Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

vai trò của nhà máy thủy điện trị an trong vùng kinh tế đông nam bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (503.19 KB, 34 trang )

A. MỞ ĐẦU
I. Lý do chuyến đi thực tế
Địa lý kinh tế - xã hội là một trong hai mảng kiến thức quan trọng của môn
Địa lý. Học địa lý kinh tế - xã hội giúp chúng ta có điều kiện tiếp cận và hiểu sau
hơn các vấn đề kinh tế - xã hội của vùng, địa phương cũng như tổng thể kinh tế
quốc gia.
Trong học tập cũng như lao động, quan điểm lí luận phải gắn liền với thực
tiễn, lí thuyết phải đi đôi với thực hành luôn được đặt lên hàng đầu. Chính vì vậy,
ngoài việc học kiến thức trên lớp thì việc khảo sát thực tế là hoạt động có ý nghĩa
vô cùng quan trọng. Thực địa giúp hiểu sâu hơn, bổ sung thêm cho phần lí thuyết
đồng thời giúp người học ở mang được kiến thức, vậ dụng kiến thực đã học vào
thực tiễn.
Đối với môn Địa lý, thực địa là vấn đề quan trọng. Dựa trên cơ sở lí thuyết đa
học thực địa sẽ giúp cho sinh viên tư duy, giải thích và cắt nghĩa được các hiện
tượng kinh tế - xã hội.
Ngày nay, sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước ta đã đạt được nhiều thành
tựu đáng quan tâm, có sự thay đổi từng năm. Nếu chúng ta chỉ nhìn ở một gốc độ
hẹp, bó buộc thì sẽ không thấy được sự thay đổi to lớn đó, không tận mắt chứng
kiến, không gắn lý luận với thực tiễn chúng ta sẽ không nhìn nhận đúng đắn về
những vấn đề đó.
Nhận thức được những vấn đề to lớn đó, ngay từ thành lập đến nay, trường
ĐHSP Huế luôn luôn tổ chức cho sinh viên đi tham quan thực địa. và khoa Địa lý
là một điển hình cho những chuyến đi khảo sát thự tế đó, giúp sinh viên thu nhận
được nhiều kiến thức mà trong lý thuyết chúng em chưa được học kỹ.
1
Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường nói chung và của khoa Địa lý
nói riêng, cùng với sự hướng dẫn giúp đỡ của cô giáo Trần Thị Cẩm Tú và cô
Nguyễn Hà Quỳnh Giao ngày 20/3/2015 toàn bộ 49 sinh viên của lớp Địa 3A khoa
Địa lý – Trường ĐHSP Huế đã lên đường tham gia chuyến khảo sát thực tế Địa lý
kinh tế - xã hội tại các tỉnh phía Nam. Chuyến đi kéo dài trong vòng 7 ngày đã
mang lại cho sinh viên rất nhiều kiến thức bổ ích cũng như những kỷ niệm của một


thời sinh viên.
Là sinh viên trực tiếp tham gia chuyến thực tế này, em thực sự cảm ơn ban
giám hiệu nhà trường, ban lãnh đạo khoa Địa lý đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để
chũng em hoàn thành chuyến thực địa một cách xuất sắc. Qua đó, em đã thu được
rất nhiều kiến thức bổ ích, đó là những kiến thức bổ sung cho những gì mà em
được học qua lý do thuyết mà nếu không trực tiếp chứng kiến thì có lẽ em sẽ không
bao giờ hình dung ra được.
Cũng như những năm trước, địa điểm thực địa là thành phố Hồ Chí Minh
(thực địa địa lý kinh tế-xã hội), nhà máy thủy điện Trị An – Đồng Nai và Đà Lạt
(thực địa địa lý du lịch). Đó là những khu vực trọng điểm ở Đông Nam Bộ và khu
vực phía Nam.
Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có những bước phát triển
năng động và mạnh mẽ, hòa chung vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước.
Để đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt và phục vụ sản xuất ngày càng tăng cao của
mình, vùng đòi hỏi một nguồn điện năng rất lớn. Một trong những nơi cung cấp
quan trọng, có ý nghĩa quyết định nguồn năng lượng này đó là nhà máy thủy điện
Trị An.
2
Xuất phát từ vai trò to lớn trên và kết quả và kết quả cuẩ chuyến đi thực tế
kinh tế - xã hội Việt Nam đầy bổ ích, em được chọn địa điểm nhà máy thủy điện
Trị An để tìm hiểu : “ Vai trò của nhà máy thủy điện Trị An trong vùng kinh tế
Đông Nam Bộ”
Vì kiến thức và ký năng còn nhiều hạn chế, thời gian hạn hẹp và là lần đầu
làm quen với đề tài nghiên cứu thực địa kinh tế - xã hội nên trong quá trình thực
hiện bài báo cáo còn nhiều thiếu sót, rất mong sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô
giáo trong khoa và các bạn sinh viên trong khoa để bài báo cáo này được hoàn
thiện.
II. Nhật ký thực tế
Sau 2 tuần nghỉ tết âm lịch, tiếp tục học hơn 2 tuần thì nhận thông báo lớp Địa

