Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty TNHH MTV dịch vụ nhà ở và khu đô thị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (242.84 KB, 36 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
o0o
BÁO CÁO THỰC TẬP
TỐT NGHIỆP
Đơn vị thực tập
CÔNG TY TNHH MTV DỊCH VỤ NHÀ Ở
VÀ KHU ĐÔ THỊ (HUDS)
Giáo viên hướng dẫn : Th.s Đào Diệu Hằng
Sinh viên thực tập : Nguyễn Thị Kim Nhung
Mã sinh viên : A12940
Chuyên nghành : Kế toán

HÀ NỘI – 2011
MỤC LỤC
PHẦN 1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH
MTV DỊCH VỤ NHÀ Ở VÀ KHU ĐÔ THỊ 1
1.1 Tổng quan về công ty TNNH MTV Dịch vụ nhà ở và khu đô thị 1
1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty 2
1.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty 2
1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận như sau 2
1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán 4
1.3.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty 4
1.3.2. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán 5
PHẦN 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
CÔNG TY TNHH MTV DỊCH VỤ NHÀ Ở VÀ KHU ĐÔ THỊ 6
2.1. Khái quát về ngành nghề kinh doanh của công ty 6
2.2. Quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH MTV dịch vụ
nhà ở và khu đô thị 7
Quy trình công việc cụ thể tại bộ phận thực tập: 8
Nghiệm thu công việc xây dựng, lắp đặt tĩnh thiết bị: 8


2.3. Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh của công ty TNHH MTV dịch vụ nhà
ở và khu đô thị năm 2009, 2010 11
2.3.1. Tình hình doanh thu - chi phí – lợi nhuận năm 2009 và 2010 của công ty. 11
2.3.2. Phân tích tình hình tài chính thông qua bảng cân đối kế toán 14
khu đô thị 14
2.4. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính căn bản của công ty TNHH MTV dịch vụ
nhà ở và khu đô thị 18
2.4.1. Chỉ tiêu xác định cơ cấu tài sản và nguồn vốn 18
2.5. Tình hình lao động tại công ty TNHH MTV dịch vụ nhà ở và khu đô thị 21
PHẦN 3.NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN 24
3.1. Môi trường kinh doanh 24
3.1.1. Thuận lợi 24
3.1.2. Khó khăn 24
3.2. Những ưu điểm, tồn tại của công ty TNHH MTV dịch vụ nhà ở và khu đô thị
và biện pháp khắc phục 25
3.2.1. Ưu điểm 25
3.2.2. Tồn tại 25
3.3. Biện pháp khắc phục 26
3.4. Định hướng phát triển của công ty TNHH MTV dịch vụ nhà ở và khu đô thị
26
DANH MỤC VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ
CP Chi phí
CCDC Công cụ dụng cụ
CPNVL Chi phí nguyên vật liệu
BH Bán hàng
BM-NTTT-P2-01 Biểu mẫu-Nghiệm thu trực tiếp- Phiếu2
BXD Bộ xây dựng
DV Dịch vụ
ĐH Đại học

HĐLĐ Hợp đồng lao động
HĐQT Hội đồng quản trị
HĐKD Hoạt động kinh doanh
QLDN Quản lý doanh nghiệp
MTV Một thành viên
NV Nhân viên
TT Thông tư
TNHH Trách nhiệm hưũ hạn
TSCĐ Tài sản cố định
SXKD Sản xuất kinh doanh
VNĐ Việt Nam đồng
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ, CÔNG THỨC
Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty 2
Sơ đồ 1.2. Tổ chức bộ máy kế toán 4
Bảng 2.1. Báo cáo kết quả kinh doanh 11
Bảng 2.2 . Bảng cân đối kế toán của công ty TNHH MTV dịch vụ nhà ở và 14
Bảng 2.3. Cơ cấu tài sản, nguồn vốn của Công ty 18
Bảng 2.4. Một số chỉ tiêu tài chính của công ty TNHH MTV dịch vụ nhà ở và khu
đô thị 20
Bảng 2.5. Cơ cấu lao động trong công ty 23
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN








……………………………………………………

LỜI MỞ ĐẦU
Sau hai thập kỷ đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã thực sự tạo dựng được một
bộ mặt mới năng động, hiệu quả hơn. Các doanh nghiệp Việt Nam đã từng bước
khẳng định được vị thế của mình trên thị trường trong và ngoài nước. Nhưng để có thể
đứng vững trong nền kinh tế thị trường, trong điều kiện cạnh tranh ngày càng khốc liệt
không phải là điều dễ dàng. Điều đó bắt buộc các doanh nghiệp không ngừng phát huy
lợi thế của mình, nghiên cứu ứng dụng công nghệ hiện đại để đưa ra các phương án
sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế nghĩa là không chỉ đảm bảo bù đắp được chi phí sản
xuất mà còn đem lại lợi nhuận cao.
Với vai trò đặc biệt của mình, quản lý tài chính được coi là hoạt động quan
trọng nhất trong số các hoạt động quản lý doanh nghiệp. Phân tích tài chính là một nội
dung hết sức quan trọng của quản lý tài chính. Nó là công cụ giúp cho các nhà quản lý,
chủ doanh nghiệp và những ai quan tâm có thể có được những thông tin chính xác và
thiết thực về hoạt động của doanh nghiệp. Bằng những hiểu biết của mình khi học tập
tại trường Đại học Thăng Long và một khoảng thời gian ngắn thực tập thực tế tại công
ty TNHH MTV dịch vụ nhà ở và khu đô thị, em đã nghiên cứu tình hình kinh doanh
tại công ty và viết bài báo cáo thực tập tổng hợp này.
Công ty TNHH MTV dịch vụ nhà ở và khu đô thị là một doanh nghiệp hoạt
động kinh doanh dịch vụ và xây dựng nhà ở, chuyên xây dựng nhà ở và khu đô thị
chất lượng cao có uy tín trên thị trường xây dựng. Công ty thiết lập được một cơ cấu
tổ chức bộ máy kế toán hợp lý với đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao cùng
với phương pháp kế toán khoa học đã đáp ứng được những đòi hỏi khắt khe của thị
trường và xu thế phát triển của công ty.
Vì kinh nghiệm còn thiếu, nên bài báo cáo này còn nhiều sơ sót, em rất mong
nhận được sự giúp đỡ của thầy cô giáo để em hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Nội dung bài báo cáo thực tập ngoài lời mở đầu và kết luận, gồm có 3 phần:
Phần 1: Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Nhà nước
MTV dịch vụ nhà ở và khu đô thị.
Phần 2: Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH
MTV dịch vụ nhà ở và khu đô thị

