hiện rõ được yêu cầu của bài học.
- Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
Chuẩn bị thiết bị, phương tiện dạy học là một yếu tố rất quan trọng, tôi đã
chuẩn bị các thiết bị: máy chiếu, giấy khổ to, bút dạ, nam châm
Cùng với việc chuẩn bị chu đáo của giáo viên thì khâu chuẩn bị của học sinh
cũng đóng góp một phần quan trọng vào sự thành công của tiết học. Vì vậy,
tôi đã hướng dẫn học sinh tìm hiểu trước nội dung bài học dựa trên các câu hỏi
định hướng mà tôi nêu ra vào cuối tiết học trước.
- Tổ chức, hướng dẫn học sinh học tập tại lớp.
Trong các hoạt động của một tiết học thì việc hướng dẫn học sinh học tập ,
tìm hiểu nội dung bài học là phần quan trọng nhất. Giáo viên cần thực hiện
linh hoạt các khâu lên lớp, kết hợp và sử dụng tốt các phương pháp, phương
tiện dạy học, đồng thời điều khiển học sinh học tập tích cực, phát huy được
tính năng động sáng tạo của các em.

- Kiểm tra, nhận xét, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Sau mỗi hoạt động giảng dạy, điều qua trọng không thể thiếu là kiểm tra,
nhận xét và đánh giá kết quả học tập của học sinh để từ đó rút kinh nghiệm và
điều chỉnh phương pháp giảng dạy cho phù hợp với đối tượng học sinh và với
kiểu bài lên lớp. Chính vì vậy, tôi luôn coi trọng và tổ chức đánh giá mức độ
học tập của học sinh sau mỗi tiết học.
3.2. Tổ chức thực hiện: thực hiện dạy tiết ôn tập
Bước 1: Ổn định tổ chức và kiểm tra bài cũ: (1 phút)
Do nội dung tiết học có nhiều nội dung, nên không kiểm tra bài cũ, tôi chỉ ổn
định lớp .
Bước 2: Giới thiệu bài mới: ( 2 phút)
Trong suốt học kì qua chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu những nội dung quan
trọng của phần hai: Công dân với đạo đức. Hôm nay cô cùng các em sẽ khái
quát lại, hệ thống hóa các kiến thức đã học thông qua tiết ôn tập này.
Bước 3: Tổ chức cho học sinh học bài mới: (37 phút.)
* Hoạt động 1: 7 phút
Tôi nêu lên từ khóa chung cho cả tiết ôn tập và hướng dẫn học sinh vẽ
sơ đồ để diễn tả các nội dung tiết học. Câu hỏi định hướng cho học sinh là :
em hãy dùng sơ đồ tư duy để nêu khái quát nội dung phần “ Công dân với đạo
đức ” .
Học sinh trao đổi từ 2 đến 3 phút, sau đó tôi gọi một học sinh lên vẽ sơ
đồ khái quát nội dung phần công dân với đạo đức.
Sau khi học sinh vẽ sơ đồ, tôi nêu nhận xét và trình chiếu sơ đồ qua máy
chiếu để học sinh so sánh với kết quả làm việc và yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ
thứ nhất vào vở. Trong khi học sinh vẽ sơ đồ vào vở tôi khái quát và nhấn
mạnh về mối liên hệ giữa các chủ đề kiến thức với nhau.

Công dân với đạo đức
Quan niệm về đạo đức
và một số phạm trù cơ

bản của đạo đức học
Các giá trị đạo
đức
Bài
10:
Quan
niệm
về
đạo
đức
Bài
11:
Một
số
phạ
m trù

bản
của
đạo
đức
học
Quan hệ
với bản
thân
Quan hệ
với người
khác
Quan hệ với
cộng đồng, đất

nước, nhân
loại
Bài
16:
Tự
hoàn
thiện
bản
thân
Bài
12:
CD
với
tình
yêu,
HN

gia
đình
Bài
13:
Công
dân
với
cộng
đồng
Bài 14:
CD với
sự
nghiệp

XD và
BV Tổ
quốc
Bài
15:
CD
với
một
số vấn
đề cấp
thiết
của
nhân
loại
* Hoạt động 2: 10 phút
Tôi chia lớp thành 7 nhóm nhỏ, mỗi nhóm từ 6 đến 7 học sinh, phân công
nhóm trưởng, thư kí và giao nhiệm vụ cho các nhóm trưởng, thư kí hướng
dẫn các bạn học tập. Tôi nêu lên từ khóa chung cho tất cả các nhóm và phân
công nhiệm vụ cụ thể cho mỗi nhóm. Câu hỏi chung: dùng sơ đồ tư duy để
nêu khái quát nội dung của từng bài học ?
Nhóm 1. Bài 10 : Quan niệm về đạo đức.
Nhóm 2. Bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học.
Nhóm 3. Bài 12: Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình.
Nhóm 4. Bài 13: Công dân với cộng đồng.
Nhóm 5. Bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Nhóm 6. Bài 15: Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại.
Nhóm 7. Bài 16: Tự hoàn thiện bản thân.
Các nhóm làm việc trong 10 phút, kết quả làm việc được trình bày vào giấy
khổ to.
* Hoạt động 3: 20 phút