3A sẽ đi thực địa tham quan ở các tỉnh phía Nam, ai cũng thấy hân hoan và háo
hức vô cùng.
Vậy là mọi sự mong đợi cho một chuyến đi thực địa cũng đã đến. Dường như
mọi ước mơ, sự háo hức, chờ đón của một chuyến đi thực tế vui vẻ và ý nghĩa.
Những niềm vui thể hiện rõ trên khuôn mặt của từng sinh viên.
Và ngày khởi hành đi thực tế được quyết định là ngày 20/3/2015, dưới sự
hướng dẫn và chăm sóc của cô giáo Cẩm Tú và cô Quỳnh Giao cả lớp ai cũng hớn
hở và có chút hồi hộp chờ đón một chuyến đi xa.
⦁Thứ 6 ngày 20/3/2015
Như kế hoạch đã định, 5h toàn thể lớp Địa 3A tập trung tại cổng trường ĐHSP
Huế.
3
-Đúng 5h15: xe bắt đầu chuyển bánh . Tạm biệt thành phố Huế thân yêu, đoàn
chúng tôi bắt đầu chuyến hành trình vào Nam. Theo thời gian, khung cảnh miền
Trung mở ra trước mắt chúng tôi,thiên nhiên hữu tình, đồi núi nhấp nhô, biển cả
mênh mông xen lẫn haotj động kinh tế - xã hội đa dạng. Ba mươi phút đầu của
cuộc hành trình chúng tôi vẫn còn ở đất Huế. Nơi đây phong cảnh tự nhiên lẫn hoạt
động kinh tế xã hội vẫn còn rất nhẹ nhàng . Một vài xí nghiệp ở Phú bài chưa đủ
làm cho nơi đây náo nhiệt, lại thêm phong cảnh núi đồi Lăng Cô rất đỗi trữ tình lại
tô thêm chút nhẹ nhàng cho xứ Huế. Dù đi đường dài, có nhiều bạn rất mệt mỏi vì
bị say xe nhưng vì có sự quan tâm của các bạn và sự chăm sóc của cô giáo nên
cũng vơi đi phần nào mệt mỏi.
-Khoảng 8h45: xe đến đèo Hải Vân, nơi có hầm Hải Vân, một công trình giao
thông hiện đại được lưu thông vào tháng 5/2005. Chúng tôi ai cũng trầm trồ về khả
năng, sức mạnh của con người có thể xây dựng được công trình vĩ đại như vậy.
Chỉ với 15 phút trong hầm, chúng tôi đã đến thành phố Đà Nẵng – một thành phố
năng động, trẻ trung, sầm uất, náo nhiệt, khác với vẻ trầm tư của đất Cố Đô.
-Khoảng 11h45 : đoàn chúng tôi đến địa phận Quảng Ngãi, xứ sở của mía đường,
bệnh xá mang tên người con gái anh hung liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thùy Trâm, hay là
xứ sở của những hạt muối ,(muối Sa Huỳnh ). Sau khi dừng ăn trưa tại Quảng

Ngãi, chúng tôi lại tiếp tục hành trình .
- Khoảng 14h30: xe đến Hoài Nhơn ( Bình Định), một vùng đất bạt ngàn dừa với
dừa. tôi thực sự thấy lớn lên nhiều lắm khí tầm mắt được mở rộng, khi được ngắm
nhìn vẻ đẹp bình yên đến lạ của những tỉnh thành ven Duyên Hải Miền Trung.
- Khoảng 18h: Đoàn đến với thành phố Tuy Hòa ( Phú Yên) – thành phố mới với
nhiều công trình đồ sộ và khang trang hơn so với lần trước mà tôi có ghé qua.
Đoàn dừng chân ăn tối tại đây, sau đó lại tiếp tục chuyến đi.
4
- Khoảng 23h30: Xe đến với thành phố biển Nha Trang ( Khánh Hòa), đoàn dừng
chân tại khách sạn Quang Vinh 2 đối diện với biển, thành phố về đêm đẹp và lung
linh quá. Sau chặng đường dài , ai cũng khá mệt mỏi nên nhận phòng và nghỉ ngơi,
còn một số bạn thì có đi dạo đây đó cho thoải mái.
⦁ Thứ 7 ngày 21/3/2015
- Đúng 9h: Chúng tôi rời Nha Trang để tiến vào thành phố mang tên Bác.
- Khoảng 22h15: Chúng tôi dừng chân tại trường cán bộ quản lí giáo dục, đây là
điểm dừng chân đầu tiên khi chúng tôi đến với thành phố Hồ Chí Minh và cũng là
nơi chúng tôi nghỉ ngơi trong những ngày ở thành phố để tham quan thực tế .
⦁Chủ nhật ngày 22/3/2015
-Theo kế hoạch Đoàn đến tham quan Khu du lịch Đại Nam ở Bình Dương . Cả
đoàn được vui chơi, tham quan, chiêm ngưỡng tác phẩm nghệ thuật của con người.
Cảnh đẹp vừa hùng vĩ vừa duyên dáng, mọi thứ ở đây thật tuyệt vời.
- Khoảng 15h: xe chúng tôi trở về với thành phố Hồ Chí Minh. Ở đây chúng tôi
mới thực sự cảm nhận được sự náo nhiệt, năng động, cảnh tắc xe, khói bụi của một
thành phố có nền kinh tế phát triển.
- Khoảng 16h30: tôi cùng những người bạn đi tham quan chợ Bến Thành, nhà thờ
Đức Bà , bưu điện thành phố, các khu trung tâm như Vincom, khu trung tâm
thương mại…
⦁Thứ 2 ngày 23/3/2015
- Đúng 8h: Cả đoàn lên xe để đến tham quan, nghe báo cáo tại cảng Sài Gòn. Tại
đây chúng tôi được tận mắt chứng kiến hoạt động của Cảng, ngắm những con tàu

5
viễn dương đồ sộ, những cần cẩu khổng lồ đang hoạt động, những nhà kho, bãi
chứa container.
- Khoảng 9h15: Tạm biệt Cảng Sài Gòn, chúng tôi đến với Dinh Độc Lập. Môt jdi
tích lịch sử quốc gia nổi tiếng. Ở đây chúng tôi được nghe giới thiệu về Dinh và
được đi tham quan dinh.
- Khoảng 14h: Chúng tôi đặt chân đến thăm quan khu chế xuất Tân Thuận, khu chế
xuất đầu tiên của Việt Nam. Cả đoàn đã được báo cáo viên cho xem Video giới
thiệu về khu chế xuất, và có những câu hỏi thắc mắc dành cho báo cáo viên.
Sau đó, cả đoàn còn được dẫn đi tham quan một vòng quanh khu chế xuất. Đây là
dịp để chúng tôi có cái nhìn tổng quan về khu chế xuất , quy mô, tầm ảnh hưởng
của nó đối với kinh tế.
-Khoảng 15h: Chúng tôi rời khỏi khu chế xuất và xe đưa chúng tôi đi tham quan
khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng. Một khu đô thị hiện đại vào loại bậc nhất ở nước ta
và ở thành phố Hồ Chí Minh. Đến 16h ,xe chúng tôi trở về nhà nghỉ.
⦁ Thứ 3 ngày 24/3/2015
- Khoảng 6h: Tạm biệt thành phố mang tên Bác, chúng tôi lên xe và đến với
Đồng Nai, nơi có nhà máy thủy điện Trị An.
-8h45: Đoàn chúng tôi đã có mặt ở nhà máy thủy điện Trị An. Ở đây chúng tôi
được chú kĩ sư giới thiệu về hoạt động của nhà máy và dẫn đi tham quan nhà máy,
nhờ đó chúng tôi đã có thêm nhiều kiến thức , hiểu hơn về sự hoạt động của nhà
máy thủy điện.
- Khoảng 10h15: Sau 1h30 làm việc và tham quan nhà máy , chúng tôi tiếp tục
hành trình của chuyến đi. Tạm biệt Đồng Nai, tạm biệt các trung tâm công nghiệp,
6
chúng tôi đến với xứ sở của hoa - thành phố Đà Lạt . Từ trên xe nhìn sang 2 bên
đường là những hàng thông thẳng tắp với những ngọn đồi cao nghi ngút. Tất cả
đều mang một vẻ đẹp huyền bí khó cưỡng lại.
-Khoảng 18h30: Đoàn chúng tôi đã có mặt ở Đà Lạt. Chúng tôi dừng ở một quán
cơm và ăn tối. Sau đó, đoàn chúng tôi đến nghỉ tại khách sạn Đường sắt ở 01

