Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Nếu đào là hoa tiêu biểu cho Tết trên đất Bắc thì mai tượng trưng cho những ngày Xuân ở miền Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (31.21 KB, 2 trang )

Nếu đào là hoa tiêu biểu cho Tết trên đất Bắc thì mai tượng trưng cho những ngày Xuân ở miền
Nam. Giàu hay nghèo, mọi gia đình đều có một cành mai trong những ngày Tết, nhiều nhà ngoài
cội mai già trước sân, bàn thờ ông bà, còn chưng mai trên bàn thờ Phật, phòng khách và ngay
cả trên phần mộ tổ tiên ngoài nghĩa trang.
Không rõ trên đất Bắc có mấy loại hoa đào, riêng ở miền Nam có thể phân biệt bốn loại mai, từ
khi còn học ở bậc trung học tôi đã được chỉ cho thấy bốn loại hoa này ở Vạn Mai Niên, thành phố
Sa Đéc.
1.Mai vàng hay huỳnh mai : Phổ biến nhất, được trồng hay mọc tự nhiên ở rừng còi hoặc rừng
thưa. Tên khoa học Ochna integerrina (Lour) Merr (O. Harmandii Lec.), họ Mai cao tới 6 mét, lá
dầy, hoa có cuống dài thường trổ vào thời gian Tết, 5-10 cánh vàng mỏng dễ rụng, nhiều tiểu
nhuỵ, hoa có thể cho tới 10 trái màu đen hột cứng. Vỏ cây có vị đắng, được dùng làm thuốc khai
vị.
Có người gọi mai vàng là Lạp Mai theo giả thuyết mai có nguồn gốc từ xứ Chân Lạp.
Mai vàng còn có tên là Nam Chi, do thông thường trên một cành mai những hoa ở hướng Nam
nở trước. Cũng do điển tích trong các loài điểu thú chỉ có Việt Điểu thích đậu trên cành mai, chim
khác không chọn cành mai để đậu :
Ngựa Hồ nhớ đất Bắc, nghe hơi gió từ phương Bắc thổi tới thì cất tiếng hí lên ảo não, còn Việt
Điểu chỉ đậu cành Nam, câu nầy còn tượng trưng cho lòng ái quốc, cụ Phan Bội Châu dùng làm
bút hiệu Phan Sào Nam.
2. Mai Đỏ hay Mai Tứ Quí: Cây nhỏ, thường được trồng làm kiểng do đài đồng trưởng màu đỏ
hợp cùng những trái nhỏ nhân cứng màu đen trông đẹp mắt. Tên khoa học Ochna atropurpurea
DC.họ Mai. Lá dầy và cứng, bìa có răng, hoa 5 cánh vàng, nhiều tiểu nhuỵ, trổ quanh năm, màu
đỏ thường thấy là của lá đài đồng trưởng, không phải là cánh hoa.
3. Mai trắng hay Bạch Mai: Cao tới 25 mét, thân thẳng, vỏ cây có màu hơi đỏ khi bị tróc, thường
được trồng. Tên khoa học Ochrocarpus siamensis T. Anders Var. odoratisimus Pierre (?) cùng họ
với cây mù u, khác với mai vàng và mai đỏ đẹp do sắc nhưng không hương, hoa bạch mai có 4
cánh trắng nhỏ rất thơm, nhiều tiểu nhuỵ, trái có một hột cứng.
4. Mai Chiếu Thuỷ: Cây nhỏ được trồng làm kiểng do cho lá đẹp và hoa thơm. Tên khoa học
Wrightia religiosa (Teisjm & Binn.) Hook., không có họ hàng với ba loài mai kể trên, cùng họ với
cây Trước Đào. Lá mỏng hai mặt cùng lợt màu, hoa nhỏ với 5 cánh trắng, cuống hoa dài xụ
xuống.


