Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Phân tích mô hình đổi mới công nghệ, và tình hình áp dụng các mô hình tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (378.54 KB, 18 trang )

Nhóm 3 _ Đại học Thương Mại
BỘ MÔN QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ
Đề tài: Phân tích mô hình đổi mới công nghệ, và tình
hình áp dụng các mô hình tại Việt Nam
Nhóm : 3
Lớp học phần : 1451QMGM0721
Giảng viên : Trần Thanh Mai
1
Nhóm 3 _ Đại học Thương Mại
MỤC LỤC
I. Lời mở đầu
II. Cơ sở lý luận
1. Mô hình tuyến tính
1.1 Mô hình tuyến tính sứa đẩy của công nghệ
1.2 Mô hình tuyến tính sức kéo của thị trường
2. Mô hình tương tác kết hợp
3. So sánh sự giống và khác nhau giữa hai mô hình
III. Thực trạng
1. Thực trạng áp dụng mô hình đổi mới công nghệ ở Việt Nam
2. Mô hình đổi mới công nghệ của Công ty cổ phần sữa Việt Nam –
Vinamilk
LỜI MỞ ĐẦU
Công nghệ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong bất cứ một giai đoạn nào
của xã hội loài người và vai trò của công nghệ ngày càng trở nên rõ rệt, trở thành
2
Nhóm 3 _ Đại học Thương Mại
yếu tố có tính quyết định cho sự phát triển xã hội kể từ cuối thế kỷ XIX. Ở Việt
Nam vai trò của công nghệ cũng đã được khẳng định :” Khoa học – công nghệ
đóng vai trò then chốt trong sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước”. Trong quá
trình phát triển khoa học – công nghệ thì đổi mới công nghệ là yếu tố then chốt,
phù hợp với quy luật phát triển. Để đổi mới công nghệ thành công thì mô hình đổi


mới công nghệ đóng vai trò quyết định nhất.
Phần dưới đây của nhóm 3 sẽ trình bày rõ về mô hình đổi mới công nghệ và
thực trạng của mô hình khi áp dụng tại Việt Nam.
I. Cơ sở lý luận
1. Mô hình tuyến tính
1.1 Mô hình tuyến tính sức đẩy của công nghệ
3
Nhóm 3 _ Đại học Thương Mại
Đây là mô hình lấy khoa học làm cơ sở, làm nền tảng tri thức tạo ra
công nghệ. Các bước tiến hành mô hình này:
R&D Sản xuất Marketing Nhu cầu
Ví dụ thực tế rõ nét nhất đó là các công nghệ năng lượng hạt nhân dựa
vào công trình của Einsein về mối quan hệ giữa khối lượng và năng lượng
giữa các hạt nhân hay công nghệ gen dựa trên các khám phá của Watson và
Crick về cấu trúc AND.
Ưu điểm: - làm bùng nổ các ngành công nghiệp và làm thay đổi toàn
bộ thị trường.
- Giúp tăng trưởng thị trường.
Nhược điểm: - để đổi mới công nghệ theo mô hình này yêu cầu doanh
nghiệp phải có ngân sách R&D lớn, nguồn lực R&D có kỹ năng nghiên
cứu.
- Trong một vài trường hợp đặc biệt, nếu chỉ dựa vào hoạt động R&D, sản
phẩm sẽ không có thị trường tiềm năng.
Nhà sản xuất đóng vai trò quan trọng trong mô hình này.
1.2 Mô hình tuyến tính sức kéo của thị trường
Ngoài mô hình tuyến tính sức đẩy của công nghệ, còn một loại mô
hình tuyến tính khác đó là mô hình tuyến tính sức kéo của thị trường. Trong
mô hình này, thị trường là tác nhân khởi thủy các ý tưởng đổi mới thông
qua tiếp xúc với khách hàng và từ những ý tưởng này công nghệ xuất hiện.
Đổi mới theo mô hình này phù hợp với nhu cầu thị trường.