Phần 3: Nhận xét và kết luận.
PHẦN 1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH
MTV DỊCH VỤ NHÀ Ở VÀ KHU ĐÔ THỊ
1.1 Tổng quan về công ty TNNH MTV Dịch vụ nhà ở và khu đô thị
Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ nhà ở và khu đô thị tiền thân là Công ty
Dịch vụ nhà ở và khu đô thị, là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tập đoàn Phát triển
Nhà và Đô thị, được thành lập theo Quyết định số 823/QĐ-BXD ngày 19/6/2000 của
Bộ trưởng Bộ xây dựng và chuyển thành công ty TNHH nhà nước một thành viên theo
quyết định số 2258/QĐ-BXD ngày 08/12/2005 của Bộ Trưởng Bộ Xây Dựng.
Tên giao dịch: HOUSING AND URBAN SERVICES COMPANY LIMITED
Trụ sở chính của công ty đặt tại: Khu dịch vụ tổng hợp và nhà ở hồ Linh Đàm,
Phường Đại Kim, Quận Hoàng Mai, Hà Nội. (Nay là khu đô thị kiểu mẫu Linh Đàm)
Mô hình tổ chức của công ty bao gồm văn phòng công ty, các xí nghiệp trực
thuộc và chi nhánh TP.Hồ Chí Minh. Cụ thể:
Tên đơn vị trực thuộc Địa chỉ
- Xí nghiệp 1 Linh Đàm -Hoàng Mai -Hà Nội
- Xí nghiệp 2 Mỹ Đình - Từ Liêm – Hà nội
- Xí nghiệp 3 Định Công - Hoàng Mai - Hà Nội
- Xí nghiệp 4 Việt Hưng - Long Biên - Hà Nội
- Trung tâm dịch vụ Linh Đàm Linh Đàm - Hoàng Mai - Hà Nội
- Xí nghiệp 5 Định Công -Hoàng Mai – Hà Nội
- Xí nghiệp 6 Số 159 Điện Biên Phủ - Quận Bình Thạch – TP.Hồ
Chí Minh.
- Chi nhánh tại T.P Hồ Chí Minh Số 159 Điện Biên Phủ - Quận Bình Thạch – TP.Hồ
Chí Minh
- Đội cây xanh môi trường CT3 khu đô thị bắc Linh Đàm
- Đội xây dựng số 1, 4, 5 Có văn phòng đại diện thuộc xí nghiệp 3
Công ty hoạt động theo giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 0104000305 do
sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp ngày 03 tháng 01 năm 2006, đăng kí thay đổi lần
đầu vào ngày 15 tháng 05 năm 2007, đăng kí thay đổi lần 2 ngày 11 tháng 12 năm

2001, thay đổi lần thứ 3 ngày 25 tháng 04 năm 2008. Và nay đã thay đổi.
1
1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty
1.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty
( Nguồn: phòng Tổ chức hành chính)
1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận như sau
Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty rất gọn nhẹ, mang tính khoa học, không cồng kềnh và
được tổ chức theo hình thức trực tuyến, toàn bộ bộ máy quản lý của công ty đặt dưới
sự quản lý của Hội Đồng Thành Viên và Ban Giám Đốc, mỗi bộ phận luôn đảm bảo
hoàn thành nhiệm vụ của mình.
- Hội đồng thành viên
Là cơ quan cao nhất của công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết
định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, mọi quyền lợi của công ty.
- Giám đốc
2
HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN
PHÒNG TỔ
CHỨC HÀNH
CHÍNH
GIÁM ĐỐC
PHÒNG TÀI
CHÍNH - KẾ
TOÁN
PHÒNG
ĐẦU TƯ
PHÒNG KẾ
HOẠCH KINH
DOANH
PHÒNG KỸ

