Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

ứng dụng phương pháp phân tích chi phí trong đánh giá hiệu quả cây mía(đồ án tốt nghiệp đại học)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (591.49 KB, 19 trang )

MỤC LỤC
Trang
I. MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Trong thời kỳ hội nhập cùng với những chuyển biến tích cực của nền kinh
tế Việt Nam thì ngành nông nghiệp luôn được coi là ngành quan trọng hàng đầu.
Nhà nước ta đã chú trọng đầu tư và quan tâm nhiều hơn tới nông nghiệp. Song
nông nghiệp đang gặp nhiều khó khăn và thách thức lớn như khả năng cạnh
tranh so với các nước trong khu vực, gặp nhiều rủi ro, bất lợi do thời tiết, thị
trường, thể chế chính sách .Những rủi ro bất lợi này tác động rất lớn tới người
nông dân. Xét một cách toàn diện người nông dân luôn là những người chịu
nhiều thiệt thòi và luôn gặp khó khăn nhất trong cuộc sống.
Đối với nông dân Việt Nam hiện nay thu nhập của họ chủ yếu từ những
cây trồng, vật nuôi phù hợp và dễ phát triển trên vùng đất của mình. Ngày xưa
cây mía tạo ra thu nhập (TN) cho người nông dân với các sản phẩm mật mía,
đường mía thì ngày nay, cây mía và ngành mía đường tại Việt Nam được xác
định không chỉ là ngành kinh tế với mang lại lợi nhuận mà còn là một ngành
kinh tế xã hội do nó có ảnh hưởng quan trọng đến đời sống của hàng nghìn
người nông dân. Trong những năm qua Chính Phủ đã triển khai nhiều chương
trình, quyết định liên quan đến phát triển mía đường như “Chương trình quốc
gia 1 triệu tấn đường”, Quyết định 80/2002/QĐ-TTg về việc tiêu thụ nông sản
thông qua hợp đồng. Quyết định 28/2004/QĐ-TTg về việc tổ chức lại và thực
hiện một số giải pháp xử lý khó khăn đối với các nhà máy, công ty đường và
người trồng mía. Ngoài ra, Chính Phủ ban hành quyết định số 26/2007/QĐ-TTg
phê duyệt quy hoạch phát triển mía đường đến năm 2010 và định hướng đến
năm 2020 với tổng diện tích trồng mía 300.000 ha; sản lượng 19,5 triệu tấn/năm.
Các chương trình quyết định nhằm tạo việc làm cho lao động nông nghiệp và lao
động công nghiệp trong các nhà máy đường, các nhà máy cơ khí đường, góp
1
phần xóa đói giảm nghèo (XĐGN) cho các vùng nông thôn, tăng thu nhập và cải
thiện đời sống cho nông dân ở vùng nghèo, vùng sâu, vùng xa. Qua đó thấy


được vai trò của cây mía đối với người nông dân và nền kinh tế Việt Nam ngày
một quan trọng.
Thọ Sơn với đơn vị hành chính bao gồm 11 thôn, hầu hết nông dân sống
dựa vào nông nghiệp là chủ yếu. Trong những năm gần đây thì cây mía trở
thành cây chủ đạo trong công tác XĐGN và nâng cao TN cho nông dân trong
xã. Tuy nhiên, người trồng mía nguyên liệu vẫn gặp nhiều khó khăn trong sản
xuất do điều kiện thời tiết khí hậu của vùng khắc nghiệt, khó khăn trong tiêu thụ
sản phẩm, giá cả thị trường không ổn định và giá cả vật tư nông nghiệp phục vụ
hoạt động sản xuất mía tương đối cao. Do đó, người nông dân không dám mạnh
dạn đầu tư thâm canh dẫn đến hiệu quả sản xuất mía thấp. Xuất phát từ thực tế
đó, việc xem xét tình hình sản xuất mía của địa phương, đánh giá chính xác
HQKT của cây trồng là một trong những cơ sở để đưa ra những giải pháp nhằm
nâng cao kết quả và hiệu quả sản xuất mía để giúp nông hộ sản xuất mía có hiệu
quả hơn. Đó là lý do chính mà người nghiên cứu chọn đề tài “Vận dụng phương
pháp phân tích chi phí – lợi ích trong đánh giá hiệu quả kinh tế cây Mía trên địa
bàn xã Thọ Sơn - huyện Anh Sơn - Tỉnh Nghệ An”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá hiệu quả kinh tế cây mía ở địa bàn nghiên cứu; Đề xuất giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cây mía nguyên liệu tại địa bàn xã.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các hộ sản xuất mía nguyên liệu trên địa bàn xã
Thọ Sơn
- Phạm vi nghiên cứu: Trên địa bàn xã Thọ Sơn huyện Anh Sơn Tỉnh
Nghệ An
4. Phương pháp nghiên cứu.
− Phương pháp điều tra chọn mẫu: Điều tra chọn mẩu ở 3 năm gần đây nhất
− Phương pháp thống kê kinh tế: Thống kê số liệu liên quan đến sản xuất mía
2
- Phương Pháp chuyên gia: Hỏi thông tin từ những người nông dân
II. NỘI DUNG