Quang Trung. Sau khi nghe phổ biến kế hoạch của cô giáo Trần Thị Cẩm Tú, mọi
người nhận phòng và về nghỉ ngơi.
⦁ Thứ 4 ngày 25/3/2015
- Đúng 8h: Chúng tôi đến thăm vườn hoa Đà Lạt,khuôn mặt ai cũng phấn khởi.
Ở đây có vô vàn những loại hoa với đủ màu sắc, tất cả hội tụ lại và tôn lên vẻ đẹp
cho xứ sở này. Mọi người ai nấy đều tranh thủ chụp những bức ảnh làm kỉ niệm.
-Khoảng 9h30: Cả đoàn đã có mặt tại Thung lũng Tình Yêu, nằm trong khu du
lịch hồ Đa Thiện, cách thành phố khoảng 6km về phái Bắc. Đây là một địa điểm du
lịch nổi tiếng với những cảnh sắc tuyệt vời, một khung cảnh hữu tình khiến lòng ta
man mác với những cảm xúc khó tả.
-Khoảng 11h50: Đoàn tiếp tục tham quan trường Cao đẳng Sư Phạm Đà Lạt.
Nơi đây lưu giữ kiến trúc độc đáo từ thời kì pháp thuộc , đến nay vẫn giữ nguyên
giá trị của nó.
-Khoảng 12h30: Chúng tôi dừng chân và ăn trưa tại một quán ăn của người gốc
Huế.
-Khoảng 13h30: Chúng tôi tới thăm và nghe hướng dẫn viên giới thiệu về Di
tích Lịch sử Dinh Bảo Đại.
7
-Khoảng 14h15: Đoàn lại tiếp tục tới thăm Thiền Viện Trúc Lâm. Đây là một
trong những trung tâm phật giáo của Đà Lạt. Đến đây, du khách khắp phương sẽ
được hưởng thụ bầu không khí tĩnh lặng, đậm nét Thiền. Mọi thứ ở đây cho chúng
tôi cảm giác thư giãn sau một chuyến đi dài.
-Khoảng 15h15: Xe đưa chúng tôi đến với khung cảnh hùng vĩ , đồi núi và đá,
đó chính là thác Dalanta. Đây là một địa điểm thu hút nhiều du khách đến tham
quan và vui chơi.
-Khoảng 16h : Đoàn thực địa chúng tôi lại lên xe và đến với trường Đại học Đà
Lạt. Trường Đại học Đà Lạt là một trong 20 trường đại học đầu tiên tại Việt Nam
được kiểm định và đạt chất lượng giáo dục đại học. Được tổ chức quốc tế BVQI
trực thuộc Vương quốc Anh, chuyên cấp chứng nhận về quản lý ISO quốc tế đã
trao bằng chứng nhận công nhận. Đây cũng là ngôi trường có khuôn viên vào loại

đẹp nhất ở Việt Nam.
- Khoảng 17h: Tạm biệt ngôi trường thân yêu, chúng tôi lên xe về lại nơi ăn tối.
Kết thúc chuyến tham quan Đà Lạt. Sau khi ăn tối xong, cô giáo Trần Thị Cẩm Tú
dặn dò một số điều cho chúng tôi , sau đó xe chở một số bạn đi chợ Đà Lạt, một số
về lại khách sạn.
⦁ Thứ 5 ngày 26/3/ 2015
-Đúng 7h30 : Đoàn xe chúng tôi rời Đà lạt mộng mơ để trở về với xứ Huế thân
yêu. Trong lòng có rất nhiều luyến tiếc khi phải rời đi, thành phố mà chúng tôi
chưa khám phá hết, nới mà có khí hậu thật mát mẻ… trên gương mặt ai cũng hiện
lên một nỗi buồn khó tả. Và trước khi về chúng tôi không quên mua những đặc sản
để về làm quà cho chuyến đi thực tế.
8
⦁ Thứ 6 ngày 27/3/2015: về tới mảnh đất Huế thân thương thì mới biết Huế đã mưa
tầm tã mấy ngày, không khí trở nên trầm lặng hơn, như có một nỗi buồn không nói
thành lời.
-Khoảng 8h45 : xe đưa đoàn chúng tôi về tới cổng ĐHSP Huế. Mọi người chào
nhau và sau đó về với phòng trọ thân quen của mình.
B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Cở sở lý luận
1.1. Vai trò của thủy năng
Thủy năng hay năng lượng nước nói chung nhận được từ lực hoặc năng lượng
của dòng nước, dùng để sử dụng vào mục đích có lợi. Thủy năng đã được sử dụng
từ xa xưa thời nền văn minh Lưỡng Hà và Hy Lạp cổ đại, nơi mà các hạng mục
thủy lợi đã được sử dụng từ thiên niên kỷ thứ VI trước Công nguyên.
Thủy năng là nguồn năng lượng tái tạo, sạch và có vai trò then chốt trong phát
triển bền vững với nhiều lý do khác nhau. Một trong những vai trò to lớn của thủy
năng đó là biến đổi thành điện năng thông qua các công trình thủy điện, có khả
năng cung cấp vận hành linh hoạt nhất, đáp ứng hầu hết các nhu cầu cấp tốc khi
dao động phụ tải điện năng. Ngày nay, khi điện năng được thương mại hóa thì vai