THUẬT
XÍ NGHIỆP 1 XÍ NGHIỆP 2
XÍ NGHIỆP 3
XÍ NGHIỆP 4 TRUNG TÂM
DV LINH
ĐÀM
XÍ NGHIỆP 5
XÍ NGHIỆP 6
ĐỘI XÂY
DỰNG
Có nhiệm vụ quản lý, mọi hoạt động phân phối kinh doanh của công ty theo
đúng pháp luật, là người có quyền uỷ nhiệm, bãi nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cấp dưới
của mình, trực tiếp chịu trách nhiệm trước các đơn vị chủ quan.
- Phó giám đốc
Là người giúp việc cho giám đốc, được giám đốc phân công ủy quyền giải
quyết một số việc và chịu trách nhiệm trước giám đốc về hoạt động của mình. Ngoài
ra, Phó giám đốc cũng là người trực tiếp quản lý các bộ phận và phòng ban.
- Phòng tài chính kế toán
Quản lý các nguồn vốn, các quỹ đầu tư phát triển của công ty, thực hiện công
tác báo cáo tài chính. Báo cáo thuế với các cơ quan có thẩm quyền, kiểm tra theo dõi
sổ sách kế toán và quản lý hoạt động tài chính của công ty.
- Phòng đầu tư
Tìm hiểu và theo dõi tình hình đầu tư của công ty cũng như tình hình đầu tư
hiện nay, từ đó mà đưa ra những kế hoạch đầu tư khả thi và mang lại nhiều cơ hội nhất
cho công ty.
- Phòng kinh tế kế hoạch
Đáp ứng và theo dõi tình hình hoạt động kinh doanh của từng giai đoạn. Dự
toán ,lập kế hoạch các chiến lược ngắn hạn, trung hạn, dài hạn cho mỗi bộ phận, mỗi
phòng ban.
- Phòng tổ chức hành chính

Có trách nhiệm tiếp nhận, quản lý hồ sơ, cán bộ, nhân viên, theo dõi chấm
công, chế độ bảo hiểm, nghỉ phép, ốm đau, sinh sản…tư vấn về phát triển nhân sự.
- Phòng quản lý kỹ thuật
Kỹ thuật hệ thống và mạng làm nhiệm vụ thích hợp và hỗ trợ hệ thống, kỹ thuật
phần mền phát triển các chương trình ứng dụng, giải quyết các vấn đề của công ty.
- Ban quản lý dự án
Quản lý dự án các công trình, đầu tư các công trình dự án vừa và nhỏ. Giải
quyết các vấn đề liên quan tới dự án.
3
1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
1.3.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty
Sơ đồ 1.2. Tổ chức bộ máy kế toán
( Nguồn: phòng kết toán)
Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức tập trung, toàn bộ công việc kế toán
được làm tại phòng kế toán
- Kế toán trưởng
Phụ trách và chỉ đạo, hướng dẫn toàn bộ công tác kế toán, thống kê thông tin kế
toán trong công ty.
- Kế toán tổng hợp
Có nhiệm vụ theo dõi tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
- Kế toán tiền lương, TGNH
Tổ chức kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết tiền lương (BHXH, BHYT ,
KPCĐ). Phụ trách tiền mặt, TGNH, phản ánh các khoản nợ phải thu, phải trả từ đó
kiểm tra và lập chứng từ thanh toán thu chi bằng tiền mặt.
- Kế toán thuế
Thực hiện các công việc liên quan đến các báo cáo thuế cho hoạt động kinh
doanh của công ty. Kê khai thuế GTGT hàng tháng, nộp báo cáo thuế cho cục thuế,
nộp thuế hàng tháng cho kho bạc và giải trình báo cáo thuế.
- Kế toán tài sản cố định
4

KẾ TOÁN TRƯỞNG
KẾ TOÁN TỔNG HỢP
KẾ TOÁN
TSCĐ
KẾ TOÁN TIỀN
LƯƠNG
KẾ TOÁN
XÂY LẮP
KẾ TOÁN
THUẾ
THỦ QUỸ
Có nhiệm vụ ghi chép tình hình tăng giảm về số lượng, chất lượng, tình hình sử
dụng tài sản cố định, khấu hao, sửa chữa, thanh lý, nhượng bán TSCĐ.
- Kế toán xây lắp
Phụ trách toàn bộ các công việc kế toán tại công trình xây lắp mình được phân
công, có trách nhiệm thu thập chứng từ về các chi phí phát sinh tại các công trình, tập
hợp để chuyển về phòng tài chính kế toán xử lý, tổng hợp.
- Thủ quỹ
Có nhiệm vụ nhận quỹ tiền mặt, bảo quản quỹ tiền mặt, tình hình thu chi tiền
mặt. Hỗ trợ thu chi tiền mặt cho kế toán tiền lương, tiền gửi ngân hàng.
1.3.2. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán
- Hình thức ghi sổ kế toán mà công ty lựa chọn là hình thức “Nhật ký chung”.
Ngoài ra công ty còn kết hợp với các phần mềm kế toán chuyên biệt để thực hiện công
tác kế toán chính sách và nhanh chóng mang lại hiệu quả cao.
- Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 kết thúc ngày 31/12 năm dương lịch
- Đơn vị tiền tệ được sử dụng là Việt Nam đồng (VNĐ)
- Chế độ kế toán áp dụng : Công ty áp dụng chế độ kế toán Việt Nam theo
quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006, các chuẩn mực kế toán Việt Nam do
Bộ Tài Chính ban hành và các văn bản sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn kèm theo.
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên.

