Trường Đại học SPKT Hưng Yên Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Khoa kỹ thuật May & thời trang
LỜI CẢM ƠN
Sau một tháng thực tập được lãnh đạo khoa bố trí cho thực tập tại công ty
TNHH may Hưng Nhân. Em đã có cơ hội được tham quan, học hỏi ở các bộ phận sản
xuất của công ty cũng như được trực tiếp sản xuất tại xưởng. Em đã nhận được sự chỉ
bảo, hướng dẫn rất tận tình để có những kiến thức thực tế trong sản xuất.
Trong một tháng thực tập em có một số kiến nghị, giải pháp đưa ra trong báo
cáo này là kết quả của quá trình tìm hiểu kỹ lưỡng đặc điểm và tình hình thực tế trong
công ty TNHH May Hưng Nhân. Em đã tìm hiểu được một số nhược điểm trong vấn
đề thiết kế, quản lý chuyền may và việc rải chuyền của công còn nhiều bất cập. Em hy
vọng những ý kiến đóng góp của mình là hữu ích, có thể góp được phần nào giảm bớt
những bất cập còn tồn tại để công ty ngày càng phát triển bền vững, cung cấp cho thị
trường trong nước và quốc tế những sản phẩm chất lượng cao, cải thiện đời sống
người lao động và đem lại nhiều công ăn việc làm cho lao động hơn nữa.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của cán bộ, công nhân viên trong
công ty TNHH May Hưng Nhân và sự tạo điều kiện thực tập của cán bộ khoa, giảng
viên Hoảng Quốc Chỉnh để em có được những kiến thức thực tế !
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên:
Vũ Duy Khoẻ
SVTH: Vũ Duy Khoẻ
Lớp: MK36
1
Trường Đại học SPKT Hưng Yên Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Khoa kỹ thuật May & thời trang
MỤC LỤC
Chương I. Giới thiệu về công ty.
1. Lịch sử hình thành và phát triển.
2. Cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành sản xuất
1. Cơ cấu tổ chức quản lý.
2. Cơ cấu điều hành sản xuất.
3. Chức năng nhiệm vụ.
Chương II. Mô hình sản xuất của công ty.
Chương III. Tìm hiểu quy trình sản xuất của đơn hàng.
Chương IV. Tham gia thực tập sản xuất tại các bộ phận do công ty phân công
viết báo cáo thực tập.
4.1. Đánh giá nhận xét chung về công ty.
4.1.1. Các ưu điểm.
4.1.2. Nhưng hạn chế.
4.2. Những giải pháp đề xuất.
Kết luận
SVTH: Vũ Duy Khoẻ
Lớp: MK36
2
Trường Đại học SPKT Hưng Yên Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Khoa kỹ thuật May & thời trang
Chương I: Giới thiệu về công ty TNHH may Hưng Nhân.
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển.
Công ty TNHH may Hưng Nhân tiền thân là Công ty liên doanh may xuất khẩu
Tổng hợp Hưng Nhân được thành lập ngày 12 tháng 02 năm 1998 theo quyết định số
39 QĐ - UB của Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình. Công ty liên doanh may xuất khẩu
Tổng hợp Hưng Nhân là Công ty liên doanh giữa Công ty may Đức Giang thuộc Tổng
Công ty Dệt May Việt Nam và Xí nghiệp giấy Thái Bình thuộc Sở công nghiệp Thái
Bình. Công ty liên doanh may xuất khẩu Tổng hợp Hưng Nhân đóng tại địa điểm thôn
Văn, xã Phú Sơn, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình nay là khu Văn, thị trấn Hưng Nhân,
huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Là doanh nghiệp độc lập, sở hữu vốn Nhà nước, có tư
cách pháp nhân, có tài khoản riêng tại ngân hàng, có con dấu theo quy định của Nhà
nước.
Đến tháng 11 năm 2006 do cơ chế quản lý và chuyển đổi nguồn vốn Xí nghiệp
giấy Thái Bình giải thể, Công ty may Đức Giang cổ phần hoá công ty đổi tên là Công
ty TNHH may Hưng Nhân theo điều lệ ngày 19 tháng 8 năm 2006 đã được đăng ký tại
phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh Thái Bình ngày 12 tháng 10
năm 2006. Công ty TNHH may Hưng Nhân do Công ty cổ phần may Đức Giang làm
chủ sở hữu, là Công ty TNHH Nhà nước hai thành viên.
Cơ sở 1:
Địa chỉ: Thị trấn Hưng Nhân, huyện Hưng
Hà, tỉnh Thái Bình.
Điện thoại: 036.862317
Số công nhân
930
Dây chuyền may:
16
Máy may 1 kim:
779
Máy may 2 kim:
58
Máy vắt sổ:
26
Máy thùa khuyết:
16
Máy đính cúc:
6
Máy chuyên dùng khác:
89
Năng lực sản xuất/ năm
SVTH: Vũ Duy Khoẻ
Lớp: MK36
3
Trường Đại học SPKT Hưng Yên Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Khoa kỹ thuật May & thời trang
Jacket
400,000
Quần
100,000
Cơ sở 2
Địa chỉ: khu công nghiệp Nguyễn Đức Cảnh,
thành phố Thái Bình.
Điện thoại: 036.846092 - 036.846093
Số công nhân
1550
Dây chuyền may:
27
Máy may 1 kim:
786
Máy may 2 kim:
56
Máy vắt sổ:
63
Máy thùa khuyết:
18
Máy đính cúc:
20
Máy chuyên dùng
khác:
135
Năng lực sản xuất/ năm
Jacket
3,500,000
Quần
150,000
SVTH: Vũ Duy Khoẻ
Lớp: MK36
4
Trường Đại học SPKT Hưng Yên Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Khoa kỹ thuật May & thời trang
1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành sản xuất.
Xuất phát từ đặc điểm là một Công ty với số lượng lao động lớn vì vậy Công ty
TNHH may Hưng Nhân đang sử dụng cơ cấu tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng.
Có thể khái quát mô hình tổ chức bộ máy quản lý của Công ty bằng sơ đồ sau:
Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý
của Công ty TNHH may Hưng Nhân
Ghi chú:
Qua mô hình tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cho thấy đó là hình thức tổ
chức quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng. Ưu điểm của nó là thay vì toàn bộ công
việc đều đến tay giám đốc, phó giám đốc giải quyết, chịu trách nhiệm đối với công
việc được giao thì nay được chia sẻ bớt cho các phòng ban chức năng gánh vác và chịu
trách nhiệm đối với công việc được giao vì thế sẽ hạn chế được những quyết định sai
lầm, gây thiệt hại, thói cửa quyền độc đoán, nhằm vụ lợi cá nhân. Mặt khác việc chia
SVTH: Vũ Duy Khoẻ
Lớp: MK36
Giám đốc
Phó giám đốc
Phòng
Tổ chức
hành chính
Phòng
Kỹ thuật
Phòng
Kế hoạch
vật tư
Phòng
Kế toán
tài vụ
Tổ bảo vệ Phân xưởng sản xuất Ban cơ điện
Tổ cắt Tổ KCS Tổ đóng gói
Quan hệ chức năng
Quan hệ trực tuyến
5
Trường Đại học SPKT Hưng Yên Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Khoa kỹ thuật May & thời trang
bớt quyền lực cho những người đứng đầu các phòng ban để tạo cho họ sự hưng phấn
vào việc hoàn thành tốt những nghị quyết, mục tiêu đã đề ra. Khi công việc không
thực hiện tốt thì cũng dễ dàng quy trách nhiệm tránh tình trạng đổ lỗi cho nhau và
nhanh chóng tìm ra được nguyên nhân vì lỗi xảy ra ở ngay trong một lĩnh vực cụ thể.
