Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

bài 34: sự phát sinh loài người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.73 KB, 4 trang )

GIÁO ÁN
Tuần 25: 21/02/2011 – 27/02/2011
Tiết 36
Tên bài – Bài 34: SỰ PHÁT SINH LOÀI NGƯỜI
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Xuân Bình MSSV: DSB071086
Giáo viên hướng dẫn: Lê Phước Dững
Ngày 25 Tháng 02 Năm 2011
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Học xong bài này học sinh cần phải biết được:
1. Kiến thức:
- Giải thích được nguồn gốc động vật của loài người dựa trên các bằng chứng giải phẫu so
sánh, phôi sinh học so sánh, đặc biệt là sự giống nhau giữa người và vượn người.
- Giải thích được những đặc điểm thích nghi đặc trưng của loài người.
- Giải thích được quá trình hình thành loài người homo sapiens qua các loài trung gian chuyển
tiếp.
- Giải thích được thế nào là tiến hóa văn hóa và vai trò của tiến hóa văn hóa đối với sự phát
sinh, phát triển của loài người.
2. Kỹ năng:
- Kĩ năng so sánh thông qua hoạt động hoàn thành bảng các giả thuyết về địa điểm phát sinh
loài người, bảng so sánh tiến hóa sinh học và tiến hóa văn hóa. Mối quan hệ giữa 2 quá trình tiến
hóa.
- Sưu tầm tư liệu về sự phát sinh loài người.
3. Thái độ:
- Giáo dục HS có ý thức trách nhiệm về vai trò của con người trong thế giới sống hiện nay, ý
thức phòng chống các nhân tố xã hội tác động xấu đến con người và xã hội loài người.
- Có ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên nhiên.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Phương pháp
- Trực quan
- Vấn đáp – tìm tòi
- Nghiên cứu SGK tìm tòi
2. Phương tiện


- Tranh, ảnh minh họa sưu tầm từ internet
- Sách giáo khoa
- Bảng phụ
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Hiện tượng trôi dạt lục địa ảnh hưởng như thế nào đến sự tiến hóa của sinh giới?
- Khí hậu trái đất sẽ như thế nào trong những thế kỉ và thiên niên kỉ tới? Cần làm gì để
ngăn chặn nạn đại tuyệt chủng có thể xảy ra do con người?
- Hóa thạch là gì? Nêu vai trò của hóa thạch trong nghiên cứu lịch sử tiến hóa của sinh
giới ?
3. Tiến trình bài dạy
- Trong giai đoạn hiên nay có thể coi con người là một loài sinh vật tiến hóa cao nhất
trong bậc thang tiến hóa của sinh giới.Vậy thì sự hình thành , phát triển của loài người diễn
ra như thế nào trong các dai đoạn qua. Và có gì khác biệt so với các loài khác. Hôm nay
thầy sẽ hướng dẫn các em tìm hiểu bài 34 “Sự phát sinh loài người
Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức
Đặt vđề: Quá trình tiến hóa của loài người
bao gồm 2 giai đoạn: Tiến hóa sinh học
và tiến hóa văn hóa.
Hoạt động 1: .Bằng chứng về nguồn
gốc động vật của loài người.
- Cho biết con người thuộc vào nhóm
phân loại nào :
Giới ĐV(Animalia) - Ngành ĐVCDS
(Chordata) – Lớp thú (Mammalia) - Bộ
linh trưởng (Primates) - Họ người
(Homonidae) - Chi, giống người (Homo)-
Loài người (Homo sapiens)
- Bằng chứng nào xếp con người vào vị

trí phân loại như vậy?
- GV gợi ý: phôi sinh học, hình thái, phân
tử, cơ quan thoái hóa
- GV hướng dẫn học sinh tìm những điểm
giống giữa người và vượn người. ( dựa
vào bảng 34 và một số tài liệu liên quan )
+ Về hình dạng:
+ Về giải phẩu:
+ Về cấu trúc di truyền:
+ Về sinh sản:
+ về tập tính:
+ Các em hãy quan sát hình 34.1 SGK
người có phải tiến hóa từ vượn người
không? Giải thích.
 người và vượn người có chung nguồn
gốc và có quan hệ họ hàng rất thân thuộc.
Các em hãy nghiên cứu SGK, quan sát
tranh và trả lời những câu hỏi sau:
-Sự phát sinh loài người trải qua mấy giai
đoạn? Đó là những giai đoạn nào?
- Các em hãy quan sát hình nêu đặc điểm
của người tối cổ?
- Liệt kê thứ tự xuất hiện 8 loài trong chi
Homo.
- Loài nào tồn tại lâu nhất ?
I.QÚA TRÌNH PHÁT SINH LOÀI NGƯỜI
HIỆN ĐẠI
1.Bằng chứng về nguồn gốc động vật của loài
người.
- Bằng chứng giải phẫu so sánh : Sự giống nhau