trò của thủy năng trong lĩnh vực thủy điện càng được nâng cao. Hội nghị chuyên
đề Liên hiệp quốc về “Thủy điện và sự phát triển bền vững”, tổ chức ở Bắc Kinh
năm 2004 đã nhấn mạnh sự quan trọng chiến lược của sự phát triển thủy điện trong
xóa đói, giảm nghèo và sự làm giảm khói thải hiệu ứng nhà kính. Các hội nghị
quốc tế khác như: “Hội nghị về năng lượng phục hồi” tổ chức ở Born năm 2004,
Hội nghị bộ trưởng châu Phi về “Thủy điện và sự phát triển bền vững” tổ chức ở
Johaunesburg năm 2006, được cam kết tăng cường phát triển thủy điện như một
phương án năng lượng phục hồi chủ yếu, để thúc đẩy sự phát triển bền vững, hội
9
nhập khu vực, an ninh nước và lương thực và thủ tiêu đói nghèo. Đối với Việt
Nam, nhận thức được tầm quan trọng của thủy năng cũng như các điều kiện thuận
lợi của đất nước để phát triển thủy năng nên từ rất sớm nước ta đã phát triển về
thủy điện. Việt Nam nghiên cứu thủy điện theo phương châm chỉ đạo “Khai thác
thủy năng được coi là con đường cơ bản xây dựng nguồn năng lượng quốc gia”.
1.2. Tổng quan về nhà máy thủy điện
1.2.1. Khái niệm, phân loại, chức năng, đặc điểm
I.2.1.1 Khái niệm
Nhà máy thủy điện là nơi chuyển đổi sức nước (thủy năng) thành điện năng.
Nước được tụ lại từ các đập nước với một thế năng lớn. Qua một hệ thống ống dẫn,
năng lượng dòng chảy của nước được truyền tới tua-bin nước, tua-bin nước được
nối với máy phát điện, nơi chúng được chuyển thành năng lượng điện. Gần 18%
năng lượng điện trên toàn thế giới được sản xuất từ các nhà máy thủy điện. Tại
Việt Nam vai trò của nhà máy thủy điện là rất quan trọng.
I.2.1.2 Phân loại
• Nhà máy thủy điện kiểu đập: Xây dựng bằng cách xây các đập chắn ngang
sông làm cho mức nước trước đập dâng cao tạo ra cột nước H có chiều cao khoảng
30 – 45m cho tới 250 – 300m. Nhà máy được bố trí ngay sau đập. Đập càng cao thì
công suất NMTĐ càng lớn.
 Ưu điểm:
 Có thể tạo ra những NMTĐ có công suất lớn, có khả năng tận dụng toàn bộ lưu

lượng của dòng sông.
 Có hồ chứa nước, mà hồ chứa nước là một công cụ hết sức hiệu quả để điều tiết
nước và vận hành tối ưu NMTĐ, điều tiết lũ, phục vụ tưới tiêu và nhiều lợi ích
khác.
 Nhược điểm:
 Vốn đầu tư lớn, thời gian xây dựng lâu
 Vùng ngập nước có thể ảnh hưởng đến sinh thái môi trường (di dân, thay đổi khí
hậu)
• Nhà máy thủy điện kiểu kênh dẫn:
10
Thay vì phải xây một đập cao như với NMTĐ kiểu đập, trong NMTĐ kiểu
kênh dẫn nước sẽ được đưa xuống nhà máy bởi một hệ thống kênh, máng, ống
dẫn
 Ưu điểm:
 Vốn đầu tư nhỏ
 Công suất ổn định (ít phụ thuộc vào mức nước)
 Nhược điểm: không có hồ chứa nước, do đó không có khả năng điều tiết nước và
điều chỉnh công suất.
• Nhà máy thủy điện kiểu hỗn hợp:
Với những địa hình thích hợp, bằng việc kết hợp xây dựng đập với kênh dẫn
có thể tạo ra NMTĐ kiểu hỗn hợp có công suất lớn mà kinh phí nhỏ. Năng lượng
nước được tạo nên nhờ cả đập và kênh dẫn. Tận dụng chênh lệch độ cao phía dưới
đập có thể nâng công suất lên đáng kể trong khi chỉ cần đầu tư thêm dàn ống dẫn
nước từ trên cao xuống thấp.
Nhà máy kiểu này được dùng cho các đoạn sông mà ở trên sông có độ dốc
nhỏ thì xây đập ngăn nước và hồ chứa, còn ở dưới có độ dốc lớn thì xây dựng
đường dẫn.
Trên đây là 3 loại NMTĐ phổ biến. Ngoài ra còn có NMTĐ thủy triều,
NMTĐ tích năng
I.2.1.3 Chức năng

NMTĐ có chức năng chính là biến đổi thủy năng thành điện năng.
Bên cạnh chức năng chính, NMTĐ còn có chức năng tổng hợp lợi ích của
nguồn nước. Đó là: phục vụ tưới tiêu, chống lũ lụt, cung cấp nước ngọt, phát triển
thủy sản, du lịch
1.2.1.4. Đặc điểm
 Ưu điểm:
 So với các nguồn năng lượng khác như nhiệt điện, điện hạt nhân thì thủy điện là
nguồn năng lượng tái sinh rẻ tiền,sự dụng nguồn năng lượng vô tận của thiên
nhiên, không phải chịu cảnh biến động giá nhiên liệu và là nguồn năng lượng
sạch, đồng thời góp phần tích cực vào việc cung cấp điện năng đáp ứng nhu cầu
phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
11
 Giá thành điện năng thấp, chỉ bằng 1/5 – 1/10 nhiệt điện.
 Chi phí vận hành thấp, vận hành đơn giản, dễ dàng tự động hóa.
 Tuổi thọ cao
 Kết hợp được lợi ích phát điện với các lợi ích khác.
 Nhược điểm:
 Thời gian xây dựng lâu, vốn đầu tư ban đầu lớn.
 Thường ở xa hộ tiêu thụ nên phải xây dựng hệ thống truyền tải tốn kém.
 Nguồn nước cung cấp cho NMTĐ từ các dòng chảy tự nhiên thay đổi theo thời
gian, phụ thuộc vào khí hậu, thời tiết.
 Có nhiều ảnh hưởng tới sinh thái, môi trường.
 Khó khăn trong việc tái định cư dân cư trong vùng hồ chứa. Gây ảnh hưởng đến
vấn đề lịch sử, văn hóa của bộ phân dân cư này.
1.2.2. Cấu trúc của nhà máy thủy điện
Nhà máy thủy điện bao gồm 3 hạng mục công trình lớn sau:
Công trình chính - Các công trình dâng nước và tháo nước: đập dâng, đập tràn,
giếng tháo lũ Nhằm tạo cột nước phát điện, phân phối lại
lượng nước theo yêu cầu và đảm bảo tháo lượng nước thừa
về hạ lưu khi lũ về, tháo rác rưởi