Tuy nhiên mô hình này có những hạn chế nhất định đó là khi có sự hiểu sai ý của cấp
trên nên cấp dưới thực hiện không đúng như mong muốn gây hậu quả nhiều khi rất
khó lường trước vì thế đòi hỏi các bộ phận phải thực sự có trình độ, hiểu nhanh ý của
cấp trên.
Quy trình sản xuất của Công ty có đối tượng chế biến là vải, vải được cắt và
may thành các chủng loại mặt hàng khác nhau, kỹ thuật sản xuất các cỡ vải của mỗi
chủng loại mặt hàng có mức độ khác nhau, phụ thuộc vào số lượng chi tiết của từng
loại hàng đó. do mỗi mặt hàng kể cả kích cỡ của mỗi mặt hàng có yêu cầu sản xuất
riêng về loại vải, về thời gian hoàn thành cho nên tuỳ từng chủng loại mặt hàng khác
nhau được sản xuất cùng trên một dây chuyền (cắt, may, là) nhưng không được tiến
hành đồng thời cùng một thời gian và mỗi mặt hàng được may từ nhiều loại khác nhau
hoặc nhiều loại khác nhau đựơc may cùng một loại vải. Do đó cơ cấu chi phí chế biến
và định mức kỹ thuật của mỗi loại chi phí cấu thành sản lượng sản phẩm của từng mặt
hàng là khác nhau.
Quy trình sản xuất sản phẩm của Công ty là sản xuất phức tạp kiểu liên tục, sản
phẩm được trải qua nhiều giai đoạn kế tiếp nhau. Các mặt hàng mà Công ty sản xuất
có nhiều kiểu cách, chủng loại khác nhau. Song tất cả đều phải trải qua các giai đoạn
cắt, là, đóng gói riêng với mặt hàng yêu cầu giặt mài hoặc thêu thì được thực hiện ở
các phân xưởng sản xuất kinh doanh phụ. Có thể khái quát quy trình công nghệ sản
xuất sản phẩm của Công ty TNHH may Hưng Nhân qua sơ đồ sau:
Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
SVTH: Vũ Duy Khoẻ
Lớp: MK36
6
Trường Đại học SPKT Hưng Yên Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Khoa kỹ thuật May & thời trang
Nguyên vật liệu chính là vải được nhập từ kho nguyên liệu theo từng chủng loại
vải mà phòng kỹ thuật đã yêu cầu cho từng mã hàng. Vải được đưa vào nhà cắt, tại đây
vải được trải, đặt mẫu, đánh số và trở thành bán thành phẩm. Sau đó các bán thành
phẩm được nhập kho nhà cắt và chuyển cho các tổ may. Ở các bộ phận may, việc may
lại được chia thành nhiều công đoạn như may cổ, tay, thân tổ chức thành một dây
chuyền, bước cuối cùng của dây chuyền may là hoàn thành sản phẩm. Trong quá trình
may phải sử dụng các nguyên liệu phụ như cúc, chỉ, khoá, chun Cuối cùng khi sản
phẩm may xong chuyển qua bộ phận là rồi chuyển qua bộ phận KCS để kiểm tra xem
sản phẩm có đảm bảo chất lượng theo yêu cầu không. khi đã qua bộ phận KCS thì tất
cả các sản phẩm được chuyển đến phân xưởng hoàn thành để đóng gói, đóng kiện.
1.3. Chức năng nhiệm vụ.
SVTH: Vũ Duy Khoẻ
Lớp: MK36
Kho nguyên
liệu
Thêu May Giặt
Cắt
Kho phụ
liệu
Nhập kho
Đóng hòm
Bao bì
Là
KCS
7
Trường Đại học SPKT Hưng Yên Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Khoa kỹ thuật May & thời trang
Công ty TNHH may Hưng Nhân chuyên sản xuất gia công các mặt hàng may
mặc phục vụ nhu cầu trong nước và ngoài nước. Trong đó sản xuất và kinh doanh phải
tiến hành đồng bộ phải hướng đến mục tiêu chung là doanh thu và lợi nhuận của Công
ty, cũng như để thực hiện nhiệm vụ nhỏ bé của mình để xây dựng và đổi mới đất nước.
Mặt hàng sản xuất chủ yếu của Công ty là sản phẩm may mặc xuất khẩu trong
đó mặt hàng gia công chiếm 80%, còn lại là hàng bán FOB (hàng mua đứt bán đứt
đoạn, mua nguyên liệu bán thành phẩm) và hàng tiêu thụ nội địa. Số lượng chủng loại,
mẫu mã sản phẩm chủ yếu phụ thuộc vào các hợp đồng kinh tế, các đơn đặt hàng của
khách hàng, tập trung một số mặt hàng chính như áo sơ mi, áo Jắc két2,3,4 lớp, áo
choàng
Vì Công ty liên doanh với Công ty may Đức Giang nên việc ký kết hợp đồng,
cung cấp nguyên liệu vật liệu và việc tiêu thụ sản phẩm cho khách hàng mà chủ yếu là
khách hàng nước ngoài là do Công ty may Đức Giang đảm nhiệm Công ty chỉ việc gia
công sản phẩm hàng hoá cho kịp thời và đáp ứng theo yêu cầu của khách hàng. Vì vậy
khách hàng chủ yếu của Công ty là Công ty may Đức Giang do đó mà vốn của Công
ty thường không bị ứ đọng nhiều tạo điều kiện cho Công ty quay vòng vốn rất nhanh.
Cơ sở sản xuất của Công ty đang dần được củng cố và phát triển. Ban đầu mới thành
lập với số vốn 17,5 tỷ đồng, Công ty chỉ có 2 chuyền may, năng lực sản xuất 750.000
sản phẩm áo Jắc két quy đổi, tổng số lao động 950 người. Hiện nay tổng số vốn kinh
doanh của Công ty trên 52 tỷ đồng, Công ty đã có 16 chuyền may với 2 xưởng sản
xuất, năng lực sản xuất 1.500.000 sản phẩm áo Jắc két quy đổi, tổng số lao động 2.005
người, thị trường xuất khẩu gồm các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan
Từ khi thành lập đến nay Công ty luôn chú trọng đến việc xây dựng chữ tín cho
sản phẩm, chữ tín cho Công ty, xây dựng và bảo vệ thương hiệu của mình. Công ty rất
coi trọng việc đầu tư, đổi mới trang thiết bị sản xuất và nâng cao trình độ tay nghề cho
các bộ công nhân viên trong Công ty. Cơ sở sản xuất của Công ty đang dần được củng
cố và phát triển đặc biệt các trang thiết bị máy móc công nghệ trong Công ty luôn
được đổi mới bổ sung cho phù hợp với quy trình sản xuất nhanh và hiệu quả.