- Phương pháp khấu hao TSCĐ: Phương pháp khấu hao theo đường thẳng.
- Phương pháp tính thuế GTGT: Theo phương pháp khấu trừ.
- Phương pháp tính giá vật tư xuất kho: Theo phương pháp nhập trước - xuất
trước.
- Phương pháp kế toán chi tiết vật tư: Phương pháp thẻ song song.
- Hình thức kế toán của công ty: Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo
hình thức tập trung.
5
PHẦN 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
CÔNG TY TNHH MTV DỊCH VỤ NHÀ Ở VÀ KHU ĐÔ THỊ
2.1. Khái quát về ngành nghề kinh doanh của công ty
- Quản lý, khai thác, duy tu bảo dưỡng hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong khu
đô thị mới, khu dân cư tập trung về đường xá giao thông, hệ thống cấp thoát nước,
chiếu sáng công cộng.
- Cung cấp, quản lý các dịch vụ nhà ở cao tầng: giữ gìn vệ sinh, trật tự, dịch vụ
điện nước, trông giữ xe, vận hành, sửa chữa, duy tu cải tạo công trình.
- Kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn, karaoke, sàn diễn, vật lý trị liệu, xông hơi, xoa
bóp, ăn uống, giải khát, vui chơi giải trí (không bao gồm kinh doanh quán bar, vũ
trường).
- Khai thác và quản lí các dịch vụ văn phòng
- Đầu tư và khai thác du lịch sinh thái
- Sản xuất và kinh doanh nước sạch, vật liệu xây dựng
- Thi công các công trình xây dựng, vườn hoa thảm cỏ
- Thi công xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp, công trình hạ tầng kĩ
thuật, sửa chữa cải tạo các công trình dân dụng, công nghiệp, công trình hạ tầng kĩ
thuật.
- Lập dự án đầu tư, triển khai thực hiện và quản lí dự án phát triển nhà, khu đô thị
và khu công nghiệp.
- Kinh doanh phát triển nhà, khu đô thị và khu công nghiệp.
- Giáo dục đào tạo mầm non, tiểu học, trung học phổ thong (chỉ hoạt động sau khi

được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép)
- Vệ sinh làm sạch công nghiệp.
- Cung cấp các dịch vụ bảo vệ trong các dự án đầu tư nhà ở và khu đô thị.
- Kinh doanh, sản xuất vật liệu xây dựng, dịch vụ giặt là; Kinh doanh phát triển
nhà, khu đô thị và khu công nghiệp; Đầu tư kinh doanh bất động sản.
Trong rất nhiều lĩnh vực công ty kinh doanh kể trên, ngành nghề chính mang lại
doanh thu cho công ty và em chọn để phân tích kinh doanh trong bài là kinh doanh
phát triển nhà, khu đô thị và khu công nghiệp. Đây là ngành mũi nhọn của công ty
mang lại doanh số lợi nhuận khổng lồ.
6
2.2. Quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH MTV dịch vụ
nhà ở và khu đô thị
Hoạt động SXKD của công ty được thực hiện theo phương pháp khoán gọn các
công trình, các hạng mục công trình, khối lượng công việc cho các đơn vị trực thuộc
(đội xây dựng). Trong giá khoán gọn bao gồm lương, CP NVL, CCDC thi công, chi
phí chung của bộ phận khoán gọn. Các đội được công ty cho phép thành lập bộ phận
quản lí, được dùng lực lượng sản xuất của đơn vị hoặc thuê ngoài nhưng phải đảm bảo
tiến độ thi công an toàn lao động và chất lượng công trình. Các đơn vị có nghĩa vụ nộp
các khoản chi phí, thuế các loại, làm tròn nhiệm vụ từ khâu đầu đến khâu cuối của quá
trình thi công. Mức quy định trích lập tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng đội,
từng công trình, từng hạng mục công trình.
 Quy trình hoàn thành sản phẩm :
7
Giải
phóng
mặt bằng
Hoàn
thành
hạng mục
Xử lý các

sai sót
Kiểm tra
chất
lượng
sphẩm
Hoàn thành
và chờ bàn
giao
Bàn giao cho
bên mua
Giao
khoán CT
cho đội
TC
Tiến hành
thi công
xây dựng
(Nguồn phòng kinh doanh)
 Quy trình công việc cụ thể tại bộ phận thực tập:
Nghiệm thu công việc xây dựng, lắp đặt tĩnh thiết bị:
• Căn cứ nghiệm thu công việc xây dựng:
a) Phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu thi công xây dựng;
b) Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công được Chủ đầu tư phê duyệt và những thay
đổi thiết kế đã được chấp thuận và bản vẽ hoàn công công việc được
nghiệm thu (nếu có);
c) Quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng;
d) Tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật kèm theo hợp đồng xây dựng;
e) Các kết quả kiểm tra, thí nghiệm chất lượng vật liệu, thiết bị được thực
hiện trong quá trình xây dựng;
f) Các chứng chỉ xuất xưởng;

g) Nhật ký thi công và các văn bản khác có liên quan đến đối tượng nghiệm
thu;
h) Biên bản nghiệm thu nội bộ công việc của Nhà thầu thi công xây dựng.
• Nội dung và trình tự nghiệm thu:
+ Nhà thầu tiến hành nghiệm thu nội bộ;
+ Nhà thầu lập hồ sơ nghiệm thu. Biên bản nghiệm thu nội bộ được lập dựa
theo hệ thống quản lý chất lượng của Nhà thầu đã được Chủ đầu tư thống nhất.
+ Nhà thầu phát hành phiếu yêu cầu nghiệm thu đến Phòng kỹ thuật theo biểu
mẫu BM-NTTT-P2-01. Phiếu yêu cầu nghiệm thu phải được lập thành 02 bản (Nhà
thầu: 01 bản, Phòng kỹ thuật 01 bản) và gửi đến các bên trước 8 giờ tính từ thời gian
đề nghị nghiệm thu ghi trong phiếu yêu cầu nghiệm thu.
+ Trong trường hợp cần thiết Phòng kỹ thuật hoặc Công ty sẽ thông báo cho
Tư vấn thiết kế.
+ Phòng kỹ thuật sẽ kiểm tra tính đúng đắn và sự đầy đủ các căn cứ phục vụ
công tác nghiệm thu.
- Nếu Phòng kỹ thuật chấp thuận: tiến hành kiểm tra đối tượng nghiệm thu
ngoài hiện trường.
8
- Nếu Phòng kỹ thuật không chấp thuận, thì sẽ nêu ý kiến trong phiếu yêu cầu
nghiệm thu đề nghị Nhà thầu bổ sung, hiệu chỉnh tài liệu nghiệm thu. Sau khi hiệu
chỉnh bổ sung, nhà thầu lập phiếu yêu cầu nghiệm thu đề nghị nghiệm thu lại.
+ Kiểm tra đối tượng nghiệm thu tại hiện trường: công việc xây dựng, thiết bị
lắp đặt tĩnh tại hiện trường;
- Kiểm tra các kết quả thử nghiệm, đo lường mà Nhà thầu thi công xây dựng
phải thực hiện để xác định chất lượng và khối lượng của vật liệu, cấu kiện xây dựng,
thiết bị lắp đặt vào công trình;
- Đánh giá sự phù hợp của công việc xây dựng và việc lắp đặt thiết bị so với
thiết kế, tiêu chuẩn xây dựng và tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật;
- Nghiệm thu cho phép (hoặc chưa cho phép) thực hiện công việc tiếp theo.
- Trong trường hợp không chấp nhận nghiệm thu, Phòng kỹ thuật phải nêu rõ