Các bước chính trong mô hình:
Nhu cầu thị trường tiếp thị chế tạo nghiên cứu và triển khai.
Ví dụ thực tế: ngày nay dịch vụ mobile internet ngày càng phát triển, nhu cầu
về các phần mềm quản lý có thể thực hiện trên điện thoại tăng vì vậy các công ty
phần mềm đã nghiên cứu dịch vụ mobile CRM giúp đáp ứng nhu cầu của khách
hàng.
4
Nhóm 3 _ Đại học Thương Mại
Ưu điểm: phù hợp, đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường
Nhược điểm: có trường hợp đặc biệt nhu cầu thị trường chỉ là nhất thời, nếu
đầu tư toàn bộ nguồn lực của công ty vào dễ dẫn đến thất bại vì sau khi sản phẩm
được tạo ra thị trường đã không còn nhu cầu.
Người tiêu dùng đóng vai trò quan trọng trong mô hình này.
Kết Luận: Phần lớn ý tưởng đổi mới xuất phát từ nhu cầu thị trường hoặc từ
nhà sản xuất hơn là từ nhu cầu kỹ thuật.
2. Mô hình tương tác kết hợp ( mạng lướt và liên kết)
Mô hình này cho thấy kết quả của việc phối hợp đồng thời kiến thức của các
bộ phận chức năng sẽ thúc đẩy đổi mới, nó gắn các mô hình tuyến tính với nhau và
nhấn mạnh đổi mới công nghệ là kết quả của sự tương tác giữa thị trường, khoa học
và năng lực của tổ chức.
Bản chất: liên kết toàn hệ thống, lấy doanh nghiệp làm chủ thể, liên kết các
yếu tố của hệ thống đổi mới.
Các nhân tố tác động:
Khách hàng chủ yếu
5
Nhóm 3 _ Đại học Thương Mại
Đầu tư tài sản và mua sắm thiết bị
Cơ sở hạ tầng khoa học và công nghệ
Trường đại học và phòng thí nghiệm


DOANH NGHIỆP
Các nhà cung cấp
chính

Thông tin, Patent
Bạn hàng và các đồng minh chiến lược
6
Nhóm 3 _ Đại học Thương Mại
Các đối thủ cạnh tranh
3. So sánh 2 mô hình
*) Giống nhau:
+ Đều là mô hình đổi mới công nghệ.
+ Tác nhân đổi mới đều xuất phát từ R&D bên trong doanh nghiệp kết hợp với các
tác nhân bên ngoài doanh nghiệp
*) Khác nhau:
Mô hình tuyến tính Mô hình tương tác kết hợp
Thời
điểm
đổi mới
- Mô hình tuyến tính sức đẩy của CN:
xuất phát từ nhu cầu của nhà sản xuất, từ
nghiên cứu khoa học (dựa trên các khám
phá CN trước đó. Khoa học là cơ sở , là
nền tảng tạo ra CN)
Tác nhân kích thích đổi
mới đầu tiên có thể do
công nghệ, nhu cầu, khách
hàng….
-Kết quả của việc phối hợp
đồng thời kiến thức của

các bộ phận chức năng ->
thúc đẩy đổi mới.
-Mô hình tuyến tính sức kéo của thị
trường: xuất phát từ nhu cầu tiêu dùng.
(các ý tưởng đổi mới có được thông qua
tiếp xúc với khách hàng. Chính từ các ý
tưởng đó các CN mới xuất hiện)
Đặc
điểm
-Mô hình tuyến tính sức đẩy của CN: đổi
mới theo phương pháp này đưa vào khoa
học kỹ thuật, chính hoạt động R&D sẽ
thúc đẩy đổi mới CN.
R&D ->sản xuất->marketing->thị trường
-Bản chất của mô hình: là
sự liên kết toàn hệ thống,
lấy doanh nghiệp làm chủ
thể, liên kết các yếu tố của
hệ thống đổi mới.
-Trong hệ thống đổi mới,
các doanh nghiệp chịu tác
động của các nhân tố cạnh
tranh: các đối thủ, các
nguồn cung cấp ý tưởng
đổi mới: các khách hàng,
-Mô hình tuyến tính sức kéo của thị
trường: Nhu cầu thị trường tạo cơ hội cho
sản phẩm mới quá trình mới, nó kích
thích hoạt động R&D. Về lý thuyết, đổi
mới theo mô hình này phù hợp với nhu