Thị trường:
Sản phẩm của May Hưng Nhân trong những năm qua đã được xuất sang các
nước thuộc Châu Âu, Châu á, Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Hiện nay, thị trường chính của
May Hưng Nhân là Mỹ và Liên minh Châu Âu
SVTH: Vũ Duy Khoẻ
Lớp: MK36
8
Trường Đại học SPKT Hưng Yên Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Khoa kỹ thuật May & thời trang
Đối tác: Các khách hàng chính của May Hưng Nhân hiện nay là:
- Từ Mỹ:
+ Levy group : Liz Claiborn, Esprit, Dana Buchman, Federated, Kolh’s
+ Prominent : Perry Ellis, PVH, Haggar
+ New M ( Korea ) : Federated
+ Sanmar : Port Authority
+ Junior Gallery
- Từ Liên minh Châu Âu:
+ Textyle : Marcona, Kirsten, K&K
+ Seidensticker : Zara, P&C, Marcopolo
- Từ Nhật bản :
+ Sumikin Busan
Các nhãn hiệu của khách hàng mà May Hưng
Nhân đã sản xuất :
SVTH: Vũ Duy Khoẻ
Lớp: MK36
9
Trường Đại học SPKT Hưng Yên Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Khoa kỹ thuật May & thời trang
Sản phẩm chính của công ty là áo jacket các loại, áo blu-dông, áo gió, áo măng-tô,
áo gi-lê, áo veston nữ , quần gió, quần soóc, …
Dưới đây là ảnh một số sản phẩm chính của công ty:
Chương II: Mô hình sản xuất của công ty.
Công ty TNHH may Hưng Nhân là một trong những công ty vệ tinh của tổng
công ty cổ phần may Đức Giang. Mô hình sản xuất của công ty giống với mô hình của
hệ thống tổng công ty may Đức Giang. Mỗi xưởng sản xuất sẽ hoạt động độc lập với
nhau, có phòng kỹ thuật riêng tự nhảy mẫu, giác sơ đồ theo mẫu nhận từ khách hàng
hoặc từ kỹ thuật thuộc Đức Giang và có Nhà cắt riêng, KCS riêng. Công ty Hưng
Nhân cũng như các công ty vệ tinh khác đều có cán bộ từ Đức Giang gửi về chịu trách
nhiệm chính của mỗi bộ phận sản xuất.
SVTH: Vũ Duy Khoẻ
Lớp: MK36
10
Trường Đại học SPKT Hưng Yên Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Khoa kỹ thuật May & thời trang
Mô hình sản xuất của công ty:
Mô hình sản xuất của công ty may Hưng Nhân có điểm khác biết so với các
công ty khác là trong mỗi xưởng may đều có trưởng ca phụ trách 4 tổ (dây chuyền).
Trưởng ca chịu trách nhiệm giải chuyền, đảm bảo năng xuất và chất lượng của những
tổ mình quản lý. Ở các công ty may khác chính tổ trưởng sẽ đảm nhận trách nhiệm của
trưởng ca cùng với kỹ thuật chuyền và kỹ thuật xưởng. Ngoài ra, công nhân phần lớn
là lao động phổ thông hoặc tay nghề yếu lên trưởng ca còn đóng vai trò hướng dấn
thao tác cho công nhân.
Chương III: Tìm hiểu quy trình sản xuất của đơn hàng.
Quy trình sản xuất sản phẩm của Công ty là sản xuất phức tạp kiểu liên tục, sản
phẩm được trải qua nhiều giai đoạn kế tiếp nhau. Các mặt hàng mà Công ty sản xuất
có nhiều kiểu cách, chủng loại khác nhau. Song tất cả đều phải trải qua các giai đoạn
cắt, là, đóng gói
SVTH: Vũ Duy Khoẻ
Lớp: MK36
Xưởng May
Nhà Cắt
Nhập kho
Đóng hòm
Nh khoà
óng hòm Đ
nh p kho ậ
Quản đốc
Trưởng ca (4tổ có 1 trưởng ca)
Tổ trưởng
Tổ Phó
Phụ tổ Phó, KCS
KCS Xưởng
Phòng kỹ
thuật
Bàng màu,
bảng thống kê
chi tiết, mẫu
c ngứ
Phòng kế
hoạch
Kiểm tra chất
lượng.
Đóng gói
Kiểm soát
nhịp độ sản
xu tấ
K
i
ể
m
s
o
á
t
s
ố
l
ư
ợ
n
g
Xuất nhập
hàng
Nhận tài liệu kỹ
thuật từ khách hàng
Yêu cầu
kỹ thuật
11
Trường Đại học SPKT Hưng Yên Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Khoa kỹ thuật May & thời trang
Nhận đơn hàng:
Phòng kế hoạch nhận đơn hàng và tài liệu kỹ thuật từ khách hàng.
Phòng kỹ thuật làm áo mẫu gửi lại cho khách hàng kiểm tra.
Áo mẫu được duyệt, khách hàng ký hợp đồng với công ty.
Tổ chức sản xuất.
Phòng kế hoạch nhận Nguyên Phụ liệu từ khách hàng hoặc tự tìm nguồn
NPL.
Phòng kế hoạch Lập kế hoạch sản xuất chuyển xuống các xưởng chuyển
khai.
Phòng kỹ thuật lập Yêu cầu kỹ thuật và tạo bộ phận cứ nếu cần.
Trưởng ca tiến cùng tổ trưởng tiến hành giải chuyền.
Phòng kỹ thuật kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm.
Kết thúc đơn hàng.
Sản phẩm được kiểm tra đạt chất lượng tại KCS xưởng.
Gấp gói theo đúng yêu cầu sản phẩm của khách hàng.
Nhà kho nhận sản phẩm hoàn tất đóng thùng và nhận kế hoạch giao hàng.
Quy trình sản xuất Mã hàng 11178PPV:
Mã hàng MANGO 11178 PPV là mã hàng của khác hàng Tây Ban Nha. Được
sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng AQL 2.5, EXHIBIT NO10. Khách hàng có tài liệu
kỹ thuật chi tiết gửi cho công ty, mẫu cứng, Nguyên phụ liệu.
Phòng kế hoạch chịu trách nhiệm liên lạc trực tiếp với khác hàng qua điện thoại
và internet nhận yêu cầu kỹ thuật và kế hoạch giao nhận NPL. Phòng kế hoạch chuyển
tài liệu cho phòng kỹ thuật nhận yêu cầu kỹ thuật tiến hành dịch tài liệu chuyển xuống
xưởng sản xuất. Mẫu cứng tiến hành số hoá mẫu bằng phần mềm Gerber và giác sơ
đồ, lập bảng màu gửi cho phòng cắt. Phòng cắt tiến hành kiểm tra NL và cắt bán thành
phẩm chuyển xuống xưởng sản xuất. Quản đốc, Trưởng ca, tổ trưởng nhận yêu cầu kỹ
thuật mã hàng triển khai sản xuất. Các dây truyền sản xuất nhận BTP và phụ liệu tiến
hành sản xuất. Sản phẩm đạt chất lượng đựơc chuyển sang KCS xưởng kiểm tra và
hoàn tất bắn mác, treo sản phẩm vào túi đúng yêu cầu khách hàng. Sản phẩm hoàn tất
chuyển sang Kho nhận và Phòng kế hoạch giao hàng cho khách hàng đúng thời gian
yêu cầu. Ngày giao hàng không vượt quá 30 ngày kể từ ngày nhận nguyên phụ liệu đã
được ghi trên Oder Sheet. Trong quá trình sản xuất khách hàng sẽ tiến hành kiểm
hàng. Mã hàng hơn 100,000 sản phẩm sẽ kiểm 4 lần tại kho và chuyền sản xuất theo
lịch của khách hàng.
Chương IV: Tham gia thực tập sản xuất tại các bộ phận do công ty phân công.