- Công trình năng lượng: công trình nhận nước, dẫn nước vào
tua – bin, tháo nước về hạ lưu, nhà máy thủy điện (chứa tua –
bin, máy phát điện, máy biến áp, trang thiết bị điều khiển,
phân phối ), nhằm sản xuất phân phối điện.
- Công trình vận chuyển tàu thuyền: âu thuyền, thiết bị nâng
tàu thuyền Nhằm thông thương tàu thuyền giữa thượng và
hạ lưu đập.
- Công trình nuôi trồng thủy sản.
- Công trình tưới tiêu: lấy nước, bể lắng cát, trạm bơm
Nhằm đảm bảo cung cấp lượng nước cần thiết.
- Công trình giao thông vận tải: cầu, đường bộ, đường sắt,
đường cáp
Công trình phục vụ Nhà ở, nhà văn hóa, nhà hành chính, đường xá, công trình
cấp nước Nhằm đảm bảo vận hành bình thường công trình
và đảm bảo nhu cầu cuộc sống của công nhân viên.
Ông trình tạm thời - Công trình dẫn dòng: đê, kênh
- Các phân xướng sản xuất Tất cả là các công trình phục vụ
giai đoạn thi công, sau khi thi công được tận dụng để đảm
bảo lợi ích kinh tế.
12
2. Cơ sở thực tiễn
Khái quát về vùng Đông Nam Bộ:
Đông Nam Bộ có vị trí thuận lợi, nằm trên trục đường giao thông quan trọng
của khu vực và quốc tế, nơi đây có nhiều cửa ngõ ra vào, có khả năng thu hút vốn
đầu tư trong và ngoài nước. Đông Nam Bộ đã phát huy những lợi thế của mình
trong phát triển kinh tế và đã trở thành vùng kinh tế năng động, có trình độ phát
triển kinh tế cao nhất Việt Nam.
Đây cũng là đầu mối giao lưu, là trung tâm của các tỉnh phía Nam, của cả
nước cũng như khu vực, được gắn kết bằng cả đường bộ, đường biển, đường sông
và đường hàng không tạo thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội trong vùng

cũng như mở rộng mối quan hệ liên vùng và quốc tế.
Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở ngã tư quốc tế giữa các con đường hàng hải từ
Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây, là tâm điểm của khu vực Đông Nam Á. Trung
tâm thành phố cách biển Đông khoảng 50km đường chim bay. Đây là đầu mối giao
thông nối liền các tỉnh trong vùng và là cửa ngõ quốc tế. Với hệ thống cảng và sân
bay lớn nhất cả nước, cảng Sài Gòn với năng lực hoạt động 10 triệu tấn/năm. Sân
bay quốc tế Tân Sơn Nhất với hàng chục đường bay chỉ cách trung tâm thành phố
7km.
Có thế nói thành phố là hạt nhân trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và
trung tâm đối với vùng Nam Bộ. Với mức đóng gópGDP là 66,1% trong vùng kinh
tế trọng điểm phía Nam và đạt mức 30% trong tổng GDP của cả khu vực Nam Bộ.
13
Năng lượng nước
Kích tới
Tua bin nước
Máy phát
Truyền tới điện năng
Tiêu thụ
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN TRỊ
AN – ĐÔNG NAI
Nhà máy thủy điện là một nhà máy điện, nơi biến đổi năng lượng cơ của
nước thành năng lượng điện. Gần 18% năng lượn trên toàn thế giới được sản xuất
từ các nhà máy thủy điện. Năng lượng điện từ nhà máy thủy điện là một dạng năng
lượng tái sinh, năng lượng sạch vì không thải các khí có hịa cho môi trường như
các nhà máy điện khác. Tại Việt Nam vai trò của nhà máy thủy điện rất quan
trọng, trong đó nhà máy thủy điện Trị An là một trong những nguồn cung cấp điện
cho mạng lưới điện quốc gia.
1. Vị trí
Toàn cảnh nhà máy thủy điện Trị An
Nhà máy thủy điện Trị An được xây dựng trên sông Đồng Nai, đoạn chảy