7
Nhóm 3 _ Đại học Thương Mại
cầu của thị trường.
Nhu cầu->marketing->R&D->sản xuất
các bạn đồng minh…
Môi
trường
đổi mới
-Tác động đơn lẻ. -Là mức phát triển cao hơn
mô hình tuyến tính, liên
kết tốt hơn.
-Có mối quan hệ tương tác
giữa doanh nghiệp và các
nhân tố khác.
Ứng
dụng
Thường áp dụng trong các ngành công
nghiệp như: công nghệ sinh học, ngành
dược, thuốc….
Thường áp dụng trong các
doanh nghiệp như: công ty
sữa, công ty sản xuất thiết
bị điện tử…
II. Thực trạng áp dụng mô hình đổi mới công nghệ ở Việt Nam
Thực trạng áp dụng mô hình đổi mới công nghệ ở nước ta: tổng thể mà nói
tình hình áp dụng mô hình đổi mới công nghệ trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay
so với các nước trong khu vực Đông Nam Á và các nước NICs (các nước công
nghệ mới) nói chung là thiếu sự nhanh nhạy.
Với mô hình tuyến tính: nước ta là một nước đang phát triển vì vậy khả năng
tự nghiên cứu và triển khai một sản phẩm khoa học – công nghệ là rất khó do chưa

đủ trình độ, cơ sở vật chất, thiết bị nghiên cứu còn thiếu.
Một số ngành công nghiệp ở nước ta sử dụng mô hình này như: ngành công
nghiệp sản xuất thuốc: thuốc trừ sâu, các loại thuốc chữa bênh…. Hay một số
ngành công nghiệp đòi hỏi phải lấy khoa học làm cơ sở như ngành: ngành công
nghệ sinh học, ngành công nghệ thực phẩm, ngành cơ khí, năng lượng hạt nhân…
và một số ngành áp dụng mô hình tuyến tính sức kéo của thị trường như ngành:
thời trang, may mặc…
Chính vì vậy trong quá trình đổi mới công nghệ nước ta chủ yếu chỉ tiến hành từ
giai đoạn triển khai: tuy nhiên do kiến thức không có để tiếp nhận nhưng sản phẩm
công nghệ hiện đại nhất đồng thời, vốn của nhà các doanh nghiệp cũng không đủ
để có thể mua được những công nghệ mới nhất nên đa phần công nghệ nước ta
nhập về đều là công nghệ cũ, đã gần như lạc hậu.
8
Nhóm 3 _ Đại học Thương Mại
Trước đây đa phần các doanh nghiệp Việt Nam áp dụng mô hình đổi mới
công nghệ là mua những sản phẩm công nghệ được tạo ra do mô hình tuyến tính và
cũng đạt được một số thành tựu nhất định tuy nhiên khi sử dụng mô hình này các
sản phẩm làm ra chứa đựng hàm lượng chất xám cao, dẫn tới giá sản phẩm tăng
mạnh làm trở ngại cho việc tiêu thụ sản phẩm tại các doanh nghiệp.
Chính vì vậy nước ta hiện nay ưu tiên phát triển mô hình đổi mới công nghệ
theo loại : mô hình tương tác kết hợp. Các công ty tại Việt Nam sử dụng mô hình
này từ khâu nhập nguyên liệu đầu vào đến khâu sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
Điều này được thể hiện rõ khi hầu hết các doanh nghiệp tại Việt Nam đều sử dụng
mô hình này như: các công ty sữa, công ty sản xuất các thiết bị điện tử….
Tuy nhiên do nhiều doanh nghiệp không xác định được đúng mô hình đổi
mới công nghệ mà mình phải áp dụng là gì dẫn đến tình trạng tỷ lệ công nghệ và
thiết bị hiện đại tiên tiến (xác định căn cứ vào sự phân thế hệ, vào tính chất chuyên
dùng hay vạn năng, vào mức tự động trong vận hành…) chỉ đạt 33%. Về chuyển
giao công nghệ, nếu tính đến năm 2005 chỉ số ứng dụng công nghệ của nước ta chỉ
đứng thứ 92/117