Sau khi học sinh làm việc tại nhóm , tôi yêu cầu các nhóm trưởng lần lượt trình
bày kết quả làm việc bằng cách gián kết quả lên bảng. Tôi gọi học sinh các
nhóm khác nhận xét kết quả làm việc của mỗi nhóm. Sau khi mỗi nhóm trình
bày xong phần làm việc và các nhóm khác đã nhận xét tôi trình chiếu các sơ đồ
của từng bài học qua máy chiếu, đối chiếu với phần làm việc của mỗi nhóm.
Tôi khái quát, nhận xét về ý thức và kết quả làm việc của từng nhóm, biểu
dương các nhóm làm tốt và nhắc nhở, rút kinh nghiệm đối với các nhóm làm
chưa tốt.
Bài
16:
Tự
hoàn
thiện
bản
thân
Bài
12:
CD
với
tình
yêu,
HN

gia
đình
Bài
13:
Công
dân
với

cộng
đồng
Bài 14:
CD với
sự
nghiệp
XD và
BV Tổ
quốc
Bài
15:
CD
với
một
số vấn
đề cấp
thiết
của
nhân
loại
Sự điều
chỉnh của
đạo đức
mang
tính tự
nguyện

thường là
yêu cầu
cao của

XH đối
với cá
nhân
QUAN NIỆM VỀ ĐẠO ĐỨC
Quan niệm về đạo
đức
Vai trò của đạo đức
trong sự phát triển
của cá nhân, gia đình
và xã hội
khái niệm
đạo đức:
Đạo đức
là hệ
thống quy
tắc,
chuẩn
mực XH
mà nhờ
đó con
người tự
giác điều
chỉnh
hành vi
của mình
cho phù
hợp với
lợi ích
của cộng
đồng, XH

Sự khác
nhau giữa
đạo đức và
pháp luật
trong việc
điều chỉnh
hành vi của
con người
Đối
với cá
nhân:
Đạo
đức
góp
phần
hoàn
thiện
nhân
cách
con
người

Đối với
gia
đình:
Đạo
đức là
nền
tảng
của

hạnh
phúc
gia
đình,
tạo ra
sự ổn
định và
phát
triển
vững
chắc
của gia
đình
Đối
với

hội:
Đạo
đức là
một
cơ sở
quan
trọng
làm
cho
xã hội
phát
triển
bền
vững

Sự điều
chỉnh của
PL mang
tính bắt
buộc, tính
cưỡng chế
và là yêu
cầu tối
thiểu của
XH đối
với cá
nhân
MỘT SỐ PHẠM
TRÙ CƠ BẢN
CỦA ĐẠO ĐỨC
HỌC
Nghĩa vụ: là
trách nhiệm
của cá nhân
đối với lợi ích
chung của
cộng đồng, xã
hội
Danh dự: là
sự đánh giá
cao , coi
trọng của dư
luận XH đối
với một
người dựa

trên các giá
trị đạo đức,
tinh thần của
người đó
Hạnh phúc: là cảm xức vui
sướng, hài lòng của con
người khi được đáp ứng,
thỏa mãn các nhu cầu chân
chính, lành mạnh về vật chất
và tinh thần
Lương tâm: là năng lực
tự đánh giá và điều
chỉnh hành vi đạo đức
của bản thân trong mối
quan hệ với người khác,
xã hội
Nhân phẩm là những
phẩm chất mà mỗi
người có được
Sơ đồ bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học
Sơ đồ bài 12: Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình
CÔNG DÂN VỚI TÌNH YÊU,
HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
TÌNH YÊU HÔN NHÂN GIA ĐÌNH
Khái niệm tình
yêu
Khái
niệm
tình yêu
chân

chính

những
biểu
hiện
của nó
Một
số
điều
nên
tránh
trong
tình
yêu
Khái
niệm
hôn
nhân
Chế độ
hôn
nhân ở
nước ta
hiện
nay và
những
biểu
hiện
của nó
Các
chức