Ngoài bốn loại mai vừa kể thường được thấy ở miền Nam và miền Trung, theo sách vở, đất Bắc
có một giống mai khác gọi là mai bắc, giống cây đào, cây mận thuộc họ hường, tên khoa học
Prunus sp (có người gọi là Cây Mơ hay Hạnh Mai dùng làm ô mai). Mai bắc lại có nhiều loại:
Giang mai, thường gặp ở bờ sông; Lãnh mai, mọc trên núi; Giả mai, gặp ở đồng bằng và Cung
mai, được trồng ở ngự viên hay cung điện của ông hoàng bà chúa.
Trung Hoa có nhiều mai bắc, họ hàng với mai miền Bắc Việt Nam. Những nơi có mai bắc được
truyền tụng ở Trung Hoa là: Thượng Mai Sơn và Hạ Mai Sơn thuộc huyện An Hòa tỉnh Hồ Nam,
Mai Sơn Trang phía đông huyện Lô Giang tỉnh An Huy và Mai Hoa Lãnh thuộc huyện Giang Tô
tỉnh Giang Đô.
Thế nào là một cành mai đẹp? Thông thường người mua mai chọn những cành cong queo, có
nhánh gọi là mai gầy hơn những cành suôn đuột. Tuy nhiên, một cành mai "đẹp" toàn diện phải
hội đủ các yếu tố sau đây: có cành Văn lẫn Võ (nhánh ngang, nhánh đứng) tượng trưng cho sự
phối hợp cương nhu, cành Quân lẫn cành Thần (ngắn, dài) biểu hiệu cho nghi lễ, cành Phụ lẫn
cành Tử (lớn, nhỏ ) của tình cha con, hoa phải lưỡng phái, nghĩa là có nhụy đực lẫn nhuỵ cái nói
lên sự cao quí của nghĩa phu thê. Người biết chơi hoa mai mua những nhánh có hoa còn phong
nhụy, ước lượng đến mùng một, mùng hai Tết thì hoa nở rộ, tay mơ mua hoa nở, tới Tết hoa
rụng hết chỉ còn trơ trọi cành.
Mua về đến nhà, cành mai được đốt gốc trước khi cắm vô bình, có người bỏ thuốc Aspirine trong
nước để giữ cho hoa nở đều, lâu tàn, lâu rụng. Mai tứ quí, mai trắng, mai chiếu thuỷ nằm ở khu
bán cây kiểng, có năm thấy bán, năm không, ba loại này thường trồng trong chậu sành. Mai
trắng giá rất cao do hiếm và được uốn cong, cắt tỉa theo hình điểu thú hoặc nuôi dưỡng theo lối
bonsai Nhật Bản, mai tứ quí và mai chiếu thuỷ thường là nguyên dạng.
Mai vàng được trồng từng cây một ở miền Tây, nhưng mọc hoang ở rừng thưa, rừng còi ở miền
Đông Nam phần và Nam Trung phần: Thủ Đức, Biên Hòa, Long Khánh, La Ngà, Khánh Hòa, Đi,h
Quán, Túc Trưng, Phan Thiết là những nơi có rừng mai.
Do thiên nhiên ưu đãi, cách chơi mai của dân miền Đông bảnh hơn người Sài Gòn. Vào trung
tuần tháng chạp họ vào rừng, chọn những cành mai tuyệt đẹp, cưa lấy, vác về nhà mà không
cần xin phép ai. Đoạn họ lặt hết lá, nhúm lửa thui chỗ vết cắt rồi liệng vô một góc nhà. Hăm ba
Tết, sau khi đưa Ông Táo về chầu Ngọc Hoàng, họ lôi những cành mai khô héo, tưởng như đã
chết ấy ra, cắm vào bình hoa tráng men màu tím hay màu da cam sản xuất từ lò gốm Biên Hòa,

đổ nước vô. Mười năm như một, chỉ vài ngày sau nụ hoa lú ra, lớn dần, rồi hoa nở thật đều vào
những ngày ba mươi, mùng một, mùng hai Tết.
Tôi có người quen mới cư ngụ ở Bà Rịa khoảng năm năm, ông nầy có một cội mai già thật lớn và
mấy chậu mai tuyệt đẹp trước sân nhà, ông cho biết đó là mai rừng bứng về, nếu tự trồng phải
mất ít nhất hai chục năm, mà chưa chắc đã dẹp như vậy. Đầu mùa mưa ông vào rừng lựa gốc
mai thật đẹp, đào đất 180 độ quanh gốc mai, cắt đứt rễ con lẫn rễ cái, mai sẽ héo vì đứt rễ,
nhưng mưa xuống, rễ con ra, mai sống lại, đầu mùa mưa năm thứ hai ông vào rừng đào nốt 180
độ còn lại quanh gốc mai. Sau hai mùa mưa ông bứng cây mai về nhà, cả gốc lẫn ngọn với hoa
lá tốt tươi.
Nguồn từ: />mai#ixzz16pd01RjJ

×