Trong hơn 3 tuần đầu tiên (từ ngày 1/4 đến 25/4) Em được phân công vào
xưởng II, tổ 16, ngồi máy 2kim làm công đoạn diễu khoá mã hàng 158.
Từ ngày 25/4 đến ngày 30/4 tổ 16 kết thúc mã hàng 158 tiến hành dải chuyền
mã hàng Mango11178PPV, em được phân công sửa hàng lỗi của mã hàng trước và
kiểm chi tiết mã hàng mới.
SVTH: Vũ Duy Khoẻ
Lớp: MK36
12
Trường Đại học SPKT Hưng Yên Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Khoa kỹ thuật May & thời trang
Trong thời gian thực tập là không đủ cùng với kiến thức thực tế của em chưa
cao và những đánh giá của em chỉ mang tính chủ quan nhưng em cũng hy vọng sẽ làm
được cái gì cho công ty.
Công ty TNHH may Hưng Nhân là một công ty may điển hình của các công sản
xuất hàng CMT nghĩa là gia công. Công ty có đầy đủ các bộ phận tổ chức, sản xuất,
phòng tổ chức, phòng kế toán, phòng kế hoạch, phòng kỹ thuật, phòng cắt, phòng ép
mex, ban cơ điện và xưởng sản xuất tương đối lớn với 16 dây chuyền may có đầy đủ
các máy móc hiện đại và máy chuyên dùng thùa khuay đầu tròn, kansai, đính cúc,
Trong quá trình thực tập em có cơ hội được tham quan ở tất cả các bộ phận sản
xuất cũng như được trực tiếp sản xuất tại xưởng theo những kiến thức em được học tại
trường cũng như quá trình thực tế tại một số công ty may trước đó em nhận thấy về cơ
cấu sản xuất của công ty còn một số điểm không hợp lý:
• Cơ sở vật chất, máy móc thiết bị còn thiếu và yếu như: Máy in ở phòng kỹ
thuật in sơ đồ giác, tại các chuyền may còn có những máy 1kim đã quá ĐAT.
Cần có sự đổi mới về công nghệ, chính công nghệ là yếu tố quan trọng quyết
định năng suất cũng như chất lượng sản phẩm.
• Về con người trong công ty cũng có những hạn chế dễ nhận thấy như năng lực
yếu kém của các tổ trưởng. Đây là yếu tố mà hầu hết các công ty may đều gặp
phải. Các tổ trưởng đều là những người có thâm niên trong công ty và có tay
nghề tốt được đưa lên quản lý. Họ không có kiến thức cơ bản về giải chuyền,
dây chuyền được bố trí nhiều công đoạn không hợp lý lên bán thành phẩm có
sự di chuyển không hợp lý gây ứ đọng trên chuyền, không đảm bảo nhịp sản
xuất. Mặt khác các trưởng này còn không có khả năng quản lý con người,
không biết tôn trọng các tổ viên gây ra không khí làm việc không văn minh bởi
những thái độ và lời lẽ kiếm nhã.
Các tổ trưởng cần có học vấn tối thiểu là Phổ thông và cần có lớp học ngắn
hạn cho các tổ trưởng về kiến thức giải chuyền cũng như kiến thức quản lý.
Vì chính tổ trưởng là người tiếp xúc trực tiếp với công nhân. Là một yếu tố
gây ảnh hưởng đến không khí lao động của công nhân và bài toán nhân lực
của công ty đang mắc phải.
• Tổ chức sản xuất mỗi xưởng may có sự bất hợp lý ở nhà cắt: Ở các công ty
khác nhà cắt đều có bố trí máy cắt vòng (cắt gọt) như vậy BTP khi đưa vào
xưởng may là đã đảm bảo không cần xửa dư. Trong khi đó, tại công ty xưởng
II máy cắt gọt được bố trí trong xưởng. BTP nhận từ nhà cắt => Các tổ sản
xuất xắp xếp lại=> Lên máy cắt vòng xửa dư. Điều này sẽ gây mất nhân công,
không đảm bảo trật tự cũng như vệ sinh trong xưởng.
Máy cắt gọt nên được bố trí ngay tại Phòng cắt và BTP từ Nhà cắt đến
chuyền may cần hạn chế tối thiểu việc sửa dư.
• Cách xắp xếp trong xưởng sản xuất còn có sự bất hợp lý khác là các bộ phận
sang dấu, là chi tiết và là hoàn thiện sản phẩm, KCS chuyền đều không được
bố trí dọc theo dây chuyền mà được bố trí thành dẫy riêng trong xưởng. Điều
này làm xuất hiện nhiều công nhân phải đi lại trong xưởng cũng như BTP phải
SVTH: Vũ Duy Khoẻ
Lớp: MK36
13
Trường Đại học SPKT Hưng Yên Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Khoa kỹ thuật May & thời trang
đi lại xa (xuất hiện thêm chi phí không trực tiếp sản xuất cho nhân công chạy
chuyền).
Cần có sự thay đổi trong thiết kế nhà xưởng, đảm bảo đúng dây chuyền
nứơc chảy BTP chỉ đi một chiều. Đầu chuyền cần là nơi giao nhận bán
thành phẩm và sang dấu, cuối chuyền là là hoàn tất và KCS thành phẩm.
• Vòng luẩn quẩn:
“Bài toán lao động” là một bài toán lan giải mà các doanh nghiệp dệt may Việt
Nam cũng như công ty may Hưng Nhân đang cần có lời giải. Hiện nay, lao động phổ
thông ngày một thiếu, lao động được đào tạo có tay nghề lại càng hiếm. Trong thời
điểm kinh tế khủng hoảng hiện nay nhiều DN phá sản vì không có đơn hàng. Trong
khi đó công ty may Hưng Nhân không sợ thiếu đơn hàng mà lo nhất là thiếu lao động
và thiếu lao động giỏi. Khi mà Hưng Nhân đang mở rộng sản xuất, xây thêm nhà
xưởng và trang thiết bị hiện đại.
Công ty may Hưng Nhân ở một vùng nông thôn sẽ tận dụng được nguồn lao
động dồi dào. Nhưng thực tế lại không phải như vậy, khi mà số lượng công nhân bỏ
việc ngày càng nhiều, nhiều dây chuyền chỉ có 23 công nhân. Với lý do là ngành may
không còn thu hút lao động. Do nhiều yếu tố như lương thấp và thời gian làm việc dài
không bình thường đối với sức khoẻ, sức chịu đựng của người lao động, vì trong
ngành này cường độ làm việc rất cao, áp lực công việc lớn nhịp độ lao động khẩn
trương nhưng đơn điệu.
Lý do của lương thấp hay việc thường xuyên phải tăng ca lại do năng suất lao
động thấp. Do phần lớn là lao động phổ thông lên thiếu tác phong công nghiệp và
không có tay nghề. Nhưng chính sự bất hợp lý trong chuyền may lại là yếu tố tác động
không nhỏ đến năng xuất lao động thấp.
Sự bất cập trong chuyền may
Chuyền may là đơn vị trực tiếp sản xuất ra sản phẩm, là yếu tố quyết định năng suất
của cả doanh nghiệp. Là nơi tập trung đông lực lượng lao động nên khi xảy ra các vấn
SVTH: Vũ Duy Khoẻ
Lớp: MK36
14
Trường Đại học SPKT Hưng Yên Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Khoa kỹ thuật May & thời trang
đề sẽ gây nên biến động lớn trong công ty. Là nơi đảm bảo cho sự thành công của mỗi
lô hàng, là thước đo đánh giá trình độ quản lý, tay nghề công nhân của mỗi doanh
nghiệp.