1.Vài nét về cây mía
Mía là cây công nghiệp lấy đường quan trọng của ngành công nghiệp
đường. Đường là một loại thực phẩm cần có trong cơ cấu bữa ăn hàng ngày của
nhiều quốc gia trên thế giới, cũng như là loại nguyên liệu quan trọng của nhiều
ngành sản xuất công nghiệp nhẹ và hàng tiêu dùng như bánh kẹo
Về mặt kinh tế chúng ta nhận thấy trong thân mía chứa khoảng 80-90%
nước dịch, trong dịch đó chứa khoảng 16-18% đường. Vào thời kì mía chin già
người ta thu hoạch mía rồi đem ép lấy nước. Từ nước dịch mía được chế lọc và
cô đặc thành đường. Có hai phương pháp chế biến bằng thủ công thì có các dạng
đường đen, mật, đường hoa mai. Nếu chế biến qua các nhà máy sau khi lọc và
bằng phương pháp ly tâm, sẽ được các loại đường kết tinh, tinh khiết.
Ngoài sản phẩm chính là đường những phụ phẩm chính của cây mía bao
gồm:
• Bã mía chiếm 25-30% trọng lượng mía đem ép. Trong bã mía chứa
trung bình 49% là nước, 48% là xơ (trong đó chứa 45-55% cellulose) 2,5% là
chất hoà tan (đường). Bã mía có thể dùng làm nguyên liệu đốt lò, hoặc làm
bột giấy, ép thành ván dùng trong kiến trúc, cao hơn là làm ra Furfural là nguyên
liệu cho ngành sợi tổng hợp. Trong tương lai khi mà rừng ngày càng giảm nguồn
nguyên liệu làm bột giấy, làm sợi từ cây rừng giảm đi thì mía là nguyên liệu
quan trọng để thay thế.
• Mật gỉ chiếm 3-5% trọng lượng đem ép. Thành phần mật gỉ trung bình
chứa 20% nước, đường saccaro 35%, đường khử 20%, tro 15%, protein 5%, sáp
1%, bột 4% trọng lượng riêng. Từ mật gỉ cho lên men chưng cất rượu rum, một
ha với kỹ thuật sản xuất hiện đại của thế kỷ 21 có thể sản xuất 7000-8000 lít cồn
3
để làm nhiên liệu. Vì vậy khi mà nguồn nhiên liệu lỏng ngày càng cạn kiệt thì
người ta đã nghĩ đến việc thay thế năng lượng của thế kỷ 21 là lấy từ mía.°, sản
xuất men các loại. Một tấn mật gỉ cho một tấn men khô hoặc các loại axit axetic,
hoặc có thể sản xuất được 300 lít tinh dầu và 3800 l rượu. Từ một tấn mía tốt
người ta có thể sản xuất ra 35-50 lít cồn 96