lý do trong phần ý kiến kết luận của mình trong phiếu yêu cầu nghiệm thu.
- Kết quả nghiệm thu được lập thành biên bản theo mẫu BM-NTTT-P2-03
hoặc BM-NTTT-P2-04. Những người trực tiếp nghiệm thu phải ký tên và ghi rõ họ
tên trong biên bản nghiệm thu.
+ Trong quá trình nghiệm thu nếu có nghi ngờ về chất lượng, kết quả thí nghiệm do
Nhà thầu thực hiện thì Phòng kỹ thuật có quyền đề nghị thí nghiệm kiểm tra đối
chứng.
+ Trong một số trường hợp đặc biệt, khi nghiệm thu xong công việc nhưng chưa
cho phép triển khai công việc tiếp theo thì Phòng kỹ thuật phải ghi rõ trong biên bản
nghiệm thu nội dung việc chưa cho phép triển khai công việc tiếp theo. Khi được triển
khai tiếp tục lại công việc tiếp theo thì Phòng kỹ thuật phải ghi vào nhật ký thi công
hoặc gửi văn bản cho nhà thầu.
• Thành phần trực tiếp nghiệm thu:
a) Đối với công tác nghiệm thu nội bộ của Nhà thầu:
- Đội trưởng (nếu có);
- Người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp;
- Tổ trưởng tổ công nhân trực tiếp thi công;
- Đại diện nhà thầu thi công công việc, giai đoạn thi công xây dựng tiếp nhận
để tiếp tục thi công (nếu có)
- Đại diện Tổ quản lý chất lượng giúp Chỉ huy trưởng công trường;
9
b) Đối với công tác nghiệm thu của Chủ đầu tư:
- Cán bộ Kỹ thuật của Phòng kỹ thuật
- Phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của Nhà thầu.
- Giám sát tác giả (theo mục 3.7 phần II của Thông tư số 12/2005/TT-BXD
ngày 15/7/2005) khi tiến hành nghiệm thu các công việc xây dựng khó khắc phục
khuyết điểm khi triển khai các công việc tiếp theo như các công tác thi công phần
ngầm, phần khuất các hạng mục công trình chịu lực quan trọng.
10
2.3. Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh của công ty TNHH MTV dịch vụ nhà

ở và khu đô thị năm 2009, 2010
2.3.1. Tình hình doanh thu - chi phí – lợi nhuận năm 2009 và 2010 của công ty
Bảng 2.1. Báo cáo kết quả kinh doanh
Đơn vị tính: 1.000 đồng
STT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2009 Chênh lệch
Số tiền Tỷ lệ%
(A) (1) (2) (3)=(1)-(2)
(4)=(3)/(2)
1 Doanh thu BH và
cung cấp dịch vụ
243.193.030.652 175.218.738.776 67.974.291.900 38,79
2 Các khoản giảm trừ
doanh thu
1.429.130 22.256.087 ( 20.826.957) ( 102,82)
3 Doanh thu thuần về
BH và cung cấp
dịch vụ
243.191.601.522 175.196.482.689 67.995.118.900 38,81
4 Giá vốn hàng bán 226.004.040.433 164.759.447.116 61.244.593.300 37,17
5 Lợi nhuận gộp về
BH và cung cấp DV
17.187.561.089 10.437.035.573 6.750.525.510 64,68
6 Doanh thu HĐTC 307.785.195 332.589.906 (24.804.711) (7,46)
7 Chí phí HĐTC 439.266.052 897.351.835 (458.085.783) (51,09)
Trong đó : CP lãi
vay
439.266.052 593.977.916 (154.711.864) (26,05)
8 CP bán hàng 2.676.487.015 1.506.238.666 1.170.248.349 77,69
9 Chi phí QLDN 6.940.176.201 5.661.968.879 1.278.207.322 22,58
10 Lợi nhuận thuần từ