Ngày nay trong các công ty may ta thường bắt gặp các thuật ngữ tăng ca, thêm
giờ, lương thấp và một loạt thông báo tuyển công nhân…. Đây có lẽ là tình trạng phổ
biến ở hầu hết các công ty may Việt Nam, đặc biệt là các công ty chỉ đơn thuần may
gia công như công ty may Hưng Nhân. Nguyên nhân chính chủ yếu là do năng suất.
Năng suất lao động thấp kéo theo thu nhập bình quân thấp, số giờ làm việc dài nên
ngành may công nghiệp ngày càng trở nên kém hấp dẫn với người lao động, hậu quả
biến động nhân sự trở nên rất cao từ 20 - 40% khiến ngành may rơi vào vòng luẩn
quẩn khó thoát ra:
Do đó việc giải quyết “bài toán lao động” chính là “bài toán năng suất” là vấn đề nan
giải mang tính sống còn trong các doanh nghiệp nhất là khi có biến động nhân lực lớn
như hiện nay. Các công ty không chỉ phải cạnh tranh nội bộ ngành mà còn phải cạnh
tranh với nhiều ngành công nghiệp khác trên phương diện nguồn nhân lực.
Để nâng cao năng suất chuyền may phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: máy móc,
trang thiết bị, thao tác, nguyên phụ liệu ( NPL), tay nghề công nhân, các biện pháp
quản lý….Tuy nhiên theo em điều cấp bách đặt ra hiện nay là các công ty phải quyết
liệt cải tiến phương thức quản lý ở tất cả các bộ phận sản xuất: từ phòng kỹ thuật,
phòng cắt, phân xưởng, các chuyền may. Bởi cung cách quản lý, tổ chức sản xuất được
cải thiện đồng nghĩa với việc tận dụng hết khả năng của máy móc và khai thác tốt hơn
kỹ năng nghề của người công nhân làm tăng năng suất lao động, mang lại lợi nhận
nhiều hơn cho doanh nghiệp, kéo theo lương công nhân tăng, đời sống được cải thiện
công nhân không rời bỏ công ty. Mặt khác làm cho công ty trở nên ổn định, có thể đầu
tư mở rộng phát triển.
SVTH: Vũ Duy Khoẻ
Lớp: MK36
15
Trường Đại học SPKT Hưng Yên Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Khoa kỹ thuật May & thời trang
Một số yếu tố ảnh hưởng đến năng suất chuyền may.
Trong một doanh nghiệp may năng suất chuyền may là yếu tố rất quan trọng ảnh
hưởng tới năng xuất của toàn xí nghiệp. Vì thế vấn đề của chuyền may cũng là vấn đề
của xí nghiệp. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới năng suất, tuy nhiên trong phạm vi
báo cáo này em chỉ nêu một số yếu tố cơ bản nhất và nhấn mạnh vào yếu tố quản lý
chuyền may.
Một số yếu tố ảnh hưởng tới năng suất chuyền may:
Quản lý chuyền may lại nằm ở vị trí của Quản đốc, trưởng ca và tổ trưởng với
những năng lực thực sự. Đưa ra phương án tối ưu hóa chuyền may trong quá trình sản
xuất đơn hàng thông qua việc trả lời các câu hỏi:
- Với mã hàng này chuyền may cần những loại máy móc thiết bị nào? Các loại
cữ gá lắp nào?
- Khâu sản xuất nào quan trọng nhất? Ai phù hợp với công đoạn nào nhất?
- Đơn hàng này có thể sản xuất trong bao lâu?
SVTH: Vũ Duy Khoẻ
Lớp: MK36
16
Trường Đại học SPKT Hưng Yên Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Khoa kỹ thuật May & thời trang
- Công suất tối đa của chuyền một ngày sản xuất có thể đạt được bao nhiêu đối
với mã hàng này?
Đây là một vấn đề không hề có công thức tính toán hay một phương pháp cố định
nào mà:
- Dựa vào tài liệu kỹ thuật, bảng phân chuyền của mã hàng, thời gian giao hàng.
- Người chuyền trưởng cần phải có kinh nghiệm sản xuất và chuyên môn cao, nắm rất
rõ tình hình hoạt động chuyền may của mình.
Thực tế một người chuyền trưởng có kinh nghiệm sản xuất sẽ thực hiện khâu
này rất nhanh chóng theo phản xạ mà không cần lên kế hoạch quá tỉ mỉ.
Đây là vấn đề quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ sản xuất trên dây
chuyền may. Tuy nhiên vấn đề này rất ít được các nhà lãnh đạo quan tâm hoặc quan
tâm không xứng tầm, thậm chí không thèm quan tâm, bằng chứng là các hiện tượng
tăng ca, gián đoạnh chuyền, dừng chuyền, vỡ kế hoạch, giao hàng không đúng hẹn, bị
khách hàng phạt… vẫn thường xuyên xảy ra tại các công ty may.
Nguyên nhân là thời gian giao hàng ngắn người lập kế hoạch điều độ sản xuất
kém, không tận dụng được khả năng chuyên môn hoá của chuyền may, phải làm tăng
ca thêm giờ thậm chí có hiện tượng phân nhỏ mã hàng (mã hàng vốn đã nhỏ) ra thành
nhiều chuyền để kịp giao hàng. Đặc biệt khi mã hàng trở nên quá gấp buộc lòng phải
“vét trắng" chuyền bằng mọi giá để giao hàng. Hiện tượng “vét trắng” chuyền là khi
kết thúc đơn hàng trên chuyền sẽ không có sản phẩm nào, không có hiện tượng gối
chuyền và như thế đồng nghĩa việc công nhân lúc làm quá vất vả nhưng có lúc lại ngồi
chơi chờ việc. Chính hiện tượng chờ việc gây ra tâm lý bức bối trong công nhân, xảy
ra hiện tượng đi lại tự do, nói chuyện trên chuyền…Làm mất rất nhiều thời gian ổn
định lại chuyền và năng suất bằng không.
Mặt khác khi phân nhỏ mã hàng vào sản xuất làm cho thời gian được rút ngắn lại,
việc kiểm soát chất lượng trên chuyền dễ bị nơi lỏng do mọi người quá tập trung sản
xuất, công nhân không thích tái chế lại sản phẩm nên tìm đủ mọi cách đẩy hàng đi,
đùn đẩy trách nhiệm cho nhau…
Phân nhỏ mã hàng khiến cho việc kiểm soát chất lượng được tiến hành trên một
diện rộng rất khó có thể kiểm soát nên việc tái chế hàng rất khó kiểm tra, giám sát…
SVTH: Vũ Duy Khoẻ
Lớp: MK36
17
Trường Đại học SPKT Hưng Yên Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Khoa kỹ thuật May & thời trang
Ví dụ mã hàng: MANGO 11178PPV được phân nhỏ ra 6 dây chuyền sản xuất. Hay
trên thực tế xuất hiện việc các tổ phải làm hỗ trợ cho hàng đi gấp hoặc các tổ chỉ bị ứ
đọng lại ở khâu kiểm hàng và hoàn thiện sản phẩm. Khi mà mã hàng mới đã được giải
chuyền mà mã hàng cũ còn tồn lại hơn 1000 sản phẩm chưa được kiểm.