• Bùn lọc chiếm 1,5-3% trọng lượng mía đem ép. Đây là sản phẩm cặn
bã còn lại sau khi chế biến đường. Trong bùn lọc chứa 0,5% N, 3% Protein thô
và một lượng lớn chất hữu cơ. Từ bùn lọc có thể rút ra sáp mía để sản xuất nhựa
xêrin làm sơn, xi đánh giầy, vv Sau khi lấy sáp bùn lọc dùng làm phân bón rất
tốt.
Theo ước tính giá trị các sản phẩm phụ phẩm còn cao hơn 2-3 lần sản
phẩm chính là đường.
Mía còn là loại cây có tác dụng bảo vệ đất rất tốt. Mía thường trồng từ
tháng 10 đến tháng 2 hàng năm là lúc lượng mưa rất thấp. Đến mùa mưa, mía
được 4-5 tháng tuổi, bộ lá đã giao nhau thành thảm lá xanh dày, diện tích lá gấp
4-5 lần diện tích đất làm cho mưa không thể rơi trực tiếp xuống mặt đất có tác
dụng tránh xói mòn đất cho các vùng đồi trung du. Hơn nữa mía là cây rễ chum
và phát triển mạnh trong tầng đất từ 0-60cm. Một ha mía tốt có thể có 13-15 tấn
rễ, sau khi thu hoạch bộ rễ để lại trong đất cùng với bộ lá là chất hữu cơ quý làm
tăng độ phì của đất.
2.Đặc điểm nghành công nghiệp mía đường ở Việt Nam
Mía đường ở Việt Nam có từ rất lâu, nhưng công nghiệp mía đường mới
phát triển những năm 1990. Sản xuất mía đường có tính thời vụ, thu hoạch và
sản xuất trong khoảng 5 tháng (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau). Đường còn lại
trong vụ mùa sẽ được tồn kho và bán dần trong các tháng còn lại, vì thế nên chí
phí tồn trữ cao.
Dù khoảng cách đã được rút ngắn nhưng năng suất mía Việt Nam bình
quân chỉ 60 tấn/ha, vẫn thấp hơn bình quân thế giới: 70 tấn/ha (BĐ 1) và chất
4
lượng kém hơn. Hiệu suất đường của Việt Nam là 4-5 tấn đường/ha, trong khi
Thái Lan 7-8 tấn/ha, Brazil 9-21 tấn/ha.

Năng suất và chất lượng mía còn thấp, thời gian sinh trưởng dài và bị
cạnh tranh bởi các loại cây trồng khác, giá thu mua mía bấp bênh là các nguyên
nhân dẫn đến diện tích trồng mía bị thu hẹp (BĐ 2). Diện tích trồng mía ở các

tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long và miền Đông Nam bộ giảm nhiều nhất (BĐ 3).
Thêm vào đó, vùng nguyên liệu mía thường xa nhà máy đường đã ảnh hưởng
đến hiệu quả thu đường. Công nghệ thiết bị đa số còn lạc hậu, đồng thời chưa
tận dụng hết ưu thế đa dụng của mía để sản xuất thêm nhiều sản phẩm phụ trợ
khác để giảm giá thành nên giá đường sản xuất ở Việt Nam khá cao, luôn hơn
giá trung bình thế giới khoảng 100 USD/tấn (BĐ 4). Đáng lưu ý là trong cơ cấu
giá thành, giá vốn nguyên liệu đầu vào chiếm phần lớn từ khoảng 63% đến 90%
tùy vào các nhà máy, các loại chi phí quản lý, bán hàng, tài chính chiếm tỉ trọng
rất thấp (BĐ 5).
5

6
7
Nhu cầu tiêu thụ đường trên đầu người bình quân (kg/người/năm) trên thế
giới là 30, Mỹ: 45,5, Brazil: 58, Ấn Độ: 20, Trung Quốc: 11, Việt Nam: 15. Mức
tăng trưởng tiêu thụ đường của người Việt Nam được dự báo 2,7%/năm. Mùa vụ
2012/2013, dự báo cả nước sẽ sản xuất gần 1,6 triệu tấn đường, mức tiêu thụ
khoảng 1,4 triệu tấn, lượng đường tồn kho sẽ lên đến 749.000 tấn nhưng có 26
doanh nghiệp đề nghị Bộ Công thương cấp quota nhập khẩu 388.855 tấn đường,
lý do được đưa ra là do giá rẻ, nguồn ổn định và chất lượng tốt hơn đường nội
địa!.
8
Mức tiêu thụ đường bình quân đầu người Việt Nam thấp hơn so với mức
trung bình thế giới là tiềm năng để tăng trưởng của ngành mía đường Việt Nam.
Và dù sản lượng đáp ứng được nhu cầu nhưng giá thành cao là rào cản, là lý do
để các doanh nghiệp tiêu thụ đường hướng đến nguồn cung từ nước ngoài, gây
khó khăn không nhỏ cho sự phát triển của ngành mía đường Việt Nam.
3. Tình hình trồng mía nguyên liệu tại xã Thọ Sơn
Xác định cây mía là một trong những cây công nghiệp chủ đạo trong phát
triển kinh tế, cấp ủy Đảng, chính quyền xã Thọ Sơn đã kiện toàn ban chỉ đạo

