Tải bản đầy đủ (.ppt) (17 trang)

Slide môn phân tích báo cáo tài chính: Chương 5: Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (609.7 KB, 17 trang )

Đ I H C KINH T QU C DÂNẠ Ọ Ế Ố
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
CHƯƠNG 5
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ
VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN
5.1. Phân tích tình hình công nợ
5.1.1. Chỉ tiêu sử dụng tổng quát:
Tỷ lệ các khoản phải thu = Tổng các khoản phải thu x 100
so với các khoản phải trả Tổng các khoản phải trả
Chỉ tiêu này cho thấy mối liên hệ giữa các khoản phải thu so với
các khoản phải trả. Mức độ lớn hơn hay nhỏ hơn 100% càng nhiều
chứng tỏ tình hình và khả năng thanh toán đều không tốt và khiến
cho tình hình tài chính của DN đều không lành mạnh. Điều này tất
yếu sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạt động SXKD của DN.
Tỷ lệ vốn chiếm dụng = Tổng số vốn chiếm dụng x 100
so với vốn bị chiếm dụng Tổng vốn bị chiếm dụng
Chỉ tiêu này lớn hay nhỏ hơn 100% nhiều lần chứng tỏ việc không
sòng phẳng trong thanh toán vì đã quá hạn của các khoản nợ giữa
DN với các đối tác mà vẫn chưa được thanh toán. Điều này cho thấy
tình hình tài chính của DN đều rất xấu.
5.1.2. Phân tích tình hình công nợ phải thu khách hàng
5.1.2.1. Chỉ tiêu sử dụng (02 chỉ tiêu):
Số vòng quay = Tổng DT bán chịu (DT/DTT *)
các khoản phải thu KH Số dư BQ các khoản phải thu KH
Số dư BQ các khoản = Các khoản PT đk + Các khoản PT ck
phải thu KH 2
Còn tổng doanh thu bán chịu được xác định bằng tổng doanh
thu bán hàng trong kỳ trừ đi (-) số tiền thu ngay khi tiêu thụ.
(*): Dùng trong trường hợp không có DT bán chịu
5.1.2.1. Chỉ tiêu sử dụng (02 chỉ tiêu):
Chỉ tiêu này cho biết, trong một kỳ các khoản phải thu


quay được bao nhiêu vòng. Nếu số vòng quay lớn chứng
tỏ DN đã tích cực thu tiền hàng sau khi tiêu thụ, không
để cho khách hàng nợ lâu. Tuy nhiên, nếu chỉ tiêu này có
trị số cao quá chứng tỏ DN đã cứng nhắc trong phương
thức thanh toán, luôn thu tiền rất nhanh sau khi tiêu thụ.
Điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến khả năng tiêu thụ/doanh
thu bán hàng của DN.
Thời gian một vòng quay = Thời gian kỳ phân tích (360 ngày)
các khoản phải thu KH Số vòng quay các khoản phải thu KH
5.1.2.2. Phương pháp phân tích:
Lập Bảng phân tích tình hình công nợ phải thu khách hàng
5.1.3. Phân tích tình hình công nợ phải trả người bán
5.1.3.1. Chỉ tiêu sử dụng (02 chỉ tiêu):
Số vòng quay = Tổng tiền hàng mua chịu (GVHB*)
các khoản phải trả NB Số dư BQ các khoản phải trả NB
Số dư BQ các khoản = Các khoản PT đk + Các khoản PT ck
phải trả NB 2
Tổng tiền hàng mua chịu được xác định bằng tổng tiền hàng
mua trong kỳ trừ đi (-) số tiền trả ngay khi mua hàng.
(*): Dùng khi không có tiền hàng mua chịu
Chỉ tiêu này cho biết, trong một kỳ phân tích, các khoản
phải trả quay được bao nhiêu vòng hay tình hình thanh
toán của DN khi mua các yếu tố đầu vào để sản xuất, trả
tiền ngay hay trả sau. Số vòng quay càng cao chứng tỏ DN
luôn trả tiền nhanh sau khi mua hàng. Điều này tuy có giúp
cải thiện uy tín của DN nhưng cũng khiến DN mất cơ hội
kinh doanh vốn và ngược lại.
Thời gian một vòng quay = Thời gian kỳ phân tích (360 ngày)
các khoản phải trả NB Số vòng quay các khoản phải trả NB
5.1.3.2. Phương pháp phân tích:

Lập Bảng phân tích tình hình công nợ phải trả người bán
5.2. Phân tích khả năng thanh toán
5.2.1. Phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
5.2.1.1. Chỉ tiêu sử dụng (04 chỉ tiêu):
Hệ số thanh toán = Tiền & CKTĐ tiền
ngay/tức thời Nợ quá & đến hạn/Nợ NH
Hệ số này cho biết khả năng thanh toán của vốn bằng
tiền và CKTĐT so với nợ ngắn hạn. Nếu chỉ tiêu này có trị
số quá cao thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn thấp vì bị ứ
đọng những TS có tính thanh khoản rất cao. Nhưng nếu
chỉ tiêu này có trị số quá thấp và kéo dài thì DN đang đối
mặt với nguy cơ không trả được nợ và phá sản.
5.2.1.1. Chỉ tiêu sử dụng (04 chỉ tiêu):
Hệ số thanh toán = TSNH - HTK
nhanh Nợ ngắn hạn
Hệ số này cho biết khả năng thanh toán những khoản nợ ngắn
hạn của DN bằng những TSNH có tính thanh khoản cao/dễ chuyển
đổi thành tiền (đây là giá trị còn lại của TSNH sau khi đã loại trừ
lượng HTK hay những TSNH có tính thanh khoản thấp nhất).
5.2.1.1. Chỉ tiêu sử dụng (04 chỉ tiêu):
Hệ số thanh toán = TSNH
nợ ngắn hạn Nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này cho biết với tổng giá trị của khối lượng
TSNH mà DN đang nắm giữ có đủ trang trải các
khoản nợ ngắn hạn hay không. Hệ số này có trị số
càng cao càng chứng tỏ khả năng thanh toán dồi dào
của DN, góp phần ổn định tình hình tài chính cũng
như hoạt động SXKD và ngược lại. Thông thường hệ
số này phải có trị số từ một trở lên ( ≥ 1).
5.2.1.1. Chỉ tiêu sử dụng (04 chỉ tiêu):

Hệ số chuyển đổi = Tiền & CKTĐT
TSNH thành tiền TSNH
Chỉ tiêu này cho biết khả năng chuyển đổi thành tiền & CKTĐT
của các TSNH, chỉ tiêu có trị số càng cao chứng tỏ tốc độ chuyển
đổi của TSNH thành vốn bằng tiền hay những TS có tính thanh
khoản càng nhanh, thúc đẩy khả năng thanh toán của DN. Nhưng
chỉ tiêu này có trị số quá cao chứng tỏ DN đang nắm giữ quá nhiều
lượng TSNH bằng tiền, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Nói cách
khác, chỉ tiêu này xác định cơ cấu của Tiền & CKTĐT trong
TSNH.
5.2.1.2. Phương pháp phân tích:
Lập Bảng phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu
Đầu
năm
Cuối
năm Chênh lệch
(1) (2)
+/-
(3=2-1)
%

(4=3/1*100)
1. Hệ số thanh toán ngay (lần)
2. Hệ số thanh toán nhanh (lần)
3. Hệ số thanh toán nợ NH (lần)
4. Hệ số c. đổi TSNH t.tiền (lần)
5.2.2. Phân tích khả năng thanh toán nợ dài hạn
5.2.2.1. Chỉ tiêu sử dụng (03 chỉ tiêu):
Hệ số thanh toán = Tổng tài sản

tổng quát/chung Nợ phải trả
(Xem lại Chương 3)
5.2.2. Phân tích khả năng thanh toán nợ dài hạn
5.2.2.1. Chỉ tiêu sử dụng (03 chỉ tiêu):
Hệ số thanh toán = TSDH
nợ dài hạn Nợ dài hạn
Hệ số này cho biết khi có một đồng nợ dài hạn đến hạn phải trả
thì DN có thể đem bao nhiêu đồng TSDH để trang trải. Chỉ tiêu có
trị số càng lớn cho thấy khả năng thanh toán nợ dài hạn dồi dào và
ngược lại.
5.2.2. Phân tích khả năng thanh toán nợ dài hạn
5.2.2.1. Chỉ tiêu sử dụng (03 chỉ tiêu):
Hệ số thanh toán = LNKTTT + Chi phí lãi vay
chi phí lãi vay Chi phí lãi vay
Chỉ tiêu cho biết khả năng thanh toán chi phí lãi vay (CPLV) của
DN. Chỉ tiêu này có trị số càng cao, chứng tỏ khả năng thanh toán
CPLV càng tốt và ngược lại.
5.2.2.2. Phương pháp phân tích:
Lập Bảng phân tích khả năng thanh toán nợ dài hạn
Chỉ tiêu
KH TH Chênh lệch
(1) (2)
+/-
(3=2-1)
%
(4=3/1*100)
1. Hệ số thanh toán tổng quát (lần)
2. Hệ số TSDH so với nợ DH (lần)
3. Hệ số t. toán CP lãi vay (lần)

×