• Vấn đề Rải chuyền
Rải chuyền là việc sắp xếp, bố trí công nhân vào các công đoạn may phù hợp với
quy trình công nghệ làm sao đường đi BTP là ngắn nhất. Mục đích:
- Tạo ra một dây chuyền sản xuất cho năng suất cao nhất, hiệu quả nhất.
- Khai thác được hết năng lực của công nhân.
Nhưng thực tế tại công ty vấn đề giải chuyển còn nhiều bất cập do năng lực của
chuyền trưởng còn yếu. Không đảm nhận được hết nhiệm vụ của mình mặc dù đã có
hỗ trợ của mỗi trưởng ca. Thực tế khi sản xuất tại dây chuyền và tìm hiểu em nhận
thấy. Hầu hết các tổ trưởng chưa qua đào tạo chính quy cũng như các khoá đào tạo dài
hạn, ngắn hạn về việc giải chuyền. Các tổ trưởng làm theo thói quen, kinh nhiệm lên
thời gian giải chuyền một mã hàng mới rất mất thời gian khi phòng kỹ thuật phải
hướng dẫn thao tác cho công nhân cũng như trong quá trình sản xuất đường đi BTP rất
bất hợp lý.
Giải pháp cho bải toán năng suất.
• Đặt mức khoán sản lượng trên chuyền may
Là biện pháp theo dõi năng suất từng công nhân nhằm thúc đẩy năng suất từng
công nhân nhằm thúc đẩy năng xuất theo từng giờ, từng ngày đồng thời kiểm tra động
viên khen chê kịp thời. Đây là hình thức đã được áp dụng thành công tại nhiều công ty.
Mục đích thúc đẩy tâm lý công nhân cố gắng hoàn thành mức sản lượng được giao để
được về nhà sớm, lương cao hơn… Nâng cao năng suất của chuyền may.
Một số công ty áp dụng cách tính lương kiểu mới theo mức khoán sản lượng
cũng khiến cho người công nhân thêm cố gắng. Cách tính này như sau:
Công ty đặt ra một mức khoán tương ứng với một số tiền, nếu công nhân làm vượt
mức khoán số tiền tính cho sản phẩm vượt khoán ấy bằng tiền khoán sản phẩm cộng
thêm 1% -2% tuỳ từng công ty. Nghĩa là công nhân làm càng nhiều sản phẩm vượt
mức khoán thì giá trị lương cũng càng tăng. Mặc dù đây là phương pháp mang tính
SVTH: Vũ Duy Khoẻ
Lớp: MK36
18
Trường Đại học SPKT Hưng Yên Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Khoa kỹ thuật May & thời trang
hiệu quả rất cao nhưng cũng đã có hiện tượng công nhân vì chạy theo năng xuất, sản
lượng đã may nhanh ẩu, bớt xén các công đoạn, không đảm bảo chất lượng các đường
may. Do đó khi đặt mức khoán cần khảo sát thực tế và kiểm soát chặt chẽ các công
đoạn trên dây chuyền.
• Tổ chức lao động.
Tổ chức lao động là việc bố trí sắp xếp và quản lý công nhân trong một đơn vị
nhằm nâng cao năng suất chuyền may, tạo không khí thi đua lao động.
Trong sản xuất đôi khi các biện pháp tổ chức sắp xếp, quản lý lao động lại mang
lại hiệu quả lớn hơn và bền vững hơn những việc đầu tư tiền bạc vào các nỗ lực cải
thiện công nghệ hay cơ sở vật chất. Vì vậy cơ cấu tổ chức chuyền may không nên quá
ít sẽ không tạo được không khí thi đua sản xuất, cũng không nên quá nhiều sẽ khó
khăn quản lý. Một chuyền may thường tổ chức từ 20-30 người là hợp lý.
Tổ chức dây chuyền may nên sắp xếp có già có trẻ, có nam có nữ (trừ trường hợp
đắc biệt). Vì một tổ khi có cả nam lẫn nữ thì các người nam sẽ phụ trách các việc cần
tới cơ bắp, các công việc đòi hỏi sự nhanh nhẹn… Người nữ sẽ đảm nhiệm các công
việc đòi hỏi tính kiên trì bền bỉ, tỉ mỉ… Có nữ, người nam sẽ có mong muốn được thể
hiện mình trước họ nên làm việc chăm chỉ hơn gọn gàng hơn và ngược lại. Qua đó sẽ :
Cho năng suất cao hơn
Ít nói chuyện trong giờ làm.
Kỹ thuật lao động tốt hơn.
Ngăn nắp, trật tự sạch sẽ.
Không khí hoà đồng, thân thiện.
Một tổ có già có trẻ sẽ tạo điều kiện phát triển tay nghề vì người già thường có xu
hướng muốn truyền đạt kinh nghiệm, còn người trẻ lại năng động sáng tạo ham học hỏi
tiếp thu kiến thức nhanh các kỹ năng kỹ xảo nhằm nâng cao tay nghề, tăng năng suất lao
động. Trong tổ nên sắp xếp xen kẽ những người hoạt bát sôi nổi với những người ưu
tư, giữa những người có tính cách khí chất bổ trợ cho nhau nhằm tăng khả năng hoà
hợp tổ, tạo nên tập thể đoàn kết, không khí môi trường làm việc thân thiện. Không nên
xếp công nhân có khí chất xung khắc nhau trong một tổ.Vì họ rất dễ cãi nhau gây ảnh
hưởng tới công việc và mọi người xung quanh.
SVTH: Vũ Duy Khoẻ
Lớp: MK36
19
Trường Đại học SPKT Hưng Yên Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Khoa kỹ thuật May & thời trang
Cần bồi dưỡng cho công nhân nâng cao tính kỉ luật và tay nghề sản xuất thông
qua các cuộc thi tay nghề trong phân xưởng, công ty giúp công nhân có động lực hơn
trong việc rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo.
• Tâm lý công nhân
« Con người chính là tài sản quý giá nhất của mọi tổ chức. »
Các nhà quản lý doanh nghiệp ngày nay cần phải hiểu rằng trách nhiệm cơ bản
nhất của họ là giúp người lao động của mình làm việc với hiệu quả cao nhất. Điều này
có nghĩa là phải khởi tạo và duy trì không khí làm việc tốt, tạo điều kiện thuận lợi để
người lao động phát huy hết khả năng của mình. Tâm lý của người lao động ảnh
hưởng 50% năng suất của họ. Khi tâm lý vui vẻ thoải mái người lao động làm việc
nhiệt tình hơn, độ chính xác và năng xuất lên cao. Ngược lại khi tâm lý công nhân
không tốt, không hứng thú với công việc, không chuyên tâm tới công việc thì không
những làm việc năng xuất thấp hay mắc lỗi nhiều mà còn rất dễ xảy tai nạn lao động.
Tâm lý công nhân rất hay bị ảnh hưởng do áp lực công việc trong ngành may quá lớn,
do lương, do môi trường làm việc không thoả mái, do thái dộ xử sự không khéo léo
của cấp trên và trực tiếp là tổ trưởng…
Các doanh nghiệp may Việt Nam hiện nay chủ yếu là may hàng gia công hàng
may mặc với một số lượng lớn. Công nhân luôn phải tăng ca thêm giờ và thực hiện lặp
đi lặp lại những thao tác buồn chán nhằm hoàn thiện đơn hàng một cách nhanh chóng
áp lực công việc quá lớn kèm theo đó là giờ làm việc kéo dài dẫn tới hiện tượng mệt
mỏi và street kéo dài ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ người công nhân.