phát triển cây mía; tuyên truyền, vận động nhân dân tập trung mở rộng, phát
triển diện tích mía nguyên liệu, coi cây mía là cây xóa đói, giảm nghèo, làm giàu
ở địa phương.
9
Trong những năm gần đây, do làm tốt công tác tuyên truyền, vận động
cùng với sự hỗ trợ của Nhà máy Đường Sông Lam về vật tư và kỹ thuật trồng,
chăm sóc mía nên nhiều hộ gia đình của xã Thọ Sơn đã mạnh dạn chuyển đổi
nhiều diện tích đất màu kém hiệu quả sang trồng mía. Đến nay trong thôn đã có
trên 80% số hộ dân trồng mía. Nhờ phát triển cây mía, cuộc sống của nhiều hộ
gia đình trong xã Thọ Sơn đã thoái khỏi cảnh nghèo đói, đã mua được nhiều vật
dụng đắt tiền như: tủ lạnh, điều hòa , số hộ nghèo giảm mạnh. Hiện nay, xã
Thọ Sơn đang tiến hành rà soát các diện tích đất có thể chuyển đổi sang trồng
mía, để mở rộng diện tích vùng nguyên liệu cho Nhà máy Đường Sông
Lam. Với tiềm năng, lợi thế về đất đai và nguồn nhân lực, nên trong nhiều năm
qua, xã Thọ Sơn đã tuyên truyền, vận động nhân dân tập trung phát triển và mở
rộng diện tích trồng mía nguyên liệu.
Hình ảnh cánh đồng mía tại xã Thọ Sơn
4. Đánh giá hiệu quả kinh tế cúa cây mía
4.1. Phương pháp phân tích chi phí - lợi ích trong đánh giá cảnh quan
10
Phương pháp phân tích chi phí - lợi ích cho phép xác định một chính sách
hay một hoạt động được thực hiện khi và chỉ khi lợi ích của chính sách hay hoạt
động thu về lớn hơn so với chi phí bỏ ra. Trong trường hợp có nhiều chính sách
hay hoạt động đưa ra trong hoàn cảnh nguồn lực có hạn thì chính sách hay hoạt
động nào có lợi ích ròng lớn nhất sẽ được lựa chọn.
Theo Nguyễn Cao Huần , đánh giá kinh tế của cảnh quan theo phương
pháp chi phí - lợi ích được thực hiện theo các bước sau:
(1) Chọn trục thời gian và chiết khấu
Tuỳ dạng cảnh quan và loại hình khai thác, sử dụng cảnh quan để chọn
khoảng thời gian (t) thích hợp. Đối với loại hình khai thác đất đai để trồng cây

hàng năm thì khoảng thời gian là một năm, đối với cây lâu năm thì t = 1, n.
Mía là loại cây trồng một lần thu hoạch nhiều năm, từ khi trồng đến thu hoạch
khoảng 13 - 14 tháng (tuỳ điều kiện đất đai, chăm sóc), cho năng suất cao nhất ở
năm thứ 1, sang năm thứ 3 thì năng suất giảm xuống và sẽ được trồng mới. Vì
vậy, chúng tôi chọn khoảng thời gian t = 1, 2, 3 để đánh giá kinh tế cây Mía. Hệ
số chiết khấu có nhiều loại (hệ số chiết khấu do vay ưu đãi, hệ số chiết khấu của
các ngân hàng, ). Ở đây chúng tôi chọn hệ số chiết khấu bằng lãi suất khi đem
vốn đầu tư gửi ngân hàng. Giả thiết lãi suất gửi ngân hàng là 8%/năm vào thời
điểm trồng cây Mía tại xã Thọ Sơn-Anh Sơn-Nghệ An.
(2). Xác định giá trị hiện thời (PV - Present Value)
PV = B
t
- C
t
(1)
Trong đó:
PV: Giá trị hiện thời; B
t
: Lợi ích năm thứ t; C
t
: Chi phí năm thứ t
Giá trị hiện thời cho phép xác định lợi nhuận tại một năm nào đó. Tuy
nhiên, giá trị này không cho phép so sánh hiệu quả đầu tư giữa các năm.
(3). Xác định giá trị hiện tại ròng (NPV - Net Present Value )
Chỉ tiêu được sử dụng nhiều nhất trong phân tích kinh tế là giá trị hiện tại
ròng (Net Present Value). Đại lượng này xác định giá trị lợi nhuận ròng hiện
thời khi chiết khấu dòng lợi ích và chi phí trở về với năm cơ sở bắt đầu (năm thứ
11
nhất). Công thức được chúng tôi sử dụng:




+

=
n
t
t
tt
r
CB
NPV
1
1
)1(
(2)
Phương án được quyết định là phương án có NPV dương, trong trường
hợp có nhiều phương án lựa chọn thì phương án nào có NPV lớn nhất sẽ là
phương án được ưu tiên để quyết định. Giá trị này có ý nghĩa rất lớn trong nông
nghiệp khi có nhiều cây trồng cùng thích nghi với một lãnh thổ nhưng chỉ lựa
chọn một vài loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao nhất.
(4). Tỷ suất lợi ích - chi phí (BCR - Cost-Benefit Ratio)
Tỷ lệ lợi ích - chi phí (R) là tỷ lệ của tổng giá trị hiện tại của lợi ích so với
tổng giá trị hiện tại của chi phí.








+
+
=
n
t
t
t
n
t
t
t
r
C
r
B
R
1
1
1
1
)1(
)1(
(3)
Tỷ lệ R so sánh lợi ích và chi phí đã được chiết khấu. Trong trường hợp
này, lợi ích được xem là lợi ích thô, bao gồm cả lợi ích môi trường và xã hội,
còn chi phí bao gồm vốn cộng với các chi phí vận hành, bảo dưỡng và thay thế
cũng như những chi phí khác (chi phí cho môi trường và xã hội).
Phương án được quyết định là phương án có BCR lớn hơn 1, trong trường
hợp có nhiều phương án khác nhau phải lựa chọn thì phương án được quyết định

là phương án có BCR > 1 và lớn nhất.
4.2 Ứng dụng phương pháp chi phí - lợi ích vào việc đánh giá hiệu
quả kinh tế cây Mía tại xã Thọ Sơn- Anh Sơn - Nghệ An
4.2.1 Chi phí đầu tư cho một ha Mía
- Giống: Cây mía trồng bằng hom (nhân giống vô tính). Khi thu hoạch,
người ta lấy thân làm nguyên liệu chế biến đường còn phần ngọn có 2-3 mắt
dùng làm hom giống. Ngọn mía ít đường nhưng mọc mầm rất khoẻ, dùng làm
hom giống rất tốt. Ở đây tôi không nghiên cứu kĩ thuật tạo giống mà chỉ tính chi
phí đầu tư để tạo giống hay chi phí để mua giống. Kết quả khảo sát tại Thọ Sơn
12
cho thấy: 1 tấn mía có giá 900.000 đồng. Để sản xuất một ha Hương bài cần 10
tấn giống. Như vậy, chi phí về giống cho mỗi ha cây Mía là 9.000.000 đồng
- Công lao động: Công lao động bao gồm công xử lí thực bì, công làm
đất (cày bừa), trồng, chăm sóc và thu hoạch. (1 công = 60.000 đồng)
+, Xử lí thực bì là khâu trước khi tiến hành trồng Mía (gồm: cày, bừa,
làm luống). Tuỳ điều kiện thực bì cụ thể mà thời gian cho công đoạn này nhiều
hay ít. Tại xã Thọ Sơn, thời gian xử lí thực bì được xác định là 10 công(năm thứ
nhất), và 2 công ở năm thứ 2 và 3
+, Làm đất, trồng: Làm đất toàn diện cày bừa (hoặc cuốc đập nhỏ, làm
luống sâu 15-20cm, hai hàng cách nhau 0,8-1,0m. Trước khi trồng bón lót phân
chuồng ủ vôi hoai mục, lượng phân chuồng 10 tấn/ha, phân N.P.K 1,5 tấn/ha.
Sau khi làm luống bón lót phân chuồng và N.P.K, bỏ hom mía vào và vùi đất lại.
Công làm đất 10 công, công trồng 15 công.
+, Chăm sóc, bảo vệ, thu hoạch: Sau 1 – 1,5 tháng nếu thấy mía chết hom
nên trồng dặm để đảm bảo mật độ Cần làm sạch cỏ ở giai đoạn cây con để
giảm sự cạnh tranh dinh dưỡng và ánh sang với mía. Vô chân mía: Kết hợp với
hai lần bón phân để vô chân cho mía. Có thể đánh lá ba lần cho mía:
+) Lần 1: lúc mía khoảng 3 tháng tuổi.
+) Lần 2: Lúc mía khoảng 6 tháng tuổi.
+) Lần 3: Lúc mía khoảng 9 tháng tuổi, đây là giai đoạn chuẩn bị thu