HĐKD
7.439.417.016 2.704.066.099 4.735.350.917 175,12
11 Thu nhập khác 67.152.575 75.497.569 (8.344.994) (11,05)
12 Chi phi khác 3.198.492.860 17.765.363 3.180.727.497 179,04
13 Lợi nhuận khác 3.131.340.285 57.732.206 3.073.608.079 5323,91
14 Tổng lợi nhuận kế
toán trước thuế
4.308.076.731 2.761.798.305 1.546.278.426 55,98
15 CP thuế TNDN
hiện hành
597.265.015 773.303.525 (176.038.510) (22,76)
16 CP thuế TNDN
hoãn lại
- 341.535.431 (341.535.431) (100,00)
17 Lợi nhuận sau thuế
TNDN
3.710.811.716 1.646.959.349 2.063.852.367 125,31
(Nguồn: Phòng kế toán)
11
Nhận xét
Từ ngày thành lập đến nay mặc dù trải qua nhiều thời kỳ biến động, có lúc gặp
thuận lợi nhưng cũng có gặp nhiều khó khăn song công ty vẫn luôn cố gắng phấn đấu
và phát triển giá trị sản lượng và doanh thu luôn tăng.
Nhìn vào báo cáo kết quả kinh doanh của công ty TNHH MTV dịch vụ nhà ở
và khu đô thị trong 2 năm 2009 và 2010 ta thấy được rằng tình hình hoạt động của
công ty có nhiều sự thay đổi, tuy nhiên sự thay đổi đó rất không ổn định. Để thấy rõ sự
biến động này, chúng ta cần đi sâu vào phân tích số liệu các chỉ tiêu tài chính. Cụ thể
như sau:
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: năm 2010 đạt 243.193.030.652
đồng tăng so với năm 2009 là 67.974.291.900 đồng tương ứng tỉ lệ tăng là 38,79% so

với năm 2009. Công ty đang trên đà phát triển nhanh, sở dĩ có mức tăng khá lớn này là
do trong năm 2010 công ty đã có nhiều dự án hợp tác lớn cùng các công ty xây dựng
trong nước như: Tổng công ty xây dựng contrexim, tập đoàn viễn thông quân đội, tập
đoàn điện lực Việt Nam. Bên cạnh đó, việc hợp tác cùng các khách hàng lâu năm của
công ty cũng làm tăng quy mô kinh doanh của công ty và lợi nhuận cũng tăng cao hơn
so với năm 2009. Ngoài ra việc công ty giảm các khoản chi hoạt động kinh doanh và
lãi vay cũng làm tăng lợi nhuận đáng kể
Giá vốn hàng bán: Chỉ tiêu giá vốn hàng bán của công ty năm 2010 tăng
37,17% tương ứng với 61.244.593.300 đồng. Trong khi đó tốc độ tăng doanh thu
thuần đạt 38,81%, như vậy chỉ tiêu giá vốn hàng bán và chỉ tiêu doanh thu có mức độ
tăng xấp xỉ bằng nhau tạo thế cân bằng cho lợi nhuận gộp tăng 64,68% so với năm
2009.
Các chỉ tiêu về chi phí: Theo dõi số liệu từ báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh trên, ta thấy các chỉ tiêu về chi phí năm 2009 của công ty so với năm 2010 như
sau:
+ Đầu tiên là chi phí hoạt động tài chính là chỉ tiêu giảm mạnh nhất với tỷ lệ
51,09% tương đương với 458.085.783, trong đó năm 2010 chi phí lãi vay giảm
154.711.864 VNĐ.
+ Chi phí quản lý kinh doanh của công ty năm 2010 là 6.940.176.201 đồng còn
năm 2009 là 5.661.968.879 đồng. Như vậy chi phí quản lý kinh doanh của công ty
tăng một lượng là 1.278.207.322 tương ứng với 22,58 %. Nguyên nhân của sự gia tăng
này do năm 2010 công ty đã nhập khẩu nhiều mặt hàng điện tử hiện đại từ nước ngoài.
12
.
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: năm 2010 đạt 7.439.417.016
đồng tăng so với năm 2009 là 4.735.350.917 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 175,12%.
Mức doanh thu cao do các hợp đồng xây dựng hoàn thành và được thanh toán, thị
trường kinh tế bất động sản hoạt động sôi nổi, giá cả các dịch vụ cung cấp kèm với sản
phẩm cũng tạo được nguồn thu đáng kể.
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế: năm 2010 đạt 4.308.076.731 đồng tăng so

với năm 2009 là 1.546.278.426 đồng ứng với tỉ lệ tăng là 55,98%. Phần chi phí tăng
thêm không đáng kể hoàn toàn phù hợp với mức tăng lợi nhuận.
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2010 đạt 3.710.811.716 đồng
tăng so với năm 2009 là 2.063.852.367 đồng ứng với tỉ lệ tăng là 125,31%.
Qua đó ta thấy doanh thu từ hoạt động kinh doanh của công ty đã tăng lên đáng
kể so với năm trước đó. Đây là kết quả đáng mừng chứng tỏ sự tăng trưởng hiệu quả,
chất lượng của công ty, góp phần khẳng định rõ hơn nữa vị thế của công ty trên thị
trường hiện nay đầu tư xây dựng hiện nay.
Các khoản giảm trừ doanh thu của năm 2010 giảm 102,82 % so với năm 2009.
Xét trên con số tuyệt đối là số tiền khá lớn 20.826.957. Điều đó chứng tỏ là chất lượng
của công trình, hạng mục công trình của công ty là rất tốt, giảm thiểu phát sinh chi phí
làm giảm doanh thu từ việc bán hàng. Công ty nên có thêm các chương trình mua trả
góp để khuyến khích khách hàng mua số lượng lớn.
13
2.3.2. Phân tích tình hình tài chính thông qua bảng cân đối kế toán
Bảng 2.2 . Bảng cân đối kế toán của công ty TNHH MTV dịch vụ nhà ở và
khu đô thị
Đơn vị tính: 1.000 đồng
Chỉ tiêu
31/12/2010
(1)
31/12/ 2009
(2)
Chênh lệch
(1)-(2)=(3)
Tỷ lệ %
(4)=(3)/(2)
Tài sản
A. Tài sản ngắn hạn 165.612.438.072 130.053.194.916 35.559.243.100 27,34
1. Tiền 7.966.016.625 20.235.474.739 (12.269.458.110) (60,63)