qua huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Sông Đồng Nai là con sông lớn thứ nhì đất
Nam Bộ, chỉ thua sông Cửu Long. Sông Đồng Nai chảy qua các tỉnh Lâm Đồng,
14
Đắc Nông, Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương, thành phố Hồ Chí Minh, Long
An, Tiền Giang với chiều dài trên 437 km và lưu vực 38.600 km
2
. Các phụ lưu
chính của nó gồm sông Đa Nhim, sông Bé, sông La Ngà, sông Sài Gòn, sông Đạ
Hoai và sông Vàm Cỏ. Sông Đa Nhim gop nức vào sông Đắc Dung ở Đại Ninh. Ở
khoảng hợp lưu với sông Bé thì có đập Trị An chắn dòng sông, tạo nên hồ nước
nhân tạo lớn nhất miền Nam, tức hồ Trị An cung cấp nước cho nhà máy thủy điện
Trị An. Hồ Trị An cũng là nơi sông La Ngà từ triền núi phía nam cao nguyên Di
Linh dồn nước về.
Nhà máy thủy điện Trị An nằm ở trung tâm Đông Nam Bộ, cách TP Hồ Chí
Minh 65 km về hướng Đông Bắc. Đông Nam Bộ là vùng kinh tế trọng điểm ở khu
vực phía Nam. TP Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của vùng
và cả nước. Vì vậy có thể coi thủy điện Trị An là hạt nhân cung cấp điện năng cho
trung tâm tăng trưởng kinh tế Đông Nam Bộ, TP Hồ Chí Minh và các vùng lân
cận.
Nhà máy thủy điện Trị An nằm trong khu vực có khí hậu cận xích đạo, một
năm có hai mùa mưa, khô rõ rệt. Đây là yếu tố bất lợi cho năng suất điện của nhà
máy, sản lượng điện không đồng đều trong năm.
Nhà máy thủy điện tọa lạc nơi có địa hình tương đối bằng phẳng, là nơi tiếp
giáp giữa Tây Nguyên và Tây Nam Bộ cho nên điều kiện xây dựng nhà máy và đi
lại tương đối thuận lợi.
Với điều kiện địa lý thuận lợi như vậy, nhà máy thủy điện Trị An có ý nghĩa
quan trọng trong sự phát triên kinh tế - xã hội của các tỉnh và khu vực phía Nam.
2. Lịch sử hình thành
15
Công trình được hoàn chỉnh vào năm 1991 sau 7 năm xây dựng với sự đầu tư

to lớn của nhà nước, sự hợp tác cơ hiệu quả của Liên Xô và công sức đóng góp quý
báu của nhân các tỉnh phía Nam.
Công trình thủy điện trị An đã được bắt đầu và kết thúc với một tiến độ rất
khẩn trương.
Một số mốc thời gian quan trọng trong quá trình hình thành nhà máy:
- Tháng 9/1983 duyệt luận chứng Kinh tế-Kỹ thuật
- 30/4/1984 mở móng đập tràn
- 10/5/1985 đổ mẻ bê tông đầu tiền ở đập tràn
- 12/1/1987 ngăn sông Đồng Nai
- 1/1/1988 khởi động tổ máy số 1
- 13/9/1989 khởi động tổ máy số 4
Khởi đầu từ ban chuẩn bị sản xuất (thành lập ngày 15/8/1985), nhà máy thủy
điện Trị An được chính thức thành lập theo QĐ số 998/NL/TCCB của bộ năng
lượng ký ngày 02/12/1987.
Các đơn vị tham gia xây dựng công trình nhà máy thủy điện Trị An:
- Ban chỉ đạo xây dựng công trình thủy điện Trị An
- Ban quản lí công trình thủy điện Trị An
- Cơ quan tổng chuyên viên Liên Xô
- Công ty điện lực 2
- Tổng công ty xây dựng số 1
- Liên hiệp xí nghiệp thủy lợi 4
- Xí nghiệp lắp máy 45
- Xí nghiệp thi công cơ giới 9
- Lực lượng thanh niên xung phong quân khu 7
Nhà máy là đơn vị sản xuất điện, hoạch toán phụ thuộc, trước đây thuộc công
ty điện lực 2, nay thuộc Tổng công ty điện lực Việt Nam.
16
Công trình thủy điện Trị An ra đời còn tạo nen hệ quả quý giá, thậm chí còn
hơn bản thân nó, đó là sựu trưởng thành của đội ngũ lao động đã tạo dựng nên
công trình. Từ Trị An cùng với nhà máy thủy điện Hòa Bình , đội ngũ xây dựng,

lắp máy và vận hành có đầy đủ khả năng đã và đang tiến đến các công trình khác
và còn tiếp tục trên con đường điện khí hóa đất nước, con đường mà chủ tịch Hồ
Chí Minh đã vạch ra.
Trong quá trình 20 năm vận hành từ năm 1988 đến 2008, để thực hiện những
nhiệm vụ trọng tâm của mình, nhà máy luôn coi trọng những biện pháp, sáng kiến
cải tạo kỹ thuật, ứng dụng tiến bộ khoa học, soạn thảo và ban hành các quy trình,
quy chế trong các lĩnh vực liên quan đến thiết bị công nghệ và quản lý của nhà
máy. Nhờ đó nhà máy đã luôn hoàn thành nhiệm vụ sản xuất và không để xảy ra sự
cố nghiêm trọng nào.
3. Nhiệm vụ
- Sản xuất điện với sản lượng trung bình : 1,7 tỉ KWh/năm
- Phục vụ công tác thủy nông cho TP Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông
Nam Bộ.
- Duy trì nước thải tối thiểu ( trung bình 200 m
3
/s) phục vụ công tác đẩy mặn
và tười tiêu trong mùa khô ở vùng hạ lưu.
- Cắt được đỉnh lũ để đảm bảo an toàn cho hạ lưu trong mùa lũ.
4. Tiềm năng của nhà máy
a. Nguồn cung cấp nước dồi dào
- Sông Đồng Nai là hệ thống sông lớn nhất của cả nước : chiều dài dòng chính
là 437 km, diện tích lưu vực 36.800 km
2
. Lưu lượng bình quân là 532m
3
/s,
tổng lưu lượng trên toàn lưu vực là 32,8.10m
3
/s.
- Hồ chứa được xây dựng nhằm cung cấp và phân phối nước cho nhà máy

hoạt động.
Là hồ chứa điều tiết hằng năm, mục đích để phát điện với mực nước dâng
bình thường (H
BT
) 62m, mực nước chết (H
C
) 50m, mực nước chống lũ (H
L
) 63,9m.
17
Lưu lượng nước xả qua tràn xả lũ theo thiết kế là 18.450m
3
/s.
Đập chính là loại đất đá hỗn hợp. chiều cao đập 40m, chiều dài 420m, chiều
rộng đỉnh đập 10m.
Đập chính và các đập phụ tạo nên hồ chứa nước rộng 323 km
2
với dung tích
tổng cộng 2,765.10
9
m
3
, dung tích hữu ích là 2,547.10
9
m
3
, dung tích chết là
0,218.10