Tuy nhiên thực trạng rõ nhất tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đó là
do hạn chế về công nghệ, đổi mới công nghệ với mô hình chưa phù hợp, năng lực
tổ chức đổi mới là thứ đang thiếu vắng. hạn chế trong nắm bắt, tiếp thu tiến bộ của
các công ty khác ( tiềm lực KH & CN yếu kém ), cơ sở vật chất chưa được nâng
cấp, thiếu vốn đã làm chậm tốc độ, giảm quy mô và hiệu quả của việc áp dụng mô
hình đổi mới trong công nghệ. Theo đánh giá chung hệ số đổi mới công nghệ trong
doanh nghiệp còn thấp mới chỉ đạt dưới 10%. Trình độ của các cán bộ quản lý còn
thấp dẫn đến nhập tình trạng nhập những công nghệ đã lạc hậu, lỗi thời hoặc những
công nghệ quá hiện đại trong khi trình độ nhân viên không đủ để áp dụng công
nghệ đó: một cuộc khảo sát 700 thiết bị, 3 dây truyền tại 42 nhà máy cho thấy: 76%
số máy mới nhập thuộc những năm 1950 – 1960, 70% số máy hết khấu hao, 50% là
do tân trang lại.
Bởi vậy các doanh nghiệp cần đẩy mạnh đổi mới công nghệ để tăng năng
suất công việc và theo kịp sự phát triển của thế giới với mô hình tương tác phù hợp.
III. Mô hình đổi mới công nghệ của Công ty cổ phần sữa Việt Nam –
Vinamilk
1. Giới thiệu sơ lược về Công ty cổ phần sữa Việt Nam – Vinamilk
9
Nhóm 3 _ Đại học Thương Mại
- Tên đầy đủ: Công ty cổ phần sữa Việt Nam
- Tên viết tắt: Vinamilk.
- Logo:


- Trụ sở: 36 – 38 Ngô Đức Kế, Quận 1, TP Hồ Chí Minh.
- Văn phòng giao dịch: 184 – 186 -188 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3, TP Hồ
Chí Minh.
- Số điện thoại: (08) 9300 358. Fax: (08) 9305 206.
- Website: www.vinamilk.com.vn.
- Email:

10
Nhóm 3 _ Đại học Thương Mại
H1: Sơ đồ cơ cấu thành phần sữa.
2. Áp dụng mô hình đổi mới công nghệ
Vinamilk đã áp dụng linh hoạt áp dụng cả hai mô hình đổi mới công
nghệ trong hoạt động đổi mới công nghệ của mình. Từ nhu cầu của thị
trường Vinamilk đã đưa ra các sản phẩm nhằm đáp ứng thị yếu của người
tiêu dùng. Nhưng mô hình đổi mới được công ty áp dụng chính đó là mô
hình tương tác và kết hợp. Nội dung sau sẽ trình bày rõ quá trình áp dụng mô
hình tương tác kết hợp của Vinamilk trong đổi mới công nghệ.
Vinamilk xác định rõ đổi mới toàn bộ hệ thống lấy doanh nghiệp làm trung
tâm. tất cả các yếu tố của toàn hệ thống đổi mới được liên kết chặt chẽ với nhau
trong sự tác động của các nhân tố:
+) Trước hết, họ xác định rõ đối thủ cạnh tranh: ngành sữa bị cạnh tranh cao
ở các công ty sữa trong ngành như Hanoimilk, Abbott, Mead Jonson, Nestlé,
11
Nhóm 3 _ Đại học Thương Mại
Dutch lady…Trong đó dutch lady được coi là đối thủ mạnh nhất của Vinamilk.
Trong tương lai, thị trường sữa Việt Nam tiếp tục mở rộng và mức độ cạnh tranh
ngày càng cao. Tính thị phần theo giá trị thì Vinamilk và Dutch Lady hiện là 2
công ty sản xuất sữa lớn nhất cả nước, đang chiếm gần 60% thị phần. Ngoài ra
không chỉ sức ép từ cạnh tranh trong nước mà các sản phẩm sữa nước ngoài
đang được miễn giảm thuế vào thị trường Việt Nam càng làm cho sức cạnh
tranh tại Việt Nam tăng lên. Điều này đòi hỏi Vinamilk phải đổi mới công nghệ
để đem đến sản phẩm sữa tốt nhất cho người tiêu dùng mà giá cả thì vẫn phải
giữ được sức cạnh tranh.
+) Về nhân tố khách hàng:
Vì nhu cầu người tiêu dùng luôn thay đổi nên Vinamilk luôn tập trung nghiên
cứu và tìm ra sự thay đổi đó từ việc thăm dò ý kiến khách hàng, tìm ra xu hướng
thay đổi trong việc tiêu thụ sữa và liên tục đưa ra các sản phẩm mới được