2. Đầu tư ngắn hạn 0 1.400.000.000 (1.400.000.000) (100,00)
3.Phải thu khách hàng 29.272.911.531 1.580.146.867 27.692.764.660 1752,54
4.Trả trước cho người bán 684.820.875 863.311.150 (178.490.275) (20,68)
5.Các khoản phải thu khác 2.158.819.250 2.401.867.048 (243.047.798) (10,12)
6.Hàng tồn kho 115.803.800.079 102.972.570.438 12.831.229.600 12,46
7.CP trả trước ngắn hạn 547.460.704 157.961.074 389.499.630 246,58
8.Thuế GTGT khấu trừ 2.905.903 0 2.905.903 _
9.Tài sản ngắn hạn khác 9.175.703.105 441.863.600 8.733.839.505 1976,59
B. Tài sản dài hạn 27.129.594.885 28.603.656.992 (1.474.062.110) (5,15)
1. TSCĐ hữu hình 22.409.581.339 24.196.303.386 (1.786.722.050) (7,38)
2. TSCĐ vô hình 0 0 _ _
3.CP xây dựng cơ bản DD 0 38.592.000 (38.592.000) (100,00)
4.Đầu tư vào CTLK
600.000.000
600.000.000
0
0
5.Đầu tư dài hạn khác 2.850.000.000 2.852.000.000 (2.000.000) (0,07)
6.Chi phí trả trước dài hạn 1.270.013.546 916.761.606 353.251.940 38,53
14
Tổng tài sản
192.742.032.95
7
158.656.851.90
8
34.085.181.000
21,48
Nguồn vốn
A. Nợ phải trả 137.394.143.428
107.649.300.581

29.744.842.847 27,63
1.Vay và nợ ngắn hạn 23.322.581.378 10.835.970.335 12.486.611.043 115,23
2. Phải trả người bán 15.395.983.631 2.969.525.812 12.426.457.819 418,47
3. Người mua trả tiền trước 18.854.702.746 22.780.439.186 (3.925.736.440) (17,23)
4. Thuế và các khoản phải
nộp nhà nước
2.641.921.051 6.166.950.457 (3.525.029.406) (57,16)
5. Phải trả người lao động 22.366.088.837 16.845.477.004 5.520.611.833 32,77
6. Chi phí phải trả 1.382.026.208 1.492.789.162 (110.762.954) (7,42)
7. Các khoản phải trả phải
nộp khác
45.713.419.795 38.597.439.279 7.115.980.516 18,44
8. Quỹ khen thưởng phúc lợi
287.329.817
517.424.824
(230.095.007)
(44,47)
9.Phải trả dài hạn khác 609.202.800 514.768.800 94.434.000 18,34
10.Vay và nợ dài hạn
0
0
0
-
11. Dự phòng trợ cấp mất
việc
1.846.152.430 1.191.415.946 654.736.484 54,95
12. Doanh thu chưa thực hiện
4.974.743.726
5.737.099.776
(762.356.050)

(13,29)
B. Vốn chủ sở hữu 55.347.889.529 51.007.551.327 4.340.338.202 8,51
1.Vốn đầu tư của chủ sở hữu 47.000.000.000 47.000.000.000 0 0
2. Quỹ dự phòng tài chính 670.324.363 299.521.367 370.802.996 123,80
3.Quỹ đầu tư phát triển 1.436.465.034 0 1.436.465.034 -
4. Lợi nhuận sau thuế chưa
phân phối
6.241.100.132 3.708.029.960 2.533.070.172 68,31
TỔNG NGUỒN VỐN
192.742.032.95
7
158.656.851.90
8
34.085.181.049
21,48
( Nguồn: Phòng kế toán)
15
Nhận xét
Nhìn vào bảng cân đối kế toán công ty hai năm 2010, 2009 ta thấy tổng tài sản của
năm 2010 tăng 34.085.181.000 đồng tương đương 21,48% so với năm 2009. Nguyên
nhân chủ yếu là do:
- Khoản phải thu khách hàng năm 2010 tăng so với năm 2009 là
27.692.764.660VNĐ tương ứng với mức tăng là 1752,54%. Đây là mức tăng rất cao
của công ty do công ty đã có những chính sách bán hàng hợp lý. Tuy nhiên công ty cần
áp dụng chiết khấu thanh toán để khuyến khích khách hàng thanh toán sớm có thể kịp
thời quay vòng vốn. Bên cạnh đó công ty cũng phải theo dõi chặt chẽ các khoản nợ và
phương pháp lập dự phòng hợp lý để tránh bị chiếm dụng vốn, ảnh hưởng tới khả năng
đầu tư.
- Hàng tồn kho năm 2010 cũng tăng rất cao 12.831.229.600 VND tương đương
12,46%. Hàng tồn kho tăng do trong năm 2010 công ty đã hoàn thành công trình thi