hoạch mía.
Có thể thu hoạch cây Mía từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Công chăm
sóc là 17 công, công thu hoạch là 15 công.
+, Phân bón: - Phân NPK 9.000.000 đồng
- Đạm 2.000.000 Đồng
- Thuốc trừ sâu 200.000 đồng
4.2.2 Thu nhập từ 1 Ha Mía
- Năm thứ nhất: Năng suất 75 tấn
Thu nhập 900.000/1 tấn
13
=> Tổng thu nhập được 67.500.000 đồng
- Năm thứ 2: Năng suất 73 tấn
Thu nhập 920.000 đồng/ 1 tấn
=> Tổng thu nhập 67.160.000
- Năm thứ 3: : Năng suất 70 tấn
Thu nhập 950.000/1 tấn
=> Tổng thu nhập 66.500.000 đồng
14
4.2.3 Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây mía
Bảng 1: Chi phí của cây Mía
Các chi phí
Năm (đơn vị: triệu đồng)
1 2 3
Giống 10 0 0
Phân bón
Đạm 2 2 2
NPK, phân
chuồng
13 13 13
Thuốc trừ sâu,

vôi
0,7 0,7 0,7
Công lao
động
Xử lý thực bì 0,6 0,12 0,12
Làm luống 0,9 0,9 0,9
Chăm sóc, thu
hoạch
1,8 1,8 1,8
Tổng chi phí
29 18,52 18,52
Với các chi phí, doanh thu như bảng trên, áp dụng công thức 1,2,3 có kết
quả về các giá trị thể hiện hiệu quả kinh tế của cây Mía (bảng 2).
15
Bảng 2: Hiệu quả khinh tế của cây Mía tính trên 1 Ha
Qua phân tích và tính toán cho thấy hiệu quả kinh tế của cây Mía rất cao.
Có thể nói, đây là loại cây triển vọng giúp nông dân vùng cao làm giàu từ những
vùng đất đồi, đất bỏ hoang. Mặc dù chi phí bỏ ra ban đầu của cây mía là tương
đối lớn, nhưng đến các năm tiếp theo thì chi phí đã giảm xuống một cách đáng
kể(nông dân không phải bỏ tiền mua giống, sau khi trồng mới thì có thể lấy mía
ở trong ruộng đó để làm giống để trồng mới)
Xét về mặt xã hội, thì trồng cây mía đem lại rất nhiều lợi ích cho người
nông dân. Trước hết là giải quyết việc làm cho người lao động. Mặt khác, với
yêu cầu kĩ thuật không quá phức tạp, việc trồng cây Mía phù hợp với trình độ kĩ
thuật của nông dân ở xã Thọ Sơn- những người nông dân chủ yếu soongd với
nghề làm nông. Ngoài việc phục vụ nhu cầu bán làm mía nguyên liệu cho nhà
máy đường, tăng thu nhập cho từng hộ gia đình, thì người nông dân còn có thể
ép Mía sau đó nấu lên để tạo thành mật mía(có thể dùng để thay thế cho đường
trắng). Sự phát triển kinh tế giúp tăng cường sự ổn định xã hội, giảm các tệ nạn
xã hội và các vấn đề phức tạp khác.