về các đặc điểm giải phẫu giữa người và động
vật có xương sống và đặc biệt là với thú.
- Bằng chứng phôi sinh học : Sự giống nhau về
quá trình phát triển phôi giữa người và động vật
có xương sống và đặc biệt là với động vật có vú.
- Bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử:
ADN người giống ADN tinh tinh tới 98%,số axit
amin trên chuỗi hemôlôbin của tinh tinh hoàn
toàn giống người.
- Hiện tượng lại tổ, cơ quan thoái hóa
 người có nguồn gốc từ động vật
- Sự giống nhau giữa người và vượn người :
+ Vượn người có kích thước cơ thể gần với
người (cao 1,5 – 2m).
+ Vượn người có bộ xương cấu tạo tương tự
người, với 12 – 13 đôi xương sườn, 5 -6 đốt
cùng, bộ răng gồm 32 chiếc.
+ Vượn người đều có 4 nhóm máu, có
hêmôglôbin giống người.
+ Bộ gen người giống tinh tinh trên 98%.
+ Đặc tính sinh sản giống nhau : Kích thước,
hình dạng tinh trùng, cấu tạo nhau thai, chu kì
kinh nguyệt
+ Vượn người có một số tập tính giống người :
biết biểu lộ tình cảm vui, buồn
Những đặc điểm giống nhau trên đây chứng tỏ
người và vượn người có nguồn gốc chung và có
quan hệ họ hàng rất thân thuộc.
2.Các dạng vượn người hóa thạch và quá trình
hình thành loài người

- Người tối cổ : Chuyển từ đời sống trên cây
xuống mặt đất. Đã đứng thẳng, đi bằng hai chân
nhưng vẫn khom về phía trước, não bộ lớn hơn
vượn người. Biết sử dụng công cụ thô sơ, chưa
biết chế tạo công cụ lao động. Sống thành bầy
đàn. Chưa có nền văn hoá.
- Người cổ : Đã có tư thế đứng thẳng, đi bằng hai
Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức
- Những loài nào đã bị tuyệt diệt ?
Hoạt động 2: Người hiện đại và tiến hóa
văn hóa.
Các em hãy đọc mục II SGK người hiện
đại và tiến hóa văn hóa trả lời các câu hỏi
sau.
- em hãy cho thầy biết: Dựa vào những
đặc điểm nào của con người mà con
người có khả năng tiến hóa văn hóa?
- Vậy em có kết luận gì về người hiện
đại?
- Ảnh hưởng của tiến hóa văn hóa đối với
con người?
- Nhờ có tiến hóa văn hóa mà con người
nhanh chóng trở thành loài thống trị trong
tự nhiên, có ảnh hưởng nhiều đến sự tiến
hóa của các loài khác và có khả năng điều
chỉnh chiều hướng tiến hóa của chính
mình.
chân, não bộ lớn. Đã biết chế tạo công cụ lao
động, có tiếng nói, biết dùng lửa. Sống thành bầy
đàn. Bắt đầu có nền văn hoá.

+ Hóa thạch H.habilis (người khéo léo) tìm thấy ở
Tazania sống cách đây 1,6 - 2.10
6
năm. → Loài
xuất hiện sớm nhất.
+ Hóa thạch H.erectus (người đứng thẳng) tìm
thấy ở châu Phi, châu Âu cách đây 35.000-
1,6.10
6
năm. → Loài tồn tại lâu nhất
+ H.erectus → H.sapiens. Hóa thạch tìm thấy ở
Cromanhon - Pháp, châu Âu, châu Á. Sống cách
đây 35.000-50.000 năm.
II. NGƯỜI HIỆN ĐẠI VÀ TIẾN HÓA VĂN
HÓA
- Người hiện đại có những đặc điểm thích nghi
nổi bật:
+ Bộ não lớn (TWTK của hệ thống tín hiệu thứ 2)
+ Cấu trúc thanh quản phù hợp cho phép phát
triển tiếng nói
+ Bàn tay với các ngón tay linh hoạt giúp chế tạo
và sử dụng công cụ lao động
⇒ Có được khả năng tiến hóa văn hóa: Di truyền
tín hiệu thứ 2 (truyền đạt kinh nghiệm ) → XH
ngày càng phát triển (từ công cụ bằng đá → sử
dụng lửa → tạo quần áo→ chăn nuôi, trồng
trọt KH,CN
- Người hiện đại : Đã có đầy đủ đặc điểm như
người hiện nay, nhưng răng to khoẻ hơn. Biết chế
tạo và sử dụng nhiều công cụ tinh xảo. Sống

thành bộ lạc, đã có nền văn hoá phức tạp, có mầm
mống mỹ thuật, tôn giáo.
Điểm phân biệt Tiến hóa sinh học Tiến hóa văn hóa
Các nhân tố tiến
hóa
- Biến dị di truyền, CLTN
- Ngôn ngữ, chữ viết, đời sống văn hóa tinh
thần, khoa học công nghệ, quan hệ xã hội …
Các giai đoạn
tác động chủ yếu
- Vượn người hóa thạch,
người tối cổ.
- Từ người cổ → nay.
Sự truyền đạt
đặc điểm thích
nghi
- Qua gen từ mẹ → con
(di truyền theo chiều dọc).
- Qua học tập (từ người này sang người khác
nhờ tiếng nói, chữ viết (truyền nang).
IV.Củng cố:
- Đi thẳng bằng hai chân đã đem lại cho loài vượn người những ưu thế gì tiến hóa gì?
- Giải thích tại sao loài người hiện đại là một nhân tố quan trọng quyết định đến sự tiến
hóa của các loài khác?
IV. Dặn dò:
- Đọc phần in nghiêng cuối bài và phần “em có biết”. Trả lời câu hỏi và làm bài tập SGK.
- Chuẩn bị nội dung bài 35 “Môi trường sống và các nhân tố sinh thái”.
Giáo viên hướng dẫn giảng dạy duyệt Ngày soạn 23/02/2011
Người soạn
Lê Phước Dững Nguyễn Xuân Bình

×