năng
của
gia
đình
Khái
niệm
gia
đình
Sơ đồ bài 13: Công dân với cộng đồng
CÔNG DÂN VỚI CỘNG ĐỒNG
Cộng đồng và vai trò
của cộng đồng đối với
cuộc sống con người
Trách nhiệm của công
dân đối với cộng đồng
Khái
niệm
cộng
đồng
Vai trò
của
cộng
đồng
đối với
cuộc
sống
con
người
Sống
nhân

nghĩa:
khái
niệm,
biểu
hiện
truyền
thống
nhân
nghĩa
và trách
nhiệm
của học
sinh
Sống
hợp tác:
khái
niệm,
vai trò,
nguyên
tắc và
trách
nhiệm
trong
hợp tác
Sống
hòa
nhập:
khái
niệm,
vai trò

và trách
nhiệm
của
công
dân
Sơ đồ bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
CÔNG DÂN VỚI SỰ NGHIỆP XÂY
DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC
LÒNG YÊU NƯỚC
Khái niệm
lòng yêu nước
Truyền thống yêu
nước của dân tộc
Việt Nam
Trách nhiệm xây dựng Tổ
quốc
Trách nhiệm bảo vệ Tổ
quốc
Sơ đồ bài 15: Công dân với một số vấn dề cấp thiết của nhân loại
Ô nhiễm môi
trường và trách
nhiệm của công
dân trong việc bảo
vệ môi trường
Bùng nố dân số và
trách nhiệm của
công dân trong việc
hạn chế sự bùng nổ
dân số
CÔNG DÂN VỚI

MỘT SỐ VẤN DỀ
CẤP THIẾT CỦA
NHÂN LOẠI
Những dịch bệnh hiểm
nghèo và trách nhiệm
của công dân trong việc
phòng ngừa, đẩy lùi
những dịch bệnh hiểm
nghèo
Tự nhận thức về bản thân
Sơ đồ bài 16: Tự hoàn thiện bản thân
TỰ HOÀN THIỆN BẢN
THÂN
Tự hoàn thiện bản
thân
Khái
niệm tự
hoàn
thiện bản
thân
Nguyên
nhân tại
sao
phải tự
hoàn
thiện
bản
thân
Những
việc

cần
làm để
tự
hoàn
thiện
bản
thân
Bước 4: Hoạt động củng cố ( 3 phút)
- Tôi khái quát, nhận xét về ý thức và kết quả làm việc của từng nhóm, biểu
dương các nhóm làm tốt và nhắc nhở, rút kinh nghiệm đối với các nhóm làm
chưa tốt.
- Yêu cầu học sinh lên vẽ sơ đồ của một bài bất kì trong các bài đã ôn tập
Bước 5: Hoạt động nối tiếp ( 2 phút)
Tôi nhắc nhở học sinh về ôn tập theo kĩ thuật bản đồ tư duy và chuẩn bị các
điều kiện cho tiết ôn tập
Kiểm chứng kết quả:
Để kiểm chứng về hiệu quả của sáng kiến tôi đã sử dụng 2 lớp có sức học
tương đương với nhau để áp dụng và so sánh.
* Chất lượng bài thi học kì của 2 lớp trong học kì I, năm học 2012- 2013:
Khi tôi đang sử sụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học giống nhau.
Lớp
Điểm giỏi
( 8- 10)
Điểm khá
( 6,5- 7,5)
Điểm TB
( 5- 6 )
Điểm yếu
( 3- 4,5)
10A ( 45 HS) 12 bài 23 7


3

10B ( 45 HS) 13 bài 22 6 4
* Kết quả bài thi học kì của 2 lớp trong học kì II, năm học 2012- 2013, khi
tôi sử dụng 2 phương pháp giảng dạy khác nhau ở 2 lớp. Lớp 10A là lớp đối
sánh, ở lớp này tôi đã sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp với vấn đáp để
dạy tiết ôn tập. Lớp 10B là lớp thực nghiệm, ở lớp này tôi đã sử dụng phương
pháp thảo luận nhóm kết hợp với kĩ thuật bản đồ tư duy để dạy tiết ôn tập phần
đạo đức.
Sau khi áp dụng và so sánh tôi thu được kết quả:
Lớp
Điểm giỏi
( 8- 10)
Điểm khá
( 6,5- 7,5)
Điểm TB
( 5- 6 )
Điểm yếu
( 3- 4,5)
10A ( 45 HS) 10 bài 25 8