Lòng hồ Trị An Hồ tích nước

Lưu lượng xả lớn nhất qua tuabin nhà máy thủy điện (Q
max
) 900 m
3
/s, lưu
lượng xả đảm bảo (Q
min
) 220 m
3
/s, chênh cao cột nước thủy điện là 52m. Lượng
nước được lấy từ hồ chứa cung cấp cho sinh hoạt và tưới với lưu lượng 17 m
3
/s.
b. Cơ sở vật chất kỹ thuật
- Tuabin: kiểu P075/728
b
/B-510, công suất MW 102, cột nước tính toán m52,
lưu lượng nước qua tuabin ở cột nước tính toán là 222m
3
/s, tần số quay là
107,1 vòng/phút.
- Máy phát: kiểu CB3/230/140-56-TB4, MW 100, hệ số công suất là 0,85;
điện áp KV 13,8.
18
- Máy biến thế: kiểu TU-125,000/220T
1
, MĐ 125000,00; điện áp KV
13,8/242.
- Công trình thủy công: tuyến áp lực chuẩn, hệ thống đập tạo thành hồ phụ,
tuyến năng lượng.

- Đập ngăn sông: đắp bằng đất đá hỗn hợp, dài 420m, đỉnh rộng 10m.
- Đập tràn: bêtông chịu lực dài 150m, 8 khoang tràn
- Đập suối rộp: đập đất đồng chất là 2750m, cao 45m, đỉnh rộng 10m
- Hệ thống đập phụ: đập đất chất dài 6263m.
- Cửa nhận nước: kênh dẫn nước, lưới chắn rác, cửa van sửa chữa 4 van cửa
sự cố.
- Kích thước tổng hợp toàn bộ nhà máy là 132,6 . 73m
c. Nhân lực
- Tổng số lao động 257 người
- Tổ chức thành 5 phòng và 3 phân xưởng
- Số lao động đạt trình độ Đại học và trên Đại học : 60 người
5. Tình hình hoạt động của nhà máy
a. Thông số kỹ thuật
- Mực nước dâng bình thường: 62m
- Mực nước gia cường: 63,9m
- Mực nước chết: 50m
- Lưu lượng xả tràn ở mực nước gia cường: 18.450,00m
3
/s.
b. Dung tích hồ chứa
- Toàn phần : 2.765,00km
3
- Hữu ích : 2.547,00 km
3
c. Thiết bị công nghệ
 Tuabin:
- Kiểu PO 75/728-3-510
- Nhà máy chế tạo : “Nhà máy kim khí Lenigrat”
- Công suất: 102 MW
- Cột nước tính toán: 52m

- Lưu lượng nước qua tuabin ở cột nước tính toán : 222mm
3
/s
- Tấn số quay : 107,1 vòng/phút
 Máy phát:
- Kiêu CB3 1230/140-56-TB4
- Nhà máy chế tạo “nhà máy thiết bị điện năng” Kharcốp
- Công suất: 100MW
- Hệ số công suất: 0,85
- Điện áp: 13,8 KV
19
 Máy biến thế:
- Kiểu TU-125,000/220T1
- Nhà máy chế tạo: nhà máy chế tạo máy biến thế Zaporoje
- Công suất: 125.000MW
- Điện áp: 13,8/242 KV
 Công trình thủy công
Công trình gồm các hạng mục:
- Tuyến áp lực chính: đập ngăn sông, đập tràn
- Hệ thống đập tạo thành hồ phụ: đập suối Rộp, hệ thống đập phụ
- Tuyến năng lượng: cửa nhận nước, đường ống áp lực, tòa nhá máy
- Đập ngăn sông: được đắp bằng đất đá hỗn hợp, dài 420m, cao 40m, đập rộng
10m.
- Đập tràn: bằng bê tông trọng lực, dài 150m, có 8 khoang tràn, mỗi khoang
rộng 15m với 8 cửa van được đóng mở bằng cần cẩu tải trọng 2 x 125 tấn.
Đập tràn nhà máy thủy điện Trị An
- Đập suối Rộp: đập đất chồng chất, dài 2.750m, cao 45m, đỉnh đập rộng 10m.
- Hệ thống đập phụ: đập đất chồng chất, chiều dài tổng cộng 6.263m
- Cửa nhận nước: gồm kênh dẫn nước vào, lưới chắn rác, các cửa van sửa
chữa và 4 van cửa sự cố.Nước được đưa vào tuabin theo 4 đường ống bằng

20
bê tông cốt thép, tiết diện 6,5 x 7m. sau khi qua tua bin, nước theo kênh dẫn
ra hạ lưu sông Đồng Nai.
- Kích thước tổng hợp của tòa nhà máy là: 132,6 x 73m được xây dựng từ cao
trình -18m đến 42m.
d. Sơ đồ điện
Đầu nối điện được thực hiện bằng sơ đồ khối: máy phát - máy biến thế. Trạm
phân phối ngoài trời 220KV được bố trí ở bờ phải kênh dẫn ra, được thực hiện theo
sơ đồ: hai thanh cái làm việc và một thanh cái vòng, có 3 phát tuyến: 2 tuyến Trị
An – Hóc Môn và tuyến Trị An – Long Bình.
Hệ thống tự dùng của nhà máy gồm 3 biến thế TMH – 4000/35TI, công suất
mỗi ngày 4000 kVA, điện áp 13,8/6,3kV, từ KPY – 6Kv, các trạm biến thế
6,3/0,4kV cấp nguồn cho phụ tải toàn nhà máy.
Hệ thống điện một chiều 220KV gồm 2 trạm ắc quy, dung lượng mối trạm
630Ah, dùng cho các mạch điều khiển, bảo vệ, tín hiệu và ánh sáng sự cố.
Ngoài ra, cón có trạm phân phối ngoài trời 110KV liên kết với trạm 220KV ua
máy biến áp tự ngẫu 63MVA – 220/110/6kV cung cấp điện cho địa phương và nối
21
kết với thủy điện Thác Mơ bằng đường dây 110kV Trị An – Đồng Xoài. Ngoài ra
còn có 2 đường dây 110kV Trị An – Định Quán và Trị An – Tân Hòa đang khẩn
trương thi công đưa vào vận hành.
Các thiết bị tự động đảm bảo khởi động tổ máy và hòa điện vào lưới trong
khoảng 40 – 60 giây.
Các tổ máy làm việc ở chế độ tự động điều chỉnh công suất hữu công và vô
công.
Ngoài chế độ máy phát, thủy điện Trị An được thiết kế để có thể chạy chế độ
vù đồng bộ.
Máy phát được cung cấp dòng kích từ bằng các bộ chỉnh lưu Thyristor, theo
nguyên lý tự kích song song. Dòng kích từ định mức của máy phát là 1200A.
e. Sơ đồ tổ chức