nghiên cứu để đáp ứng nhu cầu này . Minh chứng dễ dàng nhất cho điều đó, trên
Website của Vinamilk đăng tải: “Việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là
trẻ em, là một trong những nhiệm vụ mà Vinamilk luôn quan tâm và hướng đến.
Nổi bật trong các dòng sản phẩm đã được tung ra thị trường trong năm 2013 là
sản phẩm Optimum Step 4 dành cho trẻ từ 4 - 6 tuổi, sản phẩm được bổ sung hệ
chất xơ hòa tan FOS và vi khuẩn có lợi cho đường ruột, tốt cho hệ tiêu hóa.”
Hiện công ty vinamilk đã đưa ra một số sản phẩm mới rất hiệu quả, trong đó
phải kể đến 3 sản phẩm là sữa giảm cân, bia, café moment.
+) Về cơ sở hạ tầng khoa học và công nghệ : Vinamilk sở hữu một mạng lưới
nhà máy rộng lớn tại Việt Nam. Nhà máy của Vinamilk luôn hoạt động với công
suất ổn định đảm bảo nhu cầu của người tiêu dùng.
Hệ thống và quy trình quản lý chuyên nghiệp được vận hành bởi một đội ngũ
các nhà quản lý có năng lực và kinh nghiệm. Vinamilk đầu tư xây dựng một
trang trại chăn nuôi bò sữa hiện đại bậc nhất Việt Nam và Đông Nam Á, có
nguồn nhân lực giỏi, năng động và tri thức cao được đào tạo và sắp xếp phù
hợp với tình hình triển Công ty. Trên Website của mình, Vinamilk đã khẳng định
“Đội ngũ nghiên cứu và phát triển sản phẩm của Vinamilk luôn cập nhật các
kiến thức mới nhất về công nghệ, cũng như tìm hiểu sâu sát thị trường trong và
ngoài nước để tìm kiếm cơ hội và ý tưởng phát triển sản phẩm”.
12
Nhóm 3 _ Đại học Thương Mại
+) Hoạt động đầu tư tài sản và mua sắm thiết bị luôn được Vinamilk chú
trọng và đấy mạnh. Vinamilk đã mạnh dạn đầu tư mạnh tay cho việc lắp đặt máy
móc có công nghệ tự động hóa cao, đầu tư dây chuyên sản xuất sữa sạch, tiệt
trùng với hệ thống máy móc và cơ sở nghiên cứu kiểm tra kỹ lưỡng.
Trong năm 2014 và giai đoạn tiếp theo, Công ty tiếp tục triển khai các dự án
trang trại mới như Trang trại Bò sữa Hà Tĩnh, Dự án Trang trại Bò sữa Thanh
Hóa 2 và Dự án Công ty TNHH Bò sữa Thống Nhất Thanh Hóa có quy mô
16.000 con được xây dựng trên diện tích gần 2.500 ha tại huyện Yên Định – tỉnh
Thanh Hóa.