Một số doanh nghiệp may Việt Nam cũng như Hưng Nhân hiểu điều này và có
những biện pháp như cho công nhân nghe nhạc làm giảm mệt mỏi… Đây là biện pháp
đúng đắn và được khoa học chứng minh nhưng việc thực hiện biện pháp này ở Việt
Nam đang có vấn đề. Một số nhà quản lý cho phép công nhân mình nghe nhạc nhưng
không quản lý công nhân ai thích mở thể loại nhạc nào thì mở cách làm này vô hình
chung khiến một số đối tượng thanh niên mở nhạc sàn nhạc nhảy tại khu vực sản xuất
khiến công nhân khác bị ảnh hưởng, mệt mỏi hơn do tiếng nhạc chát chúa… gây phản
tác dụng.
SVTH: Vũ Duy Khoẻ
Lớp: MK36
20
Trường Đại học SPKT Hưng Yên Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Khoa kỹ thuật May & thời trang
Một số nơi mở nhạc có ý thức hơn nhưng hiệu quả thực tế năng suất cũng tăng không
cao. Qua tìm hiểu tôi được biết lý do là công nhân nghe các bản nhạc có lời quen thuộc
lên hát theo thậm chí mức độ tập trung vào công việc giảm sút.
Quản lý việc mở nhạc lên chọn đúng thời điểm vào ca hoặc gần cuối ca làm
việc khi công nhân mệt mỏi cần thư giãn và chọn loại nhạc cho phù hợp với hoàn
cảnh, tốt nhất chọn các bài nhạc êm dịu không lời giúp công nhân thư giãn mà lại
không gây mất tập trung trong công việc.
Nhà quản lý cần hiểu rõ người công nhân của mình không chỉ là những con
kiến cần mẫn làm việc hết ngày này qua ngày khác mà họ là những con người có
những sở thích, những hoạt động văn hoá xã hội khác. Vì vậy việc kết hợp thú vui
nghệ thuật của người lao động với công việc của họ sẽ mang lại hiệu quả thực tế cao
hơn.
Việc làm này của nhà quản lý không chỉ giúp công nhân giải toả street, cho họ tiếp cận
niềm vui nghệ thuật mà còn thể hiện sự tôn trọng của công ty đối với lao động của
mình. Do vậy công nhân cảm thấy hạnh phúc vui vẻ hơn từ đó có tinh thần làm việc,
động cơ làm việc tốt hơn và gắn bó với doanh nghiệp hơn.
• Vấn đề chuyền trưởng.
Trong sản xuất người tổ trưởng đóng một vai trò quan trọng như nhạc trưởng
trong dàn nhạc vậy. Tổ trưởng là người chịu trách nhiệm về năng suất, chất lượng của
cả chuyền. Do đó vai trò của họ rất quan trọng quyết định tới 80% năng suất của tổ.
Một tổ sản xuất giỏi là tổ có người tổ trưởng giỏi. Người này không những phải
giỏi chuyên môn nghiệp vụ, có uy tín, có kinh nghiệm làm việc lâu năm mà hơn hết là
phải biết chỉ huy lãnh đạo, họ phải nắm rõ tay nghề tâm lý của từng công nhân trong tổ
để có thể đưa ra các cách ứng xử và cách sắp xếp điều phối nhân sự hợp lý, xây dựng
tình đoàn kết trong tổ. Tuy nhiên ngày nay trong ngành may hầu hết tổ trưởng đều
chưa qua đào tạo bài bản nên các kỹ năng giao tiếp, lãnh đạo, nắm bắt tâm lý công
nhân không có dẫn tới tình trạng mất đoàn kết trong tổ…Trong trường hợp này công
ty nên mở các lớp tập huấn ngắn hạn cho các tổ trưởng giúp họ thực hiện tốt hơn
nhiệm vụ của mình.
SVTH: Vũ Duy Khoẻ
Lớp: MK36
21
Trường Đại học SPKT Hưng Yên Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Khoa kỹ thuật May & thời trang
• Các biện pháp khen thưởng kỷ luật.
Khen thưởng kỷ luật là một hình thức khuyến khích, động viên đồng thời là biện
pháp ngăn ngừa răn đe mọi người chấp hành đúng kỷ luật và làm việc có hiệu quả hơn.
Lời khen giống như điệu nhạc vui tai! Mọi người đều thích được khen thưởng hay
nói đúng hơn là cần được khen thưởng để phấn chấn hơn. Đôi khi người ta mệt mỏi
buồn bã khi ấy không gì làm họ phấn chấn hơn một lời khen thưởng động viên. Lời
khen, phần thưởng tuy nhỏ nhưng khiến con người cảm thấy mình đặc biệt, khiến họ
hài lòng về bản thân và làm việc hăng hái hơn, cố gắng hết sức để được khen ngợi
nhiều hơn, là động lực giúp con người vươn lên.
Ngược lại kỷ luật phê bình khiến người ta xấu hổ, ngại ngùng và rút ra được bài
học sâu sắc cho riêng mình. Vì thế người tổ trưởng nên áp dụng các hình thức khen
thưởng kỷ luật khác nhau vào công việc nhưng phải tuân thủ nguyên tắc đúng người,
đúng việc, đúng thời điểm, đúng mức độ.
Thông thường tổ trưởng nên khen công việc của công nhân một cách khách
quan trước mặt mọi người như vậy họ sẽ cảm thấy hãnh diện nhưng không nên quá
thường xuyên sẽ mất hết tác dụng. Ngược lại khi tổ trưởng chê trách nên tiếp xúc riêng
với công nhân không nên rầy la họ trong lúc giận dữ gây nên ức chế trong người công
nhân và đôi khi kết quả thu được lại hoàn toàn ngược lại mong muốn. Mặc dù vậy nếu
công nhân mắc lỗi nặng thì nên góp ý trước sự hiện diện của mọi người để răn đe nhắc
nhở mọi người. Tuy nhiên không nên thiên vị một ai cả, khi thiên vị sẽ sinh ra phỉnh
nịnh và gây mất đoàn kết nội bộ, gây chia rẽ, rất nhiều trường hợp do có ấn tượng
không tốt mà tổ trưởng có định kiến với người công nhân gây áp lực lớn tới người
công nhân.
Các công ty nên đưa ra các phần thưởng cho những người đạt năng suất cao, những
người làm việc lâu năm trong công ty nhằm khuyến khích động viên họ tiếp tục cống
hiến và giữ chân công nhân. Đôi khi công ty nên tổ chức cho công nhân đi du lịch, cho
công nhân tham gia các phong trào xã hội… coi đó như là một phần thưởng tinh thần
đối với công nhân. Để công nhân được nghỉ ngơi, giải trí hơn hết là họ cảm nhận được
mình đang sống và làm việc, được công ty quan tâm, chứ không phải công ty đang vắt
kiệt sức lao động của mình…Qua đó hình thành tình cảm vô hình giữa người công
SVTH: Vũ Duy Khoẻ
Lớp: MK36
22
Trường Đại học SPKT Hưng Yên Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Khoa kỹ thuật May & thời trang
nhân với công ty. Thôi thúc công nhân công hiến hết mình vì doanh nghiệp, giúp công
ty tạo dựng hình ảnh đẹp trong mắt họ, và trong mắt khách hàng.