- Giám đốc
- Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật
- 3 phân xưởng:
• Phân xưởng sửa chữa cơ điện
• Phân xưởng vận hành
• Phân xưởng thủy lực
22
- 5 phòng ban nghiệp vụ:
• Phòng kế hoạch – kỹ thuật
• Phòng tài chính-kế toán
• Phòng vật tư-vận chuyển
• Phòng tổ chức-hành chính
• Phòng thanh tra-bảo vệ
- Tổng số lao động của nhà máy : 270 người. Trong đó, tổng số lao động nữ:
47 người; số lao động có trình độ Đại học và trên Đại học : 60 người.
f. Sản lượng điện
Năm Sản lượng (KW/h) Ghi chú
1988 632 883 456
1989 1 429 863 832
1990 1 697 311 887
1991 1 758 440 471
1992 1 685 323 917
1993 1 832 104 807
1994 1 994 535 267 Ngày 12/8/1994 đạt đến KW/h thứ 10
tỷ
1995 1 439 174 161
1996 1 855 691 672
1997 1 772 715 407
1998 1 615 901 160
1999 2 507 679 769 Ngày 19/11/1999 đạt đến KW/h thứ 20

tỷ
2000 2 232 294 492
2001 2 178 797 508 Đến cuối năm 2001 đạt hơn 24,6 tỷ
KW/h
g. Các thành tích nhà máy đã đạt được
- Cờ luân lưu “ Đơn vị thi đua dẫn đầu ngành Điện” năm 1989 của Hội đồng
Bộ trưởng
- Huân chương lao động hạng nhì năm 1989
- Cờ luân lưu : “Đơn vị dẫn đầu thi đua khá nhất ngành Điện” năm 1993 của
Chính phủ.
23
- Cờ luân lưu : “Đơn vị thi đua khá nhất tỉnh Đồng Nai về phòng trào bảo vệ
An ninh tổ quốc” năm 1993 của Bộ nội vụ.
- Huân chương Lao động hạng Ba, năm 1995
- Huân chương Lao động hạng Nhất, năm 1997
- Và nhiều bằng khen, giấy khen của các Bộ, Ban ngành, Đoàn thể Trung
ương và địa phương.
CHƯƠNG 3: VAI TRÒ CỦA NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN TRỊ AN ĐỐI VỚI SỰ
PHÁT TRIỂN CỦA VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM ĐÔNG NAM BỘ
1. Nhận định chung
Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là khu vực phát triển
năng động, đầy sức trẻ với các hoạt động sản xuát và sinh hoạt diễn ra thường
xuyên, liên tục. Nhất là khi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang được đẩy
mạnh với tốc độ cao. Để đảm bảo cho sự phát triển không ngừng đó ó nhiều nhân
tố, nhưng một trong những nhân tố không thể thiếu đó lá sự cung cấp đầy đủ nguồn
điện năng.
Thế mà có ai biết rằng, trước năm 1985 miền Nam “đói điện”. Chỉ từ khi nhà
máy thủy điện Trị An vận hành sản xuất (năm 1988) thì vấ đề nan giải này mới cơ
bản được giải quyết. Kể từ đó đến nay, nhà máy thủy điện Trị An đã cung cấp 1,7
tỷ KW điện mối năm, góp phần quan trọng cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội

của vùng.
Một số nhà máy thủy điện ở Việt Nam
Tên Sông Công suất
(1000Kw)
Sản lượng
(Kw/h)
Năm bắt đầu
hoạt động
Hòa Bình Sông Đà 1920 8160 1994
Thác Bà Sông Chảy 120 420 1970
Vĩnh Sơn Sông Côn 66 230 1994
Sông Hinh Sông Hinh 70 370 1999
24
Yaly S.Sê San 20 3684 1999
Trị An S.Đông Nai 400 1700 1988
Đa Nhim S.Đồng Nai 160 1000 1974
Thác Mơ Sông Bé 150 610 1994
Theo bảng thống kê trên ta thấy, nhà máy thủy điện Trị An là nhà máy có
công suất lớn nhất trong nhà máy thủy điện ở vùng Đông nam Bộ (4 nhà máy gồm:
Trị An, Đa Nhim, Thác Mơ, Hàm Thuận) và cũng là của Nam Bộ. Với công suất
400.000KW nhà máy chiếm tới 37,38% công suất các nhà máy thủy điện trong
vùng. Điều này một lần nưa khẳng định tầm quan trọng của của nhà máy, nhất là
khi vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đang tích cực đẩy mạnh quá trình khai thác
lãnh thổ theo chiều sâu trong từng ngành kinh tế, hu cầu về điện như thế sẽ không
ngừng tăng lên.
Càng thấy quý báu hơn khi tập thể cán bộ công nhân viên của công ty
tuy đã thử nghiệm thành công việc năng công suất để máy lên 10% tức là công suất
toàn nhà máy từ 400 MW lên 440 MW giúp nhà máy Trị An tăng thêm công suất
phủ định cho lưới vào giờ cao điểm, cũng hư tăng năng lực hỗ trợ cho lưới nguồn
điện các nơi khác gặp trục trặc.

2. Vai trò phát triển kinh tế
2.1. Đối với các ngành kinh tế trọng điểm
a. Với ngành công nghiệp
- Đông Nam Bộ:
Cơ cấu công nghiệp Đông Nam Bộ nói chung và Nam Bộ nói riêng đã có
những thay đổi mới. Nhà nước đã chú trọng phát triển công nghiệp nặng: công
nghiệp sản xuất thép, xi măng và các vật liệu khác được đổi mới về kĩ thuật, nâng
cao công suất và mở rộng sản xuất. Ngoài ra, công nghiệp hóa chất, chế biến lâm
sản cũng dần được nâng cao công nghệ hướng vào xuất khẩu. hai ngành sản xuất
25

×