Trang trại bò sữa Vinamilk tại Nghệ An là trang trại bò sữa đầu tiên tại Đông Nam
Á đạt tiêu chuẩn quốc tế Global G.A.P. được tổ chức Control Union (Hà Lan) chứng
nhận.
13
Nhóm 3 _ Đại học Thương Mại
Dây chuyền sản xuất sữa được trang bị hiện đại
+) Về phía nhà cung cấp: Với các nguyên liệu nhập từ nước ngoài thì các nhà
cung cấp chính mà Vinamilk lựa chọn là những nhà cung cấp có uy tín từ Mỹ,
Úc, New Zealand, Pháp….
Ngoài ra, Vinamilk đang thúc đẩy chiến lược tăng cường nội địa hóa nguồn
nguyên liệu sữa. Vì vậy, công ty đã không ngừng tăng cường cộng tác thu mua
và phát triển vùng nguyên sữa tươi từ các hộ dân.
Nhờ vào sự tương tác kết hợp chặt chẽ giữa các yếu tố thị trường, khoa học
và năng lực của doanh nghiệp theo mô hình tương tác kết hợp mà Vinamilk đã
đạt được những thành công lớn trong hoạt động đổi mới công nghệ, quản lý
doanh nghiệp và giúp doanh nghiệp vận hành tốt từ đó giúp Vinamilk có được
những thành tựu lớn trong hoạt động kinh doanh của mình:
- Năm 2010, Vinamilk là doanh nghiệp đầu tiên và duy nhất của Việt Nam được
công nhận là 1 trong 200 doanh nghiệp xuất sắc nhất châu Á
- Đầu tháng 9-2013, tạp chí Forbes Việt Nam vừa công bố danh sách 50 công ty
tốt nhất trên thị trường chứng khoán, trong đó Vinamilk đứng đầu.
- Theo khảo sát của Kantar World panel trong năm 2013, tại Việt Nam, Vinamilk
là thương hiệu số 1 của Việt Nam. Nằm trong top 10 hàng Việt Nam chất lượng
cao.
- Trang trại bò sửa Vinamilk tại Nghệ Anh đạt chứng nhật Global G.A.P –
chứng nhận đạt chuẩn quốc tế thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu (18/07/2014).
14
Nhóm 3 _ Đại học Thương Mại
Đây là trang trại đầu tiên tại Đông Nam Á và một trong ba trang trại đạt chuẩn
quốc tế của Châu Á được Global G.A.P chứng nhận.

15
Nhóm 3 _ Đại học Thương Mại
KẾT LUẬN
Từ ví dụ thực tế của các doanh nghiệp Việt Nam cho thấy vai trò hết sức
quan trọng của mô hình đổi mới công nghệ. Mỗi một doanh nghiệp phải nắm rõ
đặc điểm, tính chất của từng mô hình, xác định được doanh nghiệp của mình
phù hợp với mô hình nào để lựa chọn cho đúng, từ đó giúp tăng trưởng kinh tế.
16
Nhóm 3 _ Đại học Thương Mại
Tài liệu tham khảo:
1. PGS.TS Nguyễn Văn Hiệu, 2013, Bài giảng Quản trị công nghệ, xuất bản
Trường Đại học Thương Mại
2.
3.
thuc-hien-muc-tieu-doi-moi-trong-cong-ty-det-8-3-30665/
4.
nghe.html
5.
tam-quoc.html
6.
xuat-moi
7.
17
Nhóm 3 _ Đại học Thương Mại
Bảng đánh giá thành viên trong nhóm
STT Họ và tên Chức vụ Điểm
đánh giá
Chữ ký
1 Hoàng Thị Huyền Nhóm trưởng
2 Nguyễn Thị Thu Huyền Thư ký

3 Bùi Thị Việt Linh Thành viên
4 Đỗ Thùy Linh Thành viên
5 Phạm Duy Linh Thành viên
6 Trương Thị Mỹ Linh Thành viên
7 Ngô Thị Lụa Thành viên
8 Nguyễn Khả Mạnh Thành viên
9 Lê Thị Minh Thành viên
18

×