• Những bất cập trong sản xuất tại chuyền may
Phân chuyền chưa khoa học, còn lộn xộn, thời gian chết trên chuyền còn nhiều:
Một thực tế ai cũng có thể nhận thấy là các nguyên công được sắp xếp trên
chuyền không bám sát vào bảng phân chuyền. Tuy nhiên khi đi khảo sát tại công ty em
nhận thấy bản thiết kế chuyền của phòng kỹ thuật đưa xuống không mang tính thực tế,
thời gian định mức không có. Công ty không thấy có biện pháp bấm dây bấm giờ để
bố trí phân chuyền và kiểm soát nhịp dây chuyền. Do đó người tổ trưởng thường chỉ
dựa vào kinh nghiệm của cá nhân để rải chuyền. Vì thế mới xảy ra tình trạng hai người
may 2 công đoạn liền nhau nhưng cách nhau cả 5- 6 cái máy gây khó khăn và mất thời
gian cho BTP đi trên chuyền, công nhân ngồi vị trí này tung vất BTP cho người làm
công đoạn sau, có công đoạn thì phải làm nhiều còn có công đoạn nhàn rỗi quá. Hệ
thống bàn là hơi là các chi tiết bố trí không hợp lý, dẫn đến có có một số chi tiết ở đầu
chuyền phải mang tận cuối chuyền để là. Tổ trưởng, tổ phó hoặc đôi khi tự công nhân
đi lấy BTP gây sự lộn xộn trên chuyền. Việc này cũng gián tiếp làm giảm năng suất
chuyền.
Khi một mã hàng bước vào giai đoạn cuối, công nhân không được gối hàng mới.
Nếu ai đã xong công đoạn của mình thì được phân nhặt chỉ nhưng năng xuất, chất
lượng không cao vì đây không phải việc của họ. Tất cả nhân lực được tập trung cho
công đoạn này nên hầu như hàng mới chưa được rải chuyền. Vì thế năng suất không
đảm bảo, dẫn tới việc công nhân phải tăng ca đêm. Hoặc do phân công công việc
không hợp lý nên có những công nhân làm việc quá tải ngược lại còn có những công
nhân ngồi chơi do không có việc để làm.
• Công nhân ý thức làm việc chưa cao:
+ Việc quản lý con người chưa được sát sao, nội quy trong công ty chưa được thực
hiện triệt để nghiêm túc.
SVTH: Vũ Duy Khoẻ
Lớp: MK36
23
Trường Đại học SPKT Hưng Yên Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Khoa kỹ thuật May & thời trang
+ Trong giờ làm việc công nhân được tuỳ ý đi lại trong giờ làm việc, nói chuyện, đi ra
ngoài lâu.
+ Có rất nhiều công nhân đi làm muộn giờ, nghỉ không lý do và nhiều công nhân tự ý
bỏ việc.
+ Do phần lớn công nhân có trình độ văn hóa thấp (tốt nghiệp THCS) hầu hết không
được qua đào tạo ở bất cứ trường lớp hay khoá học nào và tuổi đời còn trẻ (16 - 15)
nên nhận thức còn kém.
+ Ý thức tự giác làm việc của công nhân chưa cao. Họ vi phạm nội quy của công ty rất
nhiều như: ăn quà vặt trong phân xưởng nói chuyện trong giờ làm việc, đi làm muộn,
nằm nghỉ trưa trên băng chuyền, đắp, quấn sản phẩm lên mình khi ngủ… Công nhân
không thực sự lao động nhiệt tình.
Cá biệt có trường hợp công nhân có ý định bỏ việc nên khi bị tổ trưởng mắng
chửi nhiều họ tức giận. Bề ngoài họ không tỏ thái độ nhưng khi sản xuất lúc tổ trưởng
không chú ý họ dấu đi một vài sản phẩm. Kết quả là thiếu hụt sản phẩm, BTP trong
ngày hôm ấy.
• Tình trạng công nhân bỏ việc nhiều
Công nhân bỏ việc khá nhiều do lương thấp mà thời gian làm việc quá vất vả. Hầu
hết các phân xưởng đều thiếu công nhân. Theo em tìm hiểu được biết rằng trước và
trong khi chúng em vào thực tập lượng công nhân biến động rất lớn. Chuyền may em
thực tập cũng chỉ có. Còn chuyền 11 thì mới được gây dựng lại từ tổ học sinh và một
số công nhân còn xót lại tại các chuyền khác.
Qua tìm hiểu, tiến hành khảo sát nguyên nhân tại sao lại có biến động nhân lực lớn
như thế em được biết nguyên nhân chính là:
• Lý do bỏ việc:
- Lương thấp, trả lương mập mờ không rõ…
- Môi trường lao động nhàm chán ( tổ trưởng thường xuyên chửi mắng
công nhân thậm tệ… )
- Thời gian công việc dài, áp lực công việc lớn ( thông thường làm việc
từ 7h -19h nhiều ngày phải làm tăng ca tới 21h, thậm chí tăng ca đêm
SVTH: Vũ Duy Khoẻ
Lớp: MK36
24
Trường Đại học SPKT Hưng Yên Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Khoa kỹ thuật May & thời trang
liên tiếp, tháng nghỉ 2 chủ nhật…không có thời gian chăm sóc gia
đình….)
- Không có ý định gắn bó lâu dài với công ty.
• Lý do ở lại, vào làm:
- Tạm thời làm việc trước khi tìm kiếm được việc khác tốt hơn.
- Vào học việc không mất tiền đến khi đủ khả năng sẽ chuyển sang
công ty khác làm với mức lương cao hơn.
- Kỷ luật lỏng lẻo, có thể nghỉ thoải mái không sợ đuổi việc.
- Không bị mắng quá gay gắt.
Một số lý do khác:
- Máy móc, trang thiết bị (các máy chuyên dùng ) còn hạn chế.
- Vấn đề bảo hộ cho người lao động chưa được quan tâm.
- Cuối cùng là vấn đề chất lượng chưa được sít sao trong chuyền may dẫn đến tình
trạng sản phẩm phải sửa chữa nhiều, mất thời gian. Vệ sinh máy móc chưa được chú ý
dẫn đến sản phẩm phải tẩy hàng hơi nhiều. Công nhân trong khi may không cắt chỉ
sạch (để đầu chỉ thừa quá dài) nên hàng ra chuyền mà nhặt chỉ không kịp, đến mực
không có hàng nhập kho là điều thường xuyên xảy ra.
- Hệ thống thông gió chưa hợp lý: Trong phân xưởng không có quạt, chỉ có quạt
thông gió đặt ở một đầu nhà xưởng, gió không đến được đầu kia của nhà xưởng, gây
ngột ngạt, nóng bức cho công nhân trong những ngày hè.
- Bố trí mặt bằng nhà xưởng chưa hợp lý: Khu vực may tách biệt với khu nhặt chỉ,
vệ sinh công nghiệp và khu là thành phẩm gây sự khó khăn và mất thời gian trong quá
trình vận chuyển thành phẩm.
Một số giải pháp
1. Xây dựng kế hoạch sản xuất hợp lý
Chẳng hạn như phải xây dựng bản qui trình may, thiết kế chuyền, các yêu cầu kĩ thuật
đối với từng chi tiết của sản phẩm để công nhân ở giai đoạn hay ở bộ phận nào có thể
tự hiểu được. Các tổ trưởng các tổ sản xuất cần bám sát bảng thiết kế chuyền của
Phòng kỹ thuật đưa xuống ( Yêu cầu bảng thiết kế chuyền phải mang tính thực tế).
SVTH: Vũ Duy Khoẻ
Lớp: MK36
25