công mầm non, vườn hoa thảm cỏ và tòa chung cư Thanh Xuân Bắc, nhưng chưa bàn
giao cho khách hàng. Hàng tồn kho tăng chứng tỏ doanh nghiệp quan tâm đến hoạt
động sản xuất kinh doanh, thể hiện khả năng chiếm lĩnh thị trường của doanh nghiệp
tăng lên. Bên cạnh đó công ty đang duy trì tỷ lệ hàng tồn kho của công ty khá lớn nên
công ty cần có chính sách quản lý hàng tồn kho phù hợp để luôn có hàng hóa cung cấp
cho khách hàng và không bị ứ đọng vốn.
- Tiền mặt trong năm 2010 giảm so với năm 2009 60,63% tương ứng với mức giảm
là 12.269.458.110 VNĐ nhìn chung công ty vẫn sử dụng tốt vốn bằng tiền nhưng đây
cũng là khoản mục công ty cần chú ý để đảm bảo khả năng thanh toán.
- Tài sản dài hạn năm 2010 giảm 1.474.062.110VNĐ tương ứng mức giảm 5,15%
so với năm 2009 do tài sản cố định hữu hình giảm và giá trị tài sản vô hình bằng 0.
Giá trị ròng giảm do phát sinh chi phí dịch vụ và lãi vay của các tài sản đang trong quá
trình xây dựng và các khoản chi phí thực tế chưa phát sinh nhưng được trích trước vào
chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ. Trong năm công ty quan tâm đến việc đầu tư
vào tài sản ngắn hạn nhiều hơn, chứng tỏ công ty không đầu tư thêm nhiều trang thiết
bị kỹ thuật phục vụ mở rộng sản xuất mà đang quan tâm đến việc sản xuất kinh doanh
hơn. Đây là một hướng đi đúng đắn của công ty.
- Năm 2010 tổng nguồn vốn tăng 34.085.181.049 đồng tương đương 21,48% so với
năm 2009. Nợ phải trả tăng 29.744.842.847 với tỷ lệ 27,63% nguyên nhân hoàn toàn
là do tăng vay và nợ ngắn hạn của năm 2010 là 115,23% tức là 12.486.611.043 VNĐ.
Điều này cho thấy để tăng quy mô kinh doanh, doanh nghiệp đã sử dụng nguồn vốn
ngắn hạn tài trợ.
16
- Phải trả người bán năm 2010 tăng 12.426.457.819 VND tương đương 418,47% so
với năm 2009, số tăng này khá lớn so với tổng nợ phải trả của công ty, do nền kinh tế
nhiều biến động không tốt nhà cung cấp thắt chặt chính sách bán hàng, tín dụng nên
công ty phải có kế hoạch trả nợ để đảm bảo uy tín đối với nhà cung cấp. Các khoản
phải trả người bán doanh nghiệp chiếm dụng được nhưng nếu đủ khả năng thanh toán
thì công ty nên thanh toán sớm cho nhà cung cấp để hưởng khoản chiết khấu thanh
toán sớm và tạo niềm tin nơi nhà cung cấp - tạo mối quan hệ lâu dài và bền vững.

- Về nguồn vốn chủ sở hữu và các quỹ, nguồn kinh phí khác và lợi nhuận chưa
phân phối năm 2010 tăng so với năm 2009 là 341.535.431VNĐ. Nhất là lợi nhuận
sau thuế chưa phân phối tăng 2.533.070.172 đồng tương đương 68,31%. Ngoài ra
nguồn tăng cũng từ các quỹ tăng tới 123,80% tương đương 370.802.996VNĐ. Bên
cạnh đó tỷ trọng vốn chủ sở hưũ so với tổng nguồn vốn năm 2010 so với năm 2009
tuy không tăng không đáng kể nhưng vẫn giữ tỷ trọng lớn chứng tỏ công ty đã khẳng
định khả năng độc lập về mặt tài chính của mình.
17
2.4. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính căn bản của công ty TNHH MTV dịch vụ
nhà ở và khu đô thị
2.4.1. Chỉ tiêu xác định cơ cấu tài sản và nguồn vốn
Bảng 2.3. Cơ cấu tài sản, nguồn vốn của Công ty
STT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2009 Chênh lệch
1 Tỷ trọng tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản 85,92% 81,97% 3,95%
2 Tỷ trọng tài sản dài hạn trên tổng tài
sản
14,08% 18,03% (3,95%)
3 Tỷ trọng nợ phải trả trên tổng nguồn vốn 71,29% 67,85% 3,44%
4 Tỷ trọng vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn 28,72% 32,15% (3,43%)
Nhận xét
Tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng tài sản, năm 2010 tỷ trọng tài sản
ngắn hạn là 85,92% và năm 2009 là 81,97%. Tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ trong
tổng tài sản năm 2010 là 14,08%, năm 2009 tỷ trọng là 18,03%. Nguyên nhân là do
hoạt động chủ yếu của công ty là dịch vụ và buôn bán bất động sản tức là mua nguyên
liệu đầu vào, qua quá trình thi công xây lắp bán thành phẩm tạo nên→tỷ trọng tài sản
ngắn hạn lớn. Dựa vào bảng cân đối kế toán ta thấy tài sản ngắn hạn của năm 2010 là
165.612.438.072, tài sản dài hạn năm 2010 là 27.129.594.885. Trong đó tài sản ngắn
hạn chủ yếu tập trung vào phải thu khách hàng, hàng tồn kho, và tài sản ngắn hạn
khác.
Xét về cơ cấu nguồn vốn tỷ trọng nợ phải trả trên tổng nguồn vốn năm 2010 có

xu thế tăng nhẹ so với năm 2009 từ 67,85% lên tới 71,29% là do công ty tiếp tục tăng
sử dụng nguồn vốn đi vay - chiếm dụng tín dụng một cách tối ưu. Tỷ trọng vốn chủ sở
hữu trên tổng nguồn vốn năm 2010 giảm so với năm 2009 từ 32,15% xuống còn
28,72% Đây là mức giảm không đáng lo ngại vẫn giữ tỷ lệ trung bình, cho thấy
nguồn vốn công ty ổn định khả năng tự chủ tài chính của công ty vẫn được đảm bảo.
18

×