2

10B ( 45 HS) 18 bài 24 3 0
Như vậy phương pháp và kĩ thuật mà tôi đã áp dụng là phù hợp với tiết ôn tập
phần công dân với đạo đức và nó đã nâng cao được hiệu quả ôn tập cho học
sinh. Nó đã giúp các em hệ thống hóa và ghi nhớ, tái hiện, vận dụng kiến thức
tốt hơn, giúp các em đạt điểm số cao trong bài thi học kì.
III. Kết luận và đề xuất

1. Kết luận:
Có thể khẳng định rằng phương pháp giảng dạy phù hợp với nội dung bài
học là con đường dẫn đến sự thành công của tiết học. Với phương pháp dạy
học phù hợp, thực hiện được sự đổi mới về phương pháp, giáo viên sẽ lôi
cuốn được học sinh, phát huy dược tính năng động, sáng tạo của các em từ
đó khơi dậy mọi tiềm năng trí tuệ trong các em. Trong sáng kiến kinh nghiệm
trên tôi đã trăn trở, tìm tòi và áp dụng được các phương pháp giảng dạy phù
hợp với kiều bài lên lớp và đã đạt được hiệu quả cao, do vậy tôi viết thành
sáng kiến kinh nghiệm để được chia sẻ kinh nghiệm của mình cùng các đồng
nghiệp. Rất mong được sự đón đọc và chia sẻ, góp ý của quý bạn bè, thầy cô
để bản thân tôi ngày càng tiến bộ hơn, thực hiện tốt hơn công tác giảng dạy
của mình.
2. Đề xuất
2.1: Đối với giáo viên dạy giáo dục công dân:
- Thầy cô dạy môn Giáo dục công dân cần tâm huyết hơn với môn của mình
để từ đó quan tâm đến việc củng cố và bổ sung kiến thức chuyên môn. Vì khi có
kiến thức chuyên môn vững mới có thể vận dụng các phương pháp giảng dạy
phù hợp, linh hoạt đem lại hiệu quả cao cho bài giảng.
- Thầy cô cần bổ xung kiến thức tin học, nhất là các phần mềm hỗ trợ cho
việc giảng dạy và khai thác Internet. Vì hiện nay các tài liệu phục vụ cho việc
giảng dạy môn Giáo dục công dân còn rất sơ sài, nên chủ yếu dựa vào khả năng
tự khai thác của mỗi thầy cô giáo.
2.2 Đối với cấp trên.
- Cần có sự quan tâm hơn nữa đối với đội ngũ giáo viên giảng dạy môn
Giáo dục công dân. Tạo điều kiện cho họ nâng cao nghiệp vụ bằng các đợt tập
huấn có chất lượng.
- Thường xuyên bổ sung để từng bước hoàn thiện nguồn tài liệu phục vụ
cho việc giảng dạy môn Giáo dục công dân. Như tạo điều kiện cho giáo viên tiếp
xúc với các sáng kiến kinh nghiệm đã đạt giải của đồng nghiệp, cập nhật cho
giáo viên các loại tài liệu hỗ trợ giảng dạy đã có mặt trên thị trường…

Tôi xin cam đoan sáng kiến kinh nghiệm trên là do tôi tự đức kết
và viết nên, không coppi, sao chép của người khác; nếu sai điều trên tôi xin hoàn
toàn chịu trách nhiệm.
Hoằng Hóa ngày 19 -5 -2013.
Duyệt của BGH: Người viết sáng kiến:


Lê Thị Phượng
MỤC LỤC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu
2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
3. Giải pháp và tổ chức thực hiện
3.1. Giải pháp
- Xác định kiến thức , kĩ năng, thái độ cần đạt
- Thiết kế giáo án phù hợp
- Chuẩn bị
- Tổ chức, hướng dẫn học sinh học tập tại lớp
- Kiểm tra, nhận xét, đánh giá
3.2. Tổ chức thực hiện: Thực hiện giảng dạy theo phương pháp, kĩ thuật
dạy học tích cực
Bước 1; Ổn định tổ chức
Bước 2; Giới thiệu bài mới
Bước 3; Tổ chức cho HS học bài mới
Bước 4; Hoạt động củng cố
Bước 1; Hoạt động nối tiếp
4. Kiểm chứng kết quả
III. Kết luận và đề xuất
1. Kết luận.

2. Đề xuất

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa GDCD lớp 10- Nhà xuất bản Giáo dục 2007.
2. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn GDCD trung học phổ
thông – Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam năm 2009.
3. Thiết kế bài giảng theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn GDCD lớp 10 – Nhà
xuất bản Đại học sư phạm , năm 2010.
4. Tài liệu tập huấn dạy học bằng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực-
Bộ Giáo dục và Đào tạo , năm 2012.

×