Trồng cây Mía có thể trồng xen canh các loại cây ngắn ngày như: ngô,
sắn, lạc Điều đó cũng có nghĩa cần đưa vào trồng một cách có quy hoạch, có
Các chỉ số Năm
1 2 3
Chi phí (Đơn vị: triệu đồng)
29 18,52 18,52
Doanh thu (Đơn vị: triệu đồng)
67,5 67,160 66,500
Giá trị hiện thời(PV) (Đơn vị:
triệu đồng)
38,5 48,64 47,98
Giá trị hiện ròng(NPV) (Đơn vị:
triệu đồng)
38,5 83,537 163,172
Tỉ suất chi phí – lợi ích (B/C)
2,327 4,787 2,789
16
sự hướng dẫn kĩ thuật, tránh để nhân dân trồng một cách thiếu tính toán làm
giảm năng suất của cây mía.
4.3 Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ của việc trồng Mía ở xã
Thọ Sơn
* Điểm mạnh:
+ Cây Mía thích hợp với vùng đất nghiên cứu
+ Nông dân có nhiều kinh nghiệm trong trồng Mía
+ Nông dân ham học hỏi, quyết tâm làm giàu
+ Năng suất Mía tương đối cao
* Điểm yếu:
+ Thiếu vốn sản xuất
+ Thiếu đất canh tác
+ Thiếu giống Mía mới

+ Nông dân thụ động trong quá trình tiêu thụ(chỉ nhập Mía cho nhà máy
đường Sông lam)
+ Thiếu nguồn lao động
+ trình độ học vấn còn hạn chế
* Cơ hội:
+ Chình quyền địa phương tạo mọi điều kiện tốt nhất để nông dân có thể
vay vốn đầu tư sản xuất
+ Thường xuyên có các chương trình tập huấn về trồng cây Mía
+ Có nhà máy chế biến gần địa phương
+ Hệ thống giao thông tương đối tốt
* Nguy cơ:
+ Điều kiện thời tiết hiện nay thay đổi thất thường
+ Giá Mía Thường xuyên biến động
+ Chi phí phân bón có thể tăng cao
4.4 Một số giái pháp năng cao hiệu quả sản xuất cây Mía, tăng thu
nhập cho người dân
17
- Cần có các chính sách hỗ trợ chi phí cho người dân trồng Mía(chi phí
mua giống, phân )
- Cần có các chính sách vay vốn cho người dân kịp thời mua giống sản
xuất
- Cán bộ nhà máy Đường cần thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn kỹ
thuật trồng Mía cho người dân
- Hoàn thiện hệ thống giao thông đường bộ
III. Kết luận và kiến nghị
1. Kết luận
Mía là loại cây công nghiệp ngắn ngày cho hiệu quả kinh tế cao, là loại
cây có thể giúp người nông dân xóa đói giảm nghèo. Người nông dân cần phải
thường xuyên tham gia các buổi tập huấn để nâng cao hiểu biết về cây mía, qua
đó giúp cho việc trồng Mía tăng năng suất cao, tăng thu nhập cho nông dân

2. Kiến nghị
2.1 Đối với nhà nước
Cần có chính sách đối với những người nông dân trồng mía nguyên liệu
để đảm bảo ổn định và cải thiện đời sống cho họ. Có cơ chế khuyến khích thu
hút đầu tư của nhà máy phân bón cho người nông dân Xây dựng các cơ sở hạ
tầng (giao thông thủy lợi, cơ sở vật chất kĩ thuật, xây dựng vùng mía nguyên
liệu ). Tạo sự liên kết chặt chễ giữa 4 nhà: Nhà nước, nhà khoa học, nhà kinh
doanh và nhà nông
2.2 Đối với công ty mía đường Sông Lam
Cần có các chính sách hỗ trợ cho người nông dân, phái phối hợp với sở
NN&PTNT để xây dựng vùng quy hoạch nguyên liệu Mía, tang cường ký kết
hợp đồng bao tiêu Mía cho người nông dân(cam kết giá sàn tương ứng với mức
đầu tư), tăng cường cơ chế đầu tư(giông, phân bón )
Nghiên cứu sử dụng xác mía để làm phân bón để tăng thêm lợi nhuận và
tăng mức đầu tư cho ngườ trồng Mía.
2.3 Đối với các nhà khoa học
18
Thường xuyên nghiên cứu các giống mới có năng suất cao, không sâu
bệnh, cây tăng trưởng tốt tăng năng suất và thu nhập cho người dân.Chuyển giao
công nghệ sản xuất cho người dân, thường xuyên tập huấn cách trồng mía cho
người dân. Đồng thời làm cầu nối giữa người nông dân và nhà máy mía đường
2.4 Đối với người nông dân
Tích cực tham gia các lớp tập huấn do nhà máy tổ chức,áp dụng đúng quy
trình trong trồng mía. Thường xuyên học hỏi trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau
trong sản xuất Mía. Thực hiện đúng với cam kết trong hợp đồng với nhà máy
Mía đường
19

×